---~~~mucluc~~~---

Phần thứ nhì : THEO LỆNH NHÀ VUA
P2.ID. QUÁ KHỨ LUÔN LUÔN CÓ MẶT, CON NGƯỜI PHẢN ẢNH CON NGƯỜI.

10. NHỮNG ÁNH LỬA ĐỂ XEM CON NGƯỜI CÓ TRONG SUỐT KHÔNG
Sao! Con đàn bà đó, cái con điên cuồng đó, cái con mộng mơ dâm dật đó, còn tân vì vẫn chưa gặp dịp, cái miếng thịt chưa giao, cái con trơ tráo đội miện hoàng gia, cái con Đian[184] vì kiêu ngạo, chưa gặp được thằng chiếm đoạt phải, có thể lắm, người ta bảo thế, ta đồng ý thế, vì chưa gặp cơ hội, con hoang của một tên vua chó chết không chịu ngồi một chỗ, cái con nữ hoàng mắc may mà khi làm bà lớn thì lên mặt nữ thần, và giá sa cơ thì đã thành đĩ rạc, cái con tôn thất nửa vời, cái con chiếm đoạt tài sản của một thằng biệt xứ, cái con khốn kiếp kiêu căng đó chỉ vì một hôm, hắn, Backinphêđrô, không có gì ăn, và không có nhà cửa, đã lên mặt đặt hắn ngồi trong nhà, ở một đầu bàn, và ấn hắn vào một chỗ ba vạ trong toà lâu đài đáng ghét của nó ở đâu? Bất cứ chỗ nào, có thể là trên vựa lúa, có thể là dưới hầm rượu, vậy thì ích lợi gì? Hơn bọn đầy tớ một tí, kém bầy ngựa một tý! Nó đã lạm dụng cảnh khốn cùng của hắn, Backinphêđrô, để vội vã ban ơn một cách giả dối cho hắn, việc đó bọn nhà giàu vẫn quen làm để sỉ nhục kẻ nghèo, và để trói buộc họ như những con chó lùn tịt người ta vẫn dắt theo! Vả lại ban ơn làm thế thì có mất gì? Một sự giúp đỡ bao giờ cũng đáng giá ngang với cái công bỏ ra. Nó có nhiều buồng thừa trong nhà. Giúp đỡ Backinphêđrô! Khó nhọc đã khiếp! Nó có phải nhịn bớt thìa cháo rùa nào không?
Nó có thiếu tí gì trong cái đống thừa mứa ngập ngụa đáng căm ghét của nó không? Không. Nó đã thêm vào đống thừa mứa đó một sự phô trương, một món xa xỉ phẩm, một nghĩa cử kiểu chiếc nhẫn trên ngón tay, một người tài trí được cứu trợ, một giáo sĩ được đỡ đầu! Nó có thể lên mặt nói: ta ban phát ân đức, ta bón ăn cho cánh nhà văn, ta làm người bảo trợ cho hắn? Gặp được ta, cái thằng khốn nạn ấy có sung sướng không? Đối với giới văn nghệ, ta là một người bạn vàng quý hóa biết chừng nào! Vẻn vẹn chỉ phải kê có một cái giường vải trong một xó xỉnh chật chội áp nóc. Còn cái chân tại Bộ Hải quân Backinphêđrô nhờ ở Giôzian, phải! Chức vụ mới cao quý làm sao! Giôzian đã làm cho Backinphêđrô thành Backinphêđrô. Cô ả đã tạo nên hắn; cứ cho là như thế.
Phải, tạo nên cái không đáng gì. Kém cả cái không đáng gì nữa. Vì trong cái trọng trách buồn cười này, hắn cảm thấy hắn bị uốn cong, tê liệt và giả tạo. Hắn phải đền bù cho Giôzian cái gì? Lòng biết ơn của thằng gù đối với con mẹ đã sinh ra nó dị dạng. Đấy là những kẻ được ưu đãi, những kẻ đầy đủ, những kẻ hãnh tiến, những kẻ được yêu chiều của bà dì, số phận gớm guốc! Còn con người tài năng, còn Backinphêđrô, thì buộc phải đứng xo ro trong cầu thang, phải cúi chào quân hầu, phải tối tối leo hàng loạt tầng lầu, phải tỏ ra nhã nhặn, vồn vã, duyên dáng, nhún nhường, dễ thương, và luôn luôn trên mõm phải giở trò nhắn nhó kính cẩn! Làm như hắn không có điều gì phải nghiến răng vì sôi gan tím ruột! Thế mà trong khi đó cái con khả ố đó, nó lại quấn ngọc đầy cổ, và lấy điệu lấy bộ si tình với cái tên huân tước ngu si Đêvit Điry Moa của nó. Bạn chớ bao giờ để mình phải hàm ơn người khác.
Họ sẽ lạm dụng chuyện đó. Bạn đừng để bị bắt quả tang khi đang chết đói. Họ sẽ cứu trợ bạn. Chính vì hắn đang lúc không có bánh nên con đàn bà kia đã có đủ cớ để cho hắn ăn! Từ nay hắn thành đầy tớ của nó! Một phút yếu đuối của dạ dày, thế là suốt đời bị xiềng xích! Mang ơn tức là bị bóc lột. Những kẻ sung sướng, những kẻ quyền thế, lợi dụng thời cơ bạn chìa tay để bỏ một xu vào đó cho bạn, và giây phút hèn hạ của bạn để biến bạn thành nô lệ, nô lệ loại tồi tệ nhất, nô lệ của một cử chỉ từ thiện, nô lệ bắt buộc phải yêu phải quí! ôi còn xấu hổ nào bằng! Còn nhuốc nhơ nào hơn! Còn bất ngờ nào bì kịp, cho lòng kiêu hãnh của ta! Và thế là hết, thế là bạn bị kết án, chung thân, phải công nhận thằng đàn ông này là tốt, con đàn bà kia là đẹp, phải đứng sau lưng kẻ hạ cấp phải tán thành, phải vỗ tay, phải ca tụng, phải tôn sùng, phải phủ phục, phải chai đầu gối vì quì, phải thêm đường vào lời nói khi mà bạn bị căm hờn đục khoét khi mà bạn cắn chặt những tiếng thét điên cuồng, khi mà lòng bạn sục sôi mạn rợ và sủi bọt đắng cay hơn cả trùng dương.
Kẻ giàu sang bắt người nghèo hèn làm tù nhân như vậy đấy.
Chất nhựa dính bết của nghĩ cử bôi nhọ bạn và làm cho bạn mãi mãi sa lầy.
Của bố thí là của không tài nào đền đáp được. Biết ơn là tê liệt ân huệ có một sức dính lầy nhầy, ghê tởm, khiến mọi cử động của bạn mất hết tự do. Những kẻ khả ố, giàu sang, nhồi nhét đến tận họng, mà lòng thương hại đã làm khổ bạn, biết rõ điều đó. Thế là xong. Bạn thuộc về chúng nó. Chúng đã mua được bạn. Bao nhiêu?
Một cái xương mà chúng đã giật ở con chó của chúng để cho bạn. Chúng đã vứt mẩu xương đó vào đầu bạn. Bạn đã bị sỉ vả ngay khi được cứu trợ. Không sao. Bạn có gặm cái xương không, có hay không? Bạn cũng đã có phần trong cũi. Vậy bạn cảm ơn đi. Cảm ơn mãi mãi đi.
Bạn hãy tôn thờ chủ nhân của bạn đi. Gập gối mãi mãi.
Nghĩa cử đòi hỏi một hàm ý thua kém mà bạn chấp nhận. Họ đòi hỏi bạn phải tự cảm thấy rằng mình đáng thương, và phải xem họ là thần thánh. Bạn giảm sút bao nhiêu thì họ được thêm bấy nhiêu. Bạn cúi gập xuống bao nhiêu thì họ càng được nâng cao bấy nhiêu.
Trong giọng nói của họ có chút láo xược nhẹ nhàng.
Nhưng việc xảy ra gia đình họ như cưới xin, rửa tội, chửa, đẻ, đều liên quan đến bạn. Nhà họ mới có một con chó mới đẻ, tốt lắm, bạn sẽ làm một bài thơ ca ngợi. Bạn là thi sĩ để đóng vai tầm thường. Nếu không phải để làm cho sao trời sa xuống. Hơn tí nữa, họ sẽ bắt bạn phải làm mòn những đôi giầy cũ của họ!
- Bà chị thân mến, bà chị nuôi cái giống gì trong nhà đây? Sao mà nó xấu xí thế! Con người ấy là thế nào?
- Mình cũng chả biết nữa, đó là một tay văn sĩ quèn vẫn được mình đùm bọc.
Mấy mẹ ngu si chuyện trò với nhau như thế đấy.
Không thèm cả hạ giọng. Bạn nghe, nhưng bạn vẫn cứ làm ra bộ vui vẻ như thường.
Với lại nếu bạn có ốm, chủ nhân của bạn cũng cho thầy thuốc đến. Không phải thầy thuốc riêng của họ đâu. Nhân dịp họ cũng có hỏi thăm hỏi nom. Vì không phải đồng loại với bạn, và không ai đến gần họ được, nên họ làm ra vẻ hoà nhã. Vì khó với tới họ, nên họ trở thành dễ tiếp xúc. Họ biết không thể có chuyện ngang hàng. Khinh khi chán, họ làm ra vẻ lễ độ. Ngồi cùng bàn, họ khẽ gật đầu ra hiệu với bạn. Đôi khi họ cũng viết được đúng chính tả tên bạn. Họ không làm cho bạn cảm thấy họ là những kẻ bảo trợ của bạn một cách khác hơn là hồn nhiên giẫm đạp lên tất cả những gì nhạy cảm và tế nhị của bạn. Họ đối xử với bạn tốt thật?
Thế đã đủ ghê tởm chưa! Thật vậy, cần phải trừng trị Giôzian gấp. Phải làm cho nó biết, nó đã gây chuyện với thằng nào! Hừ! Chúng mày giàu có, vì chúng mày không thể tiêu xài hết, vì giàu sang dẫn đến bội thực, vì dạ dày chúng mày cũng chỉ bé bằng dạ dày bọn tao, nói cho cùng, vì thà chia bớt của thừa còn hơn bỏ phí, chúng mày mới tôn cái món cám lợn đó lên thành món cao lương. Hừ! Chúng mày thí cho bọn tao bánh ăn, chúng mày cho bọn tao trú ngụ, chúng mày cho bọn tao quần áo che thân, chúng mày cho bọn tao việc làm, và chúng mày còn to gan, điên rồ, độc ác, ngu xuẩn, phi lý đến mức tưởng bọn tao là những kẻ mang ơn chúng mày! Miếng bánh đó là một miếng bánh tôi đòi, chỗ trú ngụ đó là một cái xó đầy tớ, quần áo đó là thứ chế phục, công việc đó là một trò sỉ nhục được trả công, đúng, nhưng nó khiến cho người ta u mê đần độn. Hừ! Chúng mày tưởng chúng mày có quyền chà đạp lên phẩm giá bọn tao bằng chỗ ở, bằng miếng ăn, chúng mày nghĩ rằng bọn tao hàm ân chúng mày, và chúng mày chờ đợi lòng biết ơn! Này! Bọn này sẽ ăn gan bà đấy? Này! Bọn này sẽ móc mắt bà ra, bà xinh đẹp ạ, bọn này sẽ ăn tươi nuốt sống bà, và bọn này sẽ dùng răng giằng đứt tim gan bà ra cho xem!
Cái con Giôzian ấy! Nó không quái gở sao? Nó thì tài cán gì? Kiệt tác của nó là sinh ra để chứng kiến cái trò điên rồ của bố nó và sự nhục nhã của mẹ nó; nó ban cho chúng ta cái ơn được tồn tại, và việc nó vui lòng nhận cái vai ô nhục công khai đó được người ta trả bạc triệu cho nó, nó lại có được đất đai, cung điện, đồng cỏ, rừng săn, hồ đầm, rừng rú, bao nhiêu thứ nữa, kể sao cho hết? Thế mà nó lại còn giở trò dởm, người ta lại còn làm thơ ca tặng nó! Còn hắn, Backinphêđrô, một con người chịu học, chịu lao động, đã ngày đêm vất vả, đã nhồi nhét hàng pho sách tướng vào mắt, vào óc, đã mục xương trong đống sácute;c nữ hoàng, nữ công tước, các vị nguyên lão, với việc miêu tả tỉ mỉ chốn cung điện, các nghi thức triều đình, với cả ngày tháng "chính xác", địa điểm "chính xác" của các sự việc xảy ra, nhưng đấy lại không phải là một bộ tiểu thuyết lịch sử mà hoàn toàn do trí tưởng tượng bay bổng lãng mạn của ông hư cấu nên. Những chi tiết xem chừng chính xác chỉ nhằm mục đích làm cho câu cho câu chuyện có vẻ như thật. Vì vậy nhiều khi những chi tiết ấy không nhất thiết hoàn toàn chính xác.
Thằng Cười cũng như các tiểu thuyết khác của Victo Huygô là thế giới riêng của ông do ông sáng tạo, với hệ thống nhân vật được xây dựng theo kiểu riêng của ông, và với một bút pháp độc đáo. Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, các văn nghệ sĩ chân chính đều có niềm khát khao cháy bỏng muốn thể hiện chân thực cuộc sống, nhưng không ai muốn biến tác phẩm của mình thành một bản sao chép cuộc sống.
Dường như giữa tác phẩm và đối tượng miêu tả cần phải có một "khoảng cách" nào đấy, một "độ trệch", một sự "biến dạng" nào đấy, nhưng khoảng cách, độ trệch hay sự biến dạng đó lại phải có tác dụng trở lại thể hiện cuộc sống sinh động hơn, đầy đủ hơn, sâu sắc hơn. Giá trị thẩm mỹ của tác phẩm là ở chỗ ấy và cũng từ đó xuất hiện những phong cách và trường phái khác nhau. Có nhà văn muốn các nhân vật thần thánh để nói lên xã hội loài người, có tác phẩm, thần thánh lại được thay thế bằng thế giới động vật, chủ nghĩa hiện thực giải quyết vấn đề ấy bằng phương pháp xây dựng điển hình; Điđơrô phân biệt cái thật trong tự nhiên và cái thật ở chốn kịch trường; nhiều người phân biệt "cái thật" trong cuộc đời với "cái giống như thật" trong tác phẩm... Victo Huygô đi theo hướng xây dựng cái phi thường.
Trước hết là kiểu nhân vật phi thường. Dưới ngòi bút của Huygô, hầu như các nhân vật chính đều là những mẫu người có một không hai. Nhà văn dùng thủ pháp cường điệu để đẩy một vài khía cạnh nào đấy của nhân vật tới sát ranh giới của cái cực đoan. Ta thử ngắm chân dung nhân vật chính Guynplên: mồm bị rạch rộng hoác đến tận mang tai, môi phanh ra, phô nào răng. nào lợi, mũi bị cắt xẻo hầu như không còn, hai tai căng bạnh, gò má rúm lại, lông mày nhăn nheo; thật là ma chê quỷ hờn. Đã thế lại thêm cái... cười không phải làm cho bộ mặt bớt ghê rợn đi mà trái lại càng kinh khủng hơn. Có lẽ ta chỉ có thể bắt gặp được những bộ mặt xấu xí sánh ngang được với Guynplên trong thế giới nhân vật của chính Huygô mà thôi. Quadimôđô của tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Pari, Tơribulê của vở kịch Nhà vua vui chơi.
Đi sâu vào cõi lòng con người, nói đến tâm hồn đen tối thì ai có được với Băckinphêđrô? Hắn tìm mọi cách để trả thù nữ công tước Giôzian không hề xử tệ với hắn. Giôzian đã giúp cho hắn thỏa mãn yêu cầu được bổ nhiệm vào chức "mở nút chai các đại dương” mà có ngờ đâu đấy là giúp cho hắn làm hại mình nhiều năm về sau. Băckinphêđrô ấp ủ cái tâm địa trả thù năm này qua tháng khác, hắn bố trí những mưu kế ngoắt ngoéo, hắn mai phục lâu đài, hắn đào hàm ngang ngách dọc ngầm dưới chân Giôzian, cuối cùng bao nhiêu tai hoạ lại trút cả lên đầu Guynplên và những người thân yêu của anh!
Victo Huygo thường khắc họa những cái xấu xa đến độ kệch cỡm ở hình dáng bên ngoài hay trong thế giới nội tâm của nhân vật, nhưng bên cái xấu còn có cả cái tốt và các tốt dưới ngồi bút của ông cũng thường được đẩy lên tới mức trác việt. Có thể nói Uyêcxuyt là một tấm lòng vàng. Ai là người không cảm động trước thái độ ân cần, chăm chút của ông già nghèo khổ ấy đối với Guynplên và Đêa? Có lúc ông cáu kỉnh, nhiều khi ông ăn nói cục cằn, nhưng bên trong lồng ngực của ông là trái tim tràn ngập yêu thương của một người cha, một người mẹ và có khi còn hơn thế nữa. Ông là hoá thân của nhân vật Jăng Vănjăng trong tiểu thuyết này. Tên ông là tên một con vật (con gấu), nhưng ông thật sự là một vị thánh!
Đến con sói Ômô, ta cũng có thể gọi nó là một nhân vật chứ nhỉ? Nó không phải chỉ là một con sói khôn mà có trái tim người hẳn hoi. Uyêcxuyt rõ ràng hiểu được điều ấy nên mới đặt tên cho nó là Ômô(Ômô có nghĩa là người). Ai có thể quên được hình ảnh nó ở cuối tác phẩm, đứng cạnh mép thuyền, sủa trong bóng tối mắt nhìn ra biển khơi? Tính chất phi thường của các nhân vật còn được khắc họa bằng nghệ thuật tương phản. Tương phản ngay trong một nhân vật hay tương phản giữa nhân vật này với nhân vật khác. Người ta thường nói "trông mặt mà bắt hình dong", người ngợm làm sao, ruột gan làm vậy. Ở một số nhân vật Victo Huygo rõ ràng có cách nhìn nghệ thuật mới mẻ. Giống như Quadimôđô trong Nhà thờ Đức Bà Pari, mặt mũi Guynplên khủng khiếp bao nhiêu thì tâm hồn anh trong sáng bấy nhiêu. Nhưng diện mạo anh càng ghê rợn càng làm nổi bật tâm hồn cao đẹp phi thường và ngược lại bộ mặt anh đã xấu xí rồi ta càng thấy nó xấu xí hơn đến mức phi lý khi ta biết anh là người thế nào. Nữ công tước Giôzian được nhà văn ban cho một nhan sắc mê hồn chính là để tô cho đậm thêm, đen thêm ruột gan của một con yêu tinh.
Cũng tương tư như vậy cái "mặt nạ" Guynplên được sắp xếp bên cạnh nhan sắc Giôzlan, "thằng hề" gánh hát rong bên cạnh vị nữ công tước, nghèo hèn cực độ bên cạnh giàu sang tột đỉnh. Tính chất cực đoan và tương phản của các mặt vừa đối lập vừa hỗ trợ cho nhau thể hiện cả ở trong văn phong của nhà văn và có mặt hầu như ở từng trang. Chỉ cần lướt qua tiêu đề của chương: "Căm ghét cũng mãnh liệt như yêu quý", "Mầu xanh trong mầu đen". "Trong thù ghét, đối lập lại hoá đồng tâm". "Tưởng nhớ hoá ra quên ". "Mù loà dạy bà sáng suốt"... Và đây là đôi mắt mù của Đêa: "Đôi mắt... đối với cô thì tắt nhưng đối với người khác thì lại long lanh… " Cô ban phát ánh sáng mà bản thân lại không có ánh sáng. Đôi mắt đã biến mất ấy luôn luôn chói ngời. Cô bé tù nhân của bóng tối kia làm bừng sáng cái nơi tăm tối cô sống. Từ tận cùng cõi u minh nan trị của cô. Từ sau bức tường đen gọi là mù loà.
Cô phát toả ra một thứ hào quang. Cô không trông thấy mặt trời bên ngoài. nhưng mọi người lại nhìn thấy trong cô có một tâm hồn. Những nhân vật phi thường được Victo Huygô đặt vào trong những hoàn cảnh phi thường không kém, hầu như không thể xảy ra trong cuộc đời thực. Ta lại bắt gặp ở đây một "khoảng cách", một "độ trệch"; cũng có thể nói nhà văn đã chủ tâm làm "biến dạng" hoàn cảnh đi trong phương pháp thể hiện của ông. Băckinpheđrô chỉ là một viên chức quèn mà lại có thể do ra vào cung điện của nữ hoàng Annơ và dinh cơ của nữ công tước Giôzian!
"Thằng Cười" mặt mũi nom gớm khiếp mà lại được Giôzian đẹp như tiên say đắm "Anh xấu kinh khủng, tôi đẹp tuyệt trần. Anh phường hát rong. Tôi nữ công tước.
Tôi cao sang đệ nhất, anh hèn hạ tột cùng. Tôi ưng anh.
Tôi yêu anh. Anh đến nhé!" Nào có khác gì anh chàng đầy tớ Ruy Blax yêu... hoàng hậu Tây Ban Nha trong kịch của ông!
Cũng trên cơ sở ấy, trong Thằng Cười, nhà văn luôn tạo ra những tình huống đột biến, hết sức bất ngờ, trong giây phút đẩy nhân vật từ thái cực này sang thái cực khác, làm đảo lộn cả số phận. Guynplên đương bị đối chất ở trong hầm tối, từ thân phận kẻ bị bắt bỗng trở thành người được trọng vọng khiến anh choáng váng ngất đi. Khi tỉnh dậy, thấy mình ở trong lâu đài nguy nga, đương hoang mang không biết cạm bẫy nào đây thì có người thưa bẩm: "Đây là tư dinh của ngài". Uyêcxuyt nửa đêm lo lắng đến hầm giam tìm Guynplên vừa đúng lúc người ta đưa quan tài đem đi chôn, nên còn phải nghi ngờ gì nữa. Guynplên sắp lao mình từ trên cầu thang xuống sông thì con sói Ômô ở đâu đến kịp thời liếm vào tay anh! Và bao trùm tên tất cả là sự đột biến, đảo lộn tình thế lớn nhất: anh hề Guynplên từ đáy xã hội bỗng phút chốc trở thành huân tước, nguyên lão nghị viện nước Anh, giàu sang tột tỉnh và là... chồng của nữ công tước Giôzianm nhan sắc tuyệt trần!... Trong lĩnh vực sáng tác văn học, trước Victo Hugo, mỗi nhà văn có cách riêng trong thủ pháp nghệ thuật "biến dạng” tạo ra "khoảng cách” tạo ra "độ trệch” để giải quyết mối quan hệ mang tính thẩm mỹ giữa "cái thật" và "cái giống như thật". Hôme với các nhân vật thần thánh trong các bản anh hùng ca Iliat và Ođixê, Rabơle phóng đại kích thước các nhân vật Găcgăngtuya và Păngtagruyen của ông lên ghê gớm... Victo Huygô không "biến dạng" theo hướng ấy, ông không muốn nhân vật của ông là những bậc siêu nhân hay những đấng khổng lồ. Ông muốn họ là những "con người", con người trần tục, con người với kích thước bình thường của nó, như các nhân vật của Sêcxpia, nhà soạn kịch Anh thời đại Phục hưng mà ông ngưỡng mộ. Thật ra, có thể nói nhân vật của Sêcxpia cũng là những con người "khổng lồ" không phải ở kích thước thân thể mà ở tính cách của chúng. Trí tuệ ai sánh bằng Hămlet, dũng tướng nào bì kịp Ôtelô, còn tên Iagô thì thuộc vào cỡ quỷ sứ... Sêcxpia đã tìm ra cách riêng của ông trong việc sáng tạo "giống như thật" trong tác phẩm của mình. Victo Huygô còn đi xa hơn Sêcxpia trên hướng đó. Ông đẩy tất cả đến mức tuyệt đối, cái xấu, cái đẹp về hình thức và trong nội tâm. Các nhân vật của ông không phải là những mẫu người phức t giận; sau đó và nhất là việc ấy không làm cho quan thầy vừa lòng. Vua chúa ít hâm mộ những kẻ vụng về. Không để lại dấu vết; không được đấm trượt. Hãy chọc tiết tất cả, nhưng đừng làm đổ máu cam một ai. Kẻ nào bóp chết mới tài giỏi, kẻ nào làm bị thương là bất lực. Vua chúa không ưa người ta đánh què đầy tớ của mình. Các ngài rất ghét, nếu anh làm sứt mẻ một cái lọ sứ trên lò sưởi, hoặc một tên nịnh thần trong đám tùy tùng của các ngài. Triều đình lúc nào cũng phải sạch sẽ. Cứ đập vỡ đi, rồi thay thế, vậy là tốt. Vả lại việc này dung hoà một cách tuyệt diệu với tính vua chúa ưa nghe chuyện nói xấu. Cứ việc nói xấu, nhưng dừng làm điều xấu. Hoặc giả có làm thì phải cho ra làm.
Cứ dùng dao găm mà đâm, nhưng chớ làm xây xước.
Trừ phi kim đã được tẩm thuốc độc. Trường hợp giảm khinh. Đó là, chúng ta hãy nhắc lại, trường hợp của Backinphêđrô. Thằng lùn căm giận nào cũng như cái lọ đựng rồng của Xalômông cả. Cái lọ bé tí, con rồng rất to. Một sự ngưng tụ ghê gớm chờ đợi giờ phút bùng giãn phi thường. Buồn phiền được an ủi bằng sự tính toán đến chuyện bùng nổ. Vật chứa lại to hơn đồ đựng. Một tên khổng lồ ẩn nấp, chuyện thật kỳ lạ! Trong con ghẻ lại có một con giao long! Làm cái hộp giật mình gớm guốc mang Lêvyatăng[187] trong người, đối với thằng lùn, đó vừa là một cảnh tra tấn vừa là một khoái cảm.
Vì vậy không có gì khiến cho Backinphêđrô chịu buông tha. Hắn vẫn chờ giờ phút của hắn. Giờ phút ấy có đến không? Cần gì? Hắn cứ chờ. Khi người ta rất mực độc ác, lòng tự ái thường xen vào. Đào hố đào hầm dưới chân một vận mệnh triều đình cao hơn chúng ta, bất chấp nguy hiểm và tính mạng để chôn mình vào đó, thì dù có chui rúc dưới đất, có bị che khuất đi nữa, cần nhấn mạnh điều này, cũng vẫn thú vị. Người ta vẫn say sưa với một trò chơi như vậy. Người ta say mê nó như say mê một bản hùng ca do mình sáng tác. Rất bé nhỏ mà lại tấn công vào một kẻ rất to lớn là một hành vi hiển hách.
Hùng vĩ thay khi được làm con rận trên mình sư tử.
Con vật kiêu hùng cảm thấy mình bị chích và hoài phí lôi đình với con vật nhỏ bé. Gặp một con hổ nó cũng không khó chịu bằng. Ấy thế là vai trò thay đổi. Con sư tử nhục nhã mang trong da thịt cái nọc độc của con bọ, và cơn giận có thể nói: ta mang trong mình giòng máu của hùng sự.
Tuy vậy đối với lòng kiêu ngạo của Backinphêđrô đó chỉ mới là xoa dịu nửa vời. Là an ủi. Là biện pháp tạm thời. Trêu ghẹo cũng là một việc, tra tấn vẫn hơn.
Dường như Backinphêđrô sẽ không có thành công nào khác là chỉ xây xước gọi là ngoài da Giôzian, tư tưởng khó chịu đó không ngừng day dứt hắn, hắn có thể hy vọng gì hơn, kẻ quá ư hèn mọn như hắn đối với cô ả, vô chừng rực rỡ? Một vết xước, thật ít ỏi quá, đối với kẻ muốn nhìn thấy cả cái màu đỏ của thịt da rách nát, và những tiếng rống của người đàn bà hơn cả trần truồng, không còn đến cả lớp áp lót là da thịt! Mong muốn như vậy mà bất lực thì thật là cay cú! Than ôi! Chẳng có gì là hoàn mỹ cả.
Tóm lại hắn đành nhẫn nhục. Không thể hơn, hắn chỉ mơ ước đạt một nửa ước mơ của hắn. Làm cái trò hề đen tối, dẫn sau đó cũng là một mục đích.
Trả thù một nghĩa cử, người đâu mà kỳ quặc!
Backinphêđrô là tên khổng lồ đó. Thông thường vong ân tức là quên hết; ở con người được ưu đãi về điều ác này, vong ân biến thành cuồng bạo. Kẻ bội bạc tầm thường thì đầy tro tàn. Còn Backinphêđrô thì đầy gì?
Đầy lửa rực. Lửa rực bưng bít bằng căm hờn, giận giữ, im lặng, thù oán, chờ đợi Giôzian để làm nhiên liệu.
Chưa bao giờ một người đàn ông lại vô cớ căm ghét một người dàn bà đến mức ấy. Điều khủng khiếp quá thể!
Cô ả làm cho hắn mất ăn, mất ngủ, bận tâm, buồn bực, điên cuồng.
Có lẽ hắn hơn phải lòng cô ả cũng nên.

11. BACJINPHÊĐRÔ MAI PHỤC
Vì tất cả những lý do chúng ta vừa nói, tìm được chỗ yếu của Giôzian để đánh, đó là mong muốn ngày đêm của Backinphêđrô.
Muốn không đủ, phải có thể.
Làm thế nào để đạt được điều ấy? Đó là vấn đề.
Bọn vô lại tầm thường bao giờ cũng dàn cảnh thật chu đáo việc đều giả chúng định làm.Chúng tự cảm thấy không đủ tài ba để chớp lấy sự kiện bất ngờ khi nó xảy đến, để nắm lấy nó dù muốn hay không, và bắt nó phải phục vụ chúng. Vì vậy phải có những mưu chước sơ bộ mà những kẻ thâm độc khinh thường. Những kẻ thâm độc chỉ có trước lòng độc ác của chúng; chúng chỉ cần vũ trang thật đầy đủ, chuẩn bị nhiều trường hợp dự bị khác nhau, và giống như Backinphêđrô, cứ thực tình rình đón cơ hội. Chúng biết một kế hoạch vạch sẵn thường có cơ không khớp với sự kiện sẽ xảy ra. Như vậy sẽ không làm chủ được khả năng và không thể nào làm theo đúng ý muốn. Không bao giờ lại có chuyện thương lượng trước với số mệnh. Ngày mai không tuân theo ý chúng ta. Tình cờ thường phần nào vô kỷ luật.
Vì vậy chúng rình đón nó để yêu cầu, không mào đầu một cách hách dịch, và ngay lập tức, nó cộng tác.
Chẳng có kế hoạch, chẳng có đồ án, chẳng có ma-két, chẳng có giầy nào đóng sẵn mà lại không vừa với bất ngờ. Chúng lao thẳng vào chỗ tối. Việc lợi dụng tức khắc và chớp nhoáng bất cứ một sự kiện nào có thể giúp được, đấy là tài khôn khéo phân biệt tên độc ác làm nên việc, và đưa tên vô lại lên tước vị quỉ sứ. Chuyển biến số phận, đấy là biệt tài. Kẻ thực sự nham hiểm đánh anh như một cái súng cao su, bằng bất cứ viên sỏi nào.
Nhưng kẻ bất lương có tài luôn luôn dựa vào bất ngờ, trợ thủ đáng sợ của bao tội ác.
Nắm lấy tình cờ, nhảy lên lưng nó; không có Nghệ thuật thi ca[188] nào khác cho loại tài năng ấy.
Và trong lúc chờ đợi, phải biết mình đương đầu với ai. Phải thăm dò tình thế.
Đối với Backinphêđrô, tình thế đây là nữ hoàng Ann.
Backinphêđrô đến gần nữ hoàng.
Gần đến nỗi đôi khi hắn tưởng tượng như nghe được cả những lời độc thoại của nữ hoàng.
Một vài lần hắn còn tham dự, điểm này phải tính, vào những câu chuyện giữa hai chị em. Người ta không cấm đoán hắn xen vào một đôi câu. Hắn lợi dụng những lúc ấy để tự thu mình lại. Một lối gây tín nhiệm.
Chính nhờ vậy mà một hôm ở Hamtơn Cort, đứng trong vườn, sau lưng nữ công tước, cô ả lại đứng sau nữ hoàng, hắn nghe Ann, bắt chước thời thượng một cách ngu độn, đưa ra những câu cách ngôn. Nữ hoàng nói:
- Loài vật sung sướng thật, chúng không lo phải xuống địa ngục.
- Chúng cũng có xuống chứ - Giôzian đáp.
Câu trả lời ấy, đưa tôn giáo thay thế đột ngột vào triết lý, không làm vừa lòng. Nếu tình cờ mà sâu sắc, thì Ann cảm thấy khó chịu.
- Hiền muội này - bà ta nói với Giôzian - chúng mình nói về địa ngục như hai đứa dở hơi. Ta nên hỏi thử Backinphêđrô. Hắn phải biết những chuyện đó.
- Như quỉ sứ chứ? - Giôzian hỏi.
- Như thú vật - Backinphêđrô đáp. Và hắn cúi rạp xuống chào.
- Hiền muội - nữ hoàng nói với Giôzian - hắn nhiều tài trí hơn chúng ta đấy.
Đối với một kẻ như Backinphêđrô, đến gần nữ hoàng, là nắm được nữ hoàng. Hắn có thể nói: Ta nắm được mụ rồi. Bây giờ hắn phải tìm cách sử dụng mụ.
Hắn đã có chân đứng trong triều. Có được chỗ để nấp để rình, là tuyệt diệu rồi. Không một dịp may nào có thể thoát khỏi hắn. Nhiều lần hắn đã làm cho nữ hoàng mỉm cười một cách độc ác. Thế là có được một giấy phép đi săn rồi.
Nhưng có cấm bắn loại thú rừng nào không. Tấm giấy phép đi săn này có cho phép làm gãy cánh hoặc gẫy chân một người nào như em nữ hoàng không?
Điểm thứ nhất cần làm sáng tỏ. Nữ hoàng có yêu quí cô em gái không?
Một bước lỡ chân có thể làm hỏng hết cơ đồ.
Backinphêđrô quan sát.
Trước khi quật lá bài đầu tiên, con bạc xem bài đã.
Hắn có trong tay những quân gì nào?
Backinphêđrô bắt đầu bằng việc xem xét tuổi cả hai ả. Giôzian hăm ba tuổi; Ann bốn mốt. Tốt. Hắn có lối đánh rồi.
Thời điểm mà phụ nữ thôi đếm bằng tiết xuân sang, và bắt đầu đếm bằng độ đông về thật là khó chịu. Hận thù đối với thời gian âm ỉ trong tim. Những cô gái trẻ đẹp, tươi vui hương thơm cho người khác, đều là gai nhọn đối với bạn, và bạn cảm thấy bị tất cả những bông hồng ấy chích vào mình. Hình như bao nhiêu xinh tươi đó đều do lấy cắp của bạn, và sở dĩ sắc đẹp của bạn ngày một phai tàn chính là vì nó đang ngày một lộng lẫy ở người khác.
Khai thác nỗi buồn bực thầm kín đó, khơi sâu vết nhăn của một người đàn bà tứ tuần mà lại là nữ hoàng, điều đó như đã được vạch rõ cho Backinphêđrô.
Lòng đố kị có tài kích động tính ghen tuông, cũng như con chuột có tài làm cho cá sấu bò ra khỏi hang lỗ.
Backinphêđrô gắn chặt con mắt mô phạm ciệu.pdf
: anh vvn
Nhận dạng qua Vndocr: ngocthilenguyen, vaporous, Nghiarex, MeHanAn
Kiểm tra chính tả: Vicky Tường, ansuri, ducdung005235, becon53
Tạo ebook: becon53
Ngày hoàn thành: Tháng 3/2009 (www:thuvien–ebook.com)