Chuyển ngữ: Diệu Liên Lý Thu Linh
Diệu Ngộ Mỹ Thanh
Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam
TẠO HÌNH MANDALA: (2)

    
ự án biểu diễn thứ hai lấy cảm hứng từ mandala có sự tham gia của 150 em học sinh từ trường cộng đồng Parkville ở thành phố Hartford.  Vào thời gian của dự án, Đoàn Biểu Diễn Judy Dworin đang ở vào năm thứ hai hoạt động thường trú với lớp 4 và lớp 6 để hội nhập động tác vào ngôn ngữ nghệ thuật, và chương trình khoa học xã hội. 
Đa số học sinh ở trường Parkville là người gốc Tây-Ban-Nha (Hispanic), có năng khiếu ngôn ngữ được đánh giá là dưới mức trung bình.  Vì sự phát triển ngôn ngữ liên quan trực tiếp đến sự thành công trong học vấn, đây là lãnh vực trọng yếu mà giáo trình của trường cần để mắt tới.  Bên cạnh sự phát triển ngôn ngữ nghệ thuật, các thành viên trong đoàn còn chú trọng đến việc xây dựng khả năng tương tác của cá nhân học sinh và trong lớp học một cảm giác cộng đồng.
Khi các sư cô đến, dường như đây là cơ hội vàng để cho các em thật sự có được một trải nghiệm về giao lưu văn hóa, và nhiều hình thức nghệ thuật để có thể phát huy những gì các em đã học.
Các em học sinh được giới thiệu về ý nghĩa của mandala qua buổi gặp gở trực tiếp với các sư cô khi họ đang sáng tạo  mandala Trong ba buổi sáng vào đầu tháng ba, một nhóm học sinh khác đến đại học Trinity bằng xe buýt để quán sát các sư cô tạo hình mandala.  Các em thăm viếng nơi tạo mandala khoảng 45 phút, trong khoảng thời gian đó, nhiều học sinh được mời sử dụng chakpus (cái phểu hay cái quặng để cát chảy xuống tạo hình tâm linh) và phác hoạ bắng cát.  Sau đó các học sinh được đưa đến nơi khác.  Người ta phát cho các em những miếng giấy đủ màu sắc rực rỡ, bút vẽ, và keo dán, một tấm bảng cỡ lớn, và các em được yêu cầu sáng tạo ra mandala giấy riêng của mình.  Sau đó các em xem một màn trình diễn của đoàn, một phân đoạn mà các em sau này sẽ biết đến.  Vài phản ứng của các em như sau: 
Em rt thích chuyến đi này.  Mandala tht tuyt vi.  Màu sc mà các sư cô s dng nhiu là màu lá cây và màu trng.  Sau đó khi đến lượt em v, tim em như mun thoát ra ngoài.  Các sư cô rt d mến.  Ô! Khi h tng kinh bui sáng tht là hp dn và sng khoái. Em rt thích vì dường như các sư cô nhp tâm vào đó…. Các sư cô dạy rng ta phi buông b các th và tiếp tc cuc sng ca mình.  Khi t làm mt mandala riêng, em rất thích vì chưa bao gi được làm việc này.  Em có cm giác mình là mt sư cô, và em thích lm.
  -  Rosa, lp 4.
Các sư cô s dng cát và đá.  Đá được đp nát, ra sch, phơi khô, và ri sơn màu.  Vic đu tiên các sư cô phi làm là v mẫu kiu (ging hoạ đồ), đây là vic khó khăn vì h phi s dng rt nhiu k năng v hình hc.  Sau đó, các sư cô s dng mt dng c đc bit đ [làm] cho cát được hoàn toàn thng hàng.  Các sư cô gii thích vi chúng em rng, mt khi mandala được hoàn thành, mt sư cô s hy b nó trong khi các sư cô khác thin đnh. Khi chúng em ra v, em, Sophia, Matt và Ashley đưa các sư cô xem mandala ca chúng em.  Các sư cô đã khen ngi mandala ca chúng em làm. 
-  Manuel, l

 

Em thích mandala vì nó rất đẹp và có tính chất nghệ thuật.  Nó cho em cảm giác như đang bay bổng trên trời và tự làm mandala của em. 
– Alfredo, lớp 6.
Em nghĩ mandala thật hay.  Em không biết các sư cô làm thế nào mà các bức tường ở trung tâm đều cứng ngắc.  Em không biết làm thế nào mà cát lại ở một chỗ.  Em thích màu sắc của mandala.  Các màu sắc làm em nghĩ đến niềm hạnh phúc.  Các màu sắc làm cho em nghĩ đến những việc tích cực, niềm vui, lòng từ bi đối với tha nhân, tình yêu và lòng can đảm.
-  Carla, lớp 6.
Học những điều mới lạ thật thú vị, và em đã học được rất nhiều.  Em biết khi làm việc chung nhóm ta có thể thực hiện bất cứ gì ta muốn.  Em biết là rất khó để mà tạo hình một mandala cát, vì nếu như mình thở mạnh quá mình có thể làm hư hình mandala.  Vì vậy em biết được rằng làm việc chung với nhóm rất quan trọng.  Đối với các sư cô, và kể cả em, mandala rất quan trọng, bởi vì không có nhiều người thể hiện tôn giáo và văn hóa của họ, và điều quan trọng là việc biểu hiện mình là ai, và em rất thích điểm này.
  -  Maria Elena, lớp 6.

 

Trong mỗi lớp các em tự sáng tạo thế giới của mình, bao hàm ý nghĩa của trạng thái luân hồi ban đầu.  Dần dần việc này dẫn đến một luồng chuyển động mạnh, một từ trường đầy hỗn loạn đến cực điểm khi mọi người đều ngã quỵ xuống đất.  Nhạc sĩ, tay trống Ed Fast sáng tác một bản nhạc cho luân hồi, và mỗi lớp sử dụng nó như một cấu trúc để dựa vào đó mà sáng tạo tác phẩm của mình.
Tiết mục Moving Mandala cần một địa điểm cụ thể –dự định sẽ tổ chức ở công viên Elizabeth trong vườn hồng lịch sử, để tự nó là một mandala hoa viên.  Nó được hình thành với những con đường rậm rạp bóng cây, hội tụ lại ở bao lơn chánh.  Một khoảng không gian mở nằm ngay trước vườn hồng.  Biết rằng các Phật tử Tây Tạng xem mandala hiện hữu trong thiên nhiên như những khung cảnh thiêng liêng, nên địa điểm ngoài trời này dường như rất thích hợp.  Tiết mục được xây dựng để cho phân đoạn về luân hồi được biểu diễn trong sân trước của vườn hồng.  Sân được chia thành bốn phần với học sinh đứng thành hai vòng tròn trong mỗi phần, và một nhóm học sinh khác trong trung tâm.  Các sư cô vẽ biểu tượng mandala trên áo thun, rồi in và mua cho các em.  Mỗi lớp được tặng một áo thun dựa vào màu sắc của điều kiện luân hồi của lớp, và dựa vào một trong năm vị phật của mandala, phía đông, nam, tây, bắc và trung tâm.  Tương tự vòng mandala
Sau sự sụp đổ hỗn loạn của samsara (luân hồi), các em học sinh (150 em) bắt đầu di chuyển từ vị thế nằm trên mặt đất đến vị thế đứng, và các em rút từ trong túi ra một kata – khăn choàng cổ bằng lụa mà người Tây Tạng thường dùng để choàng lên cổ ai đó, bày tỏ sự hân hạnh, cung kính và hoan hỷ.  Phần này tượng trưng sự thoát ra từ chỗ hỗn loạn bước vào con đường có định hướng hơn, giống như trong tiết mục Wheel
Rồi mỗi lớp tiến đến một cổng vòm mở ra nơi vườn hồng, ở đó có một sư cô đang chờ đón các em.  Khi các em tiến lại gần, các sư cô choàng kata lên cổ các em.  Khi mọi người đã vào vị trí của mình, các em biểu diễn chung một đoạn ngắn của tiết mục Fields (Các Phạm Vi), mà các em đã xem ở đại học Trinity.  Tiết tấu của Fields rất chậm, động tác phần lớn là đi thành vòng tròn, như đang thiền hành, lấy cảm hứng từ Thái Cực Quyền.  Đó là sự tập trung, sự liên kết và hơi thở.  Tiết mục này kết thúc khi các em rời hàng trong tiếng hát của nhóm hát thánh ca cappella Women of the Cross trong bài «Down by the Riverside» (Xuôi dòng).  Khi họ hát đến câu «ain’t gonna study war no more » (không học chiến tranh nữa), nhiều  em học sinh tự động hát theo.  Mỗi lớp sau đó bắt đầu tạo thành hình bánh xe từ trong các vòng luân hồi trong sân trước đó, với các katas nối từ một nhóm nhỏ các em ở trung tâm thành một vòng tròn lớn hơn ở bên ngoài.  Mỗi em từ từ quay vòng theo chiều kim đồng hồ.  Khi «bánh xe cuộc đời » quay vòng, các sư cô tụng niệm cầu nguyện cho hòa bình và lòng tin trên thế giới.  Tiết mục Moving Mandala của các em là một trải nghiệm được cảm nhận sâu sắc.  Khi rời khỏi vườn hồng, các em dường như thật sự chuyển đổi, cũng như khán giả đã rất cảm động khi xem vũ điệu được biểu diễn xung quanh dương đài chánh.  Sự hân hoan của các em sau buổi trình diễn thật là lôi cuốn – cảm giác thỏa mãn và nhận thức của các em về những gì các em vừa hoàn thành đều được nhìn nhận.  Đây là một vũ hội hoành tráng trong vòng hai mươi phút, với 150 em từ 10 đến 12 tuổi duy trì được sự tập trung cao độ, hoàn toàn chú tâm, cùng nhau biểu diễn, dù chỉ được tập luyện một lần trước khi biểu diễn.  Đây là thiền trong ý nghĩa đúng nhất của nó.  Một sự kiện tâm linh đã diễn ra, ngay cả những áng mây đe dọa một cơn mưa dường như cũng chùn bước, để thay bằng ánh nắng khi tiết mục trình diễn vừa chấm dứt. 
Chương trình biểu diễn sau đó là đề tài nóng ở trường.  Từ em học sinh này qua em học sinh kia, chúng truyền miệng nhau về câu chuyện của mandal,  cùng với những thông tin khác như các sư cô là ai, tại sao họ sống lưu vong, rằng họ là những phụ nữ đầu tiên tạo hình mandala ở Mỹ, và rằng mandala tượng trưng cho lòng từ bi, hòa bình, tính cộng đồng, và trí tuệ.  Nhiều học sinh yêu cầu các sư cô ký tên lưu niệm trên áo thun và khăn choàng cổ (katas) của chúng.
  Khi trả lời các câu hỏi về trải nghiệm này, các em đã nói về ý nghĩa quan trọng nó đối với cuộc sống của các em: 
Mandala dạy chúng ta điều gì ?
Mandala này dạy chúng ta rằng mandala chuyển động không phải để chơi.  Đây là một vật rất đặc biệt --  Eduardo, lớp 6.
Mandala dạy chúng ta phải biết giúp đỡ, thương yêu mọi người trong khả năng của mình. Mandala
Em nghĩ là mandala dạy về sự kiên nhẫn và cách làm việc chung với nhau. -- Andrew, lớp 6.
Mandala dạy chúng ta không chia rẽ.  Giống như một nhóm hoặc một cộng đồng và biết đoàn kết. --  Julieta, lớp 6.
Mandala dạy chúng ta rằng từ một trạng thái lộn xộn, ta có thể tiến đến cái nhìn rõ ràng và hiểu rằng việc gì đang xảy ra xung quanh ta.  --  Gabriela, lớp 6.

Mandala dạy rằng cần phải có hòa bình.  – Monica, lớp 4.

Em thì nghĩ rằng mandala dạy chúng ta sống hoà hợp với nhau, vì khi chúng em cùng làm hình bánh xe với nhau, chúng em là một.  – Rosa, lớp 4.

Em đã học được điều gì từ vũ điệu?

Em đã biết rằng sự thân thiện là một việc làm rất tốt.  --  Ana, lớp 4.

Em học được rằng phải có hy vọng.  Không cần biết là ta đang ở trong hoàn cảnh nào, lúc nào ta cũng có thời gian để sửa đổi.  --  Maria Elena, lớp 6.

Em đã học được điều gì khi biểu diễn tiết mục múa?

Hòa bình, tình thương, hy vọng, từ bi, và lòng tin là những điều tốt nhất trong cuộc đời này.  --  Lisa, lớp 4.

Khi chúng em làm việc chung với nhau như trong lúc biểu diễn tiết mục múa, kết quả thật là tốt đẹp.  – Luis, lớp 4.

Em đã biết cách để biểu diễn, em cảm thấy rất hài lòng về bản thân và người khác.  – Eduardo, lớp 6.

Em biết rằng em có thể mang lại hòa bình cho thế giới.  – Ana, lớp 4.

Khi biểu diễn điệu múa, em học được những điều về lòng tham, và lòng không tham lam.  Em không thích tham lam.  – Maria Elena, lớp 6.

Vũ điệu của chúng ta nói lên điều gì?  Vũ điệu thay đổi ra sao từ lúc khởi đầu đến lúc cuối ?

Điệu vũ của chúng em nói lên lòng ganh tỵ và sự xấu ác.  Lúc đầu chúng em xấu với nhau, nhưng lúc cuối tất cả chúng em đều tụ lại và làm thành vòng tròn bánh xe và tất cả chúng em đều vui vẻ.  Từ đầu đến cuối thay đổi như vậy đó.  – Julio, lớp 6.

Điệu vũ của chúng em nói về mọi vật không trường tồn và mọi vật thay đổi theo thời gian.  Nó thay đổi khi mỗi vòng tròn làm những động tác khác nhau.  Dường như mỗi vòng tròn là một hành tinh riêng biệt và chỉ biết có chính nó.  Kế đến, giống như vũ trụ đảo lộn, và tất cả mọi hành tinh đều rối ren.  Rồi tất cả bị hủy diệt.  Sau đó, sự sống trên hành tinh bắt đầu xuất hiện, tạo thành một thế giới mới.  Chúng ta khám phá.  Và rồi chúng ta gặp gỡ các ngôi sao, mặt trời.  – Shakhirrah, lớp 6.

 

Điều rõ ràng ta thấy từ các ý kiến được lựa chọn này cũng như từ nhiều học sinh khác rằng trải nghiệm này đã mang lại cho các em những ảnh hưởng quan trọng:
  1. Nó giúp các em biết về sự giao lưu văn hóa qua sự trải nghiệm trực tiếp. Thực tế là các em không những có cơ hội gặp gỡ các sư cô, mà còn có thể quan sát các sư cô sáng tạo mandala, điều này thật quan trọng.  Hơn nữa, các em trong nhóm có cơ hội cùng nhau sáng tạo  mandala, cũng như chuyển tải tất cả những gì đã học được vào chương trình biểu diễn đầy sáng tạo.  Và các em có cơ hội trình diễn tiết mục này trên một bình diện rộng lớn trong cộng đồng ở công viên Elizabeth, một môi trường có thể củng cố những giá trị căn bản của tiết mục – sự tương giao giữa mọi chúng sinh, bản chất thay đổi của mọi vật, tư tưởng tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng trái đất; sự khẳng định những giá trị như hòa bình, hợp tác, cộng đồng, chia sẻ, và dẹp bỏ bản ngã.
  1. Nó giúp nâng cao sự hiểu biết của các em về nghệ thuật, tâm linh và cộng đồng.  Trước hết, ý thức tâm linh và đạo đức của các em được khai triển.  Đồng thời các em cũng mở mang sự hiểu biết về nghệ thuật là một hoạt động tâm linh, cũng như tất cả mọi hoạt động trong tiến trình tạo tác và biểu diễn nghệ thuật.
  1. Nó giúp cho các em xây dựng lòng tự tin và khả năng làm việc chung.  Các em đã bày tỏ sự hãnh diện to tác và thành quả trong công việc như là người đồng sáng tạo, và biểu diễn trong tiết mục.  Các em cùng bày tỏ sự hiểu biết về tầm quan trọng của việc chung tay thực hiện một mục đích.  Các em đã làm việc chăm chỉ, khắc phục nỗi sợ hãi khi trình diễn, và thấu rõ sự lo âu, cũng như niềm hân hoan khi hợp tác để đạt được mục tiêu cao cả.
Tóm lại, trong cả hai chương trình biểu diễn mà qua đó tôi cố gắng truyền đạt và phổ biến các giáo lý căn bản của Phật giáo, đã được thể hiện một cách sinh động trong quá trình tạo mandala cát của Phật giáo Tây Tạng, trong trường hợp này, là mandala của lòng từ bi.  Các dự án này được xây dựng để đẩy mạnh sự giao lưu văn hóa và là chất xúc tác cho ý thức, và nhận thức tâm linh. 
Các chế độ do nền văn hóa thống trị bởi nam giới tạo ra, đã đi với chúng ta vào thế kỷ 21, khiến chúng ta tin rằng có nhiều tốt hơn là có ít, nhanh nhạy tốt hơn là chậm chạp, và quyền lực được thể hiện trong việc sở hữu của cải vật chất, và làm chủ, không chỉ bản thân mà cả người khác nữa.  Những điều rất quen thuộc trong thế giới luân hồi.  Việc vung trồng và tán thán một ý thức toàn cầu và tâm linh mà các dự án này chuyển tải là một phần của sự thách thức phát triển đối với những ý tưởng tiến bộ lâu đời ảnh hưởng nhiều đến các hệ thống thế giới hiện tại.
Khi nữ giới bắt đầu được biết đến lãnh vực xã hội và tâm linh, họ có thể mang lại nhiều thay đổi cho những thực tại này – họ có thể tạo nên sự thay đổi.  Sự hình thành một mandala cát bởi bảy vị sư cô Tây Tạng –những phụ nữ đầu tiên học về nghệ thuật tâm linh truyền thống này – và kinh nghiệm của quá trình làm việc chung sức này là những thí dụ nổi bật nhất.  Đối với tôi, trong tư cách là một phụ nữ và là nghệ sĩ sáng tạo, đây là niềm cảm hứng được truyền đạt dưới một hình thức nghệ thuật khác –múa/kịch nghệ.  Và buổi biểu diễn đó tự nó đã trở thành chất xúc tác, hình thành sự cảm nghiệm về hiện tượng tâm linh và văn hóa trong  những hình ảnh đa dạng để đến với người chiêm ngưỡng, không chỉ về mặt trí thức, mà vượt lên lý trí, vươn đến cảm xúc, và có thể là hành tác (hoặc vô tác, tùy trường hợp.)  Và tất cả những điều này, từ việc hình thành  mandala đến màn trình diễn Wheel, đều chất chứa tư tưởng Phật giáo về tính chất vô thường của mọi vật.  Sự diễn đạt sâu xa hơn của việc này là tiết mục Moving Mandala được các em ở trường Parkville Community trình diễn.
Các em ở Parkville đã học được về hòa bình, san sẻ, từ bi, làm việc tập thể, tính cộng đồng, qua kinh nghiệm trực tiếp về một tiến trình có các giá trị này làm nền tảng.  Các phản hồi của các em cho thấy hiệu quả của sự trải nghiệm này. Và sự biểu diễn của các em cũng cho phép các em trải nghiệm bản chất phù du của cuộc sống từ cái nhìn của Phật giáo.  Sự trải nghiệm của các em trong các động tác chính là một bài học về vô thường.
Đây là những điển hình của các phương cách qua đó phụ nữ và nghệ sĩ có thể mang ý thức tâm linh tới một cấp bậc mới trong mê cung rối rắm của cuộc sống hiện đại.  Khi các phương thức cũ trở nên sáo mòn và bắt đầu đi ngược lại với sự tiến bộ trong ý nghĩa chính thống nhất, nghệ thuật và sự biểu diễn có thể hướng tiếng vang đến sự phát triển ý thức tâm linh và toàn cầu.