Chuyển ngữ: Diệu Liên Lý Thu Linh
Diệu Ngộ Mỹ Thanh
Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam
Tiêu Chuẩn của vị Nữ Giáo thọ

    
rong các phần nói về quy trình thọ giới cho người học nữ, kinh tạng Pali đã quan tâm khá nhiều đến việc vị bổn sư và người đề bạt không những có đủ khả năng đảm nhiệm vai trò đó, mà còn thể hiện những tiêu chuẩn cao nhất trong nhân sự mà bộ phận ni giới có thể chọn lựa.  Hai tiêu chuẩn mà một vị ni phải có để được cộng đồng hoàn toàn tin tưởng chọn lựa là: kinh nghiệm (vyatta) và năng lực (paæibala). Hai thuật ngữ này thường được sử dụng khi chư vị ni (và tăng) được cân nhắc trong sự chọn lựa làm người lãnh đạo xem xét, giải quyết tốt đẹp một vấn đề liên quan đến một cá nhân hay cả cộng đồng nói chung. Hai thuật ngữ này khá quan trọng và đầy ý nghĩa trong các tiêu chuẩn truyền thống.
Hai thuật ngữ vyatta và paæibala, luôn được sử dụng trong phạm vi các hoạt động ở tự viện của tăng. Các tiêu chuẩn thông thường của một vị tăng thể hiện tướng uy nghi của người con Phật trong hành vi là khiêm cung, kham nhẫn, có ý thức, cẩn trọng và cầu học. Tuy nhiên, khi chư tăng đảm nhiệm các vai trò lãnh đạo, thì kinh nghiệm và năng lực là hai đặc tính nổi trội nhất cần phải có, bên cạnh năm đức tính kia. Chỉ có vị tăng kinh nghiệm và có năng lực mới có thể làm bổn sư hay là người đề bạt.  Chỉ có các vị tăng này mới có thể thông báo với Tăng đoàn về ngày Bố-tát, nơi sẽ làm lễ hay giới hạn của cộng đồng là gì để quyết định cho phù hợp. Chỉ có họ mới có thể thông báo với Tăng đoàn về lễ Tự tứ, hay đã có sai phạm chung trong chúng; chỉ có họ mới có thể thỉnh cầu chư tăng để thông báo về những gì đã được chứng kiến, nghe hay nghi ngờ, hay thông tin về việc tăng tranh cãi.  Chỉ có các vị tăng có năng lực và kinh nghiệm mới có thể thông báo với Tăng đoàn về những quyết định như chỗ ở, hay sự tồn kho y áo trong năm qua lễ kaæhina, việc chia y, hay sắp xếp phòng làm kho chứa, và thu xếp những gì còn lại của vị tăng đã mãn phần.  Chỉ có vị tăng có năng lực và kinh nghiệm mới có thể đảm nhận quy trình chọn lựa người sẽ nhận y, người lo bữa ăn, người lo chỗ nghỉ, người lo các bình bát, và người lo chăm sóc, bảo vệ các ni. Và chỉ các vị này mới có thể thông báo với Tăng đoàn về những sai phạm của chúng trong tăng đoàn và đưa ra một giải pháp khả thi.
Hai tiêu chuẩn để lãnh đạo tự viện này cũng có sự tương đồng như thế trong các ni viện Phật giáo trước đây.  Dầu các trường hợp cụ thể trong ni chúng không nhiều như bên tăng, nhưng rõ ràng hai tiêu chuẩn, năng lực và kinh nghiệm, cũng quan trọng trong việc quản lý ni chúng cũng như giám sát các hoạt động trong ni viện. Như thế, trong lãnh vực này, chỉ có quý ni có năng lực và kinh nghiệm mới có thể làm bổn sư hay truyền giới cho người khác bằng cách đề cử; chọn người giúp đỡ vị nữ tu phải còn nuôi con nhỏ trong tự viện và thông báo với tăng đoàn về việc này; trình với tăng đoàn về các sai phạm của thành viên trong ni chúng, cũng như đưa ra một giải pháp hợp lý.  Trong các lãnh vực này hay hơn thế nữa, vị ni có năng lực và kinh nghiệm trong ni bộ - thí dụ, những vị có hai đức tính kể trên và vượt trội hơn tất cả các vị ni đức hạnh khác, những người mà giống như chư tăng, cũng thể hiện tính khiêm cung, tự tại, chánh niệm, tinh tấn, ham tu học - nói tiếng nói của người làm đại diện và lãnh đạo ni chúng về nhiều vấn đề quan trọng, quản lý không chỉ các vấn đề kỹ thuật trong việc sắp xếp nhân sự vào các vai trò hành chính mà còn chấn chỉnh các nhiệm vụ có tính cách tâm linh.
Tuy nhiên, không có lãnh vực nào quan trọng hơn là việc giáo dục ni chúng, và như chúng ta đã biết qua kinh điển, vị bổn sư ni bắt buộc phải là người có năng lực và kinh nghiệm.  Qua bộ Trưởng Lão Ni kệ, chúng ta biết còn có nhiều phẩm chất khác nữa, và rằng trên nhiều phương diện, vị giáo thọ ni của các ni có (và đòi hỏi phải có) sự bình đẳng như các giáo thọ nam. Chắc chắn là quý ni cũng thường giáo huấn lẫn nhau.  Bộ kệ Trưởng Lão Ni sử dụng các thuật ngữ như dhamma (pháp), vacana (phát biểu), ssana (giáo huấn), anussana (khuyên nhủ), ovda (sự cổ vũ), anusiææhi (lời hướng dẫn), vin­ta (dạy) để mô tả các công việc đa dạng của các nữ giáo thọ và các công cụ họ dùng để dạy học. Nhiều phụ nữ do được nghe các bài pháp của các ni mà đã rời bỏ gia đình để xuất gia, và họ đã nhìn nhận các nữ giáo thọ này là những vị diễn giả tài ba (cittakathika) và nhiều trí tuệ (bahussuta) đến nỗi họ đã chọn tu tập dưới sự hướng dẫn, bảo bọc bởi các vị này, cho đến khi họ đạt đến Niết-bàn. Danh tánh của các vị nữ giáo thọ này đã được lưu truyền trong kinh điển, và những vị như là Paæcr, UppalavaÏρ, Isids­, Jinadatt, và Sumedh luôn là những mẫu mực cho các nữ học giả thuộc mọi truyền thống Phật giáo. Các vị nữ giáo thọ, cũng giống như các nam giáo thọ, cũng được biết đến về sự chuyên biệt, thí dụ Paæcr, và Jinadatt, nổi tiếng là vinayadhar­s, các vị thầy về giới hạnh….
Tuy nhiên, có một tiêu chuẩn dường như chỉ dành riêng cho các nữ giáo thọ. Trong Trưởng Lão Ni kệ có một câu xuất hiện hai lần diễn tả việc một vị ni được một người nữ khác thỉnh cầu: y me saddhyik ahu “người xứng đáng được tôi tin cậy”, hay “người xứng đáng với lòng tin của tôi”.  Câu này không thấy có trong Trưởng lão Tăng kệ, dầu các hình thức khác của lòng thành tín (saddh) thì có, và việc nó được sử dụng trong Trưởng Lão Ni kệ là một tiêu chuẩn được bổ sung để nữ giới có thể tìm được một vị nữ giáo thọ dễ cảm thông, có khả năng giáo huấn...  Nhiều vị luống tuổi nói rằng họ đã từ bỏ đời sống gia đình để sống đời xuất gia, là do có saddh, và saddh đó là lòng thành tín vào giáo lý của đức Phật đã phát khởi trong tâm họ từ những ngày đầu hướng đến Phật pháp. Khi đến gần hơn với Niết-bàn, saddh hay lòng tin rằng giáo lý của đức Phật là chính đáng được thay thế bằng trí tuệ chứng nghiệm như là chân lý tự mình thực chứng được.
Quy trình này cũng được thừa nhận trong Trưởng Lão Ni kệ, người nữ cũng rời bỏ gia đình để chọn đời sống xuất gia vì saddh, và tiến dần đến Niết-bàn khi đã đến tột đỉnh của lòng thành tín. Dầu thông thường niềm tin được đặt vào giáo lý, nhưng đôi khi nó cũng được đặt nơi con người - con người của Tathgata hay đức Phật. Việc chỉ có trong Trưởng Lão Ni kệ đòi hỏi phải có lòng tin đặt vào những vị nữ giáo thọ nào đó không chỉ bổ sung thêm một khả năng cần có vào cương vị lãnh đạo giáo dục trong ni bộ mà còn bổ sung thêm một đặc tính nghiêng về sự tiến hóa của kinh nghiệm cá nhân hơn là các đặc tính kỹ thuật trong đời sống tăng đoàn….
Sau khi xét về ba tiêu chuẩn kể trên, trong Cullavagga (Phần nhỏ của Luật tạng) còn nêu rõ rằng việc chọn một vị ni đỡ đầu, người đó hoặc tự nguyện đảm trách hay được người khác đề cử, nhưng cũng phải được tăng đoàn đồng thuận.  Và dựa theo kinh điển, chúng ta thấy sự đồng thuận đó, cũng như tất cả mọi sự đồng thuận khác, được thể hiện bằng cách được hỏi ba lần và ba lần đều im lặng.
Cuối cùng, tiêu chuẩn được tăng đoàn đề ra liên quan đến vấn đề lãnh đạo, đó là sự thâm niên. Việc chọn lựa một người lãnh đạo trong nhiều trường hợp không phải lúc nào cũng dựa vào danh vị hay sự sùng kính - do có công đức và khả năng cá nhân - mà thường dựa trên thâm niên, tức là dựa trên thời gian mà người được đề cử đã xuất gia (chứ không phải tuổi đời). Khi một vị tăng (hay ni) được thọ giới tỳ-kheo (hay tỳ-kheo ni), là người đó đã trải qua ba cấp bậc trong tăng đoàn: nava, người vừa thọ giới xuất gia; majjhima, người tu sĩ ở bậc trung; và thera, bậc trưởng lão hay thượng tọa. Về phía tăng, trưởng lão được chào hỏi trước; các tu sĩ trẻ bày tỏ lòng kính trọng bằng cách chạm chân họ; tham khảo ý kiến khi giải quyết vấn đề; là người đầu tiên được thỉnh cầu (đôi khi cũng là người duy nhất) đến thọ trai tại nhà cư sĩ; là người đầu tiên lâm quang vào ngày bố-tát. Họ là người dẫn đầu trong một số tục lệ liên quan đến, thí dụ, như là mang giày; đồng ý phân phối đồ dùng của tăng sĩ đã qua đời và dẫn đầu đoàn đi bộ (trong lúc đó ngoại y của người khác không được chạm đến họ).  Hơn thế nữa, họ phải được người khác dành đủ chỗ ngồi, chỗ ngủ, và phải được ưu tiên trong việc đi ngoài buổi sáng (dầu quy luật này đã được sửa đổi để thời gian dùng nhà vệ sinh được quy định tùy theo giờ đến).  Trong một nghi thức khá thú vị làm nổi bật hơn tính quan trọng của sự thâm niên là bất cứ vị tu sĩ nào được nhận bình bát mới nằm ngoài quy trình đã được định trước, thì phải nhường bình bát đó lại cho tăng đoàn, và bình bát đó được chuyền từ vị sư cao niên nhất đến vị ít thâm niên nhất, mỗi người sẽ chọn giữ bình bát mới hay là cái mình đang dùng và chuyền bình bát mình không muốn xuống cho người kế tiếp, và người này cũng tùy chọn như thế.  Vị tăng phạm giới là người cuối cùng được chọn lựa.
Tương tự, các quy trình để tỏ sự tôn kính đối với vấn đề thâm niên cũng được áp dụng trong các ni viện, dầu không có nhiều trường hợp như thế xảy ra.  Thí dụ, ở đây, sư cô trẻ cũng phải lễ dưới chân vị ni cao niên - nhưng ở lễ thọ giới, các sa-di ni phải coi trọng tất cả chư ni, không chỉ là người cao niên. Cũng thế, chư ni khi dùng bữa ngồi trong nhà ăn theo thứ tự thâm niên cho đến một con số nào đó, trong khi các sư cô khác thì ngồi tùy theo lúc bước vào.  Đối với những phụ nữ xuất gia sớm nhất thì vấn đề thâm niên lại đảo ngược một cách khá thú vị. Sau khi bát kỉnh pháp đã được đức Phật đề ra để cho chư ni phải thực hành theo, bà Mahpajpat­ nhờ ngài Ìnanda thưa lại với đức Phật rằng có thể sửa đổi điều luật thứ nhất không: thay vì tất cả chư ni phải làm lễ đối với tất cả chư tăng không kể thời gian tu, thì câu hỏi ai sẽ làm lễ, ai được dựa trên thâm niên hơn là giới tính? Đức Phật đã từ chối bằng cách nêu ra các tiêu chuẩn văn hóa đương thời trong các lãnh vực khác.
Chúng ta thử khảo sát về vấn đề thâm niên so với công đức. Khi đánh giá các thí dụ, qua đó vấn đề thâm niên sẽ quyết định cách hành xử ở tu viện, chúng tôi thấy rõ ràng là phần lớn các hành động để tỏ lòng tôn kính đối với các vị có thâm niên không thể sánh bằng với các vị có chứng đắc… Thí dụ, dầu luật quy định là các vị trưởng lão có đặc quyền trong việc giải quyết các vấn đề, nhưng không phải là không có những trường hợp các vị này đã gặp phải sự phản đối của người khác đối với quyết định của họ. Trong Mahvagga (Tạng luật, Phần lớn) có ghi lại việc một trưởng lão phải tuyên bố lễ Bố-tát, nhưng cứ quên hoài, dù đức Phật đã đôi lần nhắc nhở.  Không có sự ám chỉ hay chỉ trích nào như thế trong kinh điển khi vị tăng hay ni phụ trách giữ chức vụ đó do có năng lực và kinh nghiệm…
Nam Giáo Thọ Của Ni
Như tác giả Horner đã đề cập, ‘nữ giới cũng chia sẻ với nam giới đặc quyền được nghe Pháp giảng cho họ trong cùng một cung cách’, do đó, cả tăng lẫn ni đều được kỳ vọng “có chuẩn bị để giơ cao ngọn đuốc và truyền bá giáo pháp rộng rải khắp mọi nơi”.  Kết luận này đã tiến xa hơn các quan niệm tiêu cực về ni giới mà ta thường thấy trong kinh tạng Pali, để thay vào đó, tập trung vào các nỗ lực giáo dục trọng yếu dành cho cả hai giới tính và ý hướng chung là truyền bá giáo lý cho họ và từ họ.
Giáo dục tâm linh cho ni giới vượt lên trên các thành kiến coi thường họ trong các kinh điển. Tâm lý này được biểu hiện dưới nhiều hình thức, nhưng đặc biệt nghiêm trọng trong cách hành xử của các tăng sĩ. Ìnanda, vị thị giả trung thành của đức Phật, đã hỏi đức Phật trước khi Ngài nhập diệt về việc chư tăng đối với người nữ phải như thế nào. Đức Phật trả lời, ‘phải tỉnh giác’. Bóng dáng của người nữ, nhất là sự xúc chạm với họ, được xem là sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống xuất gia, và đức Phật thường rất quan tâm khi chư tăng quá ngã về hướng đó. Thí dụ, khi đức Phật hỏi tăng sĩ Moliyaphagguna, có phải ông ấy giao du thân mật với các sư cô. Ông ta thưa có, thì đức Phật nhắc nhở rằng ông đã ‘dấn thân’ vào cuộc sống không nhà là để cắt bớt những sự lãng phí như thế, và đức Phật giảng cho ông nghe về sự rèn luyện tâm linh chặt chẻ. Và khi tăng sĩ Udyin giảng pháp riêng cho một phụ nữ và con dâu của bà tại gia, các vị tăng khác đã lo ngại về hành vi này nên trình lên với đức Phật, vì thế đức Phật ra quy luật là chư tăng không được dạy Pháp cho nữ giới.
Thiết lập chức vụ giáo thọ cho chư ni dưới sự chỉ đạo của một vị tăng có năng lực và kinh nghiệm đã phản ảnh sự mâu thuẫn chung trong kinh tạng đối với nữ giới.  Việc làm này vừa phù hợp với quan niệm rằng về thể chất, nữ giới có thể đạt được Giác ngộ, nhưng về mặt xã hội, họ cần một cơ cấu hỗ trợ thêm, chức vụ giáo thọ của chư ni được đảm bảo, trước tiên, từ sự mô tả những đòi hỏi khắc khe của vị nam giáo thọ đảm trách nhiệm vụ đó. Ngoài việc đặt nặng các đặc tính như đạo đức và hiểu biết, truyền thống còn bổ sung thêm những đòi hỏi về cá tính và tài diễn thuyết, vì việc giảng dạy không thể hữu hiệu, trừ khi người diễn thuyết có thể tạo ra sự kết nối với thính giả của mình. Thứ đến, chức vụ này có được quyền hạn, là do có sự hoàn toàn đồng thuận của tăng đoàn, một hành động nằm trong khuôn khổ các hoạt động phổ biến của tăng đoàn, do đó hợp thức hóa một ước vọng nào đó của nữ tu sĩ Phật giáo. Dầu có sự hợp thức hóa sự bất bình đẳng giữa hai giới (chư ni thông thường không dạy chư tăng), tuy nhiên chức vụ này cũng công nhận rằng chư ni cần được đảm bảo có được sự hướng dẫn cần thiết để thỏa mãn lòng mong mỏi được đến Niết-bàn, điều mà chư tăng đã được hoàn toàn đảm bảo.
Điều kiện cuối cùng để làm giáo thọ cho chư ni là chức vụ đó phải được luân phiên đảm nhiệm. Vì thế, thỉnh thoảng ta thấy trong kinh điển nhắc đến tên một số vị tăng mà ở thời điểm đó là người được tăng đoàn đồng ý để hướng dẫn chư ni. Tuy nhiên, chư tăng không phải lúc nào cũng vui lòng thực hiện nhiệm vụ đó, nhất là lúc nào cũng sốt sắng khi thi hành những nghĩa vụ này - chúng ta đã biết đến những lời dạy nguy hại của Culapanthaka, người đã khống chế lời phê bình của chư ni đối với sự giáo huấn của ông bằng cách biểu diễn thần thông. Các giáo thọ khác của chư ni bao gồm cả vị thầy bậc nhất về thần thông là ngài Mục Kiền Liên (Mahmoggallna).
Vị tăng được biết đến như “vị giáo thọ nổi tiếng nhất của chư ni” Nandaka, là người không giống như danh hiệu của ông, một trong những vị tăng nổi tiếng, không thích giáo huấn chư ni. Trung Bộ kinh có chuyện kể rằng ông đã không muốn giáo huấn 500 vị ni; ngài Ìnanda sau đó trình bày lại với đức Phật điều này, và nhờ đức Phật giải quyết bằng cách buộc tăng sĩ Nandaka phải hoàn thành trách nhiệm. Nandaka quyết định giáo huấn chư ni bằng cách bắt họ phải trải qua một quá trình của những câu hỏi và câu trả lời được tác giả Horner coi là “cách dạy bằng vấn đáp… một loạt những câu hỏi đầy định kiến… [được đặt ra] như thể ông quá chán chường trong suốt quá trình”.  Sau khi dạy xong, Nandaka cho chư ni ra về, đức Phật đã nhìn thấy họ ra về một cách miễn cưỡng. Biết rằng sự giáo huấn đó đầy đủ nhưng chưa thỏa mãn người học. Vào ngày hôm sau, đức Phật đã yêu cầu Nandaka dạy chư ni lần nữa - và tăng sĩ Nandaka đã làm tốt hơn.
Vị giáo thọ thông cảm và ủng hộ chư ni nhiều nhất là ngài Ìnanda, người bà con và là thị giả trung tín của đức Phật trong suốt hai mươi lăm năm. Hình ảnh của Ìnanda được mô tả trong kinh điển rất mâu thuẫn, và trong cách mà một trong những đức tính cao cả của Ngài - nhiều tình cảm và hòa hợp - có thể được coi như một khuyết điểm lớn, hay một sức mạnh vĩ đại. Lòng trắc ẩn, hay thương cảm của ngài Ìnanda đối với những kẻ khốn cùng, bơ vơ và bị quên lảng, được xem là khuôn mẫu cho các đức tính của một vị Bồ-tát trong truyền thống Đại-thừa sau này.  Nhiều câu chuyện về ngài Ìnanda cho thấy ngài có đảm trách việc giáo huấn cho ni giới, và các câu chuyện đều có khuynh hướng tán thán ngài. Thí dụ, có lần ngài Ìnanda thuyết pháp cho các cung nữ của vua Udena, họ rất hoan hỷ nên cúng dường cho ngài năm trăm y. Khi vua Udena trách móc ngài sao nhận quá nhiều y áo, ngài đã thuyết phục nhà vua về việc sử dụng các y áo thiện xảo cho đến từng mảnh vải nhỏ, và vua Udena đã hoan hỷ đến nỗi cúng dường cho ngài thêm năm trăm y nữa.
Ngài Ìnanda nổi tiếng là người được hàng cư sĩ và nữ giới, dầu là cư sĩ hay tu sĩ, mến mộ. Trong tinh thần đó, ngài thường được mô tả trong vai trò giáo huấn nữ giới: thăm viếng trú xứ của chư ni và giảng về chánh niệm; ngài trao đổi với vị ni Jatilgha về thiền định; ngài cũng đến tư gia của nữ cư sĩ Migasl, người có những câu hỏi đặt ra với ngài Ìnanda mà khi ngài Ìnanda trình lại với đức Phật, người đã quở trách bà.  Nhiều phụ nữ thường tạo mọi điều kiện để được nghe ngài Ìnanda thuyết giảng. Có trường hợp, Ìnanda được mời đến thăm một vị ni bị ‘bệnh’, người mà khi vừa thấy ngài Ìnanda đến đã vội vàng nằm xuống, và che mặt. Không biết sự thật của câu chuyện, ngài Ìnanda ban cho bà một bài pháp về sự yếu đuối, mong manh của thân. Giữa bài thuyết pháp, vị ni nhảy ra khỏi giường, và thú nhận về sự giả dối của mình, ngài Ìnanda đã nghe với lòng xúc động và khuyên vị ni ấy cần kiềm chế trong tương lai. Lần khác, Ìnanda đã hỏi Mah Kassapa cùng đi với ngài đến khu nội viện của chư ni, dầu Mah Kassapa nhiều lần bảo ngài Ìnanda đi một mình, cuối cùng cũng có lần ông đi theo ngài. Tại đó, Mah Kassapa đã thuyết giảng thành công một bài Pháp, nhưng sau khi ông đi, vị ni Thullatiss lớn tiếng than phiền một cách mạnh mẽ là tại sao ngài Ìnanda không thuyết giảng. “Người hàng kim mà định bán kim lại cho người làm ra nó”… Không kể những lời dèm pha này, Ìnanda trong truyền thống được xem là vị thầy quan tâm về sự an bình tâm linh của chư ni nói riêng, và nữ giới nói chung, và là người thành công nhất trong việc xúc tiến điều này.