II. A. HOA KỲ, PHÁP VÀ CHỦ NGHĨA QUỐC GIA VIỆT NAM
Lời nói đầu

Phần nghiên cứu này về chính sách của Hoa Kỳ về cuộc chiến tranh ở Đông Dương kể từ lúc Hoa Kỳ quyết định công nhận chế độ Việt Nam Quốc Gia của Hoàng đế Bảo Đại vào tháng Hai, 1950, thông qua việc thảo luận về một sự can thiệp của quân đội Hoa Kỳ vào cuối năm 1953 và đầu năm 1954. Mục A xem xét các mối quan hệ tam giác giữa Pháp, Mỹ, và chế độ Bảo Đại. Mục B phân tích kết quả của sự can thiệp, và các tiền đề cho Hội nghị Geneva.
  1. Hoa Kỳ, Pháp và chủ nghĩa quốc gia Việt Nam
Tiến tới một giải pháp thương lượng

TÓM TẮT
Đã có lập luận rằng ngay cả khi Hoa Kỳ bắt đầu hỗ trợ cho người Pháp ở Đông Dương, Hoa Kỳ đã bỏ lỡ cơ hội để mang lại hòa bình, ổn định và độc lập cho Việt Nam. Các vấn đề đã được nêu lên từ niềm tin của một số nhà phê bình rằng (a) Hoa Kỳ đã không cố gắng tìm kiếm và hỗ trợ một giải pháp quốc gia khác ở Việt Nam và (b) Hoa Kỳ chỉ huy, nhưng đã không sử dụng, những thế thượng phong của mình để thúc đẩy Pháp trao trả Độc Lập chân chính cho Việt Nam.
Tài liệu ghi chép lại đã cho thấy cho đến năm 1953, người Pháp theo đuổi một chính sách dựa trên chiến thắng quân sự và đã loại trừ các cuộc đàm phán có ý nghĩa với Hồ Chí Minh. Người Pháp, tuy nhiên, đã công nhận là có đòi hỏi hướng về khát vọng quốc gia Việt Nam, và từ năm 1947 về sau, đã đưa ra "giải pháp Bảo Đại". Những tài liệu này cũng cho thấy thái độ do dự của Hoa Kỳ cho tới 1949 mới thông qua "giải pháp Bảo Đại" [với điều kiện] cho đến khi nào Việt Nam đã được thống nhất trên thực tế và được giao quyền tự chủ và nhất quán hổ trợ việc tạo dựng một chính phủ Việt Nam thực sự độc lập và không cộng sản để thay thế Pháp. Tuy nhiên, sự sụp đổ của Trung Quốc và các tình hình quân sự của Pháp bị xấu đi ở Đông Dương đã đưa đến cả Pháp và Hoa Kỳ đều nhấn vào "giải pháp Bảo Đại."
Đầu năm 1950, sau khi Pháp phê chuẩn Hiệp định Elysee đã trao "Độc lập” cho Việt Nam, Hoa Kỳ công nhận Bảo Đại và khởi sự viện trợ kinh tế và quân sự được khởi xướng, ngay trước cả khi việc chuyển giao quyền lực của Chính phủ xảy ra trên thực tế. Sau đó, người Pháp chỉ chuyển giao việc kiểm soát trên hình thức, trong khi Hoàng Đế Bảo Đại thì chỉ muốn giữ một vai trò nghĩ hưu và thụ động, và giao chính phủ cho những chính trị gia không uy tín. Chính quyền Bảo Đại không được lòng dân và cũng không hiệu quả, và quân đội của họ, phụ thuộc vào chỉ huy người Pháp, tỏ ra bất lực. Sự bất lực của chế độ Bảo Đại, sự thiếu vắng bất kỳ lựa chọn thay thế nào có thể thấy được (trừ những người cộng sản), sự kiện Pháp tiếp tục nắm quyền  và kiểm soát Chính phủ Việt Nam, sự kiện là dường như chỉ có một mình người Pháp là có khả năng ngăn chận cộng sản ở Đông Dương - tất cả những hạn chế đó đã thúc giục Hoa Kỳ [ủng hộ] cho một chính phủ dân chủ-quốc gia ở Việt Nam. (Bảng 1)
[Vì] Các mối quan hệ Mỹ-Pháp ở châu Âu (NATO, Kế hoạch Marshall, Chương trình Hỗ trợ Lẫn Nhau về Quốc phòng) khiến Hoa Kỳ không mấy mạnh mẽ trong việc đòi hỏi Pháp nhượng bộ cho phía Việt Nam quốc gia. Bất kỳ với chuyện nào kể trên, thế nói chuyện với Pháp [về Đông Dương], Hoa kỳ đêu bị hạn chế bởi những cân nhắc rộng hơn nặng về chính sách ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu và châu Á. NATO và Kế hoạch Marshall bản thân chúng được đánh giá là những thiết yếu cho lợi ích của chúng ta ở Châu Âu. Đe dọa trừng phạt kinh tế và quân sự với Pháp ở châu Âu để ép Pháp thay đổi chính sách của họ ở Đông Dương, vì vậy, trở nên không thích đáng. Tương tự như vậy, giảm mức viện trợ quân sự cho các nỗ lực của Pháp ở Đông Dương sẽ là phản tác dụng, vì làm như thế sẽ làm suy giảm hơn nữa vị thế quân sự Pháp ở đó. Nói một cách khác, có một sự đối nghịch cơ bản giữa hai con đường trong chính sách của Mỹ: (1) Washington muốn Pháp chiến đấu và chiến thắng cộng sản, tốt nhất là dưới sự hướng dẫn và tư vấn của Mỹ, và (2) Washington chờ đợi Pháp, sau khi chiến thắng [Thế Chiến] đã được đảm bảo thì nên cao thượng mà rút ra khỏi Đông Dương. Đối với Pháp, có lẽ họ đã chiến đấu trong chiến tranh thuộc địa nhiều hơn là trong chiến tranh chống cộng sản, chắc đã thấy hậu quả của việc rút ra sẽ ảnh hưởng đến các thuộc địa khác như Algeria, Tunisia và Ma Rốc, chuyện cao thượng rút quân chắc là không có khả năng.
Chính sách của Pháp không có những đối kháng như thế, đã có thể theo đuổi cuộc đua thương lượng với một thế mạnh hơn. Malthus, người Pháp đã chống lại áp lực từ Washington và cơ quan MAAG [Military Assistance Advisory Group] ở Sài Gòn là muốn tạo ra một đội quân thật sự Việt Nam, được nhiều tự chủ hơn ở Việt Nam và theo đuổi cuộc chiến tranh có hiệu quả hơn. MAAG bị chuyển xuống thành một cơ quan tiếp liệu và những lời nhắc nhở đôi khi của họ thường được người Pháp diễn giải như những can thiệp vào công việc nội của họ. Mặc dù cho đến năm 1954, Hoa Kỳ tài trợ 78% của chiến phí, người Pháp vẫn kiểm soát toàn bộ việc bố trí viện trợ quân sự và các công tác tin tức tình báo và việc lập kế hoạch các chiến dịch quân sự. Những kỳ vọng chiến thắng của Pháp trên Việt Minh đã khuyến khích Hoa Kỳ "đồng hành" với Paris cho đến khi chiến tranh kết thúc [1954]. Hơn nữa, Hoa Kỳ miễn cưỡng đối kháng với Pháp bởi vì các ưu tiên trong kế hoạch của Washington là cần sự tham gia của Pháp trong cộng đồng Quốc phòng Châu Âu. Pháp, vì vậy, đã có con chủ bài đáng kể và, trừ khi Hoa Kỳ phải hổ trợ trên các điều kiện của Paris, nếu không Pháp có thể, trên thực tế, Pháp đã thực sự đe dọa không tham gia EDC [Liên minh quốc phòng Âu Châu – European Defense Community] và [đe dọa] ngưng chiến đấu ở Đông Dương. (Tab 2)
Giới học giả và hoạch định chính sách của Hoa Kỳ có khuynh hướng đánh giá cộng sản như một cục nguyên khối. Việt Minh, vì vậy, đã được coi là một phần của Đông Nam Á  trong toan tính mở rộng phong trào cộng sản trên toàn thế giới. Mặt khác, việc đối kháng của Pháp với Hồ Chí Minh, lại được cho rằng đó là một việc thiết yếu trong việc ngăn chận cộng sản. Nhận thức về các mối đe dọa chiến lược của cộng sản, hổ trợ bởi nguyên tắc Domino: chỉ cần một quốc gia đơn nhất ở Đông Nam Á bị rơi vào tay cộng sản, thì việc các quốc gia khác trong khu vực rơi sẽ vào vòng kiểm soát của cộng sản là không thể đảo ngược. Thuyết Domino, bắt nguồn có lẽ từ thời điểm mà phe Quốc Gia rút khỏi Đại Lục Trung Quốc, là gốc rễ của chính sách của Mỹ. Mặc dù các yếu tố của thuyết Domino, có thể được tìm thấy trong các giấy tờ NSC [Hội Đồng An Ninh Quốc Gia – National Sesurity Council] trước khi chiến tranh Triều Tiên bắt đầu, sự can thiệp của Trung Quốc vào [chiến tranh Triều Tiên] được cho là một xác nhận đáng ngại về gía trị của lý thuyết này. Khả năng một sự can thiệp quy mô lớn của Trung Quốc ở Đông Dương, tương tự như ở [bán đảo] Triều Tiên, là đáng lo ngại, đặc biệt là sau khi hiệp ước đình chiến ở Triều Tiên [được ký kết].
Chính quyền Eisenhower tiếp nối các chính sách cơ bản của vị tiền nhiệm của mình, cũng là vẫn là tiếp tục đẩy mạnh các cam kết của Hoa Kỳ ngăn chặn [cộng sản] ở châu Á. Bộ Trưởng [Ngoại Giao] Dulles theo đuổi một chính sách thẳng băng và chống cộng đã nói rõ rằng ông sẽ không cho phép "mất” Đông Dương, trong cách thức như phe Dân chủ đã đã làm "mất" Trung Quốc [vào tay cộng sản]. Dulles đã cảnh cáo Trung Hoa [công sản] không được can thiệp, và kêu gọi người Pháp phải hướng tới một chiến thắng quân sự. Dulles chống đối một cuộc ngưng bắn và cố gắng thuyết phục Pháp tránh đàm phán với Việt Minh cho đến chừng nào họ đạt được những cải thiện đáng kể vị thế thương lượng của mình thông qua hành động của họ trên chiến trường. Hội Đồng An Ninh Quốc Gia vào đầu năm 1954 đã được thuyết phục rằng một chế độ liên minh phi cộng sản cuối cùng rồi sẽ giao đất nước cho Việt Minh. Hậu quả là với một chính sách thiên quân sự này, chính phủ Hoa Kỳ có xu hướng tập trung vào khía cạnh quân sự nhiều hơn chính trị trong cuộc chiến giữa Pháp và Việt Minh.. (Tab 3 )
THẢO LUẬN
II. A.
Tab 1 - Chính sách của Hoa Kỳ và chế độ Bảo Đại
Tab 2 – Thế thương lượng: Pháp có nhiều hơn có Hoa Kỳ
Tab 3 - Nhận thức về các mối đe dọa của cộng sản Đông Nam Á và về lợi ích cơ bản của Hoa Kỳ