N hững bài thơ tống tình của Ngu Kha chẳng ép phê tí ti ông cụ nào. Ngữ chẳng hất cẳng nổi Hòa như lời nó quả quyết với tôi, mặc dù lần này nó không buồn ỡm bóng gió. Ngữ lả lơi trắng trợn:
Đầu năm em vào học
Lòng anh bỗng bâng khuâng
Có bao điều muốn nói
Mà sao vẫn ngại ngần
Bài thơ như chiếc lá
Mọc lên từ chồi xanh
Em là chim xứ lạ
Có hiểu tình anh không?
Khi bài thơ của Ngữ xuất hiện trên báo tường, lớp học đang yên ả bỗng dậy lên bão táp phong ba. Tụi bạn lại xúm xít bàn tán và thấp thoáng đây đó những ánh mắt nghi ngờ, xoi mói.
Thằng Châu oang oang giữa lớp:
- Lại thêm một con thiêu thân đòi "thanh khương" nữa! Lớp mình loạn rồi!
Thằng Bá bình luận cay độc:
- Nhà thơ Ngu Kha ngày nay với nhà thơ Thanh Khương trước kia hẳn là một người! Tưởng nó biết điều, nào ngờ "đánh chết cái nết không chừa"!
Họa sĩ Vinh buồn bã:
- Ngu Kha ơi hỡi Ngu Kha.
Thương mà giấu mặt cũng như là... không thương!
Trước những lời chọc ghẹo của bạn bè, Ngữ phớt tỉnh. Không ai biết Ngu Kha là nó, nó chẳng sợ. Nó bình tĩnh ngồi yên nơi cuối lớp, âm thầm quan sát thái độ của Gia Khanh. Ngữ bảo tôi:
- Thế nào em cũng phát tín hiệu trả lời!
Nhưng Gia Khanh chẳng động tĩnh gì. Tôi thấy nó cười nói tỉnh khô. Lần trước khi nhà thơ Thanh Khương tấn công nó, nó còn xấu hổ gục mặt xuống bàn. Lần này, không hiểu sao nó trơ trơ. Chắc nó đã quen mùi... trận mạc. Nó không thèm để ý đến những lời tán tỉnh nhăng nhít của Ngữ, tôi sung sướng nhủ bụng.
Trong khi tôi hí hửng trước thất bại của Ngữ thì nó buồn thiu. Tuy nhiên, Ngữ vẫn không chịu thừa nhận thực tế cay đắng đó. Nó phân tích:
- Tụi con gái đứa nào cũng vậy! Khi yêu, chúng không bao giờ để lộ ra ngoài mặt. Tình cảm của chúng kín đáo hơn tụi mình.
Khi thất bại trong tình yêu, người ta dễ trở thành... triết gia. Có ai đó đã nói như vậy. Câu nói thiên tài đó hoàn toàn đúng với tình trạng hiện nay của Ngữ. Nó lý luận thì có vẻ sâu sắc nhưng giọng nói lại thiếu dõng dạc khiến tôi ngờ rằng nó không thực sự tin vào những điều nó nói. Nó không tin, làm sao tôi tin được.
Hơn nữa, bài thơ "ngáng cẳng" Ngữ vừa tung ra chỉ làm chấn động những đứa vô can. Còn đối với thằng Hòa, vũ khí của Ngữ chẳng làm rụng của nó lấy một... sợi lông chân, nói gìngoãn của tên đệ tử si tình. Nó gục gặc đầu:
- Tốt lắm! Bây giờ tới bước thứ hai: bước tấn công!
Hai chữ "tấn công" đầy hứa hẹn đó có một ma lực thật mãnh liệt. Tai tôi lập tức dỏng lên, còn trái tim thì đập thình thịch như cối giã gạo.
- Tấn cống bằng cách nào? - Tôi hồi hộp hỏi.
- Bằng thơ.
- Bằng thơ?
Tôi kêu lên bàng hoàng và cảm thấy lòng mình như thắt lại. Tưởng thằng Bá nó bày vẽ hay ho như thế nào, chứ nó xúi tôi làm thơ thì chẳng khác nào nó đẩy tôi vào chỗ chết. Thi sĩ tài hoa Ngu Kha đã kiên trì tỏ tình với Gia Khanh hết bài thơ này đến bài thơ khác còn không lay chuyển nổi trái tim i-nốc của nó, tài cán làng nhàng cỡ tôi ăn thua gì.
Vẻ mặt thất sắc của tôi khiến Bá ngạc nhiên:
- Làm gì mày tái mét thế? Hay là mày sợ?
- Việc gì phải sợ! Nhưng tao thấy kế hoạch của mày không ổn! - Tôi nói như mếu - Tấn công bằng thơ thì đến Tết Công-gô mới mong có kết quả! Thằng Ngữ làm cả khối thơ tình cho Gia Khanh mà có "thu hoạch" được gì đâu!
Bá nhìn tôi lom lom:
- Thằng Ngữ làm thơ cho Gia Khanh hồi nào?
Tôi thở dài, chẳng buồn giấu giếm nữa:
- Ngu Kha chính là nó!
- Hà hà! - Bá cười khinh khỉnh - Vậy mà tao hỏi, nó cứ chối bai bải. Được rồi, nó sẽ biết tay tao!
Rồi Bá liếc tôi, trách:
- Còn mày nữa! Cả mày cũng giấu tao!
Tôi chống chế:
- Tại thằng Ngữ nó dặn tao giữ bí mật cho nó. Vả lại, hồi đó khác. Hồi đó, tao chưa thấy... thương Gia Khanh.
Nói xong, bất giác tôi cảm thấy ngượng ngùng và vội vã nhìn xuống đất.
Bá đúng là một bậc sư phụ có lương tâm. Thấy tôi xấu hổ, nó không nỡ chọc quê, mà gật gù độ lượng:
- Mà thôi, chuyện cũ bỏ qua! Bây giờ tính tiếp chuyện mới!
Nghe nhắc "chuyện mới", tôi giật mình ngước lên:
- Chuyện làm t>
Quyết định xong, tôi vội vã đi tìm Bá, thằnứ chuyện gì!
Tôi lắc đầu nguầy nguậy:
- Thôi, thôi, tao không làm đâu! Tao đã nói rồi...
Sự bướng bỉnh của tôi khiến Bá nổgọng kính trên sống mũi rồi nhìn tôi chăm chăm:
- Mày nói thật hay nói chơi đó?
Tôi rụt rè đáp:
Thấy Bá giận dỗi, tôi bỗng lo sốt vó. Tôi đanht:10px;'>

- Mày muốn trở thành ca sĩ?
- Ừ.
- Lý do?
Bá hỏi tôi bằng cái giọng của công an điều tra tội phạm khiến tôi đâm ra lúng túng. Tôi ngập ngừng trả lời:
- Tại tao thấy tao có... máu văn nghệ.
Bá cười hô hố:
- i mơ trở thành thi sĩ. Tôi thèm làm Nguyễn Du, Nguyễn Bính đến cháy lòng. Tôi đã dn con gái, tôi không bao giờ nói lại. Tôi nói một tiếng, bọn chúng nói mười tiếng. Bọn chúng chuyên át giọng lũ con trai chúng tôi.
Bọn chúng nói nhiều nhưng lại thay đổi ý kiến như chong chóng, thật chẳng ra làm sao! Racine thấy rõ điều đó. Ông nói: "Họ lơ mơ, họ lưỡng lự, nói tắt một tiếng họ là đàn bà". Ông Racine giỏi ghê! Hèn gì ông nổi tiếng khắp thế giới. Ông Voltaire cũng lừng danh không thua gì ông Racine. Ông phát biểu xanh dờn: "Thượng đế chỉ tạo ra đàn bà để nhử đàn ông". Ông Voltaire nói nghe hãi quá. Nhưng tôi phục ông sát đất. Tôi đoán chắc hồi nhỏ ông cũng có một con nhỏ bạn giống hệt như con nhỏ Mỹ Hạnh ngồi kế bên tôi. Và chắc con nhỏ đó nó hành ông tơi tả nên ông mới ghét đàn bà đến thế. Hồi đó, tôi cứ đinh ninh đã "khi dể" phụ nữ như vậy, hẳn ông sẽ không lấy vợ. Sau này tôi mới biết sự thật không giống như tôi nghĩ. Mắc dù thừa biết Thượng đế tạo ra đàn bà để nhử đàn ông, ông cứ để cho vợ ông nhử ông một cách thoải mái. Không ai nhử ông, chắc ông buồn lắm! Tôi cay đắng nhủ thầm và có cảm giác mình bị phản bội, nhưng không vì vậy mà tôi vội xóa những ý tưởng tuyệt vời của ông trong cuốn sổ tay của tôi. Tôi vẫn tin vào sự đúng đắn và sáng suốt của những lời ông nói mặc dù sau đó ông lại tỏ ra ngốc nghếch như một con lừa.
Hẳn nhiên, tôi khác ông Voltaire. Ông nói, còn tôi thì làm. Gặp con gái, mặt tôi lạnh toát, mắt phủ đầy sương mù Luân Đôn. Suốt mấy năm ròng như vậy. Cho đến khi tôi sắp sửa ra thành phố học tiếp lớp mười.
Vì vậy, hôm nay nghe ba tôi dặn tôi chớ yêu đương nhăng cuội, tôi tức cười ghê. Tôi mà thèm yêu bọn con gái. Tôi chưa nuốt sống bọn chúng là còn may.
Dĩ nhiên, đó là về phía tôi. Còn bọn chúng nghĩ sao, ai mà biết được! Rất có thể bọn chúng xúm vào yêu tôi. Rất có thể bọn chúng sẽ gửi thư nặc danh tống tình tôi, hệt như bọn Mafia thường làm. Nhưng dù gì thì gì, tôi mặc xác. Tôi sẽ không thèm đáp lại tình yêu của bất kỳ một cô gái xinh đẹp nào, mặc cho cô ta khóc sướt mướt cả năm ròng. Tôi sẽ không để cho ai làm hỏng tôi, hỡi nước, xe bò và các mụ phù thủy! Tôi là một người đàn ông đã có quá nhiều kinh nghiệm về đàn bà. Năm lớp bảy, chẳng phải con quỷ Mỹ Hạnh đã "nhử" tôi một trận nhớ đời đó sao?


Chương 16

T ôi ra về lầm lũi.
Tôi đi như chạy trốn.
Khi nãy, trước vẻ mặt bàng hoàng của Gia Khanh, tôi đã không giải thích gì hết. Tôi không đủ sức lực để giải thích. Sự kiện tai ác kia đã khiến người tôi nhũn như con chi chi. Bấy giờ, tôi chỉ mong thoát thân được nhanh chóng. Nếu có phép thần thông, tôi sẽ không ngại ngần rùng mình biến thành con ruồi chui tọt qua ống khói. Nhưng tôi chẳng có tài phép gì, đành phải sượng sùng bước chân qua ngưỡng cửa.
Gia Khanh không tiễn tôi về. Nó ngồi chết dí trên ghế, vẻ mặt vẫn chưa hết kinh dị.
Tôi đi thất tha thất thểu một hồi lâu mà vẫn chưa hoàn hồn. Léonard de Vinci từng vẽ bức tranh nổi tiếng về nàng Mona Lisa không có lông mày. Năm trăm năm sau, tôi lại vẽ nàng Mona Lisa râu ria rậm rạp. Ông ta được xưng tụng là một họa sĩ thiên tài. Còn tôi hẳn được xem như một thằng điên. Ít ra là với một người. Khổ nỗi, đó lại là người tôi yêu mến nhất.
Bức "chân dung tình yêu" trên tay tôi càng lúc càng nặng chình chịch. Đã mấy lần tôi định vứt nó xuống ống cống dọc đường nhưng rồi tôi kềm lại được. Phải đem nó về làm bằng chứng tố cáo thủ phạm.
Tôi không mất nhiều thì giờ để đoán ra tên đểu cáng đó. Chính thằng Hòa lé chứ không ai khác. Trong những ngày vừa qua, chỉ có nó là thập thà thập thò lượn quanh bàn viết của tôi. Lúc nào nó cũng la cà dò xét, đôi mắt lé láo liên như một tên mật thám.
Tôi ngờ nghệch. Bá cũng ngờ nghệch nốt. Chúng tôi cứ tưởng Hòa chưa đánh hơi được điều gì. Nó lượn lờ chắc chỉ do tò mò. Nào ngờ nó biết tỏng tòng tong âm mưu của hai đứa tôi. Và chọn lúc bất ngờ nhất - khi tôi cuộn bức tranh lại chuẩn bị đem đi - nó liền hạ độc thủ. Hèn gì hồi chiều, lúc tôi và Bá nháy nhau đi ra, gặp thằng Hòa thấy nó cười cười, tôi cứ tưởng nó cười... lễ độ. Nó "lễ độ" cho đời tôi "đổ lệ", tôi ngu ngơ chẳng biết cóc khô gì. Bây giờ hay ra thì tất cả đã muộn màng.
Cứ thế, vừa đi tôi vừa ngẫm nghĩ. Càng nghĩ càng rầu. Con đường tình của tôi sao mà chông gai trắc trở quá chừng. Hết bị thi sĩ Ngu Kha đánh lén đến bị ca sĩ Hòa lé hại ngầm. May mà bên cạnh đời tôi, còn "giáo sư" Bá. Có nó ba hoa, tôi cũng đỡ buồn. Nếu không, chắc tôi phải bắt chước thằng Ngữ, suốt ngày cặm cụi làm thơ thất tình và dọa dẫm mọi người bằng cái chết tưởng tượng của mình.
Khi tôi về đến nhà, trong phòng có đủ mặt bá quan văn võ, không sót một ai. Cả bọn đang ngồi xúm xít trên giường chơi đô- mi-nô. Nếu như trước đây, tôi sẽ giấu nhẹm mọi chuyện. Tôi sợ chỗ đông người. Tôi sợ bị chọc ghẹo. Nhưng lúc này, tôi cóc cần. Đằng nào, tụi nó cũng đã biết tỏng bụng dạ tôi. Cứ tiếp tục đóng vai Tam Tạng, tôi chỉ tổ làm khổ mình.
Thoạt đầu, thấy Bá ngồi trong bọn, tôi chột dạ nhìn quanh. Tôi sợ nhỏ Hồng nấp đâu đó trong góc phòng sẽ bất thình lình nhảy xổ ra. Nhưng các góc phòng trống trơn khiến tôi an tâm.
Lúc tôi bước vào, chỉ có Nghị và Bá ngẩng lên nhìn. Thấy tôi vẫn còn cầm cuộn croquis trên tay, đôi mắt Bá lộ vẻ sửng sốt cực độ. Nó khẽ mấp máy môi nhưng không dám hỏi. Thấy vậy, tôi cố mỉm cười để trấn an Bá. Nhưng nụ cười của tôi lúc này có lẽ giống như mếu nên Bá càng tỏ ra hoang mang tợn. Nó ngồi nhấp nha nhấp nhổm như bị kiến cắn.
Nhưng tôi chẳng để ý nhiều đến chuyện đó. Dù muốn dù không, tôi cũng sẽ "nói chuyện" với thằng Hòa ngay bây giờ. Và Bá sẽ biết vì sao nó đã cất công dụ cọp lìa rừng rồi mà tặng vật của tôi vẫn quy hoàn cố chủ.
Tôi liếc sang chỗ Hòa ngồi. Từ nãy đến giờ, Ngữ và Hòa không rời mắt khỏi các quân cờ trên tay, ra vẻ ta đây đang tập trung tư tưởng ghê gớm lắm. Tôi nhìn đăm đăm khuôn mặt Hòa. Mặt nó vẫn tỉnh khô. Tuy nhiên, tôi vẫn phát hiện mép nó có nhúc nhích một tí, nửa như nghiêm trang, nửa như cười cợt. Thái độ vờ vịt của Hòa khiến bụng tôi đột ngột tức sôi lên. Và không dằn lòng được nữa, tôi hằm hè lên tiếng:
- Mày muốn cười phá lên thì cười đại cho rồi, còn mím mím làm chi cho mỏi miệng, Hòa ơi!
Cái giọng gây chiến của tôi thình lình vang lên khiến cả bọn giật mình quay lại. Hòa làm bộ ngơ ngác:
- Chuyện gì vậy Khoa?
Tôi sẵng giọng:
- Chuyện gì, mày thừa biết rồi! Đừng có giả bộ ngây thơ vô tội!
- Tao không biết thật mà!
Hòa vẫn đáp với cái giọng của một kẻ vừa từ trên trời rơi xuống. Tôi điên tiết mở tung bức tranh ra và nghiến răng hỏi:
- Vậy chứ đứa nào vẽ bậy bạ vô đây?
Cả bọn châu đầu dòm vô bức chân dung trên tay tôi và ngay lập tức đứa nào đứa nấy ôm bụng cười sặc sụa. Cả thằng Bá phe tôi cũng không nhịn được cười. Ngữ vừa quẹt nước mắt, vừa cao hứng làm thơ tức cảnh:
- Tình yêu ai nỡ chơi khăm
Lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia!
Vẻ mặt tươi hơn hớn của Ngữ càng khiến tôi nổi khùng. Tôi chỉ tay vô mặt Hòa, đanh giọng hoạnh họe:
- Chính mày quệt râu lên bức tranh phải không?
Có lẽ điệu bộ hung hăng và đằng đằng sát khí của tôi làm Hòa đâm ngán. Nó không dám thú thật:
- Đâu có! Mày vẽ bức tranh này hồi nào, tao đâu có biết!
Thấy Hòa một mực chối quanh, tôi liền nộ khí xung thiên và khác hẳn lối ăn nói nhỏ nhẹ thường ngày, tôi đột ngột quát lớn:
- Biết! Mày biết! Trong thời gian tao vẽ bức tranh này, mày lúc nào cũng quẩn quanh rình rập và chờ cho tao hớ hênh là mày ra tay ám hại. Mày là thằng đểu. Mày là đồ tiểu nhân. Hèn gì người ta bảo "nhất lé, nhì lùn..."
Tôi nói chưa dứt câu, Hòa đã hầm hầm cắt ngang:
- Thôi, thôi, mày chửi tao như vậy đủ rồi! Đúng là tao đã táy máy nguệch ngoạc vào bức tranh của mày. Tao là đồ tiểu nhân. Nhưng mày đâu có quân tử hơn tao. Mày còn gian ác hơn tao gấp một tỉ lần!
Giọng lưỡi thằng Hòa khiến tôi chưng hửng. Thật tôi chưa thấy ai tráo trở như nó. Tôi kết tội nó chưa xong, nó đã bày đặt kết tội ngược lại tôi.
- Tao làm gì mà mày kêu gian ác? - Tôi cau mặt hỏi.
Hòa hậm hực:
- Sao nhỏ Hồng biết tao gọi nó là Chung Vô Diệm? Chính mày nói với nó phải không?
Hòa nhắc lại chuyện cũ khiến tôi giật nảy người. Câu chuyện ngang trái này xảy ra từ năm ngoái, không hiểu sao Hòa lại biết và bây giờ lôi ra buộc tôi tôi. Mà nào phải tôi cố tình chơi ác nó. Lúc đó, nhỏ Hồng nó nghi tôi so sánh nó với "người đẹp" họ Chung. Để minh oan, tôi buộc phải khai ra thằng Hòa. Đó là chuyện vạn bất đắc dĩ, chứ thực bụng tôi không muốn "tố cáo" nó với nhỏ Hồng làm gì. Nhưng tình ngay mà lý gian, tôi biết có giải thích cách mấy cũng không "trôi", đành đỏ mặt ậm ừ:
- À... à... tao có nói...
Hòa gục gặc đầu, buộc tội tiếp:
- Rồi mới đây, mày lại bảo với nhỏ Hồng tao là nhà thơ K.K.K. phải không?
Lần này thì tôi giãy nảy như đỉa phải vôi:
- Bậy! Bậy! Cái vụ này thì tao không có nói à nghen!
Hòa nghiêm mặt:
- Có! Mày có nói!
Tôi nhăn nhó:
- Tao đã bảo tao không nói kia mà! Lâu nay, tao đâu có gặp nhỏ Hồng!
Hòa khịt mũi:
- Mày không nói trực tiếp với nhỏ Hồng, nhưng mày nói với thằng Bá. Thằng Bá nói lại với nó.
Trời ơi, kiểu này thì oan cho tôi quá! Tôi quay sang Bá định nhờ nó làm chứng giùm, nhưng tôi chưa kịp mở miệng cầu cứu thì Hòa đã chặn ngang họng tôi:
- Mày đừng có tìm cách chạy tội mất công! Chính nhỏ Hồng vừa ở đây về. Nó đã nói hết mọi chuyện.
Tôi trợn mắt:
- Nhỏ Hồng vừa đến đây?
- Chứ sao! Không tin, mày hỏi thằng Ngữ, thằng Nghị coi! Nó vừa mắng tao một trận tơi bời xối xả, bây giờ còn ê ẩm cả người!
Tiết lộ của Hòa khiến tôi chết điếng. Tôi tưởng thằng Bá nó dùng kế "điệu hổ ly sơn" để dụ cọp đi đâu, ai ngờ nó lại dẫn cọp về nhà gây thêm bao điều rắc rối. Tôi liếc Bá:
- Thật không mày?
Bá không trả lời có hay không. Nó chỉ cà lăm:
- Ờ... ờ...
Tôi nổi dóa:
- "Ờ, ờ" cái con khỉ! Mày nói sao mà nhỏ Hồng lại mò đến đây?
Bá liếm môi:
- Thì tao bảo là thằng Hòa mời nó đến nhà để xin lỗi về việc gọi nó là Chung Vô Diệm...
Đang nói, Bá bỗng ngập ngừng. Tôi quắc mắt:
- Vậy thôi?
Bá gãi đầu:
-... Và xin lỗi cả về việc lấy bút hiệu là K.K.K. nữa!
Tôi ngửa mặt lên trần nhà:
- Trời ơi, sao tự dưng mày bịa chuyện ra chi vậy? Mày điên rồi hả Bá?
- Chứ tao biết nói gì bây giờ? - Bá thở dài - Chỉ có bịa ra lý do đó, nhỏ Hồng nó mới chịu rời khỏi nhà. Nếu không, còn khuya mày mới đột nhập vô nổi!
Nghị nãy giờ ngồi im xem tôi và Hòa đấu võ miệng, chợt lên tiếng:
- Tình yêu nào mà không trả giá! Được cái này thì mất cái khác, Khoa ơi!
Tôi không buồn để ý đến giọng điệu châm chọc của Nghị mà quay sang Hòa, dịu giọng:
- Tao với mày coi như huề! Vì mày, tao xấu hổ với Gia Khanh. Vì tao, mày mất mặt với nhỏ Hồng. Tỉ số như vậy là 1-1, không ai nợ ai!
Tôi vừa nói dứt câu, Bá đột ngột kêu toáng:
- Mày lầm rồi, Khoa ơi! Tỉ số là 1-0 chứ không phải là 1-1! Chỉ có mày là lãnh đủ, chứ thằng Hòa thì đã rửa sạch tiếng oan! Khi nãy, thằng Ngữ đã khai tuốt tuột với nhỏ Hồng rồi. Nó bảo mày mới chính là nhà thơ K.K.K!
Tôi nghe như sét nổ ngang tai, đầu óc quay cuồng. Như vậy là thằng Ngữ cố tình hại tôi đến chết. Chính nó đã nhẫn tâm thêm một chữ K. vào bút hiệu K.K. của tôi, rồi bây giờ cũng chính nó khai "lý lịch" của tôi trước mặt nhỏ Hồng. Ai chứ nhỏ Hồng thì nó tin ngay. Đời nào nó quên chuyện tôi "khen" nước da của nó.
Tôi quay sang Ngữ, mặt tím lại, mắt long sòng sọc. Nhưng Ngữ đã ngó lơ chỗ khác. Tôi thấy nó mím môi lại, chắc là nó nén cười.
Chẳng biết làm sao, tôi đành gắt gỏng với Bá:
- Mày có mặt ở đó, sao không lên tiếng thanh minh cho tao?
- Thanh minh gì bây giờ?
- Thì mày bảo cho nhỏ Hồng biết bút hiệu của tao chỉ có hai chữ K. mà thôi. Chính thằng Ngữ mới là thủ phạm của chữ K. thứ ba!
Bá nhún vai:
- Thôi đi mày ơi! Tao mà tố nó, nó nổi điên, nó tố lại chuyện tụi mình ăn cắp thơ người khác để tặng cho Gia Khanh, có nước mình chui xuống đất mình ở!
Bá nói đúng. Nó là "giáo sư", hèn gì nó chín chắn hơn tôi. Tốt nhất không nên đụng vào Ngữ. Chọc vào nó chẳng khác gì chọc vào tổ kiến lửa. Nó mà khùng lên, nó bò ra nó cắn sưng mày sưng mặt, chẳng biết đường nào mà đỡ. Nhất là lúc này nó đang rầu rĩ về chuyện con chim xứ lạ không chịu đáp lại tình yêu của nó, mặc dù tháng nào nó cũng đăng một bài thơ trên báo thay cho công văn nhắc nhở.
Tính tới tính lui, tôi buồn bã nhận thấy chẳng có cách nào hay hơn là "ngậm bồ hòn làm ngọt". Đã chấp nhận "yêu" là chấp nhận... thương đau và sẵn sàng chịu đựng phong ba bão táp. "Thù trong" có Ngữ, Nghị, Hòa, "giặc ngoài" có nhỏ Hồng chằn lửa, tôi không đứng vững, tụi nó sẽ nhảy xổ vào "xé xác" tôi làm trăm mảnh. Nghị đã nhận định ngay từ đầu "Sao chổi Halley xuất hiện! Huynh đệ tương tàn!". Mà các huynh ơi, các huynh cứ đua nhau giở toàn đòn độc, chắc đời đệ tàn trước mất thôi! Tôi kết thúc những sự kiện ưu buồn ngày hôm đó bằng một lời than van ai oán. Ở chốn nào, Gia Khanh có nghe thấy tâm sự của tôi không?

Xem Tiếp: Chương 17

Truyện Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21
Truyện Cùng Tác Giả Ba Lô Màu Xanh Khổ sở hơn nữa là tôi phải vừa vẽ vừa giấu. Tình địch của tôi đầy rẫy chung quanh. Thằng Ngữ, thằng Nghị, thằng Hòa, đứa nào cũng sẵn sàng làm hỏng công trình của tôi nếu chúng biết tôi lợi dụng "hoa tay" để mong chiếm đoạt sao chổi Halley làm của riêng.
Tôi đặt cuốn sách mở sẵn bên cạnh, vừa quẹt cọ vừa liếc chừng về phía cửa ra vào. Hễ có bóng người thấp thoáng là tôi vội vàng kéo cuốn sách chặn lên tờ croquis và giả vờ chăm chú đọc, ra vẻ ta đây là con mọt sách. Bằng kế sách đó, tôi đã thoát hiểm nhiều lần. Tôi lừa thằng Nghị và thằng Ngữ như lừa con nít. Mỗi lần bị tôi cho vào xiếc, hai tên khờ đó chỉ biết trố mắt xuýt xoa:
- Bộ mày định giành chức "giáo sư" của thằng Bá sao mà suốt ngày cứ ngồi ôm cứng cuốn sách vậy Khoa!
Những lúc đó, tôi chỉ cười, mắt vẫn không rời trang sách. Thấy tôi muốn đuổi khéo, Ngữ và Nghị lạng tới lạng lui một hồi rồi chuồn mất.
Trong bọn, chỉ có thằng Hòa là cứng cổ nhất. Nó lảng vảng quanh tôi hàng giờ, đuổi cách gì cũng không đi. Nó hỏi tôi làm gì đó. Tôi nói tôi đang đọc sách. Nó rủ tôi đi đánh billard. Tôi bảo tôi bận. Gặp Ngữ hoặc Nghị, nghe tôi nói vậy, chúng đã bỏ đi rồi. Thằng Hòa khác. Không những không bỏ đi mà nó còn sà lại bên tôi và giương cặp mắt lé lên, hỏi:
- Mày đọc cuốn gì vậy? Đưa tao mượn chút coi!
Tôi gắt:
- Không có mượn gì hết! Tao đang đọc!
Nhưng Hòa dai như đỉa đói. Nó tiếp tục lẵng nhẵng:
- Tao chỉ coi cái tựa thôi. Rồi trả liền.
Tôi khịt mũi:
- Cái tựa có gì mà coi! Đây là cuốn "Gió đầu mùa" của Thạch Lam.
- Ôi, cuốn "Gió đầu mùa" hả? - Hòa kêu lên - Tao thích cuốn này lắm! Đưa tao mượn chút đi!
Tôi tức muốn nổ đom đóm mắt. Chưa bao giờ tôi thấy thằng Hòa dễ ghét như lúc này. Nó có vẻ muốn đeo dính lấy tôi cho đến chừng nào tôi chịu hết nổi phải lấy bức chân dung tình yêu ra dâng cho nó. Tôi vừa cáu kỉnh lại vừa lo âu, chưa biết phải làm thế nào để tống cổ tên ca sĩ nhiều chuyện này ra cửa thì may sao "quới nhơn" kịp thời xuất hiện.
Bá thò đầu vào phòng và chỉ cần nhìn thoáng qua một cái, nó đã hiểu ngay tình huống gay cấn của tôi. Sau khi nháy mắt với tôi, Bá can thiệp liền. Nó kêu:
- Hòa ơi Hòa!
Hòa quay phắt lại.
- Đi chơi đi! - Bá tiếp tục dụ.
- Chơi đâu?
- Đi đánh billard! Hai ly cà phê, bốn điếu thuốc! Như hôm qua, dám không?
Hòa bị đòn khích tướng của Bá đánh ngay yếu huyệt. Nó quên phắt gió đầu mùa với gió cuối mùa. Mà quày quả đi theo Bá, vừa đi vừa nghiến răng trèo trẹo:
- Hôm qua, tao "khóa sổ" trước mà cuối cùng lại thua, tức ơi là tức!
Hòa la tức. Nhưng nếu nó biết mình đang bị Bá dùng kế "điệu hổ ly sơn" để bẩy ra khỏi "khu vực nguy hiểm", nó còn tức gấp một tỉ lần.
Nhưng dù sao thì sự xuất hiện thình lình của những ông bạn quý hóa này vẫn không ngăn cản tôi thực hiện ý định của mình. Từng ngày, từng ngày, khuôn mặt của Gia Khanh càng hiện rõ trên giấy. Đôi mắt của nó trở nên lung linh và sinh động hơn. Đôi mắt đó âu yếm nhìn tôi như muốn nói: "Hỡi chàng Picasso của lòng em, chàng vẽ đẹp như thế, em không yêu chàng thì còn biết yêu ai". Những lúc đó, tôi phải nhắm mắt lại để nghe cái âm thanh tưởng tượng kia ngân nga trong lòng như hồi chuông mùa thánh lễ.
Cho đến khi Bá đứng gật gù trước bức tranh của tôi thì tôi mới thực sự tin rằng nó đã hoàn chỉnh. Bá ngắm nghía một hồi rồi buột miệng khen:
- Đẹp lắm!
Tôi hồi hộp hỏi:
- Nhưng có giống không?
- Giống hệt! - Rồi Bá tặc lưỡi nói tiếp - Khi nhìn thấy bức tranh này, chắc chắn Gia Khanh không nỡ nào từ chối tình cảm của mày. Bởi vì phải yêu Gia Khanh ghê lắm, mày mới có thể vẽ được một bức tranh tuyệt vời như vậy. Gia Khanh thừa thông minh để hiểu điều đó.
Thật tôi chưa thấy đứa nào tốt với bạn như Bá. Nó ba hoa một hồi, tôi tưởng như mình đang ở trên thiên đường. Tôi tưởng Gia Khanh sắp sửa ôm chầm lấy tôi tới nơi. Tôi phải lim dim mắt cho lòng dịu lại và trong trạng thái bềnh bồng đó, tôi nghe rõ ràng tiếng Gia Khanh thủ thỉ bên tai "Hỡi chàng Picasso của lòng em...". Và dĩ nhiên, một khi Gia Khanh thì thào êm ái như vậy, tôi không ngu gì mở mắt ra vội.
"Giáo sư" Bá thông minh thì thông minh thật nhưng đôi lúc nó lại cao hứng chứng minh là nó cũng có thể ngu hơn bò. Như lúc này chẳng hạn, nó thô bạo phá ngang giấc mộng của tôi:
- Mở mắt ra mày! Làm gì nhắm tịt lại vậy?
Tôi mở mắt ra. Và cau có vặc lại:
- Tao mở mắt hay nhắm mắt kệ tao, việc gì đến mày!
- Ơ, thằng này lạ! Mày phải mở mắt ra mới viết được chứ!
Tôi ngơ ngác:
- Viết gì?
- Thì viết "phụ đề" cho bức tranh "chân dung tình yêu". Mày quên rồi sao?
- À!
Tôi sực nhớ ra và lật đật bước lại gần bàn, cầm lên cây viết. Trong một thoáng, tôi đã kẻ xong dòng chữ đầy ý nghĩa đó bên dưới bức tranh.
Bá đứng ngoài xoa tay:
- Thế là xong! Bây giờ mày có thể gửi tặng em được rồi!
Đến giờ phút này tôi mới cảm thấy lúng túng. Tôi nhìn Bá:
- Gửi cách sao?
Bá nhún vai:
- Thì gửi chứ gửi cách sao! Giống như mày gửi bài cho thằng Ngữ vậy! Bê bức tranh đến trước mặt em, chìa ra và nói: "Anh xin tặng em, trái tim thổn thức của anh!".
- Thôi đi mày! Chuyện nghiêm túc mà mày cứ đùa hoài!
Bá tủm tỉm:
- Thật chứ đùa gì! Mày phải đích thân mang tặng phẩm đến cho em! Đừng có hòng nhờ tao!
Bá biết tỏng ruột gan tôi. Nghĩ đến chuyện giáp mặt Gia Khanh, tôi đã phát rét. Nhưng tôi chưa kịp mở miệng nhờ Bá, nó đã vội vã lên tiếng từ chối trước. Tôi thở một hơi dài thườn thượt:
- Tự dưng tao thấy ngại quá!
- Đừng ngại! - Bá động viên - Ngại là không làm được điều gì hết. Trong tình yêu cần phải dũng cảm. Chúa đã phán "Cứ gõ, cửa sẽ mở". Ông bà mình cũng nói "Không vào hang cọp sao bắt được cọp con". Chẳng lẽ ông bà lại đi xúi dại cháu chắt? Mà Gia Khanh đâu phải là cọp. Nó chỉ là con nai vàng, dễ bắt hơn cọp gấp một ngàn lần!
Bá bắt đầu rao giảng. Mặc dù không thực sự tin tưởng vào những lời lẽ của nó, tôi cũng chẳng còn cách nào khác hơn. Tôi phải đến gặp "đương sự" thôi. Bá nói có phần đúng. Nhát cáy chẳng làm nên cơm cháo gì, chỉ tổ tạo điều kiện cho tụi thằng Nghị, thằng Hòa bóp còi qua mặt. Tôi phải đưa. Nhưng đưa ở đâu?
- Chẳng lẽ tao mang bức tranh đến lớp? - Tôi nhìn Bá, giọng đắn đo.
Bá thản nhiên:
- Thì mang đến lớp chứ sao!
- Tao không dám đâu! - Tôi rụt vai - Ở lớp có bao nhiêu là đứa! Hàng trăm cặp mắt nhòm vào, chắc tao xỉu!
Bá tặc lưỡi:
- Không dám đưa tại lớp thì đưa tại nhà.
- Nhà ai?
- Thì nhà Gia Khanh chứ nhà ai! Chẳng lẽ dụ nó về nhà tụi mình?
Tôi chớp mắt:
- Mày biết nhà nó không?
- Không biết! Nhưng muốn biết thì dễ thôi! Nội trong ngày mai tao sẽ điều tra ra địa chỉ của nó giùm mày!
Trưa hôm sau, vừa tan học ra, tôi ôm cặp đi thẳng về nhà. Bá không về cùng tôi. Nó phóng xe đạp đi làm nhiệm vụ.
Nửa tiếng đồng hồ sau nó mới ló mặt vô phòng. Vừa nhìn thấy tôi, nó vung tay hét toáng:
- Ơ-rê-ka! Ơ-rê-ka!
Tôi đưa ngón tay lên miệng "suỵt" khẽ:
- Nhỏ nhỏ mày!
Bá cười hề hề:
- Tụi nó đang ngồi đấu láo ở nhà trước, chẳng nghe thấy gì đâu! - Mặc dù nói vậy, Bá vẫn cảnh giác hạ giọng - Em trọ ở số nhà 45/27 đường Huỳnh Thúc Kháng.
Tôi vội vã lấy viết ra ghi địa chỉ trên vào sổ tay cho khỏi quên. Đợi cho tôi viết xong, Bá nhăn nhở thông báo tiếp:
- Nhưng em không ở một mình.
Tôi hồn nhiên:
- Tất nhiên rồi! Gia Khanh phải ở chung với gia đình người ta chứ!
Bá ỡm ờ:
- Nhưng gia đình đó có một đứa cũng học chung lớp mình.
Tiết lộ của Bá khiến tôi lo ngay ngáy. Gia Khanh ở một mình, tôi còn hy vọng lui tới "làm quen", chứ nếu có thêm một đứa nữa bên cạnh, chắc tôi không bao giờ dám bén mảng tới đó.
Tôi buồn bã hỏi:
- Đứa nào vậy?
Bá không trả lời ngay. Nó móc túi lấy ra một viên thuốc trăng trắng đưa tôi:
- Mày uống thuốc đi đã!
Tôi trố mắt:
- Sao tự dưng mày kêu tao uống thuốc? Tao có bệnh hoạn gì đâu?
Bá vẫn không rụt tay về:
- Thì mày cứ uống đi!
Tôi tò mò nhìn viên thuốc trên tay Bá:
- Thuốc gì vậy?
- Thuốc an thần.
Tôi kêu lên:
- Tao uống thuốc an thần làm gì?
Bá nghiêm trang:
- Uống để nghe tao nói tên cái đứa ở chung với Gia Khanh chứ chi! Mày không uống, tao nói ra, mày xỉu ráng chịu à nghen!
Vừa lo vừa bực, tôi gạt tay Bá ra, giọng cáu kỉnh:
- Tao xỉu kệ tao! Mày nói đi! Đứa ác ôn nào vậy?
Bá dang hai tay, kéo dài giọng:
- Thì người yêu cũ của mày chứ ai!
- Con Hồng "chà-và"?
Tôi kêu lên thảng thốt. Và trong một thoáng, tôi cảm thấy đất trời như đảo lộn. Trời ơi là trời, sao Gia Khanh nó không ở trọ nhà ai mà nhè ngay nhà nhỏ Hồng nó ở! Nó ở đó khác nào ở trong pháo đài bằng thép, văn thơ nhạc họa nào mà công phá nổi, Bá ơi! Trong cơn tuyệt vọng não nề đó, tôi bất giác nhớ đến bài hát "cảm cúm" mà trước đây Hòa lé hát ghẹo tôi "Thôi là hết, chia ly từ đây. Tình duyên mình chỉ bấy nhiêu thôi. Còn mơ gì hình bóng xa xôi...". Đúng, kể từ khi phát hiện ra căn nhà trọ của Gia Khanh, tôi cảm thấy nó trở nên xa xôi diệu vợi mặc dù trong lớp nó vẫn ngồi ngay trước mặt tôi. Ngạn ngữ Pháp có câu "Anh hãy cho tôi biết bạn anh là ai, tôi sẽ nói anh là người như thế nào". Trường hợp của tôi cũng na ná như vậy, chỉ khác một tí ti "Em hãy cho tôi biết em ở trọ nhà ai, tôi sẽ nói chuyện tình của chúng mình như thế nào". Cứ nghĩ đến chuyện nhỏ Hồng nó thù tôi, nó đem cái chuyện "thương chơi" của tôi năm ngoái nó kể hết với Gia Khanh, tôi đã toát mồ hôi hột. Mà nhỏ Hồng thì có tới cả trăm lý do để thù tôi. Nội cái chuyện tôi "khen" nước da của nó giống giấy các-bon cũng đủ để nó căm tôi suốt đời rồi. Nó mà biết tôi chính là nhà thơ phân biệt chủng tộc K.K.K. nữa, chắc nó lột da tôi làm quai dép xỏ chơi cho bỏ ghét!
Càng nghĩ ngợi, tôi càng chán nản. Tôi buông phịch người xuống giường, mặt mày như đưa đám.
Bá lặng lẽ quan sát tôi nãy giờ, bây giờ mới lên tiếng "hỏi thăm sức khỏe":
- Sắp xỉu chưa "em"? "Anh" đã cảnh cáo trước rồi, ai bảo "em" không chịu nghe?
Đang rầu rĩ, tôi đâm sẵng giọng:
- Anh em cái con khỉ! Dẹp mày đi!
- Ơ, giận cá chém thớt, lạ chưa kìa! - Bá nheo nheo mắt - Mày có dẹp thì mày dẹp thằng Ngữ chứ mắc mớ chi dẹp tao! Chính thằng Ngữ xúi mày yêu nhỏ Hồng chứ ai!
Bá có lý. Những điều nó nói khiến lòng tôi dần dần bình tĩnh lại. Tôi không nổi điên vô cớ nữa. Tôi cũng thôi quạu quọ. Nhưng tôi vẫn cứ buồn. Tôi nói với Bá, giọng xụi lơ:
- Bây giờ để bức tranh ở đâu?
- Sao lại để ở đâu? - Bá tròn mắt - Bộ mày không định tặng cho Gia Khanh nữa hả?
- Tặng sao được mà tặng! - Tôi thiểu não đáp - Nó là con nai, nhưng lại ở trọ trong hang cọp, làm sao lọt vào được mà tặng với biếu!
Bá vỗ vai tôi:
- Đừng bi quan! Phải nghĩ ra kế chứ!
Tôi thở dài:
- Thì mày nghĩ đi!
Bá gõ tay lên trán:
- Được rồi! Đợi tao chút!
Bá trầm ngâm một hồi rồi nói:
- Bây giờ mình phải áp dụng cái mưu kế mà tao từng thí nghiệm với thằng Hòa!
- Kế gì vậy?
Bá trầm giọng:
- Điệu hổ ly sơn! Dụ cọp lìa rừng!
Tôi gật gù:
- Tức là mày định dụ nhỏ Hồng ra khỏi nhà?
- Đúng vậy! Đầu óc mày nói chung cũng không đến nỗi ngốc lắm! Tao sẽ lừa nhỏ Hồng ra ngoài cho mày lẻn vào gặp người yêu, được chưa?
Bá hỏi "được chưa" là thừa. Tôi như người té sông, uống nước đầy bụng, tưởng đi chầu hà bá tới nơi, tự dưng được nó ném cho một cái phao, dù là phao dỏm, tôi cũng phải cố sức níu lấy. Chỉ có điều tôi không biết cái phao của Bá có đưa tôi cặp bến tình yêu nổi không. Hay là nó dụ cọp ra ngoài, lừa cho tôi vào hang xong, nó thả cọp quay trở lại cắn cổ tôi. Nghĩ tới chuyện xui xẻo đó, thốt nhiên tôi rùng mình, mặc dù tôi không tin Bá sẽ dành cho tôi ngón đòn chết người đó. Mày chứ đâu phải thằng Ngữ mà nỡ hại tao phải không Bá ơi!
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: mickey
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

--!!tach_noi_dung!!--
Chương 13
--!!tach_noi_dung!!--
Chương 15
--!!tach_noi_dung!!-- ---~~~mucluc~~~---