CHƯƠNG 6

Chí Tường nằm ngửa trên giường, đôi mắt mở thật to, nhìn trừng trừng lên phần trần nhà trước mắt. Trên trần nhà có một vết nước loang lỗ, giống như hình một đầu người mình sư tử, chàng đã nhìn vết nước đó, suốt hơn ba tiếng đồng hồ rồi!
Chí Viễn ngồi bên cạnh giường, hút thuốc liên miên, nguyên cả căn phòng bao phủ một lớp khói mờ mờ, chiếc gạt tàn thuốc trên bàn học, cũng đã chất đầy tàn thuốc lá. Cả hai anh em, một người ngồi đó, một người nằm kia, người nào cũng mãi lo suy nghĩ về tâm sự của mình.
Cuối cùng, Chí Viễn phá tan bầu không khí im lặng, giọng nói chàng khàn đục, tâm tình kích động:
- Chí Tường, em có thể nào hào sảng một chút không? Đàn ông con trai, đại trượng phu sống trong trời đất, có thể co có thể giãn! Anh không lấy chuyện làm công nhân là buồn khổ, thế mà sao em lại giống như là đến ngày tận thế vậy? Em phải hăng hái lên dùm anh một chút, vui vẻ một chút, được không? Nếu như em vẫn còn cứ cú rủ co ro như thế, thì anh thật sự nổi giận đó nhé, anh nói cho em biết! Anh thật sự nổi giận bây giờ à!
Chí Tường từ trên giường ngồi phắt dậy, nhìn trừng trừng vào Chí Viễn:
- Anh Hai, em nghĩ ra rồi!
- Nghĩ ra cái gì?
- Ngày mai, em sẽ đến trường xin nghĩ học, đi tìm một công việc làm, cả hai anh em mình hợp sức làm việc, kiếm tiền gửi về cho ba mẹ, trả hết phần nợ đang có, sau đó, em đi làm, anh tiếp tục học phần thanh nhạc dang dở của anh, vì em hãy còn trẻ, còn rất nhiều thời gian...
Gương mặt của Chí Viễn trở nên đỏ gấc, chàng giận dữ đập tay xuống bàn nghe đánh bốp một cái, chàng đã thật sự nổi giận, đôi mắt chàng chứa đầy lửa bừng bừng, tròng trắng mắt nổi đầy gân đỏ:
- Nói bậy! Đừng bao giờ nhắc đến chuyện thanh nhạc của anh nữa, Nếu như anh có thực tài, có thể học được thành công, thì anh đã trở thành nhà thanh nhạc từ lâu rồi!
Chí Viễn tiếp:
- Anh nói cho em biết, Chí Tường, em đã buộc anh phải nói ra sự thật phủ phàng, anh coi như đã xong rồi, anh không còn là một thiên tài mang đầy hùng tâm tráng khí của tám năm về trước nữa! Từ lâu, anh đã không còn gì nữa cả, từ lâu, anh đã chỉ là một vật phế thải! Trước khi em đến đây, anh không hề biết rằng cuộc đời của mình còn có một ý nghĩa gì? Từ lúc em đến đây, trẻ tuổi, ưu tú, mang đầy hoài bão... anh lại hình như thấy được hình ảnh của mình tám năm về trước, anh mới coi như sống lại thêm một lần nữa! Từ nhỏ, ai cũng đều nói em là hình ảnh của anh, nếu như em đã là hình ảnh của anh, thì những gì anh không làm được, em phải làm hộ cho anh, những gì anh đã thất bại, em phải làm cho thành công, những gì anh bỏ dở dang nửa đường, em phải hoàn thành nó! Chỉ cần anh có thể vun bồi cho em, giúp em đi đến thành công, thì coi như anh đã không sống thừa, cuộc đời của anh cũng sẽ có giá trị hơn! Em biết không? Em hiểu không?
Chí Tường ngạc nhiên, nhíu mày nhìn Chí Viễn, không hiểu, chàng lớn tiếng nói:
- Em không biết, em không hiểu! Tại sao anh lại buông rơi hy vọng của mình? Tại sao anh lại đem hy vọng của anh đặt vào em chứ? Anh không hề có lý một chút nào cả!
Chí Viễn chụp ngay vào bờ vai của Chí Tường, kêu lên thật to:
- Hãy nhìn anh xem! Anh đã ba mươi hai tuổi rồi! Chưa bao giờ có một nhà thanh nhạc nào bắt đầu ở tuổi ba mươi hai! Em hãy còn trẻ, những bức họa của em đã được học viện nghệ thuật công nhận, em sẽ trở thành một nhà nghệ thuật vĩ đại! Nếu như bây giờ em đi làm công, em sẽ trở thành giống như anh...
Chí Tường chỉ lắc đầu quầy quậy:
- Em không cần biết! Em không thể dùng những đồng tiền anh đi làm công nhân cực khổ, để đi học trong cái trường nghệ thuật đắt tiền như vậy được! Thà rằng em không thành một thứ gì hết, chứ cũng không muốn đi học ở cái trường đắt như quỷ đó nữa! Cho dù anh có nói như thế nào đi nữa, ngày mai em cũng sẽ đến trường xin thôi học...
Chí Viễn dùng sức nhấc Chí Tường dậy, nhìn trừng trừng vào mắt của chàng, giọng chàng rít ra từ kẻ răng:
- Em có chịu nói chuyện cho đúng lý hay không?
- Dĩ nhiên là em nói chuyện đúng lý! Và cũng vì muốn cho đúng lý, nên em mới không thể tiếp tục học nữa!
Giọng của Chí Viễn, trầm thấp nhưng chứa đầy sức mạnh, ánh mắt chàng nhìn Chí Tường hừng hực lửa:
- Em muốn cho cha mẹ ôm hận suốt đời hay sao? Anh đã coi như bỏ đi rồi, em cũng muốn mình bị hủy diệt hay sao? Chí Tường, hãy dùng lý trí của em một chút, suy nghĩ cho kỷ một chút, hãy để cho hai đứa con thiên tài của ba mẹ, dù sao cũng phải có một đứa học được thành tài chứ! Ba mẹ có một đứa con đi làm công nhân ở ngoại quốc là đủ rồi, chẳng lẽ cả hai đứa đều cùng đi làm công nhân cả sao?
Giọng nói của Chí Viễn, đau đớn biết mấy, thành khẩn biết mấy, điều đó làm cho Chí Tường bị đánh ngã hoàn toàn. Chàng nhìn anh mình, nói không nên lời, đôi chân mày chau lại, đau khổ. Chí Viễn từ từ buông chàng ra, từ từ đứng dậy, đi vòng vòng trong phòng, từng vòng, rồi lại từng vòng. Chí Tường dùng tay chống cằm, đầu óc chàng là cả một phiến rối loạn, trái tim chàng vừa chua xót, vừa đau khổ, vừa đắng cay. Một lúc sau, chàng mới nói lên một câu thật thống thiết:
- Anh làm công, em đi học, anh bảo em làm sao học cho nổi?
Chí Viễn dừng lại trước mặt chàng, nói bằng một giọng sôi nổi:
- Em sẽ học nổi! Nhất định là em sẽ học nổi! Nếu như em vẫn còn sự kính trọng và sùng bái thằng anh này của em như khi xưa, nếu như em không vì anh là một người công nhân mà coi thường anh, thì, em hãy vì anh mà tiếp tỨc Hoa, anh Hai nhất định không cho tôi đến ca kịch viện, cô có thể nào nói cho tôi biết, anh ấy diễn vai trò gì trong những vở kịch ở kịch viện không? Tôi đến đây hơn một tháng rồi, mà chưa bao giờ nghe anh ấy luyện giọng cả! Tôi còn nhớ, trước khi anh ấy xuất ngoại, ngày nào cũng phải luyện giọng hết, dĩ nhiên, cũng có thể là những khi tôi đã đi học, anh ấy mới luyện giọng!
Chiếc đầu của Ức Hoa vẫn cúi thấp xuống, nàng không nói chuyện, cũng không ngửng đầu lên, những động tác ở ngón tay hơi dừng lại một chút, sau đó lại may nhanh hơn.
Ông Cao đi vào, trên người ông quấn chiếc khăn quấn ngang eo bằng da, ông lấy một bó dây da, một mặt đi trở ra ngoài, một mặt nói với Chí Tường:
- Cậu không biết gì nhiều về ca kịch viện ở đây đâu, La Mã có hai ca kịch viện, một cái là La Mã ca kịch viện, một cái là Lộ Thiên ca kịch viện - ở ngoài trời. Ca kịch viện cũng có mùa, chứ không phải đêm nào cũng có đâu. Những người Đông Phương chúng ta, có thể hát hòa âm ở những vở kịch hát trong ca kịch viện, có thể nói là hay lắm rồi đấy!
Ông quay người đi ra phía ngoài, tiếp theo đó, là tiếng những sợi dây da kéo nghe sột soạt vang lên.
Chí Tường cảm thấy hơi có chút rối loạn, hai ca kịch viện, như vậy, Chí Viễn làm việc ở ca kịch viện nào? Đầu óc chàng càng lúc càng rối rắm.
Ức Hoa đứng dậy, rót thêm cho Chí Tường một ly café. Ánh mắt nàng lặng lẽ, nhìn Chí Tường như nài nỉ, nàng thấp giọng nói thật nhỏ:
- Anh giúp tôi một chuyện được không?
- Chuyện gì?
- Đừng nên đem những gì chúng ta nói đêm nay kể lại cho anh ấy nghe! Đừng nên hỏi anh ấy! Đừng nên hỏi anh ấy điều gì hết!
Chàng chú ý nhìn Ức Hoa, lần đầu tiên chàng phát hiện ra đôi mắt của Ức Hoa vừa đen, vừa sâu, và cũng vô cùng quyến rũ.
- Nói cho tôi biết, anh ấy làm việc ở ca kịch viện nào?
Giọng của Ức Hoa thật nhẹ:
- Mùa của ca kịch viện lộ thiên là từ tháng bảy đến tháng chín, bắt đầu từ mùa thu, thì ở La Mã ca kịch viện. Nhưng mà, đừng nên đi tìm anh ấy! Đừng bao giờ đi tìm anh ấy, anh sẽ làm tổn thương tự ái của anh ấy đấy!
Đêm đó, chàng bị mất ngủ. Nằm trên giường, chàng nhìn thẳng lên trần nhà, ngẩn ngơ suy nghĩ, không có cách chi chìm vào giấc ngủ. Mãi cho đến khi Chí Viễn trở về.
Đi vào phòng ngủ, Chí Viễn nhìn thấy chàng vẫn còn thức, có hơi kinh ngạc.
- Sao? Chưa ngủ sao?
Chàng nói bằng một giọng buồn bực:
- Ngủ không được!
Chí Viễn cởi chiếc áo khoác ngoài ra, mùa thu của La Mã, đã có chút hơi lạnh gây gây, nhất là đêm khuya, khí hậu tương đối thấp.
- Nhớ nhà hử? Có phải ba mẹ có thư đến không?
- Hôm nay không có!
Chàng nhìn Chí Viễn, trên áo sơ mi của anh ấy có dấu vết của đất bùn, trên mặt cũng có, anh ấy đóng vai gì trong vở kịch? Hát hòa âm? Chàng nhìn trừng trừng vào vầng trán của Chí Viễn. Trên đó, đã có những nếp nhăn. Hát hòa âm? Thậm chí không phải là vai phụ, không phải vai phụ của vai phụ, không phải một người diễn kịch, mà chỉ là một người trong đám người hát hòa âm? Như vậy, nét mệt mỏi trên gương mặt của anh ấy là sự mệt mỏi về tinh thần? Tám năm! Tám năm học tập cực khổ, để chỉ được là một người hát "hòa âm"?
Chí Viễn kéo chiếc ghế, ngồi bên cạnh giường chàng, chăm chú nhìn thẳng vào chàng, nghiên cứu:
- Sao vậy? Trông em như đang có tâm sự gì đó!...
Đột nhiên đôi chân mày của Chí Viễn nhướng lên, đôi mắt sáng rực lên:
-... Để anh đoán xem nhé! Khi một người đàn ông mất ngủ, thì chỉ có thể vì một chuyện... phải Ức Hoa không? Mấy lúc gần đây, giữa hai đứa em đã có chút tiến triển gì rồi phải không?
Chí Viễn đốt lên một điếu thuốc, mỉm cười nhìn chàng chăm chú. Chàng hơi ngẩn người ra, lẩm bẩm trong miệng:
- Ức Hoa? Ức Hoa là một cô gái rất tốt!
Chí Viễn đưa tay đấm lên nệm giường một cách phấn khởi:
- Anh đã nói với em từ lâu rồi mà! Thằng anh của em không gạt em đâu! Ánh mắt của thằng anh em bao giờ cũng hơn hẳn những người khác! Thằng anh em chọn bạn gái cho em bao giờ cũng không sai mà! Nói cho anh biết, sự tiến triển của các em ra sao rồi?
Chàng lơ đễnh hỏi:
- Sự tiến triển gì? Đâu có tiến triển gì.
Chí Viễn hơi nhíu mày:
- Nói cái gì vậy? Anh nói cho em nghe, Chí Tường, đối với những người con gái như Ức Hoa, em cần phải nhẫn nại một chút mới được, cô ấy là một người rất trầm lặng, rất kín đáo, không giống như những đứa con gái người Ý, ngày thứ nhất gặp mặt, ngày thứ hai đã có thể nồng nàn hơn lửa. Do đó, em phải nhẫn nại, dẫn cô ấy ra ngoài đi chơi, La Mã là vùng đất nói chuyện ái tình hạng nhất thế giới... thật mà, có phải mỗi đêm em đều dẫn cô ấy đi chơi không?
- Chưa bao giờ!
Chí Viễn kêu lên kinh ngạc:
- Chưa bao giờ? Em thật là một thằng ngố! Hoàng hôn của thành phố La Mã, xe ngựa, mặt trời lặn, trăng lên... em hoàn toàn không hề lợi dụng hay sao? Vậy mỗi đêm em ở nhà cô ấy làm gì?
- Nói chuyện.
- Nói chuyện gì?
Chí Tường nhìn Chí Viễn chăm chú, chàng buột miệng nói:
- Nói chuyện về anh!
Chí Viễn hơi ngẩn người, nhìn trừng trừng vào Chí Tường. Chí Tường nhìn chàng, chầm chậm lắc đầu:
- Anh Hai, anh đang làm một việc phí sức mà thôi! Thật sự mà nói, em không hề có ý theo đuổi Ức Hoa! Nếu không, em sẽ không bao giờ bỏ phí mặt trời lặn và hoàng hôn của La Mã đâu!
- Chí Tường, em đừng có ngố như thế!
Chí Tường lăn người qua, đưa mặt vào vách tường, nói một cách lặng lẽ:
- Em không ngố đâu! Nếu như trong hai anh em chúng ta có người ngố, thì người đó tuyệt đối không phải là em!
Và như thế, bây giờ đến lượt Chí Viễn mất ngủ!
Đêm hôm sau, khi Chí Tường về đến nhà, chàng nhìn thấy trên chiếc bàn học trong phòng có một tờ giấy nhỏ của Chí Viễn để lại cho chàng, trên đó viết rằng:
"Chí Tường: Đừng nên bỏ qua những ngày tháng tốt đẹp nhất của cuộc đời, trời đêm mùa Thu của La Mã có rất nhiều thi vị, em làm ơn mời nàng đi dạo bằng xe ngựa, hoặc dẫn nàng đi ngồi ngắm phố ở quán café lề đường. Trên bàn có 5000 lire, em cầm đi mà tiêu dùng."
Chàng nhìn 5000 lire trên bàn, nhìn tấm giấy nhỏ của Chí Viễn. Ngó bộ, Chí Viễn ngỡ chàng không mời Ức Hoa đi chơi, là tại vì không có tiền. Tiền! Đúng vậy, chàng không có nhiều tiền, thế nhưng, chàng cũng không bao giờ thiếu tiền xài, mỗi lần, cứ cách một khoảng thời gian vừa phải, Chí Viễn lại để một số tiền vào trong túi áo chàng! Tiền! Một người hát hòa âm có thể kiếm được bao nhiêu một tháng? Mỗi ngày vào buổi chiều, anh ấy lại làm thêm công việc gì? Chàng ngồi đó ngẩn ngơ, trầm tư nghĩ ngợi.
Chiếc đồng hồ nhỏ trên bàn chỉ mười giờ, mười giờ tối! Ca kịch viện hẳn là vô cùng náo nhiệt? Ca kịch viện La Mã lúc nào cũng đầy ắp người là người, vé vào cửa cũng đắt kinh hồn! Đột nhiên, chàng cảm thấy một thoáng bốc đồng, chộp lấy 5000 lire trên bàn, chàng quơ vội chiếc áo khoác, xông ra phía ngoài cửa, chạy xuống dưới đường.
Gọi một chiếc taxi, chàng đi thẳng đến La Mã ca kịch viện.
Chỗ bán vé đã đóng cửa, người nhân viên đứng trước cửa rạp bảo chàng ngày mai hãy đến. Ngày mai, có thể ngày mai chàng sẽ không còn can đảm để đến đây nữa. Chàng đi tới đi lui, đi lui đi tới trước cửa rạp rất nhiều lần. Đêm mùa Thu, trời mát lạnh hiu hiu, một vầng trăng cong cong mềm mại, đang nằm vắt vẻo phía trời cao, không xa lắm, có một khu quãng trường, một bức tượng đồng đang đứng sừng sững dưới màu trắng nhạt nhòa của ánh trăng Thu lạnh lẽo.
Đôi chân chàng đi tới đi lui nãy giờ đã mỏi nhừ, gió Thu lạnh ngắt thổi lên người chàng, hơi lạnh se sắt cả tay chân. Chàng đi vòng về phía đàng sau ca kịch viện, vô tình, nhìn thấy phía sau đó là cửa vào hậu trường sân khấu.
Chàng hỏi người gác cửa:
- Tôi có thể vào trong để tìm một diễn viên chăng?
Không ngờ, chàng được người gát cửa cho vào một cách dễ dàng.
Lần đầu tiên đi vào ca kịch viện, hậu trường sân khấu lộn xộn, mất trật tự hơn sự tưởng tượng của chàng nhiều, rất nhiều người chạy tới chạy lui, có rất nhiều công nhân đang khuân vác những phông cảnh kịch trường, có rất nhiều diễn viên đang chờ tới phiên mình ra sân khấu. Chàng từ phía sau bức màn nhung nhìn thẳng về phía trước, những đầu người dày đặc, những balcon dành riêng cho khách thượng hạng, những khán giả ăn mặc đúng mốt, đúng thời. Trên sân khấu, một nữ diễn viên giọng Soprano đang dùng giọng ca truyền cảm hát một khúc nhạc chàng không biết, chàng vén nhẹ một góc bức màn, từ góc độ đó, chàng có thể nhìn thấy được những diễn viên trên sân khấu, quả thực, đây là một ca kịch viện đại quy mô, có rất nhiều diễn viên trên sân khấu, thế nhưng dưới những bộ y phục sân khấu và son phấn hóa trang, chàng thật sự không thể nào nhìn ra được Chí Viễn đang đứng ở góc nào trên đó!
Y phục sân khấu? Son phấn hóa trang? Trong đầu chàng hơi có chút rối loạn! Chàng chưa bao giờ nhìn thấy Chí Viễn với son phấn hóa trang trên mặt, hẳn là không dễ gì nhận ra chàng. Buông nhẹ bức màn xuống, chàng đứng thẳng người, bắt đầu đứng ngẩn ngơ ở đó, bàng hoàng nghĩ ngợi.
Đột nhiên, chàng nhìn thấy Chí Viễn!
Đúng vậy, đó là Chí Viễn, không phải ở phía trước sân khấu, không phải ở phía trên sân khấu, mà là ở hậu trường! Chí Viễn đang đi thẳng về hướng chàng đang đứng, trên lưng chàng vác một cây cột dàn cảnh thật to, đang chuẩn bị đi vào khu nhà chứa các dụng cụ sân khấu. Trong khoảnh khắc cả hai anh em cùng chạm mặt nhau đó, cả hai người đều cùng chấn động đến cực điểm, cây cột dàn cảnh đó suýt chút đã từ trên lưng Chí Viễn lăn đùng xuống đất, chàng vội vàng dùng hai tay giữ chặt lại, những ngón tay của chàng bấu thật chặt trên cây cột. Tuy rằng đó là cây cột giả, nhưng hiển nhiên nó cũng không nhẹ gì cho lắm, phần lưng Chí Viễn bị sức nặng đó đè đến cong cong xuống! Chàng đã đứng dừng lại, sắc mặt trắng bệch, hơi thở gấp rút, trừng trừng nhìn vào Chí Tường.
Đây chính là câu trả lời cho tất cả những bí mật! Không phải là đại diễn viên, không phải là vai phụ, không phải là vai phụ trong những vai phụ, không phải là người hát hòa âm... không phải là gì cả! Chàng là một công nhân của ca kịch viện, một công nhân khuân vác, làm những công việc lặt vặt của ca kịch viện! Đây chính là câu trả lời, đây chính là tất cả! Đây chính là nguyên nhân chàng không cho Chí Tường đến ca kịch viện!
Chí Tường cảm thấy một dòng máu nóng từ ngực chàng xông thẳng lên não, trong nhất thời, chàng cảm thấy mình không có cách chi đứng lại ở đó, không có cách chi đối diện với Chí Viễn, càng không có cách chi nghe tiếng vỗ tay đang đột nhiên vang lên như sấm nỗ ở phía dưới sân khấu ngoài kia... từ trong cổ họng chàng, phát ra một tiếng kêu bi thương, quay phắt người lại, chàng chạy như điên như cuồng ra khỏi ca kịch viện.
Chí Viễn buông cây cột trên tay xuống, kêu lên một tiếng:
- Chí Tường!
Chí Tường đã xông ra đến ngoài đường lớn, gió Thu lạnh ngắt thổi tạt vào mặt, làm cho sợi dây thần kinh nào đó trong đầu chàng tỉnh táo lại đôi chút, chàng đút hai tay vào túi áo khoác, cất bước thất thểu đi về phía trước. Sau đó, chàng nghe có tiếng bước chân đuổi theo, Chí Viễn đã rượt theo chàng, hơi thở hào hển.
Chí Viễn đi đến bên chàng, kêu lên:
- Chí Tường!... Xin lỗi em, đúng lý ra, anh không nên dấu em, thật sự, ngày đầu tiên em đến đây, anh đã định nói, thế nhưng, anh không có cách chi nói được nên lời!...
Chàng hả miệng hớp vào một hơi dài lạnh lẽo, giọng chàng vang lên trong làn gió đêm nghe thật yếu ớt và tội nghiệp:
-... Anh đã gạt em, gạt ba mẹ, anh không hề lấy được một mảnh bằng nào hết, anh không hề tốt nghiệp ra trường... anh chỉ là một người công nhân! Buổi chiều, anh làm việc ở một công xưởng, buổi tối làm ở ca kịch viện! Đó là bộ mặt thật của anh! Em biết là ở ngoại quốc, đời sống không phải dễ dàng...
Giọng chàng càng nói càng thấp, cuối cùng nghẹn hẳn lại.
Làm công nhân ở công xưởng! Khuân vác phông cảnh ở ca kịch viện! Trời ạ! Chí Tường cắn chặt hàm răng, không có cách chi mở miệng được, Chí Viễn đưa tay kéo lấy chàng, quay mặt chàng lại đối diện mình. Dưới ánh đèn, Chí Viễn nhìn thấy hai dòng lệ, đang từ trong khóe mắt của Chí Tường lăn dài xuống má.
Chàng khàn giọng nói:
- Chí Tường! Làm công nhân cũng không đến đổi xấu hổ như em tưởng tượng đâu...
- Không! Không phải!...
Rút cuộc rồi Chí Tường cũng kêu lên được thật to, chàng cảm thấy có một luồng sức nóng, như đang xé tung lồng ngực chàng, xông thẳng ra ngoài:
-... Không phải xấu hổ! Không phải! Em đang nghĩ đến, là những số tiền anh liên tục gửi về, lệ phí của em, cái trường học quý tộc đáng ghét mà em đang theo học, và số tiền 5000 lira mà anh để lại cho em chiều nay!
Chí Viễn nhìn chàng, gương mặt trắng bệch khôi phục lại sắc hồng thật nhanh chóng, đôi mắt chàng lấp lánh dưới ánh đèn đêm:
- Anh gánh vác nổi, Chí Tường, em yên tâm, anh gánh vác nổi mà! Chỉ cần em lo học hành cho đàng hoàng, tất cả những chuyện khác em không cần biết tới! Thằng anh của em vẫn còn rất khỏe mạnh, rất rắn chắc, em xem nè, bắp thịt của anh còn dẻo dai biết mấy!
Chí Tường cảm thấy mình sắp nổ tung đến nơi, chàng đưa tay vịn vào một vật gì đó bên cạnh mình, vật đó lạnh lẽo, cứng nhắc, bất giác, chàng ngẩng đầu lên nhìn, thì ra anh em chàng đã vô tình đi đến trước bia đá kỷ niệm những anh hùng vô danh, chàng đang vịn vào một tượng đá không tên, bức tượng đó được làm bằng đá hoa cương trắng, chiếc đầu màu trắng đang hướng về phía trời cao tăm tối một cách nghiêm trang, tề chỉnh, dưới ánh trăng mờ ảo, bức tượng hiện lên một nét đẹp u uất, hùng tráng và thê lương.
Chàng tựa đầu mình vào trên nền đá hoa cương lạnh lẽo của bức tượng không tên đó. Chí Viễn đưa tay ra ấn lên vai chàng, giả vờ nói như thật vui vẻ:
- Thay vì làm một vai phụ trong những vai phụ, thà rằng làm một công nhân còn hơn, em nói phải không?
Gió đêm từ phía quảng trường Venezia trống trải thổi đến, hơi lạnh căm căm.

Ông già để đồ nghề vào trong hộp, lui cui đứng dậy:
- Do đó, Chí Tường, cậu đừng nên suy nghĩ lung tung gì nữa cả, không cần phải tìm việc làm, cũng đừng nên cảm thấy có lỗi với Chí Viễn, điều cậu có thể làm được, là cố gắng học hành, cố gắng học vẽ, đợi đến khi cậu có chút thành tựu, thì Chí Viễn cũng sẽ được cứu rỗi!...
Ông đi đến bên Chí Tường, dịu dàng đặt bàn tay mình lên trên bàn tay của chàng, thấp giọng nói thêm một câu:
-... Hãy giúp cậu ấy! Chí Tường! Cậu ấy là một thanh niên rất tốt! Những gì cậu có thể làm được, là cố gắng học hành, chứ không phải tìm việc làm!
Chí Tường và ông già yên lặng nhìn nhau, bên tai họ, chỉ có tiếng xì xèo phát ra từ chiếc bàn ủi của Ức Hoa vẫn đang đẩy tới đẩy lui.
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: www.click2viet.com
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--
Truyện Cùng Tác Giả Ái Quả Tình Hoa BA ĐÓA HOA BẢN TÌNH CA MUÔN THƯỞ BĂNG NHI BẤT CHỢT MỘT CHIỀU MƯA BÊN BỜ QUẠNH HIU Bên Giòng Nước Bích Vân Thiên Biệt Ly Ơi! Chào Mi! Biệt Thự Vân Phi

Xem Tiếp »