ó là một buổi biểu diễn ban ngày cho học sinh, giống hệt như ở ta. Có đến một nửa khán giả là những bà mẹ, những ông nội, bà nội của các nghệ sĩ nhỏ đang hồi hộp chờ xem con cháu mình phô diễn tài nghệ. Họ chuyện trò sôi nổi lắm và nóng lòng liếc nhìn sân băng rộng, ở đấy người ta vừa bày xong phông màn trang trí diễn tả cảnh một khu rừng rậm rạp... Đạo diễn - một chị Số Bảy mảnh khảnh, mềm như liễu - duyên dáng lướt qua sân băng rồi tiến đến gần chúng tôi, mỉm cười: - Xin cảm ơn các bạn đã đến dự. Chính tôi đã đề nghị cô bạn Số Bốn dẫn các bạn tới đây. Người ta xếp chúng tôi ngồi hàng ghế đầu, như những khách quý. Đột nhiên đèn bật sáng, rọi lên sân băng lóa cả mắt. Người nhạc trưởng vung cây đũa chỉ huy, một điệu nhạc vui nhộn nổi lên và có hai chú bé chạy ra sân khấu. Hai chú căng ra một băng vải dù, trên viết tiêu đề của vũ khúc: BIẾN HÓA KỲ DIỆU VÀ ĐỔI CHỖ VUI NHỘN Hai chú bé chạy vào và có những chú bé khác bước ra sân khấu. Họ ăn mặc sặc sỡ, đi theo sau Người làm tính - Xây dựng phúc hậu. Người làm tính - Xây dựng kể chuyện rất văn hoa (tuy chẳng dùng lời) rằng mình dự định làm những việc lớn lao để phục vụ lợi ích của con người. Các chữ số cũng không kém phần văn hoa (tuy cũng chẳng dùng lời) bày tỏ tinh thần sẵn sàng theo bước Người làm tính - Xây dựng phúc hậu. Bỗng từ dàn nhạc nổi lên tiếng trống liên hồi, và Gã làm tính - Phá hoại độc ác xuất hiện trên sân khấu. Vừa thấy gã, các chữ số đã bỏ chạy tan tác. Chúng sợ gã bắt làm tù binh và buộc phải làm việc cho gã. Mà cái tên ác ôn này thì làm đủ mọi việc xấu xa. Gã căm thù loài người và chỉ chực tiêu diệt họ. Người làm tính - Xây dựng bèn đứng ra che chở cho các chú bé đang sợ hết hồn hết vía. Thấy một mình không làm gì nổi, Gã làm tính - Phá hoại bèn gọi lính của hắn đến giúp sức. Và thế là có tên lính mặc quân phục trắng gắn chữ thập đen trên ngực xông lên sân khấu. Chúng tóm được Người làm tính - Xây dựng, trói giật cánh khuỷu lại rồi xông vào đám chữ số đang khiếp đảm chạy tán loạn, cốt lẩn tránh không cho chúng bắt. Họ cứ đuổi nhau như thế khá lâu trên sân khấu. Thật thà mà nói thì bọn trẻ của tôi chẳng hiểu đầu đuôi ra sao cả. Xê-va thì thào hỏi Số Bốn: - Này, tại sao các chữ số kia lại sợ tụi lính đeo chữ thập trên ngực như thế nhỉ? - Vì bây giờ chúng vẫn còn là những chữ số tự do. Nhưng khi nào các dấu cộng cộng chúng lại với nhau thì chúng sẽ biến thành những số. Lúc ấy, dù muốn hay không, chúng cũng phải làm việc cho Gã làm tính - Phá hoại độc ác. - Mình tưởng chữ số và số chỉ là một thôi chứ! - Xê-va phản đối. - Ồ, không phải thế! Số cũng khác chữ số y như từ khác chữ cái ấy. Từ do những chữ cái hợp thành, còn số do những chữ số hợp thành. Chữ số và chữ cái không có nhiều, nhưng số và từ thì nhiều vô kể. Ta có thể làm tính với các số chứ không thể làm tính với các chữ số được. Khi nào chữ số trở thành số thì số ấy có thể mang bất cứ tên gì cũng được. Có thể là số chim, số sách, số táo, nhưng cũng có thế là số súng, số đạn. Gã làm tính - Phá hoại đang thèm súng đạn lắm. Cho nên bọn chữ số mới sợ gã đến thế. Trong lúc hai người trao đổi như thế thì nhờ có quân lính và các Dấu Cộng và sĩ quan chỉ huy của chúng là Dấu Bằng giúp sức, cuối cùng Gã làm tính - Phá hoại đã buộc các chữ số phải xếp hàng như sau: 1 + 3 + 4 + 2=10 Các chữ số bất hạnh ấy, sau khi biến thành số thì lập tức đứng im như phỗng. Chúng buồn lắm. Trong phòng người ta khóc thút thít. Còn gã làm tính - Phá hoại - thì như mở cờ trong bụng. Gã biết rất rõ rằng các số không bao giờ dám phá đẳng thức, không bao g'>
- Sao? - Máy Tự Động đĩnh đạc trả lời. - Chỉ cần nhìn xem đèn màu gì bật sáng trên màn ảnh là khắc biết. Các cháu xem kìa… - Đèn đỏ! - Số Năm reo to. - Thế là rõ rồi. Một khi đèn đỏ bật sáng thì có nghĩa là số ấy không chia hết cho chín. Bây giờ các cháu lại nhìn vào màn ảnh đi. Trên màn ảnh hiện ra một con số khác: 264 852: 9 =? - Bây giờ là đèn xanh bật sáng. - Số Năm nói. - Nhất định phải như thế rồi, bởi vì số này chia hết cho chín. Số Năm bèn nói: - Thế thì đơn giản lắm, đèn đỏ là không chia hết cho chín, đèn xanh là chia hết cho chín. - Hà, hà, hà! - Máy Tự Động cười rộ. - Đơn giản là vì chính bác bật đèn sáng mà lại. Nhưng cháu hãy thử tự mình bật đèn màu nào đi. Hà, hà, hà! Cô bé Số Năm đỏ dừ cả hai tai. - Đừng buồn, bác nói đùa đấy, - Máy Tự Động an ủi cô bé. - Vấn đề là thế này: các số có những dấu hiệu mà căn cứ vào đó ta biết ngay được chúng có muốn chia hết cho những số nào đó hay không. Đáng tiếc là hiện bác chỉ biết một ít dấu hiệu như thế thôi. Cho nên hễ các cháu có ai tìm được một dấu hiệu chia hết nào mới thì báo ngay cho bác biết nhé. Nếu thế thì cừ lắm đấy! Các cháu không thể hình dung được mình sẽ giúp ích cho loài người nhiều biết chừng nào đâu. Hiện giờ bác chỉ biết các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 3, cho 4, cho 5, cho 6… Cả dấu hiệu chia hết cho 10 và 11 và thêm một vài dấu hiệu khác nữa, thế thôi! Số Năm năn nỉ: - Bác kể cho cháu nghe một dấu hiệu đi. Lý thú quá. - Vậy ta hãy trở lại hai số mà bác vừa đưa ra trên màn ảnh. Bác còn nhớ các số ấy. Trên màn ảnh hiện lên hai số: 135 227 264 852 - Các cháu xem, số thứ nhất có sáu chữ số. Ta hãy coi mỗi chữ số là một số và ta đặt dấu cộng giữa những số đó. Trên màn ảnh dưới số thứ nhất hiện lên tổng: 1+3+5+2+2+7=20 - Bây giờ các cháu bảo số hai mươi có chia hết cho chín không nào? Không chia hết. Vậy thì toàn bộ số kia cũng không chia hết cho chín. Chúng ta làm lại thử như thế với số thứ hai xem sao. Trên màn ảnh lại bật sáng tổng: 2+6+4+8+5+2=27 - Các cháu đã thấy được hai mươi bảy. Mà số này đúng là chia hết cho chín. Vậy toàn bộ số kia cũng chia hết cho chín. Đấy, dấu hiệu chia hết cho chín là như thế đấy. Có thể phát biểu dấu hiệu này rất dễ dàng như sau: một số sẽ chia hết cho chín nếu tổng các chữ số của nó chia hết cho chín. - Nếu thế thì cháu cũng biết dấu hiệu chia hết cho ba. - Ô-lếch nói. - Chẳng là chín là ba lần ba mà! Vậy, nếu tổng các chữ số chia hết cho ba thì bản thân số ấy cũng chia hết cho ba. - Hoàn toàn đúng! Cháu sẽ trở thành một nhà toán học lớn đấy! - Máy Tự Động trịnh trọng thốt lên. - Cháu cũng biết có một dấu hiệu cơ: nếu tổng các chữ số trong một số chia hết cho năm thì số ấy cũng chia hết cho năm, - Xê-va nói. Cậu ta cũng muốn trở thành nhà toán học lớn. - Đâu có thế, đâu có thế! - Máy Tự Động quát to rồi nhấp nháy tất cả các bóng đèn ra vẻ bực tức lắm. - Hừm! Làm sao có thể dùng một cái thước đo hết mọi thứ được? Số hai mươi ba không chia hết cho năm tuy tổng của các chữ số bằng năm. Dấu hiệu chia hết cho năm đơn giản lắm: chỉ những số nào tận cùng bằng chữ số năm hay chữ số không mới chia hết cho năm. Ví dụ: 75, 210, 625, 4 186 596 895 vân vân… - Đơn giản ghê! - Ta-nhi-a cười vang. - Cũng có những dấu hiệu khá phức tạp hơn một chút. Ví như dấu hiệu chia hết cho mười một. Cô Số Năm bèn năn nỉ: - Bác dạy cháu dấu hiệu ấy đi nào! - Được. Cháu chú ý lắng nghe nhé. Ta hãy lấy số: 175 362 121 693 - Úi chà chà! - Bọn trẻ ca cẩm. - Con số này chỉ đọc cũng đủ mệt. - Hừm! Một trăm bảy mươi lăm tỉ, ba trăm sáu mươi hai triệu, một trăm hai mươi mốt nghìn, sáu trăm chín mươi ba! - Máy Tự Động đọc một mạch. - Có gì ghê gớm đâu. Bây giờ ta xét xem số này có chia hết cho mười một không nào. Ta sắp xếp các chữ số như sau: Các cháu thấy cứ đến chữ số thứ hai thì lại viết thấp xuống một chút. Bây giờ trong mỗi hàiờ dám trốn khỏi đẳng thức. Chẳng là, mười thì bao giờ cũng phải bằng mười mà! Bây giờ các số đã nằm trong tay gã rồi. Đột nhiên (chuyện thần thoại nào mà chẳng có những cái “đột nhiên” kỳ lạ cơ chứ!)... Đột nhiên chú bé Số Không trong Số 10, giống hệt chú bé Số Không quen biết của chúng tôi, nhảy tót sang đứng phía bên kia Số Một. Và đáng lẽ là Số Mười thì bây giờ lại được một số chẳng ra đâu vào đâu cả: 01! Cả phòng reo hò ầm ỹ. Đó là một cử chỉ anh hùng chưa từng thấy. Dấu Bằng lập tức ngất xỉu: Nó không chịu đựng nổi sự phá hoại ghê gớm đến thế. Còn gã làm tính - Phá hoại thì hoảng sợ đến nỗi phải nhảy bổ đi quay điện thoại gọi đội cứu hỏa. Đó là vì ở nước Tí Hon gọi đội cứu hỏa cũng quay số điện thoại 01. Giống hệt như ở ta vậy. Người xem vỗ tay như sấm, còn các chữ số thì chạy lại cởi trói cho vị thủ lĩnh nhân từ của mình rồi họ bắt đầu một trò chơi vui nhộn. Dấu Cộng và Dấu Bằng vừa lúc trước còn là kẻ thù của họ, bây cũng tham gia trò chơi. Những người này cũng chán không muốn phục vụ gã phù thủy độc ác kia nữa. Từ nay trở đi họ sẽ chỉ làm toàn điều thiện thôi. Trước hết, dưới điệu nhạc vanxơ êm dịu các số hợp thành nhóm giống như khi nãy: 1 + 3 + 4 + 2 = 10 Sau đó, trên sân khấu bắt đầu diễn ra một cảnh tượng huyền ảo. Dưới ánh đèn chiếu thấp thoáng khi đỏ, khi vàng, khi xanh, các diễn viên múa sắp hình trẻ tuổi bắt đầu đổi chỗ cho nhau, mỗi lần lại họp thành một nhóm mới: 3 + 1 + 2 + 4 = 10 2 + 3 + 4 + 1 = 10 4 + 1 + 3 + 2 = 10 1 + 4 + 2 + 3 = 10 Và cứ tiếp tục như thế. Duy chỉ có số 10 đứng sau Dấu Bằng là vẫn đứng nguyên một chỗ. Các số vừa nhảy múa vừa nghiêng mình thật thấp chào Số Không, còn chú bé ấy thì đứng yên tự hào nhưng khiêm tốn, ra vẻ mình không xứng đáng là vị anh hùng. Trò chơi đổi chỗ cứ tiếp tục cho đến khi các diễn viên trượt băng lại trở về vị trí lúc đầu mới thôi. - Không biết họ đổi chỗ cho nhau bao nhiêu lần nhỉ? - Xê-va hỏi. - Mình đã đếm nhưng bị lẫn mất. - Đúng hai mươi bốn lần. - Số Bốn trả lời. - Chẳng lẽ nhiều đến thế cơ à? - Nếu bạn chưa tin thì cứ thử lại đi. - Số Bốn tủm tỉm cười. - Tiết mục thứ nhất kết thúc. Các nghệ sĩ đứng xếp thành nửa vòng tròn rồi cầm tay nhau hát đồng thanh: Mọi chuyện đều tốt đẹp, việc kết thúc rất hay! Nhưng qua vở kịch, có thể kết luận ngay: Đổi chỗ các số hạng Thì tổng không đổi thay.