Chương 4

    
huyết pháp trước vua Lương Võ Đế:
" Cả thế giới hiển hiện trong Tâm. Tất cả chư Phật, quá khứ và vị lai đã và sẽ được tạo thành trong Tâm, sự hiểu biết được truyền từ Tâm sang Tâm không nhờ lời nói. Vậy thì tất cả những kinh sách có ích lợi gì? Tâm của mỗi người đồng điệu tương ứng với thực tại và thực tế muôn nơi. Tâm là Phật..."
Sau khi nghe thuyết pháp, vua Lương Võ Đế hỏi:
- Từ khi lên ngôi đến nay, Trẫm xây chùa, chép kinh, giúp đỡ tăng chúng không biết bao nhiêu như thế có công đức gì không?
Ngài đáp:
- Không có công đức gì cả.
Vua giận dữ hỏi:
- Tại sao không có công đức?
Ngài đáp:
- Những công đức vua làm chỉ là của rất nhỏ trong cõi Nhân Thiên mà thôi, không khác gì ảnh tùy hình, tuy có nhưng chẳng thực.
Vua hỏi tiếp:
- Vậy làm thế nào mới gọi là công đức?
Ngài đáp:
- Trí phải được hoàn toàn thanh tịnh, thể vắng lặng như mặt nước hồ. Công đức ấy không thể lấy việc thế gian mà cầu, ấy là công đức.
Vua hỏi tiếp:
- Nghĩa tột cùng của Thánh Đế là gì?
- Trống rỗng không có Thánh hay phàm gì hết.
- Ai đang đứng đối mặt với Trẫm đây?
- Không biết.
Quyển tài liệu được mệnh danh là Đạt Ma Huyết Mạch Luận, ghi lại bài thuyết pháp của Ngài cho triều thần Lương Võ Đế nghe.Chúng ta hãy đọc tiếp giáo pháp đó:
" Trong Tâm toàn thế giới chư Phật, quá khứ, vị lai sẽ và đã tạo trong Tâm thức, được truyền từ Tâm sang Tâm. Những kinh sách có ích lợi gì đâu? Tâm của mỗi người đồng điệu tương ứng với thực tại đời đời, muôn nơi.Tâm là Phật. Phật ở đâu ngoài Tâm. Sự Giác Ngộ và Niết Bàn xem như ở ngoài Tâm là sai lầm. Không có sự giác ngộ linh động ở ngoài tâm.Cũng không có nơi nào gọi là Niết Bàn. Ngoài Tâm tất cả là ảo tưởng, không có nhân, không có duyên, chẳng lý do, chẳng kết quả. Chỉ tư tưởng duy nhất là hành động của Tâm. Tâm an tĩnh đó là Niết Bàn.Biết một sự vật ngoài Tâm là muốn tìm đến sự trống rỗng. Mỗi người tự tạo trong Tâm bằng tư tưởng là Phật. Tâm là Phật và Phật chính là Tâm. Hình dung tưởng tượng Phật ở ngoài Tâm, ở một nơi nào ngoài Tâm là mù quáng. Vậy không thể nhìn ra ngoài mà phải nhìn vào trong và phải tự thu nhiếp vào Tâm mình, tự nhìn thấy Phật ở nơi mình. Ấy là Phật tánh. Tất cả chúng sinh là Phật như mình, không cần ai cứu độ cho ai cả. Không vị Phật nào có thể hơn tôi, vậy không bắt tôi đọc kinh sách của họ được.
Phật không thể bị một pháp luật nào ngăn cản,vậy tôi cũng không cần giữ một luật lệ nào. Phật là không sa ngã, vậy tôi cũng không thể sợ bị phạm tội vô thiện, vô ác mà chỉ có những hành động của Tâm, mà Tâm là Phật vốn không thể lỗi lầm. Sự cúng vái có ích gì? Hiểu điều đó, thấy điều đó là giải thoát, là Niết Bàn...
Không một sự tu khổ hạnh ép xác nào, không có một cuốn kinh sách nào làm ta thoát khỏi luân hồi. Sự đọc kinh, tu khổ hạnh là vô bổ, hình thức. Không một quyển kinh sách nào đáng cho ta đọc. Sự an tịnh hoàn toàn vô vi, hãy kiến tánh tự mình, đó mới là sự duy nhất để nhìn thấy chân thực. Phật tánh giống nhau ở nơi tất cả mọi người. Khi nào đã quên hết tất cả và chỉ còn lại duy nhất thực tại,, đó là đã thoát khỏi vòng Luân hồi mà đến Niết Bàn.
Tất cả những hệ thống triết học hiện tại là sai lầm, mù quáng và lường gạt, là phỉnh lừa. Mỗi người là Phật nơi chính mình, nơi mỗi người tiềm tàng duy nhất chân lý thật tại đó. Không có tội lỗi nào khác ngoài tội vô minh, không nhận ra Phật tánh ở nơi mình.
Thân xác là phù du, cuộc đời trôi nhanh trong thời gian ngắn ngủi, ta phải tự thoát khỏi vô minh bằng cách tự khám phá lấy mình.Trong giấc mộng ta thấy được thực chất của mình, chính pháp thân tự hé mở ra cánh cửa của bản thể, đó mới là thực thể.
Pháp thân này đã có từ vô thỉ, trải qua những kiếp luân hồi biến đổi, pháp thân vẫn không sinh không diệt, không bớt không thêm, không ô uế nên không phải tự tẩy sạch, không yêu đương thù ghét, cũng không đến không đi, không đàn ông không đàn bà, không già không trẻ, không tu không tục, không có không không, không phải một cũng không phải nhiều, không thánh nhân không phàm tục,không là hình tượng cũng chẳng phải là quan năng, không được không mất. Pháp thân không sanh không diệt: không gì cản trở, ung dung trong những kiếp sau, lửng lơ trong dòng sinh tử. Hết thảy vạn mệnh chúng sinh đều quy về đó. Chính đó ta gọi là Tâm. Chính pháp thân ấy mà ta phải thấy nơi mình. Ta phải hành động theo ánh sáng từ Tâm. Nó chứa chấp chúng sinh như nước đất màu chứa vô số nguyên tử, không thể diễn tả cũng không thể giải thích bằng lời nói. Hãy tự chiêm ngưỡng,thưởng thức lĩnh hội nó cho mình. Lãnh hội được nó là giác ngộ đưa ra khỏi vòng luẩn quẩn của cuộc đời mà Phật Thích Ca gọi là đại biến.
Phải khám phá ra tự Tâm,phải nhận ra Phật tánh dù chẳng cần dùng lời nói, tư tưởng. Pháp thân vô hình, vô biên nên không thể hủy diệt. Chẳng có vị Phật nào khác chính Pháp thân, pháp thân có nơi chư Phật thì cũng có nơi tất cả chúng sinh. Vì thế không cần kinh kệ, cũng chẳng cần thờ cúng.
Chẳng có gì thật ngoài pháp thân, tất cả bên ngoài đều là hư không. Chỉ cần có sự im lặng và sự tĩnh Tâm. Chính tĩnh tâm im lặng đó giúp ta tự thấy pháp thân, đó là Phật. Dù là biểu tượng vô hình hay hữu hình đều là mù quáng, sai lầm. Sai lầm, mù quáng giữ chúng ta trong vòng luân hồi sinh tử.
Ta không nên bái sùng những hình tượng làm ra tự mình, những hình tượng ấy không thuộc pháp thân, nên sùng bái những ý tưởng phát sinh từ phật tánh. Hãy hủy diệt sự giả tưởng về thần thánh thiêng liêng, vì nó chỉ là ảo tưởng. Không nên sợ hãi kính thờ những giả dối ấy, cũng bỏ đi những ảo tưởng về chư Phật.
Không gì hơn những ý tưởng vô hình của Tâm từ Phật tánh, hãy nhìn nhận một điều sự thật là pháp thân ở chính nơi ta.
Phật là một tiếng Ấn Độ, có nghĩa là " giác ngộ ", Phật không phải là tên một người. Mọi người đều có thể giác ngộ, có thể thành Phật. Sự giác ngộ này nhờ Thiền. Những kẻ đối nghịch với ta không thể hiểu được giá trị danh từ này. Thiền cũng không có nghĩa là tham thiền, suy tưởng. Đối với ta, thiền là khi thấu đạt được chính Phật tánh của mình. Một người dù đã học được vô số kinh sách mà không thấy được tự tánh thì chỉ là một kẻ tầm thường. Vì ngôn ngữ không đủ khả năng diễn đạt ý nghĩ nên đạo lý của ta nhiều người không hiểu... cũng chính vì không nói được nên tất cả kinh luận là cỏ rác, chẳng qua là ngôn ngữ giả tưởng.
Kiến tánh là một việc hết sức giản dị. kiến tánh không là những thành phần vì thế không tri và hành từng phần được.Kiến tánh cũng giống như thực phẩm, không cần phải lý thuyết dài dòng chung quanh sự ăn, đòi hỏi ta biết nuốt hay không mà thôi.
Kẻ nào dám tưởng tượng một thực tại nào khác Phật tánh nội tại là lầm lỗi. Những ý tưởng nào khác ngoài ý tưởng Phật tánh là ảo tưởng, phù phiếm, sai lầm. Chính Tâm sinh ra ảo tưởng, phù phiếm sai lầm đó.
Loài người sẽ được giải thoát khi đã chối từ những ảo tưởng sai lầm. Giair thoát khi nào Phật tánh là họ, gắn liền với họ.Giáo lý chỉ giúp đỡ cho ta chuẩn bị, giáo lý không thể tạo thành Phật. Mộng không thể học, chết không thể học mà lãnh hội được, nền giáo lý Phật tánh lại càng không thể học được.
Người nào đó lãnh hội được pháp thân thì không còn thiên đàng hay địa ngục, không còn ta không còn người, không còn gì ở bên ngoài. Niềm tin tuyệt đối là lãnh hội được pháp thân, không mảy may ngờ vực vì đó chính là Phật tánh của mình.
Tại sao có một số người thành tâm đúng đắn, chuẩn bị chu đáo đàng hoàng mà vẫn không đạt được Phật tánh? Bởi nghiệp chống nghiệp, bởi mù quáng sai lầm, bởi những mê mờ bất định của họ... Họ chưa trả nợ hết nên không trong sạch để giác ngộ. Trong những trường hợp này những kẻ xuất gia có thể gặp phải, trái lại những kẻ phàm phu có thể giác ngộ. Kẻ nào tự khám phá thấy bóng dáng mình và không bị ràng buộc bởi những liên lụy nào thì dù thể xác có sai lầm cũng không ô uế pháp tánh. Người này không thể bị ảnh hưởng đến pháp thân vì đau khổ hay hạnh phúc. Nên dù là kẻ ph&ac lên gục xuống, sáng ra phải thức sớm hơn để đun nước hầu trà. Rủi thay một buổi sáng nọ, khi thức dậy thấy cây đèn chong đã tắt. Không một nơi nào có thể tìm ra lửa để nấu trà, trời càng sáng chú càng nóng ruột gan. Không có trà chắc phải lãnh một trận đòn chí tử. Chợt nghĩ ra, chỉ băng qua một cánh rừng ngắn, có một làng dân cư thưa thớt, ở đó có thể giúp mình có lửa. Vừa thoáng nghĩ như vậy nhưng chú rụt lại ngay. Không một ai trong vùng này mà lại không biết tiếng đồn cánh rừng nhỏ này cọp thường xuất hiện để ăn thịt người.Biết bao người đã mất tích và được cho là bị cọp vồ. Nghĩ chừng đó chú đã nổi da gà thối chí. Nhưng cuối cùng chú bạo gan đâm đầu chạy vụt qua rừng, được một đoạn, đột nhiên một con cọp to lớn hiện ra, hoảng quá chú chạy lùi hổn hển, mặt tái không còn một giọt máu. Cọp lông lá rằn ri, đuôi ve vẩy như sẵn sàng nhảy đến vồ chú.Đi lui được một đoạn chú nhìn lại ngôi chùa, thầy sắp thức dậy, nghĩ đến trận đòn cũng dễ sợ, thôi thì một liều ba bảy cũng liều, sợ thầy hơn sợ cọp, biết đâu nó đã đi, suy đi tính lại chú bèn thâu hết can đảm, chạy trong ám ảnh đó. Thì ra, khi lại gần chú nhìn rõ hơn, thấy cọp vẫn đứng yên. Hóa ra cọp là cái giỏ ( rọ ) tre còn cái đuôi ve vẩy là cành cây theo gió.Ức quá chú vừa đi vừa khóc tức tưởi. Cái " tưởng điên đảo " có từ vô thủy vô chung đã hiện hữu trong hiện tại do Tâm tác tạo. Khi ánh sáng của sự an lạc tỉnh thức thắp lên, ta thấy ngay đó không phải là con cọp. Do đó chẳng có chuyện gì xảy ra! Người ta không tìm cách đánh cọp,tránh cọp, hay tiêu diệt cọp, ít ra là không sợ nó, vì nó không bao giờ hiện hữu. Người ta chỉ xóa tan đi một ảo ảnh.
Khi cái " ngã " được cảm nhận như một thực thể sống động, ta bị lôi cuốn và ràng buộc đời ta vào đó, khổ đau hay hạnh phúc, sợ sệt hay vui sướng... ta có khuynh hướng như muốn ôm vào tất cả những gì được đánh giá cho lợi lộc và lòng tham muốn, khước từ tất cả những gì làm tổn thương hay thiệt hại dù chỉ là danh dự cho mình.Khi tri thức thoát được cái " ngã " không hiện hữu, tất cả những sự thích thú, yêu thương, sợ hãi hay đau khổ đều tan biến chẳng khác nào sợ hãi cái giỏ tre và cành cây bị lầm tưởng là thân cọp và đuôi cọp. Võ thuật cũng vậy, phải luôn luôn tỏ ra can đảm, trong trận thư hùng, nếu bị ám ảnh rằng đối phương mạnh khỏe, tài giỏi hơn, chóng chầy cũng sẽ bị thua.Người nào có được một tâm lý ổn định, thì chính là có được sự bất khả xâm phạm hóa giải những nghịch cảnh tới từ bên ngoài.Tâm lý vững chắc giống như một ngọn thái sơn vững chãi không lay động, nó cũng không dễ bị chi phối quay cuồng bởi ngoại cảnh, cũng không bị kích động bởi những ảo tưởng. Đừng cho rằng sự tĩnh lặng của nội tâm đó là thiếu phòng bị, đó không phải là trạng thái dửng dưng, lãnh đạm, mà mở được "Tuệ Nhãn " sẽ làm tăng thêm năng lực của tâm hồn, sự tinh tấn và tinh khiết hành động một cách chánh đáng.
Hãy luôn nhớ rằng: sức mạnh của tâm hồn đến trí tuệ, thiền định và võ thuật đã trao tặng cho chúng ta một khoa học về tâm trí, một khoa học kiến tánh hơn bao giờ hết. Bởi vì nó đảm đương cùng các cơ năng căn bản nhất của con người. Một sức mạnh vô biên, đó là sự kiêu hãnh, niềm tự chủ mà không tự tôn tự đại. Phải biết nhẫn nhục bền chí, đầu cơ thân xác không ngừng cho niềm khao khát và ý muốn tiến xa trên con đường nghệ thuật. Giải thoát những ràng buộc tinh thần chính là sự thanh lọc lòng kiêu ngạo, khoa trương và tự mãn. Như vậy điềm tĩnh là gì? Là đạt đến sự thanh tịnh trong sáng, đó là trạng thái không còn bị phiền nhiễu do ngoại cảnh khuấy động.
Ngoài ra, những nhận thức cá biệt, thành kiến và thói quen, có thể đưa đến sự tị hiềm đố kị, phản lại tinh thần võ thuật của một Võ Sĩ Đạo chân chính. Ngày xưa, trước khi chọn và thích môn Karate, tôi đã từng học nhiều môn khác nhau, nhưng hễ nghe nói đến một môn nào mà mình không thích là tôi chê bai đủ điều, sẵn sàng phân trần bằng tay chân với bất cứ ai đối nghịch. Dần dần những tư tưởng bảo thủ đã qua đi, vì môn võ nào cũng có một quá trình rút tỉa từ những tinh hoa nghệ thuật, môn võ nào cũng cao cả, tuyệt vời, vì bề dày được trau dồi bằng một kinh nghiệm,môn nào cũng xứng đáng để ta theo học, chỉ sợ mình không đủ khả năng. Võ thuật như đại dương lớn rộng,, mỗi môn võ là một dòng sông. Bây giờ sau mỗi lần tập luyện, ngoài số vốn đã thu thập được về kỹ thuật, còn cảm thấy thảnh thơi về ý chí, phong phú về tinh thần, tâm hồn vị tha hơn, lòng quảng đại hơn.
Tuy nhiên mãi đến bây giờ tôi vẫn còn một khuyết điểm lớn: nếu một võ sư thực tài, trứ danh nào đó khiêu khích, thách thức, có lẽ tôi sẽ không từ chối, nhưng ngược lại một người không biết mình, thách thức hay tấn công, chắc tôi sẽ thản nhiên từ chối không một chút bực tức, giận hờn. Tránh đối đầu với kẻ đang giận dữ, hoặc bỏ tránh đi, hành động này bao gồm cả mọi biện pháp thích nghi tốt nhất, nhưng như trên đã nói, không bao giờ hành động với lòng sân hận. Tận trong sâu thẳm của Tâm, phải giữ lấy bình tĩnh, từ bi thù thắng và nhẫn nhục.Không phải là ta thụ động tự phó thác sinh mạng ta vào tay kẻ bạo hành, cũng không thể cố hủy diệt họ bằng sức mạnh, bởi nên nhớ một điều, có một kẻ nào khác sẽ đứng lên, sẽ xuất hiện để phục thù.Đa số người chưa biết võ khi hăng hái đến một võ đường thường nghĩ rằng chỉ cần vài ngày sau, khi học được bí quyết, lập tức trở thành một nhân vật xuất chúng. Có nhiều người đến nài nỉ tôi chỉ cho họ vài đường thế bí truyền trong thời gian ngắn nhất để thị uy người này kẻ nọ, thương thay cho những kẻ đó. Đừng bao giờ nghĩ đến sự thành công nhanh chóng, đó là con đường gần nhất đưa đến sự thất bại ê chề, chán nản." Hãy bước từng bước một vững vàng mà đi trên con đường vạn dặm ". Thiên tài là sự cố gắng không ngừng, kiên nhẫn học hỏi, kiếm tìm những điều mới lạ. Tài năng dựa vào chính kinh nghiệm bản thân, kinh nghiệm phải được trả bằng xương bằng máu, bằng mồ hôi và nước mắt, những kỹ thuật tinh vi cao đẳng mà phải chuyên luyện để tự khám phá ra những chiêu thức mới mẻ, những đòn thế biến đổi đột nhiên kỳ dị, hợp với bản chất theo thiên khiếu, căn cơ của mỗi người bằng sự cố gắng thường xuyên.
Matajura là một chàng trai trẻ khát khao trở thành tay kiếm xuất quỷ nhập thần. Cha chàng đường đường là một võ sư kiếm đạo, chê chàng phản ứng còn chậm chạp quá, khó có thể thành tài về môn kiếm được.Chàng thật buồn lòng khi nghe lời chê trách đó. Nhưng với tinh thần cầu tiến,Matajura lần mò đến nhà võ sư Banzo, khét tiếng về kiếm đạo, được thiên hạ tặng cho biệt danh là Đệ Nhất Kiếm, chàng thưa với võ sư:
- Thưa thầy, nếu con ở liền bên thầy, phục dịch thầy từng giờ từng phút, trong khoảng bao lâu thầy có thể truyền thụ kiếm pháp để thành tài?
Võ sư Banzo đáp:
- Mười năm.
- Thưa thầy, cha con đã già quá rồi, con muốn học trong thời gian ngắn hơn để trở về hầu hạ trước khi người nhắm mắt. Con có thể phụng sự thầy cần mẫn hơn thì trong thời gian bao lâu con có thể thành tài?
- Ba mươi năm, võ sư Banzo đáp.
Matajura há mồm ngạc nhiên hỏi: Thưa thầy sao lại thế, con nguyện làm việc gấp đôi mà thời gian lại gấp ba. Con van xin thầy, một lần nữa con sẽ cố gắng làm việc không ngừng, không một việc gì mà con từ chối dù nặng nhọc như trời như bể, vậy thưa thầy bao nhiêu năm con thành thuộc kiếm pháp?
- Bảy mươi năm, võ sư đáp. Những con người hấp tấp như vậy, luôn luôn học chậm, không bao giờ thành công được.
Lúc đó chàng Matajura mới hiểu ý võ sư.
Không đòi hỏi vấn đề thời gian nữa, chàng quyết định xin ở lại để hầu hạ võ sư, quét dọn nhà cửa, lau chùi, nấu ăn, giặt rửa, tưới cây, làm vườn, và nhiều công việc lặt vặt khác. Chàng bị cấm không bao giờ được hỏi tới kiếm, nói tới kiếm, sờ tới kiếm. Buồn rầu thật, nhưng đã trót hứa với thầy chàng không muốn trở thành người thất hứa. Ba năm ròng rã trôi qua, học kiếm đâu chẳng thấy, nhưng dư vang và tiếng tăm lừng lẫy cũng như phong cách hàng ngày của sư phụ, ban cho chàng một lòng kiên nhẫn vô bờ, một cảm nhận siêu diệu chuyển hóa từ đức tin, từ lòng ngưỡng mộ.Đột nhiên, một ngày kia võ sư tiến đến sau lưng lúc nào chàng không hay, bất thình lình quất chàng bằng thanh kiếm gỗ, đau không thể tả. Hôm sau chàng lại bị một lần như thế nữa, khi đang làm bếp. Từ đó bất cứ lúc nào chàng cũng bị thanh kiếm gỗ của thầy tấn công một cách bất thần, và cũng từ dó chàng phải luôn luôn phòng bị, canh chừng mọi hướng, tinh thần đặt trong tình trạng báo động thường xuyên, chàng không nghĩ gì ngoài sự cảnh tỉnh tinh thần để có thể lẹ làng tránh khỏi thanh kiếm của thầy.
Võ sư thấy môn đệ đã lẩn tránh nhanh nhẹn, ông rất hài lòng và bắt đầu truyền dạy kiếm thuật cho chàng. Chẳng bao lâu Matajura trở thành lão luyện, từ thân pháp cho đến kiếm pháp với những thế công, thế thủ, tiến thoái một cách chớp nhoáng lẹ làng, kế nghiệp được cái tên Đệ Nhất Kiếm của thầy. Matajura thành công phần nhiều do yếu tố đam mê, niềm khao khát và sự kiên nhẫn tột cùng. Và hơn tất cả, do ý chí thực hiện hoài bão cực mạnh nên chàng đã nhất tâm trì luyện và gặt hái được kết quả này. Trí tuệ phải luôn luôn sáng suốt, tinh thần phải bình thản. Đối phó với bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải bình tĩnh không một chút căng thẳng cũng như khinh suất. Nếu bạn cảm thấy học võ mà chưa có mục đích chân chính như vì phong trào, vì rỗi rãnh... thà đừng học còn hơn. hi đi quyền, thường hoang mang lơ láo, đoạn nào nhớ đi nhanh, đoạn nào quên ngập ngừng hay dừng lại. Sau một thời gian dài tập luyện có thể đi đều đều như tiếng tích tắc của đồng hồ.Khi đạt đến trình độ cao hơn, hiểu rõ được nơi nào cần đánh nhanh và mạnh, nơi nào có thể chậm để có thể dễ dàng điều hợp hơi thở.Phần nhiều các môn sinh không được huấn luyện kỹ về sự điều hợp hơi thở trong bài quyền.Điều đó có thể nguy hại đến thể chất, ảnh hưởng đến tinh thần, ngoài sự cố gắng thái quá mà không biết tận dụng hết năng lực của tinh thần vì ý dẫn khí và khí dẫn lực.
Có phải chăng nỗi niềm ao ước lớn lao nhưng khó thực hiện của chúng ta là tu luyện thế nào để có thể tiến đến trình độ " phản ứng tự nhiên ", phải luôn luôn đề phòng mọi tình huống, mọi lúc đối phương có thể tấn công bằng mọi hướng, để rồi chuyển tiếp phản công bằng những đòn đã được huấn luyện một cách nhanh nhẹn.Miền Bắc Tokyo có một kiếm sư Nhật Bản, vang danh nhờ những thế phản công nhanh nhẹn và bản tánh điềm tĩnh. Một hôm có một kiếm khách xin vào diện kiến võ sư, sau những lời thăm hỏi, chén trà còn nóng hổi trên tay, kiếm khách thưa: Khắp miền Nam nước Nhật, tiếng đồn hiền huynh là một kiếm sư đã đạt được mức thượng thừa của kiếm pháp, ngoài ra còn truyền lại cho ba công tử cũng tài ba xuất chúng, xin hiền huynh cho bần đạo được hân hạnh diện kiến để thăm hỏi các công tử cho thỏa lòng mong ước.
" Thượng thừa kiếm pháp, tôi không dám nhận, hiền huynh đừng khách sáo, đã cùng trong giới giang hồ xin coi nhau như anh em ". Kiếm sư tiếp, sau khi hớp một ngụm trà " xin hiền huynh hãy dùng cạn tuần trà để bần đạo bảo các cháu ra phục hạ ". Nói xong kiếm sư đứng dậy khép hờ hai cánh cửa, một chậu hoa gần đó được gác lên ở phía trên. Một cái tên được gọi lên, tiếng dạ vang lên từ ngôi nhà bên cạnh, cánh cửa bỗng mở ra, chậu hoa rơi nhanh xuống trên đầu, lẹ như chớp, chàng lùi lại một bộ, rút trường kiếm đeo sau lưng quét hai đường nghe vun vút, chậu hoa chia làm bốn mảnh rơi loảng xoảng trên nền nhà, chàng tra kiếm vào bao cung kính chào khách và thân phụ, nét mặt điềm nhiên hòa nhã và khôi ngô. Kiếm khách vỗ tay trầm trò khen ngợi.
- Quả thật tiếng đồn không ngoa, nếu được hiền huynh cho diện kiến hai công tử còn lại, hân hạnh biết là bao! Một cái tên khác được gọi lên,lần này cánh cửa mở ra, cũng một chậu hoa khác đang rơi xuống, tay trái hoành lên đỡ, tay phải lẹ rút thanh trường kiếm ra nhưng quan sát không có gì nguy hiểm, chàng để chậu hoa xuống, tra kiếm vào bao nhanh nhẹn và gọn gàng, khuôn mặt tuấn tú cung kính chào khách và phụ thân. Kiếm khách lại càng trầm trồ khen ngợi hơn nữa.Tên cuối cùng được gọi lên. Cánh cửa bỗng mở toang.Hai cánh tay chàng đưa lên đỡ khi chậu hoa rơi xuống, rất thản nhiên rất bình tĩnh cặp mắt sắc bén đảo quanh một vòng, thanh trường kiếm vẫn nằm yên bên bộ áo quần nai nịt gọn gàng.Biết chỉ là một cuộc thử thách chàng để chậu hoa xuống cung kính chào khách và thân phụ." Tuyệt diệu, tuyệt diệu. Hảo kiếm hảo kiếm. Tỉnh đến độ đó, đã đạt đến mức thựõng thừa, rất khâm phục danh bất hư truyền, cuộc diện kiến hôm nay thật nhiều duyên hạnh ngộ ". Nhìn phía công tử khách hỏi kiếm sư " huynh trưởng đây được bao nhiêu