Bảy giờ sáng hôm sau Thiệu còn nằm ngái ngủ trên giường, có tiếng Tạo gọi: - Thiệu Thiệu tung chăn nhảy xuống đất: - Có ta! Thò tay vào qua cửa sắt bắt tay Thiệu, Tạo nói: - Sửa soạn đi nhé, lát nữa cả hai vợ chồng tôi sẽ lại đến. Tôi phải đến trước báo cậu, chẳng có lát nữa không biết đâu mà tìm - Đi đâu? --- Thiệu hỏi - Hạ hồi phân giải – Tạo đáp, vẻ bí mật Thiệu Sửa soạn vừa xong thì vợ chồng Tạo đến thật, ngoài xe lố nhố những mặt người quen, những mặt vẫn từng xếp chật ních trong xe 2 cheveaux của chàng để đi quanh Sào Gòn hay vượt cầu Quay đi Nhà Bè, vượt cầu Bông đi Biên Hòa, Thủ Đức. Lên xe ngồi giữa các bạn, Thiệu hỏi: - Đi đâu thế này? Tất cả mọi người không ai biết sẽ đi đâu. Vợ Tạo cười hóm hỉnh. Tạo nhắc lại câu nói bí mật: - Hạ hồi phân giải! Thấy Thiệu băn khoăn ra mặt, một bạn phải nói: - Quái tên Thiệu thích hợp với bạn vô điều kiện và sao lần này thắc mắc dữ. Tiếng Tạo ở tay lái chậc lưỡi nói xuống: - Có thánh mới hiểu được nó! Xe vượt qua cầu Bông, thẳng quốc lộ số 1, rẽ vào đường nhựa nhỏ bên trái. Thiệu giật nảy mình: - Ấy chết, đi Tây Ninh ah? Vợ Tạo cười khanh khách. Tạo điềm nhiên: - Thì đi Tây Ninh chớ sao! - Này đừng đùa dai, tôi không đi Tây Ninh đâu! Tạo hơi ngoẹo đầu, ghếch khuỷu tay trái lên thành xe, tay phải nhẹ nhàng vặn lái cho xe lượn theo một khúc quành, không nói. Thiệu đưa cả than người về phía trước nhắc lại: - Này đừng đùa dai, tôi không đi Tây Ninh đâu! Vẫn cái giọng điềm nhiên của Tạo làm Thiệu tưởng phát điên lên được: - Sao lại không đi Tây Ninh được? Báo mới phát hành hôm qua, chúng ta có thừa thì giờ mà. Vợ Tạo ý chừng thương hại Thiệu nên cố nín cười, mà quay xuống nói: - Đùa đấy, anh đừng lo. Chúng ta chỉ đi đến Thủ Dầu Một thôi mà. Thiệu thở phào như trút được gánh nặng: - Bố láo! Trêu người ta “goài!” Cả bon được dịp cười vang. Tạo nói – vẫn với Thiệu”’ - Tâm bệnh của cậu, “thằng này” biết rồi đấy nhé, hôm qua thoáng thấy đứa nào ở hiệu bào chế đường Bonard ra? Thiệu cướp lời - Sao tôi không thấy cậu? Nói xong Thiệu mới biết mình ngây thơ. Quả nhiên Tạo đáp: - Lúc đó cậu còn nhìn thấy ai nữa! Tới Thủ Dầu Một xe rẽ ra bờ sông, leo lên một đường đồi gồ ghế, dừng trước một ngôi chùa cỏ kính có sàn gạch, có hồ bán nguyệt thả sen, gần đấy có bãi cỏ và rất nhiều cây cổ thụ. Tạo nhảy xuống trước tiên vừa mở hòm sau xe vừa hô hào mọi người giúp một tay. Có gà quay, có bánh mỳ, có vang, bia đóng hộp. Thì ra vợ chống Tạo tổ chức “picnic” bất thường để kỷ niệm ngày cưới hai người. Lẽ cố nhiên bữa tiệc ngoài trời hôm đó vui lắm và kéo dài bất chấp sự sốt lòng nóng ruột ngầm của Thiệu. Tiệc tan, tuy nhiều lần Thiệu có ý giục khéo mọi người nên về sớm, mà khi Tạo nhả Thiệu ra trước cửa tòa báo cũng đã 4h chiều rồi. Tất cả các anh em khác còn theo Tạo về nhà để nghe Tạo độc tấu dương cầm. Thiệu nặng chân ga, chiếc “hai ngựa” lướt veo veo về hướng Bonard. Tới nhà Yến, chị hai ra mở cửa nói: - Thưa cậu, cô con vừa đi khỏi. Cho là có khi Yến đợi mình lâu nên đến tòa báo tìm. Thiệu quay xe trở về ngay. Không gặp Yến! Nhìn qua cửa sắt cũng chẳng thấy danh thiếp hoặc thư viết, Thiệu đành mở cửa vào ngồi bàn giấy có ý chờ đến 6h30 chiều. Biết là vào giờ này hiệu bào chế của Yến đã mở cửa, Thiệu lái xe đến tìm gặp nàng. Yến vừa xem xong đơn thuốc thấy Thiệu đến nàng khẽ làm điệu chào. Thiệu đến bên Yến nói khẽ: - Bị mắc bận tới tận bây giờ nên 4h tôi mới tới đây, Yến vừa đi khỏi. - Tôi đi xi-nê - Yến đáp gọn rồi cúi xuống xem đơn. Ngập ngừng một giây rồi Thiệu nói: - Yến đương bận, lát nữa tôi đến đây nhé. Yến ngẩng lên đáp “Vâng” rồi cúi xuống ngay. Tuy còn ngờ ngợ nhưng Thiệu cũng mang máng đoán là Yến giận mình. Chàng tự nhận việc để người đàn bà phải ngồi chờ hơn một tiếng đồng hồ trong hoàn cảnh đặc biệt đó kể ra cũng là một lỗi không thể tha thứ. Thiệu nhẩm lựa sâu trong trí lời xin lỗi Yến. Hai giờ sau… Vừa lái xe sát vỉa hè Thiệu thoáng thấy Yến có ngẩng nhìn rồi vội vã đi vào nhà trong. Lúc đó đã 9h khuya, của hiệu không còn khách. Lần này Thiệu biết chắc là Yến giận mình. Vừa cho xe đi thẳng chàng vừa nghĩ thầm: “Thôi để Yến giận qua một đêm cho hả, mai mình đến cười xòa cũng vừa” Thiệu đâu có biết không những Yến giận chàng để nàng ngồi chờ hơn một tiếng đồng hồ, mà Yến còn cho rằng nàng đã không nhầm khi trước đây quan sát đôi mắt chìm đi đâu của Thiệu, nàng ngờ Thiệu nghĩ đến bóng đẹp thanh tân nào mà Thiệu rắp tâm xây dựng tương lai. - “Phải, chàng trai ấy cần gì mình” Câu đó tuy là câu nhủ thầm mà như biến thành bão táp trong tâm hồn Yến. Nếp sống loang-tàng của Thiệu có một vẻ gì quyến rũ lắm, Yến lạ gì. Yến quên hết…quên hết rồi…những lời nói nồng nàn cảm tình, những săn sóc kín đáo tế nhị của Thiệu. Theo Yến, đó chỉ là cách thù tạc thường tình của bất cứ chàng trai nào đối với người đàn bà có nhan sắc. Mười giờ hôm sau Thiệu đến, chị hai mở cửa nói ngay: - Thưa cậu, cô con vừa đi khỏi. Thiệu đoán rằng Yến đã dặn chị hai nói thế. Chàng bắt đầu thấy khó chịu nhưng vẫn còn đủ bình tĩnh nhận lỗi về phần mình. Dù sao chàng cũng cần phải gặp Yến để nói cho dứt khoát. Tám giờ tối hôm đó Thiệu tới hiệu bào chế đi thẳng đến gần Yến và nói ngay, giọng nói cố giữ cho thật êm đềm, bình tĩnh và thân mật nữa: - Tôi đã sửa xong bức vẽ, Lát chín giờ tôi đến đón Yến xem lại nhé. Giọng Yến cũng bình tĩnh nhưng không có nụ cười: - Cuối tháng nên tôi phải kiểm soát sổ sách không đi được đâu anh ạ. - Thôi chào Yến - Chào anh. Chiếc xe 2 Cheveaux rú máy chồm lên rồi vút thẳng. - Coi như là hết--- Thiệu nghĩ vậy. Như một sức hút kỳ dị êm ả, Thiệu lái xe tới đường 20. Chị Hoa có nhà - Thường thì bao giờ chị cũng có nhà vào giờ này - cả anh Biền nữa. Trong khi Thiệu bắt tay anh Biền, chị Hoa nói: - Gớm cậu vui anh vui em gì mà dễ đến hai tháng nay không thấy mặt? - Trông nom tờ báo như vậy bận lắm chị ạ. Tuy trả lời trôi chảy thế, nhưng trong thâm tâm Thiệu có ngượng với chị. Kể từ ngày làm báo vui anh vui em rồi lại gặp Yến, mọi ý nghĩ của Thiệu đều chảy về Yến như trăm ngàn con sông chảy ra biển. Thiệu sống ngợp trong hình ảnh Yến mà quên khuấy hẳn chị. Đến lúc thoáng gợn đổ vỡ, Thiệu mới tìm về nguồn an ủi ở đôi mắt, nụ cười hiền dịu, bao dung của chị. Chàng hỏi anh Biền để quên nõi lòng dằn vặt: - Các cháu đâu hở anh? - Các trẻ nhà này bao giờ cũng đi ngủ sớm cậu ạ. - Mới có tám giờ ba mươi mà các cháu đã ngủ. Chị Hoa nói đỡ chồng: - Có khi ngủ từ tám giờ, sáng dậy rất sớm, y như chị em mình ngày xưa cùng Thày Mẹ. Khuôn mặt chị Hoa chợt buồn rầu - chắc là vì chị vừa nhắc đến Thày Mẹ. Chị nhìn Thiệu dịu dàng hơn nữa: - Cậu phải nghe chị, đừng có chơi bời, giời bắt tội cha mẹ mất sớm phải tính chuyện lấy vợ đi mới được. Thiệu nhìn anh Biền cười rồi mới quay lại nói: - Chị khỏi phải căn dặn em điều đó. Thì chị cứ hỏi vợ cho em đi. Cả ba cùng cười. Thiệu nói: - Anh chị đi xi-nê với em nhé. Biền suy nghĩ một giây rồi đáp: - Thôi cám ơn cậu, sổ sách cuối tháng còn bề bộn lắm. Chị Hoa nói đùa: - Bao giờ cậu có ôtô đẹp đã, ô tô làm bằng tôn lợp vải ấy chị chả đi. - Được rồi em giận chị, em đi một mình vậy. Rồi Thiệu ra đi vui vẻ. Chị Hoa nhìn theo âu yếm. Thiệu cho xe đi vào những đường phố lớn và vắng. Chàng đi như vậy khá lâu, chẳng hiểu đã qua những đường nào. Chàng không khỏi thấy chán nản chua chát mỗi lần tự nhắc thầm câu: “Coi là hết! Nhưng chàng cũng phải nhận thầm rằng lúc Yến giận, môi Yến đỏ mọng, khuôn mặt Yến phụng phịu quyến rũ một cách lạ. Hình ảnh đó tuy đẹp thật, Thiệu vẫn nhất quyết không tìm gặp Yến nữa. Chẳng hiểu vì sao một sự run rủi huyền bí nào hôm sau Thiệu gặp nhà tư bản đã mua bức tranh “khúc quành của dòng sông” . Nhà tư bản cho Thiệu biết ông là một trong những người di cư đầu tiên vào Nam và bức tranh “khúc quành của dòng sông” là một trong những vật đầu tiên ông cho lên xe di cư. Thiệu nhận lời mời đến thăm ông và nhân tiện ngắm lại bức tranh cũ. Thiệu đã ngồi trước bức tranh ấy tới ngót một giờ, tách nước trên bàn để nguội. Chủ nhân ý chừng biết kính trọng sự gặp gỡ của “hai cha con” nên không hề quấy rầy sự yên lặng thần thánh đó. Nhìn bức tranh, Thiệu thả cho hồn chìm vào dĩ vãng, chàng như thấy mình trở về làng để cùng Yến leo lên đê nhìn lại khúc quành con sông cũ ngày xưa.!