Adam ghen với Ewa. Anh ghen với những cảm xúc đa chiều và sâu xa của vợ, những cảm xúc lộ trên gương mặt khi Ewa nhìn Myszka. Thậm chí cả khi Ewa bực mình, lo buồn hay cáu gắt. Anh ý thức được rằng, cái sự pha tạp cảm xúc này lúc thì nâng Ewa lên, lúc thì vùi dập Ewa xuống đất, song vẫn quyết giữ cho sống. Còn Adam nhìn thấy trong Myszka sự đổ vỡ tất cả mọi toan tính, mọi tham vọng, mọi ước mơ – anh cảm thấy trống rỗng. Và tiếc nuối. Anh cũng chẳng biết mình tiếc cái gì. Anh thường hay tiếc là đã không thuyết phục nổi Ewa nghe theo quyết định của mình, và anh vẫn thường nghĩ về những ngày,khi bằng phản xạ tự vệ đầu tiên, mà theo anh là một phản xạ lành mạnh, anh đã chuẩn bị và đã ký vào một văn bản, nhờ đó hai vợ chồng sẽ không bao giờ phải nhìn thấy đứa con này nữa. Chỉ có điều họ phải cùng nhau nhất trí trong quyết định này thì mới được. Rất ít khi Adam cảm thấy hối tiếc là minh không chung lưng đấu cật với Ewa. Những lúc như vậy anh mường tượng anh, một người chỉ biết có thành đạt và quen với thành công, dắt tay một sinh linh bất lực, dị thường đi trên phố, thì đó là công khai thú nhận mình thất bại chứ còn gì. Anh nghĩ, có lẽ anh không chịu đựng nổi những cái nhìn đầy thương hại hoặc tò mò của thiên hạ. Có lẽ anh không biết giải thích rằng, trung bình 600-800 trẻ sơ sinh chào đời thì có một bị bệnh Down, còn đứa con của họ, giả dụ, là trường hợp thứ sáu trăm bôn mươi bảy. Lại nữa, trẻ em khuyết tật là một bằng chứng đầy nghịch lý chứng minh trình độ tri thức của bố mẹ. Các con số thống kê đã chứng minh rằng, trẻ em bị Down thường rơi vào gia đình những người có trình độ học vấn cao, những người biết tính toạn việc sinh con vào thời điểm thích hợp, sau khi đã tính hết các tình huống – ngoại một trường hợp bình thường nhất. Như trường hợp của họ. Bởi vì trong ý nghĩ của Adam cósx pha trộn nỗi đau xót đối với Ewa, với chính mình và với Myszka – về việc ra đời của đứa con. Nỗi đau xót đối với Myszka luôn luôn nhân lên gấp bội khi Adam nhìn thấy bé, bệnh Down rất dễ đập vào mắt, đó không phải là một căn bệnh sạch sẽ và dễ nhìn, có khi còn được văn học nâng lên như là bệnh lao phổi hoặc bệnh máu trắng. Adam thà thích một đứa trẻ bị khiếm thị hoặc khiếm thính, nhưng không phải là đứa trẻ bị Down. Chính vào lúc Adam bị ám ảnh không thể chịu đựng mỗi khi nhìn thấy con gái, tội lỗi về chuyện sinh ra con anh đổ hết lên đầu Ewa. Adam biết, những đứa trẻ bị bệnh Down khi đã thành một người lớn, thường bị mất trí nhớ (nếu chúng sống được đến tuổi người lớn), và anh cho rằng bệnh mất trí nhớ có trong gia đình nhà Ewa có thể là nguyên do dẫn đến việc sinh ra Myszka. Rõ ràng một số gien liên quan đến bệnh này và bệnh kia tồn tại trong chuỗi DNA gia đình của Ewa. Adam cười mỉa mai khi đã không tính chuyện đi tìm chuỗi DNA và các gien trong cô gái mà anh đã yêu, thay vì chỉ để ý đến tóc, mắt môi và dáng hình cô ta. Còn lúc này đây các gien của vợ quan trọng hơn là sắc đẹp của cô ta. Những gien mà giới khoa học đã giải mã được. THỜI ĐẠI GIEN! GIEN NGƯỜI KHÔNG CÒN LÀ BÍ MẬT! – các báo đưa tin với những tít lớn, còn lúc này Adam đang sống chung một nhà với một sinh linh vừa khó hiểu, vừa kinh tởm, là con gái của mình. Thế rồi sau đó, bỗng dưng những ngày anh đau khổ vì cái sự nhỏ nhen của mình ùn ùn kéo đến và anh muốn vứt bỏ tất cả, để đổi lấy sự trong sáng của xúc cảm mà Ewa có. Anh nhìn thấy tận mắt vợ mình mệt mỏi, bất lực hoặc cáu gắt với Myszka (Adam quan sát hai mẹ con nhiều hơn là hai mẹ con tưởng), anh nghe vợ nguyền rủa như thế nào hoặc vừa khóc vừa nhắc lại câu “Mẹ ngấy lắm rồi..mẹ ngấy đến tận cổ rồi!”, đồng thời anh cảm nhận chọn Myszka là Ewa đã chọn một loại khổ đau khá hơn loại đau khổ của anh. Anh đợi sự trừng phạt, nhưng sự trừng phạt không đến. Trong hoạt động kinh doanh anh thành công hơn bất kỳ khi nào. Anh chạm vào cái gì là y như rằng cái đó biến ngay thành vàng, cứ như ở cung vua Midas vậy. Mọi quyết định có liên quan tới đầu tư vốn của công ty, có khoản mua bán, hợp nhất, chuyển dịch vốn hoặc thay đổi nhân sự của công ty đều rất thành công. Càng thành công trong kinh doanh anh càng đau khổ. Anh đã không làm nổi cái việc chung lưng đấu cật với hai mẹ con Ewa và Myszka, và anh không thể chịu đựng lâu dài được nữa cái hố ngăn cách mà anh đã tự đào ra giữa anh và hai mẹ con. Anh muốn tìm một lý do phải đạo để rời bỏ họ. Càng dao động anh càng căm ghét số phận – hoặc quy luật? – cái đã khiến họ sinh ra một đứa con tật nguyền, nhất là chuyện này xảy ra khi khoa học đã tiến thêm một bước trong khả năng điều khiển các gien. Cùng với việc căm thù số phận, càng ngày anh càn thấy chán, thậm chí căm ghét Myszka. Giá nó không sinh ra trên đời, giá không có nó, thì cuộc sống chắc đơn giản bội phần! “Phải chẳng cuộc sống không thể đơn giản?” thỉnh thoảng một giọng nói nào đó thầm thì bên tai anh, thế nhưng Adam bịt hai tai trước điều phân vân này. Đôi lúc Adam lặng lẽ ra khỏi phòng làm việc, nơi đã trở thành pháo đài của anh trong nhà mình, anh lại đứng nấp ở góc tiền sảnh theo dõi Ewa cùng Myszka, trong bóng của bộ kệ cao cấp đặt các chậu hoa (hoa bị héo, chỉ là không có ai tưới). Anh choáng váng khi nhìn thấy Myszka bốn tuổi, kiên nhẫn bò quanh nhà, nói lúng búng, thở phì phò, nước dãi chảy ra từ miệng. Ở tuổi này đứa trẻ nào cũng đã biết chạy thoải mái. Anh lắng nghe Ewa phát âm rõ ràng, rành mạch như thế nào từng lời, cố gắng dạy con gái những từ đầu tiên – đúng ra bé đã phải biết nói trọn câu từ lâu rồi. Ma, baaa.. – Myszka nói và Adam, cũng giống như Ewa, cho dù chị không biết điều này, đã thuộc lòng rằng “baaa” có nghĩa là truyện cổ tích. Đôi khi Adam nhận biết âm thanh phát ra từ miệng con gái có nghĩa là gì còn nhanh nhạy hơn cả Ewa. Chính anh đã giải mã từ “nhaaa”. Anh không hề cho đó là “bố”, dù chỉ giây lát. Tuy vậy khi anh hiểu “nhaaa” nghĩa là nhảy, nói cách yêu cầu mạnh mẽ của Myszka là được nhảy nhẹ nhàng, thanh thoát như các trẻ em khác thì anh cảm thấy nghẹn họng. Anh hiểu rằng sinh linh bé bỏng tật nguyền này cũng có nhu cầu như mọi đứa trẻ khác, cảm nhận có lẽ cũng như chúng, có khi còn mạnh mẽ hơn là đàng khác, tuy vậy cái vỏ bọc thân tàn của bé không thích bé, giống như con nhộng giam cầm bó mình trong một chú bướm, chỉ có điều đến lúc nào đó rồi chú bướm sẽ bay đi – còn chú bướm này, chú bướm náu mình trong cơ thể Myszka sẽ không bao giờ bay đi được. Nấp sau cánh cửa hé mở, Adam theo dõi Myszka ra sức nhảy như thế nào. Ngược với vợ, anh nhận biết ngay, những động tác vụng về kia – đáng sợ đối với anh – chính là điệu nhảy. Những cố gắng hết mức và vô vọng cố làm cho đôi chân bứt khỏi nền nhà, những cai vung vẩy tội nghiệp của đôi cánh tay mềm yếu, không vâng lời, những động tác gây sốc cố uốn cong thân người không cân đối – tất thảy mọi thứ đó nhẽ ra phải bay bổng, phải đắm say như “pas de deux” – bước nhảy đôi, tựa hồ như danse macabre – vũ điệu của cái chết. “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu anh mang con đi xem biểu diễn vũ ba lê ở nhà hát? Xem Hồ thiên nga, Nut Cracker, chẳng hạn?” có lúc Adam đã nghĩ vậy theo phản xạ, nhưng rồi anh lấy làm tức tối, vì nhẽ ra anh đã có thể nói như vậy. Do sợ hãi hoặc do xúc động Myszka có thể sẽ phát ra những âm thanh khò khè, đáng sợ, r rsau đó có thể bĩnh ra quần, người xem có thể phản đối sự có mặt của bé, người thường trực có thể đưa họ ra khỏi nhà hát, còn anh chắc lĩnh đủ sự bẽ mặt và nhục nhã, lại còn lo, không biết có người thân quen nào cũng đi xem ở đó và nhìn thấy con mình hay không. Anh đứng nhìn với cảm giác lẫn lộn của tức bực, của bối rối và khâm phục Ewa, khi vợ anh mặc quần áo cho con và dắt con đi dạo chơi. Có lần anh đi theo họ mãi tới tận vườn bách thú, anh quan sát vợ khi Ewa ra bộ không để ý tới những người đi đường, thay tã cho con bé mấy tuổi này. Adam biết, Ewa nhẫn nhục và chịu đựng. Có lần, trong tủ trưng bày của một cửa hàng có gì đó làm Myszka thích thú, anh nghe thấy con bé phát ra những tiếng rú liên hồi gây sự tò mò không lành mạnh của người đi đường. Myszka rú to không ngưng nghỉ, Ewa cố dỗ con mà không được, người đi đường dừng lại đứng xem đứa bé tàn phế kinh khủng này. Hàng chục cái nhìn đồng cảm hoặc tò mò..Cho dù đứng trong góc, Adam cảm nhận những cái nhìn đó như là những chiếc gai nhọn đâm vào da thịt làm anh nhức nhối. Anh nhìn Ewa bất lực, anh nhìn sinh linh đang vùng vẫy, gầm rú dữ tợn là con gái của anh và anh biết anh không có đủ can đảm để hoà nhập cùng hai mẹ con, chìa tay mình cho đứa con tật nguyền. Anh sợ nhất là những cái nhìn mà anh cảm thấy tuy nhìn con anh, nhưng cũng là nhìn anh, nhìn suốt cả đời. Anh đã dứt khoát ruồng bỏ Myszka. “Sao lại có chuyện cầm tay nó?” lúc đó anh thoáng nghĩ, nhưng anh nhanh chóng và có chủ định biến ý nghĩ này thành cảm giác ghê tởm. Anh đã có cách, hễ khi nào sự xót xa cho chính mình khiến anh thấy ngột ngạt thì anh giải toả bằng việc nghĩ tới diện mạo của Myszka. Diện mạo mà anh kinh tởm, nó khiến anh liên tưởng tới một cái gì đó. Nhưng mà là cái gì? Một con thú nhỏ kinh khủng trong vườn bách thú chăng? Một con thú nhỏ không thoát được khỏi chuồng, mà thân thể nó là cái chuồng chăng? Những động tác của Myszka, gương mặt của Myszka và nụ cười của bé – tất thảy những thứ đó khiến anh liên tưởng tới một cái gì đó mà anh không biết gọi tên. Tới cái mà anh biết. Nhưng mà là cái gì nào? Adam đã mua chuộc bác sĩ, người đã chăm sóc Myszka, và giữ bí mật với Ewa, anh trả thêm cho ông ta một khoản tiền thù lao về việc thường xuyên thông báo về sự phát triển của sức khoẻ con gái anh. Đây là dạng Down trầm trọng nhất – bác sĩ nói – Trong trường hợp bệnh nhẹ nhất thì một số đứa trẻ có thể đến trường đặc biệt, cũng có bé có thể đến trường liên kết, nhưng tôi cũng phải nói thật, các trường này người ta không thích nhận trẻ em bị bệnh Down đâu. Anh thấy đã gọi là trường liên kết nhưng họ chỉ thích nhận những trường hợp không gây phiền hà. Trẻ em bị điếc nhẹ, phát triển chậm không đến nỗi trầm trọng, khiếm thị, đi lại khó khăn, miễn là không phải bệnh Down hoặc hoang tưởng…Trẻ em bị Down, khi sợ hãi phản ứng rất dữ tợn. Đánh các trẻ em khác, hoặc chính mình. Chúng dám đập đầu vào tường, nếu không có người ngăn lại, thậm chí chúng có thể tự giết mình. Nỗi thất vọng mà trẻ em bình thường thể hiện bằng lời nói hoặc khóc lóc, thì chúng thể hiện bằng tiếng rú nghe không chịu nổi và cũng không có cách nào làm cho chúng ngưng được. Không một thây giáo nào chịu đựng được cảnh như vậy, kể cả họ là những người hoàn toàn tình nguyện. Cha mẹ trẻ em khoẻ mạnh kêu ca với nhà trường, mặc dù trước đó họ đã tỏ thiện chí. Anh thấy đó, thiện chí nhưng thực tế… Thế còn học lực của bé thì sao? – Adam hỏi. Cũng điển hình. Yếu tim, mắt kém, hệ hô hấp tồi, sổ mũi kinh niên…Tôi nghĩ bé sẽ thu hút mọi lây nhiễm như một cái máy hút bụi vậy. Nếu được chăm sóc chu đáo thì bé sẽ sống lâu hơn. Trên ba mươi năm chăng? Có thể nhiều hơn chăng? Tôi biết có những người bị Down năm mươi tuổi… Họ tựa như những đứa trẻ già, tốt bụng. Adam điếng người. Myszka năm mươi tuổi chăng? Vậy thì sự thận trọng bình thường nhất, cho dù là sự thận trọng xa lạ với Ewa – đòi hỏi phải đưa con vào trại đặc biệt. Nếu mai kia một trong hai vợ chồng có mệnh hệ gì thì Myszka đã lớn sẽ không được chăm sóc. Vả lại, một khi sớm muộn rồi cũng phải đưa con vào trại, thì hay hơn cả là làm việc này thật nhanh, dù rằng xa mẹ và xa nhà sẽ là một cái gì đó khủng khiếp đối với bé. Mặt khác- bác sĩ nói tiếp, chẳng thiết tha – đa số trẻ em bị Down ở thể nặng không sống lâu. Vả lại còn cái vết đen nho nhỏ kia nữa chứ… Nhiều hành vi của con g!!!13319_9.htm!!!
Đã xem 48498 lần.
http://eTruyen.com