Lời giới thiệu

    
ũ Quang Hùng làm báo từ rất sớm, lúc mái 19 tuổi ở Sài gòn (1964), từng là chủ bút tạp chí Chân Lý của phong trào sinh viên - học sinh chống chế do Sài gòn, sau đó có cộng tác với các báo Tia Sáng, Điện Tín (trước năm 1975 ở miền Nam). Ông tham gia cách mạng và từng bị chế độ cũ đày đi Côn Đảo từ năm 1973 đến tận ngày đất nước thống nhất.
Sau ngày giải phóng, ông tiếp tục làm báo, lần lượt là phó Tổng biên tập báo Công an TP.HCM, Tổng biên tập tạp chí Người Du Lịch, biên tập viên báo Pháp luật TP.HCM. Quá trình làm báo dày dạn đã giúp ông có được các đầu sách Tọa độ X (viết chung với Trần Tử Văn, NXB Văn Nghệ, 1992), Người coi trời bằng nửa con mắt (NXB Trẻ, 2002) và Phóng sự điều tra (NXB Tổng Hợp TP.HCM, 2003).
Sự tình cờ của sộ phận đã đưa ông vào chung một tù với các tù hình sự thời chế độ cũ ở khám Chí Hòa rồi nhà tù Côn Đảo. Từ đó ông đã quen khá nhiếu giang hồ cộm cán thời chế độ cũ - thậm chí còn kết giao khá thân với một "đai ca" khét tiếng là Lâm Chín ngón.

Tập Giang Hồ Sài Gòn mà bạn đọc đang cầm trên tay chính là bản tổng kết về cả một thời dọc ngang của dân du đảng Sài gòn trước năm 1975. Nhưng tên tuổi lừng lãy một thời như Đại Cathay, Huỳnh Tỳ; Wòng Cái, Lâm Thế (Đại-Tỳ-Cái-Thế), Tín Mã Nàm, Lâm Chín ngón, Điền Khắc Kim... cũng xuất hiện trong tập sách này, với nhiều thông tin lần đầu được công bố, in sách. Một tư liệu đáng tin cậy của một nhá báo từng lăn Iộn trong nghề nhiếu năm, về một mảng tối của miền Nam trước ngày 30-4-1975: cái gọi là "xã hội đen", là du đảng đâm chém, giựt dọc... Tất nhiên, dù cố gắng giữ sự khách quan của một người làm báo, đây vẫn là một góc nhìn cá nhân, được thu thập qua nhiếu lời kể, không thể khái quát chính xác hoặc đầy đủ hết về thực trạng này.Nếu được coi như một tài liệu tham khảo, sẽ bổ sung thêm một góc của bức tranh toàn cảnh xã hội đầy biến động ở miền Nam trước 1975.
Nhà Xuất Bản TRẺ &Tủ Sách Tuổi Trẻ

Truyện Giang hồ Sài Gòn Lời giới thiệu Chương I Chương I (B) Chương I (C) Chương II Chương III Chương IV
  • Đã xem 88730 lần. --!!tach_noi_dung!!--


    Chương VIII
    Giang hồ Sài gòn xưa khác nay

    --!!tach_noi_dung!!--
        
    ác giả viết bài này từng bị giam tại chuồng cọp trại 7, khu C, Côn Đảo gần hai năm (từ giữa năm 1973 đến 30-4-1975). Trong số tám khu biệt giam chuồng cọp thuộc trại 7, riêng khu C đúng nhốt tội phạm hinh sự “thú dữ” và bọn du đãng “có vằn có vện”.
    Cứ hai người một phòng giam, luân phiên một vài tháng lại đổi người, nên tôi có dịp làm quen, tìm hiểu khá kỹ về giới giang hồ năm xưa. Khi bị giam ở Chí Hoà, tôi còn gặp cả bọn Chương Khùng, Việt Parker - và trước nữa, trong lần ở tù 1965-1970 là Đại Cathay, trùm du đãng nổi tiếng nhất hồi đó - nên có thể nói phần nào tôi có điều kiện “thâm nhập” giới này.
    Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, khoảng giữa những năm 1980, con trai tôi học Taekwondo tại võ đường Hồ Xuân Hương, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, chung với con trai của Năm Cam. Và nhân một lần tổ chức sinh nhật cho con trai tôi tại nhà riêng (tôi cho phép con mời một số bạn học việc và bạn học võ chung lớp), Năm Cam chở con trai y tới nhà tôi làm quen. Hinh như Năm Cam cố ý tìm cơ hội đến làm quen với tôi (khi ấy tôi đang làm phó Tổng Biên tập Bảo Công an TP. HCM, tạm gọi là có chút địa vị. Và tôi trở thanh một trong những nhà báo đầu tiên - nếu không dám nhân là nhà báo đầu tiên - quen biết với Năm Cam. Thế là thông qua Năm Cam và đàn em của y, tôi cũng biết thêm khá nhiều về giới giang hồ tại TP. HCM sau này.
    Do đó, căn cứ vào hiểu biết cả nhân, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số nhận xét của mình về những điểm khác biệt của giới giang hồ xưa và nay. Tất nhiên những nhận xét của tôi hoàn toàn do chủ quan, rất có thể phiến diện, còn nhiều sai sót và không được nhiều người đồng tình. Tôi xin sẵn sàng tiếp thu những ý kiến khác, kể cả trao đổi bổ sung, thậm chí đối lập với ý kiến của tôi.
    Tôi không kể những điểm giống nhau trong giới giang hồ, vì thời nào chẳng vậy, họ là thủ phạm gây nên nhiều vụ án hinh sự nghiêm trọng từ cướp của tới giết người, từ đâm thuê chém mướn tới đánh lộn đánh lạo, từ tổ chức sòng bạc, buôn bán ma tuý tới cho vay nặng lãi, bảo kê các vũ trường, quán bar, thậm chỉ gầy động mãi dâm, v.v… và v.v…
    Mặt khác họ tìm cách hối lộ, mua chuộc các quan chức trong bộ máy nhà nước, nhất là quan chức trong các lực lượng liên quan đến pháp luật như công an, toà án, kiếm sát. Họ cũng “kết” với một số nhà báo, nhà văn đề khti viết bài tố cáo họ (nếu những người này viết tốt về họ thì càng hay), thậm chí đưa “phòng bì” cho số được coi là nhà báo, nhà văn nay (trong vụ án Trương Văn Cam, có hai nhà báo liên quan, đã nhiều lần nhận tiền của hắn nên cũng bị ra toà, lãnh án tù là Nguyễn Hoàng Linh của bảo Tuổi Trẻ và Võ Quang Thắng của báo Công an TP.HCM).
    Tuy nhiên, trong giới giang hồ trước đây luôn có một số điều luật bất thành văn mà giới giang hồ sau này không tôn trọng.
    Trước hết, giang hồ cũ không bảo giờ “đụng” với quan chức thực thì pháp luật. Đại Cathay lẫy lừng là vậy mà sau lần lỡ tay giựt cùi chỏ đánh Cò Ly (Trưởng ty Cảnh sát quận 1) tại vũ trường Tự Do đã phải trốn chui trốn nhủi, nhờ người đứng ra dàn xếp, xin lỗi. Kết cuộc, Đại Cathay phải chịu hinh phạt của Cò Ly: Cấm không được lui tới những vũ trường, nhà hàng mà Cò Ly đã có mặt trước - Cò Ly cho rằng Đại Cathay đã phạm tội “khi quan” (!)
    Cũng vì dám động đến đám lính không quân (dù chưa làm ai bị thương chớ đừng nói đến chết) mà nguyên đám giang hồ của Đại Cathay bị xoá sổ vào năm 1966.
    Giang hồ sau này khác hẳn; đụng quan chức, kể cả công an cũng “chơi” luôn: Dám dùng dao đâm chết cảnh sát Phan Lê Sơn ngay tại một quán nhậu ở trung tam thành phố.
    Thứ nhi, tuy dân giang hồ thời trước cũng có đủ loại vũ khí, từ dao lê, mã tấu, côn nhị khúc… đến súng, lựu đạn; nhưng “hang nóng” (tức súng, lựu đạn) chỉ dùng để ăn cướp mà không bao giờ dùng đến khi thanh toán nội bộ hoặc đấu đá, thu phục lẫn nhau.
    Thí dụ, khi Đại Cathay muốn thâu tóm băng của Tin Mã Nàm ở khu vực Đại Thế Giới, Chợ Lớn, Đại chỉ huy đống binh hùng tướng mạnh mang theo dao búa gậy gộc tấn công đối thủ. Phe Tín Mã Nàm cũng vậy, chỉ dùng “tay nghề” tức võ thuật và tài sử dụng dao búa để kháng cự, dù cả hai phe súng ống đầy dẫy. Nhiều lần đụng độ bất phân thắng bại, có khi mỗi bên xuất quân tới mấy chục, nhưng chưa khi nào nghe tiếng súng nổ, cũng do đó bình thường đôi bên chỉ bị thương chớ không ai bỏ mạng bao giờ)
    Giang hồ khi xưa quan niệm, khi chỉ dùng “tay nghề” thi đấu, bên nào thua mới tâm phục khẩu phục. Cho nên, những “đại ca” thời trước đều phải vừa gan lì, vừa phải thường xuyên thao dợt võ nghệ, tập luyện thân thể, kể cả trong tù. Võ của anh em hầu hết không theo một trường phái cụ thể nào, không nhằm muá cho nhuyễn, “đi bài” cho đẹp, nhưng là những đòn thế giang hồ theo kiểu tổng hợp “thập cẩm” chủ yếu là làm bất cứ cách nào hạ được đối thủ, sát thương đối thủ như chơi.
    Trong khi giới giang hồ bây giờ hở một chút là “chơi hàng nóng”. Cụ thể như Bình Kiểm, mau chóng có số má chỉ nhờ vào mấy khẩu súng. Hoặc Châu Phát Lai Em, nổi lên bước đầu nhờ khích một tay đàn anh đấu võ tay không, riêng Lai Em lén giấu dao trong áo, khi thấy nguy cơ thua liền rút dao đâm diệt đối thủ…
    Thứ ba, giang hồ ngày trưởc, dù đã lên đến hạng “đại ca” vẫn sẵn sàng trực tiếp thi thố tài năng khi cần thiết. Đại Cathay khi cùng một lô tay em lên Đà Lạt, gặp trùm du đãng xứ sương mù là Xi Rỗ, Đại Cathay chơi “pạc co (par corps tức đấu tay đôi) liền, không chút sợ hãi (nếu là Năm Cam hay Hiệp Phò mã, dám chắc cả hai bỏ chạy có cờ).
    Thứ tư, ngày trước đã mang danh dân giang hồ là phải “chơi đẹp”. Tất nhiên không phải hiểu “chơi đẹp” theo nghĩa thông thường là chi tiêu hào phóng, rộng rãi; mà là đối với bạn bè - dù bất cứ thành phần đối tượng nào đã kết thân coi như bạn - phải đàng hoàng, không nói dóc, hứa cuội, mà giữ gìn chữ tín, nể trọng lẫn nhau.
    Mãi đến bây giờ tôi vẫn còn ân hận một chuyện: Khoảng đầu 1977 tôi gặp lại Huệ Râu, trước bị giam chúng với tôi tại chuồng cọp khu C, trại 7. Anh em mừng mừng tủi tủi, ôn lại đủ thứ chuyện hồi bị giam chung tại khu C trại 7 ngoài Côn Đảo. Thấy anh gầy và xanh, tôi sực nhớ có nghe một cựu tù nhân kể anh chơi xi ke, tôi hỏi nhưng anh chối. Tôi nói dứt khoát: “Nếu anh không chơi thứ đó thì tốt. Nhưng nếu còn dính đến xì ke thì đừng gặp tôi nữa”. Từ đó tôi không bao giờ gặp lại anh, sau này nghe tin anh chết mà vẫn không bỏ được thứ ma tuý ấy. Phải chi lúc ấy tôi đừng qua “căng” hoặc Huệ Râu cứ nói dối tôi có thể sự việc đã đổi khác. Tôi kết thân với anh em giang hồ cũ chính là nhờ điểm này. Đến tận lúc chết, Lâm Chín ngón vẫn tự coi là “đàn em” của tôi một cách rất thật tình.
    Giang hồ thời nay không thiếu gì kẻ lừa thầy phản bạn, bán đứng anh em, từ “chơi đẹp” gần như đã chìm hẳn vào quá khứ.
    Cũng chinh một phần nhờ “chơi đẹp” mà giang hồ năm xưa mới nổi đình đám, được cảm tình của một số người, trong đó các doanh nhân, văn nghệ sĩ, và cả một số lính, cảnh sát của chế độ cũ (như Lành là cảnh sát Tổng nha theo làm tài xế cho Đại Cathay; Sáng và Cu Quì là người nhái làm đàn em của Đại…).
    Thêm một câu hỏi: Tại sao giang hồ Sài gòn lại rộ lên, với khá nhiều đồn đại (đôi khi không có thực) vào quãng 1962-1967, để rồi tàn lụi? Những thế lực giang hồ về sau này không thể có một vài phong cách hành xử “đẹp” như như Đại Cathay và đàn em trong một số trường hợp, tại sao?
    Có thể đưa ra hai lý do để tạm giải thích.
    Thứ nhất, sau khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ, các tướng lãnh (nguỵ) cũng như các chính trị gia khi ấy chỉ lo đấu đá, hết đảo chính lại “chỉnh lý” rồi bầu cử (dỏm) để tranh chức tranh quyền, không mấy chú ý đến trật tự an toàn xã hội. Tổng nha Cảnh sát chủ yếu lo đối phó với Mặt trận Giải phóng miền Nam và đán áp sinh viên học sinh xuống đường, biểu tình chống chiến tranh, chống Mỹ-nguỵ, mà lơ là số du đãng quấy phá. Mãi đến khi Nguyễn Văn Thiệu lên làm tổng thống, thế chính trị đã tạm ổn, mới quay ra lập ra “Uỷ ban bài trừ du đãng trung ương” thì giang hồ đã đủ lông đủ cánh, thành một “thế lực” có tiếng tăm khá vang dội.
    Thứ nữa, khoảng giữa những năm 1960 là lúc triết học hiện sinh của Jean Paul Sartre ảnh hưởng khá nhiều đến miền Nam Việt Nam nói chung, giới thanh niên nói riêng. Rất tiếc, quan niệm “dân thân” (s'engager) của nhà triết học nổi tiếng người Pháp này lại bị hiểu theo một nghĩa khác là “sống hết mình”, kể cả ăn chơi, trác táng cũng hết mình. Không ít thanh niên - nhất là số có nền văn hoá từ trung bình trở xuống - đã thể hiện quan niệm sai lệch này. Đồng thời đây phải chăng cũng là biểu hiện của không ít thanh niên khi ấy bế tắc trước cuộc sống: Tương lai mình không biết đi về đâu trước tình hình thối nát của chế độ miền Nam khi ấy, trong khi không dễ gì tự mình tìm đến với cách mạng, và cũng không dễ gì có gan đi theo cách mạng.
    Suy cho cùng, giới giang hồ cũng chỉ là một sản phẩm của xã hội. Chính xã hội bát nháo khi đó, với “thượng tầng kiến trúc” là các “chính khứa” xôi thịt đấu đá nhau, tranh giành quyền lực đã tạo ra lớp giang hồ ấy…
    Tôi còn nhớ đoạn được đoạn mất của một bài thơ sặc mùi “hiện sinh” mà Đại Cathay và Lâm Chín ngón rất mê, học được khi “đoong thóc” (tức nằm hút thuốc phiện) tại tiệm Khang Sinh (nằm gần khu Đại Thế Giới - vốn là nơi nhiều văn nghệ sĩ và dân giang hồ thời trước thường lui tới), từng đọc cho tôi nghe:
    Hắn mái tóc nâu vương niềm đau thế kỷ
    Quần blue jeans chung thuỷ bạc thời gian
    Bastos xanh gắn chặt ngón tay vàng…
    Theo thời gian hắn vươn mình cuồng loạn
    Lớp trẻ đôi mươi hôm nay cởi mở lòng
    Và trọn vẹn cho hắn sống
    Dù mất hồn như François Sagan, David Victor,
    Tương lai đâu?…
    Hai giờ đêm có kẻ mất hồn
    Hè đại lộ, bar, show, dồn dập on night
    Lê gót giầy nghiến từng lưng phố sá
    Crazy love, kêu em về mộng mị đắm say…
    Tuy nhiên, cũng chính nhờ hiểu lõm bõm về Sartre, Albert Camus, Andre Gide mà du đãng khi ấy còn ghi được một vài nét được gọi là “đẹp” của giới giang hồ như trên đã viết: Họ muốn tự coi mình vốn là người đàng hoàng, chẳng qua thời thế đưa đẩy mới trở thành giang hồ, và dù là giang hồ vẫn có những hiểu biết nhất định về cách đối nhân xử thế.
    Tiếc thay, vài nét được gọi là “đẹp” của giới giang hồ khi ấy cũng mai một dần, biến tướng dần, trong khi những đặc trưng khác của xã hội đen như cướp giật, thủ đoạn, tranh giành địa vị, thanh toán lẫn nhau, kết bè kết phái, mua chuộc hối lộ… ngày càng phát triển; hầu như trở thành bản chất của các băng nhóm tội phạm hiện nay - sau hơn 40 năm.
    Vũ Quang Hùng

    HẾT
    --!!tach_noi_dung!!--

    Đánh máy: welcom1985, MHN, Ct.Ly, casau
    Nguồn: Nhà xuất bản Tuổi Trẻ - VNthuquan - Thư viện Online
    Được bạn: Ct.Ly đưa lên
    vào ngày: 28 tháng 5 năm 2012

    --!!tach_noi_dung!!--
    --!!tach_noi_dung!!--
    --!!tach_noi_dung!!--