CÁC NHÂN VẬT

AL ALCON. Kỹ sư trưởng ở Atari, người đã thiết kế Pong và thuê Jobs.
GIL AMELIO. Trở thành CEO của Apple năm 1996, đã mua NeXT và đưa Jobs quay lại.
BILL ATKINSON. Nhân viên của Apple thời kỳ mới thành lập, phát triển đồ họa cho máy Macintosh.
CHRISANN BRENNAN. Bạn gái của Jobs thời trung học ở trường Homestead High, mẹ đẻ của Lisa Brennan-Jobs.
USA BRENNAN-JOBS. Con gái của Jobs và Chrisann Brennan, sinh năm 1978, là một nhà văn đang sống ở New York.
NOLAN BUSHNELL. Người sáng lập Atari và là biểu mẫu kinh doanh đối với Jobs.
BILL CAMPBELL. Giám đốc Marketing của Apple trong thời gian Jobs tại nhiệm, là thành viên trong ban quản trị và được tín nhiệm khi Jobs trở lại năm 1997.
EDWIN CATMULL. Người đồng sáng lập Pixar và sau này trở thành giám đốc Disney.
KOBUN CHINO. Một Thiền sư phái Tào Động tông (Soõtoõ) ở California, thầy dạy tâm linh cho Jobs.
LEE CLOW. Phù thủy quảng cáo đã tạo nên chương trình quảng cáo mang tên “1984” của Apple và làm việc với Jobs trong ba thập niên.
DEBORAH “DEBI” COLEMAN. Quản lý nhóm Mac và sau này tiếp quản điều hành sản xuất của Apple.
TIM COOK. Giám đốc điều hành hoạt động, một người bình tĩnh, điềm đạm được Jobs thuê năm 1998, tiếp quản vị trí CEO sau Jobs vào tháng 8 năm 2011
EDDY CUE. Giám đốc dịch vụ Internet tại Apple, cánh tay đắc lực của Jobs trong việc giải quyết những vấn đề nội bộ.
ANDREA “ANDY” CUNNINGHAM. Nhà báo của hãng Regis McKenna đã giúp đỡ Apple trong thời kỳ đầu Macintosh.
MICHAEL EISNER. Vị giám đốc điều hành cứng nhắc của Disney, đã từng có ý định mua lại Pixar nhưng sau đó mâu thuẫn với Jobs.
LARRY ELLISON. CEO của Oracle, bạn của Jobs.
TOMY FADELL. Một kỹ sư phần cứng đưa ra sáng kiến phát triển iPod năm 2001.
SCOTT FORSTALL. Giám đốc phầm mềm cho thiết bị di động của Apple.
ROBERT FRIEDLAND. Sau khi tốt nghiệp đại học Reed, ông làm chủ của một nông trang trồng táo và là một người nghiên cứu đạo Phật, người có ảnh hưởng nhất định tới Jobs, sau này điều hành một công ty khai khác mỏ.
JEAN-LOUIS GASSÉE. Giám đốc của Apple ở Pháp, tiếp quản bộ phận Macintosh khi Jobs rời đi năm 1985.
BILL GATES. Một doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực máy tính, sinh năm 1955.
ANDY HERTFELD. Một kỹ sư phần mềm vui tính, thân thiện và là đồng sự của Jobs trong nhóm Mac thời kỳ đầu.
JOANNA HOFFMAN. Thành viên nhóm Mac thời kỳ đầu, có tinh thần chống đối Jobs.
ELIZABETH HOLMES. Bạn gái của Daniel Kottke ở Reed và là nhân viên của Apple thời kỳ
đầu.
ROD HOLT. Một người theo chủ nghĩa Marx được Jobs thuê năm 1976 làm kỹ sư điện tử cho Apple II.
ROBERT IGER. Kế nhiệm Eisner trở thành CEO của Disney năm 2005
JONATHAN “JONY” IVE. Giám đốc thiết kế của Apple, vừa là đồng sự vừa là cố vấn của Jobs.
ABDULFATTAH “JOHN” JANDALI. Nghiên cứu sinh người Xy-ri ở Wisconsin, là cha đẻ của Jobs và Mona Simpson, sau này làm quản lý thực phẩm và nước giải khát tại các sòng bạc ở
Boomtown gần Reno.
CLARA HAGOPIAN JOBS. Con gái một người Armenia nhập cư, lấy Paul Jobs năm 1946. Họ nhận Jobs làm con nuôi từ khi mới lọt lòng năm 1955.
ERIN JOBS. Con thứ của Laurene Powel và Steve Jobs.
EVE JOBS. Con út của Laurene và Steve
PATTY JOBS. Được Paul và Clara Jobs nhận nuôi hai năm sau khi họ nhận nuôi Steve.
PAUL REINHOLD JOBS. Nhân viên lực lượng Cảnh sát biển người Wisconsin, cùng với vợ Clara nhận Steve làm con nuôi năm 1955.
REEDS JOBS. Con cả của Steve Jobs và Laurene Powell.
RON JOHNSON. Được Jobs thuê năm 2000 để phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ của Apple.
JEFFREY KATZENBERG. Giám đốc xưởng phim của Disney, đụng độ với Eisner và từ chức năm 1994 để đồng sáng lập nên hãng DreamWorks SKG.
DANIEL KOTTKE. Bạn thân nhất của Jobs ở Reed, cùng hành hương đến Ấn Độ, là nhân viên thời kỳ đầu của Apple.
JOHN LASSETER. Đồng sáng lập và giám đốc sáng tạo ở Pixar.
DAN’L LEWIN. Giám đốc Marketing cùng với Jobs ở Apple và sau đó là NeXT.
MIKE MARKKULA. Nhà đầu tư lớn đầu tiên của Apple và là chủ tịch hội đồng quản trị, có vai trò như là một người cha của Jobs.
REGIS MCKENNA. Một chuyên gia quảng cáo, là người hướng dẫn Jobs thời kỳ đầu và tiếp tục là một cố vấn tin cậy.
MIKE MURRAY. Giám đốc tiếp thị thời kỳ đầu của Macintosh.
PAUL OTELLINI. CEO của Intel, người đã giúp chuyển Macintosh sang sử dụng vi mạch của Intel nhưng không tham gia vào việc kinh doanh iPhone.
LAURENE POWELL. Một người hiểu biết và vui tính, tốt nghiệp đại học Penn, từng làm cho hãng Goldman Sachs và sau đó là đại học kinh doanh Stanford, lấy Steve Jobs năm 1991.
GEORGE RILEY. Một người Memphis, vừa là bạn vừa là luật sư của Jobs.
AUTHOR ROCK. Nhà đầu tư công nghệ huyền thoại, là thành viên hội đồng quản trị thời kỳ đầu của Apple, giống như cha của Jobs.
JONATHAN “RUBY” RUBINSTEIN. Đồng nghiệp với Jobs ở NeXT, là kỹ sư trưởng bộ phận phần cứng của Apple năm 1997.
MIKE SCOTT. Được Markkula đưa về làm chủ tịch của Apple năm 1977 để quản lý Jobs.
JOHN SCULLEY. Giám đốc điều hành của Pepsi, được Jobs thuê làm CEO cho Apple năm 1983, mâu thuẫn và sa thải Jobs năm 1985.
JOANNE SCHIEBLE JANDALI SIMPSON. Người Wiscosin, là mẹ đẻ của Steve Jobs (người đã được cho đi làm con nuôi) và Mona Simpson (bà tự tay nuôi dạy).
MONA SIMPSON. Em gái ruột của Jobs; năm 1986, họ mới phát hiện ra có mối liên hệ ruột thịt và trở nên thân thiết. Bà đã viết tiểu thuyết dựa trên nguyên mẫu của mẹ mình, bà Joanne (Anywhere but Here), của Jobs và con gái Lisa (A Regular Guy), cCia người cha Abdulfattah Jandali (The Lost Father).
ALVY RAY SMITH. Người đồng sáng lập Pixar, từng có mâu thuẫn với Jobs.
BURRELL SMITH. Một lập trình viên sáng tạo gặp khó khăn trong nhóm Mac, bị chứng tâm thần phân liệt hành hạ trong suốt những năm 1990.
AVADIS "AVIE" TEVANIAN. Làm việc với Jobs và Rubinstein tại NeXT, trở thành kỹ sư trưởng bộ phận phần mềm của Apple vào năm 1997.
JAMES VINCENT. Một người hâm mộ nhạc Brit, đối tác trẻ tuổi được thuê làm việc cùng với Lee Clow và Duncan Milner tại bộ phận quảng cáo của Apple.
RON WAYNE. Gặp Jobs ở Atari, đã trở thành đối tác đầu tiên với Jobs và Wozniak ở Apple thời kỳ đầu, nhưng đã dại dột quyết định từ bỏ cổ phần của mình.
STEPHEN WOZNIAK. Một người say mê công nghệ điện tử, sống ở Homestead High; Jobs đã phát hiện ra cách đóng gói và tiếp thị các bảng mạch tuyệt vời và trở thành đối tác của ông trong việc thành lập Apple.

Truyện Steve Jobs Giới thiệu CÁC NHÂN VẬT Cuốn sách này ra đời như thế nào Chương 1 Chương 2 Chương 3 Đã xem 196846 lần. --!!tach_noi_dung!!--


Chương 17
NeXT

Giải thoát Prô-mê-tê (25)

Những tên cướp biển từ bỏ con tàu

--!!tach_noi_dung!!--
    
ừ sau khi trở về từ châu Âu vào tháng 8 năm 1985, khi vẫn đang suy tính sẽ làm gì tiếp theo thì Jobs gọi điện cho Paul Berg - một nhà sinh hóa học ở Stanford để cùng thảo luận về những tiến bộ khoa học trong việc cấy gen và tái tổ hợp DNA. Berg mô tả những khó khăn khi thực hiện những thí nghiệm trong phòng thí nghiệm sinh học và thời gian nuôi cấy đến khi có kết quả phải kéo dài hàng tuần liền. “Sao anh không mô phỏng quá trình đó bằng máy tính?” - Jobs hỏi. Berg trả lời rằng những máy tính có khả năng thực hiện những mô phỏng đó có giá quá đắt đối với phòng thí nghiệm của một trường đại học. “Đột nhiên, anh ấy trở nên rất phấn khích với khả năng đó” - Berg nhớ lại - “Anh ấy nung nấu ý tưởng đó khi quyết định thành lập một công ty mới. Anh ấy trẻ, giàu có và phải tìm ra thứ gì đó để làm trong suốt phần đời còn lại của mình”.
Jobs thảo luận với các học viện để xem nơi làm việc của họ cần những thiết bị gì. Đó là điều mà ông chú tâm kể từ năm 1983. Đây cũng là năm ông tới thăm phòng khoa học máy tính ở Brown để giới thiệu Macintosh không những là một chiếc máy tính làm việc hiệu quả mà còn có nhiều tính năng hữu dụng cho các phòng thí nghiệm của các trường đại học. Mong ước của các nghiên cứu sinh của các trường đại học là có một nơi làm việc vừa hiệu quả lại vừa kín đáo. Với tư cách là người đứng đầu bộ phận Macitosh, Jobs đưa ra một bản dự án để tạo ra một chiếc máy với tên gọi Big Mac. Nó sẽ có hệ điều hành UNIX với giao diện thân thiện của Macintosh. Nhưng sau khi Jobs bị trục xuất khỏi bộ phận Macitosh, người kế nhiệm Jean - Louis Gassée đã hủy bỏ dự án Big Mac.
Khi chuyện đó xảy ra, Jobs đã vô cùng đau khổ gọi điện cho Rich Page - kỹ thuật viên thiết kế bộ chip xử lý của Big Mac. Đó là cuộc gọi cuối cùng trong hàng loạt những cuộc trò chuyện của Jobs với rất nhiều nhân viên bất mãn của Apple. Họ hối thúc Jobs mở một công ty mới và giải thoát họ khỏi Apple. Sau dịp nghỉ lễ ngày Quốc tế lao động, kế hoạch dần được hình thành và triển khai.
Jobs nói chuyện với Bud Tribble, trưởng bộ phận phần mềm của Macitosh thưở ban đầu và nói qua về ý tưởng thành lập một công ty có thể xây dựng các trụ sở làm việc vừa hiệu quả mà vừa riêng tư. ông cũng tuyển luôn kỹ thuật viên George Crow và nhân viên điều hành Sunsan Barnes từ bộ phận Macintosh, những người đã từng nói chuyện với Jobs và quyết định rời bỏ công ty để hợp tác với ông.
Vị trí quan trọng còn lại mà Jobs đang tìm kiếm là một người có thể tiếp thị sản phẩm mới tới các trường đại học. ứng cử viên sáng giá cho chức vụ đó là Dan‟1 Lewin - đang làm việc tại Apple và đã từng lập các liên hội các trường Đại học để mua Macintosh với số lượng lớn. Ngoài việc thiếu hai chữ cái đầu tiên trong phần họ, Lewin có vẻ ngoài ưa nhìn của Clark Kent và sự bóng bẩy của người Princeton(25). Anh ta và Jobs có một điểm chung: Lewin đã từng viết luận văn tốt nghiệp về Bob Dylan và khả năng lãnh đạo đầy cuốn hút và Jobs thì hiểu biết về cả hai vấn đề trên.
Một nhóm bạn đại học cùng với Lewin bất ngờ được chọn vào nhóm Macitosh nhưng anh đã vô cùng chán nản khi biết Jobs rời công ty và Bill Campbell đã tái cơ cấu lại bộ phận Marketing theo xu hướng làm giảm vai trò của Marketing trực tiếp tới các trường đại học. Anh ấy cũng định gọi cho Jobs vào đợt nghỉ Quốc tế Lao động nhưng Jobs đã gọi trước. Lewin đã lái xe đến khu nhà tuềnh toàng của Jobs, cùng đi dạo và bàn luận về khả năng thành lập một công ty mới. Lewin vô cùng hào hứng nhưng lại không sẵn sàng tham gia. Anh sắp sửa cùng Campbell tới bang Austin vào tuần sau và anh cũng muốn chờ đợi xem mọi việc thế nào ròi mới quyết định. Sau khi quay về, anh đã trả lời với Jobs là đồng ý. Thông tin này đến rất đúng lúc, hôm đó là ngày 13 tháng 9, vào đúng buổi họp lãnh đạo Apple.
Mặc dù trên danh nghĩa Jobs là chủ tịch hội đồng quản trị nhưng từ sau ngày bị trục xuất khỏi Apple, ông chưa bao giờ góp mặt trong bất cứ buổi họp nào. ông gọi cho Sculley và nói rằng ông sẽ tham gia và bảo Sculley cho thêm một phần nhỏ vào cuối buổi họp là mục “báo cáo của chủ tịch”. Jobs không nói rõ nội dung của phần này và Sculley cứ nghĩ rằng đó chỉ là những chỉ trích về việc tái cơ cấu vừa rồi. Thay vào đó, e; làm phiền lòng những nhà sản xuất phần mềm đối thủ. Thêm vào đó, một vài chương trình của Microsoft có thể bị chậm trễ. Vì vậy, Jobs dẫn chứng một điều khoản trong hợp đồng với Microsoft và quyết định không đóng gói cùng phần mềm của họ. Microsoft phải tự phân phối phần mềm của họ như một sản phẩm riêng lẻ trực tiếp tới người dùng.
Gates thực hiện theo không một lời phàn nàn. Ông đã chuẩn bị sẵn sàng tâm lý để đối diện với sự thật rằng, Jobs có thể thay đổi ý định và không đáng tin cậy và ông hoài nghi về việc bán kèm theo máy tính Macintosh có thể thực sự giúp Microsoft không. Gates nói với tôi rằng “Chúng tôi có thể kiếm được nhiều tiền hơn với cách bán riêng phần mềm của mình. ít nhất là theo cách bạn nghĩ rằng bạn sẽ chiếm được thị phần đáng kể”. Microsoft đã đi theo cách làm phần mềm riêng chạy trên tất cả các nền tảng công nghệ khác nhau, và họ ưu tiên sự khởi đầu với phiên bản Microsoft Word dành cho máy tính của máy tính IBM thay vì cho Macintosh. Cuối cùng, quyết định của Jobs với việc bỏ thương vụ bán kèm sản phẩm đã làm nguy hại đến Apple hơn là đối với Microsoft.
Khi phần mềm Excel cho máy tính Macintosh được phát hành, Jobs và Gates cùng giới thiệu nó tại một cuộc họp báo New York‟s Tavern ở Green. Khi được hỏi là Microsoft sẽ thiết kế phiên bản Excel cho máy tính cá nhân (PCs) của IBM không, Gates đã không tiết lộ thương vụ ông đã thỏa thuận với Jobs mà chỉ trả lời: Nó sẽ diễn ra “đúng thời điểm”. Jobs giành lấy mic và nói đùa “Tôi chắc chắn rằng ‟đúng lúc‟ thì chúng ta sẽ cùng chết”.

Cuộc chiến của Giao diện người dùng đồ họa (GUI)
Thời gian đó, Microsoft đang thiết kế một hệ điều hành,được biết đến dưới tên gọi DOS, mà họ đã thiết kế cài bản quyền cho máy tính của IBM cũng như các dòng máy tính tương thích khác. Hệ điều hành này được phát triển dựa trên nền giao diện lỗi thời và không thân thiện mà người dùng phải nhập những dòng lệnh kiểu như: C:\>. Khi Jobs và nhân viên của ông bắt đầu hợp tác chặt chẽ với Microsoft, họ lo lắng Microsoft sẽ sao chép hệ giao diện đồ họa thân thiện với người dùng mà họ phát minh cho Macintosh. Andy Hertzfeld để ý rằng người liên hệ với ông từ phía Microsoft đã hỏi chi tiết về cách thức hoạt động của hệ điều hành Macintosh, ông kể: “Tôi đã nói với Steve là tôi nghi ngờ Microsoft có ý định sao chép công nghệ của Mac”.
Apple đã không sai khi lo lắng về điều này. Gates cũng đồng quan điểm là giao diện đồ họa chính là tương lai của công nghệ, và rằng Microsoft cũng có quyền như Apple đã làm: là sao chép lại những gì được phát triển ở Xerox PARC. Như Gates sau đó cũng thẳng thắn thừa nhận: “Chúng tôi, nói thế nào nhỉ, chỉ có thể nói rằng „Chúng tôi đặt niềm tin ở công nghệ giao diện đồ họa và chúng tôi cũng nhìn ra điều đó từ Xerox Alto”.
Theo thỏa thuận ban đầu, Jobs đã thuyết phục Gates đồng ý rằng Microsoft sẽ không thiết kế phần mềm đồ họa cho bất cứ đối tác khác nào ngoài Apple cho đến khi dòng máy Macintosh đã triển khai phân phối được một năm kể từ khi tung ra thị trường vào tháng 1 năm 1983. Nhưng thật không may cho Apple, họ đã không lường được hết mọi khả năng khi đàm phán ký kết. Đặc biệt, hợp đồng không hề có điều khoản nào ràng buộc trong trường hợp thời điểm ra mắt Macintosh bị hoãn lại một năm. Vì vậy, Gates vẫn không vi phạm thỏa thuận khi ông công bố rằng Microsoft dự kiến sẽ phát triển một hệ điều hành cho máy tính cá nhân của IBM vào tháng 11 năm 1983. Hệ điều hành này có đầy đủ các tính năng của một giao diện đồ họa như cửa sổ lệnh, biểu tượng, chuột để sử dụng lệnh trỏ - và - nhấp. Hệ điều hành này được đặt tên là Windows. Gates sau đó đã tổ chức một buổi công bố sản phẩm giống như cách Jobs thường làm, một sự kiện xa hoa nhất trong lịch sử của Microsoft, được tổ chức tại khách sạn Helmsley Palace, New York.
Jobs vô cùng tức giận, nhưng ông biết mình chẳng thể làm được gì hơn. Thỏa thuận của Microsoft với Apple về việc không cung cấp bất kỳ phần mềm đồ họa nào cho công ty đối thủ đã hết hiệu lực. Và Jobs thì không thể ngừng việc chửi rủa. ông ra lệnh cho Mike Boich, phát ngôn vi&eckhi đến lượt mình nói, Jobs đã mô tả cho ban lãnh đạo nghe về kế hoạch thành lập công ty mới: “Tôi suy nghĩ rất nhiều và đã đến lúc để tôi tiếp tục cuộc sống của mình”. Jobs bắt đầu: “Hiển nhiên là tôi đã tìm được thứ để làm. Tôi đã 30 tuổi rồi”. Sau đó ông đề cập đến một số ghi chú đã được chuẩn bị sẵn để mô tả kế hoạch tạo dựng một công ty dành cho thị trường giáo dục trình độ cao của ông. ông hứa rằng công ty mới này sẽ không cạnh tranh với Apple và muốn đem theo một ít nhân lực không quan trọng, ông cũng đề nghị từ chức chủ tịch Apple và hy vọng hai công ty sẽ hợp tác với nhau trong tương lai. ông nghĩ có lẽ Apple sẽ muốn mua lại quyền phân phối đối với những sản phẩm của ông hoặc các giấy phép phần mềm của Macintosh.
Mike Markkula lo ngại khả năng là Jobs sẽ lôi kéo một số nhân viên khỏi Apple. “Tại sao anh lại lấy một số nhân viên theo anh?” Ông ta hỏi.
“Đừng lo lắng”, Jobs đảm bảo với ông ta và ban lãnh đạo rằng “Đây là những nhân viên cấp thấp và sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động công ty, và dù gì thì họ sẽ vẫn rời đi”.
Ban lãnh đạo ban đầu có vẻ bằng lòng với đề đạt của Jobs. Sau cuộc thảo luận kín, các giám đốc thậm chí còn đề nghị là Apple sẽ góp 10% cổ phần cho công ty mới và Jobs vẫn giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị.
Đêm đó, Jobs và 5 “kẻ phản bội” gặp nhau ăn tối tại nhà ông. ông vui mừng với việc đầu tư của Apple, nhưng những người khác lại cho rằng như thế thật không khôn ngoan chút nào. Họ cùng đồng ý rằng tất cả họ cùng xin nghỉ việc một lúc là cách hay nhất. Họ có thể đưa ra những lí do nghỉ việc hợp lý và trong sạch.
Vì thế, Jobs đã viết một lá thư cho Sculley chính thức nói tên của năm nhân viên định thôi việc, họ cùng nhau ký ở phía dưới chữ ký của ông và ngay trước buổi họp nhân viên lúc 7:30 sáng ngày hôm sau, Jobs đã lái xe đến Apple và đưa nó cho Sculley.
“Steve, đây không phải là những nhân viên cấp thấp” - Sculley nói
“À, những người này sớm hay muộn cũng định nghỉ” - Jobs tiếp lời - “Họ đang định nộp đơn xin nghỉ việc của họ vào 9 giờ sáng nay”.
Cách nói của Jobs rất chân thành. Năm nhân viên đó không phải những người quản lý các bộ phận cũng như không phải là thành viên thuộc nhóm chính của Sculley. Trên thực tế, họ đều cảm thấy mình không được coi trọng với cách tái cơ cấu mới của công ty. Nhưng theo quan điểm của Sculley, họ là những người đóng vai trò rất quan trọng: Page là một thành viên Apple, Lewin là nhân vật chủ chốt cho thị trường giáo dục cấp cao. Thêm vào đó, họ đều biết về dự án Big Mac, mặc dù nó đã bị hoãn lại thì đây vẫn là thông tin độc quyền. Tuy nhiên, Sculley vẫn rất lạc quan.
Thay vì đẩy sự việc lên đỉnh điểm, ông ta đề nghị Jobs tiếp tục giữ chức chủ tịch. Còn Jobs nói rằng ông sẽ suy nghĩ thêm về việc đó.
Nhưng khi Sculley tới buổi họp nhân viên vào lúc 7:30, ông ta nói về những người định ra đi và đã có một vụ om sòm xảy ra. Theo Sculley thì hầu hết họ đều người đều cảm thấy Jobs đã vi phạm nghĩa vụ chủ tịch của mình và họ đều choáng váng trước sự phản bội công ty của Jobs:
“Chúng ta nên bóc trần âm mưu của hắn ta, như thế thì mọi người mới thôi tôn hắn như vị Chúa cứu thế đi”, Campbell hét lên, theo lời Sculley. Mặc dù sau này Campbell trở thành luật sư tuyệt vời của Jobs và là một thành viên tích cực trong ban lãnh đạo nhưng ông cũng phải thừa nhận rằng ông đã rất kích động vào sáng hôm đó:
“Tôi đã giận dữ khủng khiếp, đặc biệt khi Jobs lấy đi nhân viên Dan Lewin”. Campbell nhớ lại:
“Dan‟ đã gây dựng được nhiều mối quan hệ với các trường đại học. Cậu ấy luôn cằn nhằn về những khó khăn khi làm việc với Steve, thế mà cậu ấy lại bỏ đi”, Campbell đã rất tức giận và rời khỏi buổi họp để gọi về nhà Lewin. Khi nghe vợ Lewin nói anh ấy đang tắm, Campbell đã nói rằng: “Tôi sẽ chờ”. Vài phút sau, khi cô ấy nói Lewin vẫn đang tắm, Campbell vẫn nói rằng: “Tôi sẽ chờ”. Cuối cùng, khi Lewin nghe điện thoại, Campbell hỏi chuyện đó có phải là sự thật không.
Lewin thừa nhận, và, Campbell dập máy mà không nói bất cứ lời nào.
Sau khi nghe được thông tin về sự giận giữ của các nhân viên cấp cao, Sculley đã khảo sát các thành viên ban lãnh đạo. Họ cũng có cảm nhận tương tự, rằng Jobs đã dùng những lời hứa hẹn là không lấy đi những nhân viên quan trọng để lừa dối họ. Arthur Rock đặc biệt tức giận. Mặc dù luôn đứng về phía Sculley trong cuộc đối đầu Memorial Day, ông vẫn có mối quan hệ họ hàng bên nội với Jobs. Mới chỉ tuần trước, Arthur còn mời Jobs cùng bạn gái tới gặp mặt gia đình ông tại San Francisco và cả bốn người đã có bữahông làm thất vọng sự chờ đợi của người xem. ông quát lớn với Gates: “ông đã lừa dối chúng tôi. Tôi đã tin tưởng ông và giờ, ông đánh cắp ý tưởng đó từ chúng tôi”. Hertzfeld kể rằng Gates lúc đó chỉ ngồi nghe một cách lạnh lùng, nhìn thẳng vào mắt của Steve trước khi đáp trả: “ồ, Steve ạ, tôi nghĩ rằng có nhiều hơn một cách để nhìn nhận sự việc này. Tôi nghĩ chúng ta nên nhìn nhận sự việc này theo cách: chúng ta đều có một ông hàng xóm rất giàu có tên là Xerox, tôi quyết định đột nhập vào nhà ông ta để lấy trộm chiếc tivi và phát hiện ra rằng ông đã lấy nó mất rồi”.
Chuyến viếng thăm hai ngày của Gate đã kích động toàn bộ các cung bậc cảm xúc và kỹ năng thao túng của Jobs. Nó cũng góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ vốn được coi là cộng sinh của Apple và Microsoft đã trở thành “một vũ điệu bọ cạp”, trong đó cả hai bên đều di chuyển một cách chậm chạp, thăm dò nhau vì biết chắc rằng, chỉ một bên sơ sẩy “chích nọc độc” vào đối phương thì có thể gây khó dễ cho cả hai. Sau cuộc đối đầu tại phòng họp, Gates lặng lẽ trình diễn bản thử nghiệm của kế hoạch thực hiện hệ điều hành Windows cho Jobs. Gates nhớ lại: “Steve không biết phải nói gì. ông ấy có thể nói „Phải rồi, đó là một sư vi phạm ý tưởng” nhưng ông ấy không nói.
ông ấy chọn cách phát ngôn với vẻ đôi chút mỉa mai „ồ, nó thật sự là một thứ rác rưởi”. Gates hơi run và ông nghĩ đây là cơ hội để trấn tĩnh Jobs một lúc. “Tôi nói, „Đúng rồi, nó là môt thứ rác rưởi đẹp đẽ”. Jobs lại trải qua những gam cảm xúc khác nhau. Gates kể “Trong suốt buổi nói chuyện, ông ấy thậm chí còn thô lỗ hơn cả một kẻ đầu đường xó chợ. Và sau đó, có lúc ông ấy lại gần như sắp khóc, giống như van nài „Gates, hãy cho tôi cơ hội giải quyết mọi việc”. Gates thì đáp lại bằng việc trở nên bình tĩnh “Tôi trở nên lợi thế rất nhiều khi mọi người quá cảm xúc, còn tôi thì là dạng người suy nghĩ bằng lý trí nhiều hơn”.
Giống như cách vẫn làm khi muốn nói chuyện nghiêm túc, Jobs gợi ý rằng cả hai nên ra ngoài đi bộ. Họ đi bộ khắp các con phố ở Cupertino, đi tới đi lui trường cao đẳng De Anza, dừng lại để ăn tối ròi lại tiếp tục đi bộ. Gates nói “Chúng tôi phải đi dạo bộ, đó không phải là một trong những phương pháp quản lý của tôi. Đó là khi ông ấy bắt đầu nói những thứ kiểu như „ Được rồi, được rồi, nhưng đừng làm một thứ quá giống những gì chúng ta đang làm”.
Hóa ra, Microsoft đã không thể hoàn thiện hệ điều hành Windows 1.0 kịp để phân phối cho đến tận mùa thu năm 1985. Thậm chí lúc tung ra thị trường, nó còn được coi là một món hàng hóa thứ phẩm: không có sự sang trọng như thiết kế giao diện của Macintosh; thêm nữa, cửa sổ lệnh lại chỉ có thể đặt xếp cạnh nhau trên màn hình thay vì đặt chòng lên nhau như Bill Atkinson đã phát minh. Các nhà phê bình chế nhạo và người dùng bỏ rơi nó. Tuy nhiên, như thông lệ với tất cả sản phẩm của Microsoft, sự kiên trì, bền bỉ cuối cùng đã giúp Windows tốt hơn và cuối cùng là vượt trội.

hệ điều hành Windows 1.0
Jobs chưa bao giờ nguôi giận. Sau gần ba mươi năm, Jobs vẫn nói với tôi rằng “Họ hoàn toàn lừa đảo chúng tôi và Gates không bao giờ biết xấu hổ vì điều đó”. Khi nghe được điều này, Gates đáp lại “Nếu ông ấy cho rằng như vậy thì ông ấy thật sự lại bước vào một trong những “công nghệ bẻ cong thực tế” của mình. Đứng trên phương diện pháp lý thì Gates hoàn toàn đúng. Và xét trên cấp độ thực tế thì ông ấy cũng ở vào tình thế có lợi. Mặc dù Apple đã có thỏa thuận ký kết được quyền sử dụng những công nghệ mà họ đã chứng kiến ở Xerox PARC, nhưng nó cũng hiển nhiên rằng các công ty khác cũng có thể phát triển giao diện đồ họa tương tự. Như Apple phát hiện ra, việc “nhìn và cảm nhận” của một thiết kế giao diện máy tính là một thứ khó để mà bảo vệ.
Và việc Jobs mất tinh thần là điều rất dễ hiểu. Apple đã từng sáng tạo hơn, giàu trí tưởng tượng hơn và lịch lãm hơn trong cách thực thi cùng đỉnh cao trong thiết kế thông minh. Thế nhưng, dù chỉ tạo ra một chuỗi các sản phẩm sao chép qua loa, Microsoft lại có thể chiến thắng trong cuộc đua của những nhà sản xuất hệ điều hành. Điều này cũng tiết lộ một kẽ hở trong cách thế giới này vận hành: Không phải lúc nào sản phẩm tốt nhất và mang tính đột phá nhất cũng chiến thắng. Một thập kỷ sau đó, sự hiển nhiên này đã khiến Jobs có một bài diễn văn khoa trương có phần hơi kiêu ngạo và quá đáng, nhưng cũng có phần đúng. “Vấn đề duy nhất của Microsoft là họ không có gu thẩm mỹ, thật sự là chẳng có hiểu biết tí gì về nghệ thuật thiết kế. Tôi không ám chỉ những gì nhỏ nhặt, mà tôi muốn nói theo cách cắt nghĩa rộng hơn là họ không hiểu về ý tưởng gốc và họ không mang được nét văn hóa vào sản phẩm của mình”.
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: vnthuquan-thuvienOnline
Được bạn: Mọt sách đưa lên
vào ngày: 23 tháng 12 năm 2011

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--