Nhiều mùa xuân mộc lan nở hoa trôi qua, Mộc Lan cũng ngày càng lớn lên theo năm tháng. Tuổi thơ của cô qua đi trong bầu không khí êm đềm và hạnh phúc của gia đình nhỏ giữa thành phố Ye. Cô rất ít được nhìn thấy cha, vì ông là một mệnh quan triều đình, có rất nhiều việc phải làm. Vì thế, cô bé chủ yếu quanh quẩn bên mẹ và những người hầu.Mộc Lan thừa hưởng sự khéo léo, năng khiếu âm nhạc, mái tóc đen huyền và dáng điệu dịu dàng của mẹ cô. Cô bé cũng có thể chơi đàn như mẹ. Tuy nhiên, Mộc Lan có tính cách sắc sảo và rất mạnh mẽ, đặc biệt là cô bé rất tò mò với mọi thứ trong nhà. Mọi thứ đều có thể làm cô.thích thú theo cách riêng của mình. Cô bé có thể ngồi hàng giờ chỉ để ngắm mẹ dệt vải, thêu thùa hoặc may vá. Li thường rất ít khi mua vải vóc tơ lụa ngoài chợ, chị thường tự tay dệt vải và thêu thùa rất khéo. Li dệt những tấm lụa và thêu thùa nhiều màu sắc phong phú với những hoa văn rất cầu kỳ. Đây là một sản phẩm rất đặc thù và hiếm của người Trung Quốc. Họ sản xuất thứ hàng hóa này để bán cho các nước ả Rập giàu có, các vùng thuộc La Mã và sau này là toàn bộ vùng Viễn Đông. Người Trung Đông rất thích thứ hàng hóa sặc sỡ và mềm mại này, nhưng bí quyết sản xuất của nó luôn là một bí mật.Những nhà buôn chuyển thứ vải đặc biệt này sang vùng châu á gọi một cách ví von về con đường của họ là Con đường tơ lụa. Họ sẽ bị tử hình nếu như ai đó làm lộ bí mật sản xuất tơ lụa cho người nước ngoài.Việc dệt lụa được thực hiện ở một góc vườn, nơi trồng một thứ cây đặc biệt dùng để dệt vải, đó là cây dâu tằm. Mỗi ngày, một người đầy tớ ra vườn hái lá dâu đem cho tằm ăn. Không xa bãi dâu bao nhiêu, tại một góc khuất gió có rất nhiều những con vật rất lạ. Hàng ngàn con tằm chen chúc nhau trong một cái nong lớn, nom chúng hơi đáng sợ. Người hầu mang lá dâu đến cho tằm ăn, chúng xông lên ngốn rào rào. Chúng nhả ra những sợi tơ rất mảnh rồi cuộn tròn thành những cái kén vàng óng. Người ta nhúng những chiếc kén vào nước nóng và lần lần gỡ từng sợi tơ ra. Có sợi dài đến hàng trăm mét, sau đó cuộn lại thành một cuộn chỉ vàng óng. Truyền thuyết Trung Hoa kể rằng bí quyết sản xuất tơ lụa này là do hoàng hậu Hi Linh-chi đã phát hiện ra hai ngàn năm trước, do sơ ý đánh rơi một cái kén vào bát nước nóng. Sau này các con trai của bà đã làm nghề dệt lụa và truyền lại cho con cháu.Tất cả những việc làm của Li không rời khỏi mắt Mộc Lan. Cô bé quan sát từng hành động, cử chỉ của mẹ. Bà luồn từng sợi vải nhanh và khéo léo rồi dệt thành những tấm lụa mềm mại trông rất đẹp mắt.Nhà bếp cũng là một nơi lý tưởng đối với một đứa bé như Mộc Lan. Khi nhà cô có tiệc.mời khách, phải cần đến năm sáu người chuẩn bị. Một người làm thịt súc vật được mua từ chợ về như dê, bò, lợn, gà, vịt, chó... Một người khác thì phụ trách món bò hầm, chân gấu hầm, chân lạc đà, cá và ốc... Người thứ ba lo việc chuẩn bị cơm canh và rau, một cô hầu trẻ cẩn thận lau từng chiếc bát đĩa bằng sứ cho thật sạch. Người cuối cùng chuyên lo việc cho than củi vào lò.Xong xuôi, những người hầu mặc đồng phục mang từng món ăn lên cho khách. Họ còn rót rượu vào những cái chén bằng vàng để mời khách.Đứng trong một góc nhà, Mộc Lan quan sát tất cả mọi hoạt động, không bỏ sót dù là một cử động nhỏ.Thỉnh thoảng, để trêu đùa mẹ và những người hầu, Mộc Lan trốn vào một bụi rậm trong vườn khiến họ hoảng hồn đi tìm khắp nơi. Toàn bộ khu vườn đều có tường vây kín xung quanh.Bước qua cổng chính, khách sẽ đi vào một cái sân rộng có một dãy chuồng ngựa. Cha Mộc Lan nuôi những con ngựa rất tuyệt vời. Mộc Lan rất thích những con ngựa thuần chủng này, đặc biệt là con ngựa màu trắng. Người Trung Quốc gọi chúng là những con "ngựa thần".Đi qua chiếc sân này, khách sẽ bước vào một khu vườn có tường bao quanh, um tùm cây lá được cắt tỉa rất cẩn thận, chứng tỏ chủ nhân của nó là người có khiếu thẩm mĩ. Bên trái khu vườn là dãy nhà dành cho những người hầu, bên phải là một con đường rợp trong cây lá, có một cây cầu bắc qua bồn nước nhỏ trong vườn. Từng đàn cá tung tăng bơi lượn trong nước. Phía xa, mùi hương hòa lẫn trong gió thoang thoảng bay vào nhà. Khu vườn tĩnh mịch như không khí trong một tu viện.Trong khu vườn này, Mộc Lan có thể đi lại chạy nhảy thoải mái tùy thích. Cô có thể tự do nhẩn nha mơ mộng suốt ngày trong đám cây lá.Những hoạt động trẻ con không bao giờ làm cô sợ hãi: Cô bé có thể trèo tuốt lên ngọn cây.Từ khi còn bé, cô đã đòi trèo lên lưng ngựa và phóng thật nhanh cùng với cha mà không hề sợ hãi. Trong thân hình mềm mại dịu dàng là một tính cách mạnh mẽ giống như con trai..Nhưng có một điều làm Mộc Lan rất tò mò mà chưa khám phá được, đó là ở cuối khu vườn, gần bãi dâu tằm có một ngôi nhà nhỏ rất cổ kính, không có cửa sổ và luôn khóa kín. Không ai ngoài cha cô có thể vào được căn phòng đó.Cha làm gì trong ấy nhỉ? Có cái gì trong ngôi nhà ấy? Mộc Lan hỏi mẹ và những người hầu, nhưng ai cũng tìm cách lẩn tránh câu hỏi tò mò của cô bé.Một hôm, năm ấy Mộc Lan tròn bảy tuổi, cô không thể chịu đựng hơn được nữa và quyết định hỏi cha:- Cha ơi! Thỉnh thoảng con thấy cha đi vào ngôi nhà nhỏ cuối vườn. Cha làm gì trong ấy thế ạ?Cha cô im lặng một lúc rồi nói:- Chẳng có gì thú vị trong ấy đâu, con gái ạ! - Cha cô trả lời. - Con đã có một khu vườn đẹp đẽ và rộng rãi để vui chơi rồi, như thế chưa đủ sao?- Con biết, thưa cha! - Cô lễ phép nói. -Nhưng con chỉ tò mò thế thôi.Câu trả lời mập mờ của cha lại càng kích thích trí tò mò của Mộc Lan. Vì ông không muốn trả lời nên cô quyết định sẽ tự mình tìm hiểu lấy. Nhất định cô sẽ khám phá ra bí mật trong ngôi nhà bị cấm kia.Ngày hôm sau, Mộc Lan bí mật rình xem thời gian cha cô đi vào căn nhà bí mật. Kế hoạch của cô rất đơn giản: khi cha cô vào trong nhà, cô sẽ trèo qua tường, leo lên mái nhà rồi nhìn qua kẽ hở giữa những viên ngói và rui nhà xem cha đang làm gì.Mộc Lan đã tìm được một chỗ quan sát rất tốt trên một ngọn cây trong vườn mà cô vẫn thích trèo. Nhưng một ngày trôi qua vẫn không thấy bóng Chu xuất hiện. Không nản lòng, cô bé tự nhủ:- Ngày mai, thế nào rồi cha cũng đến!Đúng như Mộc Lan dự đoán, ngày hôm sau, khi Mộc Lan đang mộng mơ trên ngọn cây cao thì nghe tiếng bước chân ai đó đi về phía ngôi nhà cuối vườn. Đúng là cha cô đã đến. Trái tim.Mộc Lan đập thình thịch trong lồng ngực. Rút cục rồi cô sẽ khám phá được bí mật của cha.Chu dùng một chùm chìa khóa to tướng để mở cửa. Bước qua cửa, ông vội vàng đóng lại ngay. Mộc Lan thận trọng trườn từ trên cành cao xuống, trèo qua bức tường bao. Chỉ một lúc sau, cô bé đã ngồi chễm chệ trên mái nhà. Không một tiếng động, cô trườn đến bên một kẽ hở trên mái nhà và căng mắt nhìn xuống.Căn phòng được chiếu sáng bởi những ngọn đèn dầu khiến Mộc Lan nhìn thấy rất rõ. ở giữa nhà, cha Mộc Lan đang chăm chú tập những bài tập rất lạ, hình như là một điệu nhảy thì phải.Tay ông từ từ giơ cao trong không khí rồi đột nhiên quay rất nhanh khiến Mộc Lan chẳng nhìn thấy rõ tay ông nữa. Trên tường treo rất nhiều vũ khí và dụng cụ dùng chiến đấu: mấy thanh long đao, kiếm, thương và cung tên. ở góc tường, Mộc Lan nhìn thấy một chiếc áo giáp sắt cổ, được kết bằng những mảnh kim loại hình vuông, treo phẳng phiu trên tường nhà. Lúc này, Chu chuyển sang tập một bài khác. Hai chân ông đứng thẳng, dang rộng, rồi một chân nhấc lên đá về phía trước.Mộc Lan cúi thấp xuống để nhìn cho rõ hơn.Nhưng một chân cô bé bị trượt trên tường. Cô bé cố bám vào một viên ngói, nhưng viên ngói cũng rơi tuột xuống và kết quả là Mộc Lan ngã bịch xuống đất.Nghe tiếng động lớn bên ngoài, cha Mộc Lan tức giận đi ra ngoài:- Ai cho phép...? - ông đi ra phía sau ngôi nhà và gầm lên.Nhận ra con gái bị ngã, ông hốt hoảng chạy đến:- Mộc Lan! Con có bị đau không?- Không, thưa cha! - Mộc Lan trả lời... - Con bị trượt chân trên mái ngói. Con sẽ để cha yên, không dám làm phiền cha nữa đâu!- Con nói sao? Bị trượt chân trên mái nhà ư? - Chu cao giọng hỏi. - Con tò mò muốn khám phá bí mật của cha chứ gì? Vào đây, cha sẽ cho con hay!.- Thực ra... - Mộc Lan ngại ngùng trước cha.- con chỉ muốn biết trong ngôi nhà luôn khóa cửa này có cái gì thôi ạ.- Con đã thấy và đã hiểu mọi chuyện rồi chứ?- Con nhìn thấy những vũ khí của cha và thấy cha đang tập những bài gì đó rất lạ. Thế cha đang làm gì vậy?Mặc dù lúc đầu rất bực bội, nhưng nghe con gái yêu nói thế, lòng Chu bỗng nhiên dịu lại.Ông cầm tay con gái dắt về phía bồn nước và dịu dàng nói:- Những điều mà con gọi là bài tập lạ lùng ấy là nghệ thuật võ công của Kung Fu mà cha đã học được từ thời còn ở trong tu viện Shaolin.Hồi đó, cha theo học các sư thầy đạo Phật. Đấy là những bài tập giúp người ta rèn luyện trí tuệ và tập trung suy nghĩ. Mỗi lần muốn luyện tập, cha đều vào ngôi nhà nhỏ đó một mình. Cha cần phải làm như thế mới có thể tập trung tinh thần được. Chính những bài tập ấy đã giúp cha chiến thắng khi đối mặt với bất cứ kẻ thù nào. Còn vũ khí là những thứ cha đã sử dụng khi tham gia chiến tranh trong quân đội nhà vua. Và cha chỉ dùng chúng trong một số trường hợp cần thiết.- Sao cha lại treo những vũ khí ấy trên tường?Chẳng phải là chúng vẫn còn rất tốt ư?- Những vũ khí này không cần dùng đến nữa từ thời vua Yang Jian trị vì. - Chu trả lời con gái. - Trước đây, cha đã từng dùng nó để tham gia chiến tranh bảo vệ đất nước.- Cha đã từng tham gia chiến tranh, từng chiến đấu để bảo vệ đất nước ư?Chu hơi rùng mình trước những câu hỏi của con gái. Vì những câu hỏi này gợi lại một thời quá vãng xa xăm. Nụ cười của ông chợt biến mất trên khuôn mặt. Trong óc ông bỗng chốc hiện lên hình ảnh một đàn ngựa hoang, cảnh thây chất đầy đồng máu tuôn đỏ nước. Rồi ông nhìn những chiếc vòi phun nước, đám cây thực bì và hơi bình tâm trở lại..- Chiến tranh là một thứ rất khủng khiếp, con gái ạ. Nó phá đi mọi sự hòa thuận, bình yên và làm cho tâm hồn con người tối tăm u ám.Cha đã từng tham gia chiến tranh trong quân đội nhà vua, nhưng đã lâu lắm rồi, từ trước khi con có mặt trên đời này. Cha đã từng tham gia chiến đấu chống bọn phản loạn và bọn giặc cỏ gần mười năm. Bọn giặc cỏ phía bắc rời sa mạc và tấn công vào triều đình Trung Quốc. Cha là người may mắn vì còn sống sót, rất nhiều đồng đội của cha đã vĩnh viễn nằm lại trên chiến trường. Họ còn giỏi và dũng cảm hơn cha nhiều.Mộc Lan chăm chú nghe những lời cha nói và cô bé cảm thấy rất xúc động.- Bây giờ không còn chiến tranh nữa phải không cha? - Cô bé ngập ngừng hỏi.- Thời kỳ này, chúng ta đang sống trong hòa bình. Nhưng ai mà biết được. Có thể sẽ có một kẻ thù mới muốn lật đổ ngai vàng thì sao?- Nếu vậy thì cha hãy dạy con những kỹ thuật chiến đấu đi! Những gì cha biết, hãy truyền lại cho con. Nếu chiến tranh xảy đến, con có thể bảo vệ đất nước và danh dự gia đình.- Không được, Mộc Lan! Nếu chiến tranh có xảy đến thì việc bảo vệ danh dự đất nước và gia đình cũng không phải là việc của đàn bà con gái!- Cha hãy dạy con đi! - Mộc Lan nài nỉ. -Hay ít nhất thì hãy cho con xem cha luyện tập thế nào.- Không được đâu Mộc Lan, đừng nài nỉ vô ích.Mộc Lan không mè nheo cha nữa. Mới bảy tuổi, nhưng cô bé cảm thấy mình đã lớn và tính cách rất cứng rắn. Mỗi lần cha tập luyện, cô bé thường tìm cách quấy nhiễu. Cô nhắc đi nhắc lại rằng mình muốn học những bài võ của Kung Fu.Lúc cô dịu dàng mơn trớn, lúc thì giận dỗi khiến Chu không được yên thân đành phải cho Mộc Lan vào phòng. Nhưng ông chỉ cho phép cô bé ngồi yên nhìn, không được động vào bất cứ thứ gì.- Con có thể xem, nhưng chỉ xem thôi đấy!- Giọng Chu đanh lại..Mộc Lan đồng ý.- Cô bé sẽ nhanh chóng chán cái trò xem này thôi! - Chu tin chắc như vậy.Nhưng ông đã lầm to! Ngay từ những buổi đầu tiên, Mộc Lan đã rất chú ý xem những bài tập của cha. Dần dần, cô bé nhớ rất rõ: vị trí chân, cử động của hai tay, tấn công, xông về phía trước và đánh vào kẻ thù. Những buổi tập của hai cha con vẫn diễn ra đều đặn. Mộc Lan thử làm theo, cha cô sửa lại những động tác còn sai hoặc chưa chuẩn. Dần dần, cô học thuộc các bài tập của cha. Chu dạy cho Mộc Lan tất cả những bài học của Kung Fu và cô làm lại rất tốt. Hai cha con cứ miệt mài luyện tập trong ngôi nhà bí mật.Mộc Lan tiến bộ rất nhanh và tiếp thu các bài tập rất tốt. Một vài tháng sau, cô bé đã làm thành thạo các bài tập của cha. Chu tiếp tục dạy dần dần những bài còn lại cho con gái yêu.Cuộc sống cứ thế êm đềm trôi đi, Mộc Lan cũng từng ngày lớn nhanh như thổi. Cô phải học thuộc lòng một số bài tập và đọc to lên cho cha nghe. Sau đó cô lại được cha dạy cho tập viết.Cô viết đến nỗi tay rã rời sau những bài tập mệt nhọc. Mộc Lan có trí nhớ rất tốt. Chữ viết của người Trung Quốc rất khó nhớ, nhưng không lâu sau, Mộc Lan đã viết rất giỏi.Ngoài việc học tập, cô vẫn phải đều đặn giúp mẹ trong việc dệt vải và thêu thùa. Đó là những việc mà theo mẹ cô thì người con gái cần phải làm thành thạo.Một sự kiện quan trọng mới nảy sinh trong gia đình nhỏ bé của Mộc Lan: mẹ cô vừa mới sinh thêm một cậu em trai rất kháu khỉnh. Cha gọi nó là Dao. Mộc Lan rất yêu em và phác ngay ra một kế hoạch mới: khi nào Dao lớn, cô sẽ dạy những bài học được từ cha cho em.Đất nước Trung Quốc vẫn sống trong hòa bình và thời kỳ bình yên này dường như có thể kéo dài vĩnh viễn không bao giờ chấm dứt. Khi vua Yang Jian băng hà, con trai ông là thái tử Yangdi lên nối ngôi, kế tục sự nghiệp vinh quang mà tiên đế để lại. Vị vua mới này có vẻ thông minh và táo bạo hơn cả cha mình. ông cho xây.dựng kinh đô Tràng An trở nên một thành phố rất tráng lệ, đẹp nhất trong toàn vương quốc, thậm chí có thể đẹp nhất vùng Viễn Đông. Chữ viết, tư tưởng, thơ ca, thư pháp được triều đình khuyến khích phát triển rất sôi động và thu được nhiều thành tựu.Lúc này, vua Yangdi bắt đầu phác họa ra những kế hoạch lớn khác. ông tiếp tục hoàn thành việc xây dựng những con kênh đào trong khắp vương quốc mà cha ông đã khởi xướng và đang tiến hành dang dở. Mạng lưới kênh đào này sẽ rất thuận tiện trong việc đi lại và buôn bán giữa các vùng trong khắp vương quốc. Kênh đào Bian, một con kênh rất lớn được đào để nối liền giữa sông Hoàng Hà và sông Xanh. ông còn cho xây dựng thêm một cung điện ở Luoyang rất sang trọng để bảo vệ Tràng An và có thể dời cung về đó khi Tràng An bị tấn công.Việc làm này của vua khiến các tầng lớp nhân dân rất hoan nghênh, nạn đói dường như biến mất, thương mại rất phát triển, và đặc biệt là một nền hòa bình thịnh trị bao trùm khắp vương quốc. Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ dân chúng phàn nàn rằng triều đình thu thuế quá nặng và bắt dân chúng phải lao động nặng nhọc để xây dựng kênh mương và hoàng cung..