Thế là không bận tâm đến tư thế sẵn sàng tấn công của tất cả những tên cảnh binh có mặt lúc bấy giờ, chúng tôi kéo nhau trở về khối.Khối “B” đang lũ lượt kéo nhau đi làm cả khối “C” cũng vậy. ở khối chúng tôi thấy có chừng mười hai tên cảnh binh đến, và một việc không bình thường xảy ra: họ đóng cánh cửa sắt lại. Một giờ sau, bốn chục tên cảnh binh đứng thành hai hàng hai bên khung cửa, tiểu liên cầm lăm lăm trong tay. Viên phó chỉ huy trại, viên chỉ huy đội gác, viên giám thị trưởng và cả bọn giám thị đều có mặt đông đủ chỉ trừ viên chỉ huy trại đã đi thanh tra đảo Quỷ từ lúc sáu giờ sáng, trước khi xảy ra biến cố vừa qua. Viên phó chỉ huy trại nói:- Dacelli, gọi từng người một ra.- Grandet? Bước ra!Grandet bước ra đứng giữa hai hàng cảnh binh xếp hai bên cửa sắt. Dacelli nói:- Đi làm đi!- Tôi không đi được.- Anh từ chối phải không?- Tôi không từ chối. Tôi ốm.- Từ bao giờ? Lúc điểm danh lần đầu anh có cáo ốm đâu?- Hồi sáng tôi không ốm. Bây giờ tôi mới ốm.Sáu mươi người được gọi ra khỏi hàng sau Grandet đều lần lượt trả lời đúng như vậy. Chỉ có một người nói thẳng ra là mình không tuân lệnh. Chắc anh ta có ý định làm cho họ phải đưa anh ta về Saint~Laurent để ra tòa án binh. Khi họ hỏi: “Anh từ chối à?” anh ta trả lời:- Đúng, tôi từ chối, mà từ chối đến ba lần.- Ba lần? Tại sao?- Vì các người làm tôi buồn mửa. Tôi dứt khoát không làm việc cho những hạng người đểu cáng như các anh.Không khí càng thẳng đên tột độ. Bọn cánh binh nhất là những tay hãy còn trẻ, khó chịu đựng nối khi bị phạm nhân sỉ nhục đến mức ấy. Họ chỉ chờ có một dịp: một cừ chỉ đe dọa của đám phạm nhân, sẽ cho phép họ ra tay trấn áp. Nhưng trong khi chờ đợi. súng họ vẫn phải chĩa mũi xuống đất.- Tất cả những phạm nhân đã gọi tên, cởi hết ra. Đi về xà lim!Trong khi áo quần được cởi bỏ tụt xuống đất chốc chốc lại nghe tiếng ruột con dao rơi xuống khoảng sân tráng nhựa đánh cách một cái. Vừa lúc ấy bác sĩ đến.- Thôi, đứng lên đã! Bác sĩ đây rồi. Xin bác sĩ khám cho mấy người này. Những ai không được công nhận là ốm sẽ vào xà lim. Những người ốm thật sẽ được trả về khối.- Có sáu mươi người ốm sao?- Thưa bác sĩ vâng, trừ người kia không chịu đi làm.- Nào, tôi bắt đầu khám người thứ nhất? - bác sĩ nói. – Grandet,anh ốm thế nào?- Tôi mắc bệnh rối loạn tiêu hóa của cai ngục bác sĩ ạ. Chúng tôi dầu là phạm nhân bị xử tội nặng, phần lớn đều là án chung thân. ở quần đảo này không có hy vọng gì vượt ngục. Cho nên chúng tôi chỉ có thể chịu đựng nổi cuộc sống này nếu quy chế nhà tù được áp dụng một cách co giãn chút ít và có hiểu biết, thông cảm với chúng tôi. Thế nhưng sáng nay, trước mặt tất cả chúng tôi, một viên giám thị đã tự cho phép mình giơ cán cuốc định đánh một bạn tù được mọi người kính trọng. Đó không phái là một động tác phòng ngự, vì người tù không hề đe dọa ai cả. Bác ta chỉ nói là bác ta không muốn dùng cuốc. Nguyên nhân của bệnh dịch tập thể của chúng tôi là như thế. Xin bác sĩ cứ suy xét.Bác sĩ cúi đầu nghĩ ngợi dễ đến một phút, rồi nói:- Y tá, hãy ghi vào: “Do ngộ độc tập thể vì thức ăn, y tá giám thị Mỗ sẽ thi hành nhưng biện pháp cần thiết để phát cho tất cả các phạm nhân khi ốm hôm nay mỗi người một liều hai mươi gam sulfat natri để tẩy ruột. Còn phạm nhân X thì hây đưa vò bệnh viện để chúng tôi kiểm tra xem khi tuyên bố từ chối lao công anh ta có đang ở trong trạng thái tâm thần bình thường hay không”.Nói đoạn, bác sĩ quay lưng lại, bỏ đi thẳng. - Tất cả về khối - Viên phó chỉ huy trại hô. - Nhặt quần áo lên, và chớ quên mấy con dao. Hôm ấy ai nấy đều ở lại phòng giam. Không ai ra ngoài được, kể cả người đưa bánh mì. Đến trưa không thấy đưa xúp vào, mà chỉ thấy viên giám thị y tá, có hai phạm nhân y tá đi theo, xuất hiện với một cái xô bằng gỗ đựng thuốc tẩy sulfat natri. Chỉ có ba người phải uống thuốc. Người thứ tư tự nhiên lên cơn động kinh ngã đúng vào xô thuốc, làm cả cái xô, cả cái gáo và cả cả chỗ thuốc mỗi thứ văng ra một nơi: anh ta bắt chước cơn động kinh giống như hệt! Thế là cái biến cố kia chấm dứt, nếu không kể cai lệnh loan cho trưởng khối là phải lau cho khô chỗ thuộc đổ lênh láng ra sàn nhà.Suốt buổi trưa hôm ấy tôi ngồi nói chuyện với Castelli. Bác ta đến ăn với chúng tôi. Tổ của bác ta thì có một người Toulon tên là Louis Gravon, bị đày vì tội ăn trộm lông thú. Khi tôi nói chuyện vượt ngục, mắt anh ta sáng quắc lên. Anh nói:- Năm ngoái tôi đã suýt vượt ngục được, nhưng rốt cuộc cũng bị thất bại. Tôi cũng đã cảm thấy anh chẳng phải là người cam phận, đành chịu bó gối ở đây. Chỉ có điều là đã ở Quần đảo này mà nói chuyện vượt ngục thì chẳng khác nào nói chuyện lên cung trăng. Mặt khác, tôi nhận thấy anh chưa hiểu được dân tù khổ sai ở Quần đảo. Trông thế chứ tám mươi phần trăm tự cảm thấy mình ở đây cũng tương đối sung sướng. Sẽ không có ai tố giác anh bao giờ, dù anh có làm gì chăng nữa. Anh giết người nào. Sẽ không có ai ra làm chứng. Anh lấy trộm ư. Cũng thế thôi. Dù một bạn tù có làm gì thì mọi người đều kết lại bênh vực bạn ấy. Dân tù quần đảo chỉ sợ có mỗi một điều: đó là một cuộc vượt ngục thành công. Vì trong trường hợp đó, cảnh sống tương đối yên ổn của họ bị đảo lộn hoànhân hạ tám ván xuống mà nằm.Để khỏi gây tiếng động, tù nhân và lính gác đều đi giày vải. Tôi nghĩ ngay: “ở đây, tại buồng giam 234, Charriere biệt hiệu Bươm bướm, sẽ có gắng sống mà không phát điên trong thời hạn hai năm, tức bảy trăm ba mươi ngày. Hắn có bổn phận cải chính cái biệt hiệu “ăn thịt người” của nhà giám cấm cố này. Một, hai, ba, bốn, năm quay đằng sau. Một hai, ba, bốn, năm, quay đằng sau. Tên lính gác vừa đi qua trên nóc tường trước mặt tôi. Tôi không nghe thấy tiếng chân hắn đến, tôi chỉ trông thấy hắn. Tách. Đèn bật lên, nhưng rất cao, treo mãi tận mái trên, cách mặt đất hơn sáu mét. Lối đi tuần được chiếu sáng, các buồng giam vẫn chìm trong bóng tối. Tôi đi đi lại lại, cái quả lắc lại đung đưa. Hãy ngủ yên, hỡi mấy miếng phó-mát của hội đồng bồi thẩm đã xử tôi, các người hãy ngủ yên, vì tôi tin rằng nếu hồi ấy các người biết các người sẽ đưa tôi đến chỗ nào, các người sẽ thấy ghê tởm và sẽ không chịu làm những kẻ đồng lõa với việc thi hành một hình phạt như vậy.Khó lòng thoát khỏi tình trạng đi lang thang của trí tưởng tượng. Hầu như không thể nào thoát được. Tôi nghĩ nên hướng nó về những đề tài không đến nỗi buồn nản quá thì hơn là cố xua đuổi hắn nó đi. Quả nhiên, hiệu lệnh cho phép hạ ván nằm xuống là một tiếng còi. Tôi nghe thấy một giọng thô lỗ nói: - Những người mới đến nên biết rằng kể từ bây giờ, nếu muốn, thì có thể hạ ván xuống để nằm. Tôi chỉ ghi nhớ hai chữ “nếu muốn”. Cho nên tôi tiếp tục đi đi lại lại, giờ phút này quá nghiêm trọng để có thể ngủ. Tôi cần phải tập cho mình quen với cái chuồng hở phía trên này. Một, hai, ba, bốn, năm... tôi đã nắm vững được ngay cái tiết tấu của quả lắc; đầu cúi xuống, hai tay chắp sau lưng khoảng cách từ bước đi phải thật đều và thật chính xác, như một quả lắc đưa qua đưa lại, tôi đi đi lại lại và cùng tận như một kẻ mộng du. Bước hết năm bước, tôi không cần trông thấy bức tường, áo tôi chỉ chạm nhẹ vào nó khi quay lại cứ thế mãi không hề mệt mỏi trong cuộc đua marathon không có đích mà cũng không cơ thời hạn chấm dứt.Phải, thật đấy Papi ạ, cái nhà giam “ăn thịt người” không phải là trò đùa. Và khi bóng tên lính gác hắt xuống tường, nó gây một hiệu quả thật dễ sợ. Nếu ngẩng đầu lên mà nhìn thì còn nản hơn nữa: người ta có cảm giác mình là một con báo bị nhốt dưới hố, còn ở phía trên là người đi săn vừa bắt được báo đang nhìn xuống để quan sát nó. Cái ấn tượng thật là hãi hùng, và tôi phải mất đến mấy tháng trời mới quen được.Mỗi năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày; hai năm là bảy trăm ba mươi ngày, nếu không có năm nhuận. Tôi mỉm cười vì cái ý này. Anh ạ, dù có là bảy trăm ba mươi mốt thì cũng thế thôi. Tại sao lại cũng thế thôi? Không, không phải cũng thế thôi đâu. Thêm một ngày là thêm hai mươi bốn giờ đồng hồ. Mà hai mươi bốn giờ đòng hồ cũng lâu lắm. Bảy trăm ba mươi lần hai mươi bốn giờ lại còn lâu hơn nhiều. Tổng cộng lại thì thành bao nhiêu giờ nhỉ? Liệu tôi có đủ sức tính nhẩm ra con số đó không? Làm thế nào tính nhẩm được, chịu thôi. Sao lại chịu? Tính được chứ. Xem nào. Một trăm ngày là hai ngàn bốn trăm giờ. Nhân cho bảy rất dễ trước hết ta có mười sáu ngàn tám trăm giờ. Rồi ta nhân ba mươi ngày còn lại cho hai mươi bốn thành bảy trăm hai mươi giờ. Tổng cộng: một vạn sáu ngàn tám trăm cộng với bảy trăm hai mươi, vị chi là một vạn bảy ngàn năm trăm hai mươi giờ, nếu tôi không nhầm chỗ nào. Thưa ngài Papillon thân mến, ngài có cả thảy một vạn bảy ngàn năm trăm hai mươi giờ để mà giết trong cái chuồng được thiết kế riêng cho thú dữ này, với bốn bức tường nhẵn nhụi của nó. Vậy chứ tôi sẽ ở đây bao nhiêu phút nhỉ? Cái đó chẳng có chút gì thú vị, giờ thì còn được chứ phút thì nghĩa lý gì? Ta không nên cường điệu quá. Tại sao lại không tính cả giây nữa nhỉ? Điều đó quan trọng là phải có cái gì lấp đầy những ngày, những giờ, những phút ấy trong khi tôi sống một mình, tự mình đối diện với mình! Ai bị giam ở buồng bên phải nhỉ? ai ở buồng bên trái? ai ở buồng phía sau? Ba con người đó, nếu trong các buồng giam ấy có người, chắc cũng phải tự hỏi: ai vừa vào buồng 234?Có một tiếng động mềm của một vật gì vừa rơi xuống ở sau lưng tôi, trên nền xà~lim. Cái gì thế nhỉ? Phải chăng người tù kế cận đã khéo tay vứt cho tôi một vật gì qua hai lần chấn song? Tôi cố nhìn cho ra xem đó là vật gì. Chỉ thấy mờ mờ một cái gì nho nhỏ, dài dài. Tôi đã sắp cầm nó lên, thì cái vật mà trong bóng tối mờ mờ tôi đoán ra được nhiều hơn là trông thấy nó, tự dưng cử động và chạy nhanh về phía tường. Khi nó nhúc nhích, tôi bất giác giật mình lùi lại. Đến chân tường, nó bắt đầu leo lên một quãng rồi tuột xuống đất. Bức tường nhẵn nhụi đến nỗi vật kia không thể bám đủ chặt để leo lên. Tôi để cho nó thử leo lên tường ba lần, rồi đến lần thứ tư, khi nó rơi xuống, tôi giẫm mạnh chân lên. Dưới lớp giày vải tôi thấy mềm mềm. Cái gì thế nhỉ? Tôi quỳ xuống để nhìn cho thật sát, và cuối cùng tôi đã nhìn ra được: đó là một con rết khổng lồ, dài hơn hai mươi phân, thân rộng bằng hai ngón tay cái Tôi thấy tởm lợm đến nỗi không dám nhặt nó lên để bỏ vào bô. Tôi dùng chân đẩy nó vào gầm ván. Đến mai hãy xem cho sáng. Về sau tôi sẽ còn đủ thì giờ trông thấy nhiều rết nữa; nó rơi từ cái mái nhà rộng ở trên kia. Tôi sẽ phải học cách để cho nó bò trên thân thể để trần của tôi, không bắt, cũng không động đến nó nếu tôi đang nằm. Tôi cũng sẽ có dịp biết rõ rằng những khi nó đang bò trên người, chỉ một sai lầm nhỏ về chiến thuật thôi cũng bắt người ta phải trả giá bằng những cơn đau đớn dừ dội đến thế nào. Một mũi đốt của con vật kinh tởm này đủ làm cho anh sốt nặng trong hơn mười hai tiếng đồng hồ và làm cho đau nhức khủng khiếp trong gần sáu tiếng đồng hồ.Dù sao chăng nữa nó vẫn có thể được dùng như một phương tiện giải trí, một lối thoát cho những ý nghĩ của tôi. Về sau mỗi khi có một con rết rơi xuống trong khi tôi đang thức, tôi thường lấy cái chổi con trêu chọc nó, vật lên vật xuống thật lâu, hoặc bày trò chơi với nó bằng cách để cho nó chạy đi nấp và một lát sau tôi tìm cách phát hiỻc xảy ra thì Giám đốc Quần đảo phải trả giá như thế nào không? Một năm phụ cấp. Tôi sẽ bị tước bỏ số phụ cấp của viên chức hải ngoại, sẽ bị hoãn nghỉ phép sáu tháng và hạn nghỉ phép rút bớt ba tháng. Và tùy theo kết luận sau khi điều tra về vụ vượt ngục, nếu thấy có sự sơ xuất của Giám đốc trại, có thể mất một lon. Anh thấy đấy: chẳng phải chuyện đùa. Nhưng nếu tôi là người làm việc một cách trung thực thì không thể chỉ vì anh có cơ vượt ngục mà tôi lại có quyền nhốt anh vào ngục hay vào xà lim. Trừ phi tôi đặt điều vu cho anh phạm lỗi này nọ. Cái đó tôi không muốn làm chút nào. Cho nên tôi mong anh lấy danh dự hứa với tôi là sẽ không tìm cách vượt ngục trước khi tôi rời Quần đảo. Năm tháng thôi.- Thưa thiếu tá, tôi xin lấy danh dự hứa với ngài là chừng nào ngài còn ở đây, nếu không quá sáu tháng, tôi sẽ không đi khỏi Quần đảo.- Không đến năm tháng nữa tôi sẽ ra đi: đó là điều hoàn toàn chắc chắn.- Vậy thì rất tốt. Ngài cứ hỏi Dega: bác ta biết tôi đã hứa là giữ lời.- Tôi tin anh.- Nhưng đổi lại, tôi có một yêu cầu.- Yêu cầu gì?- Trong cái thời hạn năm tháng ấy tôi phải được phân những công việc mà lý ra về sau tôi mới được nhận, và hơn nữa, khi cần tôi sẽ được đổi sang đảo khác.- Được, tôi đồng ý. Nhưng việc này chỉ có hai chúng ta biết thôi.- Thưa ngài vâng.Thiếu tá cho gọi Dega đến: Dega nói ràng chỗ của tôi không phải ở trong đám các “tù nhân tử tế” mà là trong đám giang hồ. Trong tòa nhà giam các tù nhân nguy hiểm: tất cả các bạn tôi đều ở đấy. Người ta trao cho tôi cái bị đựng toàn bộ trang phục và đồ dùng của tù khổ sai. Thiếu tá ra lệnh thêm cho tôi mấy bộ quần áo lao động màu trắng tịch thu của bọn thợ may.Thế là tôi đi theo một viên cảnh sát về khu trung tâm của trại, với hai cái quần trắng mới tinh khôi, ba cái áo va-rơi và một cái mũ rơm. Muốn đến dãy nhà nhỏ của Ban Quản trị trại phải đi qua cả khoảng đất bằng trên đỉnh đồi. Chúng tôi đi ngang trước mặt bệnh xá của giám thị, men theo một bức tường cao bốn mét bao quanh trại giam. Sau khi đi gần hết chu vi cái hình chữ nhật rộng mênh mông này, chúng tôi đến cửa chính trại trừng giới Quần đảo “Phân trại Royale”. Cánh cửa gỗ to tướng của trại mở toang hoác. Nó cao phải đến sáu mét. hai tốp gác mỗi tốp bốn viên giám thị. Một viên đeo lon ngồi trên một chiếc ghế tựa. Không thấy có súng trường: ai nấy đều đeo súng lục. Tôi còn thấy có năm sáu tên giữ khóa người A-rập.Khi tôi vào đến vòm cửa, bọn giám thị đều bước cả ra. Viên chỉ huy, người Corse, nói: “Đây là một phạm nhân mới, thuộc loại có hạng”. Bọn giữ khóa toan lục soát tôi, nhưng hắn ngăn họ lại:- Thôi đừng bày trò bắt hắn giở hết cả bạc-đa ra. Vào đi Papillon. ở nhà tù trung tâm chắc chắn là có nhiều bạn cũ đang đợi mày. Tao tên là Sofram. Chúc mày gặp may mắn ở Đảo này!- Cám ơn sếp.Tôi bước vào một khoảng sân rộng mênh mông xung quanh có ba tòa nhà lớn. Tôi đi theo viên giám thị, vào một tòa nhà có đề trên cửa: nhà A - Khối Đặc biệt” trước cánh cửa rộng mở viên giám thị gọi lớn: “Khối trưởng đâu!” Một người tù khổ sai già bước ra. Viên sếp nói: “Đây là một tay mới”, đoạn bỏ đi. Tôi bước vào một gian phòng lớn hình chữ nhật có một trăm hai mươi người ở. Cùng như trong cái lán đầu tiên của tôi ở Saint-Laurent, hai bên có hai thanh sắt dài chạy song song với hai bức tường làm thành chiều dài của gian phòng, chỉ đứt quãng ở chỗ có cánh cửa sắt đóng vào ban đêm. Giữa mỗi thanh sắt và bức tường đối diện có căng rất thẳng những tấm vải bố dùng làm giường, được gọi là “võng” tuy nó chẳng giống võng chút nào. Nhưng cái “võng” này rất tiện nghi và hợp vệ sinh. Phía trên môi tấm vải có hai tấm ván đóng vào tường dành cho phạm nhân để đồ đạc: một tấm để áo quần, một tấm để cà-mèn và thức ăn v.v... Giữa hai hàng võng có một lối đi rộng ba mét, gọi là “hành lang”. ở đây phạm nhân cũng họp thành từng nhóm nhỏ gọi là “xóm” hay “tổ” sinh hoạt. Có những tổ chỉ có hai người, nhưng cũng có nhưng tổ có đến mười người.Chúng tôi vừa vào một cái là các tù nhân mặe đồ trắng đổ xô lại.“Papi, ra phía này!”“Không, cậu ấy đến chỗ chúng tớ”.Grandet cầm lấy cái bị của tôi, nói: “Papi sẽ ở một tổ với tớ”Tôi đi theo Grandet. Họ lắp “võng” cho tôi, kéo thật căng.- Này. cầm lấy cái gối lông gà này mà gối. Grandet nói.Tôi gặp lại cả một lô bạn bè cũ. Rất nhiều Người Corse và người Marseille, cùng có mấy người Paris: đều là những bạn từ Pháp sang, hoặc giả nhưng người tôi đã làm quen ở nhà lao Sante, nhà lao Conciergie hay trên tàu thủy. Nhưng tôi lấy làtn lạ sao giờ này mà họ đều có mặt ở đây cả. Tôi hỏi: “Giờ này mà các cậu không phải đi làm à?” Thế là ai nấy đều cười rộ.- Chà! Câu này cậu phải chép lại cho chúng tớ làm kỷ niệm đấy! ở nhà A này ai phải đi làm thì nhiều nhất là mỗi ngày một tiếng. Sau đó là về tổ.- Cuộc đón tiếp của các bạn thật là nồng nhiệt. Được như thế này mãi thì hay quá. Nhưng tôi chợt nhận thấy một điều mà tôi không hề dự kiến: tuy chỉ nằm bệnh viện có mấy ngày, giờ đây tôi thấy mình phải học lại cách sống tập thể.Tôi được chứng kiến một cảnh mà tôi khó lòng có thể tưởng tượng nổi. Một anh chàng mặc đồ trắng bước vào hai tay bưng một cái khay lớn phủ một tấm vải trắng tinh, rao: “Bít-tết, bít-tết đây! Ai bít-tết nào?” Một lát sau hắn đã đến ngay chỗ chúng tôi, dừng lại, giở tấm vải trắng ra, để lộ cả một khay bày toàn là bít-tết xếp từng chồng sắp rất ngang hàng thẳng lối như trong một cửa hàng thịt chính quy ở Pháp. Có thể thấy rõ Grandet là một ông khách thường xuyên, vì cái anh bưng bít-tết không hỏi xem anh ta có mua bít-tết không, mà chỉ hỏi xem anh ta lấy bao nhiêu suất.- Năm suất.- Phô-phi-lê hay thịt vai nào?- Phô-phi-lê. Hết bao nhiêu đây? Cậu tính sổ lại thư xem, vì bây giờ tổ tớ thêm một nhân khẩu, chẳng giống mọi hôm.Cậu bán bít-tết rút ra một cuốn sổ tay, tính toán cái gì một lúc.- Cả thảy vị chi một trăm ba mươi lăm francs: tổng cộng đấy.- Thế thì tớ thanh toán hết, để bắt đầu ghi sổ lại từ đầuKhi anh bán thịt đã đi chỗ khác. Grandet nói với tôi:- ở đây mà không có bím thì chỉ có chết. Nhưng cũng may là có một phương pháp để lúc nào cũng rủng rỉnh: đó là “biện pháp D”.ở trong đám giang hồ chính cống, “biện pháp D” (tức là “debrouille”) là cái cách xoay xớ riêng của từng người để kiếm tiền xài. Anh đầu bếp của trại lấy suất thịt của cái tù nhân, rán bít-tết đem bán. Khi nhận thịt ở nhà bếp, hắn cắt bớt đi chừng một nửa. Tùy loại thịt, hắn làm bít-têt, làm ra-gu hay đem hầm nhừ. Một phần đem bán cho bọn giám thị thông qua vợ họ, một phần đem bán cho các phạm nhân có tiền. Dĩ nhiên, anh đầu bếp cũng có chia phần lời cho viên giám thị phụ trách bếp núc. Nhà đầu tiên anh ta mang hàng đến bao giờ cũng là nhà A, nhà của khối Đặc biệt tức của chúng tôi.Vậy thì biện pháp D là biện pháp của anh đầu bếp bán thịt bán mỡ, của anh làm bánh mì bán bánh mì phăng-te-di và bánh mì trắng ba-ghét, tức bánh mì ống sáo nướng dòn tan, dành cho bọn giám thị, của anh đồ tể ở lò thịt bán thịt cho anh đầu bếp; của anh y xá bán thuốc tiêm; của anh kế toán ăn tiền để chỉ định cho phạm nhân nhận việc này việc nọ, hay chỉ để cho anh miễn một khoản cỏvê nào đấy; của anh lao vườn, bán rau quả tươi; của anh tù làm ở phòng thí nghiệm bán kết quả xét nghiệm, nhiều khi còn sản xuất ra cả những bệnh nhân ho lao dỏm, cùi dỏm, lỵ dỏm, v.v..., của những chuyên gia ăn cắp các thứ vặt vãnh trong sân nhà bọn giám thị rồi đem ra bán: trứng, gà, xà-bông Marseille; của những anh “tù gia đình” chuyên móc nối đổi chác với bà chủ nhà, ai cần gì cứ nhờ họ kiếm cho: bơ, sữa đặc, sữa bột, hộp cá thu, hộp cá trích, pho-mát, và dĩ nhiên là cả rượu vang, rượu mạnh (chẳng hạn tổ tôi bao giờ cũng có một chai Ricard và mấy bao thuốc lá Mỹ hayĂng-lê); rồi lại còn những anh tù được phép đi câu, chuyên bán cá tươi và tôm he nữa.Nhưng cái biện pháp D hời nhất, và cũng là nguy hiểm nhất nữa, là làm chủ sòng bạc. Lệ ở đây quy định là không bao giờ được có hơn ba hay bốn chủ sòng trong một khối gồm một trăm hai mươi tù nhân. Người nào định kiếm chân chủ sòng thì đang đêm cứ đến một sòng đang chơi tuyên bố:- Tớ muốn kiếm một chân chú sòng.Người ta thường trả lời hắn là không được đâu.- Mọi người đều đồng ý là không được chứ?- Không được.- Vậy thì tớ chọn cậu Mỗ đây: tớ chiếm chỗ cậu.Cái anh mỗ được chọn kia đã hiểu. Hắn đứng dậy, ra giữa phòng và hai người rút dao ra đọ sức. Ai thắng thì được giữ chân chủ sòng. Chủ sòng được hường hồ năm phần trăm mỗi số tiền thắng được.Cờ bạc cũng là cơ hội thực hiện những biện pháp D vụn vặt khác, có những anh chuyên trải những tấm chăn thật thắng thơm xuống đất cho mọi người ngồi, lại có những anh cho thuê mấy cái ghế đòn con con dành cho những con bạc không quen ngồi xếp bằng, có những anh bán thuốc lá điếu bên sòng bạc: họ đặt lên tấm chăn mấy cái hộp xì gà cũ, đựng những bao thuốc Pháp, Anh, Mỹ hay những điếu thuốc quấn lấy. Mỗi thứ đều có giá nhất định. Ai muốn hút cứ việc tự lấy ra, nhưng không được quên bỏ vào hộp số tiền đã ấn định cho từng loại thuốc. Lại có cả những anh chuyên trách mấy cái đèn dầu noa, trông nom cho đèn đừng bốc khói nhiều quá. Đó là những cây đèn làm bằng hộp sữa, mặt trên đục lỗ xâu bấc. Lâu lâu lại phải gạt bấc cho đỡ bốc khói. Những con bạc không hút thuốc thì dùng kẹo hay bánh ngọt: việc sản xuất các thứ này cũng làm thành một nghề D riêng. Mỗi khối nhà đều có một hay hai anh bán cà-phê. Cà-phê theo kiểu A-rập, được ủ nóng suốt đêm trong hai cái bao bố gấp kín lại và được để ở một chỗ cố định. Lâu lâu người bán cà-phê lại đảo qua sòng bạc chào mời, tay cầm một cái bình thủy tự chế đựng cà-phê hay ca cao nóng.Cuối cùng là nghề tiểu thủ công. Đây có thể nói là một biện pháp D có tính chất mỹ nghệ. Có người mua lại đồi mồi của những tù nhân chuyên đi câu để gia công. Mỗi cái mai như vậy có mười ba mang có thể nặng tới hai ki lô. Nhà mỹ nghệ dùng đồi mồi làm vòng đeo tay, làm hoa mai, làm vòng đeo cổ, làm cán điếu, làm lược và làm bàn chải. Tôi còn được trông thấy một cái hộp làm bằng đồi mồi vàng, thật là một tuyệt phẩm. Lại có những người chạm trổ sọ dừa, sừng trâu sừng bò, gỗ mun và gỗ đảo hình rắn. Cũng có người làm những thứ đồ gỗ cao cấp đòi hỏi độ chính xác rất cao, không có lấy một cái đinh, toàn dùng khớp làm lại. Những người khéo tay nhất thì làm đồ đồng đen. Lại có cả những họa sĩ nữa.Cũng có nhiều tài nghệ khác nhau được liên kết lại để làm một sản vật duy nhất. Nói giả dụ có một người tù câu được một con cá mập. Hắn liền lấy xương hàm con cá đánh thật sạch rồi gia công sao cho xương và hai hàng răng thật bóng, thật thẳng, chốt cho cái hàm há rộng thành một cái khung xung quanh toàn răng nhọn hoắt. Một anh thợ gỗ làm một cái mô hình neo bằng gỗ mịn thớ đánh thật bóng, phần giữa thật rộng để có thể vẽ tranh lên trên. Cái neo được gắn vào giữa cái hàm cá mập, và một họa sĩ vẽ lên đấy một cảnh Quần đảo Salut giữa biển cả. Chủ đề hay được sử dụng nhất là chủ đề sau đây: mũi đảo Royale, có biển và đảo Saint~Joseph. Trên mặt biển màu xanh biếc ánh tà dương lấp lánh. Trên mặt biển là một con thuyền có sáu phạm nhân mình trần đứng cầm chèo đứng thẳng, phía sau lại có ba viên cảnh binh cầm tiểu liên. ở mũi thuyền, hai người đang dốc một cỗ quan tài: từ đấy tụt ra một cái xác chết bọc trong bao bột. Trên mặt nước có thể trông thấy mấy con cá mập đang há mõm đợi ăn. ở phía dưới bức tranh, bên góc phải có đề “Mai táng ở Royale” và ngày tháng vẽ tranh.Tất cả các “mỹ nghệ phẩm” như trên đều bán cho các nhà giám thị. Những chế phẩm đẹp nhất thường được đặt mua trước hay đặt làm riêng. Phần còn lại bán cho các chuyến tàu ghé đảo. Đây là lãnh vực của mấy anh chèo thuyền. Cũng có những anh bịp đời, lấy một cái ca cũ kỹ mép méo, khắc dòng chừ “cái ca này trước kia là ca của Dreyfus - Đảo quỷ, - ngày... tháng...” Thìa và cà-mèn cũng được dân bịp đời sử dụng kiểu đó. Đối với mấy anh lính thủy người Bretagne thì có một món ăn chắc: bất cứ đồ vật gì có khắc tên “Sezenec”.Những cuộc mua bán thường xuyên này thu hút vào Quần đảo rất nhiều tiền, và bọn giám thị thấy rõ điều đó có lợi cho họ, cho nên họ cứ để mặc. Mải lo việc sản xuất và bán chác, tù nhân dễ điều khiển hơn và dễ an phận với cuộc sống đày ải của họ hơn. Thói pê-đê ở đây đã trở thành một nếp sống chính thức. Mọi người, cho đến cả chi huy trại giam, đều biết rằng cậu Mỗ nào đó là vợ của một cậu Mễ nào đó, và nếu có trót chuyển một trong hai cậu ấy sang đảo khác mà quên mất cậu kia thì người ta làm đủ cách để cho cái đôi bị “chia loan rẽ thúy” kia sớm đoàn tụ. Trong cả đám phạm nhân ấy không có lấy được ba phần trăm có ý định tìm cách trốn khỏi quần đảo. Ngay cả những người bị án chung thân cũng không. Cách duy nhất để có cơ vượt ngục là làm sao được miễn giam và được chuyển về Đất liền, về Saint-Laurent, Kourou hay Cayenne. Điều đó chỉ có thể có được với những người bị giam có thời hạn. Đối với những người bị án giam chung nhân thì không có cách gì, trừ phi là giết người. Vì nếu phạm nhân giết chết một người nào, thì sẽ bị đưa về Saint-Laurent để xử. Nhưng vì muốn đến Saint-Laurent phải qua thủ tục thú nhận tội sát nhân, người ấy có nguy cơ bị năm năm cấm cố mà không biết là liệu trong cái thời hạn ngắn ngủi ở trại trừng giới Saint-Laurent (tối đa là ba tháng) có đủ thì giờ để tổ chức vượt ngục hay không?Cũng có thể tìm cách xin được miễn giam vì lý do sức khỏe. Nếu được công nhận là ho lao thì được chuyển đến trại của phạm nhân ho lao, gọi là “Trại mới”, cách Saint-Laurent tám mươi cây số.Còn có bệnh hủi hay bệnh kiết lỵ kinh niên nữa. Muốn được công nhận có một trong hai bệnh này cũng tương đối dễ, nhưng làm như thế có một nguy cơ rất khủng khiếp: phải chung sống hai năm, cách ly trong một căn nhà riêng với những người mắc bệnh hủi thứ thiệt hay bệnh kiết lỵ thứ thiệt. Trong hai năm ấy chẳng khó gì mà chẳng chuyển từ hủi dỏm thành hủi xịn và từ kiết dỏm thành kiết xịn: không ít người đã qua cái quá trình ấy.Thế là tôi đã an cư lạc nghiệp trong khối nhà A với một trăm hai mươi bạn tù của tôi. Phải cố học cách sống trong cái khối cộng đồng này, nơi mà người ta phân loại được anh ngay. Trước hết phải làm sao cho mọi người biết rõ rằng không thể nào tấn công mình mà không bị giáng trả đích đáng. Được mọi người e sợ rồi, còn phải được họ kính trọng vì thái dộ của mình khi đối xử với bọn cớm, không được nhận một số chức việc nào đấy, phải khước từ một số công việc nhất định, không bao giờ được khuất phục một nên giữ khóa, không bao giờ tuân lệnh hắn, dù có phải vì thế mà xung đột với một viên giám thị cũng vậy. Nếu đã đánh bạc suốt đêm rồi thì đến giờ điểm danh cũng không ra. Người trường khối chỉ việc trả lời: “ốm phải nằm”, thế là xong. ở các khối khác, nhiều khi bọn giám thị vào tận phòng tìm “người ốm” và bắt hắn ra điểm danh. Nhưng ở khối dân cứng đầu thì không bao giờ. Chung quy, điều mà từ cấp cao đến cấp thấp bọn họ quý nhất là được yên thân ở trại khổ sai này.Bạn cùng tổ với tôi, Grandet, là một người Marseille ba mươi lăm tuổi. Người cao lêu đêu, gầy như que củi, nhưng rất khỏe. Chúng tôi là chỗ bạn thân từ hồi ở Pháp. Chúng tôi hay gặp nhau ở Toulon, cũng như ở Marseille và ở Paris. Đó là một tay khoét tủ sắt nổi tiếng. Anh ta hiền nhưng có lẽ rất nguy hiểm. Hôm nay tôi không ra ngoài. Trong gian phòng rộng mênh mông hầu như chỉ có một mình tôi. Ông già trưởng khối đang quét và lau cái sàn xi măng. Tôi trông thấy một phạm nhân đang ngồi sửa đồng hồ, mắt trái đeo cái gì bằng gỗ. ở phía trên võng của hắn có một tấm ván treo đến ba chục cái đồng hồ. Nhìn nét mặt thì hắn độ ba mươi tuổi là cùng, nhưng đầu hắn bạc trắng. Tôi đến cạnh hắn, nhìn hắn làm việc một lúc. Rồi tôi thử bắt chuyện với hắn. Hắn cứ câm như hến. Thậm chí cũng chẳng thèm ngẩng mặt lên một lần nào, hơi trạnh lòng, tôi bỏ đi ra sân, đến ngồi ở cạnh máy nước. ở đây đà có Titl la Belote, đang tập dượt với một cỗ bài mới tinh khôi. Mười ngón tay mềm mại của hắn thoăn thoắt trang di trang lại ba mươi con bài với một tốc độ không tài nào tưởng tượng nổi. Vẫn không ngừng ngưng động tác chớp nhoáng của nhà ảo thuật, hắn bảo tôi:- Thế nào anh bạn? ở Royale có ổn không?- ổn, nhưng hôm nay tớ chán quá. Tớ sẽ tìm việc gì làm, để ra ngoài trại một chút. Ban nãy tớ muốn nói chuyện một lát với cái tay gì sửa đồng hồ trong kia, nhưng hắn cũng chẳng buồn trả lời tớ nữa.- Anh không biết đấy Papi ạ, chứ thằng cha ấy nó có coi ai ra gì đâu. Nó chỉ biết mấy cái đồng hồ của nó. Ngoài ra nó đếch cần. Quả tình sau những chuyện nó phải chịu đựng, nó có quyền điên lắm. Nó chưa điên là may. Anh hãy tương tượng mà xem, cái anh chàng trẻ tuổi ấy - có thể gọi hắn như vậy vì hắn chưa đến ba mươi - năm ngoái đã từng bị xử tử vì bị buộc tội là “hiếp” vợ một thằng cớm. Chuyện láo toét cả. Hắn ngủ với cô chủ từ lâu - cô ta là vợ một viên giam thị trưởng người Bretagne. Vì hắn là “tù gia đình” ở nhà họ, cho nên cứ đến ngày trực của viên giám thị là hai anh chị tha hồ. Nhưng anh chị đã phạm một sai lầm lớn: cô nàng không cho anh chàng giặt là áo quần nữa, cô ta tự làm lấy: thế là anh chồng mọc sừng xưa nay vốn biết tính cô ta lười, thấy lạ và sinh nghi. Nhưng anh ta chưa có bằng chứng là mình bị mọc sừng. Cho nên anh ta quyết định bày mưu để bắt quá tang tại trận và giết chết cả đôi. Anh ta đã không lường trước được cách phản ứng của cô nàng. Một hôm, trực được hai tiếng thì anh ta bỏ phiên về nhà, gọi một viên giám thị về theo lấy cớ là để biếu tay này một súc giăm-bông nhà mới gửi cho. Hai người khẽ khàng đi vào cổng, nhưng vừa vào đến nhà thì con vẹt nuôi trong nhà ré lên “Ông chủ đã về!” như nó vẫn quen làm mỗi khi viên giám thị về. Ngay tức khắc cô vợ hét lên: “Cứu với! Nó hiếp tôi đây này?” Hai tên gác xông vào buồng đúng vào lúc cô vợ vừa vùng ra khỏi tay anh tù. Anh này vội nhảy qua cửa sổ chạy. Viên giám thị bắn theo, một phát trúng vai anh ta. Trong khi đó, cô nàng xé rách áo choàng, cào xước vú và má mình ra. Anh tù ngã xuống, tên gác người Breton toan bắn chết thì tên gác kia giật súng đi. Tớ cần nói rõ là tên gác này người Corse, ngay từ đầu đã hiểu rằng ông sếp phịa chứ ở đây chẳng có chuyện hãm hiếp gì hết. Nhưng tên người Corse không thể nói chuyện này với tên kia, cứ làm như thể mình tin câu chuyện hiếp dâm là chuyện thật. Anh thợ đồng hồ bị xử tử hình. Đến đây thì chẳng có gì phi thường hết, anh bạn ạ. Sau đó mới ly kỳ.“ở Royale, trong những khu trừng phạt có một cái máy chém, mỗi bộ phận đều có chỗ cất riêng trong một căn nhà đặc biệt. Ngoài sân là năm phiến đá xây kỹ thành bệ bằng phẳng để đặt máy chém. Cứ mỗi tuần, đao phủ thủ và hai người tù giúp việc cho hắn lại đem cái máy ra lắp lên bệ, lưỡi dao lười diếc đầy đủ bộ sậu, rồi cho máy chém thử hai ba cây chuối. Để cho chắc là máy vẫn trơn tru, khi cần đến không lo trục trặc. (anh thợ đồng hồ người Savoie lúc bấy giờ đang nằm trong khám tử hình với bốn người nữa, hai người A-rập và một người Sicilia). Cả năm người đang đợi phúc đáp đơn xin ân xá do những viên giám thị đã bênh vực họ viết hộ cho.Một buổi sáng nọ người ta lắp máy chém và đột nhiên mở cửa buồng giam anh thợ đồng hồ. Tốp đao phủ xông vào trói chân anh ta lại và cũng sợi dây ấy buộc hai cổ tay, dây liền với chân. Họ lấy kéo xén cổ áo rồi dắt anh ta đi từng bước ngắn trong ánh sáng mờ mờ của buổi bình minh, từ từ vượt qua cái khoảng cách chừng hai mươi mét từ buồng giam đến máy chém. (chắc bạn cũng biết rằng khi anh đến trước máy chém, anh giáp mặt với một tấm ván dựng đứng cao ngang vai anh, có đính sẵn nịt da để buộc sấp anh vào đấy, sau đó, tấm ván sẽ được lật ngang ra và thế là anh chuyển sang tư thế nằm sấp, cổ đặt vừa đúng vào chỗ lưỡi dao sẽ rơi xuống. Vậy thì người ta đang sắp sửa lật ngang tấm ván có buộc anh thợ đồng hồ, nhưng vừa đúng lúc ấy ông chỉ huy trại - ông “Dừa khô” đương kim trại trưởng đấy - ra sân: theo lệ của trại, ông ta bắt buộc phải dự cuộc hành quyết. Tay ông ta cầm một cây đèn bão lớn, và khi giơ đèn lên soi, ông ta mới thấy là bọn cớm chết tiệt ấy nhầm: chúng nó suýt chặt đầu anh thợ đồng hồ trong khi anh ta chẳng dính dáng gì với cuộc hành quyết sáng hôm ấy.- Dừng lại Dừng lại! - Barrot quát lớn.Ông ta xúc động đến mức dường như không nói được nữa. Ông ta buông cây đèn bão rơi xuống đất, xô lấn mọi người, cảnh sát cũng như phạm nhân, tự tay đến cởi trói cho anh sửa đồng hồ Savoie. Mãi sau đó ông ta mới ra lệnh được:- Y xá, đưa anh ta về buồng giam. Săn sóc kỹ, cho uống rượu rhum. Còn các anh, cái lũ ăn hại kia, vào bắt ngay tên Rencassen đưa ra đây. Hắn mới là kẻ phải xử tử hôm nay, chứ không phải ai khác!“Hôm sau, anh thợ đồng hồ đã bạc trắng cả đầu ra như anh thấy đấy. Trạng sư của hắn là một cảnh binh ở Calvi, bèn viết thêm một lá đơn xin ân xá nữa gửi ông Bộ trưởng Tư pháp, trong đơn có kể lại việc này. Anh thợ đồng hồ được ân xá, chuyển án tứ hình thành án chung thân. Từ đấy, anh ta suốt ngày sửa đồng hồ cho nhân viện trong trại. Anh ta say mê công việc quên hết mọi sự trên đời. Sửa xong anh ta giữ lại rất lâu để kiểm tra, điều chỉnh, cho nên trên ván mới treo ngần ấy đồng hồ. Bây giờ thì anh đã hiểu ra rằng hắn có quyền hơi điên một chút chứ? - Hiểu, Tita ạ, sau một cái sốc như thế, hắn có quyền không hồ hởi với mọi người cho lắm. Tôi thành thật thương hại hắn. Mỗi ngày tôi lại học thêm được chút ít về cuộc sống mới này Khối A quả là một nơi tập trung những con người đáng sợ, xét về những thành tích dĩ vãng cũng như về cách phản ứng của họ trong sinh hoạt hàng ngày. Tôi vẫn chưa làm việc: tôi còn đợi một chân đổ thùng. Kiếm được chân này; tôi chỉ phải làm mỗi ngày bốn mười lăm phút, rồi sau đó được đi lại tự do trên đảo và được phép xuống biển đánh cá. Sáng hôm ấy, đến buổi điểm danh lấy người đi làm cỏ vê ở đồn điền trồng dừa, họ chỉ định Jean Castelli. Ông ta bước ra khỏi hàng hỏi:- Cái gì? Tôi mà cắt di làm cỏ-vê à? Tôi ấy à?- Phải, anh đấy! - Tên gác đội cỏ-vê nói. - Đây, cầm lấy cái cuốc chim này.Castelli lạnh lùng nhìn hắn;- Anh kia. anh không hiểu ràng phải là dân cái xứ Auvergne nhà anh mới biết cánh dùng cái thứ cuốc quỉ quái ấy à? Tôi là người Corse ở Marseille. ở Corse người ta ném các dụng cụ đi cho thật xa, còn ở Marseille người ta còn không biết nó là cái gì nữa. Anh cứ giữ lấy cái cuốc và để cho tôi yên.Tên cớm trẻ, chưa am hiểu công chuyện ở đây lắm (như về sau tôi được biết), giơ cao cái cán cuốc lên dọa Castelli. Lập tức một trăm hai mươi người quát lên cùng một lúc:- Buông cuốc xuống, không thì chết ngay bây giờ!Grandet hô:- Giải tán!