Lan Chi đặt tờ báo đang xem xuống, thở dài rồi ngồi thừ người suy nghĩ.
Mỹ Kim thấy thế hỏi:
- Em đọc cái gì mà có vẻ suy nghĩ buồn chán như thế?
Lan Chi vội nói:
- Có gì đâu, mùa hè sắp đến, ở Thần Kinh người ta đang tổ chức những cuộc du lịch từ Huế vào Nam đó chị ạ.
- Thế sao khi đọc cái tin ấy em lại thở ra?
Lan Chi nói:
- Em nghĩ rằng có những cuộc du lịch thích thú như thế mà mình đi không được nên em buồn chớ sao đâu.
Mỹ Kim vừa nhả khói thuốc vừa nói:
- Thì ai cấm em đỉ Có phải như ngày trước đâu? Ngày trước mình không tiền. Đồng tiền là chúa tể của loài người mà! Em bỏ tiền ra rồi muốn đi Nam hay Bắc gì chả được. Chuyện gì mà buồn, chớ chị thì chị chả thích đi du lịch theo lối đó. Đi chung với những người mình không quen biết chán chết. Lại đi đây đi đó thì vất vả, chị không quen đâu. Họa may sau này, có chồng có chiếc xe nhà, chị đi hưởngtuần trăng mật với chồng thì được.
Lan Chi nói:
- Đợi đi hưởng tuần trăng mật với đức lang quân thì đời nào biết đó biết đây, em muốn đi du lịch cho biết, nhưng sợ mẹ không chọ Kỳ trước em xin đi Pháp với anh Tùng, mẹ tỏ vẻ buồn nên em phải ở nhà đó chị.
- Đi Pháp khác chớ, còn đây ra Bắc hoặc vào Nam độ mươi ngày là về, chắc mẹ cũng cho em đi chớ lẽ nào.
Lan Chi nói:
- Để mai em thưa với mẹ thử.
Sáng hôm sau Lan Chi đem ý muốn đi du lịch ra thưa với mẹ.
Lan Chi nói:
- Người ta có tổ chức một đoàn du lịch vào Nam, Con xin mẹ cho con gia nhập đoàn ấy để vào Nam rồi nếu thuận tiện, con lên Cao Miên viếng Đế Thiên Đế Thích. Con chỉ đi độ một tháng, ở nhà, thỉnh thoảng em Bích Diệp ở trường về và Bích Ngọc ở Mỹ Trang lên thăm mẹ, mẹ đừng buồn nhé.
Bà Hoàng nói:
- Ừ, thì con cứ đi chơi, nhưng con gái mà đi xa, lại đi chung với những người con chưa từng quen biết, con nên cẩn thận giữ mình con nhé.
Lan Chi mừng rỡ nói:
- Dạ, con cũng đã lớn, việc đi đứng con xin cẩn thận, mẹ không nên lo nghĩ.
Được mẹ cho phép, Lan Chi liền sửa soạn đến phòng du lịch để ghi tên.
Người đứng ra tổ chức cuộc du lịch ấy là hai vợ chồng thương gia Nguyễn Ngọc Phan, có tiếng là người đứng đắn. Ông bà Phan đã lớn tuổi được nhiều người tín nhiệm nên số người ghi tên cùng đi du lịch rất đông. Khi Lan Chi đến thì số người ghi đã hơn hai chục rồi.
Lan Chi đọc bản kê tên tuổi những người bạn đường, thấy có hai cụ già ngoài năm mươi tuổi, mười người thanh niên, vừa công chức vừa học sinh, bốn thiếu nữ cùng đi với mẹ.
Lan Chi thấy có các cô thiếu nữ thì mừng lắm, Lan Chi sẽ có bạn gái để trò chuyện dọc đường.
Sau khi đóng tiền lộ phí, Lan Chi trở về nhà lo sắm sửa đồ đạc.
Đúng ngày giờ đi, Lan Chi mang hành lý ra ga để nhập đoàn. Lan Chi được bà Phan giới thiệu với các bạn gái.
Bốn bạn gái của Lan Chi đều trạc tuổi của Lan Chị Cô Mỹ Lệ làm cô đỡ tại bện viện Huế, là một thiếu nữ cao lớn, vui vẻ, tuy không đẹp nhưng rất duyên dáng, ăn mặc thì cẩn thận lắm.
Cô Tố Ngọc, ái nữ của một bà huyện sang trọng và đẹp như một công chúa.
Cô Cẩm Hương người bé nhỏ, gầy còm nhưng có cặp mắt rất sắc sảo.
Cô Hồng, sinh viên vừa đậu bằng thành chung được cha mẹ thưởng cho đi du lịch trước khi cô xin bổ nhiệm vào công sở.
Lan Chi làm quen với các bạn và đã trong vài giờ họ đã thân ái nhau vì tuổi thanh niên dễ kết bạn lắm.
Chỉ có Lan Chi là đi một mình, bốn cô kia đều có mẹ đi theo.
Bà Phan cũng giới thiệu Lan Chi với các bạn trai trong đoàn và Lan Chi vui vẻ tiếp chuyện với họ không e lệ rụt rè như các cô bạn khác.
Tàu chạy qua đèo Hải Vân, Lan Chi ngồi nhìn mấy doanh trên chót núi và nghĩ đến câu.
Chiều chiều gió thổi Hải Vân
Chim kêu gành đá ngẫm thân thêm buồn.
Nhưng có lẽ cặp mắt Lan Chi đã say sưa trước cảnh đá bạc, một danh lam thắng cảnh trên đường Huế đi Đà Nẵng. Sóng đánh vào các gàng đá, làm tung toé nước biển một màu trắng bạc, trông đẹp mắt không sao tả được.
Đến Đà Nẵng đoàn du lịch đi viếng thành phố, bãi bể và thăm núi Ngũ Hành Sơn. Xong đoàn du lịch lại lên đường ghé Hội An, Quãng Ngãi để rồi đi Qui Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết và sau cùng đến Sài Gòn.
Một hôm trong lúc đi viếng Lầu Ông Hoàng ở Phan Thiết, Lan Chi đứng nhìn Phú Hải, buộc miệng khen:
- Chà cảnh đẹp quá, ai có ý tưởng dựng nên ngôi nhà này ít ra cũng là một thi sĩ.
Bỗng sau lưng Lan Chi có tiếng nói:
- Cảnh đẹp quá cô nhỉ? Nhưng sao bỏ hoang như thế này uổng quá. Giá mà tôi được một ngôi nhà như thế này thì tha hồ mà đọc sách.
Hai tiếng đọc sách đã làm cho Lan Chi chú ý đến chàng thanh niên đang nói chuyện với nàng.
Đó là một giáo viên có cái tên rất hiền hậu như vẻ mặt của chàng! Thiện.
Từ hôm đi du lịch đến nay, Lan Chi thường để ý đến Thiện, thấy Thiện ít nói chuyện với các bạn bè chỉ thích đọc sách. Thiện lại ăn mặc rất giản dị có vẻ là nhà nghèo. Nhưng những cử chỉ và lời nói của Thiện thì lại tỏ ra là một người biết lễ độ.
Đối với Lan Chi Thiện luôn luôn chàiện lẽ mình bị đau đầu hay ho tắt tiếng, rồi nằm nhà ủ rũ như một người chán đời.
Bao nhiêu việc đi đây đi đó đều trút hết cho Bích Ngọc.
Thậm chí mấy hôm nay trời mưa tầm tã, thành phố Huế đang bị ngập trong cảnh lụt lội, các bạn hàng không đến mua lá chuối, trái cây được, nên tiền đong gạo cũng hết, mà Mỹ Kim vẫn không rời khỏi cái lò sưởi ấm áp, cái khăn chòang len to ấm.
Kỳ tiền gửi qua Pháp cho Tùng đã đến,bà Hoàng lo đến mất ăn, mất ngủ, Bích Ngọc thấy thế cũng đứng ngồi không yên.
Lan Chi bàn với mẹ bán miếng đất trong thành để lấy tiền xài qua mùa đông,ra xuân trời tốt hãy hay.
Ban đầu bà Hoàng do dự vì đất trong thành là vật có giá cuối cùng của bàa, bán nó rồi là hết, sau này túng không còn biết cầm bán cái gì nữa cả. Nhưng Lan Chi, Bích Ngọc nói mãi bà mới bằng lòng.
Bà sai Bích Ngọc về Thanh Thủy, nhờ người cậu họ cùng đi với Bích Ngọc đến thương lượng với người mướn đất bấy lâu nay để bán cho được giá.
Mặc dù trời mưa không ngớt, đường sá lầy lội đến gối, Bích Ngọc vẫn phải mang chiếc tơi ra đi với vẻ mặt vui tươi.
Bích Ngọc đi rồi, mấy mẹ con xúm quanh lò sười, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng không ai nói gì với ai.
Bích Ngọc có hứa với mẹ là nàng sẽ đi hai hôm dù có thế nào cũng ráng đem tin lành về cho mẹ.
Vì thế chiều nay, bà Hoàng đã sống trong cảnh chờ đợi đã hai ngày nên mới thấy sốt ruột.
Bà càng sốt ruột hơn khi thấy Mỹ Kim cứ ra vào ngong ngóng ngoài đường, thỉnh thoảng lại cất tiếng nói vang nhà:
- Gớm, Lan Chi làm gì mà cứ ngồi thừ ra như vậy. Thử nói ra vài câu gì đó cho không khí trong gian phòng dễ thở coi. Sự im lặng tĩnh mịch cũng có thể giết người được. Ngoài trời mưa gió, trong lòng ta cũng mưa gió không ngừng. Than ôi! Cuộc sống cứ thế này kéo dài thì không khéo chưa đến ba mươi tuổi, tóc đã bạc, răng đã long, cái thú trần gian còn gì đáng kể.
Mỹ Kim có một lối nói văn hoa đài các. Nàng mà mở miệng ra là chọn lọc nói sao để cho mọi người để ý, nhưng trong bốn vách tường sụp đổ này còn ai có thời giờ mà để ý tới giọng nói văn chương khách sáo ấy làm gì.
Mỹ Kim nói chán lại ngâm thơ:
- “Đời đáng chán hay không chán?”
Rồi dằn từng tiếng, nàng nói:
- Lầu Tỉnh Mộng!Chà cái tên nghe thật là mộng ảo. Phải lắm chớ! Không tỉnh mộng sao được? Cứ đói rách thế này thì mộng gì mà không tỉnh!
Bích Diệp nãy giờ ngồi yên nghe chị nói,thấy thế bèn lên tiếng:
- Chị Mỹ Kim ơi! Chị đã sành thơ sao chị không ngâm câu: “Khóc than rên xiết là hèn” hả chị?
Mỹ Kim đã quạu sẵn, nghe em nói thế hét lên:
- Mỗi người mỗi tư tưởng, ai có quyền cấm ai nghĩ theo ý nghĩ của mình?
Lan Chi ôn tồn:
- Chị hãy chịu khó đọc sách cho qua thì giờ có hơn không? Ngồi không sẽ buồn chí, chị ạ!
Mỹ Kim càng giận dữ:
- Ai muốn đọc sách cứ đọc. Tôi không thích đọc sách. Mà đọc làm quái gì? Việc đời còn khối chuyện giả dối,nữa là những chuyện trong sách? Láo toét cả… Đọc nhiều càng ngu thì đọc làm gì?
Thấy các con cãi vã, bà Hoàng thở dài, nhắm nghiền đôi mắt mệt nhọc lại. Bà khẽ đưa tay kéo chiếc khăn quàng phủ kín đôi vai. Tiếng thở dài của bà có lẽ đã làm cho các cô gái im lặng.
Mỹ Kim nói:
- Thôi, để chị đi đón Bích Ngọc chứ cứ ngồi mãi thế này, chịu sao nổi?
Mỹ Kim rút chiếc lược trong túi, cái lược không bao giờ rời khỏi nàng, chải lại mái tóc cho nó xòe thêm trên trán, rồi lấy chiếc nón lá đội vào. Mỹ Kim đi ra ngoài.
Mỹ Kim đi rồi, bà Hoàng mắt vẫn nhắm nghiền nói:
- Chẳng biết Bích Ngọc đi thương lượng thế nào mà mãi bây giờ vẫn chưa về, mẹ đâm ra sốt ruột rồi.
Một sự im lặng lan khắp gian phòng lạnh lẽo.


Chương 6
TIẾNG SÁO GIỮA ĐÊM KHUYA

Tối hôm nay, một đêm trăng mát mẻ, Bích Ngọc tựa cửa nhìn ra vườn và đang nghĩ đến người chồng xa vắng thì bỗng có một tiếng sáo cất lên lanh lảnh giữa khoảng vườn mênh mông.
Tiếng sáo du dương làm sao! Nó kéo dài thành một tiếng than nẫu ruột, run trong gió và tan trong đêm, vẳng như tiếng khóc của một quả phụ.
Bích Ngọc giựt mình. Nàng lắng tai nghe…
Nhưng tiếng sáo ấy đã im bặt. Và giữa khu vườn lung linh những ánh trăng xuyên qua tàn cây ngọn lá, không còn một tiếng động nào.
Tiếng sao giống hệt như tiếng sáo mà Bích Ngọc đã nghe trong ngày nàng ngủ lại một đêm ở Mỹ Trang.
Bích Ngọc đang suy nghĩ thì ở đàng xa, từ phía hồ nước, tiến lên một bóng trắng…
Bích Ngọc lạnh cả người, cặp mắt không rời khỏi cái bóng trắng huyền ảo ấy.
Cái bóng trắng mỗi lúc mỗi đến gần phía Bích Ngọc và Bích Ngọc nhận ra đó là một người đàn bà mảnh mai, đi nhẹ nhàng uyển chuyển, như bay bổng trên không, tóc lại xõa dài phết gót.
Cái bóng trắng ấy tiến về phía Bích Ngọc hai chân như không bén đất, hai tay lại múa trong không khí và tiếng nói vi vu như tiếng sáo, tiếng sáo du dương mà Bích Ngọc vừa được nghe qua khi nãy…
Cái bóng ấy dịu dàng đẹp đẽ, và tiếng sáo ấy kéo dài rồi tan trong đêm vắng…
Bích Ngọc ló đầu ra ngoài cửa sổ, nhìn sửng sốt.
Bỗng cái bóng ấy bắt gặp Bích Ngọc đang nhìn liền ú té chạy về phía sau vườn rồi biến mất trong đêm vắng như một hồn ma.
Bích Ngọc vội vàng đóng cửa sổ lại và suốt đêm hôm ấy nàng không ngủ được.
Bích Ngọc cứ phân vân không hiểu có phải đó là bóng ma của một thiếu phụ thất vọng vì tình. Nhưng tại sao người đàn bà lại có tiếng kêu thương như tiếng sáo?
Tại sao khi thấy Bích Ngọc, người ấy lại biến mất?
Trong khu vườn của huyện Tích, Bích Ngọc thấy có nhiều nhà cất xa nhau đến mấy chục thước. Ở cuối vườn lại có một ngôi nhà nhỏ bỏ không gần một cái hồ nước khá lớn.
Bích Ngọc chỉ biết thế chớ chưa hề đi khắp vườn, vì khu vườn rộng đến mấy mẫu.
Vả lại từ ngày về Mỹ Trang, huyện Tích và Bích Ngọc ai có tâm sự nấy, có bao giờ huyện Tích đưa vợ đi xem qua trong vườn đâu?
Tiếng sáo quái lạ và cái bóng trắng của người đàn bà cứ ám ảnh Bích Ngọc suốt đêm, nhưng Bích Ngọc không hề hỏi những người giúp việc trong nhà.
Bích Ngọc sợ nếu cái bóng kia là một hồn ma thì người nhà sẽ cười Bích Ngọc là nhát gan.
Sự thật từ bé đến giờ Bích Ngọc rất dạn dĩ. Nàng không mê tín dị đoán hoặc sợ sệt như các cô gái khác.
Bích Ngọc tin chắc cái bóng kia chỉ là một người đàn bà đã từng đau khổ nhiều và có lẽ đang thất vọng vì một vấn đề gì cũng nên.
Bích Ngọc định bao giờ huyện Tích về nàng sẽ hỏi huyện Tích về cái bóng trắng ấy…
Đêm sau, Bích Ngọc lại ra đứng ở cửa sổ và trông đợi tiếng sáo cùng bóng dáng mỹ nhân, nhưng đợi mãi đến mười hai giờ khuya mà vẫn không thấy.
Vì đêm qua Bích Ngọc không ngủ được nên đêm nay mệt mỏi, vừa đặt lưng xuống giường là nàng ngủ ngay.
Ngôi nhà của huyện Tích ở Mỹ Trang từ xưa cho đến nay chưa bao giờ có trộm cướp đến viếng, ai cũng lấy làm lạ về chỗ đó.
Trong nhà có rất nhiều đồ vật quý giá, thế mà ngày cũng như đêm, cửa chỉ khép không khóa, mà không bao giờ mất mát một vật nào.
Người ta đồn đãi rằng khi cất ngôi nhà ấy, ông cụ thân sinh ra huyện Tích có rước thầy cúng ếm hay coi địa lý sao đó.
Không hiểu những lời đồn trên có đúng hay không, chớ sự thật thì dân làng Mỹ Trang có tiếng là lương thiện làm ăn, không bao giờ tham lam trộm cắp.
Vả lại gia tộc huyện Tích ba đời đều làm quan nhưng có tiếng là thanh liêm. Đối với dân làng, gia tộc huyện Tích lại là những ân nhân nữa. Nhờ đó mà đối với ngôi nhà ấy, dân làng có bổn phận gìn giữ, không dám trộm cắp bao giờ.
Cũng như thường ngày, các cửa trong nhà chỉ khép.
Bích Ngọc mệt mỏi nằm thiếp đi…
Bỗng Bích Ngọc nghe có tiếng động rất nhẹ và linh t ính báo cho Bích Ngọc biết trong gian phòng có người lạ.
Bích Ngọc mở mắt ra nhìn, ngọn đèn dầu trên bàn chưa tắt, và chiếc đồng hồ chỉ đúng ba giờ sáng.
Té ra Bích Ngọc mới ngủ có ba giờ, ba giờ mà nàng thấy dài ghê gớm.
Bích Ngọc ngó quanh phòng, thấy một người đàn bà mặc toàn đồ trắng, đầu tóc bỏ xõa, đang đứng trước bàn trang điểm của nàng để soi gương.
Người đàn bà này còn rất trẻ, có nét mặt giống như con nít, và một thân hình tha thướt.
Chắc chắn người đàn bà này là cái bóng trắng mà Bích Ngọc đã thấy trong vườn.
Người đàn bà ngắm nghía trước gương, đưa hai tay lên vuốt mái tóc đen lánh, rồi lấy phấn của Bích Ngọc, dồi sơ lên mặt. Nàng bỗng nở một nụ cười sung sướng đi lại mở cửa, bước vào phòng huyện Tích.
Bích Ngọc nằm im nhìn theo, tưởng mình chiêm bao.
Người đàn bà ấy đi qua phòng huyện Tích một cách thông thạo như người đã từng sống trong căn nhà này nhiều năm lắm rồi. Ở phòng huyện Tích một lúc, người ấy trở lại phòng Bích Ngọc, rồi đến ngồi bên nàng.
Bích Ngọc rùng mình nhưng cố lấy vẻ bình tĩnh, đưa tay ra cầm bàn tay của người đàn bà ấy và hỏi:
- Chị Ở đâu đến đây? Chị tên gì?
Bích Ngọc hỏi như thế ba lần, người đàn bà ấy vẫn làm thinh không trả lời, chỉ nhìn Bích Ngọc với đôi mắt buồn rầu, kín đáo.
Bích Ngọc chưa biết nên nói gì, thì người đàn bà ấy cầm tay Bích Ngọc đưa lên ngắm nghía chiếc nhẫn kim cương ở ngón tay áp út của Bích Ngọc.
Đoạn lanh như chớp, người đàn bà ấy rút chiếc nhẫn kim cương ở ngón tay Bích Ngọc ra đeo vội vào ngón tay áp út của mình, người đàn bà ấy nhìn chiếc nhẫn lóng lánh trên tay một cách sung sướng. Nàng cất tiếng cười lanh lảnh y như tiếng sáo…
Bích Ngọc luống cuống sợ người đàn bà ấy lấy mất chiếc nhẫn kim cương thì nguy, muốn đòi lại nhưng chưa dám, sợ phật ý người đàn bà nọ…
Chiếc nhẫn kim cương, bửu vật mà huyện Tích đã kính cẩn đeo vào ngón tay Bích Ngọc trong ngày cưới, chiếc nhẫn ấy Bích Ngọc giữ nó như giữ đời nàng. Mất nó tức là một điều không tốt cho cuộc tình duyên của nàng. Huống chi mấy lâu nay, cuộc tình duyên giữa nàng và huyện Tích chưa hề đem lại cho nàng một chút êm đềm say sưa nào cả.
Bích Ngọc định giựt chiếc nhẫn lại thì người đàn bà ấy vùng đứng lên rút chiếc nhẫn ra quăng trên giường cho Bích Ngọc và nấc lên một tiếng khóc rồi chạy vội ra cửa, biến mất trong đêm khuya.
Bích Ngọc đeo vội chiếc nhẫn vào ngón tay rồi ngồi xổm dậy như cái máy, mồ hôi toát ra ướt cả người.
Nàng đưa tay lên vuốt tóc và nói lẩm bẩm:
- Cái gì lạ lùng như thế kia!
Và Bích Ngọc không sao ngủ lại được…
Có tiếng gà gáy vang trong xóm, Bích Ngọc trông cho mau sáng để tinh thần nàng khỏi bối rối…
Bích Ngọc định khi huyện Tích về, nàng sẽ kể lại cho huyện Tích nghe và hỏi chàng về người đàn bà lạ lùng ấy.
Đúng năm giờ chiều ngày thứ sáu, huyện Tích về. Lúc ấy Bích Ngọc đang ngồi đan trong phòng để đợi chồng.
Huyện Tích bước vào nhà thấy Bích Ngọc, tỏ vẻ vui mừng và nói:
- Anh đi lâu, em ở nhà có sợ không?
Bích Ngọc nói:
- Em ở nhà một mình đã quen rồi.
Bích Ngọc toan nói nhưng lại ngập ngừng…
Huyện Tích đi thay đồ rồi ngồi bên cạnh Bích Ngọc, nhìn Bích Ngọc đan mà không nói gì.
Bích Ngọc bỗng nhớ đến bức thư của Lan Chi, liền nói với chồng:
- À, tí nữa em quên mất. Chị Lan Chi vừa trả lời cho em, chị sẽ đến đây ở với em một tháng, anh có cho phép không? Và chị Lan Chi ở đây có gì phiền cho anh không?
Huyện Tích nói:
- Nếu được chị Lan Chi về đây một tháng với em thì anh bằng lòng lắm. Em đừng giận, anh mới dám nói thật. Anh chỉ sợ chị Mỹ Kim đến đây. Vì anh không thích chị Mỹ Kim. Chị Lan Chi suốt ngày chỉ đọc sách mà tánh tình lại cao thượng, đáng quý lắm.
Bích Ngọc nói:
- Chị Lan Chi dễ thương lắm. Em cũng nhận thấy vậy.
Huyện Tích ngồi im một lúc, rồi nhìn sửng vào mặt Bích Ngọc và hỏi như dò hỏi:
- Tại sao em có vẻ buồn bã mãi thế? Từ ngày anh cưới em đến giờ, anh ít thấy em cười lắm?
Bích Ngọc làm thinh, đan mau, như để che đậy cảm xúc ở lòng nàng.
Tại sao nàng buồn? Tại sao nàng không cười?
Tại sao? Huyện Tích còn nỡ lòng nào hỏi nàng câu ấy, vì chính huyện Tích là người đã gây cho nàng sự đau khổ kia mà.
Bích Ngọc biết trả lời sao bây giờ?
Nàng chỉ làm thinh để huyện Tích muốn hiểu sao thì hiểu.
Huyện Tích nhìn Bích Ngọc, dằn từng tiếng:
- Em không thể nói rõ cho anh biết tại sao em buồn ư?
Vẻ mặt huyện Tích trở nên dữ tợn một cách lạ thường, nét mặt ấy Bích Ngọc mới thấy lần này là lần thứ nhất.
Bích Ngọc có làm gì trái ý huyện Tích đâu mà chàng lại có thái độ lạ lùng như thế?
Bích Ngọc tức muốn trào lệ, nhưng nà cố nén không khóc. Vì khóc làm gì khi mà huyện Tích có những cử chỉ không đẹp đối với nàng.
Cơn tức giận qua, bây giờ huyện Tích lại có vẻ ngạo nghễ, chàng cất tiếng cười gay gắt và nói:
- À, vừa rồi anh có nhận được bức thư của Ấm Mạnh ở Sài Gòn gởi về…
Nói xong câu đó, huyện Tích nhìn Bích Ngọc với cặp mắt mỉa mai.
Bích Ngọc nhìn lại huyện Tích với ánh mắt bình tĩnh và hỏi:
- Uûa, trước kia anh bảo Ấm Mạnh qua Pháp mà?
Huyện Tích vẫn nói giọng mỉa mai:
- Em nhớ lâu nhỉ? Ừ, thì trước kia Ấm Mạnh qua Pháp, nhưng Ấm Mạnh đã về Sài Gòn một tháng naỵ Và mai anh chàng sẽ về Huế. Giờ đây anh ta sắp được bổ làm quan ở Phủ Thừa.
Bích Ngọc nói:
- Thế à?
Một làn không khí tẻ lạnh bao phủ hai người, mỗi người đeo đuổi một ý nghĩ riêng.
Bỗng huyện Tích nói dằn từng tiếng:
- Ấm Mạnh bảo trong thư sẽ đến thăm chúng ta và ở lại Mỹ Trang một tuần lễ. Ấm Mạnh có lời thăm em.
Bích Ngọc run lên, chiếc que đan trong tay nàng rơi xuống đất. Bích Ngọc vội cúi xuống lượm, thì huyện Tích mau tay hơn nàng, cúi lượm chiếc que đan trao cho Bích Ngọc và nói:
- Em mệt thì đi nghỉ đi, đan làm gì để đến nỗi sút tay đan như thế.
Nói xong huyện Tích bỏ đi lại bên cửa sổ nhìn ra vườn và không để ý đến vợ nữa.
Trong lòng Bích Ngọc lúc bấy giờ rối như tơ vò.
Tại sao nay huyện Tích lại đem chuyện Ấm Mạnh nói với nàng? Từ ngày huyện Tích cưới nàng đến nay, huyện Tích không bao giờ nói đến Ấm Mạnh, người bạn thân của nàng.
Còn Bích Ngọc thì nàng không hề nghĩ đến người thanh niên đẹp trai đã gieo vào lòng nàng một sự đau khổ. Bích Ngọc đã có chồng, bổn phận người đàn bà có chồng không cho phép nàng được nghĩ đến Ấm Mạnh. Hình ảnh Ấm Mạnh đã chết trong lòng nàng rồi.
Hôm nay bỗng huyện Tích lại cho na lại cho nàng hay là Ấm Mạnh sẽ về ở Mỹ Trang một tuần… Ôi, thật khó xử cho nàng!
Nhưng sau một hồi suy nghĩ, Bích Ngọc tự nhủ:
- Cũng chả có gì là khó xử. Ta chỉ xem Ấm Mạnh là một người bạn của chồng là được.
Bích Ngọc lại đan thoăn thoắt.
Huyện Tích nhìn ra vườn chán rồi, quay lại Bích Ngọc và đi lại ngồi bên cạnh nàng.
Bích Ngọc muốn phá tan cái không khí khó chịu giữa chồng và nàng, liền đánh bạo nói:
- Anh Tích à, em có một chuyện muốn hỏi aanh, không biết anh có phiền không?
- Chuyện gì thế?
Bích Ngọc nói:
- Số là mấy hôm anh đi vắng, ở nhà có xảy ra một việc lạ lùng, khiến em nghĩ mãi không ra.
- Em mới về Mỹ Trang chưa đầy một tuần lễ mà đã xảy ra chuyện lạ à? Chuyện gì thế? Em nói đi, anh đợi nghe em đây.
Bích Ngọc liền kể chậm rãi, cặp mắt không rời nét mặt của huyện Tích:
- Anh đi rồi, đêm gần lúc khoảng một giờ, nhân thấy trăng sáng, em mở cửa nhìn ra ngoài vườn bỗng thấy một bóng trăng của người đàn bà bỏ tóc xõa hiện ra sau tiếng sao du dương kỳ lạ. Tiếng sáo ấy kéo dài trong đêm khuya như một tiếng than nẫu ruột, còn cái bóng ấy thì huyền ảo mơ hồ dưới ánh trăng, khiến em phân vân không hiểu đó là người hay mạ Cái bóng ấy khi đến gần cửa sổ, thấy em liền bỏ chạy, hay nói cho đúng là tan mất trong vườn dưới ánh trăng.
Huyện Tích ngồi im nghe Bích Ngọc kể, không hề cắt đứt lời vợ.
Bích Ngọc lại nói:
- Đêm hôm sau, em đang ngủ, bỗng có tiếng người lục lạo trong phòng anh. Em giựt mình thức dậy, thấy một người đàn bà còn trẻ lắm, trẻ như em mà đẹp một cách huyền ảo, tóc bỏ xõa, mặc toàn đồ trắng đang đứng trước gương của em mà trang điểm. Em toan hỏi thì người ấy bỏ đi qua phòng anh, đi một cách thông thạo như người đã từng sống trong nhà này, anh ạ. Qua phòng anh một lát, người ấy lại trở lại, đến ngồi trên giường phía dưới chân em. Em đánh bạo đưa tay ra nắm lấy người đàn bà ấy và hỏi tên, nhưng em hỏi đến ba lần mà người đàn bà kỳ lạ vẫn không chịu nói. Sau cùng người ấy rút cái nhẫn kim cương ở tay em màng vào ngón tay của mình rồi cất tiếng cười lanh lảnh. Em sợ quá, sợ mất chiếc nhẫn của anh tặng, em định lấy lại thì tự nhiên người ấy đứng lên, rút chiếc nhẫn liệng trả cho em rồi ôm mặt khóc và bỏ chạy mất…
Huyện Tích ngồi nghe Bích Ngọc kể vẻ mặt vẫn thản nhiên, không hề thay đổi. Khi Bích Ngọc kể xong, huyện Tích nói:
- Ngọc Lan Hương đấy em ạ! Ngọc Lan Hương câm, vì thế em hỏi, nàng không thể trả lời được. Anh đã dặn Ngọc Lan Hương không được héo lánh đến chỗ em, vì anh sợ em sợ, thế mà Ngọc Lan Hương quên lời anh dặn đến phá rối em, đáng phiền thật. Để mai anh bảo mụ Sáu giữ Ngọc Lan Hương, dắt nàng đi nơi khác.
Bích Ngọc nói:
- Không nên, anh ạ! Trước kia người ta ở đây thì bây giờ cũng để người ta ở đây… Đừng vì lẽ có em mà đem người ta đi chỗ khác, tội nghiệp!
Nói xong Bích Ngọc làm thinh vì thấy huyện Tích có vẻ suy nghĩ. Nhưng huyện Tích nói:
- Em không muốn cho anh đưa Ngọc Lan Hương đi à? Kể ra thì cũng đáng thương hại cho Ngọc Lan Hương. Nàng nguyên là vợ một người anh họ của anh. Anh của anh lúc bấy giờ mới hai mươi tuổi, còn là một sinh viên, gặp Ngọc Lan Hương trên chiếc đò ở sông Hương vào một đêm trăng khi đi chơi với các bạn. Ngọc Lan Hương độ ấy mới mười sáu tuổi, có sắc đẹp diễm lệ khác thường, nàng là con của một danh ca đương thời. Vì thế những đêm trăng, cha nàng thường bắt nàng hát để tiếp khách quý. Gặp Ngọc Lan Hương, người anh họ của anh đem lòng say mê và muốn cứu vớt nàng ra khỏi chốn bùn lầy. Gia đình người anh họ của anh là một gia đình thế phiệt, có bao giờ cho phép ảnh đi cưới một cô gái mang tiếng là ca nhi như Ngọc Lan Hương đâu? Mặc dầu Ngọc Lan Hương tuy sinh trong bùn mà vẫn còn giữ được phẩm giá thanh cao như cánh sen mùa hạ. Người anh họ của anh về năn nỉ thế nào mà hai bác anh vẫn không chịu, lại còn hăm dọa nếu như anh ấy cưới Ngọc Lan Hương thì hai bác sẽ từ ngay không nhìn anh ấy nữa. Nhưng Ngọc Lan Hương và anh ấy lại yêu nhau tha thiết. Ngọc Lan Hương một hai đòi trốn cha mẹ theo người tình, chớ nhất định về sau không chịu tiếp ai nữa cả. Trước cảnh đó, người anh họ của anh phải chịu tội bất hiếu với cha mẹ, lén làm phép cưới với Ngọc Lan Hương tại một làng nhỏ, và sau ngày cưới dẫn Ngọc Lan Hương đi Hà Nội, vì người anh họ của anh còn đang học tại trường đại học ngoài ấy. Nhưng sau một năm ái ân thầm lén, hai bác anh hay được, nhất định buộc anh ấy phải Ngọc Lan Hương, nếu không thì hai bác sẽ không gởi tiền cho anh ăn học nữa. Trước cảnh bắt buộc ấy, anh ấy dẫn Ngọc Lan Hương về Huế, gởi ở tạm với anh nàng, trong lúc Ngọc Lan Hương có thai được sáu tháng… Rồi ngày tháng trôi qua, tình yêu của anh ấy đối với Ngọc Lan Hương đã thay đổi. Anh ấy lại si mê một nữ sinh trẻ đẹp, không còn nghĩ đến Ngọc Lan Hương nữa. Ngọc Lan Hương về ở với cha, song nàng không bao giờ tiếp khách nữa. Đến khi gần ngày sanh đẻ, về quê ở với một người bà con, nàng viết cho anh ấy nhiều bức thư thống thiết và cầu xin anh ấy một chút tình thương xót cuối cùng. Đến kỳ nghỉ hè, anh họ anh về nhà, Ngọc Lan Hương tìm đến khóc lóc. Sự việc đổ bể vì anh ấy sắp cưới cô nữ sinh con nhà giàu sang, nên anh ấy gởi Ngọc Lan Hương tại Mỹ Trang trong một gian nhà ở cuối vườn. Lúc bấy giờ anh đang làm tri huyện, ngôi nhà ở Mỹ Trang anh ít ở, nên anh cũng vui lòng cho Ngọc Lan Hương ở… Hai tháng sau, Ngọc Lan Hương sanh, lại bị sanh khó, phải rước bác sĩ về mổ. Khi đem được đứa bé ra thì đó là một đứa con trai rất ngộ nghĩnh, trông giống bác trai của anh lắm. Nhưng đứa bé ấy vừa ra khỏi bụng mẹ thì chết. Ngọc Lan Hương vì đau đớn, vì buồn rầu, thần kinh quá bị kích thích nên nàng bỗng bị câm, không nói được nữa. bác sĩ hết sức săn sóc cho Ngọc Lan Hương và bảo rằng nàng chỉ có thể nói lai được khi nào trong đời nàng, gặp sự cảm xúc kịch liệt, và sau khi nói được là nàng sẽ chết. Người anh họ anh từ ngày Ngọc Lan Hương bịnh, không hề để chân đến Mỹ Trang thăm người yêu cũ bao giờ. Ngọc Lan Hương cứ chiều chiều ra ngồi bên bờ hồ trong vườn mà khóc thầm. Nàng câm, nhưng vì sự câm ấy mà bao nhiêu đau khổ chất chứa trong lòng bật ra thành tiếng sáo, cái tiếng sáo não ruột bi ai than thở cho mối tình thất vọng. Cảnh nàng như thế, nên anh không nỡ bảo nàng di chỗ khác. Anh thuê một bà già, ngày đêm ở bên cạnh nàng. Nàng hiền lắm, không làm rầy ai mà cũng không múôn thấy mặt ai cả. Bà Sáu nuôi nàng, yêu nàng như con. Nàng đã lớn tuổi, không phải một tuổi với em đâu, cỡ tuổi với anh lận mà. Buồn rầu, đau khổ, nhưng nàng vẫn trẻ và đẹp. Đó, tiếng sáo làm em kinh ngạc, cái bóng trắng làm em hãi hùng, chỉ lả một người thiếu nữ bị tình phụ, đang sống những ngày thất tình, đợi mong một viễn ảnh hạnh phúc mà không bao giờ có, hay chờ đợi một ngày đoàn viên tuyệt vọng.
Bích Ngọc ngồi nghe huyện Tích kể, trong lòng xót xa thương cảm:
Huyện Tích kể xong liền nói:
- Từ rày anh không đi đâu nữa, để tránh cho em những giờ chờ đợi anh, và những cảnh xảy ra bất ngờ như hai đêm vừa qua.
Bích Ngọc nói:
- Được thế thì quí biết chừng nào.
Nói xong Bích Ngọc trở về phòng mình, vì huyện Tích lại cặm cụi đọc sách như không muốn nói chuyện với nàng nữa.
Ngồi một mình, Bích Ngọc suy nghĩ kỹ về những điều mà nàng vừa nói chuyện với chồng.
Bích Ngọc biết rằng Ấm Mạnh trước kia là một người bạn rất thân với huyện Tích. Nhưng từ ngày huyện Tích cưới nàng, nàng không bao giờ nghe người nhắc nhở đến Ấm Mạnh. Còn nàng, lẽ tự nhiên là nàng không bao giờ còn nghĩ đến con người đã làm cho nàng đau khổ trong một độ. Bích Ngọc lấy làm lạ tại sao hôm nay huyện Tích lại đem chuyện Ấm Mạnh ra nói với nàng bằng một giọng mỉa mai, dò xét, có thể nói là tức tối ghen tương nữa.
Như thế có lẽ huyện Tích nghi nàng và Ấm Mạnh có dan díu với nhau chăng? Hay là hôm Ấm Mạnh hôn đại vào mái tóc của nàng, huyện Tích trông thấy?
Cũng vì Bích Ngọc trong ngày nhận lời làm vợ huyện Tích đã quá thành thật kể cho huyện Tích nghe nàng đã yêu một cách tuyệt vọng một người thanh niên. Lúc bấy giờ vì yêu Bích Ngọc, huyện Tích chỉ cho là thứ tình mơ mộng, lãng mạn, không căn cứ của các cô thiếu nữ đang độ thanh xuân mà thôi. nhưng đến khi đã cưới được Bích Ngọc, huyện Tích lại có thái độ lạnh lùng, chỉ xem Bích Ngọc là một cô em gái mà chàng có bổn phận săn sóc mà thôi.
Aùi tình oái ăm thật!
Khi huyện Tích yêu Bích Ngọc thì Bích Ngọc đối với huyện Tích chỉ có lòng kính, chứ chưa có lòng yêu.
Đến khi huyện Tích lạnh lùng với Bích Ngọc thì Bích Ngọc lại tha thiết yêu huyện Tích.
Có những hôm Bích Ngọc ngồi hàng giờ để ngắm huyện Tích mà không chán. Còn huyện Tích thì cứ cặm cụi đọc sách, có thèm để ý đến Bích Ngọc đâu.
Bích Ngọc ngắm chồng với vầng trán cao đẹp, cặp mắt sâu sắc, cặp môi kín đáo một cách thân yêu say đắm.
Huyện Tích đâu có để ý đến những điều ấy. Bích Ngọc lắc đầu, rồi những ý nghĩ khác lại xâm chiếm tâm hồn nàng.
Còn câu chuyện Ngọc Lan Hương mà huyện Tích vừa mới kể cho nàng nghe đó, phải chăng là một câu chuyện thật của người anh họ của chồng nàng?
Huyện Tích có thành thật hay không?
Nghĩ đến đây, Bích Ngọc ân cần nói:
- Ta không có quyền nghi cho chồng ta, không lẽ chồng ta lại bịa chuyện nói láo với ta hay sao? Đã yêu nhau thì phải tin nhau, nếu nghi kỵ thì chỉ gây cho nhau sự đau khổ, chớ ích gì.
Tuy nghĩ thế nhưng Bích Ngọc cũng không sao xô đuổi khỏi đầu óc nàng những tư tưởng vơ vẩn không đâu, nó vẫn ám ảnh nàng đêm ngày.
Sáng chủ nhật, Lan Chi đến Mỹ Trang. Nàng bước vào phòng khách trong lúc Bích Ngọc và huyện Tích đang dùng điểm tâm.
Bích Ngọc thấy chị, vội vã đứng lên chạy lại ôm chầm lấy chị. Trong cử chỉ ấy, Lan Chi hiểu ngay là Bích Ngọc đang cần có một người để an ủi và nàng thương hại cho em không được sung sướng như điều nàng đã mong ước.
Huyện Tích cũng đứng lên vui vẻ chào:
- Chị đến sớm thế? Tôi định ăn xong đem xe đi rước chị đây.
Bích Ngọc nhìn chồng trách móc. Nàng biết đó là một câu nói đưa đẩy mà thôi. từ ngày huyện Tích cưới Bích Ngọc, huyện Tích ít về thăm “Lầu Tỉnh Mộng” lắm.
Câu nói xã giao ấy khiến Bích Ngọc mất đôi phân lòng tin của nàng đối với chồng.
Lan Chi nói:
- Tôi đi sớm ra ga mua vé xe lửa đến đây. Đi tàu cũng vui, dượng ạ.
Huyện Tích hối chị bếp dọn thêm món ăn và ân cần mời Lan Chi ngồi vào bàn.
Bích Ngọc nhìn chị xúng xính trong chiếc áo vân cũ, chiếc áo may từ trước, trong cảnh nghèo nàn, rồi buộc miệng nói:
- Ồ, chị lạ quá. Sao không đi may thêm ít cái áo dài khác cho hợp thời trang mà cứ mang mãi chiếc áo dài “tứ mùa” như thế. chố tiền chị định để làm gì?
Lan Chi biết là em muốn giữ thể diện với huyện Tích, nên cũng tìm cách nói cho xuôi:
- Mấy tháng nay chị mê một bộ sách mới không còn nghĩ đến chuyện ăn mặc. Mà em nghĩ, mặc sao che thân là được. Khi mình nghèo mặc sang trọng cũng không che đậy được cái nghèo, thì lúc mình giàu, dù có mặc rách, cái rách ấy nào có làm giảm sự giàu sang của mình đâu.
Lan Chi nói với Bích Ngọc mà mắt đưa về phía huyện Tích như thầm hỏi huyện Tích nàng nói như thế có phải không?
Huyện Tích gật đầu:
- Thật tôi phục chị đó. Đồng tiền không thay đổi được lòng chị. Ở đời mấy kẻ được như thế?
Lan Chi lại nói, như cố tránh lời khen của huyện Tích!
- Vả lại, chị từ hồi nào tới giờ cứ ru rú trong nhà, có biết mua bán gì đâu mà bảo đi mua hàng vải may áo? Ngày em còn ở nhà, mọi món cần dùng chị đều nhờ em cả. Nay em đi lấy chồng, chị chả biết nhờ ai. Chỉ có mẹ mua thì chị vừa ý, nhưng mẹ đau yếu có đi khỏi gian phòng bao giờ đâu? Đến như chị Mỹ Kim, chị ấy may toàn các thứ hàng sặc sỡ, chị cũng không thích. Nay mai ở đây, em cùng chị đi sắm vậy.
Bích Ngọc thấy chị nghĩ đến mình, sung sướng nói:
- Vâng nay mai chúng ta đi chợ mua hàng. Em cũng đang cần may thêm vài cái áo dài nữa, để có cái mặc với người tạ anh Tích phiền em cứ mặc mãi mấy cái áo cũ đó chị ạ.
Ngày hôm ấy Bích Ngọc vui lắm. Hai chị em thỏ thẻ nói chuyện với nhau. Phần nhiều là Lan Chi kể những chuyện mà nàng đã đọc trong sách. Lúc còn ở nhà, Bích Ngọc ít đọc sách nhất cứ bắt chị kể cho nghe, đó cũng là một thói quen giữa hai chị em.
Lan Chi ở Mỹ Trang mới có vài ngày đã nhận thấy cái không khí không đầm ấm giữa huyện Tích và Bích Ngọc. Lan Chi hơi lấy làm lạ, hai ba lần toan hỏi em, nhưng hễ Lan Chi mở miệng hỏi về việc gia đình thì Bích Ngọc cứ kiếm cách nói sang chuyện khác, thành ra Lan Chi chưa có dịp tâm sự cùng em.
Huyện Tích vẫn đi suốt ngày, bảo với Bích Ngọc là đi lo việc làm ăn. Nhưng độ rày tối nào cũng về sớm, chớ không về trễ như lúc trước nữa.
Một hôm huyện Tích đi chơi về dẫn theo một người khách lạ.
Bích Ngọc và Lan Chi đang đi dạo trong vườn nghe người ở ra thưa:
- Thưa bà, ông con mời bà vào, có khách.
Lan Chi nghe thế liền nói:
- Em vào nhà tiếp khách, để chị ngồi đây xem sách.
Bích Ngọc vội vàng đi vào phòng khách và bỗng thấy lúng túng vì người khách chính là Ấm Mạnh.
Trong một giây lát, Bích Ngọc nhớ lại cái ngày nàng và Ấm Mạnh ngồi ngoài vườm tại Lầu Tỉnh Mộng và sự giận dỗi bùng lên xâm chiếm cả người nàng.
Con người tệ bạc ấy ngày nay còn đến đây làm gì, đến để phá rối hạnh phúc gia đình nàng hay sao?
Nàng bây giờ là gái có chồng, nàng không thể nào nghĩ đến những chuyện đã qua, dù chuyện ấy có ăn sâu trong ký ức nàng như một kỷ niệm chăng nữa.
Hôm trước nghe chồng bảo Ấm Mạnh sẽ đến thăm, Bích Ngọc cũng tưởng huyện Tích nói thế là để dò ý, xem xét cử chỉ thái độ của nàng có vì Ấm Mạnh đến thăm nay mai mà cảm động xao xuyến gì không.
Vừa thấy Ấm Mạnh, Bích Ngọc mặt mày tái hẳn lại vì tức, chớ không phải vì cảm động.
Huyện Tích nhìn Bích Ngọc một cách vừa dò xét vừa ghen tức.
Ấm Mạnh lễ phép nghiêng mình chào Bích Ngọc:
- Tôi mới về đến Huế, vội chạy lại đây chào mừng chị, còn anh thì đã gặp tôi trong thành lúc nãy rồi.
Bích Ngọc biết chồng đang dò xét ý nàng, nên nàng lại càng luống cuống thêm. Bích Ngọc ráng giữ vẻ bình tĩnh và nói:
- Chào anh.
Ấm Mạnh nói:
- Tôi có thưa với anh huyện Tích, tôi sẽ ở lại đây chơi một tuần. Đến đầu tháng tôi mới đi nhận việc.
Với tư cách là một người vợ của bạn, buộc Bích Ngọc phải nói đưa đẩy:
- Vâng, ở đây rộng rãi mát mẻ, anh ở chơi vài ngày với anh Tích tôi cho vui, mà chị Lan Chi tôi cũng về đây ở với chúng tôi một tháng.
Ấm Mạnh tỏ vẻ vui mừng:
- Ồ, thế thì vui lắm! Cô Lan Chi đâu rồi chị? Chắc là còn bận đọc sách chớ gì?
Huyện Tích nói:
- Chị Lan Chi đọc sách suốt ngày, chị ấy về đây đem theo cả chồng sách, đi đâu chị vẫn không ra khỏi cái tháp ngà của chị cả.
Huyện Tích nói xong quay lại bảo vợ:
- Em bảo chúng nó dọn phòng đầu hồi phía đông cho anh Mạnh, em nhá! Rồi em chịu khó chỉ bảo thêm cho chị bếp nấu nướng, anh Mạnh có nhắc đến tài nấu nướng của các cô nương ở Lầu Tỉnh Mộng đấy, em ạ.
Bích Ngọc vừa đứng lên sửa soạn đi ra thì từ ngoài sân người làm vườn hớt hãi chạy vào gãi đầu gãi tai nói:
- Bẩm ông, chú Năm tá điền của ông vừa bị một tai nạn ghê gớm quá. Chị Năm vợ chú chạy qua khóc lóc cầu cứu với ông.
Bích Ngọc nói:
- Bảo chị Năm vào đây cho ông hỏi việc đã.
Người làm vườn ra một lát trở vào dẫn theo một người đàn bà mặt mày lợt lạt, nước mắt tèm lem nói không ra lời.
Bích Ngọc nói:
- Chú Năm có hề gì không chị?
Chị Năm vừa khóc vừa nói:
- Nhà con leo cây cau, rủi té xuống gãy chân đỡ lên đi không được, nằm rên la quá. Con hoảng chạy lại nhờ ông thương chúng con, chở giùm nhà con đi nhà thương…
Huyện Tích nghe thế vội vàng lấy nón đội lên đầu:
- Chị chạy về sửa soạn trước, tôi sẽ đem xe qua chở anh Năm đi bây giờ.
Chị Năm mừng quá quên cả cảm ơn, đâm đầu chạy một mạch về nhà.
Huyện Tích nói với Bích Ngọc:
- Em thay anh tiếp Ấm Mạnh nhé. Anh đi một tí sẽ về ngay.
Nói xong huyện Tích bắt tay Ấm Mạnh rồi đi thẳng.
Bích Ngọc cũng đi theo ra, thì huyện Tích nói:
- Em ngồi nói chuyện với anh Mạnh, để anh bảo chúng dọn phòng cho anh Mạnh cũng được.
Bích Ngọc phải trở vào phòng tiếp khách.
Mặt mày Ấm Mạnh lúc bấy giờ thay đổi hẳn. Chàng trở nên vui vẻ và thở ra khoan khoái, như huyện Tích đi khỏi là đỡ cho chàng một gánh nặng.
Ấm Mạnh kéo ghế ngồi gần Bích Ngọc và nói bằng giọng thân tình:
- Bích Ngọc có giận tôi không?
Bích Ngọc run lên, tim nàng đập mạnh, nàng thấy mình đang ở trong một tình thế khó xử. Bích Ngọc nhìn xuống đất, hai chân nàng chà qua chà lại trên nền gạch.
Ấm Mạnh lại nói:
- Tôi có câu chuyện riêng muốn nói với Bích Ngọc.
Bích Ngọc nghe Ấm Mạnh gọi tên nàng mà không kèm chữ cô như trước kia, cũng không gọi nàng bằng “chị” như lúc nãy có mặt chồng Ấm Mạnh đã gọi, thì Bích Ngọc không bằng lòng:
- Anh và tôi, chúng ta không có gì để nói với nhau nữa cả… Những điều đáng nói đã qua rồi.
Ấm Mạnh nói:
- Vâng, những điều đáng nói đã qua rồi. Nhưng ai cấm mình nhắc lại những chuyện đã qua, hả Bích Ngọc?
Bích Ngọc cau mày:
- Ở đời có nhiều lúc không nên nhắc lại những chuyện đã qua, nhất là khi những điều ấy đã chết theo dĩ vãng, không còn nghĩa lý gì nữa.
Ấm Mạnh toan nói thì Bích Ngọc lại nói tiếp:
- Tôi không muốn nghe cái gì nữa cả…
Nhưng Ấm Mạnh nhìn Bích Ngọc và nói:
- Bích Ngọc cho phép tôi nói, hay nói đúng hơn cho phép tôi nhắc lại câu chuyện cũ. Bích Ngọc cứ chịu khó nghe một tí, nghe xong Bích Ngọc có quyền nghĩ về tôi ra sao đó thì nghĩ, nhưng mà Bích Ngọc phải nghe tôi, tôi về đây với mục đích này chớ có phải vì tình đâu?
Bích Ngọc làm thinh thì Ấm Mạnh nói với một giọng đầy êm dịu:
- Tôi đã yêu Bích Ngọc tha thiết và giờ đây tôi vẫn còn giữ nguyên vẹn cái tình ấy.
Bích Ngọc thở dài:
- Anh nói chuyện đó với tôi làm gì nữa? Tôi giờ đây đã là gái có chồng, mà chồng tôi lại là bạn thân thiết của anh kia mà.
Ấm Mạnh nói:
- Có phải tôi không biết đâu mà Bích Ngọc lại nói như thế. Bích Ngọc chịu phiền nghe tôi một tí mà. Phải, tôi vẫn còn yêu Bích Ngọc, nhưng tại sao trước kia tôi không xin phép cưới Bích Ngọc để tình đôi ta trọn vẹn? Bích Ngọc có bao giờ đặt câu hỏi như thế không?
Vừa nói Ấm Mạnh vừa nhìn vào mặt Bích Ngọc.
Bích Ngọc cố hết sức để trấn tĩnh lòng mình, nàng giữ nét mặt thản nhiên không chút cảm động.
Ấm Mạnh ngập ngừng một lát, lấy điếu thuốc ra hút rồi chậm rãi nói, như người thú tội:
- Chỉ vì Bích Ngọc nghèo. Phải chi gia đình Bích Ngọc chỉ có một mình Bích Ngọc thì tôi có thể vì yêu Bích Ngọc mà xin cưới Bích Ngọc… Nhưng đằng này Bích Ngọc có cả thảy bốn chị em gái, một anh trai và một bà mẹ già đau yếu. Cưới Bích Ngọc, tôi phải gánh vác cả một gánh nặng quá lớn lao mà sức tôi không thể chịu đựng được. Trước kia gia đình tôi cũng thuộc hạng giàu có, nhưng tôi đã phá hết gia tài của tôi rồi, nếu bây giờ tôi bảo mẹ tôi bán nốt sở ruộng cho tôi cưới vợ thì các chị tôi không bao giờ chịu. Huống chi gia đình tôi không có được sự êm thuận như gia đình của Bích Ngọc. Bích Ngọc và các chị em hết lòng yêu thương anh Tùng mặc dù anh Tùng cũng hư hỏng như tôi. Đó, chỉ vì thế mà khi đã không dằn được tiếng nói của lòng, tôi để lộ tình tôi với Bích Ngọc trong cái đêm anh Tích ký giấy mua đất với bác Hoàng, rồi tôi bỏ ra đi không một lời từ giã Bích Ngọc. Tôi ra đi nuôi mối hy vọng tràn trề, tôi sẽ lập công danh gây một sự nghiệp để sau này sẽ về cưới Bích Ngọc, tôi đinh ninh rằng thế nào Bích Ngọc cũng đợi tôi…
Nghe đến đây Bích Ngọc có vẻ cảm động, nàng tự bảo thầm:
- Ấm Mạnh thế mà thành thật, dám nói tất cả sự thật cho mình nghe.
Nhưng phút cảm động qua, Bích Ngọc lại tự hỏi:
- Nếu Ấm Mạnh có cái chí đi lập công danh để sau nầy về cưới mình, thì tại sao lúc ra đi lại không có một lời từ giã để mình hiểu được mà chờ đợi?
Thấy Bích Ngọc ngồi im suy nghĩ, Ấm Mạnh nói tiếp:
- Khi đang ở bên Pháp, nghe tin anh Tích làm lễ hỏi Bích Ngọc, lòng tôi sôi lên vì ghen tức. Tôi định bỏ cả học hành để về quì dưới chân Bích Ngọc tỏ hết tình đầu và xin Bích Ngọc hồi hôn huyện Tích…
Bích Ngọc thản nhiên hỏi:
- Thế tại sao anh lại không về?
Ấm Mạnh ngập ngừng nói:
- Nhưng sau bao đêm suy nghĩ, cái Lầu Tỉnh Mộng sụp đổ, sự nghèo nàn của gia đình Bích Ngọc lại ám ảnh tôi, tôi không đủ can đảm mà về. Đến ngày cưới của Bích Ngọc, anh Tùng rời nước Pháp để về, lòng tôi như chết rồi. Tôi không còn thiết gì đến sự học nữa. Thôi thế là tình tôi tan vỡ, một tôi tiêu tan. Rồi khi nghe tin nhờ cái đám cưới của Bích Ngọc mà tờ di chúc kỳ lạ bí mật của đức ông được đem ra ánh sáng, và Bích Ngọc nghiểm nhiên thành một nhà triệu phú… Tôi sắp hóa điên lên, điên vì ghen tức.
Nói đến đây, cặp mắt Ấm Mạnh long lên một tia sáng độc ác.
Ấm Mạnh nói tiếp:
- Huyện Tích biết tờ di chúc bí mật… Thảo nào mà huyện Tích cố theo đuổi Bích Ngọc! Tôi còn nhớ kỹ cái ngày Bích Ngọc nghỉ lại Mỹ Trang một đêm, Bích Ngọc có còn nhớ lời của huyện Tích không? Huyện Tích bảo rằng gia đình huyện Tích và gia đình đức ông đi lại rất thân, như thế thì huyện Tích sao lại không hiểu rõ về tờ di chúc bí mật!
Bích Ngọc từ lúc nghe Ấm Mạnh kể lại tình đầu, trong lòng cũng thấy có đôi chút thương hại Ấm Mạnh, nhưng đến khi nghe Ấm Mạnh nói xấu huyện Tích vì biết mình giàu mà đi cưới nàng, thì Bích Ngọc tỏ vẻ khinh bỉ ngay và nói:
- Anh không nên nghi oan cho bạn anh. Anh Tích tốt lắm. Đối với gia đình tôi, anh ấy là một ân nhân, và giờ đây anh ấy đã là chồng tôi, tôi không có quyền có những ý nghĩ không tốt đối với anh ấy.
Ấm Mạnh cười một cách thâm độc và nói tiếp:
- Mấy hôm nay tôi về đây, nghe phong phanh huyện Tích sắp bán tất cả ruộng đất. Huyện Tích có hùn vốn ở một công ty nào đó, công ty ấy làm ăn lỗ lã, người ta sắp tịch biên gia sản của huyện Tích đó, Bích Ngọc.
Bích Ngọc ngồi sững sờ, nhớ lại cách đây mấy hôm huyện Tích có bảo nàng ký vào một tờ giấy ủy quyền cho huyện Tích mượn số tiền mà Bích Ngọc gởi tại ngân hàng.
Bích Ngọc nhớ lại câu nói của huyện Tích khi thấy Bích Ngọc tin bụng chàng mà ký tên chứ không cần đọc những gì đã viết trong giấy.
“Em yêu anh quá như vậy, rủi anh có bụng xấu gạt mất số gia tài của em thì sao?”
Và khi huyện Tích nghe Bích Ngọc đáp một cách thản nhiên:
- Em đã từng sống trong cảnh nghèo, bây giờ có nghèo nữa cũng chả sao!
Thì huyện Tích nhìn nàng với đôi mắt kinh ngạc…
Bích Ngọc nhớ lại lời nói và những cử chỉ của huyện Tích, cặp mắt nàng bỗng trở nên mơ màng.
Ấm Mạnh đâu có rõ câu chuyện huyện Tích mượn số tiền gia tài của vợ, nên Ấm Mạnh mà biết được thì mặc sức cho chàng dèm pha thêm bớt.
Ấm Mạnh thấy những lời chàng nói nãy giờ không đủ sức lay động Bích Ngọc, gieo vào lòng nàng một sự hoài nghi, bèn đem ra món “bửu bối” cuối cùng.
- Trước khi huyện Tích cưới Bích Ngọc, anh ta đã có vợ, có hôn thơ hôn thú đàng hoàng, câu chuyện ấy Bích Ngọc có hay biết chăng?
Mặt Bích Ngọc bỗng tái nhợt. Tim Bích Ngọc như bị một mũi tên đâm thình lình. Đã mấy tháng nay, Bích Ngọc sống trong sự đau khổ ngấm ngầm kia mà.
Nào tiếng sáo đêm khuya làm cho huyện Tích đang vui bỗng trở nên buồn thảm…
Nào lúc huyện Tích đeo chiếc nhẫn đính hôn vào tay nàng với vẻ mặt thẫn thờ như người mất hồn.
Nào câu chuyện Ngọc Lan Hương, thiếu phụ câm, đau khổ vì tình yêu mà huyện Tích đã kể cho nàng nghe…
Nào sự lạnh nhạt của huyện Tích đối với nàng sau ngày cưới đến nay…
Tất cả những điều đó đã làm Bích Ngọc đau khổ ngấm ngầm và cố dấu không thổ lộ cho ai hiểu lòng mình hoài nghi, ghen tức dĩ vãng của chồng.
Ấm Mạnh thấy vẻ mặt xanh xao của Bích Ngọc thì biết là mình đã đánh trúng chỗ nhược của nàng nên tiếp:
- Người vợ của huyện Tích hiện còn sống và đang đau khổ vì sự phụ tình của chồng.
Bích Ngọc ngồi im, không nói gì cả.
Đôi mắt nàng nhìn ra vườn và hình ảnh thiếu phụ mặc toàn đồ trắng, tóc bỏ xõa lại hiện ra trong óc nàng, cùng với tiếng sáo du dương và lâm ly như một tiếng khóc.
Ngọc Lan Hương, theo lời huyện Tích nói, bị câm, thế thì ngoài huyện Tích ra còn ai hiểu tất cả sự bí ẩn của đời người thiếu phụ thất tình ấy.
Câu chuyện đến đây thì huyện Tích về.
Ấm Mạnh đứng lên ra đón bạn và hỏi:
- Thế nào, chú Năm có bị gãy xương không hay là chị trặc xoàng thôi anh Tích?
Huyện Tích nói:
- Cũng khá nặng, nhưng bác sĩ bảo may ra khi lành khỏi bị tật.
Nói xong, huyện Tích ngồi xuống ghế, có vẻ mệt nhọc.
Bích Ngọc nhìn huyện Tích với đôi mắt đượm buồn:
- Anh có dùng nước cam không?
Huyện Tích lắc đầu:
- Thôi, không cần em ạ.
Rồi huyện Tích nhìn lên bàn:
- Sao nãy giờ em không bảo rót rượu cho anh Mạnh dùng? Vô ý thế thì thôi!
Tiếng “vô ý quá thì thôi” huyện Tích nói có vẻ trách móc.
Trách móc làm sao Bích Ngọc và Ấm Mạnh ham nói chuyện riêng với nhau đến nỗi Bích Ngọc quên cả sự xã giao mời khách.
Huyện Tích đứng lên rót rượu.
Đôi bạn cụng ly với nhau một cách thân mật.
Ấm Mạnh giơ ly rượu lên nói với vẻ mỉa mai:
- Tôi xin uống mừng anh chị bách niên giai lão.
Rồi nhìn Bích Ngọc, Ấm Mạnh nói:
- Chị không dùng rượu à? Thế thì hết cả thú.
Nói chuyện khào một hồi, Ấm Mạnh bỗng hỏi huyện Tích:
- Anh Tích, chỗ anh em anh đừng phiền nhé, tôi xin hỏi anh việc này…
Ấm Mạnh đưa mắt nhìn Bích Ngọc đầy ý nghĩa rồi nói:
- Tôi vừa về đến Huế, nghe người ta đồn anh có hùn vốn với một công ty gì đó ở Đà Nẵng, vừa vị một vố nặng nên sặp bị tịch biên gia sản có phải không?
Cặp môi huyện Tích mím chặt lại và chàng trả lời Ấm Mạnh một cách miễn cưỡng:
- Về chuyện tiền bạc thì hơi đâu mà nói. Mình cố làm, có lỗ cũng phải chịu… Thời vận mà! Nhưng sự thật thì Công ty ấy cách đây mấy hôm tưởng sụp đổ nhưng nay thì vững như bàn thạch rồi. Cảm ơn anh đã lo nghĩ giùm tôi.
Bích Ngọc thở ra một cách sung sướng. Nàng hiểu vì lẽ gì mà công ty ấy không sụp đổ nữa. Lẽ tự nhiên là nhờ số tiền của nàng cho huyện Tích mượn.
Ấm Mạnh nói:
- Thế thì may cho anh quá!
Một lát sau, Ấm Mạnh lại hỏi một cách đột ngột cố ý làm cho huyện Tích không đủ thì giờ đề phòng:
- Anh Tích à, người ta đang nói xấu anh nhiều quá. Họ bảo trước kia anh đã có vợ có hôn thơ hôn thú rành rành và người vợ ấy vẫn còn sống sờ sờ… Có thật thế không anh Tích?
Mặt huyện Tích xám lại. Đôi mắt huyện Tích mất cả ánh sáng và miệng chàng mím chặt. Huyện Tích đứng lên bỏ đi lại cửa sổ, đứng nhìn ra ngoài mà không nói gì… Toàn thân huyện Tích run lên như đang trải qua một cơn rét.
Bích Ngọc nhìn chồng với đôi mắt thất vọng. Những cử chỉ ấy của huyện Tích đã tố cáo một cách rõ rệt câu chuyện tình mà chàng cố giấu Bích Ngọc.
Bích Ngọc đau đớn hết sức, đứng lên đi về phòng, nằm lăn trên giường, ôm mặt suy nghĩ…
Lan Chi ở ngoài vườn đi vào, đi ngang qua phòng Bích Ngọc thấy em nằm dài, hai tay ôm mặt thì lấy làm lạ bèn nhè nhẹ bước vào ngồi bên cạnh em.
Nghe tiếng động, Bích Ngọc giở tay ra, trông thấy chị nàng không cầm lòng được nữa, ứa hai hàng lệ.