Chương: 1

Tịnh nhận được lá thư của Kono, một người bạn thân thiết:
Trời sang đông, Lầu Thính Triều bỏ trống vì không ai chịu nổi lạnh và buồn. Nếu bạn muốn hứng gió biển cắt da, nghe tiếng sóng phá giấc ngủ trưa và chấp nhận cái cảnh buồn lê thê đó thì cứ dọn đến ở. Bạn có toàn quyền xử dụng biệt thự ấỵ
Lá thư của Kono, chủ biệt thự gởi đến Tịnh vào lúc tôi đang bệnh. Bác sĩ không hiểu tôi mắc chứng bệnh gì, chỉ bảo rằng hình như bị bịnh tương tư. Tuy không mấy trầm trọng nhưng tôi mỗi lúc một tiều tụy, xanh xaọ Tịnh cầm thơ tìm đến tôi, đưa tôi xem rồi hỏi:
- Đi đến bờ biển ở nghe em.
Tôi hỏi:
- Em đi với ai bây giờ?
- Với anh.
- Với anh?
Tôi nhìn Tịnh không mấy tin tưởng. Nhưng rồi, cái vẻ rất tự nhiên đó đã làm tôi tin rằng Tịnh không đùạ Trong khi tôi còn phân vân thì Tịnh nắm tay tôi hỏi:
- Không phải từ lâu em muốn tìm một chỗ thanh tịnh như thế để nghỉ ngơi saỏ Đây là dịp may hiếm có, bỏ qua rất uổng. Lầu Thính Triều anh đã đi rồi, nơi đây thôi khỏi chê. Anh đưa em đến đó tĩnh dưỡng một thời gian thì còn gì nhất bằng.
Tôi ngập ngừng:
- Nhưng mà, anh làm sao đi được? Lúc nào anh cũng bù đầu trong công ty, bỏ đi như thế làm sao ổn?
Tịnh cười, nụ cười đượm vẻ buồn mà tôi chẳng hiểu nổi lý dọ
Công ty à? Mặc kệ nó chứ. Con người đâu phải suốt đời để công việc cột chân đâụ Có làm việc thì có hưởng thụ. Mới hai mươi tuổi, anh đã phải quần quật trong công việc mãi cho đến nay là bốn mươi tuổị Hai mươi năm, không rảnh lấy một giờ lại nói vậy không ngạc nhiên lắm saọ Tôi vẫn còn do dự:
- Nhưng mà... nhưng mà... còn những vấn đề khác nữả
Tịnh không tránh né:
- Em muốn nói đến Tú Di à? Anh sẽ viện lý do với Di là đi công việc bên Nhật. Mà, bà đâu có để ý việc nàỵ Suốt ngày lo bài bạc còn đâu thì giờ nghĩ chuyện khác.
Tôi vẫn tưởng là mình mơ:
- Nhưng mà...
Tịnh bưng mặt tôi:
- Em lúc nào cũng chỉ có “nhưng mà”. Mười năm rồi, vẫn giữ mãi chữ “nhưng mà” ấỵ
Mười mấy năm rồi! Từ ngày quen Tịnh đến nay đã mười năm. Thuở ấy cha bảo tôi phải gọi Tịnh bằng chú:
- Thưa chú Tịnh đi con.
Chú Tịnh, chú của cháu đấy saỏ Tôi thở dài, Tịnh lay mạnh tay tôi:
- Em đang nghĩ gì vậỷ Thu xếp hành ly, ngày mai đi liền nhé?
Tôi giật mình:
- Ngày maỉ Thật thế sao anh?
- Dĩ nhiên là thật. Tiểu Viên, em không tin anh saỏ Có bao giờ anh hứa cuội với em đâủ
- Nhưng mà...
- Lại nhưng mà nữa! Gọi con Châu lên giúp em thu xếp hành lý nhé. Sáng mai chín giờ, anh đưa xe đến đón em.
Tôi lo lắng:
- Nhưng mà, anh không thu xếp công việc trước đã saỏ Vả lại, anh và chiếc xe biệt dạng cùng một lúc thì làm sao tránh khỏi sự nghi ngờ?
Tịnh cúi nâng cằm tôi lên và nhìn thẳng vào mặt:
- Em đừng lo nghĩ vẩn vơ gì hết. Hãy chuẩn bị để thực hiện giấc mơ mà mấy năm trước đây chúng mình đã từng ao ước. Lầu Thính Triều sẽ chứa đầy mộng đẹp của hai đứạ
Máu trong người tôi bỗng tăng vận tốc. Hơi thở gấp rút - Lầu Thính Triều, bãi biển và Tịnh. Những thứ này sẽ trở thành sự thật với tôi saỏ Và chỉ mình tôi với Tịnh, không có công việc của Tịnh, vợ Tịnh hay những bận rộn khác của Tịnh thật à? Nhớ lại ngày nào tôi từng mơ ước:
- Em không mong gì hơn là chiếm được anh trong ba ngàỵ Ba ngày đó, anh không một tí bận rộn nào vì vợ, vì công việc làm ăn mà tất cả cho em. Cho em từng giây từng phút thì có chết đi nữa, em cũng mãn nguyện.
Nghe nói thế, Tịnh cho tôi là con bé khùng chuyên nói nhảm. Thì bây giờ, Tịnh đem đến sự thật của sự mong mỏi đó saỏ
- Em lại nghĩ gì nữả
Tôi ngập ngừng:
- Anh... anh định ở với em mấy ngày vậỷ
- Suốt mùa đông nàỵ
Tôi nín thở. Tịnh lo lắng:
- Sao vậy em?
- Anh muốn dụ dỗ em phải không?
Tịnh ôm đầu tôi sát vào ngực. Hành động này giống khi tôi còn nhỏ Tịnh vẫn thường hay làm như vậỵ
- Viên à, anh nào có dụ dỗ em. Cưng của anh mà ai nỡ dụ dỗ? Em cứ khéo nói bậy không hà!
Bây giờ, tôi mới bắt đầu tin tưởng mọi việc sẽ thành sự thật. Tôi lo cho công việc làm ăn của Tịnh:
- Thế thì, công việc của anh ai lỏ
- Giao cho Konọ
- Anh đã chuẩn bị xong rồi saỏ
- Chỉ còn chờ em thôị
Tôi bước vội xuống giường, đi lấy valise, Tịnh nhanh tay cản:
- Em đừng làm, để con Châu đến lo chọ Bệnh của em chưa bớt cơ mà!
Tôi nhướng mày cười:
- Bây giờ, em đã hết bệnh rồi!
Chiếc xe còn cách biển không xa, tôi bắt đầu nghe mùi mặn của biển, mùi cát ẩm và khí đá. Tôi không ngớt thở hít mạnh và nhìn láo liên đông tâỵ Thấy vậy, Tịnh quay đầu lại hỏi:
- Em đang làm gì vậỷ
- Em ngửi mùi biển.
Tịnh cười:
- Ngửi được gì chưả
- Mùi thơm hay hôỉ
- Mặn quá anh à. Ngay cả mùi rau câu em cũng ngửi được nữạ
- Chắc em ngửi được cả mùi cá ông nữả Mùi biển mặn, em đã ngửi bằng mũi hay dùng lưỡi nếm?
- Anh này, ai mà nếm được cách xa thế. Em ngửi thấy chứ bộ.
- Chúng mình còn cách biển những năm cây số, mũi em sao nhạy cảm quá vậỷ
Tịnh nhìn tôi híp mắt cườị Chiếc xe suýt nữa lao đầu vào một cây lớn làm Tịnh thất sắc, vội bẻ tay lái rồi chăm chú nhìn về trước.
Lầu Thính Triều nằm trên một ngọn đồi gần biển, dưới chân đồi có garage lớn thật kiên cố. Cất xe xong, Tịnh kéo tay tôi thụt lùi vài bước chỉ lên đỉnh đồi:
- Em xem, đó là lầu Thính Triềụ
Nhìn theo hướng tay của Tịnh, trên đồi, một biệt thự màu trắng chìm trong lớp sương mờ giống như món đồ thợ mã của con nít. Sóng từng đợt lớn ấp vào bờ, tràn trên đá tạo nên những tiếng gào thét rùng rợn. Gió biển mạnh đến nỗi muốn giựt chiếc khăn choàng trên cổ tôi vứt xuống cát. Tôi hít mạnh một hơi:
- Cảnh này giống trong bài “Trường Hận Ca” đã tả: Trên bờ biển có ngọn núi tiên, sương mờ giăng khắp lối, lâu đài lộng lẫy đủ màụ Trong lâu đài ấy có nhiều tiên nữ... Thính Triều chỉ khác là không có tiên nữ thôị
Tịnh sững sờ, nhưng rồi lại cười:
- Sao không có? Sắp có một nàng tiên vào ở rồị
Tôi hứ một tiếng. Tịnh một tay dắt tôi, tay còn lại xách valise:
- Chúng mình lên nhé em?
Chúng tôi theo con đường nhỏ lên đồị Đường không mấy gập ghềnh nhưng vì lâu ngày không người qua lại nên phủ kín rong rêu, trơn trợt dễ té. Đi được một đoạn, Tịnh choàng tay qua vai tôi hỏi:
- Em đi nổi nữa không?
Tuy mệt muốn đứt hơi mà chẳng chịu đầu hàng:
- Em còn dư sức mà.
Tịnh dừng lại thương hại nhìn tôi:
- Ngồi nghỉ chút đã em.
Vừa nói, Tịnh vừa vén mái tóc dài của tôi ra sau lưng. Gió lập tức đưa lại ra trước. Tịnh tiếp tục vén, gió tiếp tục đùạ Tịnh nhìn tôi hỏi:
- Nhớ lúc còn nhỏ không em? Có một hôm em bị bệnh nặng, khóc lóc nhất định không cho bác sĩ khám. Cha em phải gọi điện thoại nhờ anh đến dỗ. Khi anh ôm em vào lòng, em liền nín khóc để bác sĩ khám và chích thuốc. Xong mọi việc, anh bế em lên giường đắp mền, ngồi mép giường nhìn em ngủ.
Tịnh dừng nói, đảo mắt qua lại trên mặt tôi:
- Em!
Tôi thích thú nghe Tịnh kể. Bao kỷ niệm giữa tôi và Tịnh làm sao nói hết!
- Thôi đi em!
Chúng tôi tiếp tục đị Chẳng bao lâu đã lên đến lầu Thính Triềụ Tòa lầu chỉ có hai tầng, toàn một màu trắng, cửa sổ cũng sơn trắng nên trông thật tao nhã. Nhà quay mặt ra hướng biển để hứng gió. Chỉ cần nhìn bên ngoài, người ta cũng có thể đoán được đó là một biệt thự kiến trúc khá tinh vị Tịnh ấn chuông và nói:
- Nơi đây có một bà lão ở giữ nhà. Bà ta có thể giúp đỡ hầu hạ mình. Cứ cách hai ngày là có người mang lương thực đến, mình khỏi phải mất công đi đâu hết.
Đứng chờ khá lâu, bà lão ra mở cửạ Vừa trông thấy chúng tôi, bà sững sờ vì ngạc nhiên. Một lúc sau mới cười nói với Tịnh:
- À, thì ra là ông Tịnh. Tôi cứ tưởng là ông bà mai mới đến chứ?
Chúng tôi bước vào phòng khách rộng. Bên trong bày một bộ salon màu cà phê, rèm cửa cũng màu cà phê. Màu sắc ấy cho người ta cảm giác cổ kính và đẹp. Cả căn phòng chỉ toàn hơi lạnh vì đã bỏ hoang lâu ngàỵ Bà lão lắp bắp:
- Không biết ông bà lên hôm nay nên chưa kịp đốt lửạ Mùa đông ở đây lạnh lắm.
Tịnh dắt tôi lên lầu, đến đây cánh cửa phòng xem như quen thuộc như chính nhà mình. Tôi bừng mắt ngạc nhiên. Căn phòng không mấy rộng, nhưng đầy đủ tiện nghi và trang trí khá mỹ thuật. Cánh cửa kiếng có phủ tấm rèm màu bordeaụ Một cái giường kê sát tường, giường mền gối xếp thật ngay thẳng. Bên đầu có một cái pick-up với vài cái đĩa hát mà toàn những bài tôi thích. Trong phòng còn có hai ghế bành và một cái bàn phấn. Tôi ngước lên nhìn Tịnh, không thể nào có sự trùng hợp với sở thích mình như vậy được. Tịnh mỉm cười, đặt má lên trán tôi âu yếm:
- Em ngạc nhiên lắm saỏ
- Sao không ngạc nhiên được?
- Chỉ toàn những bài hát mà em thích?
- Anh đã đến chuẩn bị trước phải không?
Tịnh hôn nhẹ lên trán:
- Em của anh thông minh lắm. Anh đã đến chuẩn bị trước một tuần lễ rồị Đáng lẽ ngày mai chúng mình mới đến, nhưng anh muốn đến trước một ngàỵ
Tôi đẩy Tịnh ra, nhìn vào mặt:
- Nhưng mà, bây giờ là lúc anh bận rộn? Hôm trước anh có nói các nghiệp vụ công ty có tiến bộ hay không là nhờ những chương trình khuếch trương đang chuẩn bị...
- Đừng nhắc tới công ty nữạ Cất kỹ mấy tiếng “nhưng mà” ấy của em đi, tận hưởng hạnh phúc hiện tạị
Tịnh kéo tôi đến trước cửa kính, vén tấm rèm:
- Em xem kìa, cả một thế giới tuyệt đẹp.
Nhìn ra bên ngoài, biển mênh mông với sóng cuộn, bọt trắng. Mây và sương mù quyện nhau thành lớp lớp dàỵ Mấy con bói cá đáp nhẹ xuống mặt nước rồi cất cánh baỵ
Tiếng sóng như tiếng vó câu dồn dập. Cái tên Thính Triều tuy không mấy thi vị, nhưng rất hợp với ngoại cảnh. Tôi tựa vào cửa sổ, nước mắt rưng rưng. Tịnh đứng sau lưng thỏ thẻ:
- Suốt mùa đông này, không ai có quyền nhắc đến công việc làm ăn đó nghẹ Nơi này rất thích hợp với em. Chúng mình hãy tận hưởng những ngày đẹp đẽ nhất. Thế giới này phải hoàn toàn thuộc về hai đứa mình.
Thật thế sao? Tôi quay lại nhìn vào mặt Tịnh lay động nhìn vào mắt tôi như tìm kiếm điều gì. Bỗng vẻ u buồn từ đâu kéo đến nằm trên ánh mắt ấỵ Tịnh ôm đầu tôi vào ngực:
- Viên, vui lên em. Hãy vui lên đị Em còn quá nhỏ, phải tận hưởng những gì có trên thế gian nàỵ Anh hứa sẽ cho em tất cả những gì mà em muốn.
Tôi cần gì ư? Chỉ cần trọn vẹn mùa đông này!
Tối hôm ấy, không ngờ có trăng len lén mọc. Một lò sưởi nhỏ đủ làm ấm cả căn phòng. Chiếc máy đang hát bài “Hồ Thiên Nga”. Chúng tôi uống một tí rượu mà thấy hơi ngà. Tiếng sóng tuy nhẹ, nhưng réo gọi buồn. Gió mạnh không ngừng quất vào cửa sổ. Tiếng nhạc của dĩa hát hòa với tiếng nhạc thiên nhiên tạo thành âm thanh của thế giới xa lạ loài ngườị Tịnh ôm tôi vào lòng, đứng tựa cửa kiếng nhìn xuống mặt biển đen lấp lánh điểm sáng. Mặt nước bây giờ như có hàng vạn con cá vàng đang lộị Mặt trăng buồn bã treo trên nền trời làm bằng vải gấm đen. Một vài vì sao lạc đang ngoi ra khỏi mây để tìm bạn.
Tịnh lại hỏi tôi:
- Em nghĩ gì?
- Mặt trăng.
Rồi tôi ngâm một bài thơ nhỏ:
Trăng ơi ai gọi đứng bên sông
Chừng nao mới nhuộm má ai hồng
Trăng vẫn muôn năm chờ ai đó
Chỉ thấy Trường Giang tiễn nước không...
Tịnh hứ một tiếng, nửa cười nửa không:
- Đây là biển, đâu phải Trường Giang. Sông có nghĩa gì so với biển?
Tôi cãi lại:
- Tất cả đều là nước.
Tôi lại tiếp tục ngâm:
Lầu khuya bàng bạc ánh trăng tan
Ai đứng trông ai lắm rộn ràng
Thuyền đơn ai đó trôi trên nước
Từng mái chèo khua dậy âm vang!
Nhưng bây giờ, anh không còn là con thuyền đơn độc trôi trên sông. Em cũng không phải là người đứng trên lầu khuya mong mỏi thuyền về. Chúng ta đã ở bên nhau, cùng hưởng hạnh phúc, không ai khóc, không ai chờ. Anh xem kìa:
Nước nhuộm trăng mơ cuộn lững lờ
Thì thầm tiếng sóng khẽ ngâm thơ
Mùa xuân tràn ngập trên non nước
Hai đứa yêu nhau dưới trăng mờ
Tôi đặt tay lên vai Tịnh mỉm cười:
- Đời là một bài thơ!
Tịnh nhíu mày nhìn tôi:
- Đời là bể khổ!
- Sao vậy anh? Có bao giờ anh bi quan đến thế?
- Tại vì ly hạnh phúc đầy quá, anh sợ nó sẽ tràn ra ngoàị
Tịnh rời tôi đi đổi dĩa hát.
Đêm về khuya, tràn đầy âm thanh kỳ dị. Kéo rèm cửa lại, tắt đèn, chúng tôi yên lặng nằm trên giường. Đầu tôi gác trên tay Tịnh, mở to mắt nhìn vào bóng tốị Ánh trăng xuyên qua cửa sổ làm thành sợi dây vàng dàị Tiếng gió không ngừng than khóc. Tiếng sóng không ngớt vỗ vào bờ. Tiếng giãy giụa liên hồi của tấm cửa kính, vẫn không thoát khỏi cánh tay tàn bạo của gió. Tất cả tạo thành điệu nhạc lạ lùng. Âm thanh hỗn loạn ấy không át nổi từng nhịp tim đập trầm đều của Tịnh. Tuy không nói và không cựa, tôi tin chắc là Tịnh chưa ngủ. Rất có thể Tịnh đang suy nghĩ điều gì, hay im lặng để thưởng thức cái đẹp huyền bí. Tôi bèn quay đầu nhìn Tịnh, bắt gặp cặp mắt đang mở to ấy chằm chặp nhìn lên trần nhà. Tịnh chậm rãi nói:
- Nhớ lúc còn nhỏ, không chịu nổi cảnh buồn. Khi nào cha em có đi xa, thường nhờ anh đến với em cho có bạn. Có lần cha em đã nói: “Con cứ đeo chú Tịnh mãi, chẳng lẽ lớn lên cũng vậy saỏ”. Em đáp lời cha: “Chú Tịnh sẽ yêu con, không bao giờ bỏ con đâụ”
Tôi tiếp lời Tịnh:
- Nhưng mà, rốt cuộc anh đâu có yêu em. Hôm anh cưới vợ, em đóng cửa phòng khóc ngất, không chịu đi dự tiệc. Cha phải vào lau nước mắt, bảo bà Trương thay áo rồi dỗ dành: “Sao con khờ quá vậỷ Chú Tịnh có vợ là điều đáng mừng vì nay mai con chẳng những có mình chú mà còn thêm thím nữa”. Cha nói cách mấy cũng mặc, em nhất quyết không đi mà còn khóc lớn hơn nữạ Cuối cùng cha chau mày trách: “Thật không ngờ con gái mới chừng ấy tuổi đã biết yêu!” Năm đó em chưa đầy mười ba tuổị
- Vâng anh nhớ. Hôm đó buổi tiệc không có em, tìm em mãi chẳng rạ Cha em cho biết: “Cháu Viên không khỏe nên đến không được!” Tim anh như bị dao gọt. Anh biết em đang giận hờn. Bởi vậy, trước mặt cô dâu, anh chỉ thấy vẻ mặt buồn bã của em.
- Thế rồi đêm đó, anh lại đến tìm em, ôm em vào lòng mà bảo rằng: “Đừng khóc nữa, chú sẽ vĩnh viễn bên Viên để săn sóc Viên”. Nhưng nào có vĩnh viễn bên em, hôm sau anh dắt người vợ mới cưới đi hưởng tuần trăng mật!
Tịnh nở nụ cười buồn:
- Sau tuần trăng mật đó trở về, em đâu thèm nói chuyện với anh. Cứ như thế gần nửa tháng trờị Thậm chí đến nỗi con búp bê mà anh đã tặng, em cũng vứt xuống đất, không thèm nhìn nữạ
Tôi cườị Gió bây giờ thổi lớn. Tiếng sóng vỗ mạnh vào bờ đá. Cánh cửa kêu răng rắc, căn nhà như đang chuyển mình. Tôi nằm sấp xuống mép giường, với tay thêm một cục than vào lò sưởi, một mặt nói:
- Nhưng mà, chờ anh đi rồi, em lượm con búp bê lên phủi sạch bụi, bồng vào phòng, đặt lên gốị Thế rồi mỗi tối, khi nằm lên giường, em thường tâm sự với nó nhiều việc lắm.
Tịnh quay lại nhìn tôi:
- Sau này, làm sao chúng mình hòa được vậỷ
- Nhờ ngày mưa bão đó.
- Đúng rồi, ngày đó cha em lại vắng nhà. Bà Trương gọi điện thoại cho anh: “Thưa chú, cô Viên sợ quá, chú đến maụ” Anh không kể mưa gió, lập tức đến em toàn thân ướt mẹp. Em mặt mày tái xanh, run run ngã vào lòng anh khóc lóc: “Chú Tịnh, đừng đi nghe chú. Đừng đi nghe chú. Đừng đi nghe chú.” Anh ở lại với em cho đến sáng hôm saụ
Chúng tôi bỗng im lặng một lúc. Tiếng sóng và gió vẫn gào thét không ngừng. Tôi mở to mắt nhìn trần nhà, lắng nghe muôn âm thanh hỗn loạn.. Rồi tôi nhắm mắt. Hôm đó họ khiêng cha tôi về, áo quần rách nát, toàn thân đầy máu mẹ Một tai nạn khủng khiếp đã kết thúc đời ông...
Thấy tôi im lặng, Tịnh hỏi:
- Em nghĩ gì vậỷ
Tôi cảm thấy rùng rợn khi nhớ đến cảnh tượng đó:
- Cha em.
- Tất cả đều là dĩ vãng!
Tịnh quay lại ôm tôi, vuốt ve lên má. Tôi vẫn chìm trong quá khứ. Máu! Cha! Tôi đứng như pho tượng. Bà Trương khóc lóc kêu gàọ Nhiều người bu quanh tôi gọi, lay người tôi, tôi vẫn đứng chết. Sau đó, Tịnh lại, gọi tên rồi bế tôi vào phòng đặt lên giường, hôn lên trán tôi như một con bé mới lên năm. Đắp xong tấm mền lên người tôi, Tịnh trấn an:
- Bình tĩnh đi Viên, có chú đây mà.
Năm đó tôi đúng 17 tuổị
Tịnh hôn tôi mấy cái rồi hỏi:
- Còn nhớ ngày sinh nhật em lần đầu tiên do anh tổ chức không?
Làm sao quên được. Ngày sinh nhật hôm ấy tôi tròn mười tám tuổi, cái tuổi mà người ta gọi là tuổi kén chồng. Đêm đó không thiếu thứ gì, nào ban nhạc, đèn màu, bạn bè, chưng diện, nhiều ơi là nhiềụ Tôi mặc chiếc áo dài trắng bằng soiẹ Tịnh đến cài lên ngực một đóa hồng. Cả bọn cùng xúm nhau nhảy đầm, ca hát, đùa cợt... Lý X-X vừa tốt nghiệp kỹ sư. Trương X-X sinh viên thủy lâm sắp được du học Phi Châu... Tịnh cứ hối thúc:
- Nhảy đi Viên. Vui thỏa thích với chúng đêm nay đị
Nhảy, cứ nhảy mãi, chìm đắm trong tiếng nhạc. Cho đến khuya, khách vắng, trong phòng chỉ còn hàng tá ly dơ, giấy vụn, đồ đạc ngổn ngang, và tâm hồn rối loạn của tôị Trở về phòng ngủ, không có gì đáng ghi nhớ đêm nay ngoài đóa hồng cài trên áọ Đặt đóa hồng dưới gối, tôi nằm mơ thấy một giấc mộng hoang đường.
Ngày hôm sau, Tịnh đến nhìn tôi kém vui:
- Bao nhiêu thanh niên học hành giỏi thế đó mà Viên vẫn không chọn được saỏ
Tôi lấy dưới gối đóa hồng dẹp lép lên đưa cho Tịnh.
- Viên, sao khùng quá vậỷ
Tịnh vuốt ve tóc tôị Tôi cười!
Trăng lẻn vào phòng, nằm trên gối tôị Sóng vẫn không ngớt kêu gàọ Khùng? Có lẽ hơi khùng. Cái có lại không thèm, cái không được lại mơ ước đeo đuổị Đêm đó, lần đầu tiên Tịnh hôn lên má tôi và hỏi:
- Chúng mình tính sao bây giờ đây Viên?
Tôi ngước nhìn Tịnh:
- Tính sao bây giờ? Em không cần đòi hỏi gì hơn nữạ
Cho đến khi Tịnh bù đầu trong công việc làm ăn, tiền bạc đã khóa chân Tịnh lại thì tôi suốt ngày rút vào phòng buồn bã. Tôi không biết mình đang mắc chứng bệnh gì, cứ uống rược để đo lường sự cô đơn!
Tịnh khẽ nói bên tai:
- Nghe tiếng sóng kìạ
Tôi chăm chú nghẹ Tiếng sóng rầm rập như hàng vạn con ngựa đang phi nước đạị Ánh trăng vô duyên cứ lẻn vào phòng để tìm bí mật. Nhờ ánh trăng đó mà tôi thấy được trong mắt Tịnh có lệ đọng trên mị Giọng Tịnh thật tha thiết:
- Mong rằng đời người sống trên ba vạn sáu ngàn ngày!
Tịnh lại siết tôi vào lòng, nghẹt thở muốn đứt hơị