gười tiền sử cổ xưa nhất, hãy còn rất giống khỉ vượn, được mệnh danh bằng cái tên “người-vượn”, “người-vượn Bắc Kinh, người-vượn Haidenbec”.Sở dĩ có cái tên thứ ba này là vì người ta đã tìm thấy gần thành phố Haidenbec thuộc nước Đức một hàm răng của người nguyên thuỷ.Chỉ xét kỹ hàm răng đó, có thể nói rằng chủ nhân của nó xứng đáng được gọi là Người: răng đã không phải là răng thú vật, đúng là răng người, răng nanh không nhô ra như răng khỉ.Tuy vậy “người-vượn Haidenbec” cũng chưa hẳn là một con người: vì cằm thụt vào như cằm khỉ.Tiếp đó, người nguyên thuỷ biến đổi dần và lại mang những tên gọi mới như “người Neangdectan” và “người Coromanhog”.Không thể nào quả quyết con người đã ra đời đích xác lúc nào. Vì con vật tiền thân của loài người không phải bỗng dưng hoá thành người ngay được. Nó đã phải trải qua hàng chục vạn năm để dần dần tập đi và chế tạo ra các công cụ. Nếu đặt câu hỏi: “Loài người bao nhiêu tuổi?”, thì ta chỉ có thể trả lời phỏng chừng là con người đã xuất hiện cách đây khoảng một triệu năm.Nơi ra đời của con người lại đặc biệt khó định rõ. Muốn làm việc này người ta đã cố gắng tìm xem đâu là nơi sinh sống của thuỷ tổ con người, tức là con khỉ lớn thời nguyên thuỷ đã sinh ra cả giống người, giống đười ươi và giống khỉ. Các nhà khoa học gọi tên giống khỉ nguyên thuỷ đó là vượn- người “Driopitec”. Tìm kiếm chỗ ở của giống người-vượn “Driopitec” người ta thấy chúng ở rất nhiều nơi. Theo dõi vết chân của chúng, ta đi đến cả miền trung châu Âu, miền đông châu Phi và miền nam châu Á.Gần đây người ta đã phát hiện được rất nhiều điều đáng chú ý ở miền nam châu Phi. Đặc biệt là đã tìm thấy những bộ xương của một giống vượn- người biết đi đứng thẳng và sống trong đồng cỏ rậm chứ không ở trong rừng cây. Ngoài ra, ta đã biết là di tích người-vượn được tìm thấy ở châu Á, hàm răng của “người-vượn Haidenbec” lại được tìm thấy ở châu Âu. Làm thế nào để định rõ quê hương loài người?Cuối cùng người ta đi đến kết luận: con người đã xuất hiện ở Cựu thế giới (bao gồm châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Úc). Sự chuyển biến từ vượn thành người đã thực hiện ở những nơi có những con vượn có khả năng thích ứng với tư thế đứng thẳng và với việc lao động bằng tay. Chính từ lúc những con vượn - người đó bắt đầu lao động, chúng đã chịu ảnh hưởng biến đổi của một sức mạnh mới khiến cho chúng trở thành người: sức mạnh đó là lao động.Trong đáy các hang, ở địa điểm những chỗ trú ngụ của con người thời tiền sử, ta thường tìm thấy di tích của tể tiên xa xôi của chúng ta.Xương của người thuộc thời kỳ đồ đá đào thấy ở tất cả các lục địa trừ châu Mỹ.Vì những xương người này lần đầu tiên được tìm ra ở thung lũng Neangdec nên các nhà bác học đã gọi tên người ở thời kỳ đó là “người Neangdectan”.Qua hàng chục vạn năm biến hoá, con người đã khác xa “người - vượn” trước kia.Bấy giờ, con người đứng thẳng người hơn trước nhiều, hai bàn tay đã trở nên linh hoạt hơn và vẻ mặt đã bớt giống con vật.Sau khỉ đo tỉ mỉ bộ xương sọ của người Neangdectan người ta nhận thấy, so với tổ tiên là người-vượn, thì bộ óc người đã lớn lên rồi.Chắc chắn đó là kết quả của hàng nghìn năm lao động đã biến đổi con người đặc biệt là cái đầu và hai bàn tay. Hai tay do tập luyện đã cử động thành thạo hơn, bộ óc đã quen chỉ huy hơn. Trong quá trình đẽo gọt và cải tiến dần dần hình dáng công cụ bằng đá, con người vô tình đã cải tạo cả mười đầu ngón tay mình, khiến chúng trở nên khéo léo linh hoạt hơn, cả bộ óc cũng được cải biến khiến nó lớn hơn và phức tạp hơn.Nếu trông thấy người Neangdectan, ta sẽ không còn hoài nghi gì nữa về câu hỏi: “Đây là người hay vượn?”. Đúng là người rồi! Nhưng vẫn còn nhiều nét giống vượn vì có cái trán thấp và thụt về phía sau, đôi mắt sâu hoắm và răng cửa nhô ra trước.Trán và cằm là những đặc điểm phân biệt người Neangdectan với người thời nay, người cổ trán thụt hẳn về phía sau, cằm quá ngắn.Cái sọ hầu như không có trán đó cũng thiếu cả một vài bộ phận của óc mà người thời nay có. Hàm dưới của người Neangdectan chưa thích ứng với việc nói thành tiếng.Với cái trán và cái hàm ấy, con người thời cổ chưa thể suy nghĩ và nói giống hẳn chúng ta bây giờ được.Tuy nhiên, lao động tập thể buộc con người phải nói được. Con người thời tiền sử chưa biết nói bằng ngữ, phải dùng hai bàn tay để trao đổi ý kiến với nhau.Khi muốn nói tiếng “chặt đi” thì phải giơ cánh tay lên và hạ xuống; đáng lẽ nói: “cho xin” thì chìa tay ra phía người đối diện; khi muốn gọi người khác lại gần thì vẫy tay mời mọc hoặc dùng cả tiếng kêu nữa; hét lên, hú lên để buộc người khác chú ý đến cử chỉ của mình.Trong quá trình lao động tập thể, công cụ lao động luôn được cải tiến. Cái rìu đẽo hai mặt thô sơ trước kia giờ đã nhường chỗ cho những dụng cụ để nạo và để dùi thủng, chế tạo khá tinh vi. Ngoài đá ra còn thêm những nguyên liệu mới để làm dụng cụ, đó là sừng và xương. Bên cạnh cái búa đá, xuất hiện những đồ dùng để chế tạo các thứ đồ bằng xương, da thú và gỗ. Từ một khôi đá rắn, bây giờ con người đã làm ra được ba thứ dụng cụ khác nhau: dao gọt xương, dụng cụ để nạo da thú và dùi để đâm thủng ốc. Do săn thú, con người kiếm được một thứ nguyên liệu mới, vừa vững chắc vừa dễ đẽo gọt. Đó là xương.Dùng lưỡi dao bằng đá, con người đẽo xương thành những mũi nhọn mỏng và nhẹ, đem cắm vào những cán gỗ ngắn. Một vũ khí mới đã ra đời: ngọn lao. Người đi săn không thể phóng cây giáo nặng nề đi xa cho trúng vào con ngựa phóng nước đại được. Nhưng ngọn lao với mũi nhọn bằng xương thú nhẹ hơn, nên phóng được xa.Hàng chục thế kỷ qua. Các đàn ngựa và bò rừng ngày càng hiếm vì các cuộc đi săn giết hại chúng quá nhiều. Dần dần đi săn càng khó hơn trước và nhiều khi những người đi săn phải trở về tay không. Đã đến lúc cần phải phát minh ra một vũ khí mới có thể phóng xa hơn, giúp cho con người vươn tay dài ra thêm nữa.Cuối cùng người ta đã tìm được vũ khí đó, chặt một cây nhỏ và mềm mại, uốn cong lại, nối hai đầu bằng một sợi dây bằng gân thú. Cái cung ra đời.Hình thức nhà ở của người thay đổi cùng với lối sống của chủ nó. Nếu chúng ta viết lịch sử về ngôi nhà thì phải bắt đầu từ hang đá. Đó là thứ nhà không phải do tay con người làm ra mà là nhà có sẵn trong thiên nhiên.Những hang đá có sẵn trong thiên nhiên khó lòng thích hợp với ý muốn của con người. Khi thì trần thấp, khi thì vách đá có nguy cơ đổ ụp, khi thì cửa hang quá hẹp, buộc người ta ra vào phải bò lom khom vất vả.Muốn sửa sang nhà ở, cả đoàn người phải lao động. Họ lấy gậy đập hay lấy cái nạo để mài nhẵn các chỗ gai góc ở vách đá và nền nhà.Cách cửa ra vào không xa, người ta đào một cái hố, xếp đá làm bếp.Ở vùng núi Aphongter bên bờ sông Enitxay, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những chiếc xương chó tại một nơi trú chân của những người đi săn thượng cổ, rất giống xương của chó sói nhưng phần mõm thì ngắn hơn.Chắc hẳn ngay từ thời tiền sử, chó đã biết giữ nhà lại biết giúp chủ đuổi bắt mồi săn. Trong đám thức ăn thừa ngổn ngang còn sót lại ở những khu vực cắm trại cũ của các bộ lạc săn bắn, còn ' tìm thấy nhiều mảnh xương thú mang vết răng nanh chó. Như vậy chắc ngay từ thời ấy, chó đã biết ngồi chầu bên cạnh chủ trong bữa ăn để đòi phần thức ăn của mình.Sau khi thuần dưỡng được chó rồi, con người đã tăng quyền lực mình lên gấp bội. Từ nay con người đã sử dụng được tài đánh hơi của con vật, nó thính mũi gấp trăm lần con người.Vả lại người ta đã sử dụng không những cái mũi thính của chó, mà cả bộ giờ của con vật nữa.Trước khi con người luyện được ngựa để kéo xe, thì chó đã được dùng để chở con người.Chứng cớ là tại một chỗ cắm trại của những người đi săn thời tiền sử ở miền Sibiri, người ta tìm thấy những mảnh xương chó bên cạnh bộ đồ yên cương.Những con vật bị bắt sống nhiều nên người ta không giết ăn thịt ngay mà dồn chúng vào một vòng hàng rào, nuôi cho chúng khôn lớn và béo ra. Từ nay những người đi săn yên tâm là dù gặp buổi đi săn không có kết quả, họ trở về trại vẫn có cái ăn. Và họ đã có sẵn một kho dự trữ lương thực, cứ thế sinh sôi nảy nở thêm.Thoạt đầu người ta nuôi súc vật chỉ để lấy da mặc và có thức ăn. Người ta không thể ngay một lúc đã hiểu hết những lợi ích của nghề chăn nuôi. Vốn là người đi săn, họ quen coi các con vật là những con thú để săn bắn và có thói quen giết chúng đi. Họ khó lòng hiểu ngay được rằng nếu để cho con bò cái hay con cừu cái sống, thì nó sẽ sinh lợi cho họ nhiều hơn là đem giết thịt.Con bò cái trước kia bộ lạc giết thịt, chỉ ăn được một ngày nhưng nay đem nuôi thì có thể vắt sữa mấy năm, rồi hàng năm nó lại đẻ ra bê con, khiến cho cả lượng thịt cũng tăng lên nữa.Thế là đáng lẽ giết ăn thịt ngay những con vật bị bắt sống thì người ta để cho chúng sống, nhưng bắt buộc chúng phải nộp đồ công cho người.Sau khi thuần dưỡng được bò, cừu, ngựa, người ta tìm cách cải tạo chúng theo ý muốn. Thật ra con người đã phải trải qua nhiều thời gian mới hiểu rõ và học tập được tất cả những điều nói trên. Phải trải qua nhiều thế kỷ con người đi săn mới biến thành con người chăn nuôi.Con người hầu như đã khám phá ra một thứ kho thần kỳ. Những hạt mà họ nhặt lượm được đó đây họ đem vùi xuống đất, đất lại làm cho những hạt đó sinh sôi nảy nở nhiều gấp trăm lần.Từ nay trở đi con người cũng đã tự mình tác động đến sự rủi may: biết trồng cho cây lúa lớn lên, chăn nuôi cừu và bò cái. Phụ nữ không cần phải đi khắp nơi để hái lượm những bông lúa dại nữa. Người đi săn không còn bị bắt buộc phải suốt ngày đuổi theo vết chân một con thú mơ hồ nào đó nữa. Súc vật và lúa đã luôn luôn có sẵn ở ngay gần nhà ở.Con người đã tìm ra một vựa thóc và một kho chứa thức ăn thần kỳ. Hay nói đúng hơn, không phải là tìm ra mà chính là tự tay mình tạo ra.Con người trở thành chủ nhân của trái đấtThuyết tiến hoá của Darwin và định luật di truyền của Mendel đã giúp cho con người hiểu rõ được nguồn gốc lịch sử và quá trình tiến hoá của nhân loại, từ người vượn cổ trở thành người hiện đại. Sự chọn lọc tự nhiên thông qua tính biến dị và di truyền kết hợp với lao động đã biến vượn thành người, quá trình tiến hoá ấy phải trải qua một thời gian rết dài. Chúng ta có thể tìm thấy chứng tích của sự tiến hoá qua các dấu vết cổ xưa nhất của loài người, đồng thời hiểu rõ được cả một quá trình lâu dài gian khổ của nhân loại nhằm thoát khỏi kiếp thú.Điều khiến các nhà khoa học quan tâm nhất là cuộc tìm kiếm các hoá thạch, các khai quật khảo cổ học nhằm tìm cho ra các công cụ lao động của con người để từ đó xác định thời xa xưa, con người đã chập chững bước đi như thế nào.Các nhà khoa học đã phát hiện thấy một số dấu vết cổ xưa nhất của loài người trong các khe núi Odulvai, ở Tanđani (Đông Phi): đó là xương người, những hòn đá, công cụ và cả những phần còn lại của một số “ngôi nhà” sơ sài bằng đá.Nhưng phát hiện gây sửng sốt nhất vẫn là việc các nhà khảo cổ khám phá ra những dấu chân lưu lại trên một lớp tro núi lửa. Có thể xác định được đây là dấu chân của ba người (hai người lớn và một trẻ em) đã đi qua khu vực này cách đây ba triệu bảy trăm nghìn năm. Đây là dấu vết đầu tiên đánh dấu sự xuất hiện của con người trên trái đất.Khi con người bắt đầu đứng thẳng và đi bằng hai chân sau thì cũng là lúc họ có thể chế tạo ra công cụ lao động.Con người và loài vượn lớn hiện nay chắc chắn có chung tổ tiên sống cách đây hàng triệu năm. Trước khi tiến hoá thành người, họ đi bằng bốn chân, leo trèo, truyền từ cành cây này sang cành cây khác. Họ sống trong rừng, ăn quả và hạt.Khi rời khỏi rừng, họ tập dần dần với thói quen đứng thẳng để phù hợp với điều kiện sống và kiếm lượm thức ăn khi khan hiếm. Điều này đánh dấu một bước tiến vô cùng quan trọng. Từ đó, với đôi tay tự do, họ có thể chế tạo ra công cụ lao động bằng tay đầu tiên rất thô sơ.Một kỷ nguyên mới đã bắt đầu với người Home erectus (người sơ khai). Những người với đôi tay khéo léo hơn, bộ óc lớn hơn đã sáng tạo ra các công cụ ngày càng hoàn thiện và đặc biệt là phát minh ra lửa.Không thể biết được chính xác con người bắt đầu trồng trọt từ khi nào. Có lẽ cách đây gần 9.000 năm con người đã biết trồng trọt ở một thung lũng màu mỡ vùng Trung Đông.Trước khi biết trồng trọt, con người chỉ sống nhờ săn bắn, hái lượm. Họ đã biết “thu hoạch” từ những cây lúa mì và yến mạch dại nhưng vẫn chưa biết cách vỡ đất và gieo hạt.Những người đầu tiên làm nghề nông bắt đầu định cư để thu hoạch những gì mà họ đã gieo xuống. Vừa tiếp tục săn bắn, họ tập trung lợn, bò, dê, cừu thành từng đàn và học cách chăn nuôi.Những người làm nghề nông đầu tiên thường dùng một dụng cụ gần giống như cuốc để làm đất gieo hạt. Cách đây khoảng gần 4.000 năm trước Công nguyên, ở vùng Lưỡng Hà con người đã biết dùng bò để kéo cày.Chắc chắn chiếc cày được phát minh ra trước khi những con đường xuất hiện. Nó có nguồn gốc từ một công cụ thô sơ bằng gỗ giống như cái cuốc, được dùng đào lỗ để tra hạt.Chiếc cày hoàn thiện hơn xuất hiện khoảng 500 năm trước Công nguyên có thêm lưỡi bằng sắt. Loại cày này có thể tạo thành đường cày trong khi xới đất.Ở vùng Cận Đông, vì đất tơi nên người ta dùng loại cày nhỏ. Ở vùng Bắc Âu, đất rắn hơn nên cần những loại cày to hơn. Có nhiều loại cày phải dùng đến sức kéo của tám con bò. Những thửa mộng được nới rộng thêm để bò có thể cày đi cày lại dễ dàng.Con người bắt đầu hoá bò ở vùng nam Lưỡng Hà cách đây khoảng 4.000 năm trước Công nguyên. Nhờ đó mà bò đã giúp rất nhiều trong các công việc của nghề nông.Những gia súc như bò, cừu, ngựa, dê đều có nguồn gốc từ động vật hoang dã. Người ta đặt vào cổ bò một miếng gỗ gọi là ách, nhưng ách lại không dùng được với ngựa. Rất lâu sau, người ta mới nghĩ ra vòng đai cho ngựa, còn trước đó ngựa chỉ dùng để đi lại mà thôi.Rất nhiều nơi dùng gia súc để vận chuyển hàng hoá. Ở vùng Cận Đông, gia súc cũng được dùng để kéo một số loại máy móc rất thô sơ như máy bơm nước.Nông nghiệp chính là bước khởi đầu của nền văn minh loài người. Cùng với sự ra đời của nông nghiệp, các làng mạc và thành phố cũng xuất hiện.Những nền văn minh đầu tiên xuất hiện tại các thung lũng sống ở Xume, Ấn Độ và Trung Quốc. Ở những nơi này, người ta không còn ý định phiêu bạt nơi khác để tìm kiếm thức ăn. Trên từng mảnh đất vô cùng màu mỡ, nông dân sản xuất được nhiều lương thực hơn mức họ cần. Số lượng dư thừa đó giúp nuôi sống các thợ thủ công, thợ gốm và thợ may, thợ đan móc… Những người này bắt đầu xây dựng cuộc sống trong ngôi nhà gạch đóng bằng bùn khô và có tường bao quanh. Những khu phố này thu hút ngày càng nhiều dân đến sinh sống nên người ta thiết lập luật lệ để điều chỉnh đời sống.Thành phố cổ xưa nhất được biết đến là Jericho, nơi đây vẫn còn dấu vết của bức tường xây cách đây 9.000 năm.Ở khu vực Xume và Ấn Độ, thành phố còn có cả các cửa hiệu, phố phường và cả lề đường.Việc buôn bán trao đổi rất sầm uất. Việc phát minh ra bánh xe được coi là một trong những phát minh quan trọng của loài người. Rất tiếc là chúng ta không thể biết chính xác ai đã phát minh ra nó.Bánh xe xuất hiện cùng một thời gian tại nhiều vùng khác nhau thuộc Trung Đông và châu Á cách đây khoảng 3.000 năm trước Công nguyên. Đầu tiên, người ta sử dụng những tấm ván gỗ để vận chuyển hàng hoá. Sau đó họ nghĩ ra việc đặt các tấm gỗ tròn dưới ván cho dễ kéo hơn. Cho đến khi con người phát minh ra trục bánh xe thì lịch sử quả là đã tiến một bước xa… Những chiếc bánh xe đầu tiên được cắt ra từ thân cây, trông chúng rất thô sơ. Khoảng 2.000 năm sau Công nguyên thì bánh xe tròn mới xuất hiện.Xe bò đầu tiên do con người kéo, sau đó họ đã biết dùng bò, ngựa thay thế.Nghề làm gốm là một trong những sáng tạo đầu tiên của con người. Nó xuất hiện vào khoảng 5.000 năm trước Công nguyên.Người Xume ở Babylone và một số bộ tộc khác ở Cận Đông đã phát hiện ra nghề làm gốm vào khoảng 3.000 năm trước Công nguyên. Họ dùng tay nặn những miếng đất sét ẩm thành bình và các đồ dựng khác. Vì nghề làm bình gốm đòi hỏi phải có nghệ thuật nên những người thợ gốm đã dựng các lò sản xuất gốm. Họ đã biết cách nung cho bình bằng đất sét cứng lại, quét lên đó một lớp men để sản phẩm rắn hơn, đẹp hơn và dễ trang trí.Lò gốm được coi là một trong những ngành công nghiệp đầu tiên của con người. Nhờ có nó mà người thợ gốm có thể đổi sản phẩm gốm lấy thức ăn và các vật dụng khác để sống.Thời gian này nghề nung sắt cũng xuất hiện. Người ta nung sắt trong các lò rèn để tạo ra công cụ lao động. Nghề này bắt đầu xuất hiện ở vùng Cận Đông khoảng 1.500 năm trước.Từ 4.000 năm trước Công nguyên, con người đã biết dùng búa chế tạo công cụ và vũ khí bằng đồng. Sau đó người Xume đã biết trộn đồng với thiếc tạo thành hợp kim cứng hơn.Sắt cứng hơn đồng thanh rất nhiều. Để nung sắt nóng chảy cần có loại lò với nhiệt độ rất cao. Nhiều công cụ bằng sắt cổ xưa đã được phát hiện thấy ở Ưren (thuộc Xume) và trong các hầm mộ Ai Cập. Khoảng 1.200 năm trước, sắt mới được dùng để thay thế đồng và đồng thanh.Những người thợ rèn chế tạo ra những thanh kiếm và ngọn giáo luôn tin vào một sức mạnh siêu tự nhiên. Họ cho rằng sắt là một kim loại huyền bí. Đối với người Hy Lạp, sắt cũng quý như vàng. Người Trung Quốc rất thông minh đã nghĩ ra cái bễ lò rèn, sắt ở đây được coi là tốt nhất thời cổ đại.Tìm hiểu quá trình phát triển của lịch sử loài người không thể không chú ý tới sự xuất hiện của chữ viết. Thời kỳ đồ đá, con người đã biết “viết” bằng hình ảnh những gì họ cảm nhận được. Chữ viết xuất hiện khi con người thay thế hình ảnh bằng lối chữ hình tượng.Cách đây khoảng 6.000 năm ở một số vùng như Babylone, Trung Quốc, Hy Lạp, con người đã biết dùng ngón tay hay những chiếc que vẽ lên đất sét những gì họ cảm nhận được.Tiếp đó, con người biết dùng các ký hiệu trước hết là hình ảnh để thể hiện ý nghĩ của mình. Vào thiên niên kỷ thứ tư, một bộ tộc người Xume thuộc miền nam Lưỡng Hà đã phát minh ra kiểu chữ hình góc (chữ hình nêm). Họ viết chữ theo hình “góc” (như đầu đinh) lên đất bằng những cây sậy đã được vót nhọn.Khoảng 1.500 năm trước Công nguyên, người Phêxini đã sáng tạo ra bảng chữ cái dựa trên các âm thanh. Nó gần giống với bảng chữ cái của chúng ta ngày nay.Khoảng 200 năm trước Công nguyên, người Trung Quốc đã phát minh ra kỹ thuật làm giấy đầu tiên từ những thớ gỗ và giẻ. Họ giữ kín bí quyết làm giấy trong nhiều thế kỷ. Nhưng sau đó người Ả Rập đã khám phá ra bí mật này. Rất lâu sau đó kỹ thuật làm giấy mới được du nhập sang châu Âu. Năm 1300, ở Pháp, Tây Ban Nha, Ý và Đức đã xuất hiện rất nhiều nhà máy ép giấy.Việc phát minh ra kỹ thuật in ấn vào năm 1450 đã khuyến khích nghề làm giấy phát triển mạnh mẽ. Không có giấy, tri thức nhân loại không thể được truyền bá rộng khắp.Cùng với sự phát triển kinh tế, giao thương phát triển đồng hành với việc khám phá và xây dựng các con đường. Thời xa xưa, con người thường chỉ biết đi theo vết chân thú hoặc những đường mòn rất khó đi do thời tiết xấu. Mãi tới khi bánh xe ra đời, ý tưởng cần thiết xây dựng những con đường mới xuất hiện.Con đường lát đá đầu trên được xây dựng ở Babylone cách đây khoảng 4.000 năm. Vào lúc đó đường sá rất cần thiết cho buôn bán trao đổi hàng hoá giữa các làng mạc, bởi xe chở hàng thường hay bị gãy trục hoặc sa lầy khi đi qua những con đường lầy lội và khúc khuỷu.Dấu vết của nhiều con đường cổ vẫn còn lưu lại tận ngày nay. Những con đường lớn trong lịch sử đều do người La Mã xây dựng. Những con đường này thường là tuyến đường thẳng đi từ thành phố này sang thành phố khác.Cùng với sự phát triển của thương mại, con người đã tìm ra cách trao đổi tiện lợi hơn. Để đổi lấy hàng hoá, các thương gia chấp nhận bất kỳ vật đổi nào vận chuyển dễ dàng nhưng phải có giá trị đối với mọi người. Mới đầu là tiền thỏi, rồi sau đó mới đến tiền kim loại vàng và bạc.Những đồng tiền kim loại đầu tiên xuất hiện vào khoảng 700 năm trước Công nguyên ở vùng tiểu Á, sau đó tới Hy Lạp và Trung Quốc. Cho đến tận thời đó, hình thức mua bán chủ yếu vẫn là hàng đổi hàng. Chẳng hạn, một người có thể đổi lấy các công cụ bằng đồng, sắt do mình sản xuất để lấy thức ăn.Sau cùng, Trung Quốc là nơi đầu tiên phát minh ra tiền giấy. Tiếp theo đó là một loạt các phát minh khoa học và thế giới loài người dần dần phát triển, liên tục hoàn thiện.Như vậy, sự sống trên hành tinh của chúng ta không hề đứng yên tại chỗ mà luôn luôn phát triển. Sự hình thành loài theo con đường chọn lọc tự nhiên hay sự bảo tồn các giống loài có ưu thế trong cuộc cạnh tranh bởi sự sống giữ vai trò chủ chốt trên trái đất. Nó thể hiện sự thích nghi kỳ diệu trong thế giới sinh vật thông qua di truyền và biến dị nhằm loại bỏ những cái xấu, giữ lại những cái tốt đẹp; lao động kiên trì nhẫn nại cho sự hoàn thiện của cuộc sống. Và đó chính là con đường mà loài người đã đi.