II- Học thuyết Darwin
Các tranh luận về nguồn gốc

     ói về nguồn gốc loài người, có rất nhiều ý kiến tranh luận khác nhau nhưng tựu trung lại có một số ý kiến như sau:
Quan niệm thứ nhất
Người vượn châu Phi chuyển thành người hiện đại theo một tiến trình Sapien hoá duy nhất. Đại diện cho quan niệm này là nhà sinh vật học nổi tiếng Weidenreish.
Phần lớn những nhà nhân chủng khác đều cho rằng tiến trình này chỉ bắt đầu từ người Thượng cổ (Paleo - Anthropus) mà bỏ đi hai loại Thái cổ và Viễn Cổ, với lý do hai loại người Vượn xa xưa này có bộ óc quá nhỏ (dung tích não dưới l.000 cm3) không thể cùng một chủng loại với loài người được (não phải từ l.000 cm3 đến 2.000 cm3).
Ngay cả với loại người vượn Hom Erectus thượng cổ này (Paleo - Anthropus) không phải tất cả đều tiến hoá thành người Hiện Đại. Có những loại như người Neanderthal rất phổ không ở châu Âu (đến nay đã tìm thấy được hàng trăm di tích xương cốt loại người này) đã phát triển cách đây 150.000 năm rồi bỗng tự tiêu diệt cách đây khoảng 50.000 năm như nhiều loại động vật khác thời đó. Giống người này có bộ óc khá phát triển (1.550 cm3 so với người hiện đại bộ não trung bình là 1.400 cm3), và như vậy người Neanderthal không phải là tổ tiên của người châu Âu ngày nay. Di truyền học ADN xác nhận kết luận của khảo cổ học kể trên là đúng.
Quan niệm thứ hai
Quan niệm cho rằng con người do Chúa tạo ra. Quan niệm này phản bác học thuyết của Darwin dưới danh nghĩa tranh biện khoa học. Quan niệm này phản bác nguồn gốc loài người từ giống người vượn, khẳng định loài người do Chúa tạo ra là một quan niệm hoàn toàn mang tính tôn giáo. Quan niệm này cho tới nay vẫn tồn tại và biến thái đi dưới vỏ hình thức tranh luận khoa học. Quan niệm này đã trích dẫn câu nói của nhà vật lý George Smith, khi ông quan sát các thiên hà rằng dường như ông đã “nhìn thấy bóng dáng của đấng tạo hoá”.
Nội dung của quan niệm này có đầu đề “Tiến hoá hay sáng tạo?”.
Trong những thập niên cuối của thế kỷ XX và bước sang thập niên đầu của thế kỷ XXI, nhiều khám phá khoa học kỹ thuật đã đem đến ảnh hưởng sâu rộng trong nền văn minh tiến bộ của nhân loại. Kỹ thuật thông tin, hệ thống mạng lưới toàn cầu công dụng của máy vi tính, sự phát triển và thành công của y học hiện đại với những phương pháp trị liệu kết quả cho các bệnh nan y hiểm nghèo là thành tựu đáng kể đem lại nhiều thay đổi quan trọng trong xã hội loài người. Được trang bị những dụng cụ khoa học hiện đại tối tân, hữu hiệu, chính xác, các nhà khoa học lần lượt vén lên những bức màn bí mật của thế giới tự nhiên và đã bàng hoàng ngạc nhiên khi tìm hiểu và chiêm nghiệm được cơ chế hoạt động của guồng máy phức tạp điều khiển trật tự và cơ cấu tổ chức của thế giới vật chất, từ hoạt động sinh hoá tinh vi của những tế bào sống bé nhất trên mặt đất cho đến những định luật vật lý chặt chẽ kiểm soát vận hành trật tự của các tinh tú xa xôi trên không trung bao la. Những kiến thức mới mẻ và thành tựu khoa học có được như ngày nay, từ sinh vật, hoá học, điện toán, cơ khí, cho đến vật lý, thiên văn v.v…, đòi hỏi sự hy sinh, tận tuy của hàng trăm ngàn khoa học gia và các sinh viên khoa học qua nhiều thế hệ. Nhiều giáo sư đã hy sinh chính hạnh phúc cá nhân, nhiều sinh viên khoa học đã vùi đầu trong các phòng thí nghiệm làm việc ngày đêm không ngừng nghỉ, để đem lại bước tiến không ngừng trong công tác nghiên cứu khoa học. Kết quả tích luỹ của những nỗ lực nghiên cứu này là một kết luận thực tại vô cùng rõ nét: cơ chế hoạt động của vũ trụ, từ vận chuyển của các thiên hà khổng lồ cho đến hoạt động của sự sống ở mức độ phân tử, không thể là sản phẩm tình cờ của tự nhiên nhưng đã được thiết kế (designed) một cách kỳ diệu tột bậc. Kết quả này hết sức rõ ràng và mang ý nghĩa vô cùng sâu xa đến nỗi có thể được xem là một trong những thành tựu lớn lao nhất trong lịch sử khoa học. Có thể nói khám phá này vượt trội hơn các khám phá của Newton, Einsteinl Pasteur, Darwin hoặc ít nhất ngang hàng với khám phá khi con người biết được trái đất xoay quanh mặt trời và vi khuẩn gây nên bệnh tật. Trong những năm gần đây, khám phá được sự hiện hữu của một “thiết kế khôn ngoan” (intelligent design) đã trở nên đề tài thịnh hành cho nhiều buổi hội thảo quốc tế giữa các nhà khoa học triết gia và thần học. Nhiều tác phẩm khoa học mới đã ra đời, trong đó các nhà khoa học bình luận ý nghĩa tôn giáo của những khám phá khoa học tích luỹ trong nhiều thập niên qua.
Sự phát hiện một “thiết kế khôn ngoan” đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau trong các ngành khoa học hiện đại. Quan trọng hơn hết có thể kể đến sinh hoá học (biochemistry), sinh vật học phân tử (molecular biology) và vật lý thiên văn (asrophysics). Như sẽ trình bày sau đây kết quả của công cuộc nghiên cứu sinh hoá học phân tử về tế bào sống và các chức năng hoạt động trong cơ thể sinh vật sống đã làm lung lay tận gốc rễ Thuyết tiến hoá vĩ mô của Darwin cho rằng sự sống là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên. Bên cạnh đó, các khám phá trong ngành vật lý thiên văn đã cho thấy các định luật vật lý đều hợp sự hình thành và vận chuyển của các thiên thể trong vũ trụ đã được thiết kế vô cùng chính xác và hài hoà làm nền tảng duy trì sự sống trên mặt đất.
Trong những năm gần đây, Thuyết tiến hoá của Darwin là một trong những đề tài tranh luận sôi nổi nhất trong giới nghiên cứu khoa học. Trong các buổi hội thảo quốc tế nổi tiếng cũng như trong các tạp chí khoa học có uy tín hàng đầu, mỗi một chi tiết của Thuyết tiến hoá được tranh cãi với mức độ gay cấn chưa từng thấy trong bất cứ một ngành khoa học nào khác. Lý do Thuyết tiến hoá được chú ý một cách đặc biệt là vì trải qua hơn một thế kỷ, thuyết này đã được đại đa số thành phần tri thức trong thế giới khoa học đề cao như là một thực tại hiển nhiên và đã làm nền tảng cho nhiều ngành khoa học, kể cả nhân văn, triết lý, chính trị, và xã hội học. Bất cứ một đề nghị nào phủ nhận giá trị của Thuyết tiến hoá mặc nhiên thách thức nền móng của hệ thống trí thức và triết học hiện đại. Tuy nhiên, sau hơn một thế kỷ nỗ lực nghiên cứu, các nhà sinh vật học chủ trương Thuyết tiến hoá vô cùng thất vọng không tìm thấy được một chứng cứ nào xác nhận giá trị của Thuyết tiến hoá vĩ mô của Darwin đưa ra, ngược lại tất cả các ngành nghiên cứu về hệ thống sinh hoá và cơ thể hoạt động của tế bào sống cho thấy thế giới của sự sống đang được điều khiển bởi những bộ máy phân tử (molecular machines) đã được thiết kế một cách hoàn chỉnh, tinh vi và vô cùng phức tạp.
Vào năm 1859, Charles Darwin trong tác phẩm “Nguồn gốc các loài” đã đưa ra một số chứng cứ của tiến hoá vi mô (microevolution), cho thấy một số loài mới có thể xuất hiện từ loài có trước qua quá trình chọn lọc tự nhiên (natural selection), bởi vì thiên nhiên có khuynh hướng lựa chọn những thay đổi có lợi và đào thải những thay đổi không có lợi. Từ đó Darwin đưa ra lập luận tiến hoá vĩ mô (macroevolution) cho rằng các chủng loại phức tạp được hình thành từ hợp chất vô cơ đơn giản, qua quá trình tiến hoá lâu dài, dưới tác động của chọn lọc tự nhiên và với thời gian đủ lâu, chọn lọc tự nhiên có thể dần dần đem lại sự khác biệt giữa mọi chủng loại của thế giới sống. Lập luận của Thuyết tiến hoá vĩ mô dựa vào ba giả thuyết chính:
1) Tiến hoá giữa các loài phải là một quá trình chậm, liên tục không gián đoạn và do ngẫu nhiên định đoạt.
2) Các loài chuyển tiếp phải hiện hữu.
3) Không thể có sự hiện hữu của những cấu trúc phức tạp mà không thể làm đơn giản hơn.
Các quá trình nghiên cứu sau hơn một thế kỷ từ khi tác phẩm “Nguồn gốc các loài” ra đời cho thấy cả ba giả thuyết trên hoàn toàn đi ngược với những khám phá trong ngành sinh vật học hiện đại, di truyền học và sinh hoá học.
1) Trong “Nguồn gốc các loài”, Darwin công nhận có những cách biệt (gaps) rất lớn giữa các chủng loại (phyla) từ những di tích hoá thạch được tìm thấy trong thời ông nhưng thời ấy những di tích hoá thạch được tìm thấy chưa đầy đủ. Tuy nhiên sau hơn một thế kỷ ròng rã tìm kiếm, các nhà tiến hoá vẫn không lấp được những khoảng trông do Darwin nêu ra. Ngược lại, các di tích hoá thạch được tìm thấy cho biết các loài mới xuất hiện một cách đột ngột. Nhà sinh vật học Stephen Gould của đại học Harvard (1973) nhìn nhận rằng các loài mới với những hình thái hoàn toàn thay đổi xuất hiện một cách thình lình trong những vùng cô lập. Có một sự gián đoạn rất lớn giữa những chủng loài mới và cũ. Thật ra sự cách biệt này được làm rõ nét hơn nhờ những thành tựu khoa học trong những năm gần đây, đặc biệt nhất là hố ngăn cách giữa sự sống và thế giới vô cơ. Với những khám phá trong ngành di truyền học và sinh học phân tử, các nhà khoa học ngày nay tin rằng sự khác biệt giữa thế giới vô cơ và sự sống là một trong những ngăn cách lớn nhất trong thế giới tự nhiên, không hề được chắp nối bởi bất cứ một dạng chuyển tiếp nào cả.
Darwin lập luận rằng quá trình tiến hoá được xảy ra dưới sự tác động của yếu tố ngẫu nhiên. Ngày nay, khoa xác suất thông kê trong di truyền học cho biết những biến cố tình cờ không định hướng không thể tạo nên bất cứ một dạng hoặc thể loại mới phức tạp có giá trị nào cả. Khoa học ngày nay cho biết sự sống ở mức độ phân tử ngày càng biểu hiện một trình độ kỹ thuật tinh xảo, với những sinh vật sống có dạng những bộ máy cao nhất mà khoa học từng biết đến. Sự thất bại của các nhà tiến hoá trong việc mô phỏng Thuyết tiến hoá Darwin qua những hệ thống nhân tạo ngày càng dẫn đến một phản chứng quy mô cho Thuyết tiến hoá vĩ mô Darwin nêu cách đây hơn một thế kỷ.
2) Sự hiện hữu của các loài chuyển tiếp đóng một vai trò then chốt trong Thuyết tiến hoá của Darwin. Nếu không tìm được dạng chuyển tiếp giữa các chủng loại, Thuyết tiến hoá vĩ mô không thể coi là một giả thuyết khoa học có giá trị. Trong thời Darwin chỉ có một phần rất nhỏ di tích hoá thạch được tìm thấy. Trong vài thập niên đầu sau khi “Nguồn gốc các loài” ra đời, các nhà tiến hoá hi vọng tìm được các dạng chuyển tiếp và Thuyết tiến hoá sẽ được kiểm chứng. Tuy nhiên hơn một trăm năm sau, công cuộc tìm kiếm các loài chuyển tiếp đạt tới mức toàn diện, với khoảng 99.9% công cuộc tìm kiếm hoá thạch được thực hiện từ năm 1860 đến nay, trong đó có hơn một trăm ngàn hoá thạch đã được tìm thấy, dù vậy các nhà tiến hoá vẫn không tìm ra dấu hiệu của loài chuyển tiếp từ thực vật đến động vật có xương sống, lưỡng thê, hoặc động vật không xương sống. Tất cả các hoá thạch tìm thấy từ thời Darwin tới nay đều có dạng đã được biết, hoặc có dạng hoàn toàn mới chưa hề được khảo nghiệm. Nhà sinh vật học Robert Barnes (1980) kết luận rằng “di tích hoá thạch gần như hoàn toàn không cho ta biết gì về nguồn gốc tiến hoá của các chủng loại và các lớp. Loài chuyển tiếp không hiện hữu, không được khám phá, hoặc không được nhận diện”.
Thoạt nhìn, việc tìm kiếm các loài chuyển tiếp tưởng như là một việc dễ dàng, nhưng càng đi sâu, các nhà tiến hoá càng lâm vào cảnh bế tắc. Một khi những cấu trúc và chức năng sinh hoá của những chủng loại gần kề nhau được hiểu rõ, sự khác biệt giữa các chủng loại càng trở lên sâu đậm. Một ví dụ điển hình là những khác biệt sâu sắc giữa loài chim và loài bò sát, được coi là thuỷ tổ của loài chim theo như các nhà tiến hoá phân định. Càng tìm hiểu những chức năng của loài chim từ lông, cánh, phổi, hệ thống tim mạch, cấu tạo của tim, hệ thống dạ dày, ruột non, hệ thống phát âm, các nhà khoa học càng phát hiện tính cách độc đáo riêng biệt trong cấu trúc của loài này, với những thiết kế hoàn toàn khác biệt so với loài bò sát. Chẳng hạn như hệ thống hô hấp của loài động vật có xương sống kể cả bò sát là hệ thống hai chiều - dưỡng khí đi vào buồng phổi qua một hệ thống gồm nhiều ống phế quản và hội tụ tại những túi hơi gọi là phế nang. Như vậy trong lúc hô hấp, dưỡng khí đi vào và ra cùng một ngả. Trong trường hợp của loài chim, phế quản chính tại ngõ vào được phân chia thành nhiều ống li ti nhưng sau đó kết hợp trở lại làm một ống dẫn chính tại ngõ ra để tạo nên hệ thống tuần hoàn, cho nên dưỡng khí chỉ đi vào một chiều xuyên qua phổi. Hệ thống phổi của loài chim được gắn chặt vào thân nên không thể phình nở như trong trường hợp của tất cả các loài bò sát sau khi sinh. Đối với loài chim, dưỡng khí được nhận vào phế quản chính, phế nang và phế quản nhánh của phổi một cách chậm rãi khoảng vài ngày trước khi trứng nở. Chỉ sau khi dưỡng khí lấp đầy ống phổi, mạng lưới ống phế nang mới được hình thành. Những ống phế nang trong loài chim không bao giờ co thắt trở lại như trong trường hợp phế nang của các loài có xương sống. Điểm đặc biệt là tất cả các loài chim đều có chung một hệ thống hô hấp giống nhau, mà chỉ cần sai lệch một chút có thể dẫn đến sự chết chỉ trong vòng vài phút đồng hồ. Với sự khác biệt quá lớn lao của chức năng hô hấp, là bộ phận thiết yếu cho sự sống, các nhà tiến hoá hoàn toàn câm lặng khi bàn đến dạng chuyển tiếp giữa loài chim và bò sát.
Những nghiên cứu gần đây nhất cho thấy các chủng loại với hình thái khác nhau không có chung một hệ thống mật mã di truyền (ADN). Những mật mã di truyền có thể được phân loại theo lý thuyết nhóm (group theory). Chủng loại khác nhau có mật mã thuộc nhóm và lớp khác nhau không thể lẫn lộn hoặc được xem là chuyển tiếp lẫn nhau. Do đó về phương diện di truyền học, những dạng chuyển tiếp hoặc tổ tiên chúng không thể tồn tại. Nhà sinh vật học Beverly Halstead cho rằng không có chủng loại nào có thể được xem là tổ tiên của những chủng loại khác. Không có một bằng chứng nào cho thấy có sự tiến hoá từ cá đến lưỡng thê, bò sát, cho đến động vật có vú. Mật mã di truyền của loài người gần với loài cá miệng tròn như là loài cá miệng tròn gần với những loài cá khác. Không có loài động vật xương sống nào được coi là chuyển tiếp giữa loài có cằm và không cằm. Loài lưỡng thê, thường được coi là chuyển tiếp giữa cá và động vật có xương sống, có mật mã di truyền cách biệt với loài cá như bất cứ một loài động vật có vú hoặc bò sát nào khác. Sự chia cách giữa các chủng loại có tính cách căn bản và tuyệt đối ở mức độ phân tử. Điều này giải thích lý do của sự thiếu vắng hoàn toàn các loài chuyển tiếp mà các nhà tiến hoá dốc tâm tìm kiếm hơn thế kỷ qua.
3) Trong “Nguồn gốc các loài”, Darwin xác nhận rằng nếu như ngày nào đó khoa học tìm ra được bằng chứng của một chức năng phức tạp mà không thể tạo nên qua nhiều giai đoạn điều chỉnh liên tục do quá trình chọn lọc tự nhiên, thì Thuyết tiến hoá vĩ mô của ông sẽ hoàn toàn bị sụp đổ. Ngày nay khoa học đã phát hiện vô số chức năng phức tạp không thể làm đơn giản hơn qua nhiều giai đoạn, làm cho Thuyết tiến hoá bị lung lay tận gốc rễ. Hệ thống hô hấp của loài chim như đã nêu trên là một trong những bằng chứng của một chức năng phức tạp không thể hình thành qua nhiều giai đoạn thay đổi liên tục. Một bằng chứng quan trọng khác là cơ chế hoạt động và chức năng của tế bào sống. Những khám phá trong ngành sinh hoá học trong vài thập niên gần đây cho biết bất cứ một hệ thống sinh học nào có chứa đựng hơn một tế bào sống đều là một mạng lưới tinh vi phối hợp nhiều hệ thống vô cùng phức tạp khác nhau. Tế bào đơn giản nhất cũng có khả năng sản xuất hàng ngàn chất đạm và các phân tử khác nhau trong những điều kiện thay đổi. Từ khả năng tổng hợp, phân hoá và tích trữ năng lượng cho đến sinh sản, duy trì, chuyển động, điều hoà, sửa chữa, liên lạc, tất cả đều hiện diện trong mỗi tế bào và mỗi chức năng đều cần sự tương tác giữa các bộ phận khác nhau. Hệ thống tế bào là một ví dụ điển hình của một hệ thống phức tạp không thể làm đơn giản hơn. Đó là một hệ thống bao gồm nhiều thành phần tương tác xứng hợp nhau mà nếu thiếu sót một trong những bộ phận này, cả hệ thống sẽ ngưng hoạt động. Một hệ thống như vậy không thể làm đơn giản hơn và không thể được tạo nên qua nhiều giai đoạn khác nhau nhưng chỉ có thể được thiết kế như một hệ thống hoàn chỉnh không bị chia cắt.
Trong thời Darwin, với những kính hiển vi thô sơ chỉ có thể phóng đại khoảng vài trăm lần, các tế bào sống chỉ giống những hạt hỗn mang di chuyển mọi hướng dưới ảnh hưởng của một số lực tương tác hỗn loạn vô hình. Ngày nay, nếu được phóng đại một tỉ lần cho đến khi mỗi tế bào tương tự như một thành phố lớn và vô cùng phức tạp. Trên bề mặt tế bào có hàng triệu cổng ra vào, tại mỗi cổng có những dòng thác vật liệu liên tục vào ra. Mỗi cổng ra vào là cả một thế giới kỹ thuật vượt bậc và phức tạp không tiền khoáng hậu. Đó là những hành lang và ống dẫn đi mọi hướng, từ khuôn viên của tế bào đến trung ương dự trữ tin tức (memory bank), cho đến những dàn máy lắp ráp và bộ phận chế biến. Mỗi hạt nhân của tế bào là một toà nhà hình vòm với đường kính hơn cây số trong đó chứa đựng hàng dặm dây chuyền xoắn ốc của phân tử ADN xếp đặt ngay ngắn trật tự. Qua những ống thông một số lượng nguyên vật liệu khổng lồ được chuyên chở một cách rất trật tự tuyệt đối đến nhiều nhà máy lắp rắp khác nhau bên ngoài tế bào. Mỗi tế bào giống như một nhà máy tự động khổng lồ thực hiện nhiều chức năng với số lượng ngang ngửa với tất cả hoạt động sản xuất của loài người trên trái đất. Hơn nữa, nhà máy này có thể tự sao chép lại toàn bộ hệ thống của chính mình chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ không một chút sai sót. Trong mỗi nhà máy tế bào có chứa đựng ngôn ngữ nhân tạo và hệ thống giải mã, những nhà băng chưa thông tin, hệ thống điều khiển một cách tinh vi những bộ phận lắp ráp tự động, dụng cụ phòng ngừa sai trật hư hỏng và kiểm duyệt, quá trình lắp ráp theo nguyên tắc xây dựng tiền chế.
Hoạt động hiệu quả của tế bào có được là nhờ vào khả năng chứa đựng tin tức của tế bào. ADN có khả năng chứa tin tức khổng lồ và vô cùng hữu hiệu đến nỗi nhà sinh vật học G. G. Simpson cho rằng tổng cộng mọi kiến thức cần thiết để thiết kế tất cả sinh vật sống trên trái đất có thể tóm tắt trong một thìa canh và vẫn đủ chỗ để chứa đựng những kiến thức của mọi quyển sách đã được viết. Những khám phá mới của các nhà sinh hoá học tại Đại học Cambridge cho biết mật mã di truyền có tính cách gối lên nhau để giảm thiểu số lượng mã hoá. Một số chuỗi ADN có chức vụ quan trọng trong việc thâu hồi tin tức không nằm cạnh những mật mã chúng điều khiển nhưng nằm quện lẫn bên trong những mật mã đó. Các chất đạm (protein) cũng hoạt động vô cùng hữu hiệu. Nhiều chức năng protein khác được dồn chứa bên trong protein mẹ. Khi chức năng của protein mẹ hoàn tất, lập tức chia đôi thành hai protein khác với những chức năng khác nhau. Điều này tương tự như một dụng cụ giải phẫu thu gọn, sau khi hoàn tất hoạt động đầu tiên, dụng cụ được chia ra làm hai dụng cụ cho những hoạt động kế tiếp, cứ như thế cho đến khi cuộc giải phẫu chấm dứt, với chức năng tổng hợp hiệu quả, protein không những chỉ có thể tự tổng hợp chính mình, mà có thể tổng hợp bất cứ bộ máy sinh hoá nào khác dầu phức tạp đến đâu. Protein như một bộ máy chứa đựng khả năng kiến tạo bất cứ một vật sống từng hiện hữu trên đất, từ cây xanh cho đến bộ não con người, tất cả mọi thành phần của bộ phận chỉ trong vòng vài phút với trọng lượng chưa tới 10-16g. Để mô tả chức năng hoạt động của tế bào sống, các nhà khoa học phải sử dụng khái niệm và thuật ngữ khoa học kỹ thuật chuyên môn chỉ được khám phá trong những thập niên cuối của hai mươi. Tuy nhiên, sự hiểu biết của khoa học ngày nay khi tìm hiểu tế bào sống vẫn còn rất hạn chế, có thể được so sánh với trình độ của một người trong thời đại xã hội nguyên thuỷ phải chứng kiến và cố gắng tìm hiểu những sản phẩm của nền khoa học văn minh và trình độ kỹ thuật hiện đại nhất của thế kỷ hai mươi.
Mặc dầu được trang bị chức năng hiệu quả và tinh vi, về phương diện thiết kế cấu trúc, có thể nói tế bào sống vẫn còn khá đơn giản khi đem so sánh với nhiều cấu trúc phức tạp khi một trong những hằng số này chỉ xê dịch trên 1/1037, thế giới sẽ không thể nảy sinh hoặc duy trì sự sống. Ngay cả những nhà khoa học hoài nghi nhất, như Stephen Hawking của Đại học Cambridge, cũng phải công nhận ý nghĩa tôn giáo của các định luật vật lý. Trong tác phẩm nổi tiếng “Stephen Hawking’s Universe” ông đã tuyên bố “Tỷ lệ nghịch với khả năng thế giới vật chất hiện ra từ một vụ nổ lớn chỉ bởi tình cờ thật là khổng lồ. Tôi nghĩ chắc phải có nguyên nhân sâu xa có tính cách tôn giáo”.
Thế kỷ
Ngay cả sự hình thành và cấu tạo của quả địa cầu cũng là một huyền nhiệm lớn lao trong thế giới vật chất. Thượng tầng khí quyển chứa đựng khôi lượng và độ dày vừa đủ của màn ozone ngăn chặn bức xạ tuyến độc hại nhưng cho phép ánh sáng thích hợp xuyên qua để duy trì sự sống. Trọng lượng, nhiệt độ và trục nghiêng của trái đất cho phép dưỡng khí tồn tại và điều hoà thời tiết cần thiết cho sự sống được duy trì và phát triển một cách nhịp nhàng. Hoạt động của núi lửa, khôi lượng và nhiệt độ của lượng nước trong lòng đại dương bảo trì độ ẩm và điều hoà nhiệt độ cho sự sống của tinh cầu. Nhà khoa học Paul Davies, trong tác phẩm bán chạy nhất “The Mind of God”, cho rằng thế giới chúng ta đang sống là một thế giới có mục đích, và là thế giới đầy sáng tạo. Ông công nhận đã bị thuyết phục bởi người thợ vẽ kiểu của thế giới này.
Nói tóm lại, những nghiên cứu và phát minh khoa học trong những thập niên cuối của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI đã cho thấy cả thế giới vật chất, những thiên hà lớn lao xa xôi nhất trên không trung cho đến những tế bào sống li ti trên mặt đất được thiết kế một cách kỳ diệu bởi một Đấng Sáng tạo khôn ngoan tuyệt âối. Có lẽ không phải ngẫu nhiên những thành tựu vĩ đại nhất của loài người đã bày tỏ sự hiện hữu của một Đấng Sáng Tạo. Phải chăng đó chính là mục đích quan trọng và cao cả của Đấng Sáng Tạo đã bày tỏ chính Ngài qua nền khoa học văn minh hiện đại khi nhân loại bước sang ngưỡng cửa của thiên niên kỷ mới? Đối với các tín hữu Cơ Đốc, sự hiện hữu và bản thể của Đấng Sáng Tạo cũng như công cuộc sáng tạo và chương trình cứu chuộc vĩ đại của Ngài dành cho nhân loại, đã được mặc khải một cách rõ ràng qua Thánh kinh và qua sự hiện thân của Chúa Cứu Thế Giêsu. Phải chăng những thành tựu của khoa học trong những thập niên gần đây bày tỏ sự khôn ngoan siêu việt của Đấng Tạo Hoá là một trong những dấu hiệu quan trọng báo trước sự trở lại trong vinh quang của Đấng Cứu Rỗi như đã được dự ngôn trong Thánh kinh cách đây gần hai thiên niên kỷ?
Quan niệm thứ ba
Khẳng định Thuyết tiến hoá của Darwin.
Mặc dầu vẫn có những ý kiến phản bác nhưng phần lớn các nhà khoa học đều thông nhất quan điểm: Bước đột phá vĩ đại trong khoa học đương nhiên là học Thuyết tiến hoá do Charles Darwin đã đưa ra trước đây. Bằng việc chỉ ra chính chọn lọc tự nhiên là nhân tố quyết định tính đa dạng của sự sống. Darwin đã làm thay đổi hàng loạt quan điểm về thế giới tự nhiên của các nhà khoa học cùng thời. Ngày nay tiến hoá là ngành học nền tảng của Sinh học và luận điểm của Darwin về tiến hoá trở nên cơ bản và phổ biến đến mức nhiều khi được các nhà khoa học sử dụng để lý giải các vấn đề liên quan. Kể từ khi xuất bản cuốn “Nguồn gốc các loài” vào năm 1859, hàng năm, các nhà nghiên cứu ở khắp nơi trên thế giới đã bổ sung vào cuốn sách tiến hoá những phát hiện của mình với số trang gấp nhiều lần tất cả công trình của Darwin gộp lại. Cuốn sách nghiên cứu về tiến hoá của năm 2005 đã mở đầu bằng kiến nghị sắp xếp lại hệ thống vi sinh vật ở gốc của cây tiến hoá và kết thúc bằng sự kiện phát hiện ra phôi của khủng long có niên đại 190 triệu năm. Trong năm 2005, các kết quả nghiên cứu cứ ở ạt tuôn ra với những phát hiện làm sáng tỏ được các khúc mắc về cơ chế của quá trình tiến hoá. Những dữ liệu hệ gene cụ thể đã cho phép các nhà nghiên cứu xác định những hiệu chỉnh phân tử trở thành động cơ cho sự tiến hoá của các loài sinh vật từ virus đến linh trưởng. Các quan sát thực địa tỉ mỉ đã vén bức màn huyền bí về cách thức phân hoá trong quần thể để tạo nên loài mới - điều mà chính Darwin cũng không lý giải được.
Những người ủng hộ Thuyết tiến hoá đã viện dẫn một số điểm để chứng minh.
Chứng tích cơ quan: là những phần vô ích còn lại của các cơ quan mà trong quá khứ là những vật hữu dụng trong thời kỳ của những loài thuỷ tổ. Thí dụ như rất nhiều loại cá, lưỡng cư, hay động vật sống trong những hang động tuy là mù nhưng đều có mắt. Có nhiều loại có cơ quan giác thị nhưng lại thiếu những sợi thần kinh mắt, trong khi đó có loại có những cặp mắt nhỏ xíu hoặc đã bị biến dạng. Có một số loại tôm đất sống trong các hang động có những cây càng mang mắt nhưng lại không có mắt. Những loài này thật ra đã tiến hoá từ thuỷ tổ của chúng có một đôi mắt với cơ năng hoạt động bình thường. Bởi vì mắt trở nên vô dụng trong những hang động tối tăm, sự biến dạng làm hư hại cặp mắt của các loài này đã không làm giảm khả năng sinh tồn của chúng trong môi trường đó, vì vậy cặp mắt dần dần trở nên mù, vô dụng vì không cần đến. Cũng tương tự như thế, rất nhiều con cá voi có chứng tích của những chiếc xương chân nhỏ xíu, một chứng tích của thuỷ tổ của chúng để lại khi còn sinh sống trên bờ. Một trong những chứng tích cơ quan được biết đến rộng rãi là khúc ruột thừa của con người, đó là một ống nhỏ nối liền với ruột già. Trong các loài khỉ Orangutan và các loài đười ươi khúc ruột thừa đó chính là một túi ruột nhỏ dùng để giúp cho sự tiêu hoá thực vật. Nhưng với con người thì khúc ruột này chẳng sử dụng cho một mục đích nào cả và nó còn gây hại cho con người là đằng khác.
Quan sát trực tiếp sự tiến hoá: Những thay đổi tiến hoá thường thì rất chậm. Tuy nhiên, có một vài trường hợp diễn ra rất nhanh và có thể thấy được khi nó đang xảy ra trên một số loài vật hiện hữu. Điều này xảy ra thường xuyên khi một loài nào đó đang trải qua một sự thay đổi về yếu tố di truyền để đáp ứng lại sự khuấy động môi trường sinh sống của chúng do con người tạo ra.
Thí dụ như loại bướm đêm thay đổi màu sắc sẽ biến đổi thật nhanh để thích hợp với môi trường sống. Có một thời kỳ, hầu như loại bướm này sống ở những nơi thuộc nước Anh có màu trắng ngà với những điểm đen. Chỉ có vài con là màu đen. Những con bướm màu sắc ngà ngà này dễ dàng hoà mình để ẩn trong những cành cây mọc đầy rêu có sắc sáng ngà. Điều này có nghĩa những con bướm màu đen sẽ bị nhận dạng một cách dễ dàng bởi những con chim và trở thành con mồi cho chúng. Vào khoảng giữa thế kỷ XIX, bụi than từ những xưởng công nghệ đã làm chết những cành cây rêu này và làm đen những nhánh cây. Vì thế những con bướm màu ngà lại trở thành miếng mồi ngon cho lũ chim thay vì những con bướm màu đen. Và kết quả số lượng của những con bướm màu ngà ngày càng ít đi, trong khi số lượng những con bướm biến dạng màu đen ngày càng tăng lên.
Một thí dụ khác về sự tiến hoá nhanh chóng là khi quan sát những thay đổi trong một số loại côn trùng và những con vi trùng gây bệnh. Trong những khu vực dùng thuốc diệt sâu DDT và những loại thuốc diệt trừ sâu bọ khác, một số sâu bọ đã tạo ra được khả năng miễn nhiễm với các chất hoá học này trong một vài năm. Một số vi trùng cũng có khả năng chống trả lại các kháng tố một cách tương tự như vậy. Vì sức kháng cự được phát triển quá nhanh chóng khiến các nhà khoa học lại phải tức thời tìm ra loại kháng tố mới để thay thế loại kháng tố không còn hiệu quả nữa.