I - Trái đất - cái nôi của sự sống
Các quan niệm về sự sống

    
ự sống gắn liền với nước
Về nguồn gốc của sự sống, có rất nhiều quan niệm nhưng tựu trung lại có mấy giả thuyết như sau:
Quan niệm thứ nhất cho rằng, nước ở đại dương là nước mặn sau đó sự sống mới được khai sinh.
Quan niệm thứ hai cho rằng, sự sống nảy sinh và phát triển trong một đại dương nước không mặn lắm. Sự sống tồn tại trên mặt đất ít nhất cũng được 2-3 tỉ năm nay. Trong thời gian đó vô số những vi sinh vật tham gia tích cực vào việc “cải tạo” nước biển: chọn cácbônát đồng thời thải mọi loại clorua. Do đó, trong nước biển cácbônát càng ngày càng trở nên ít đi, còn clorua thì tăng lên.
Dù các quan niệm trên như thế nào, sự sống của quả đất do nước sinh ra và không thể tồn tại nếu thiếu nước. Chẳng phải vô cớ mà trong các câu chuyện cổ tích “nước trường sinh” lại làm cho con người chết đi sống lại.
Vậy nước là gì?
Hai nhà hoá học, Humbon và Gay Luytxac đã chứng minh, hai nguyên tử hydro và một nguyên tử ôxy kết hợp lại thành phân tử nước.
Ta đã biết có ba chất đồng vị: nhẹ, nặng và cực nặng. Cả ôxy cũng vậy: một đồng vị có trọng lượng là 16, đồng vị khác là 17, đồng vị thứ ba là 18.
Nước là hỗn hợp của 42 chất, là những hợp chất của ba hydro và với ba ôxy khác nhau, về cơ bản gồm có nước nhẹ, cả một ít nước nặng, nặng vừa và cực nặng.
Nước là chất khoáng thực thụ nhất và cũng kỳ lạ nhất. Cũng như các chất khoáng khác, nó được đất sinh ra trong buổi bình minh của trái đất, khi đất còn nóng bỏng như lửa. Hoà hợp với các chất bị nóng chảy khác, nước ngưng tụ lại trong đá hoa cương và badan. Vì thế mà hơi nước bốc ra với tiếng kêu “ùng ục”, từ loại đá hoa cương nóng đỏ. Khi các núi lửa từ lòng đất phun ra các phún thạch nóng chảy thì đồng thời có cả nước nữa - 40 triệu tấn mỗi năm. Trước kia nước này chưa từng có trên mặt đất: bởi lẽ ấy nên người ta mới gọi nó là nước nguyên sinh, nước “non”.
Còn nước “không non” từ lâu đã “ngụ cư” trên mặt đất thì quanh ta rất nhiều. Lúc thì nó chảy trên sông, trên đại dương ở thể lỏng, lúc nó bốe hơi bay tít tầng mây, lúc nó đóng băng trong mùa đông rét buốt.
Nó là một vòng luân hồi nhất quán, là một chất lỏng kỳ lạ, nhờ tính chất thường của nó mà sự sống mới phát triển và tồn tại.
Người ta cho rằng nước nóng chảy và sôi ở nhiệt độ thấp hơn nữa thì trên quả đất sự sống không thể nào có được. Điều này có nghĩa là trên quả đất sẽ không có nước ở dạng lỏng cũng như rắn mà chỉ có hơi nước trong bầu trời, nếu như không có tính dị thường do các liên kết đặc biệt giữa các phân tử nước sinh ra.
Nhiệt dung nước lớn hơn sắt tới mười lần. Nước nóng lên chậm hơn cát năm lần. Muốn đun nóng một lít nước lên một độ cần phải có một lượng nhiệt nhiều gấp 3.300 lần so với khi đun nóng một lít không khí. Thế nhưng khi nước nguội đi, nó trả lại toàn bộ số nhiệt mà nó lấy khi được đun nóng lên.
Do khả năng tuyệt vời biết nuốt nhiệt mà nhiệt độ của nước khi đun nóng lên và lúc nguội đi thay đổi không đáng kể, cho nên những loài sống ở biển không bao giờ phải lo nước quá nóng hoặc quá lạnh.
Muốn làm cho nước bốc hơi cần phải có một lượng nhiệt nhiều hơn lượng nhiệt làm cho nó sôi là năm lần rưỡi.
Nếu không có tính chất này thì khi nắng hè cho dù nước bốc hơi chậm rất nhiều đi nữa hồ và sông mùa hè hắn sẽ cạn nhanh đến đáy và mọi sự sống trong đó sẽ chết hết.
Khi đông đặc nước cũng thải nhiều nhiệt. Một lít nước khi biến thành băng có thể đun nóng (lên một độ) 250 nghìn lít không khí. Vì vậy mà vào những đêm đông giá lạnh người ta lại đặt các thùng nước vào trong nhà: khi đóng băng nước toả nhiệt và sưởi ấm không khí.
Khi đông đặc, nước nở ra tới 9 phần trăm so với thể tích ban đầu. Điều này giải thích tại sao băng bao giờ cũng nhẹ hơn nước chưa đông đặc, nổi lên trên và vì thế mà bể chứa nước ít khi bị đóng băng đến tận đáy. Lớp băng phủ trên mặt là một máy điều nhiệt tốt bởi tính dẫn nhiệt của băng cũng như của nước rất thấp.

*

Các lớp nước lạnh hơn nữa nằm ở trên lớp 4°c bởi tỉ trọng và cả trọng lượng của nó nhỏ hơn. Vì thế mùa đông ở dưới đáy hồ, ao hoặc sông lại ấm hơn.
Sự dị thường kỳ lạ này đã cứu sống tất cả các loài động vật nước ngọt trú đông tại các sông ao và hồ. Trong tất cả các chết lỏng, trừ thuỷ ngân, nước có sức căng bề mặt lớn hơn cả.
Các lực không bù móc nôi vào nhau giữa các phân tử. Ở bên trong chất lỏng sự hút đẩy lẫn nhau giữa các phân tử là cân bằng. Nhưng ở trên bề mặt lại không. Các phân tử của nước nằm sâu hơn thường kéo các phân tử ở trên cùng xuống dưới (không có cái gì kéo chúng mạnh đến như thế, bởi vì trên đó chỉ có không khí chứ không có nước). Vì thế hạt nước có khuynh hướng kéo ra thành hạt nhỏ. Các lực căng bề mặt kéo nó ra. Giọt nước tựa như được gói ghém vào một cái màng bề mặt rất bền chắc.
Bề mặt của nước bao giờ cũng căng ra thành một màng hết sức mỏng gồm các phân tử. Muốn phá võ cái màng đó cần phải có một lực, mà lại không phải là lực nhỏ. Loài côn trùng như những con bọ đo nước chẳng hạn, chạy trượt trên mặt nước ấy như trên mặt sàn đánh xi. Các ấu trùng muỗi cũng bám vào màng đó, rồi chúc ngược xuống. Thậm chí đến cả những con ốc sên có vỏ rất cứng cũng bò trên mặt nước. Chúng nặng hơn nước mà không hề bị chìm, vì có màng nước giữ chúng. Lại có cả loài thằn lằn chạy trên mặt nước mà không bị chìm. Trong đó có những loài thằn lằn rất to sống ở các vùng nhiệt đới thuộc châu Mỹ.
Ngoài ra nước là dung môi tốt nhất trên thế giới. Nó hoà tan được rất nhiều chất nhưng bản thân nó lại là chất trơ, không hề bị các chất khác làm nó hoà tan hay thay đổi.
Nhờ có tính chất này mà nước trở thành nơi đem đến sự sống. Các dung dịch của tất cả các chất tuần hoàn trong cơ thể chúng ta đều được chế tạo trong nước. Các chất đó ít thay đổi trong dung dịch như vậy và bản thân dung môi - tức là nước - có thể được sử dụng nhiều lần.
Có thể nói sự sống do nước sinh ra và được sinh ra ở trong nước luôn tự tạo ra cái nôi nước cho mình.
Nước được sinh ra và cũng phân huỷ ngay đấy, ở trong các mô, còn các chất khác được cấu tạo nên cũng từ các nguyên tố của nước. Năng lượng của sự sống dùng ôxy lấy từ nước để ôxy hoá thức ăn đã tiêu hoá trong các ti lạp thể.
Nước lưu thông ở các dung dịch trong tế bào, giữa các tế bào và trong máu. Toàn bộ cơ thể con người là một cơ cấu nửa lỏng được cấu tạo bằng nước, nói cho đúng hơn tức là bằng những dung dịch nước đơn giản và keo.
Nước còn được dùng vào việc tiêu hoá thức ăn, chế tạo ra các “dịch vị” của các tuyến khác nhau, vào việc tiết mồ hôi mà mục đích chủ yếu là làm lạnh “bộ máy” sống bị nóng quá (tới lít rưỡi trong một ngày một đêm, kể cả khi ở trong bóng râm và nơi khí hậu ôn đới).
Nước còn cần thiết cho cả sự hô hấp: hơi nước ít nhiều ngưng tụ làm giảm nhẹ việc máu hút ôxy và thải khí carbonic ra khỏi máu. Khi chúng ta thở bằng phổi tức là chúng ta tống ra ngoài từ 300-400g nước trong vòng một đêm. Còn da thì trong khi thở lại tiêu tốn một lượng nước, thậm chí còn gấp hai lần thế nữa. Cơ thể dùng nước để bài tiết toàn bộ chất thải bình thường ra ngoài cũng đòi hỏi khá nhiều nước.
Vậy không có nước thì không thể có sự sống trên quả đất bởi không có nước sẽ không có ôxy, mà không có ôxy thì con người sẽ không thể tồn tại.
Quá trình tiến hoá của sinh vật
Hành tinh của chúng ta được hình thành từ một số chất, trong đó có một số nguyên tố rất hiếm. Theo các nghiên cứu, con người, cây cối, núi non đều được cấu tạo bằng một thứ vật chất. Thực ra trong con người có nhiều ôxy và nitơ, còn núi thì có nhiều ôxy và silic. Nhưng cả hai đều có hydro, lưu huỳnh, sắt, canxi và magiê cùng với rất nhiều nguyên tố khác nữa. Nếu đem nguyên vật liệu cấu tạo nên hai kỳ quan của thiên nhiên ấy ra phân tích thì có thể nói rằng: con người và cây cối núi non trong một chừng mực nào đó vốn là hai anh em - vì cả hai đều từ trái đất sinh ra, nhưng chất liệu cấu trúc nên con người và ngọn núi khác hẳn nhau: một đằng là hữu cơ, còn đằng kia là vô cơ.
Các cơ thể sống có nhiều vô kể trên mặt đất. Muốn hình nghìn vẻ của chúng vô cùng, vô tận. Mặc dù vậy, tất cả chúng ta đều là sinh vật, đều là một thế giới thông nhất và đặc biệt cùng chung sống trên hành tinh. Tuy nhiên, vẫn có ranh giới giữa vô cơ và hữu cơ, động vật và thực vật gồm các chủng loại, các loài. Từ xưa, con người đã đặt câu hỏi: Ai đã quyết định sự phân chia ranh giới ấy?
Quan niệm của tôn giáo và thần thoại cho rằng, sinh vật và con người do một vị thần, một vị chúa sinh ra. Quan niệm chẳng lý giải được nguồn gốc khởi đầu của sự sống. Bởi vậy, từ lâu khoa học đã không xem đức Chúa Trời là một giả thuyết đáng đem ra để bàn cãi.
Các học thuyết khoa học giải thích nguồn gốc sự sống trên quả đất theo những cách khác nhau.
Sự sống ở trên trái đất được đưa từ trên trời xuống mà trên trời thì linh hồn của sự sống đã tồn tại và tồn tại vĩnh cửu. Chỉ cần có những điều kiện thích nghi tương đối đầy đủ xuất hiện trên một hành tinh nào đó thì lập tức “các hạt giống” từ vũ trụ xa vời sẽ bay tới ngay. Đó là các bào tử vi khuẩn và các mầm sống khác, giả thuyết như kiểu “phôi vũ trụ”. Chúng ta đã được các luồng ánh sáng mang đi từ chỗ nọ qua chỗ kia trong vũ trụ.
Giả thuyết này không thuyết phục mặc dầu cách đây không lâu người ta đã phát hiện thấy chất hữu cơ, hình như là tế bào vi khuẩn trong các thiên thạch, tất nhiên điều này đã thu hút sự chú ý hết sức đặc biệt của các nhà khoa học.
Giả thuyết thứ hai giải thích sự sống xuất hiện trên quả đất do kết quả của sự tương tác hết sức hiến hoi và gần như là duy nhất giữa các lực hoá, lý và lực vũ trụ. Hệt như trò chơi ném xương xếp hình mà vô tình tất cả đều khớp với nhau một cách thuận lợi và sự sống đã có cơ hội thắng cuộc.
Loại giả thuyết thứ ba cho rằng: sự sống là một quá trình hoàn thiện của thiên nhiên có logic và có qui luật. Vật vô sinh đến một mức độ phát triển nào đó tất yếu sẽ biến thành vật hữu sinh. Bởi lẽ, trong vũ trụ sinh vật là bộ phận hữu cơ hơn hết thảy. Theo cách gọi của các nhà vật lý học thì nó có một hàm lượng entropi tối thiểu. Vả lại tất cả mọi thứ trong vũ trụ đều cố đạt cho kỳ được entropi tối đa. Duy chỉ có sự sống đã cản trở quá trình đó là đã hoàn lại cho thế giới số năng lượng tự do - phi entropi.
Ngày nay không có nhà khoa học nào nghi ngờ về điểm khởi đầu kỷ nguyên vũ trụ của nhân loại đã nảy sinh từ biển. Tại đây vật vô sinh trong quá trình phát triển thần tốc của mình đã vượt qua ranh giới thần bí và đoạt được một phẩm chất mới vô giá - đó là hữu sinh. Tại đây sự sống đã ra đời.
Đầu tiên từ axit amin hoà tan trong nước đại dương nguyên thuỷ đã hình thành nên những giọt côaxecva, prôtit đặc. Chúng đã bước đi những bước đầu tiên trên con đường tiến hoá của sự sống - mở đầu sự trao đổi chất với môi trường xung quanh. Chúng sinh sản bằng cách phân đôi, dần dần kiếm thêm được những cơ chất sống quan trọng khác rồi biến thành cấu trúc đơn bào hiển vi. Những giọt prôtit có khả năng tồn tại được trong sự phát triển cá thể hỗn tạp sơ khai là nhờ có tính trạng diệu kỳ - sự di truyền. Vật hữu sinh đã có sự bất tử thực thụ. Mỗi sinh vật sau khi chết, mật mã di truyền vẫn tiếp tục tồn tại trong các thế hệ con cháu mình. Trong số hàng triệu loại phát triển chỉ còn lại những loại tốt nhất có khả năng thích nghi cao độ với tất cả những gì bao bọc ở xung quanh. Chúng chỉ giữ lại và truyền cho con cháu những tính trạng quý giá nhất của mình. Những thế hệ kế tiếp sau khi đã hoàn thiện được các tính trạng đó, lại truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác như cuộc chạy tiếp sức.
Chất keo biển (không phải là tất cả, mà chỉ là một phần) đã sớm tìm được chất xanh kỳ diệu - diệp lục.
Không phải chỉ có màu xanh mà nó còn có khả năng bắt lấy năng lượng mặt trời để phục vụ cho lợi ích của sự sống. Rồi nhờ các foton mà các chất cần thiết cho sự sống như đường và các chất khác được hình thành. Thực vật đã ra đời như thế đấy.
Công việc đầu tiên đã hoàn thành. Tiếp theo, sự sống đã phát triển với tốc độ nhảy vọt. Chuyện này diễn ra cách đây vào khoảng ba tỉ năm về trước, tại vùng nước được mặt trời sưởi ấm - vùng nước cạn của cổ đại dương. Cái nôi chính ra đời tại chôn này đây. Tại đây biển đã sinh dưỡng những đứa con đầu lòng của mình.
Từ đấy về sau, khi đã đủ sức lực, chúng đã tiến lên chiếm lĩnh đat liên.
Một số sinh vật đơn bào cổ sơ thường tập hợp lại với nhau tạo thành một tập đoàn - bao gồm nhiều tế bào giống nhau. Hình như từ những khôi liên minh nguyên thuỷ ấy mà sinh ra động vật đa bào với cơ thể mà thực chất vẫn là một tập đoàn, nhưng không phải là những tế bào đồng nhất mà đã bắt đầu có sự khác nhau, bởi mỗi nhóm tế bào chuyên hoá được gọi là mô đã có cấu trúc riêng biệt và thực hiện những chức năng xác định trong cơ thể. Nhóm tế bào này thì đảm bảo sự dinh dưỡng chung cho cả “tập đoàn”, nhóm kia làm nhiệm vụ bảo vệ nhóm thứ ba - chuyển động, nhóm thứ tư chuyên lo sinh nở v.v… Tuy thế một vài nhà sinh vật học vẫn còn cho rằng, động vật đa bào không phải sinh ra từ các tập đoàn tế bào đồng nhất, mà là từ các tập đoàn tế bào khác nhau. Ngay từ đầu cũng đã có sự khác nhau về nguồn gốc của tế bào đó, nên đã có thể dễ dàng thích ứng với những bộ phận khác nhau trong cơ thể.
Theo các nhà khoa học, sinh vật đi tiên phong của đại cổ sinh trong kỳ địa chất thứ nhất đã ra đời vào kỷ Cambri - khoảng 600 triệu năm về trước. Vào thời kỳ này trong biển cả các sinh vật đơn bào đã chung lưng đấu cật với động vật đa bào, như hải miên, pôlíp, sứa, sao biển (Asterozoa), hải sâm, giun, thân mềm, tôm, của… nói tóm lại là ngành chân mang.
Các nhà khoa học còn cho rằng thời kỳ này còn xuất hiện ngành động vật không xương sống, thậm chí cả ngành có dây sống nữa nhưng do chúng quá mềm nên không có khả năng tồn lưu. Tuy nhiên thời kỳ này cá chưa xuất hiện.
Bước sang giai đoạn sau đó, ở kỷ Silur mới xuất hiện thuỷ tổ đầu tiên của loài cá. Nhưng đó vẫn là những con cá chưa hoàn chỉnh, chưa có đôi vây bơi, chưa có hàm (mồm chỉ là một cái khe đơn giản không có răng). Cơ thể gồm có một lớp sụn hoặc “gai nhọn” bao bọc. Những con vật đầu tiên có hình thù giống cá ấy được gọi là cá khiên Osracodermi, nguyên nghĩa tức là “vỏ răn, da giáp”.
Sự tiến hoá đã đưa các con vật ngành dây sống (Chordata) nguyên thuỷ, có thể là cả cá lưỡng tiêm thành những con cá khiên không hàm. Loài vật dị kỳ này cho đến nay vẫn còn sống vùi trong cát ở những vùng biển nước cạn nhiệt đới.
Cá lưỡng tiêm chỉ có hình dạng bầu dục là giống với cá. Chúng không hề có vây bơi chính thức, không có hàm, không có xương, không có mắt, không có tai (mặc dầu nó cảm thụ được ánh sáng qua bề mặt gần như trong suốt của cơ thể). Cá lưỡng tiêm luôn luôn sống vùi mình trong cát và chỉ chừa có cái đầu ló ra ngoài. Há mồm ra, cá lưỡng tiêm hớp lấy nước rồi lọc ra các vi sinh vật để ăn. Nước còn lại được thải ra ngoài qua khe ở hai bên đầu.
Chính những cái khe làm nhiệm vụ thải lọc lúc ban đầu này về sau phát triển thành mang cá (rồi sau đó là hàm cá).
Còn dây sống là một sợi sụn được thiên nhiên kéo dài từ đầu đến đuôi ở bên trong cơ thể cá lưỡng tiêm. Đó là mầm mông đầu tiên của cột sống.
Như vậy có nghĩa là những loài vật hao hao giống cá lưỡng tiêm đều là tổ tiên không phải chỉ riêng của giống cá mà còn là của các loài có xương sống nói chung như chim, rắn, thú rừng và bao gồm cả con người nữa. Điều đó không làm cho ai phải ngờ vực. Nhưng nguồn gốc từ đâu đã sinh ra sinh vật có dây sống đầu tiên? Đây mới là vấn đề đã gây ra nhiều cuộc tranh luận nảy lửa.
Trừ có ngành thân mềm (Mollusca) là không thấy người ta đem ra bàn luận một cách nghiêm túc, còn hầu hết các loài động vật không xương sống khác đã từng được liệt kê vào hàng tổ tiên xa xưa của con người.
Da của những con cá khiên cổ không hàm, dòng giống của cá lưỡng tiêm mềm yếu đều có răng gai bao bọc. Vây là bản chất răng được thể hiện. Những đứa con đầu lòng của động vật có xương sống đã khoác trên mình những tấm áo giáp và vũ trang từ đầu đến đuôi bằng nhiều răng gai nhọn nhỏ. Về sau, ở trên da không còn đủ chỗ nữa cho nên một phần răng gai bị đẩy vào miệng và đã leo lên hàm (vào thời gian này loài cá cổ đầu tiên lại đã có thêm hàm (từ cung mang thứ nhất).
Bộ răng trên áo giáp sau đó đã biến thành vẩy. Nhưng các loài cá nhám vẫn còn lưu lại trên bộ da của mình những chiếc răng ấy. Cho đến nay da của nó vẫn là da giáp răng gai: răng mọc khắp thân cá.
Vào lúc này một cuộc di cư vĩ đại của các loài cá đã được diễn ra: từ biển vào sông. Chúng di cư vào sông nước ngọt rất có thể là để thoát khỏi những con bọ cạp khổng lồ (Gigantostraca) - là tổ tiên và là họ hàng thân thuộc của bà con nhà Sam (Xiphosuara) mà cho đến bây giờ vẫn còn sống ở một số đại dương.
Những con vật bốn chân đã từ hồ lên cạn. Các loài cá sống ở đây 350 triệu năm về trước và đã thở cả bằng mang lẫn phổi. Do đó mà người ta gọi chúng là loài phụ cá phổi. Không có phổi thì chúng khó lòng mà sống nổi trong lòng nước bẩn hôi thôi. Trong hồ nguyên thuỷ nghèo ôxy, một trong số những những loài có răng mang đã ăn thực vật (như hiện nay gọi là cá phổi hiện đại). Các loài khác, cá vây tay thì ăn tất cả những gì mà nó có thể bắt được. Chúng thường rình mồi, bắt mồi và đánh độc các con mồi đó. Chất độc do tuyến vòm miệng tiết ra theo các ống dẫn ở trong răng, nếu các nhà nghiên cứu cá không sai lầm gì trong việc xác nhận tuyến gian hàm của các loài cá vây tay là tuyến độc.
Sau này những con cá vây tay trong nhóm cá cổ Cetacant lại di chuyển về biển. Nhưng ở đây chúng gặp phải chuyện không may; tất cả đều đột nhiên chết hết (trừ cá Latimeria).
Những con cá cổ đại thở bằng phổi đều có những bộ vây kỳ diệu kiểu bàn chân có xương phần đốt giống như bàn tay và có những hệ cơ khoẻ. Chúng đã dùng những chiếc vây này để bò trên mặt đáy. Chắc là nó cũng đã từng bò lên bờ để nghỉ ngơi và hít thở cho thoải mái (trên cạn hồi đó còn rất hoang vu). Dần dà những bộ vây cà kheo đã biến thành những cặp chân thực thụ. Cá rời nước lên sống trên cạn.
Thế nhưng nguyên nhân nào đã thúc đẩy cá rời bỏ nơi chôn rau cắt rcứi lên trên cạn?
Trước hết, việc này được đặt ra là do thiếu dưỡng khí nhưng không phải như vậy, bởi khi nào chúng cảm thấy trong môi trường nước thiếu dưỡng khí chúng có đủ điều kiện nhoi lên mặt nước để thở hít không khí trong lành.
Như vậy, việc thiếu dưỡng khí không phải là nguyên nhân buộc cá phải thay đổi quê quán của mình. Người ta đặt câu hỏi có phải nạn đói đã xô đẩy chúng lên cạn không? Câu trả lời là trên cạn lúc bấy giờ là cả một vùng hoang địa mênh mông, thức ăn hiếm hơn biển và hồ nhiều.
Vậy có phải do bị đe doạ không? Câu trả lời là cũng không phải, vì các loài cá vây tay là những sinh vật lớn nhất và là loài ăn thịt khỏe nhất trong các hồ nguyên thuỷ ở thời đó.
Nguyện vọng ở lại trong nước chính là điều đã thúc đẩy cá rời bỏ nước ra đi. Vào thời đại xa xăm ấy các vũng nước lục địa không sâu lắm và thường bị khô cạn luôn. Hồ biến thành bãi lầy, bãi lầy thành vũng nước đọng. Và cuối cùng các vũng nước đọng lâu bị cạn khô vì ánh nắng mặt trời cháy bỏng. Những con cá vây tay đã dùng những đôi tay (chân) kỳ diệu của mình và đã bò tương đối tốt ở trên mặt đáy rồi bây giờ buộc phải tìm nơi nương náu mới, hồ ao mới tràn đầy nước để trốn tránh khỏi nanh vuốt của thần chết.
Trong khi tiến hành tìm kiếm các nguồn nước, cá đã buộc phải bò men theo bờ trên một đoạn đường khá dài. Thế là chỉ những con nào biết bò giỏi, có khả năng thích nghi mau lẹ với cách sống trên cạn mới sống sót được. Cứ như thế, dần dần trải qua một cuộc chọn lọc đẫm máu, cá đã tìm được tổ quốc mới. Chúng trở thành dân cư của hai môi trường - cá ở nước và cá ở cạn. Động vật lưỡng cư hay còn gọi là Amphibia ra đời. Rồi từ chúng đã sinh ra loài bò sát, tiếp đến là loài có vú và chim. Và cuối cùng sự xuất hiện của loài người.