Chương II
SỰ BÍ MẬT LẠ LÙNG

     ến ngủ trước nhất và thức dậy sớm nhất. Nó dụi mắt bò dậy, tai nghe văng vẳng đằng xa có tiếng động lạ. Y như có nhiều người đang đà sới, cày cuốc gấp rút lắm. Mặt trời ngả bóng về Tây chói ánh sáng nắng xiên qua tảng đá lớn. Thi đã chọn để che bớt ánh sáng làm chỗ cho bọn trẻ ngủ trưa. Yến len lén nhô đầu lên khỏi tảng đá nhìn về hướng có tiếng động. Lạ quá, rõ ràng trước mắt con bé là một người đàn ông trung niên, râu quai nón đang chỉ trỏ cho ba người trẻ tuổi lực lưỡng lấp đất che lại phần đường hầm bị sụp bởi bọn chúng lúc sáng. Ông ta săm soi kỹ lưỡng từng chút một có vẻ hài lòng. Ông nói gì với ba người kia, Yến không nghe được vì gió ngược chiều. Bọn trẻ ở đầu gió và bốn người kia ở cuối gió.
Yến phân vân nghĩ ngợi không biết nên gọi anh Thi, Bình và Đĩnh dậy hay để yên cho họ ngủ. Nó nhìn đồng hồ ở tay Thi. Ba giờ rưỡi chiều, còn sớm quá. Bốn giờ bắt đầu khởi hành về là vừa. Yến đụng vào tay anh lúc nào không biết. Thi trở mình, ú ớ. Nhân dịp Yến lay anh nhè nhẹ:
- Anh Thi dây đi. Em thấy có chuyện lạ lắm. Đừng ngái ngủ nữa. Dậy đi anh.
Yến ghé sát vào vành tai anh mà hét nho nhỏ. Tuy thế cũng đủ cho Thi ngáp dài, vươn vai:
- Gì thế hả Yến? Em lúc nào cũng làm rộn anh.
Miệng nói vậy nhưng Thi núp sau tảng đá nhìn về hướng đường hầm theo em gái chỉ. Lúc này gió bắt đầu xoay chiều lành lạnh, hai anh em nghe được tiếng họ nói, tiếng còn tiếng mất. Hai đứa nhìn nhau đoán không ra manh mối. Yến bảo anh:
- Họ nói gì mà có chữ đào hầm hả anh Thi? Đúng rồi, em nghe rõ họ nói đường hầm này họ mới đào cách đây một năm. Nhà bỏ hoang ai tốn tiền đào hầm xung quanh làm gì hở ảnh Thi?
Thi gật gù:
- Anh thấy có gì khuất tất, họ làm gì phải đào hầm? Nhất là đào cả bốn hướng quây tròn lấy căn nhà. Phòng thú dữ xâm nhập chỉ cần một hướng Tây giáp với rừng già cũng đủ.
Đúng là họ không muốn người lạ xâm nhập vào bên trong.
Yến nhận xét:
- Em thấy bốn người không ai có vẻ là thợ săn thú hết, anh đồng ý không? Thợ săn phải có súng dài, nếu bẫy thú bằng hầm thì phải mang thêm lao nhọn, giáo mác. Đàng này họ chỉ cầm theo mấy cái cuốc xẻng nhỏ. Chẳng lẽ họ là thợ đào hầm quanh năm lo sửa sang đường hầm ấy? Ai trả tiền cho họ.?
Có tiếng nói cất lên thình lình sau lưng hai anh em:
- Đúng đấy anh Thi ạ, chúng mình không nghe nói có ai ở trong ngôi nhà bỏ hoang đó. Mấy người này ở đây làm gì?
Yến ôm lấy ngực:
- Anh Bình làm Yến hết hồn. Thức dậy thì phải báo cho biết trước, anh nói sau lưng đột ngột làm Yến suýt hét lên đấy? Cả anh Đĩnh cũng dậy rồi à?
Đĩnh gật đầu góp chuyện:
- Hay là họ là kẻ cướp thì từ một năm nay mình phải nghe nói có lộn xộn, ăn hàng ở vùng quanh đây chứ? Đằng này xóm mình và miền xa của người Thượng đều yên ổn cả mà.
Đĩnh bí, hết đường cãi vẫn cố đưa thêm ý kiến:
- Có thể họ không phải là cướp nhưng đang hành động một vụ mờ ám.
- Tại sao lại mờ ám? - Bình hỏi thử bạn.
- Không mờ ám sao lại chẳng muốn người khác tới “nhà” của họ. Ví dụ cho là họ ở nhờ trong nhà bỏ hoang hay trong vườn cây âm u. Làm sao họ muốn trốn lánh thiên hạ, không thích ai biết có người sống trong nhà bỏ hoang lâu năm,
Bình chép miệng:
- Có thể là những ẩn sỹ của thời đại.
Câu này Bình học được của ông thầy dạy Việt văn lớp đệ tử trong niên khóa vừa qua. Đươc dịp là Bình sổ ra liền, chứng tỏ tài học thông thái của mình.
Yến thắc mắc:
- Ẩn sỹ là gì cơ?
- Là người ở ẩn lánh mặt trong một thời gian nào đó. Họ thường ở nơi hoang vu, hiểm trở, rừng xanh núi đỏ như Trang Tử, Lão Tử ngày xưa.
Thi bắt bẻ:
- Ẩn sỹ cần gì phải đào hầm bẫy thiên hạ? Lỡ người ta té gãy chân, lọi tay thì sao?
Bình nói trơn đi:
- Tao giỡn thế thôi mày tưởng thật hả Thi. Lúc này tao chẳng bảo Yến nói đúng là gì? Mấy người này làm việc không lành rồi Thi ạ. Tao nghi quá.
- Nghi là họ có mục đích bí mật. Ban nãy mày có nghe họ nói cái gì vàng với hột xoàn đó không?
- Có chớ.
- Vậy là đúng rồi. Mình về báo cảnh sát tới ngay.
- Nói ai tin. Mình nổi tiếng phá phách trong vùng. Cảnh sát nào có đủ can đảm nghe mình thuật hết câu chuyện mà không nổi sùng lên tát cho mấy cái?
- Đành vậy. Mình theo dõi bí mật. Chừng nào có đủ chứng cớ thì báo cảnh sát.
Thi gạt đi:
- Tao tưởng chỉ đường hầm đào bí ẩn kia là đủ bằng chứng buộc tội bọn bất lương?
Yến gặng lại anh:
- Anh có chắc nghe nói họ đào đường hầm mới cách đây một năm không? Có thể có từ trước, mình nghe lầm thì sao? Chúng ta chưa đến đây chơi bao giờ anh biết chắc chắn thế nào được?
Thi không trả lời xuôi, hai bên cách nhau quá xa, cả 200 thước, nó chẳng thể nào hoàn tòa tin tưởng ở tai mình. Bốn người lạ kia đã làm xong việc sửa lại đường hầm. Người râu quai nón chợt nói rất lớn tiếng. Lần này thì cả bốn đứa đều nghe:
- Tao thấy kỳ cục lắm. Hình như là có người đến đây. Vết đất cát lộn xộn bôi xóa nhiều lượt có dấu chân người.
Ba người kia xem kỹ lại, lắc đầu:
- Chắc không phải đâu ông Tư à. Nếu là người sụp hố thì lên sao được. Phải nằm dưới hầm đợi tụi mình khiêng ra thôi.
Một người góp ý:
- Có thể là gấu con lắm. Bàn chân gấu giống hệt chân người trên đất. Tiếc là ở đây không rõ các ngón chân. Nếu biết số ngón là rõ người hay gấu ngay. Gấu con mới lớn mạnh lắm. Nó vượt hầm như chơi, đâu có nặng nề bị thịt như gấu lớn.
Đến đây bốn đứa trẻ nhìn nhau. Vết chân chúng có hằn trên mặt đất ẩm thật nhưng vì lúc té chồng lên nhau, giỏ đồ ăn kéo lên thảy qua ném lại xóa gần hết dấu vết rồi. Bọn người trước mặt chú ý quá kỹ lưỡng. Bốn đứa cùng thắc mắc thì lão râu xồm tiếp theo:
- Tao chỉ cầu trời cho mày nói đúng. Gấu thì được. Người đến đâu thì phiền cho chúng mình lắm. Anh Hai đã bắt tụi mình ngụy trang nhà hoang thật kỹ, đừng để ai chú ý đến thì mình dễ làm việc hơn. Mình còn ở đây lâu mà.
Thi nhìn em. Con bé gật đầu đưa cái diều giấy và cuộn giây ny-lông thả diều cho Thi xem. Con bé được việc đấy chứ. Nó thu cái diều về lúc nào Thi không hay. Bốn người kia mà thấy có con diều vướng trên cây tất biết ngay là có người đến “viếng” họ bất thình lình.
Họ tiếp tục nói chuyện với nhau, nhưng lần này bốn đứa trẻ không nghe được gì cả. Họ nói nhỏ quá, đôi lúc còn ghé sát vài tai nhau thì thầm kín đáo. Rồi họ bỏ đi về hướng tòa nhà bỏ hoang. Vậy là đúng họ sống trong đó rồi còn gì.
Thi suy nghĩ lung lắm. Nó chưa biết có nên báo cho cảnh sát hay không? Bây giờ thì rõ ràng bọn người kia là gian phi làm ám muội. Thi bỗng thấy trong đầu dâng lên sự can đảm và mạo hiểm phi thường. Nó hỏi ba đứa kia:
- Chúng mày có gan không?
- Có chứ. - Cả ba đồng loạt trả lời.
- Vậy thì tụi mình làm thám tử một phen theo dõi bạn gian này. Tao biết là nguy hiểm lắm, ba tao nói cách đây mười năm có người lực lưỡng giỏi võ chết thảm thương trong khu vườn này. Bọn gian sống được trong vườn là còn nguy hiểm hơn cả khu vườn ấy nữa. Không chừng chúng có dính dáng đến cái chết của người kia cũng nên.
Yến chép miệng:
- Chúng mình tìm ra điều bí mật xong xuôi mới báo Cảnh sát để họ phục tài mình chơi hả anh Hai?
- Anh cũng định thế. Nhưng chẳng biết có thành công được không?
Bình hưởng ứng:
- Kể cũng khó khăn thật. Nhưng người muốn là trời muốn. Nhất là lần này là mình làm việc phải chứ có phá phách ai đâu.
Đĩnh cười gượng. Nó nhát gan nhất trong ba đứa con trai. Bề ngoài nó hay dùng danh từ dao to búa lớn, làm cử chỉ hùng hổ tạo cho mình một cái vỏ cứng nhưng bên trong yếu xìu, như bún thiu. Việc nhảy qua hố đào ban trưa là một chứng cớ cụ thể nhất.
Đĩnh sợ các bạn, nhất là Yến biết được ý nghĩ sợ hãi khiếp nhược của mình sẽ chế giễu nên phải vờ hăng hái:
- Tao quyết làm cho ra lẽ vụ này. Thi à. Mày có công tác gì khó cứ đưa cho tao.
Thi gật đầu mỉm cười. Nó biết quá rõ thằng bạn này:
- Giao thì dễ nhưng chỉ sợ mày từ chối hay đi nửa đường lại lộn về chẳng dám đến tận nơi xem xét. Mày nhớ hôm thăm thằng Ân bị xe đụng chết dưới nhà nó không?
Đĩnh bị tấn công đúng vào nhược điểm xín vín. Số là câu chuyện thế này: Ân là bạn cùng lớp với Thi, Đĩnh và Bình, chẳng may bị xe vận tải húc thiệt mạng. Thương bạn, Thi rủ ngay Đĩnh và Bình tới thăm và chia buồn với gia đình Ân. Lúc giở tấm vải trắng toát phủ xác Ân lên nhìn mặt bạn. Đĩnh mất hết hồn vía hét lên một tiếng kinh khủng rồi chạy như điên ra khỏi phòng quàn xác. Nó tưởng tượng Ân nhổm ngồi dậy thành quỷ nhập tràng rượt theo bóp cổ và truyền hơi lạnh của thây ma vào người nó cho đến chết. Nó chưa muốn chết nên phải bỏ chạy. Đó là lời giải thích của nó với Thi và Bình. Hai đứa này lúc về cằn nhằn Đĩnh mãi. Nào là bất lịch sự, cư xử không ra con người có học, nhát thế còn đến nhà có người chết làm gì. Thi bực mình nhất, nó vội vàng ngỏ lời xin lỗi cha mẹ Ân và phóng theo lôi cổ Đĩnh lại. Thằng bé này mười phút sau mới tỉnh táo. Nó bớt sợ rồi. Đi với Đĩnh chỉ tổ mất mặt anh em hết. Đĩnh ức về lời nói ấy lắm. nhưng quả đúng nó không cãi lý vào đâu được.
Thi đề nghị với các bạn:
- Hay là để tao và Bình theo dõi thôi. Yến và Đĩnh ở nhà đi bắn chim câu cá cũng thú chán. Có tụi bây theo dễ lộ lắm.
Đĩnh bị chạm tự ái vì Thi sắp nó ngang với Yến. Con trai phải hơn con gái chứ. Nhát mấy thì Đĩnh vẫn là con trai. Nó quả quyết bảo Thi:
- Mày đừng ỷ là Chúa Đảng bắt ức tao. Lúc trước khác, bây giờ khác. Tao hết nhát lâu rồi. Tao nhất quyết đi theo mày và thằng Bình phen này. Để Yến ở nhà một mình được rồi.
Yến phản đối:
- Anh Hai phải cho em đi theo. Em can đảm lắm (nó tự khoe khoang). Nếu anh Hai không chịu, em về mách mẹ thì anh Hai hết đi được.
Thi đành chấp nhận hết:
- Ờ thì đi theo. Tôi có cản ai đâu. Có điều Yến đừng khóc như trưa nữa nhé. Bây giờ lớn quá rồi bắt anh dỗ hoài mệt lắm.
Yến cười ngỏn ngoẻn. Nó hứa đấy rồi quên đấy có ai bắt lỗi nó đâu. Nó cứ ừa bừa đi nào có thiệt thòi chi. Miễn được đi theo anh Thi cho vui là được. Yến có những tính tình thật con gái và thật con trai trong người nó. Nó bướng bỉnh cứng đầu lắm nhưng hễ ai hơi nói động đến là khóc. Nó tò mò thích tìm hiểu việc lạ nhưng sợ đòn, lúc cây roi sắp vụt xuống là lạy van rối rít xin tha. Nhờ thế mà nhiều khi cả hai anh em phạm tội một lượt mà Thi bị đánh đòn trong lúc Yến chỉ bị phạt quỳ sơ sơ. Thi thương em gái không lấy thế mà so bì trái lại nó mừng dùm cho Yến. Và Yến cũng thương anh Thi lắm vì nó đi dò cho. Tụi tao mới được dặn bảo sơ sơ, không quá gắt gao như tụi mày.
Thi thở dài:
- Đành nhờ tụi mày đi điều tra dùm vậy. Chiều về có gì lạ qua nói cho chúng tao hay. Tao dặn tụi mày phải cẩn thận lắm đấy, Đĩnh đừng mất bình tĩnh la hét, bị bắt luôn hai đứa thì xui lắm.
Đĩnh hứa hẹn:
- Mày cứ để cho tao có dịp trổ tài. Tao đâu có dở tệ như mày tưởng hả Thi?
- Ráng lên nhé. Thôi tụi mày sửa soạn đi cho sớm. Gần chín giờ rồi đó.
- Xong rồi Thi ạ. Đi mau lên Đĩnh. Mày mang theo dây bện hôm qua theo không?
- Chu tất từ sáng nay cơ. Sợi dây ấy chắc ghê.
Thi cười xòa. Hai bạn nó sợ sụp hầm nên đem theo sợi dây cho chắc ăn. Yến đang vẫy tay theo từ biệt Đĩnh và Bình. Con bé xịu mặt không vui vì không được đi chơ xa.

*

Hai đứa trẻ tung tăng chạy đua trên đồi. Chúng bắt chước theo phương pháp của Thi cho mau đến đích. Đường xa thật nhưng rồi cũng đến nơi. Bắt đầu từ đỉnh đồi chạy qua sườn đồi bên kia. Đĩnh vừa chạy vừa hổn hển nói với Bình.
- Mày cẩn thận chút nữa đi. Chạy nhanh quá lọt hố nữa thì lần này khó sống. Tao chắc là bọn họ bố phòng cẩn mật sau khi đường hầm sụp từ tối quá rồi.
- Tao nhớ tảng đá lớn chiều qua mình núp nghe bọn chúng nói chuyện. Thấy tảng đá mình chạy chậm lại là vừa. Tảng đá đặc biệt phẳng lì như cái phản ở nhà tao đó.
Bình tiếp tục phóng như điên. Đĩnh theo bạn dần dần không muốn nổi. Nó chậm lại. Thân hình nó càng lúc càng nặng hơn. Nó giương mắt nhìn vào con đường trắng phía trước. Ô kìa! May quá. Tảng đá kia rồi. Nó sắp được nghỉ mệt.
Đến nơi Đĩnh nằm lăn ra thở dốc. Bình cũng mệt lắm, mồ hôi ướt áo. Nó đang giơ tay chân làm vài ba động tác hô hấp giải mệt. Đĩnh bắt chước bạn múa tay theo. Nó vụng về mất thăng bằng té nhủi trên đất mọc đầy cỏ xanh làm Bình đang mệt phải bật cười. Thằng Đĩnh thể dục dốt nhất lớp mà, mỗi lần thi thể dục thì mặt mày bí xị như ma đưa đám ma Đĩnh cười theo, và chúng hết mệt tức khắc.
Đĩnh hỏi Bình:
- Mình làm gì bây giờ?
- Mày lấy cây gậy dài này theo, chỗ nào nghi ngờ là hầm cứ thọc xuống thử là biết. Cẩn thận thì không phải sụp hố lần nữa, thằng Thi và con Yến cười cho.
- Mình đừng kể làm gì tụi nó biết mà cười?
- Thằng Thi tinh lắm. Nhìn quần áo mày bê bết đất như hôm qua là nó đoán ra ngay, khó khăn gì.
Bình gạt ngang qua chuyện khác:
- Tao với mày cùng đi tới nơi, mày không đi một mình đâu mà sợ. Mày nhảy sào được không?
Đĩnh hớn hở:
- Nghề của tao đó. Tao nhảy sào giỏi hơn mày nữa.
- Tốt lắm. Vậy mình đến sát miệng hầm dùng cây gậy này nhảy qua lẻn vào trong vườn bỏ hoang đó nghe. Mày nhớ xóa bỏ dấu chân đi trên mặt đất. Hôm nay trời đất khô đỡ ngại về dấu chân đi trên mặt đất phần nào.
Đĩnh phục bạn quá. Nó thấy kế hoạch của Bình thật tinh vi. Không chê vào đâu được. Bình chỉ thua Thi chút xíu thôi. Nó mới đúng là đoảng. Lúc ở nhà đi nó thắc mắc mãi về cây gậy dài đến ba thước Bình xách theo và bắt nó giữ một đầu. Hai đứa vừa khiêng vừa chạy mới mệt đừ. Phải đổi tay luôn. Lúc gần đến nơi Đĩnh nhọc quá cằn nhằn thì Bình nổi xung mang một mình. Cây gậy tre dẻo dai, chắc chắn, nhẹ nhàng nhưng hơi cồng kềnh. Bây giờ Đĩnh mới thương bạn lúc nãy vì mình vất vả.
Hai đứa trẻ tiến từ từ đến khu vực thám thính. Chúng bỏ đường mòn có sẵn đi trong đồng cỏ tranh mọc dài theo sườn đồi. Thỉnh thoảng Đĩnh lại đâm cây gậy tre thử xuống mặt đất xem gặp đường hầm chưa. Bình im lặng đếm bước đôi.
Đĩnh reo lên:
- Đây rồi Bình ơi. Hầm nè.
Bình gật đầu tính toán rồi bảo Đĩnh:
- Hai trăm bước đôi của tao. Mỗi bước là năm tấc, bước đôi một thước. Vậy từ tảng đá đến đường hầm là hai trăm thước đi theo cánh đồng cỏ tranh.
Đĩnh sốt ruột:
- Thế bây giờ mình vượt qua đường hầm này chứ.
- Dĩ nhiên. Mày nhảy qua rồi ném đầu gậy cho tao sang với.
Đĩnh lùi lại hai chục thước lấy đà chạy, hai tay nắm lấy cây gậy. Đến mức vạch sẵn nó chống một đầu xuống đất, thân hình theo cây gậy từ từ bốc thẳng lên và ngả sang bờ bên kia. Thế là xong. Bình cũng sang theo bạn ngay. Chúng cẩn thận xóa bỏ tất cả dấu giày trên đất trước khi vào thảm cỏ xanh. Bình nói với Đĩnh:
- Hai tao với mày tháo giày ra buộc vào thắt lưng. Trông tức cười thật nhưng được việc.
- Được việc gì hả Bình?
- Chân không đạp lên cỏ khó thấy vết cỏ rạp xuống lắm. Đế giày cứng bọn gian chỉ nhìn thoáng biết ngay có người lạ xâm nhập vì làm nát ngọn cỏ ngoài vườn này. Mày hiểu chưa?
- Hiểu rồi. Tao làm bộ hỏi mày vậy thôi.
Đĩnh nói gỡ sĩ diện. Bình cũng biết bạn không có kinh nghiệm đi rừng như nó và Thi nên không chấp. Nó tự ái nói gì thì nói. Mình có quyền nghĩ theo ý mình.
Hai đứa lụi hụi tháo giày. Hai đôi đều buộc giây nên rất dễ cột vào thắt lưng. Chúng cẩn thận chùi đế và gót giày thật sạch để khỏi giây bẩn vào quần áo. Chừng năm phút sau chúng đứng lên bắt đầu đi.
Bỗng Bình nhớ ra và bảo Đĩnh:
- Mày đem cây sào tre giấu sau cây keo um tùm kia đi. Lúc ra mình lấy theo để vượt qua đường hầm. Ờ, để thế được rồi. Mang theo vào bất tiện. Tao chắc bên trong không có đào hầm hố gì đâu. Để rồi mày xem.
Giọng Bình chắc nịch. Hai đứa mon men vượt qua hàng rào dễ dàng từ và đang đứng trước một lớp mạng nhện rất lớn, cái nọ đan vào cái kia chi chít. Lạ quá! Mạng nhện giăng ngoài vườn ngôi nhà bỏ hoang ít khi dầy và rộng như một bức tường rào thứ hai như vậy. Đĩnh linh cảm có gì bất thường dừng chân nói với Bình:
- Tao nghi mạng nhện này quá Bình ạ. Không phải mạng nhện thật đâu.
Bình nhìn kỹ, nó hơi sợ không dám đến gần:
- Đúng là mạng nhện thật. Mày sợ quá nhìn gà hóa cuốc thì có.
Đĩnh bị bạn diễu tức quá quên cả sợ hãi tới sát lớp mạng nhện. Nó tươi tỉnh ngay ngoắc Bình lại gần, chỉ trỏ đắc thắng:
- Tao nói có sai đâu. Sợi giây điện nhỏ xíu bằng ni lông trông xa y như mạng nhện. Mày nhìn trong góc thấy có sợi đồng đỏ sáng loáng nối với nhau đó. Còn cãi tao nữa thôi.
Đĩnh toát mồ hôi lạnh ướt trán. Nó bảo Đĩnh:
- Hú hồn. Suýt chút nữa không trông kỹ mình bứt đứt lớp dây điện này là chuông báo động bên trong kêu vang. Lúc đó hai đứa mình chắc chết quá.
Đĩnh lo ngại:
- Bên trong không hiểu chúng có nuôi chó không?
- Phải vào mới biết được. Ở ngoài này đoán chừng sao được. Mày giỏi tìm thử lối vào.
Hai đứa trẻ bắt đầu xem xét các ngõ ngách, kẽ hở để vượt qua lớp “mạng nhện” lợi hại này. Đĩnh lắc đầu thất vọng. Bình bảo bạn:
- Mình hết kế rồi đó. Đành liều. Mày sợ ở lại ngoài này, mình tao vào trong.
- Mày vào bằng cách nào?
- Tao cố gắng leo lên cây sát bờ rào đàng kia trèo lên cành thấp chuyền sang nhánh kế và nhảy xuống vườn mé bên kia. Tao xem rồi, trên cây chỉ mắc dây điện mình cẩn thận đừng đụng tay chạm chân hay quần áo vào những mối nối ấy là được. Rung rung sợi dây điện chắc không sao. Vì gió thổi rất mạnh ở đây vẫn rung cây là thường, mày nhớ chớ? Phải nhờ cái cây làm trung gian chớ mình không thể vượt qua “hàng rào” màng nhện này trực tiếp này được.
- Tao sẽ leo vào với mày. Tao không nhát gan như mày tưởng.
Đĩnh lập lại một lần nữa câu nó đã nói với Thi lúc ở nhà.
Bình kỹ lưỡng từng chút một. Mỗi bước chân nó leo lên cây, Đĩnh đều dòm trước sau và chỗ nào Bình sơ hở Đĩnh bảo cho bạn sửa lại. Bình thành công trong việc nhảy sang mé vườn đối diện và đến lượt Đĩnh chỉ dẫn cho bạn leo cây. Vì ở mé bên kia không thấy rõ lắm nên Đĩnh lại càng phải chú ý khéo léo nhiều hơn nữa. Trời chẳng bao giờ phụ người ngay. Những giây phút hồi hộp kéo dài lê thê như cả một thế kỷ rồi cũng qua đi. Hai bạn an toàn vào vườn bỏ hoang.
Chúng thở phào trút gánh nặng. Bình nhìn đồng hồ ở tay Đĩnh, hai mươi phút dùng để xem xét và leo cây vượt hàng rào mạng nhện. Bình nóng lòng bảo Đĩnh:
- Mình làm mau mau đi còn về. Ở lại vườn này thêm phút nào nguy hiểm phút nấy. Mình chậm quá Đĩnh à. Nếu có thằng Thi đi theo chắc chắn xong xuôi từ nãy.
Hai đứa trẻ núp sau những gốc cây lớn và cỏ dại mọc cao vượt quá đầu người chạy từng chặng thật nhanh vài phía trong. Vườn có nuôi chó không? Cả hai đứa cùng thắc mắc nhưng rồi quên mau. Chúng thấy vẫn yên ổn thì yên chí dần dần.
Đĩnh và Bình không có thì giờ ngắm nghía hay thưởng thức những đám hoa hồng và cúc đại đóa mọc lan đầy vườn. Chắc vị quan thượng thư kia là người phong nhã lắm thích trồng hoa thưởng nguyệt. Ông chết đã lâu nên những cây hoa quý lúc trước được vun trồng thành luống cẩn thận nay mọc ra khắp mặt đất, cạnh tranh với cỏ dại. Chỗ nào có bón phân sẵn lâu năm thì hoa mọc rực rỡ tốt tươi. Nơi khác cằn cổi toàn cỏ thì hoa héo hắt cọc còi, thấp lè tè, màu sắc nhợt nhạt. Nhờ nhận xét đó mà Bình và Đĩnh biết vị trí các luống hoa, bồn hoa của chủ nhân khuất bóng. Bình chắc lưỡi tiếc rẻ, giá ở đây bình yên nó sẽ vào bứng bớt ít cây hồng đại đóa mang về trồng trước nhà. Giống hồng tuyệt đẹp! Hoa lớn, đều và rất nhiều lớp cánh xếp chồng chất từ trong ra ngoài. Bình hít một hơi thật dài như muốn thu lấy tất cả hương thơm ấy vào trong hai buồng phổi khỏe mạnh của nó.
Đĩnh thoăn thoắt như con thỏ. Nó không phải bẩm sinh yếu ớt ngu muội, chỉ vì nó ít hoạt động chân tay nên người đần ra, thiếu xoay sở tháo vát rất cần thiết trong thực tế. Chơi với bọn Thi là Đĩnh tiến bộ lắm rồi. Đến hôm nay chắc Đĩnh thực sự trút bỏ lớp vỏ “cù lần” ngớ ngẩn. Nó trở thành một con người mới với một đầu óc mới, một quan niệm sống mới: Nó thích được giỏi giang, mau mắn như Bình và Thi.
Tòa nhà chính hiện ra sừng sững trước mắt. Đĩnh thấy rõ bụi mờ và mạng nhện bao phủ như lâu đài hoang phế cả trăm năm nay. Nó nghĩ lại hàng rào mạng nhện ngoài kia mà rùng mình. Đường đột xông vào cửa lớn là mang họa vào thân.
Bình bảo bạn:
- Mày vào trong kia xem có gì lạ không? Tao vòng sang bên trái nhé.
Đĩnh nhát lắm. Nó nghĩ đi hai đứa đỡ sợ hơn. Một mình nó vào trong gặp ma cà rồng xuất hiện giữa ban ngày hút máu cắn cổ nó thì sao? Nó chạy trốn kịp không? Chắc ăn là phải có thằng Bình đi kèm. Nó bảo Bình:
- Vào đất lạ tách đôi ra mỗi thằng một nẻo dễ bị bắt lắm. Thằng cha râu quai nón chiều hôm qua tao thấy không phải dân hiền. Nhóc con như mình hắn đá cho một cái đủ hộc máu rồi.
Bình thấy bạn nhát quá thì vừa buồn cười vừa bực mình. Song nó nghĩ lại thấy Đĩnh nói cũng đúng. Vào đất lạ lại biết chắc có sự đe dọa như vầy đi một mình chắc đứng tim luôn. Lỡ một đứa đi lạc đứa kia làm sao tìm thấy được? Chẳng lẽ gọi to để biết rõ vị trí bạn? Lộ hết, Bình biết “bọn gian” có mặt trong ngôi nhà và khu vườn hoang vắng này.
Hai đứa nắm tay nhau rón rén lần từng bước một vào trong. Chúng không dám chạy ào ào như khi còn ngoài vườn xa bên ngoài. Bình cảm thấy sự nguy hiểm đe dọa càng lúc càng trầm trọng hơn. Sơ hở một chút là hôm nay hai đứa hết về ăn cơm chiều.
Bình chú ý thấy nhiều vết đào trên đất vừa được lấp vội khoảng một hai ngày nay vì màu đất còn mới, sẩm hơn nền cũ nhiều. Bình toan nói cho Đĩnh nghe nhận xét ấy thì giật mình kéo tay bạn núp lẹ sau một thân cây dương cổ thụ:
- Anh Tư à, tôi tin cẩn ở anh lắm mới nói. Theo nguồn tin mới nhất thì kho vbuồn ngủ ngáp lên ngáp xuống dụi mắt năm bảy lần mới chịu đi theo hai anh em ra vườn.
Ông bà chủ cũng đã thức dậy vì tiếng ồn ào ngoài vườn. Đèn bật sáng, anh làm vườn lật cổ họng con Lu lên xem rồi bỗng rú lên:
- Trời ơi! Ma cà rồng… Ma cà rồng…
Mọi người xúm lại vây quanh xác con chó. Anh làm vườn giảng giải:
- Ông bà có thấy vết răng sâu hoắm ở cổ họng con Lu không? Con chó bị cắn đứt xuống họng và hút máu. Không tin tôi mổ con chó ra cho xem.
Anh chạy vào bếp lấy con dao phay ra sân.
Xác con chó còn ấm, dưới ánh đèn yếu ớt không nhìn được màu tai tái của phần thịt bên trong. Nhưng khi mổ bụng con chó thì mọi người thất sắc. Anh làm vườn nói đúng. Con chó cạn hết máu rồi. Cả màng mỏng ở bụng và quanh trái tim cũng không còn máu đọng như bình thường.
Ông chủ lúc ấy mới hốt hoảng bảo con:
- Thi ơi! Con vào lấy cho ba khẩu súng săn. Ba đi tìm quanh vườn xem ma cà rồng còn lẩn quẩn ở đây không. Mau lên Thi. Anh Tôn đi với tôi luôn nhé.
Thi chạy vào nhà trong mở tủ lấy hai khẩu súng săn cho cha. Nó không quên mang thêm một hộp đạn. Ông chủ hài lòng giục giã:
- Anh Tôn cho đạn nạp vào súng như vầy. Đó, mở khóa an toàn. Bây giờ chỉ việc bóp cò là súng nổ. Anh quên lên đạn rồi phải không?
Anh làm vườn có phần lụp chụp. Ông chủ bực mình nhưng không trách được vì từ xưa ông không cho phép người trong nhà sử dụng súng. Ông sợ họ ít học, thiếu suy nghĩ bắn bậy thì rắc rối lắm. Lỡ thiệt mạng người vô phương vớt lại.
Hai người đàn ông mang súng ống ra vườn. Thi và Yến toan theo cha nhưng mẹ đã giữ lại:
- Hai con đừng đi, để cha với anh làm vườn là đủ. Hai con còn nhỏ lắm.
Hai đứa dừng lại đưa mắt dõi theo cha với anh làm vườn. Chúng nó thích đi nhưng không dám trái lời mẹ. Bà Thành - mẹ của Thi và Yến lôi con vào phòng khách đóng cửa khóa lại.
- Mình mẹ đứng ngoài này chờ cha con. Hai con vào trong nhà ngủ đi, trẻ con đừng làm nhộn người lớn.
Thi và Yến ấm ức lên phòng. Chúng trằn trọc ngủ không được. Cha nó vẫn chưa về. Thi lầm lỳ lén ra hành lang núp sau cây cột nhìn ra ngoài. Một màu đen của bóng tối mênh mông. Ánh đèn chỉ soi sáng được một vùng hẹp. Thi thấy xa xa có anh đèn vàng quét từng luồng ngang dọc. Nó biết đó là ánh đèn của cha trên mũ. Cha nó đang tìm “ma cà rồng” thủ phạm giết chết con Lu. Thi không tin có ma cà rồng. Chính mắt nó ban nãy nhìn thấy con vật gì bay được to như chiếc chăn bông hút máu con chó. Ma quỷ gì đâu. Thi toan chuyền máng xối xuống đất lén ra vườn mở cuộc điều tra riêng của nó, thì một luồng hơi nóng phà sau gáy. Đó là hơi thở của Yến. Con bé cũng lén ra đây xem xét.
Thi nói nhanh với em:
- Anh vào lấy cái còi rồi ra vườn. Anh ở đây huýt còi lên em biết ngay nói cho mẹ hay. Anh phòng xa thế thôi. Chắc chẳng có gì nguy hiểm đâu.
Yến lắc đầu:
- Mẹ nói đúng anh Thi ạ. Cha có súng cùng anh Tôn đi tìm đủ rồi. Anh không mang súng gặp thú dữ hay con vật ban nãy lấy gì chống trả. Trong nhà tìm ra chổ anh đến thì đã nguy rồi. Anh nên nhớ là vườn nhà mình rộng lắm.
Thi nóng ruột muốn đi lắm nhưng nghe em nói có lý lại thôi. Dù sao nó cũng chỉ là một đứa trẻ con yếu ớt. Vườn rộng và rậm rạp rất nguy hiểm. Rủi gặp rắn hổ mang cắn cho một miếng cũng khó sống. Nó hậm hực quay về phòng, Yến lẽo đẽo theo anh gợi chuyện:
- Anh có cách gì bắt con vật đen thui đó không?
Thi sực nhớ ra câu trả lời:
- Anh nghĩ phải dùng lưới em ạ. Nó bay lượn như chim.
- Nó là con gì hả anh?
Thi cười vuốt tóc em gái:
- Làm sao anh biết được hả Yến? Trừ phi bắt sống một con!
- Em thấy nó to lớn quá chắc mạnh lắm. Mình bắt nó mà nó vùng ra được thì chết.
- Em khéo lo xa. Anh đã bắt được đâu mà tính toán.
Suy nghĩ một lát Thi bảo em:
- Yến này, anh xem ra hình như con vật này có liên quan đến tòa lâu đài bỏ hoang hồi sáng. Em còn nhớ ba kể chuyện người đàn ông bị cắn cổ hút máu chết cách đây mấy năm trong khu vườn hoang không? Người ta đồn “ma cà rồng” ở trong tòa nhà ấy.
Yến cười:
- Có ma cà rồng trong đó làm sao bọn người lấy đất ban chiều ở được? Họ có bị cắn cổ chi đâu?
Thi quả quyết:
- Không chừng chúng nó có liên hệ đến lũ ma cà rồng luôn đấy. Người khác ở đó không được mà chúng nó ở được là anh nghi lắm.
- Anh nghi cái gì?
Thi lắc đầu:
- Anh chưa chắc chắn lắm nên chưa bảo em được. Sáng mai anh đi điều tra sớm.
- Anh cho em theo nghe anh.
Thi ừ ào cho qua chuyện:
- Em thích thì theo anh đi cũng vui. Thôi em ngủ ngon nhé.
Thi thiếp dần trong giấc ngủ nặng nhọc. Gần trọn ngày nó gặp toàn những chuyện lạ lùng không may: sụp hố, dơ áo quần, trầy chân tay đầu gối và đến đêm thì có “ma cà rồng” đến viếng, cắn cổ hút máu con chó Lu, bạn thân của hai anh em Thi. Con Lu chết thật tội nghiệp, nó trung thành với chủ và siêng năng lắm, đêm đêm đi tuần ngoài vườn canh phòng trộm cắp, thú dữ. Nay con Lu chết rồi ở nhà còn có con Ki Ki không khôn lanh như Lu, lại hay cắn bậy lúc đói bụng. Ki Ki chỉ được vẻ mã bề ngoài trông dữ dằn giống chó ngao, mõm to, đen sì. Mỗi lần ngoác ra thấy đủ hàm răng nhọn lểu, trắng nhờn. Đuôi ngắn cũn cỡn, thân mình mập ú, tiếng sủa rổn rảng đủ đe dọa chết khiếp những người lạ yếu bóng vía. Vì thế Ki Ki còn được nuôi cho giữ vườn phía sau. Lu giữ vườn mặt ngoài giáp với phòng khách của ngôi nhà.