rời rét như cắt, rét căm căm. Có lẽ chưa năm nào Huế rét tợn như năm nay. Tâm run lập cập, thu hai tay vào túi áo cho đỡ rét, nhưng vô ích. Nó phải rướn người lên, lấy gân, thở thật mạnh thì mới nghe bớt lạnh, nhưng cứ hễ quên đi một chút, thở bình thường, không rướn người lên, không lấy gân tức thì cơn rét gia tăng khủng khiếp.Thuở bé, Tâm nghe bà ngoại kể chuyện rằng các xứ bên Tây phương vào mùa đông còn rét hơn xứ mình nhiều: mặt nước sông đông lại cứng như nước đá, người ta có thể chạy băng qua sông khỏi cần thuyền, đò chi cả. Tâm cho là thật thích thú khi được băng ngang như thế. Nhưng giờ đây, chỉ nghĩ đến nó đã rùng mình, vì nó đã nếm, không phải qua loa, sơ sịa mà là nếm kỹ, mùi lạnh của những ngày đông.Nói như thế, không có nghĩa là nay Tâm đã lớn lao chi cho lắm. Nó mới chín tuổi đầu. Nó không ngu đần quá mức, song quả thật nó kém lanh lợi so với các trẻ cùng lứa tuổi. Tâm bị cả nhà ghét bỏ (nói cho đúng thì cả đại gia đình ghét bỏ, trừ có mỗi bà ngoại mà thôi, song nay bà ngoại không còn nữa, bà mất rồi) chỉ vì một tội không do nó làm ra: nó không được xinh đẹp đã đành, nó lại còn đen cậy, đen kịt, tóc quăn mắt lồi, môi thì dầy, mũi lại tẹt. Nom nó, người ta nghĩ rằng Tạo Hóa chơi khăm, ở hình thù đứa trẻ cái gì cũng già tay. Chắc lúc sáng tạo giống dòng nhà nó - người da đen đầu tiên trên quả đất - Tạo Hóa cố ý làm nổi bật cái xấu lên, cũng như Ngài làm nổi bật cái đẹp của giống dân da vàng, da trắng, nhất là da trắng vậy!Người ta cứ nghĩ bên Tây bên Mỹ mới có nạn kỳ thị da mầu. Không! Người ta lầm to, ở đây cũng có, có điều ít người biết đó thôi: bằng cớ là Tâm bị đối xử tàn tệ độc ác chỉ vì mầu da của nó.Tâm không biết mặt mũi cha nó ra sao, còn mẹ nó, nó chỉ nhớ mang máng thôi, vì từ khi lên bốn nó đã mất mẹ, mất biệt, không tin tức.Cũng không ai nói rõ cho nó biết nguồn gốc nó. Nó chỉ mang máng hiểu rằng nó ra đời trong một đại gia xứ Huế, mẹ nó là con gái út của đại gia này. Các cậu, các dì nó đều mang những chức tước to lớn và chừng như để xứng đáng với những chức tước đó, người nào cũng khệnh khà khệnh khạng, hết sức quan liêu kiểu cách trong sự giao tiếp với bên ngoài cũng như lúc đối xử với nhau trong gia đình.Trước năm lên bốn, Tâm không hề nếm mùi bị hắt hủi, bạc đãi vì bên cạnh nó có bà ngoại. Bà ngoại hiện thân của một bà tiên nhu hậu lúc nào cũng hết lòng bên vực đứa cháu bất hạnh của mình.Lúc ấy, Tâm còn bé lắm, song nó đã biết tránh những tia nhìn sắc, bỏng của các cậu các dì mỗi lần chạm mặt. Tâm vẫn thường nghe - mà nó không hề để ý - mấy người này đề nghị bà nên mang nó gửi vào viện mồ côi cho khỏi nhục nhã, vướng bận, khó coi, cho khỏi mang tiếng, khỏi bị người ta dị nghị nọ kia... Song trước sau bà ngoại vẫn cương quyết không nghe theo. Bà nói:- Đừng xui bậy tao, vô ích. Tao già rồi, tao không ngu hơn tụi bây đâu. Nó có tội lỗi gì? Sao lại tính chuyện đầy đọa nó? Nhà mình nghèo túng gì mà không cưu mang nổi một đứa bé bằng cái hạt mít thế này? Nó đã không cha, lại mất mẹ, tụi bây còn lòng dạ nào...Và bà ngừng lại thình lình, tấm tức khóc, khóc dai dẳng không thôi. Tâm thấy bà khóc, nó thương lắm, nó ôm chặt bà, như cố an ủi, dỗ dành bà để bà nguôi. Một lát, bà nghẹn ngào nói với Tâm:- Bà thương cháu lắm, nhưng bà đã già rồi, nay mai bà chết, không biết cháu sẽ ra sao?- Cháu chết theo bà!Tâm hăng hái nói.Ngoài bà ngoại, còn có vú già là biết thương Tâm. Nhưng vú già bận việc, không có thì giờ đâu mà săn sóc nó.Thế rồi, ngày bà lo ngại đã đến: bà lâm bệnh. Và cơn bệnh gia tăng lên mỗi ngày, sức khoẻ bà hao mòn theo. Cho đến một hôm, bà tắt thở.Tâm còn bé quá, chưa biết đau buồn là gì, nó chỉ ngạc nhiên khi thấy cả nhà tụm lại quanh bà, mà bà thì không cử động, nói năng chi, cứ y như là ngủ. Họ lăng xăng may sắm quần áo mới cho bà, nâng bà ra khỏi giường tắm táp như là săn sóc một em bé và sau cùng, họ đặt bà vào trong một cái rương to, bên ngoài sơn đỏ chói.Tận lúc đó, con bé mới đâm hoảng lên, xán lại gần áo quan bà, hét dựng, phản đối:- Không! Mấy người không được bỏ bà vô đó, bà của Tâm! Để bà ngủ trên giường kia!Tức thì, nó bị ngay một tát tai đánh bốp vào giữa mặt làm nó tối tăm mặt mũi, òa ra khóc. Cậu Phủ - tức là cậu cả làm quan Phủ - nghiêm giọng truyền:- Bây đâu, đem con khốn xuống nhà ngay!Dì Cử, chị kế mẹ Tâm - có chồng là Cử Nhân - quắc mắt, thêm:- Câm miệng! Mi mà còn làm ồn lên thì biết...- Hu hu, con muốn thấy bà, xin dì cho con được thấy bà, con không khóc nữa!Dì Cử vẫn không nao núng, giọng dì lạnh băng:- Câm! Tao biểu mi câm ngay!Trong lúc Tâm còn ngơ ngác chưa hiểu mô tê gì thì một giọng khác, đanh ác hơn, gằn từng tiếng.- Thấy bà hả? Đừng hòng! Từ rày không khi mô mi thấy bà nữa con mọi đen tê. Bà chết rồi, con ngốc!Tâm lặng người đi. Bà chết rồi? Nghĩa là bà sẽ mất biệt như mẹ nó? Trời ơi! Rồi đây ai bênh vực nó? Ai săn sóc nó? Tâm sợ hãi cho đến ;'>
- Thôi! Ồn ào quá, buổi trưa cho cha bây nghỉ một chút. Hết chuyện nọ đến chuyện tê, rần rần cả ngày.Người cha gắt hai con. Bà mẹ sừng sộ, gây liền:- Ông nói ai rần rần? Lại binh con mọi đen phải không? Muốn đóng trang thờ hắn phải không?- Ai dũ bà đóng trang thờ hắn? Ăn nói chi mà hàm hồ hàm chứa...Tức thì bà lồng lên, nhiếc nhóng chồng đủ thứ. Hết chuyện con mọi đen mợ xoay qua chuyện khác. Giọng đay nghiến mợ nói:- Chỉ biết ăn ví lại ăn thôi! Hết bánh sen tán đến bánh đậu xanh khô, bánh kẹp chưa hết đã đòi bánh ga-tô, bánh thuẫn. Khi mô mà cái thẩu bánh hơi vơi vơi là kiếm chuyện. Ăn như tằm ăn lên...- Nói rứa mà không sợ người khuất mặt khuất mày hai bên vai vác ghi chép à? Cả một lũ con bà cũng ăn chớ một mình tôi ăn mô? Hễ bưng cái thẩu ra là đứa ni một cái, đứa tê hai cái, có trưa mô tôi uống nước trà, ăn bánh ngọt mà khỏi con bà dự vô? Tôi ăn chi nhiều nhặn của bà mà bà kể lể? Rứa chớ hồi tôi tại chức, tiền vô như nước, một bước xe, hai bước xe, kẻ hầu người hạ răng bà không kêu ca giùm chút? Ai vô hưởng? Cậu mạ tôi có đội mồ lên hưởng mô, mô nà?... Tôi...Tuy cậu từng hét ra lửa, quát ra bạc nhưng trong phạm vi gia đình cậu không bao giờ qua mặt nội tướng nổi. Mợ trả đũa:- À! Rứa là tự miệng ông nói ra đó nghe? Bây chừ tôi hiểu lòng dạ ông rồi đó! Ông không muốn cho con ăn, ưng để chúng ăn lường ăn quịt, hay hơn phải không?Mợ vô tình nhắc lại tội lỗi cháu cậu, tưởng cậu sẽ ngán mợ, ai ngờ quá giận vì bị vợ cho là mình ham ăn với con, cậu phát khùng lên, cậu kể phăng ra:- Tại ai? Tại răng đến nỗi hắn phải ăn lường, ăn quịt? Ngày mô mà con bà không ăn của ngọt? Mà có khi mô bà thí cho hắn một rẻo bánh không? Nì, bà trả lời cho xuôi coi?- Trời ơi! Ông binh con mọi đen dữ, hỉ? Tôi giao nhà cửa lại cho cậu cháu ông, mẹ con tôi đi chừ đây! Tôi không ham đâu...Cậu ngắt lời mợ, đanh thép:- Đừng có ồn, thiên hạ người ta cười cho thúi óc. Tui hỏi bà từ con bếp, vú già cho chí bọn tôi tớ trước ni, có đứa mô dễ sai, dễ khiến, làm luôn tay luôn chưn như hắn chưa? Bà thí cho hắn mấy trự bạc công? Có tấm áo mô lành không? Vừa vừa chớ! Còn lưu cái đức lại cho con chớ! Ăn ở chi mà cạn tàu ráo máng, trời mô mà dung? Hừ! Đừng có nói tôi bênh! Không ai thương yêu gì thứ đó, cái chi cũng phải phải, phân phân chớ...Mợ nghẹn họng. Mợ lảm nhảm vài câu chiếu lệ rồi thôi. Hai bên hưu chiến.Không ai rỗi hơi tìm hiểu nguyên do nào khiến một con bé nhút nhát lại cả gan như vậy.Sự thật thì Tâm không hiểu rằng ăn chịu nghĩa là,ăn mà không trả tiền ngay, nhưng vẫn phải trả vào ngày khác. Hoặc muốn văn chương thì nói thế này: “Đó là một hình thức vay mượn, tuy không bằng hiện kim”. Nó ngỡ rằng khi một đứa trẻ không có tiền mà muốn ăn quà thì cứ ăn, miễn ăn xong, nhớ nói “ăn chịu” và phải nhớ nói trước chớ để lâu như nó, người bán hàng sẽ đòi tiền và lúc đó thì vô phương cứu vãn!Nó ngu ư? Không đâu: rõ ràng nó nghe con Lìn nói: “Ăn chịu một bữa, dì Bình!” Thế thôi, chớ trước sau có nghe con Lìn nói “mai mốt trả tiền” đâu mà biết? Nếu con Lìn có nói thêm mấy tiếng sau thì có cho nó vàng khối, nó cũng không dám liều lĩnh vậy. Thật đáng thương cho cái đầu óc tối tăm như màu da của con bé! Tận đến lúc bị trận đòn nhừ tử Tâm vẫn còn băn khoăn về tội trạng mình. Nó tự hỏi: “Hay là bởi nó đen đủi xấu xí, nên dì Bình không bằng lòng cho nó được ăn chịu?”. Thế thôi!