ổi gác xong, điểm tâm qua loa bằng khúc bánh mì, Lầu xách súng từ đồn Phi Mã đi về ấp Vĩnh Hựu. Trời sáng rõ từ lâu. Sương mai đã tan hết trong ánh nắng vàng tươi của một ngày tốt trời. Bầu trời xanh ngắt không gợn một làn mây. Rặng núi đằng xa hiện ra từng giải chập chùng với những khối đá phủ màu rêu xám. Đồng ruộng trước mặt nhấp nhô những gò đất nhỏ có những lùm cây thấp. Một vài chiếc chòi trú mưa của mục đồng hiện ra thấp thoáng trên những thảm mạ xanh rì. Lầu ngửa mặt lên cao hít những hơi thật dài. Không khí trong lành thấm vào tận thớ phổi làm gã thấy nhẹ nhõrn. Cơn mệt mỏi kéo dài gần trắng đêm hôm trước dần dần tan biến. Bây giờ trong ý nghĩ của Lầu chỉ còn âm hưởng của tiếng rên la thảm thiết của thằng Huỳnh khi nó còn lăn lộn trên vũng máu. Nó lên từng cơn khát nước liên hồi. Trong lúc hôn mê, nó gào nước như những đứa bé con ngày nào gào bên xác mẹ mỗi lần một chuyến xe cán trúng một quả mìn.Lầu rất quen thuộc với súng đạn, chết chóc, nhưng không bao giờ gã có thể làm quen được với những loại âm thanh thảm thiết đó. Thoạt nghe gã còn thấy khó chịu, rồi dần dần gã thấy bủn rủn cả chân tay, trong đầu như có những mũi kim đâm vào buốt tới óc. Gã bỏ đi thật xa cho khuất hẳn tiếng kêu gào. Nhưng rồi những âm thanh ấy vẫn trở thành một ám ảnh không nguôi. Trong giấc ngủ, gã nghe thấy tiếng trẻ thơ gọi mẹ. Trong sự im vắng của tháp canh lúc trời về chiều, gã mơ thấy những bạn đồng đội, đồng hành với gã từ ngày quê hương bắt đầu có tiếng súng và họ đã xa lìa vĩnh viễn cuộc đời lính tráng với ít ra là một phần thân thể bị cưa đi. Đêm hôm qua, thằng Huỳnh là đứa bị nặng nhất. Hồi trước nó vẫn ước ao có một đôi bottes de saut, loại giầy da cao cổ, ngày nghỉ phép có thì giờ dùng si-ra đánh bóng lộn. Cả đồn Phi Mã, ngoài mấy ông sĩ quan không nói làm gì, trong hàng ngũ từ trung sĩ trở xuống, Huỳnh mới chỉ thấy một người có được một đôi. Đó là gã binh nhất Nguyễn văn Cói.Cói mới được đổi từ vùng I về đồn được hơn sáu tháng. Hôm ra mắt đồn trưởng, “cả người gã trông chỉ được có mỗi đôi giầy”, đó là lời nhận xét của Huỳnh khi thấy gã lễ mễ ôm đồ quân trang, quân dụng đi ngang qua sân sỏi ở cột cờ. Đôi giầy của gã quả thật trông thích mắt. Gã đánh thật kỹ mặt da đen láng đến lên nước bóng như gương soi. Đi đôi giầy vào, thân hình phục phịch của gã như cao thêm, nhanh nhẩu ra và đầy vẻ hùng dũng. Huỳnh ước ao nó còn hơn là ước ao có cái băng đạn báng cong của loại súng Carbine M2, loại băng đạn có thể nạp được một lúc 30 viên mà lại có thể dùng cho loại súng Carbine M1 của gã.Đã nhiều lần gã mượn Cói đôi giầy để đi thử một vài vòng vào những buổi sáng Chủ Nhật. Gã nện đế giầy cồm cộp xuống mặt đất lổn nhổn đá dăm. Đẹp thì có đẹp nhưng vẫn chỉ là đồ đi mượn. Gã muốn làm chủ hẳn một đôi giầy oai vệ như thế. Gã nhắn nhe ông Chuẩn úy Dũng hồi nào đi phép thường niên về Sài Gòn, “thế nào cũng cố tha về cho em một đôi, mắc bao nhiêu em cũng chịu”. Tiền thì gã đã sắp sẵn. Chuẩn úy Dũng cũng đã rục rịch nạp đơn xin nghỉ phép. Thế mà cuộc đụng độ hôm trước đã phũ phàng cất đi của nó cái điều kiện thiết yếu nhất dành cho chủ nhân một đôi giầy. Tức là nó phải có đủ cả hai bàn chân! Bây giờ thì Huỳnh chỉ còn có một nửa cái điều kiện ấy mà thôi! Ước mơ của nó thế là đã vĩnh viễn nằm trong tâm tưởng.Lầu dừng chân ở trên dốc cầu. Vết tích của cuộc đụng độ đêm hôm trước còn để lại là những vỏ đạn đồng sáng loáng nằm rải rác trên mặt đất loang lổ máu. Chiếc lô cốt ở cánh mặt bị sập một khoảng lớn. Lớp rêu phong xám xịt bở toác ra, làm lộ hẳn ra ngoài những lõi gạch đỏ hỏn, trông như những mẩu xương lòi ra ngoài lớp da thịt. Qua khỏi dốc cầu bên này, những vệt máu tím sẫm lại hiện ra, nhưng lần này tạo thành một dây kéo dài từ mặt đường nhựa xuống bụi cỏ và mất hút sau những luống rau xanh bị dẫm nát. Như thế là ngoài cái xác thằng Bình ở bờ mương, chúng nó cũng còn có đứa bị nặng. Chắc chắn là nó không thể đi được một mình và ít ra là phải có hai đứa khiêng đi. Những tên tuổi quen thuộc đi qua ý nghĩ của Lầu. Thằng Há, thằng Đực, thằng Sách hay thằng Du... Bất giác Lầu tự hỏi cho đến bao giờ, cái danh sách gồm toàn những tên tuổi quen thuộc với Lầu từ hồi còn nhỏ đến giờ sẽ bị loại trừ dần dần cho đến hết. Vốn liếng kỷ niệm ấu thơ của Lầu chỉ có ngần ấy. Mà chiến tranh trên đất nước này thì đã kéo dài từ hai mươi năm. Ý nghĩ buồn thảm đó làm Lầu thấy thót ruột lại. Gã chợt nghĩ đến người vợ ở nhà. Với trời đất này, hằng ngày đã xảy ra biết bao nhiêu là biến cố. Gã rùng mình xua đuổi ý nghĩ hãi hùng vừa chợt đến và rảo bước thật nhanh.Vợ Lầu sống với mẹ già ở ngay kế cận nhà thằng Há. Mẹ chị làm vườn quanh quẩn ở gần đó. Còn chị thì nhận may quần áo cho mấy tiệm bán vải trên chợ Lùng. Là người chăm chỉ, suốt ngày cặm cụi bên chiếc máy may, chị có nước da thật trắng trẻo và mỡ màng. Có thể nói, chị là người xinh đẹp nhất trong ấp Vĩnh Hựu. Tính nết chị lại hiền hậu, nhu mì, đối với Lầu, chị là một người vợ hoàn toàn, đem lại cho gã vô vàn hạnh phúc. Nhiều khi Lầu muốn đem vợ vào trú ngụ ngay ở khu gia binh trong đồn. Nhưng như thế lại không thuận tiện cho việc buôn bán của chị. Hơn nữa bà cụ lại không bao giờ muốn rời mảnh đất của mình để thiên đô đi chỗ khác, cho dù mảnh đất đãù cằn cỗi, giàn mướp đã xác xơ và mái tranh dột nát cứ mỗi ngày một thêm suy sụp theo thời gian. Nhiều lần Lầu nài nỉ bà cụ, lấy cớ ở nhà có nhiều nguy hiểm để thuyết phục, nhưng bà chỉ đáp nhột cách thản nhiên:- Nguy hiểm cái gì! Ai bắn, ai giết được tao? Chúng mày là Quốc gia, chúng mày có bắn tao không? Còn Cộng sản ư? Thì bọn thằng Há, thằng Đực, thằng Bình, toàn là lũ con cháu trong nhà chớ ai?Lầu cãi lại:- Nhưng tụi nó ngày xưa khác, bây giờ khác! Bây giờ chúng nó biết cầm súng, biết giết người, bộ chỉ có má là tụi nó thương sao?- Tao chẳng cần đứa nào thương hết. Mà điều không lẽ khi không tụi nó xách súng đến bắn tao đó chắc?- Nhưng tên bay, đạn lạc, biết thế nào mà lường!- Ui chao! Tên bay, đạn lạc. Nếu cái số bị tên bay đạn lạc thì dù mày có chạy lên trời cũng lãnh búa như thường chớ đừng có nói đi trốn đi tránh ở đâu đâu.Rồi cụ chép miệng:- Ui thôi đi! Nhà tao, tao ở. Nếu có chết, tao cũng được chết ở đây, nơi quê cha đất tổ, hơi đâu mà lại dại dột bỏ đi.Vì cụ cương quyết quá như vậy, nên Lầu đành chịu thua, gã không nỡ để bà sống một mình lủi thủi nên cũng không còn tính cái chuyện đem vợ vào đồn. Thành ra, cứ cách độ vài ba ngày, gã lại phải về thăm nhà một lần. Đường đi từ đồn Phi Mã về ấp Vĩnh Hựu tuy chẳng bao xa nhưng có phần nguy hiểm. Nhất là vào những giờ ăn trưa, ăn chiều, và lúc trời chạng vạng tối. Vào những lúc đó, có những anh du kích ẩn nấp ngoài Đầm Tròn hay lẻn về xin nhà bữa cơm dưa muối. Ăn no kềnh bụng ra rồi, các trự hay nằm phưỡn rốn trên những chạc cây um tùm, hoặc rình mò ẩn nấp như những con cầy hương ở quanh những bụi duối dại. Vô phúc một anh lính cơ hữu trong đồn nào láng cháng đi qua thì mười phần chắc chắn chín phần sẽ bị “để” một viên vào ngực.Chính vì những cái nguy hiểm bất ngờ ấy mà Lầu chỉ dám đi vào lúc sáng rõ, và trở về đồn trước khi ánh nắng qua khỏi cánh liếp ở đầu hè. Một đôi khi, bọn du kích biết đích xác sự hiện diện của Lầu ở trong ấp, nhưng chúng nó cũng không ra mặt. Một phần, chẳng bao giờ chúng nó đi đông quá ba người vào lúc ban ngày, một phần thì cũng ngán khẩu Carbine M2 của Lầu bắn liên thanh, nhả luôn một lúc cả băng đạn. Ngoài ra, tụi nó cũng còn phải chịu nghe một phần các qui luật của các cụ già có mặt ở trong ấp. Các cụ vẫn nói rằng:- Tụi bay muốn giết nhau ở đâu thì giết, nhưng cấm bắn nhau ở trong các ngõ ngách này. Chẳng dây mơ cũng rễ má, ít nhiều gì tụi bay cũng có liên hệ gia đình, ruột thịt hay quê hương. Giết nhau trên phần đất của ông cha là nhục nhã. Tao bảo không nghe thì đừng hòng vô xin cơm, xin nước gì nữa hết!Tối thiểu điều luật này cũng được hai bên áp dụng nghiêm chỉnh trong suốt quãng thời gian bộ đội chủ lực Miền chưa xuất hiện theo hướng xuất phát từ mật khu Lê Hồng Phong cách đây không đầy 30 cây số đường mòn, băng qua những đầm lầy hay đồng cỏ gianh ngập nước. Bây giờ mặt trận Phú Sơn đã mở màn và bọn thằng Há được lệnh gia tăng hoạt động quấy rối. Tuần lễ trước, Trung úy trưởng đồn đi họp ở trên Chi khu về cho anh em biết là tình hình sẽ không còn xuông xẻ như trước nữa. Như thế là sẽ có những trận đánh lớn khởi sự từ đầu mùa mưa sắp tới. Đám mây đen chết chóc chắc chắn sẽ đe dọa nặng nề các vùng trù phú dọc theo quốc lộ số 1. Thế giới của lửa đỏ, của những cột khói đen, những cảnh tàn phá trơ trụi chỉ còn những lớp tường cháy xám, chắc chắn sẽ ngự trị ở mọi nơi, mọi chốn. Quỉ dữ đã chuyển mình và sửa soạn gầm thét.Cặp mắt của nó bắt đầu long lên đỏ đòng đọc. Đỏ như những ánh lửa xuyên ngang, xuyên dọc bầu trời mà đêm nào lính cơ hữu trong đồn Phi Mã cũng bắn ra để đặt binh sĩ trong tình trạng báo động thường xuyên và khẩn cấp.Lầu đánh tiếng ngay từ lối cổng vào. Chị Lầu ngồi máy ở cửa sổ nhìn ra. Nàng nhoẻn miệng cười. Lầu hái một quả ổi trên cành, vừa đưa lên miệng cắn vừa nhìn vợ, ánh mắt ẩn một niềm thương yêu, trìu mến. Gã bước lên thềm đặt cây súng tựa bên phản gỗ rồi kéo ghế ngồi xuống cạnh vợ. Chị Lầu đang có mang, bụng đã lớn nên dáng đấp có vẻ nặng nề. Khi ngồi, chị phải dựa lên một chiếc gối bông. Lầu nói:- Em phải bớt việc đi, chớ coi thường, dễ hư cái thai đó.Nàng cười, hai má đỏ ửng:- Chẳng sao đâu mình à. Em gắng một chút để mua được cái nôi. Chà, trên chợ có bầy bán một cái, nom dễ thương hết sức.Lầu bâng khuâng:- Không biết là con gái hay con trai nhỉ?- Em đoán là con trai. Vì nó đạp dữ quá.- Có chắc hôn? Thời buổi này tụi con gái còn dữ bằng mấy!Nói rồi gã chép miệng:- Chà... Chà... Tụi nó ở bên Vinh Sơn về, kể chuyện bọn nữ du kích mới xuất hiện trong mật khu bắn súng hay ác, mà chiến đấu cũng dữ như cọp cái nữa.- Chắc là chuyện tầm phào chớ gì. Phụ nữ chân yếu tay mềm, ai mà làm được những chuyện đó.Lầu trợn mắt:- Tầm phào sao được! Chính bọn đụng trận với tụi nó về kể chuyện như vậy mà.- Thiệt à?- Vậy mới “chì” chớ. Bọn lính tráng lèo khoèo cỡ thằng Dư, thằng Chính chẳng ăn nhằm gì. Nghe nói thì háo hức mong “đụng” vậy, chớ gặp tụi nó thiệt thì ngán thấy bà.Ngừng một lát gã tiếp:- Mà điều đàn bà, con gái cỡ đó chảù ai mong. Nếu em có đẻ con gái thì nó phải dịu dàng như em mới quí.Chị Lầu phì cười:- Giống em mà ham cái gì! Phải như cô bán hàng ở Câu Lạc Bộ trong đồn Phi Mã thì mới ngon chớ.Lầu la lên:- Bậy nào! Ai biểu em cái chuyện tầm bậy,tầm bạ như vậy?- Chả ai biểu em cũng biết.- Thôi! Lại ghen bóng ghen gió rồi.- Ai người ta thèm ghen. Anh muốn ai thì mặc anh chớ.- Thiệt hôn?- Thiệt đó.- Vậy mai anh uống cà phê hổng phải trả tiền cho em coi.Giọng chị Lầu đột nhiên khác đi:- Ui, rồi được tặng nhiều thứ khác, chớ cà phê không mà ăn thua gì.Rồi bỗng nhiên chị nghẹn lại, cặp mắt bắt đầu long lanh. Thái độ ấy khiến Lầu trở nên cuống quít. Gã vội vàng xuýt xoa:- Ý! Nói giỡn chơi vậy mà em tưởng thiệt hả?Chị Lầu bật lên một tiếng nức và bây giờ thì hai giọt lệ đã ứa ra trên vành mi. Gã đàn ông hoảng hốt, ôm chầm lấy vợ nói rối rít:- Trời đất ơi! Em thiệt kỳ! Anh nói giỡn thiệt mà. Đứa nào thì cũng chẳng bằng em hết đó. Thiệt mà!Mặt chị Lầu tươi hơn một chút. Chị cười qua hàng lệ:- Thiệt không?- Thiệt!- Thề đi!- Đứa nào nói dối đứa ấy bị bắn chết rục xương.Chị Lầu vội vàng bị chặt lấy miệng chồng:- Thôi! Mình chỉ được cái nói dại là không ai bằng. Lần sau em cấm ngặt cái lối thề độc địa như vậy đó.Lầu mỉm cười:- Thề thì thề chớ có làm sao. Anh thành thực mà.- Mà điều em không thích cái lối đó. Em sợ.- Sợ cái gì?- Sợ cái liều của mình! Trời đất này, mũi tên hòn đạn vô tình biết đấy là đâu. Liều lĩnh lắm chỉ tổ dại. Mình hứa với em là không có liều lĩnh đi.- Anh hứa.- Phải rồi. Mình phải nghĩ đến em, đến con mới được.Lầu không đáp, giơ cánh tay lực lưỡng bồng vợ vào lòng mình. Gã say sưa hôn lên mái tóc óng ả của nàng. Mùi thuốc gội thoang thoảng xông lên mũi làm gã ngây ngất. Ngay lúc đó, bà cụ ở ngoài cắp rổ đi vào. Chị Lầu vội vã gỡ tay chồng ra và nói:- Có trái mít nào chín không má?Bà cụ nhìn về phía Lầu vui mừng:- Kìa, anh đã về đấy ư? Chưa đâu. Phải ít ngày nữa mít mới ăn được.Lầu nói:- Bữa nay má nấu cơm luôn cho con ăn nữa má. Con ở nhà chơi tới chiều.Bà cụ nói:- Vậy để tao đi hái mớ rau mồng tơi. Bữa nay có ít con cua đồng béo lắm.Lầu khoan khoái:- Chà, canh mồng tơi nấu cua thì còn gì bằng. Để con đi nhóm bếp giùm má, nhen.Bà cụ nhìn đôi trẻ, giọng hiền từ:- Thôi, ngồi đó đi. Nhóm cái bếp có nặng nhọc gì đâu.Nói rồi bà cụ đi ra. Mái tóc muối tiêu như lấp lánh dưới ánh nắng đang bắt đầu tiến vào đầu hè. Lớp vải nâu trên nếp áo đã bạc mầu, còng xuống theo sống lưng chĩu nặng vì thời gian, vì khổ cực. Trông dáng đi của cụ thật đầy vất vả và chịu đựng. Bỗng nhiên, lòng gã đàn ông dâng lên một niềm thương xót vô hạn, cũng như ngày nào ngồi trên vọng gác, gã bùi ngùi theo dõi từng bước chân cực nhọc của các bà cụ già, của những người đàn bà cằn cỗi trước tuổi vẫn từng nhẫn nại đội nắng, đội mưa, đội cả khó khăn, nguy hiểrn băng qua những khúc đường đầy rẫy mìn và chông để buôn bán kiếm sống. Ôi! Quê hương ta thật là đầy tủi nhục và người dân ta thật là phi thường. Chẳng ai có thể tưởng tượng được rằng cái sức chịu đựng dẻo dai bền bỉ ấy đã kéo dài từ hơn hai mươi năm. Hai mươi năm dòng dã. Hai mươi năm của tàn phá, đổ vỡ, của thiếu thốn, bệnh tật, của đau đớn, phân tán, chia lìa. Trên những vầng trán trĩu nặng ưu tư, chẳng mấy ai là không có một lần phải chít một vòng khăn trắng. Những cặp mắt lờ đờ, mệt mỏi chán chường ấy, chẳng mấy ai lại không một lần phảí nhỏ những giọt lệ xót xa, đau đớn.Khi bóng dáng bà cụ khuất sau cánh liếp ở đầu hè, Lầu bỗng buông một tiếng thở dài não nuột. Cử chỉ ấy làm chị Lầu mở to cặp mắt đen láy lên dò hỏi. Lầu vội vàng tìm câu nói lấp liếm:- Sắp tới mùa mưa rồi hay sao mà nóng dữ vậy cà.Trời đất này dễ mệt lạ.Chị Lầu lo lắng:- Chết! Có làm sao không?Lầu cảm động nhìn vợ:- Ờ! Nói vậy thôi, chớ có làm sao đâu.Chị Lầu ì ạch đứng đậy, với lấy cái gối bông trên đầu tủ đem ra đặt trên phản gỗ rồi nói:- Mình nằm xuống đây, có mệt thì cố ngủ một tí, lát nữa có cơm thì em gọi.Gã đàn ông ngoan ngoãn nằm xuống như một đứa trẻ. Trong khi chị Lầu chăm chỉ với bàn máy may, thì gã nghêu ngao hát. Tiếng hát của gã xen lẫn tiếng máy đạp rào rào nghe vui tai và ấm cúng. Ở những giây phút đó, gã thấy mình như đang được bơi trong thế giới của hạnh phúc. Gã có vợ hiền. Nay mai vợ gã lại cho gã một đứa con. Thật không còn gì sung sướng và đầy đủ cho bằng. Từ những cảm giác sung sướng và đầy đủ ấy, gã bỗng quên đi nhiệm vụ khó khăn mà gã đang phải nhận lãnh. Không gian bốn bề êm ả quá. Đồng quê chìm trong cái vắng lặng của một buổi sáng đầu hạ. Đâu đó trong vườn, chỉ có tiếng chim chiêm chiếp chuyền cành, tiếng lá khô rụng trên bờ cỏ, và tiếng gà xao xác ở đằng xa. Gã cố nằm im, hai mắt nhắm nghiền để tận hưởng những phút giây nhàn tản hiếm có này. Và cứ ở trong trạng thái mơ màng như vậy, gã ngủ thiếp đi lúc nào không hay.Lúc gã choàng tỉnh dậy thì mâm cơm đã dọn sẵn trên bàn. Chị Lầu cũng đã ngừng may để lúi húi xếp dọn bát đĩa. Thốt nhiên Lầu nhỏm phắt dậy, mình bật lên như chiếc lò xo và mắt gã dáo dác nhìn ra chung quanh. Chị Lầu biết ý chỉ tay lên cái cột gỗ. Khẩu súng Carbine M2 tự động của gã đã được treo ngay ngắn trên một cái đinh sắt từ bao giờ. Gã thở một hơi thật dài nhẹ nhõm, rồi mỉm cười vu vơ. Chị Lầu nói:- Má treo lên đó đó. Em thì có đưa vàng em cũng chả dám mó vô.- Có gì đâu mà sợ. Bao giờ anh cũng khóa chốt an toàn rồi.- Mà điều em ghét súng ống.Lầu cười hề hề:- Ờ! Em ghét cũng phải. Chính anh cũng không ưa những thứ giết người này. Có điều thời buổi bây giờ mình chẳng ưa cũng chẳng được. Không bắn tụi nó thì tụi nó cũng bắn mình. Một cách tự vệ đó thôi.Chị Lầu hỏi:- Nhưng tại sao bai bên lại cứ bắn nhau chớ?- Ôi! Vấn đề đó cao xa, nói làm gì.- Ủa! Làm sao nói cao xa được khi mà bên đây cũng như bên đó giết nhau thiệt tình. Đã giết nhau thì cũng phải có lý do chớ?- Chẳng có lý do gì hết ráo! Nó Cộng Sản, mình Quốc Gia, hai bên chẳng đội trời chung với nhau thì giết nhau. Giản dị vậy thôi mà.Chị Lầu chép miệng:- Nói là Cộng Sản vậy thôi, chớ tụi thằng Há thì biết cái gì. Nó đọc chưa thông mà. Rồi ngay cả bên đây nữa, nói mình là Quốc Gia, chớ thật ra nào có khác gì nhau đâu. Cũng một ngày chạy ăn hai bữa thôi chớ gì.- Nói chuyện như em thì hết đường rồi.- Em thì ngu dốt, chẳng biết lý luận cao xa gì. Nhưng nói cho ngay, em thấy thằng Há, thằng Bình, thằng Hoanh hay tất cả mọi người đã từng sinh sống với nhau trên mảnh đất này, chẳng có cái gì là phân biệt với nhau cả. Thằng Há có theo Cộng Sản thì nó vẫn là thằng Há. Thằng Hoanh có theo Quốc Gia thì vẫn là thằng Hoanh. Nào thay đổi cái gì đâu. Chừng đói bụng vẫn chạy về nhà xin cơm thấy bà!Thấy chồng không đáp chị Lầu ngừng một lát rồi nói tiếp:- Rồi đó anh coi. Nay mai đất nước thanh bình rồi, ai trở về nhà nấy, mọi người lại sống được với nhau như xưa. Đâu có phải vì là Cộng Sản mà thằng Há không thể nào ở chung với anh nó là thằng Hoanh được đâu. Anh em ruột thịt thì cuối cùng vẫn là anh em ruột thịt mà.- Hứ! Em đừng có tưởng. Cộng Sản nó khác người ta ở chỗ đó, đó. Chẳng anh em gì hết. Phải phục vụ cho Đảng trước tiên.- Đảng là ở đâu?- Là những ông cán bộ ở cấp trên cao tít mù tắp đó.- Xa như vậy, ai mà thấy. Em còn lạ gì mọi người. Ngơi ra một cái là ai cũng chỉ nghĩ đến mình. Có ai dại gì lại phải chết vì những cái ở đâu đâu xa tít như vậy.Lầu mỉm cười:- Ờ! Ý kiến em thì như vậy, nhưng mà đối với tụi nó thì đừng có đùa. Há vẫn là thằng Há thật đó, mà điều mình lơi ra là chúng nó sẽ bắn mình ngay tức thì.Chị Lầu kêu lên:- Đó là cái điều mà em vẫn hậm hực. Em vẫn thường tự hỏi làm sao lại thế chớ? Oán ghét khôrg, nợ nần không, thù hận không, vậy mà vẫn có thể cầm súng bắn nhau được. Đó mới là kỳ.- Chả kỳ gì hết. Thì anh đã bảo nếu mình không bắn nó, nó sẽ bắn mình. Giản dị có như vậy thôi, việc gì mà phải lý luận lôi thôi. Mà tại sao bữa nay em có vẻ thắc mắc những cái kỳ cục vậy?Chị Lầu tần ngần:- Tại vì thằng Bình bị bắn chết ở dốc cầu hồi hôm. Tội nghiệp nó, nó có biết Cộng sản, Cộng sung là cái quái gì đâu. Hồi mấy năm trước nó là thằng con nít dễ thương nhất. Anh còn nhớ ông Hội đồng Vũ không? Nếu bình yên thì ổng đã nhận nó làm con nuôi và cho lên tỉnh học rồi. Nó ngoan lắm, nên ai cũng quí. Có điều thiệt lạ, là tại sao nó lại đi về phe của bọn thằng Há chớ? Nó còn con nít quá, xua nó ra trận, thật tội nghiệp.- Tại hồi đó nó nghe bọn thằng Há xúi dại đi ăn cắp súng của lính gác trong đồn. Về sau sợ bị bắt, nó đi theo thằng Há luôn.- Vậy là nó theo bất đắc dĩ.- Có thể lắm.- Vậy nó không phải là Cộng Sản.- Ừ.- Vậy thì tại sao mọi người cứ hăm túm được nó thì nó phải chết. Như vậy có phải là tội nghiệp cho nó hay không?Lầu chép miệng:- Thực tình ra, hồi nó mới chớp được khẩu súng chạy ra bưng, tụi này rất là sùng. Chỉ mong chộp được nó để cho nó biết mùi đời. Nhưng sau rồi cũng nguôi đi, ít còn ai nhớ đến nó nữa. Còn đêm hôm qua là tại nó về đánh cầu trước. Giữa mũi tên hòn đạn, số ai thọ thì người ấy còn. Biết thế nào mà nói được.- Đành rằng thế, nhưng mà em vẫn thương nó ghê đi.- Nếu nói đến tình thương thì anh cũng còn thương hại nhiều con người, kể cả bên này lẫn bên kia, nhất là khi họ hấp hối với thương tích đầy mình. Quả thật khi đó không còn có thể nào phân biệt Quốc Gia với Cộng Sản. Khi đó, ai cũng chỉ là một con người thôi.Chị Lầu reo lên:- Phải rồi. Chính như vậy đó.Lầu vội vàng cãi:- Nhưng em phải biết rằng, đó là kể những kẻ sắp chết thôi kìa. Nhưng đối với một thằng du kích, lẩn như ma, nhanh như chuột, nguy hiểm còn hơn là rắn độc thì sức mấy mà tha. Lẽ giản dị là có bao giờ chúng nó tha cho mình,Chi Lầu đổi giọng lo lắng:- Em cũng ngại ngùng nhất có mỗi một cái điểm đó. Anh đi về phải luôn luôn coi chừng. Anh phải biết rằng, ngoài anh ra, anh còn có em và có con nữa đấy. Ngày xưa chưa lấy nhau, anh có thể bất cần được, chớ bây giờ khác, phải không?Lầu tiến lại hôn lên trán vợ rồi thở nhè nhẹ:-Thê tróc tử phọc, các cụ ngày xưa dậy đâu có bao giờ sai.Cơm nước xong, Lầu ra bể nước mưa dội ùm ùm. Nắng bây giờ chỉ còn thoi thóp trên những tầu lá dừa, in lên một mầu vàng úa. Từng cụm mây óng ánh như những vẩy bạc đứng im sững trên khoảng trời về phía tây. Rặng núi Trường Sơn đằng xa ngả mầu lam sẫm, trùng trùng điệp điệp như kéo dài bất tận ở cuối tầm mắt. Không gian êm ả lạ lùng. Đâu đó trong những đống cỏ khô chỉ có tiếng xao xác của từng chiếc lá úa nứt rạn trong từng cơn gió nhẹ, tiếng chiêm chiếp của những chú gà con tha thẩn kiếm mồi hay tiếng động sột soạt của đôi ba con rắn mối mình bóng nhẫy một mầu xanh biếc đang nghển đầu ra khỏi đám lá khô với cái đuôi nhọn hoắt quẫy uể oải. Qua hàng rào lá duối ở sau bể nước, Lầu bỗng thấy bóng lão Đối thấp thoáng hiện ra với mớ quần áo vừa rút ở sợi dây thép xuống cầm ở trên tay. Gã hỏi vọng sang:- Thưa bác! Hôm nay bác không ra!!!15015_4.htm!!!
Đã xem 11961 lần.
http://eTruyen.com