ính nhớ Mẹ yêu dấu.Suốt đời tần tảo nuôi con.Con những ước mong một ngày nào,Được đền đáp muôn một công ơn trời bể Mẹ.Ngờ đâu, con đến tuổi lớn khôn,Mẹ đã ra người thiên cổ!N.L.GLòng Mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào,Tình Mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào,Lòng mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào…Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng Mẹ yêu…”(Trích nhạc phẩm “Lòng Mẹ” của Y - Vân)CHƯƠNG 1Đầu năm 1945, chiến tranh Mỹ - Nhật ở Thái Bình Dương ngày càng trở nên ác liệt. Vì thế, Pháp phải cho Nhật mượn Đông Dương làm đường, để điều động binh sĩ và tải khí giới từ Nhật qua Tân Gia Ba. Quân đội Nhật đóng rải rác trong các đô thị lớn của Việt Nam: Hải Phòng, Hà Nội, Vinh, Huế và nhất là Sài Gòn, hậu trạm quan hệ Nhật dùng để tiếp viện các nơi cần kíp. Và bởi thế, Việt Nam tuy không tham chiến, cũng bị lâm vào cảnh chiến tranh tàn khốc. Hằng ngày, các đoàn máy bay phóng pháo Mỹ, từ một hàng không mẫu hạm đậu ngoài biển khơi, đột nhiên xuất hiện, nhào xuống bắn từng loạt liên thanh vào các chuyến xe lửa đang chạy, và dội hàng tấn bom nặng nhẹ xuống trên các nhà cửa tình nghi có quân đội Nhật chiếm đóng.Thành phố Sài Gòn có lẽ bị nặng nhất: không mấy ngày mà không có máy bay Mỹ tới dội bom. Một số gia đình kéo nhau tản cư về Lục Tỉnh lánh nạn. Các người vì hoàn cảnh phải ở lại, sống phập phồng lo sợ, ăn không ngon, ngủ không yên. Nét mặt người nào cũng hốc hác xanh xao, lộ vẻ kinh hoàng. Chợ Bến Thành thưa thớt người, thành phố ban ngày rất ít kẻ qua lại…Sáng hôm ấy, cửa hiệu bán xe đạp Nghĩa Hưng chỉ mở một cánh cửa. Ông Nghĩa Hưng đang coi thợ lắp mấy chiếc xe đạp cho khách hàng đã hẹn tới lấy. Bà Nghĩa Hưng chạy vội ra chợ mua các thức ăn cần dùng. Bốn đứa con, 3 trai 1 gái: Thái 18 tuổi, Thông 15, Thu Thảo 12 và Thanh 10 tuổi, đang ngồi chơi bài với nhau trong phòng. Đã mấy tháng nay, trường học đóng cửa: không có việc làm, lại không được bước chân ra khỏi nhà, các cô cậu thật buồn bã tù túng. Ông Nghĩa Hưng bảo Thái dạy các em mỗi ngày vài giờ, kẻo để chúng quên cả sách vở. Chơi bài một lúc, Thái bảo hai em nhỏ:_ Thôi nghỉ chơi, Thu Thảo và Thanh lấy bài học cho thuộc đi. Còn Thông lên phòng anh lấy bài làm.Thu Thảo bản tính hiền lành, vâng lời anh, về phòng lấy sách ra học. Còn cậu Thanh vẫn ngồi lì đó, tay mân mê cỗ bài: cậu tiếc rẻ buổi chơi còn đang hăng, lại bị cắt ngang! Thông đi theo anh lên gác. Thái làm hiệu bảo em vào phòng rồi nhìn xuống cầu thang như sợ ai theo dõi đoạn đóng cửa lại. Thông thấy anh cẩn thận khác thường, vội hỏi:_ Có chuyện gì thế anh Thái?Thái kéo Thông ngồi xuống thành giường, nói nhỏ:_ Chốc nữa anh sẽ đi xa, có lẽ lâu lắm mới về!Thông ngạc nhiên trợn tròn đôi mắt:_ Anh đi đâu? Sao anh không cho ba má biết?Thái cau mặt xì một tiếng:_ Nếu ba má biết thì anh đâu có đi được. Bây giờ anh cho em biết rồi em sẽ tùy đó mà trình bày lại cho ba má giúp anh. Nhưng em nhớ chỉ nói riêng với ba má thôi, chớ đừng cho Thu Thảo và thằng Thanh biết, chúng nó còn nhỏ dại, biết càng thêm nguy hiểm.Thấy anh cắt nghĩa dài dòng quá. Thông chịu không nổi:_ Biết rồi, cắt nghĩa mãi! Mà anh đi đâu mới được chứ?Giọng Thái hạ trầm xuống hơn nữa, chỉ đủ cho Thông nghe:_ Anh với mấy người bạn, đi theo quân đội Nhật để chống Pháp! Nếu tụi anh không đi, thì rồi cũng bị Pháp bắt. Họ đã nghĩ tụi anh liên lạc với Nhật để chống họ. Chi bằng đi trước đi, đỡ lo! Em quả quyết với ba má là anh sẽ không bị nguy hiểm gì hết, vì họ sẽ đem anh đi chỗ khác yên lành lắm. Một thời gian, tình thế thay đổi anh sẽ trở về!Nghe Thái nói, Thông nhận thấy việc Thái ra đi là cần kíp nên gật đầu tán thành:_ Vâng, em sẽ cố gắng giải thích cho ba má hiểu. Nhưng anh nhớ cẩn thận giữ gìn kẻo lỡ xảy ra chuyện gì nguy hiểm thì chắc ba má buồn nát ruột gan. Anh biết ba má đặt rất nhiều hy vọng vào anh mà!Nghĩ đến nỗi lo lắng của ba má sau khi mình ra đi, Thái rươm rướm nước mắt. Thu xếp vội vàng vài đồ cần dùng gói vào chiếc khăn nhỏ, hai anh em dẫn nhau ra cửa sau. Thái lặng lẽ bắt tay từ giã em, rồi lách mình ra ngoài. Thông khóa cửa lại, đoạn trở về phòng học.Bà Nghĩa Hưng đi chợ vừa bước chân vào nhà thì còi báo động vang lên:_ Ụ u u u … Ụ u u u … Ụ u u u … Ụ u u u …_ Bà chạy vội xuống bếp, cất thức ăn vào tủ, miệng kêu các con:_ Thái ơi, Thông ơi, dẫn các em xuống hầm mau lên, mau lên!Thu Thảo nhát gan, vừa nghe còi báo động, cô bé đã tuột xuống ngồi run rẩy trong góc hầm. Thằng Thanh chưa chịu xuống, nó lần ra phía cửa nhìn lên trời xem máy bay, bị cha nó cho một bạt tay và thét:_ Thái đâu, sao không lôi cổ thằng ranh con này xuống hầm, còn cho nó đi lang thang đây!ng đến nỗi nguy hiểm, chỉ cần băng bó và tĩnh dưỡng vài tuần lễ. Bà Nghĩa Hưng vội chạy về tin cho ông hay, bà nói với ông là Thanh đi làm về bị đụng xe bất tỉnh phải đem vào nhà thương, nhưng không nặng lắm. Ông Nghĩa Hưng định đi cùng bà đến nhà thương thăm con, nhưng bà nói thác rằng bác sĩ cấm không cho ai vào thăm. Suốt đêm ấy, bà ngồi canh chừng một bên con. Đến gần sáng Thanh mới tỉnh lại. Chàng bàng hoàng nhìn mẹ, rồi nhìn căn phòng như vừa qua một giấc mộng khủng khiếp. Thấy con đã hồi tỉnh, bà vui mừng bảo con nằm yên, đoạn bà lấy muỗng nhỏ đổ nước cam cho con uống. Bà dịu dàng kể lại cho con nghe tự sự:_ Hôm qua, sáu giờ chiều rồi mà má chưa thấy con về, tự nhiên má bồn chồn nóng ruột. Một lúc sau, Thúy Hạnh hốt hoảng chạy sang, nói nhỏ với má là có lẽ con bị tụi du đãng chận đánh vì con vừa cứu Thúy Hạnh thoát tay bọn ấy. Nghe vậy, má chắc con bị rồi vì tụi chúng những bốn đứa, con một mình cự sao nổi. Má liền vội vàng thuê tắc xi đến đó ngay. Thấy má tới, bọn chúng bỏ chạy hết, và con thì bất tỉnh rồi. Má cuống lên không biết đem con về đâu, thì may ông bà Đức Hợp và Thúy Hạnh đem xe tới giúp má chở con về đây, đây là nhà thương tư của bác sĩ Hoàng, em ruột của bà Đức Hợp. Bác sĩ đã khám cẩn thận các vết thương của con, và bảo đảm không can gì, chỉ cần tiêm thuốc bổ và tĩnh dưỡng vài tuần sẽ khỏi…Bà vuốt tóc con nói tiếp:_ Má thấy con bị bất tỉnh, má lo quá! Sao con không kêu để người ta tới cứu?Thanh khẽ nhích một tí thấy đau ê ẩm cả người, chàng mỉm cười nắm lấy tay mẹ:_ May có má tới, chớ lúc đó trời tối rồi, còn ai đâu mà kêu cứu! À mà ba có biết chuyện chưa má?Bà Nghĩa Hưng trấn tĩnh con:_ Con đừng lo! Má nói với ba là con bị đụng xe. Ba con định đi thăm con ngay, nhưng má nói bác sĩ cấm không cho ai gặp nên ba con ở lại nhà.Sau hai tuần lễ nằm nhà thương, Thanh đã khá hẳn, bác sĩ cho phép chàng về. Từ hôm ấy, chàng ở nhà giúp cha mẹ coi sóc người làm.Mấy tháng nay, cửa hàng xe đạp Nghĩa Hưng ế ẩm. Ông Nghĩa Hưng, vì thấy hàng bán chạy, nên đã vay vốn mua nhiều khung xe bằng nhôm (duralumin). Hồi đó, ai cũng thích loại khung xe vừa bền, vừa tiện lợi này, vì không phải sơn quét gì cả. Hễ xe bị đen, chỉ lấy giấy nhám, hay cát mịn mà chùi là xe sạch bóng như mới. Nhưng gần đây, các nhà nhập cảng mua ở ngoại quốc một loại khung xe kiểu mới, nhẹ nhàng và thanh nhã hơn loại cũ. Các cô học sinh rất thích loại xe này. Bởi thế, loại khung xe bằng nhôm rất khó bán, không còn mấy người thích. Ông Nghĩa Hưng gặp hoàn cảnh bế tắc, không còn tiền để mua loại mới. Vay mượn thêm, không biết vay mượn vào đâu? Có ông bà Đức Hợp thì đã vay mượn một số khá nhiều rồi. Tiến thoái lưỡng nan, ông Nghĩa Hưng nghĩ đến hai con trai đã thành gia thất. Chúng làm ăn khá, chắc có thể giúp ông qua cơn bế tắc này được.Nuôi con không nệ tốn hao, nhưng đến lúc ngửa tay nhờ con giúp đỡ, ông thấy ngại ngùng. Ông bảo bà đến nói với Thái giúp. Thái cũng muốn giúp cha mẹ, nhưng lại sợ vợ kỳ kèo, nên chàng đánh trống lảng:_ Ba má thấy chúng con bề ngoài ăn ra làm được, nhưng sự thật to thuyền thì lớn sóng, làm ra nhiều, tiêu pha cũng nhiều, nào tiền điện, tiền nước, tiền công hai, ba người giúp việc trong nhà. Đó là con chưa kể những việc tùng thù tiếp bạn bè thân chủ. Có tháng chúng con cũng phải đi mượn, chứ có dư dật gì. Hay là má sang chú Thông xem. Hai vợ chồng chú ấy đều làm ra tiền, chắc có dư nhiều.Bà Nghĩa Hưng lủi thủi đến nhà Thông. Bà chưa nói hết chuyện thì Thông đã giơ hai tay lên trời kêu:_ Chao ôi! Anh Thái làm luật sư, cãi được một vụ kiện thì tiền thù lao bỏ vào két không hết. Hơn nữa, vợ anh lại giàu, thế mà anh ta vẫn còn kêu thiếu. Tụi con đây 5,7 ngày chúi mũi, chúi lái mới xong được một bức họa, may lắm thì được mấy ngàn bạc. Làm ra thì như vậy, mà tiêu pha thì thật kinh khủng: nay thết tụi này, mai thết tụi kia, mà không dừng được, mình đi ăn của họ, thì phải mời họ ăn của mình. Tụi con phải cắt vạt vá vai mới khỏi đi vay. Có lúc túng quá, tụi con còn định chạy về xin ba má giúp nữa là khác!Đứa náo cũng kêu thiếu thốn, bà Nghĩa Hưng thất vọng trở về thuật chuyện lại với chồng. Ông điếng người, bao nhiêu hy vọng ông đặt vào hai đứa con lớn, tan biến như mây khói. Ông nằm vật xuống giường, kêu trời kêu đất, than trách con bất hiếu. Bữa cơm chiều hôm đó thật là buồn bã, ông chỉ uống rượu, không chịu ăn một miếng cơm nào, mặc dầu bà hết lời nài nỉ. Đêm ấy ông không chợp mắt, chỉ ngồi thở dài. Nỗi thất vọng nặng nề làm dao động tinh thần ông rất mạnh. Bà tìm lời khuyên giải và đề nghị với ông để bà sang nhà ông Đức Hợp vay thêm một số tiền nữa, nhưng ông không chịu:_ Con cái mình giàu có mà chúng không giúp. Hai bác ấy đã cho mình mượn nhiều rồi, chưa trả lại được, còn mặt mũi nào mà sang mượn nữa!Từ đó ông Nghĩa Hưng bơ phờ như người mất hồn. Bà sầu khổ lo lắng, không biết làm cách nào để an ủi ông, bà sợ ông buồn bã quá, sinh trọng bệnh thì nguy! Thanh thấy các anh đối xử tệ bạc với cha mẹ như thế, chàng tức giận hết sức. Tuy không thể làm gì cho tình trạng bớt đen tối, chàng cũng cố gắng “còn nước còn tát” chàng điều đình với hai người thợ tạm nghỉ việc, và chịu lại họ số tiền lương chưa trả được. Chàng quán xuyến lấy hết mọi việc trong nhà. Các người thợ cũng thông cảm hoàn cảnh bế tắc của ông bà, họ vui lòng thôi việc và hẹn khi nào ông bà có tiền sẽ trả công cho họ cũng được.Quẫn trí quá hóa dại, một đêm kia, chờ cho vợ con ngủ yên, ông Nghĩa-Hưng nhẹ nhàng xuống chỗ sửa xe, lấy một nắm giẻ lớn, tẩm xăng rồi đem ra phòng ngoài, châm lửa đốt. Thâm tâm ông trù tính gây cuộc hỏa hoạn này, để lấy số tiền bồi thường bảo kê nhà cháy mà ông đã đóng. Với số tiền bồi thường hơn ba trăm ngàn, ông hy vọng sẽ gây dựng lại được cơ sở làm ăn.Thanh nằm ngủ phòng gần cầu thang, cảm thấy nóng, chàng giật mình mở mắt ra thấy lửa cháy ở phòng bán xe đạp. Chàng vội qua đánh thức mẹ dậy. Hai mẹ con chạy xuống thấy ông đang lúi húi ôm săm lốp xe vất vào đống cháy cho ngọn lửa bốc lên cao.Tưởng ông bị cuồng trí, Thanh vội mở cửa chính rồi hai mẹ con dìu ông ra đuờng, kêu cứu. Lúc đó ngọn lửa trong nhà đã bốc lên cao, nhưng nhờ có tường bằng gạch, nên lửa chỉ cháy phía trong nhà thôi. Nhiều người cùng phố đang thức, kéo nahu lại xem. Ông Đức-Hợp gọi điện thoại cho sở cứu hỏa. Mười phút sau xe cứu hỏa tới. Chỉ trong chốc lát, ngọn lửa bị nước xịt tắt ngấm. Cảnh sát vào tìm xem nguyên nhân gây ra hỏa hoạn. Họ tỉ mỉ bới đống tro tàn và nhận ra đây là một vụ đốt nhà cố tình chứ không phải vì vô ý. Họ mời ông bà vào nhà để điều tra. Thanh thấy nét mặt cha chàng tái mét, run lẩy bẩy, ấp úng nói không nên lời. Chàng vội chạy đến trước mặt Cảnh sát đang điều tra và nói:_ Thưa ông, chính tôi đã cố tình gây ra vụ hỏa hoạn này!Viên Cảnh sát chăm chú nhìn chàng:_ Tại sao cậu lại làm một việc điên rồ như thế?Thanh chỉ tay về phía cha chàng:_ Tại sao à? Tại vì ba tôi không ưa tôi, nên tôi đốt nhà cho bõ ghét!Viên Cảnh sát đưa mắt làm hiệu, nhanh như chớp, hai nhân viên công lực áp lại nắm chặt cánh tay Thanh. Thanh nhìn cha mẹ cách trìu mến và nói:_ Ba má tha lỗi cho con!Ra tòa, Thanh bị phạt ba tháng tù ở về tội cố tình đốt nhà.Bây giờ ông Nghĩa-Hưng mới mở mắt: đứa con ông thương hơn hết, thì ăn ở bất hiếu với ông ; đứa con ông ít thương, lại rất mực hiếu hạnh. Ông không ngờ Thanh đã can đảm đứng ra nhận tội thay cho ông: Thanh đã cứu vãn danh dự cho ông. Cử chỉ cao thượng của con làm cho ông vừa hối hận vừa thương con hết sức. Ông tự dằn vặt mình và khóc tức tưởi:_ Con ơi! Thanh ơi! Lâu nay ba xử tệ với con, con tha lỗi cho ba. Thật ba không đáng làm ba của con nữa, con ơi!Con bị tù, nhà cửa hư hại, xe đạp và đồ phụ tùng bị cháy gần hết: tất cả những việc xảy ra vì một ý nghĩ điên rồ của ông, khiến ông càng hối hận buồn bã. Những lo nghĩ, sầu khổ liên tiếp ấy làm cho sức khỏe của ông mỗi ngày một kém dần. Sau ngày Thanh bị bắt, ông ngã bệnh nặng. Tuy vậy, trí khôn của ông vẫn minh mẫn, ông cứ đòi bà đem ông đến nhà lao thăm Thanh. Bà thấy ông liệt nhược, nên can ông để lành rồi hãy đi.Chồng bị đau, con bị giam, bà Nghĩa Hưng lúc này thật vất vã. Hễ ông ngủ yên được một tí, bà lo quét dọn nhà cửa lại cho sạch sẽ. Nhưng chẳng được mấy phút, nghe tiếng ông gọi, bà lại phải bỏ dỡ công việc. Thái, Thông nghe tin nhà bị cháy, cha ốm nặng cũng có đến thăm, nhưng họ chỉ hỏi han vài câu qua quít, rồi xin về vì có việc cần. Vợ chồng Thu Thảo và hai đứa con nhỏ cũng tới thăm. Thấy mẹ vất vã, Thu Thảo định ở lại giúp đỡ mẹ, nhưng thấy con cái nàng còn nhỏ dại quá, nên bà bắt phải về.Trong mấy ngày này, bà Nghĩa Hưng được vài phần an ủi nhờ có ông bà Đức Hợp qua lại thăm nom giúp đỡ luôn. Mỗi sáng, bà Đức Hợp đi chợ mua đồ ăn rồi bảo Thúy Hạnh qua nấu nướng giúp. Bệnh tình ông Nghĩa Hưng kéo dài hơn nửa tháng không thấy thuyên giảm. Một đêm bà mệt quá nằm ngủ thiếp đi một lúc, bỗng nghe chồng kêu ú ớ, bà giật mình dậy chạy lại, thì ông đã cấm khẩu. Bà cuống cuồng chạy sang nhờ ông Đức Hợp đem ông đến nhà thương cấp cứu. Bác sĩ khám nghiệm rồi lắc đầu:_ Muộn quá, cơ thể ông đã bị liệt hẳn. Bà nên đem ông về thì hơn, chắc không thể sống được vài ngày nữa đâu!Bà Nghĩa Hưng thất vọng, đem chồng về. Trưa hôm sau, tự dưng ông tỉnh lại, ông nhìn bà rồi nhìn quanh quất như tìm kiếm ai, miệng ông ú ớ gọi:_ Thanh! Thanh!Rồi ông nhắm mắt, đi thẳng! Bà Nghĩa Hưng đứng thẳng nhìn chồng, lòng bà như chết theo chồng. Bà thương xót ông hết sức: gần ba mươi năm, vợ chồng chung sống, sinh con ra, nuôi dưỡng cho đến khôn lớn, bây giờ ông nằm xuống, không thấy mặt đứa con nào bên cạnh. Bà đau đớn quỳ phục xuống cạnh chồng khóc như điên dại!