Dịch giả: Hằng Hà Sa và Bích Ty
CHỈ CÒN MỘT THẾ GIỚI - I & II

     hiều tháng trôi qua từ ngày Ion Kostaky bỏ đi, bỏ đi để có thể thăm lại đất nhà, làng mạc và tìm lại tin tức người vợ thân yêu; nhưng bỏ đi để không trở về được nữa. Pillat đợi ngày một, ngày hai, tháng nầy qua tháng nọ mà vẫn chẳng thấy tăm hơi. Thế mà đã gần một năm trời từ ngày Pierre Pillat bị bắt buộc phải trốn vào rừng. Quân đội và cảnh sát càng ngày càng lùng soát gắt gao những người bỏ trốn vào rừng. Mà rừng núi thì đầy ắp cả người bỏ trốn; con người từ ngàn năm đã cùng những súc vật, cây đất tạo dựng, mang trên hai vai, trên hai tay, sỏi đá và tất cả thứ cần thiết để kiến thiết làng mạc phố phường, bây giờ bị bắt buộc phải từ bỏ hết mà đi; từ bỏ ruộng vườn, đường sá, cây cối đã mất bao năm gầy dựng, để trốn vào rừng sống như súc vật không nơi nương tựa, sống trong lùm cây hốc đá.
Như là cuộc di cư trong lời sấm Jérémie: «Hãy rời xa thành phố đến sống trong các hốc đá, như chim bồ câu làm tổ trên hố sâu vực thẩm». Pillat nhớ đến lần di cư của Ante Petrovici, cuộc trốn tránh của Daniel Motok; chàng nhớ đến Eddy Thall, đến Varlaam, Marie; chàng quay đầu nhìn lại, ngỡ rằng nước mắt chảy vì ánh nắng mặt trời, nhưng nào có phải tại mặt trời chút nào đâu.

* * *

Một tiếng súng vang trong thung lũng. Máy bay gầm trên trời. Pillat nép người dưới bóng cây; và nghĩ đến Ion Kostaky trốn vào rừng với cây gậy cụt ngủn, cây gậy có vẻ huyền thoại như của Tannhauser hay của Aaron trong kinh Cựu Ước. 
Cầm dao găm, Pillat bắt đầu khắc lên thân cây tên Marie vợ chàng rồi lần lượt đến tên chàng, tên Ion Kostaky, Ante Petrovici, Eddy Thall, Daniel Motok, Varlaam, Isaac Salomon, Milan Paternik... nghĩa là tên tất cả những người chàng đã gặp trong cuộc di cư khổng lồ nầy; khắc tên như thế chỉ vì chàng đang quá cô đơn và chàng muốn có bất cứ ai bên cạnh; vâng, chàng đang cô đơn trong khu rừng nầy; cô đơn trong vũ trụ, cô đơn trong trời đất. 
Mà con người thì không thể nào sống cô đơn. Rồi vừa nhìn cả lô tên khắc trên thân cây, Pillat vừa thầm gọi: 
«Lạy Chúa, tim Ngài sẽ nát tan vì đau đớn khi loài người đến trước Ngài để được phán xét. Con tin là Ngài sẽ không phán xét người mà chỉ rủ lòng thương hại; vâng, chỉ rủ lòng thương hại đối với con người khốn khổ của thời đại nầy. Ngay cả lý trí nơi con người được phát triển nhiều nhất cũng không thể thấu hiểu những gì ngoài tầm tay, ngoài tầm mắt, hay ngoài điều tai con người có thể nghe thấy được. Lý trí của loài người thật là hèn mọn.»
Có giọng nói đàn bà bên tai: 
- Ông là tu sĩ. 
Đó là giọng một cô gái chừng 17 tuổi, đầu tóc bím quê mùa, nét nhìn e lệ. Pillat hỏi: 
- Sao cô hỏi thế? Tại đầu tôi giống tu sĩ lắm sao? 
- Không, tôi tưởng thế vì ông đang viết gì trên thân cây và lại không mang súng. Ai biết viết đều không phải là kẻ cướp. Khu rừng nầy đầy cả kẻ cướp, nhưng họ không biết viết. Mà chỉ có tu sĩ mới không mang vũ khí. 
Pillat bỏ dao vào túi. Thiếu nữ sau một hồi yên lặng, nói tiếp: 
- Tôi không biết đọc, nhưng tôi thích ai viết chữ được. Tôi tên là Magdalena. 
Pillat đứng dậy chìa tay bắt. Nàng lại hỏi: 
- Tại sao ông không mặc áo nhà dòng. Ông sợ hả? Tu sĩ trong rừng nầy ai cũng sợ mặc áo dòng cả.
Magdalena bỗng im tiếng, nàng thấy mình nói nhiều quá và bỗng sợ những gì mình vừa nói. Pillat hỏi: 
- Cô ở đâu đến? 
- Chúng tôi sống ở đây từ ngày Sô Viết xâm nhập. Người ta lùa chúng tôi từ bờ Hắc Hải; rồi cho nhà cửa đất đai ở nông trường, trong thung lũng, nhưng cha tôi đã đem súc vật đi trốn vào rừng. Chúng tôi đến sống trong khu rừng nầy còn sướng hơn ở nông trường tập thể. 
- Thế cô có biết làng Piatra không? 
Chàng muốn trở về đó để dọ tông tích Ion Kostaky; chàng đã xuống đó bao nhiêu lần nhưng không biết gì hơn về số phận của ông nhạc cả. Người thiếu nữ trả lời không biết, rồi hái một cánh hoa màu đỏ đưa lên môi, rồi vừa cắn cánh hoa bằng những chiếc răng trắng của nàng, vừa hỏi:
- Tại sao ông ở đây mà không lên trên hốc đá? Trên đó có nhiều tu sĩ lắm. Và đứng trên đó mới thấy quân đội và cảnh sát đến được chứ. Nếu là ban đêm ba tôi sẽ đốt lửa trên mõm đá báo động, ban ngày ba tôi thổi tù và, nghe thấy thế là các vị tu sĩ đi ẩn núp ngay. Ông có biết là trên đó dễ kiếm ăn lắm? Ba và dân làng bỏ trốn đều có mang theo bầy ong và súc vật vào rừng để sinh sống. Các vị tu sĩ cũng làm lụng để kiếm ăn, các vị đó luc trốn đi không đem theo gì cả nhưng được cái là họ rất lương thiện. Tôi không thể nói chuyện gì với họ được vì không biết lấy một tiếng Lỗ nào. Nhưng tại sao ông lại biết tiếng Lỗ nhỉ, ông không phải là tu si ngoại quốc sao?
Pillat trả lời: 
- Tôi ở làng Piatra, cô không quen ai ở làng Piatra thật sao? 
Nàng vẫn tiếp tục cắn cánh hoa hồng: 
- Đây là lần tấn công lớn nhất và kéo dài vài ngày nay rồi. Quân cảnh bắn vào chúng tôi, máy bay thì dội bom trên rừng. 
Tiếng nổ trên thung lũng vang lên đinh tai nhức óc. Trong rừng tiếng gì cũn sẽ ra kiếm ông ấy. Tại sao lại không nói thật cho một người chỉ muốn biết là vợ còn sống hay đã chết. 
Người vợ hét: 
- Anh đừng đi. 
Kostaky nghe tiếng người đàn bà giựt chiếc áo ông chồng đang cầm. 
Kostaky đành bỏ đi. Mồ hôi chảy nhễ nhại trên trán. Tai ông ta vẫn còn nghe tiếng người vợ cãi vả với chồng trong nhà. Người vợ nói:
- Em sẽ tố cáo anh với quân cảnh nếu anh đi bây giờ. 
Kostaky để ý thấy hai cây táo trồng trước nhà đã bị đốn mất. Ông ta buồn rầu không hiểu sao người cộng sản lại hay đốn cây như thế. 
Người đàn bà vẫn to tiếng: 
- Nếu anh đi em sẽ tố cáo anh. 
Kostaky bỏ đi xa. Ông ta bắt đầu khóc. Cố quay đầu lại nhìn một lần nữa. Nhà ông còn nằm yên trong bóng tối. Kostaky thầm nói: Lạy Chúa, rước linh hồn Iléana về nước Thiên đàng, ông ta cất mũ làm dấu. «Lạy Chúa tha tôi cho bà.» Kostaky đội mũ lại và đi về phía rừng. Làng mạc hoang vắng. Đường sá vắng bóng người. Không có Iléana, trái đất đối với ông chỉ là một bãi sa mạc hoang vắng.

* * *

Kostaky thấy ba bóng người đuổi theo ông trên đường làng. Ông ta muốn vào trong một khu vườn, nhưng lính gác đã trông thấy và cố đến gần ông ta. Kostaky bỏ đi thật nhanh. Ông ta cảm thấy mùi đất thấm vào thân thể và hai buồng phổi. Đằng sau, lính gác đã nổ súng. Đã có lệnh báo động trên sân bay. Lính gác tràn đầy đường. Các lối ra khỏi làng bị gác hết. Kostaky chửi: 
- Đồ lũ chó cộng sản. 
Ông ta không trốn về nơi Pillat đang chờ, vì lính gác từ đó đến, ông ta đành bò về phía ngược lại. Đó là con đường dẫn đến nghĩa địa, ông ta núp vào trong các bụi rậm và nghĩ đến Iléana mà không hề nghĩ đến lũ lính gác đang đuổi bắt mình và làm náo động cả làng. 
«Lạy Chúa đem Iléana về đất thánh. Bà đã đau khổ nhiều lắm rồi. Càng khổ nhiều hơn nữa nếu bà bị chết trong tù. 
Iléana khốn khổ ơi!»

Truyện Cùng Tác Giả Cơ May Thứ Hai Lối Thoát Cuối Cùng n chân bất thường của tôi. Nhưng luật lệ lại muốn đi ngược lại với sự thật đó, xua đuổi tôi cho dù luật lệ đó đã hoàn toàn trái với thực tế. Tại sao lại không cho phép tôi di cư chỉ vì tôi thiếu cái lõm nơi lòng bàn chân? Bằng cớ là một người thiếu lòng bàn chân như tôi vẫn tạo dựng nên một cái gì cho xã hội rồi đó. Một người hư răng cũng có thể có ích cho xã hội chứ, và tôi đã làm việc có ích, tại sao luật lệ lại theo đuổi tôi như thế. Chỉ vì nó là luật lệ ư? Không thể được. Lý do đó chưa đủ.
Hai người bước ra vườn. Petrovici lại nói thêm:
- Nếu anh hiểu được là tôi đã khổ sở đến mức nào từ lúc tôi đặt chân đến Á Căn Đình. Nếu gặp cảnh sát ngoài phố, tôi phải dừng lại để hắn ta đừng thấy tôi đi cà nhắc. Nếu tôi vào văn phòng hay đến nơi công cộng tôi phải ngồi xuống ngay, vì sợ đứng lâu người ta sẽ thấy tôi thấp hơn là chiều cao trong giấy tờ đến ba phân mét. Với những người đàn bà tôi yêu thích, tôi đều nghi ngờ là họ có thể tố cáo tôi là một người có đạo Hồi giáo, cho nên tôi phải xa lánh tất cả đàn bà. Tôi muốn đến trước Tổng thống và thú nhận tất cả để xin ông ta tha cho tất cả những tội giả mạo của tôi trước khi di cư. Tôi đã không đủ can đảm, bây giờ thì muộn quá mất rồi. Tôi đành phải ẩn thân chung với người điên hay là bị tù và bị xua đuổi. Hoặc thế nầy hoặc thế kia, tôi mệt quá rồi, tôi không còn phấn đấu được nữa.
Bác sĩ Rudolf cầm cánh tay Petrovici:
- Thế nào chúng ta cũng có lối thoát. Á Căn Đình là một quốc gia trong đó con người còn có lòng nhân đạo. Anh lại quen biết nhiều và được trọng vọng, mọi việc rồi sẽ ổn thỏa, chỉ là vấn đề thời gian, vài ngày hay vài tuần là cùng chứ gì.
Một người đàn bà lịch sự với dáng điệu e dè đến gần hai người:
- Thưa bác sĩ tôi cần báo tin gấp cho bác sĩ biết (móng tay bà ta ấn mạnh vào lòng bàn tay). Bác sĩ có chịu khó nghe tôi nói một lát không, gấp lắm, vâng, rất gấp.
Rudolf muốn lánh xa, ông ta giải thích cho Petrovici:
- Đó là một thân chủ của tôi, tên là O’hara, vợ của một đại kỹ nghệ gia người Anh.
Bà ta nói với Petrovici:
- Tôi xin lỗi được nói chuyện với ông dù chưa được hân hạnh quen ông. Nhưng có nhiều việc vô lý và trầm trọng đến độ tôi phải nói.
Ông có biết họ muốn làm gì không? Ồ, không tưởng được. Chiều nay họ muốn đốt tôi. Đêm nay họ sẽ thiêu sống tôi.
Các móng tay nhọn đỏ của bà O’hara lại như đang ấn sâu vào lòng bàn tay:
- Tôi không biết làm gì hơn nữa trước cái ý định thiêu sống một người đàn bà trong thế kỷ nầy, giữa thời đại văn minh Thiên Chúa giáo. Không tưởng được, kết án đề thiêu sống một người đàn bà. Và tôi không hiểu được tại sao, vì lý do nào họ lại kết án tôi, tôi cũng không biết ai đã kết án tôi. Tôi không biết nhân danh luật lệ gì và do đâu mà người ta kết án tôi. Đêm nay họ sẽ đốt tôi.
Rudolf bực dọc:
- Thưa bà có thật thế đâu.
- Không, bác sĩ nói thế để an ủi tôi thôi. Tôi biết là chuyện rất vô lý, nhưng là chuyện có thật, người ta sắp thiêu sống tôi.
Rudolf giới thiệu:
- Đây là bác sĩ Petrovici, bạn thân của tôi và đang bị bệnh. Tôi sẽ để ông ta nằm cạnh phòng bà.
O’Hara nói ngay:
- Ông nằm cạnh phòng tôi hả? Nếu thế ông sẽ là một chứng nhân. Ông sẽ thấy là chiều nay họ đến đây đốt tôi. Đó là một hành vi dễ sợ quỉ quái và không tưởng được trong thế kỷ văn minh của chúng ta. Họ sẽ đốt tôi dù tôi không làm gì nên tội cả, hoàn toàn tôi không có tội gì cả. Và ức nhất là tôi không biết ai đã kết án tôi. Nếu ông ở cạnh tôi, càng hay, ông sẽ là chứng nhân.
Nói xong O’Hara bỏ đi. Rudolf giải thích:
- Bà ta bị bom ở Luân Đôn. Trong thời chiến, bà ta đã chịu đựng giỏi lắm. Nhưng khi đến Á Căn Đình bà ta ngã bệnh trong lúc chồng bà đang làm chủ một hãng xe hơi lớn. Người ta mang bà lại đây và bà cứ đinh ninh là sắp bị thiêu sống. Ngày ngày bà ta thức dậy lúc năm giờ sáng vì bị dày vò bởi ý nghĩ rùng rợn đó.
Cuộc gặp gỡ nầy làm cho Petrovici xúc động sâu xa. Ông ta quên là mình đến đây để trốn chính phủ, quên mất chuyện riêng để nghĩ đến câu nói của bà O’Hara: «Tại sao họ lại bắt tôi để thiêu sống?».
Lidia vợ của Petrovici cũng bị kết án và thiêu sống. Nhưng Lidia thị thực sự bị thiêu sống rồi: «Tại sao họ lại kết án Lidia như thế. Ai kết án và nhân danh ai? Ai thiêu sống Lidia? Dù sao thì Lidia cũng đã bị đốt cháy giữa thế kỷ được gọi là văn minh nầy. Sáu triệu người Do Thái cũng bị đốt cháy. Vài triệu người Đức cũng bị cháy thành than trong các đô thị bị Hoa Kỳ dội bom, cũng như vài triệu người Ba Lan, Nhật Bản. Nhưng tại sao họ lại bị chết cháy?
Ai đã kết án họ, với mục đích gì? Hiện giờ, cũng đang có vài trăm triệu người đang tị nạn trên khắp thế giới, đang bị đốt chết dần dần như Pierre Pillat, Marie, Eddy Thall, Varlaam, Kostaky... »
Ante Petrovici tiếp tục nói:
- Bác sĩ có nhớ đến chuyện Candide không? Xã hội Coïmbre thời xưa đã quyết định thỉnh thoảng thiêu sống một người để tránh nạn động đất. Ngày nay hàng triệu người bị đốt cháy để cho các chính phủ giữ được liên hệ tốt đẹp với nhau. Vài trăm thân binh Nga bị Mỹ đốt cháy để giữ hòa khí giữa Tổng thống Hiệp Chủng Quốc và Staline, điều này tôi đã tận mắt chứng kiến. Một nửa Âu Châu với thị thành, làng mạc, nhân mạng, súc vật đã bị bán đứng cho Nga Sô thiêu hủy để người Anh có được mức sống cao hơn và người Mỹ có thể bán Côca Côla ở Nga Sô. Nhưng một nửa Âu Châu đã bị hy sinh vô ích. Người Mỹ đã không thể bán Côca Côla cho Nga Sô và người Anh cũng chả được ăn ngon hơn dù họ đã bán cho Nga Sô người Ba Lan, Hung Gia Lợi, Lỗ Ma Ni, Bulgarie, Esthonie, Lettonie, Lithuanie, Phổ, Đức, Albanie. Và với quyền gì Tây phương đã bán hàng triệu người của các quốc gia đó cho Sô Viết? Với quyền gì người Anh đã g nghe như là đang nổ bên cạnh, nhưng thật ra còn xa lắm. 
Magdalena hỏi tiếp: 
- Ông mặc áo dòng loại nào đó? Có vài tu sĩ mặc áo dòng màu trắng thật đẹp, tôi thích các vị đó nhất. Các vị khác lại mang dây lưng bằng thừng và kết bạn với chim chóc. Họ tốt đến độ chim đến bên họ mà cũng không sợ. Các vị khác lại mặc áo dòng thật chật như là loại áo các sĩ quan, mặt lúc nào cũng nghiêm nghị, họ không bao giờ ăn thịt và sống cộng đồng với nhau, họ không hề nói chuyện với dân làng và cầy cấy riêng rẽ.
Magdalena không biết họ thuộc dòng Tên. Pillat hỏi nàng: 
- Cô có chắc mấy người đó là tu sĩ không chứ? 
- Họ đều là tu sĩ cả, bởi vì họ biết đọc, biết viết, thường hay cầu nguyện và không mang vũ khí. Đúng là tu sĩ chứ còn ai vào đó nữa. 
Súng nổ càng ngày càng nhiều, máy bay tiếp tục dội bom. 
Magdalena vẫn nói:
- Nếu ông lên trên đó, ông sẽ có sữa uống. Tôi sẽ nói với ba tôi. Ông mặc áo dòng loại nào thế? Và tại sao ông lại có râu, mấy ông kia không để râu. 
Nói xong nàng bỏ đi không cần chờ trả lời. Pillat gọi theo nhưng nàng đã đi xuống đồi thật nhanh. 
Pillat đã nhìn thấy những toán lính tràn lên thung lũng sắp theo đội hình tấn công và chàng không thấy Magdalena đâu nữa. 
Vài ngày sau, lính tràn cả khu rừng. Pillat phải lang thang như một con chó đói. Chàng muốn gặp lại Magdalena, muốn lên nơi các vị tu sĩ ở, nhưng quân đội đã chiếm cứ dãy núi mất rồi.
Pillat trông thấy một xác chết, thấy có thuốc lá, tiền Nga và hộp quẹt. Trong bị rết còn cả đồ hộp và nhiều gói thuốc lá khác. Pillat lấy bị rết và cởi áo quần nạn nhân. Đó là một anh chàng dân quân tự vệ. Không phải dân sự mà cũng không phải là lính nhà nghề. Anh ta mang theo súng tự động và một hộp đạn. Pillat dùng lưỡi lê của cây súng đào một hố nhỏ chôn xác chết rồi đắp một nấm mồ nhỏ. Cắt một nhánh cây làm chữ thập trên mộ, chàng cầu nguyện nho nhỏ:
«Lạy Cha chúng tôi...»
Bỗng có giọng nói: 
- Tôi đã nói ông là tu sĩ, đúng quá mà. 
Thì ra Magdalena đã đến sau lưng chàng, nàng nói: 
- Rõ ràng tôi thấy ông là tu sĩ, chỉ có tu sĩ mới chôn người chết. 
Magdalena suy nghĩ một chốc, không hiểu có nên nói tiếp hay không, sau cùng nàng quyết định nói:
- Hôm qua, lính lên trên đó bắt tu sĩ. Ba tôi trốn được, nhưng nhiều vị tu sĩ đã bị bắt. 
- Sao lại có nhiều tu sĩ thế? Quanh đây có tu viện nào không? Họ ở đâu đến đây?
- Họ là tu sĩ ở Vatican, ông đã đến Vatican lần nào chưa? 
Từ trên đỉnh núi, có tiếng tù và vọng xuống, Magdalena nói: 
- Ba tôi báo động đó. 
Và nàng mất dạng trong rừng cây.
Pillat lại cô đơn. Chàng lắng nghe đạn trung liên réo liên hồi cùng với nhiều tiếng nổ. Chàng châm một điếu thuốc vừa lấy được trong túi xác chết. Trên đầu chàng trực thăng bay lượn; lần đầu chàng trông thấy cảnh nầy, chưa bao giờ rừng núi lại có nhiều âm vang như thế. Pillat sợ hãi, sợ hãi hơn bao giờ hết. Cái chết đã gần kề.

II

Boris theo đám đông đã phá tù để vào rừng. Phá sập tường để cứu cha Angelo, nông dân cứu thoát luôn cả Boris. Họ còn cho hắn ẩn náu ở các chỗ núp trong khu rừng. Boris đang đau nhưng mỗi ngày hắn vẫn muốn trở về với một cuộc sống hợp pháp. Đối với hắn, tất cả những ai vào rừng đều là kẻ thù của Sô Viết, đều là tụi phản động, kẻ thù của nhân dân? Hắn thầm nghĩ: «Địa vị của mình không phải trong đám dân đen nầy. Hắn đợi cho sức lực bình phục hẳn để tìm cách xuống thung lũng. Ở gần hắn ít nói chuyện với dân làng, dù họ đã tìm cách cứu hắn khỏi cảnh tù đày. Bệnh hoạn đã bắt buộc hắn phải sống nhiều tuần trong rừng. Trong cảnh cô đơn, Boris suy nghĩ về cuộc nổi dậy của đám nông dân đó. Đó là một cuộc nổi dậy thực sự, một cuộc nổi dậy mà hắn chưa bao giờ thành công ở Lỗ ma ni lúc hắn được phái đến để tổ chức một cuộc phá hoại và một đội quân bí mật.
Đó là một cuộc vùng dậy của dân chúng, những kẻ đã phá từng viên gạch của nhà tù ở Molda, điều hắn thích làm mà chưa bao giờ thành công. Hắn chỉ thành công trong các cuộc phá hoại không đáng kể. Số người hắn gặp thường bất động trong tay hắn và trong tay các đồng chí hắn. Hắn chống lại lũ dân làng đã cứu thoát hắn chỉ vì cuộc nổi loạn của họ nhằm phản đối Sô Viết. Hắn hiểu rõ sức mạnh của kẻ thù Sô Viết, nhưng hắn không hiểu sức mạnh đó do đâu mà có.
Trí óc hắn đã tạo ra thần tượng Tinka Neva, nhưng sự tạo dựng đó cũng như những lâu đài bằng giấy, đẹp thật đấy nhưng toàn là tiền chế cả. Nông dân thì đúng là cả một lực lượng rồi đó. Hắn đã trông thấy họ nhắc từng viên gạch để phá bỏ nhà tù. Hắn hiểu rõ bây giờ kẻ thù của hắn là ai rồi. Lực lượng đã phá bỏ nhà tù ở Molda thật là bất tận. Hắn muốn dùng lực lượng đó để phục vụ cho Sô Viết. Nhưng lực lượng phản động đó do đâu mà có được?
Boris nghĩ về tất cả những gì có thể làm thành lực lượng, một đảng phải, một tổ chức, nghĩ đến một tổ chức hành chánh hoàn hảo, một cơ quan cảnh sát đàng hoàng, nghĩ đến sự trung thành của các đảng viên, đến những tòa án, những biện pháp trừng trị kẻ lừng khừng. Sô Viết có tất cả những đặc tính đó, hơn nữa Sô Viết lại có đủ cán bộ, cả cán bộ siêu việt nữa. Hắn muốn ở lại với các cán bộ cộng sản ở trên hẳn cả thân phận làm người, trên hẳn loại cán bộ Thiên Chúa giáo cao cấp, vì người cộng sản có thể chế ngự được cái chết. Chỉ có một kẻ trong Thiên Chúa giáo có thể chế ngự được cái chết, kẻ đó là Chúa Jésus. Nhưng trong chế độ cộng sản, có cả hàng trăm triệu người không còn ý thức về mạng sống riêng rẻ của mình nữa mà có thể chết cho đảng không cần do dự, nhign="center" class="ui-bar-b" onClick="noidung1('noidung.aspx?tid=2qtqv3m3237nvntn1nvntn31n343tq83a3q3m3237nnn0n')">Phần thứ ba - I & II & III & VI
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- ---~~~mucluc~~~---
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Nguyễn Đ Thanh & Ct.Ly
Nguồn: Nhà xuất bản Lá Bối ngày 7- 10- 1968
casau - VNthuquan.net
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 15 tháng 10 năm 2014

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- ---~~~mucluc~~~---