ăn lều của bác Tom là một kiến trúc thô sơ, nhỏ bé bằng gỗ gần kế bên ngôi nhà của chủ (Ngôi nhà, tiếng mà người nô lệ da đen dùng để chỉ nơi cư trú của chủ nhân cũng như căn lều chỉ nơi cư trú của họ).Trước căn lều có mảnh vườn nhỏ xinh xắn. Hè đến, quả phúc bồn tử, quả dâu và vài thứ quả khác cùng với rau cải tươi xanh nhờ sự chăm sóc kỹ càng của Chloé, vợ bác Tom. Mặt tiền rợp mát do một cây thu hải đường to lớn đỏ rực và một bụi hồng đầy hoa. Các nhánh cây dày kịt đan vào nhau và rũ xuống che lấp hẳn căn lều thô sơ, tuy nhiên căn lều sáng rực lên và thay đổi theo màu sắc của hoa quanh năm, những bụi hoa cúc và dã yên thảo cũng tìm được một chỗ để chường mặt ra phô trương vẻ đẹp. Bác Chloé rất thích khung cảnh đó.Giờ này bác gái đã dọn xong bữa tối cho ông bà chủ. Bác Chloé là đầu bếp chính của chủ nhân. Kiểm soát lại một lượt trên bàn ăn, ra lệnh cho những người thuộc quyền bày biện hoàn tất, bác trở về căn lều riêng của mình để lo bữa tối cho chồng.Đứng bên bếp lửa hồng, bác Chloé đang chăm chú rán con cá vàng ngậy trên chảo rồi mở nắp vung ra và từ bên trong nồi mùi thơm nức mũi bốc lên, báo hiệu một bữa ăn ngon.Khuôn mặt bác gái đen đủi, tròn và bóng loáng như được bôi lên đó một lượt lòng trắng trứng. Dáng người béo trục, phảng phất cái kiêu hãnh của một tay đầu bếp khéo nhất vùng. Đó là điều bác ta lấy làm hãnh diện nhất.Trong trang trại không một chú gà tây nào, một con vịt nào, thím gà mái nào là không khiếp sợ khi thấy bà bếp lù lù xuất hiện gần chúng, thoáng thấy bác chúng hiểu ngay là ngày tàn của cuộc đời chúng sắp điểm rồi.Về phần bác, động thấy chúng là lập tức bác nghĩ ngay đến cách chế biến chúng thành những món ăn thích khẩu cho chủ nhân. Quay? Luộc? Hầm? Nướng? Làm cách nào cho giòn tan, ngon ngọt, mềm mại và thơm tho? Đó là mối bận tâm chính của bác ta. Làm sao mà bầy gia súc không sợ chứ?Có lẽ ta phải nhắc thêm đến tài làm bánh của bác Chloé: bác thay đổi các thứ bánh luôn luôn, như các cô các bà nhàn rỗi và thừa tiền ở các đô thị lớn chạy theo thời trang vậy. Nhờ thế, tuy ăn bánh bác làm mỗi ngày, chủ nhân không bao giờ thấy chán. Điều làm bác ta sung sướng nhất là được nghe những người thưởng thức cắc món do bác làm ra có đôi lời khen tặng.Mỗi khi nhà chủ có khách đến thăm, ở lại, bác bù đầu vì tìm tòi đủ cách để thay đổi thực đơn đều đều, nhưng ta đừng tưởng tay đầu bếp này kêu ca, than phiền chút nào đâu. Không gì làm bác ta sung sướng hơn khi thấy một dãy va-li, rương hòm đặt dọc theo hành lang, vì đó là cơ hội để bác ta thi thố hết tài năng với mọi người.Nhưng thôi, hiện giờ bác gái đang bện trong nhà bếp của bác, hãy để bác được yên với ngón sở trường mà đi sâu vào thăm thú bên trong lều.Một cái giường kê sát góc, trên phủ một tấm ra trắng bong như tuyết đọng, cạnh giường là một tấm thảm khá rộng. Đây là chỗ ngả lưng thường xuyên của bác Chloé. Cái giường trắng tinh, tấm thảm và góc lều này là nơi trang trọng nhất. Bác không bao giờ cho phép lũ trẻ bén mảng đến nghịch ngợm. Góc này cũng được coi như phòng khách của căn lều. Đằng góc kia cũng kê một cái giường nhưng không được sạch sẽ bằng, chứng tỏ nơi đó được sử dụng thường xuyên.Bên trên lò sưởi treo la liệt nhiều bức tranh sặc sỡ, đề tài rút từ Kinh thánh, ngoài ra còn có bức chân dung của Đại tướng Washington, thoạt nhìn qua, người ta chú ý ngay đến nét vẽ vụng về và màu sắc kỳ cục đến nỗi người ta có thể nghĩ rằng vị anh hùng này, do một sự huyền diệu, nhiệm mầu nào xui khiến được sống lại chắc chắn ông cũng thất vọng quay đi, không dám nhìn thẳng vào chân dung của chính mình.Trong một góc nữa có hai đứa trẻ ngồi trên cái bâng cũ kỹ, tóc chúng quăn như len, mắt đen và sáng, má phinh phình bóng loáng; cả hai đang theo dõi em chúng trong khi con bé chập chững bước đi. Con bé cứ bước được vài bước về phía trước thì lại ngã nhào xuống. Mỗi bận em ngã như thế, hai anh nó được dịp vỗ tay reo hò tở mở, như thể châu, em ạ!Harris mím chặt môi, vầng trán cau lại, ánh mắt anh rực lửa căm hờn. Elisa run rẩy lắng nghe.- Tại làm sao anh lại thuộc quyền lão? Tại làm sao? Anh cũng là người mà? Anh muốn biết điều này...Elisa buồn bã cất tiếng:- Dù sao, ta phải vâng lời ông bà chủ vì ta là người có đạo...- Em có lý do để tuân lệnh chủ - Harris nói - vì chủ em nhân hậu và đã nuôi em như nuôi một đứa con, đối xử tốt với em. Còn anh, anh nhận được gì ở chủ anh: những cú đấm, những cái tát, những cái đá, những lời mạt sát, chửi rủa tàn tệ... Chưa kể đôi khi còn bị bỏ đói. Phải chăng đó là định mệnh trời dành cho anh? Anh nợ gì họ? Anh đã trả, đã trả công nuôi gấp trăm lần, anh hết muốn khổ rồi. Hết rồi!...Harris nắm chặt tay lại, cau mày, dáng bộ hung tợn đến nỗi Elisa kinh hãi.Nàng nín lặng run sợ vì nàng biết rằng những lời khuyên nên nhẫn nhục lúc này đã trở thành vô hiệu quả. Harris nói tiếp:- Em còn nhớ con chó nhỏ, con Carlo em đã cho anh đó không? Nó là nguồn vui của anh đấy: ban đêm nó ngủ cạnh anh, ban ngày nó quấn theo anh đi khắp nơi. Nó như hiểu hết những khổ nhục của anh, đôi mắt nó làm anh dịu cơn buồn khổ đôi phần và thêm sức chịu đựng... Ngày hôm kia, anh nhặt cho nó vài cái xương sót lại ở dưới bếp, vài món ăn thừa. Lão nói sao em biết không? Rằng là anh nuôi nó gây tốn kém cho lão. Lão không muốn thấy tên da đen nuôi chó, và ra lệnh cho anh phải cột đá vào cổ nó, dìm nó xuống sông...- Harris! Anh có thể nhẫn tâm làm theo lời chủ sao?- Không! Làm sao anh có thể làm được điều đó? Nhưng lão thì... lão dám, em à! Cha con lão ném đá túi bụi vào con vật trong khi nó chới với giữa hồ. Carlo đưa mắt cầu cứu với anh, có lẽ nó ngạc nhiên vì thấy anh không đến cứu nó. Rồi thì... Anh bị một trận đòn đích đáng vì tội cãi lời lão. Cần gì? Lão sẽ có dịp biết rằng anh không phải hạng người có thể khuất phục vì đòn bọng. Một ngày kia... Hừ! Một ngày kia họ sẽ biết rằng...- Harris - Elisa kêu lên thất thanh - Anh định làm gì? Đừng nhúng tay vào tội ác, nếu anh còn tin tưởng vào Thiên Chúa. Hãy cố gắng làm điều thiện. Chúa sẽ cứu vớt ta.- Anh không phải là con chiên của ngài như em đâu. Elisa ơi, tâm hồn anh đầy dẫy khổ nhục, anh không thể tin tưởng vào Chúa. Em muốn anh đạo đức, mà tim anh hiện đang bị thiêu đốt vì lửa hận thù, làm sao dập tắt nổi. Cả em nữa, em chưa biết hết sự thật mà, nghe anh nói đây...- Lão tính làm gì em được? - Elisa hấp tấp hỏi.- À! Vừa rồi lão nói là lão đã lầm lẫn mà cho phép anh lấy vợ, người không thuộc vào hàng nô lệ của lão. Lão nói là lão ghét chủ em và những người trong trại này, họ kiêu hãnh ngẩng đầu cao hơn lão; là chính em đã gieo vào đầu anh những tư tưởng tự phụ, lão sẽ cấm anh qua đây. Sau cùng, lão nói anh phải bỏ em lấy một nô lệ của lão. Trước nay lão chỉ bóng gió xa xôi thôi, song hôm qua thì lão đã nói toạc ra như vậy, lão ra lệnh cho anh phải đem Mina về lều để sống chung, hoặc tuân lời lão, hoặc lão sẽ bán anh cho bọn buôn người bên kia sông.- Nói kỳ chưa? Đám cưới của chúng ta đã hợp thức hóa ở Tòa Thị trưởng như người da trắng kia mà?Giọng thiếu phụ ngây thơ, tin tưởng.- Ủa, vậy ra em chưa biết rằng con gái nô lệ không có quyền lấy chồng sao? Luật lệ đó vẫn hiện hành trong nước này mà. Anh không thể giữ em làm vợ nếu chủ anh muốn chia rẽ hai ta... Em ơi! Chính vì thế mà anh nói rằng anh ao ước chúng ta đừng sinh ra, đừng có mặt trên cõi đời, cũng như anh ao ước con chúng ta đừng sinh ra, vì anh nghĩ đến số phận hẩm hiu dành cho nó sau này...- Ồ! Ông chủ của em tốt lắm, ông không bao giờ tàn nhẫn như...- Đúng vậy. Nhưng ai biết được ngày mai ra sao? Ông có sống hoài đâu? Nó sẽ được bán cho một kẻ nào đó, làm sao biết trước? Mặt mũi nó khôi ngô mà làm chi? Nó khôn lanh mà làm chi? Cái ân sủng mà trời dành cho nó rồi đây sẽ là lưỡi dao cắt nát tim em, để rồi coi! Nó đáng giá quá, rồi họ sẽ cướp con chúng ta cho mà coi!Những lời nói của Harris như ngọn roi tàn nhẫn, phũ phàng quất vào mặt vợ anh. Hình ảnh gã buôn người lại hiện rành rành trước mắt cô. Cô xúc động đến nỗi mặt tái nhợt, môi run rẩy, cô thở đứt quãng một cách khó khăn và để tránh khỏi sự đối mặt với điều chồng báo trước, cô đưa mắt về phía trước nhà, nơi con mình đang đùa nghịch vô tư.Jim đang chơi trò cỡi ngựa, oai vệ như viên dũng tướng thắng trận trên cái can của ông Shelby. Elisa do dự giây lâu, nửa muốn tiết lộ điều bí mật đang đè nặng tim mình cho anh biết, nửa lại cho là không nên vì anh đã quá nhiều thống khổ rồi.“Không đâu. Ta không có quyền làm anh ấy khổ thêm, tội nghiệp anh! Ta không có gì phải lo sợ, làm gì có chuyện mua bán trong ngôi nhà tràn ngập tình thương này? Bà chủ không bao giờ nói dối, gạt ta đâu”.- Elisa! Em ơi! Hãy tỏ ra can đảm nhé? Tạm biệt em, anh phải đi...Thiếu phụ cuống quít:- Anh tính đi đâu đây?- Anh đi Canada - Harris cố nén rúc động, trả lời - Sau đó rồi anh sẽ kiếm cách chuộc em và con. Đó là hy vọng cuối cùng của chúng ta. Em có chủ tốt, chắc ông không từ chối, anh sẽ mua em và con. Phải! Nếu có Chúa nhân từ như em nói, ngài sẽ giúp chúng ta.- Anh ơi! - Elisa rên rỉ - Nếu anh bị bắt thì sao?- Không bao giờ. Tự do hay là chết, chỉ thế thôi. Anh sẽ không để cho họ chạm đến người anh.- Anh định tự tử sao?- Không cần phải làm vậy. Họ sẽ giết anh, phải, họ sẽ không giao anh sống sót cho tụi buôn người miền Nam.- Harris ơi! Vì tình yêu của chúng ta, xin anh thận trọng. Anh đừng làm điều ác. Đừng giết ai mà cũng chớ tự giết mình. Anh đang bị thử thách nặng nề, xin anh thận trọng và nhớ cầu Chúa giúp anh.- Anh sẽ nghe em! Mà em cũng phải nghe anh đây: chủ anh có dự tính độc ác khi sai anh đi về hướng này mang giấy tờ cho ông Symmer ở cách đây vài dặm. Lão nghĩ rằng làm vậy là anh sẽ gây phiền phức cho chủ em. Tuy vậy, lát nữa trở về anh sẽ tỏ vẻ tuân phục lão như không có dự định gì cả. Anh còn phải chuẩn bị vài thứ, người ta sẽ giúp anh. Cỡ một tuần nữa, sẽ có một số nô lệ bỏ trốn, trong số này có cả anh. Hãy cầu nguyện đi em! Có thể Chúa toàn năng sẽ nghe lời cầu xin của em.- Anh Harris, anh cũng nên cầu nguyện và nhớ đừng nhúng tay vào tội ác.Harris cầm lấy bàn tay vợ, nhìn sâu vào đôi mắt vợ thì thầm không thành tiếng:- Thôi, anh đi!Nhưng họ chưa chia tay được, họ đứng im tay trong tay như thế một lúc lâu. Cuộc chia ly của đôi vợ chồng trẻ trong nghịch cảnh làm Elisa thổn thức khóc không thành tiếng. Hy vọng tái ngộ thật mong manh, y như tơ nhện giăng trước gió. Nhưng rồi sau cùng, Harris cũng rứt tay ra khỏi bàn tay nhỏ nhắn của vợ mình.