Chương 2

     ự việc chưa có gì thay đổi. Kẻ thù nghĩ rằng họ còn nhiều thì giờ. Tù nhân nghĩ rằng nên kéo dài cuộc chơi, càng lâu càng tốt. Những họng súng bên ngoài vẫn chĩa vào. Đạn đã sẵn sàng. Chỉ chờ lệnh bắn. Bên trong, tù nhân giữ một thái độ hết sức đứng đắn. Họ ngồi theo đội ngũ. Tù nhân yêu sách. Tù nhân đòi hỏi làm sáng tỏ chính sách nhân đạo của nhà nước. Tù nhân không nổi loạn. Không nổi loạn thì không có lý do đàn áp. Đàn anh chịu đàn em lắm. Bọn trẻ đã khôn lớn. Ngày xưa chúng nó xuống đường bạo động gây khó chịu cho mình gian khổ nơi chiến trường. Bây giờ chúng nó trầm tĩnh, chúng nó tự nhận chúng nó là biển cả có niềm im lặng ghê gớm và khôn cùng. Đàn anh chiêm ngưỡng đàn em. Rồi nhiều câu hỏi được đặt ra: tại sao chúng nó chống phá chế độ, tại sao chúng nó dám mưu đồ chuyện nước cnon bằng trái tim của chúng nó, chúng nó dấn thân làm gì, cho cái gì nhỉ? Và đàn anh ngậm ngùi thương xót thân phận mình. Cái lý tưởng chiến đấu của mình trước đây chỉ là thứ lý tưởng chắp vá bởi gấm vóc mục nát. Nó bị trao đi đổi lại qua hết tay anh lãnh tụ này đến tay anh lãnh tụ khác. Và anh lãnh tụ nào cũng là tay sai của quyền lực ngoại quốc núp sau những nhân danh tham vọng, phản phúc. Đàn anh trôi theo cái giòng lý tưởng buồn tênh đó. Rốt cuộc, đàn anh đã biến thành Trần Cung chịu vết chém ngang lưng của Tào Tháo. Đàn em hôm nay hoàn toàn khác. Đàn em sáng tạo ra lý tưởng, sáng tạo ra chìa khóa để tự tay mở cửa giải thoát dân tộc. Với dĩ vãng trăng sao vằng vặc, với hiện tại mặt trời rực rỡ, đàn em đi chiến đấu không vẩn sợi khói đen mặc cảm thụ hưởng phè phỡn, dựa dẫm ngoại bang, đào ngũ chạy trốn. Do đó, sự dấn thân đã là một tuyên ngôn tuyệt vời, một cương lĩnh ngời rạng mà kẻ thù được quyền căm phẫn nhưng không dám coi thường. Người tuổi trẻ hôm nay đã ngẩng mặt lên nói với thế giới rằng, chúng tôi chưa bao giờ là phỉ, chưa bao giờ là ngụy. Phỉ quyền Hà Nội và ngụy quyền Sài gòn đã làm tan nát quê hương yêu dấu của chúng tôi, đã bắn nát hạnh phúc của dân tộc tôi bằng bom đạn Nga sô, Trung Quốc, Tiệp Khắc, Hoa Kỳ; đã đầy đọa đồng bào tôi bằng thuốc khai quang và trại tập trung khổ sai lao động. Thế giới đã chọn nước Việt Nam làm sân chơi chiến tranh, làm diễn đàn chống đối chiến tranh, làm con mòng tội nghiệp của lương lính Đại Hàn thô bạo, của rắn rết Thái Lan, của kangourou Úc Đại Lợi, của cu ly Phi Luật Tân... Rồi thế giới ngoảnh mặt phủi tay, ngoảnh mặt với luôn cả thuyền nhân Việt Nam chơi vơi trên mặt biển! Cái thế giới mù lòa, câm điếc lương tri, cần tỉnh táo một phút thôi, để suy nghĩ về những người tuổi trẻ Việt Nam hôm nay đang chiến đấu cho tự do, dân chủ, hạnh phúc và thương yêu của dân tộc họ không cần súng đạn tư bản, không cần hỏa tiễn vô sản. Họ mơ ước xa hơn, rằng, nỗi thống khổ và niềm cô đơn của họ trải dài trên sầu đạo quê hương của họ. Và rồi, từ sầu đạo đó như sầu đạo Thích Ca, Jesus đã qua, một nền văn minh nhân bản sẽ nở rộ hoa thơm ngát thắm nghĩa tình người thay thế cho văn minh tư bản, văn minh vô sản đã bất lực trong mưu cầu hạnh phúc nhân loại.
Mặt trời đã cao bằng đỉnh đầu. Nắng gay gắt dành cho một ngày gay gắt. Tù nhân bị cúp bữa cơm trưa. Đội cấp dưỡng được chỉ thị ngưng bếp núc. Anh em ra ngồi giữa sân nắng tỏ tình chiến đấu. Nón mũ đội hết lên đầu. Nước đã có sẵn trong lon guigoz của mỗi tù nhân. Thuốc lào. Điếu cày. Lửa. Những hơi rít đẫy đà. Nước điếu reo vui. Khói nhả bay. Thoải mái. Loa phóng thanh không ngớt nhắc nhở tù nhân tôn trọng nội quy. Rồi im tiếng. Nó cần ăn. Nó đói. Tù nhân chẳng thiết ăn. Tù nhân no nê niềm vui. Đến hai giờ, nó lại phóng thanh. Nó yêu cầu tù nhân cử đại diện lên gặp ban giám thị. Tù nhân bàn tán.
Đội trưởng mắt ốc nhồi hỏi:
- Các anh nghĩ sao?
Một đội trưởng cũ hỏi lại:
- Chú nghĩ sao?
- Nếu các anh cho phép, xin để chúng em đối phó.
- Các chú đối phó đi.
- Vậy chúng ta không gặp ai, không có đại diện gì cả.
Đội trưởng mắt ốc nhồi trình bày:
- Có đại diện là có tổ chức. Có tổ chức là có âm mưu từ lâu. Họ sẽ đàn áp chúng ta thẳng cánh. Chúng ta coi vụ này... đột xuất. Dẫu bị đàn áp, chúng em lãnh hết. Nếu cử đại diện lên gặp họ, họ sẽ nhốt luôn. Chúng em chịu hoàn toàn trách nhiệm vụ này.
Ba giờ, cán bộ giáo dục tới sát cổng trại:
- Tôi cần gặp đại diện của các anh.
Đội trưởng mắt ốc nhồi ra gần cổng:
- Thưa cán bộ, không có ai là đại diện của ai cả. Tù nhân không có tổ chức, không có lãnh đạo.
- Các anh muốn gì?
- Muốn làm sáng tỏ chính sách đối với tù nhân của đảng và nhà nước.
- Ai làm sáng tỏ, các anh à?
- Ban giám thị.
- Vậy các anh phải gặp ban giám thị để thảo luận.
- Tôi mong mỏi gặp ban giám thị ở sân trại này.
- Ban giám thị không thèm tới đây!
- Thế thì tôi không thèm lên.
- Anh chống đối, hả?
- Dĩ nhiên, không chống đối sao bị tù?
- Anh không sợ kỷ luật à?
- Chết không sợ, sợ gì kỷ luật.
- Anh muốn chết sẽ được chết.
Hai mươi bốn người tuổi trẻ xông tới cổng, phanh ngực ra, nhất loạt:
- Có giỏi bắn đi! Chúng tôi đang thèm chết. Chúng tôi chết cho hàng triệu tuổi trẻ miền Nam vùng dậy.
Tù nhân cũ reo hò, vỗ tay và buông những lời thách thức ngạo nghễ. Cán bộ giáo dục hoảng sợ, bỏ chạy. Bốn giờ, xe tăng ngoài thị trấn bò vào. Trại xây dựng từ thời nô lệ. Thực dân nó bắt nhốt những nhà ái quốc ở đây. Nó hiểm độc tạo ra một nhà tù trên một cái đầm lầy, rộng. Tù nhân khó lòng vượt trại. Một độc đạo nhỏ từ trại dẫn ra lộ lớn. Dọc độc đạo này là những đồn canh nghiêm mật. Cộng sản cướp quyền thống trị, họ tuyên bố phá tan cùm xích, lao tù, nhưng Đầm Đùn vẫn là Đầm Đùn như Sơn La, Côn Lôn, Phú Quốc, Lao Bảo, Lào Kay... vẫn là ngục tù dữ dội giam nhốt người yêu nước. Điểm khác biệt là, hôm nay, chế độ ngục tù đốn mạt hơn và thực dân cai ngục là cách mạng cai ngục! Không ai nao núng vì xe tăng xuất hiện. Tù nhân cũ đứng cả lên:
- Chúng ta, tất cả chúng ta, không riêng lẻ nữa!
Đội trưởng mắt ốc nhồi - bây giờ là lãnh đạo - xin mọi người ngồi xuống và giữ trật tự. Anh ta nói:
- Sự im lặng chế ngự mọi đàn áp. Đây mới là trận đầu. Mong các anh nghe em như các anh đã cho phép em toàn quyền đối phó.
Tất cả lại yên lặng. Xe tăng đậu trước cổng trại, quay mũi súng vào. Tù nhân không nói, không hát, không hút thuốc, uống nước. Vũ khí của đàn áp của kẻ thù bỗng trở nên lố lăng, hài hước. Loa phóng thanh kêu gọi đội cấp dưỡng về bếp nấu cơm. Tù nhân nói không cần ăn. Đội cấp dưỡng ngồi ì. Năm giờ, loa phóng thanh yêu cầu tù nhân về nhà nghỉ ngơi, ban giám thị sẽ cứu xét trường hợp ba người bị kỷ luật biệt giam. Tù nhân không nhúc nhích. Bạo lực bắt đầu sợ hãi sự bất bạo động. Vũ khí tư tưởng luôn luôn ghê gớm. Súng đạn không thể bắn chết tư tưởng. Nhưng tư tưởng đã dẹp tan súng đạn. Ngục tù không thể hủy hoại được tư tưởng. Nhưng tư tưởng đã cảm hóa cai ngục. Chúng ta thù hận chủ nghĩa, thù hận móng vuốt của chủ nghĩa, thù hận giáo điều của chủ nghĩa xúi dục con người ghét bỏ nhau, xa cách nhau, chém giết nhau. Chúng ta không thù hận con người. Chúng ta, bằng tư tưởng nhân bản khai phóng, cố gắng đánh thức lương tri của con người bị che lấp bởi bóng tối của chủ nghĩa phi nhân, chúng ta mời gọi gần gũi, cảm thông và yêu mến. Chúng ta đã như thế. Chúng ta mãi mãi như thế. Chúng ta không thích kiếm hạnh phúc cho loài người trên những xác chết.
Sáu giờ, giám thị xuất hiện. Ông ta đeo quân hàm và phù hiệu công an. Sau lưng giám thị là một tiểu đội vệ binh kè kè súng tiểu liên. Cổng mở khóa, đẩy rộng lối. Tù nhân ngồi theo đội ngũ nghiêm chỉnh.
Giám thị nói, giọng thân thiện:
- Có chuyện gì thế, các anh?
Con chó sói khi không rút ruột nổi con mồi, nó ngọt lời ve vãn:
- Tôi hoàn toàn không biết. Chẳng ai báo cáo với tôi cả.
Giám thị khiển trách cán bộ trực trại:
- Tại sao đồng chí không giải quyết, cũng không báo cáo?
Cán bộ trực trại ấp úng:
- Báo cáo đồng chí...
Giám thị khiển trách:
- Làm việc sai nguyên tắc. Đồng chí phải tự kiểm để rút kinh nghiệm.
Các kịch sĩ cộng sản nhỏ chơi hài kịch. Giám thị xoa tay.
- Chuyện gì nào, tôi giải quyết tại chỗ.
Đội trưởng mắt ốc nhồi đứng dậy, nghiêm trang:
- Thưa ông giám thị, chuyện rất nhỏ. Ba người anh em của ch&uacuo thuật. Tôi gỡ chân dung bác Hồ lộng kiếng treo tường, đặt lên bàn, trên bục giảng. Dưới bàn học trò, Châu móc túi lôi ra sợi dây, con dao nhíp và một hộp quẹt. Hai đứa ngồi hai bàn sát nhau. Năm thằng kia ngồi chung một bàn. Phiên tòa khai mạc.
Tôi nói:
- Đây là phiên tòa bí mật. Vậy tòa yêu cầu mọi người im lặng, nói khẽ, cười khẽ, vỗ tay khẽ.
Một thằng bọn năm đứa nói:
- Xử đứa nào thế?
Nam nói:
- Mày yêu bác Hồ không?
Thằng đó nói:
- Không.
Châu nói:
- Vậy chúng tao xử lão già.
Bọn năm đứa vỗ tay. Tôi nói:
- Buộc tội lão đi, Châu!
Châu nói:
- Tao hỏi câu nào, mày nhái giọng ông cụ trả lời nhé, Nam!
Nam nói:
- Ô kê.
Châu nói:
- Già Hồ, ra trước vành móng ngựa.
Nam nói:
- Dạ... dạ...
Tôi dựng bức ảnh bác Hồ lên. Châu nói:
- Bị cáo từ đâu vô đây?
Nam nói:
- Từ Bắc kỳ!
Châu nói:
- Bị cáo! Già có biết già gây ra bao nhiêu tội ác không?
Nam nói:
- Khô...ô...ng...
Tôi nói:
- Láo! Đồ nói láo!
Châu nói:
- Thưa Tòa, bị cáo già Hồ này có một tỉ tội ác. Tôi chỉ kể vài tội vừa mới xảy ra ở Sài gòn thôi. Hắn tên là Hồ Chí Minh, hừ, Hồ Chí Minh con mẹ gì. Đọc tiểu sử hắn, thấy cả lô tên. Nào là Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Lý Thụy... chẳng biết tên nào thật tên nào giả nữa. Đích thực, hỗn danh của hắn là Minh râu, trùm bọn cướp nón cối. Hắn đã xua quân chiếm Sài gòn, cướp nhà cửa của dân di tản, bắt sĩ quan vào tù, bắt thầy giáo đi cải tạo tư tưởng, đổi tên trường học, phá hủy tượng đài vĩ nhân, anh hùng, xé quốc kỳ miền Nam may quần xà lỏn, đốt sách, giết nhà văn, bắt con nít học tập căm thù Mỹ ngụy, bắt cả nước suy tôn hắn, bắt cụ già gọi hắn là bác, xua người về vùng kinh tế mới, lùa người đi làm thủy lợi vân vân... Nhưng cái tội vĩ đại của hắn là gây ra cảnh cha xa con, chồng mất vợ và chúng tôi chán nản học hành vì thấy tương lai mù mịt. Vậy tôi xin Tòa xử tử hắn để treo gương cho những tên phản dân hại nước khác.
Tôi nói:
- Luật sư cãi đi, mày!
Nam nói:
- Thưa quý Tòa, thân chủ của tôi thật sự là Hồ Chí Minh tự anh ba bồi tàu thủy chứ không phải Minh râu. Thân chủ của tôi vô tội. Ông ta không hề cầm dao con chó xin tí huyết ai cả. Mà chỉ xui lui cháu ngoan tàn sát nhân dân thôi. Ông ta rất có công với tổ quốc Liên xô, Trung Quốc. Vậy xin Tòa giảm án cho ông ta, đổi án xử tử thành án cắt lưỡi. Theo ý tôi, Cộng sản bị cắt lưỡi là nó hết nói phét, hết tuyên truyền láo lếu.
Tôi nói:
- Tòa suy nghĩ một tí.
Châu nói:
- Thưa Tòa, tôi cho phép Minh râu chọn ba cách chết. Một: hắn sẽ bị thắt cổ. Hai: hắn sẽ bị đâm ngực. Ba: Hắn sẽ bị hỏa thiêu.
Tôi nói:
- Tòa tuyên án xử tử lão già Hồ Chí Minh, không cho lão chọn lựa, bắt hắn chết cháy.
Bọn năm đứa vỗ tay hoan hô sự sáng suốt của Tòa. Bản án được thi hành ngay. Tôi liệng chân dung bác Hồ xuống sàn lớp, vỡ tan. Châu gỡ ảnh ra, xé tan nát, dí chân lên rồi châm lửa đốt. Chúng tôi sung sướng vì đã trả thù cho toàn dân Việt Nam. Sau phiên tòa, chúng tôi ra về. Tôi không hề biết tên năm đứa tham dự, cũng chẳng quen chúng nó. Chúng tôi không sợ bị bắt. Do năm đứa kể với bạn bè ở trường, an ninh Cờ Đỏ điều tra ra chúng tôi. Và chúng tôi bị công an đến nhà còng tay, bịt mắt dẫn đi. Ở công an phường, tôi bị đánh hộc máu mồm. Về sở công an, tôi hết bị đánh nhưng bị nhốt ở biệt giam hai tháng.
Phiên tòa xử tử bác Hồ hoàn toàn do tôi nghĩ ra. Không ai xúi dục tôi cả. Bạn tôi, Châu và Nam ham vui đã a dua tôi. Tôi xin khai thêm: Từ lớp 2 đến lớp 5 tôi học ở trường tiểu học Trần Quý Cáp. Tôi không có nguyện vọng gì. Tôi cũng không xin cách mạng tha tôi. Tôi chẳng hiểu mình làm đúng hay sai nhưng đã làm thì chịu.
Những lời tự khai của tôi là đúng. Tôi chịu hình phạt nếu khai man trá.
Làm tại đề lao Gia Định, 8-3-1976
Ký tên
Đặng Hữu Trí
Bổ sung bản tự khai ngày 8-3-76
Sơ yếu lý lịch
Họ và tên: Đặng Hữu Trí
Năm sinh: 1960
Nơi sinh: Sài gòn
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: 214B/5 Gia Long, Sài gòn
Nghề nghiệp: Học sinh
Bị bắt ngày: 7-11-1975
Can tội: Xử tử bác Hồ.
Sau nhiều lần làm việc với nhiều cán bộ chấp pháp và được gặp gỡ bố mẹ tôi, tôi vẫn cho rằng những ý nghĩ của tôi đã tự khai là chân thật. Tôi không hề nói dối. Từ khi tôi cắp sách đi học đến khi tôi bị bắt, chưa ai dạy tôi nói dối cả. Bố mẹ tôi hy vọng vào tương lai của tôi: Làm người thật thà, không làm người gian dối, dù thông minh hay xuất chúng. Người thật thà đã nói là thật. Người thật thà không bao giờ cần cải chính những điều mình đã nói.
Tôi ghét bác Hồ, tôi nói tôi ghét. Tôi không yêu bác Hồ, tôi nói tôi không yêu. Tôi không thể yêu một người mà tôi không hề biết. Bác Hồ đã chết, xác ướp trong hòm kính, tại sao bắt tôi phải yêu? Tại sao bắt tôi phải suy tôn xác chết. Bây giờ tôi nói tôi yêu xác chết, yêu bác Hồ là tôi nói dối. Mà cán bộ đòi hỏi tôi chân thành khai báo rõ sự thật. Vậy sự thật là tôi không yêu bác Hồ, tôi thù ghét bác Hồ.
Khi tôi đã ghét khó mà bảo tôi yêu. Khi tôi đã yêu khó mà bảo tôi ghét. Thầy tôi đã dạy tôi thơ của ông Phùng Quán: “Yêu ai cứ bảo là yêu, Ghét ai cứ bảo là ghét”. Tôi vâng lời thầy tôi, vâng lời ông Phùng Quán. Tôi không thích tự khai thêm. Bổ sung, bổ sung hoài thì cũng chỉ tăng thêm lời ghét chứ chẳng có lời yêu đâu. Nhốt tôi ở biệt giam năm tháng hay năm năm, tôi vẫn thế, tôi vẫn là tôi chân thật.
Cán bộ hỏi tôi, nếu thả tôi về với gia đình, tôi sẽ làm gì, có biết ơn cách mạng không, có yêu kính bác Hồ không. Biết ơn cách mạng, nhất định tôi biết ơn cách mạng rồi. Ai bắt tôi, rồi thả tôi, tôi cũng mang ơn. Nhưng yêu kính bác Hồ thì tôi không yêu kính đâu, vì tôi đã ghét bác Hồ, đã xử tử bác Hồ. Tôi chỉ biết bổ sung đến đây.
Tôi khai thật, nếu man trá tôi không phải là tôi nữa.
Làm tại đề lao Gia Định, 6-8-1976
Ký tên
Đặng Hữu Trí
Bổ sung bản bổ sung tự khai ngày 6-8-1976
Sơ yếu lý lịch
Họ và tên: Đặng Hữu Trí
Năm sinh: 1960
Nơi sinh: Sài gòn
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: 214B/5 Gia Long, Sài gòn
Nghề nghiệp: Học sinh
Bị bắt ngày: 7-11-1975
Can tội: Xử tử bác Hồ.
Thêm nhiều lần làm việc với cán bộ chấp pháp, tôi đã trả lời rõ rệt tôi không khai lại bản tự khai lần đầu. Không ai biến đổi sự thật thành sự giả được. Cán bộ dọa rằng, nếu không ăn năn hối cải, thật lòng yêu kính bác Hồ thì muốn nằm tù bao nhiêu năm, tôi cũng đã trả lời rồi. Hồi ngụy, người ta ghét Nguyễn văn Thiệu, người ta uống rượu, giả say, bắn nát hình Nguyễn văn Thiệu, có sao đâu. Ngụy gian ác mà nó không bắt những người bắn hình Thiệu, đốt hình Thiệu, đem ảnh Thiệu chùi đít, gói tôm, gói cá. Cách mạng quang minh sao nỡ nhốt trẻ con? Cứ nhốt đi, khi nào cách mạng tiêu, tôi sẽ về. Về bây giờ vẫn bị nghe hát suy tôn bác Hồ chẳng ích lợi gì. Tôi muốn nằm tù muôn năm.
Làm tại đề lao Gia Định, 7-10-1976
Ký tên
Đặng Hữu Trí.