- 3 -
Con

     gày tôi đoạn tang nhà tôi, một hôm bác Trung sang chơi. Tôi hiểu ý ngay. Quả nhiên, bác ta nói bà cụ và ông Cả Sinh nhờ bác sang hỏi tôi làm kế. Thì ra ông ấy vản kén người nội trợ.
Từ ngày tôi ở nhà ông ấy về Tru, tôi vẫn ân hận là chưa trở lại thăm bà cụ và ông ấy. Giá nhà tôi như người ta, tôi đành nghỉ một buổi chợ, để vợ chổng con cái sang nhà ông ấy, trước là cảm ơn bà cụ đã cho tôi nghĩ ra sự lên Tru để làm ăn một ngày một khá giả; sau là, gặp con người tử tế, cứu mình trong lúc mình bối rối, chưa định đưa chân đi đâu, thì mình càng nên năng đi lại, để tỏ rằng mình thủy chung.
Ai lại biền biệt từ độ ấy đến giờ, tôi chỉ sợ người ta tưởng lầm là tôi để bụng việc cũ. Nhưng thật vì nhà tôi đa mang thuốc sái tôi chỉ e lỡ đến đấy, có lẻm bẻm lại thêm mang tiếng mang tai.
Hôm năm mươi ngày nhà tôi, không biết ai mách tin, ông Cả Sinh tự nhiên đem cau rượu vàng hương đến phúng viếng cẩn thận. Thì ra tôi không chu đáo, mà ông ấy vẫn chu đáo lại.
Ngày ấy, tôi buồn chưa nguôi, vả mới ở cữ con cháu Hồ, nên ông Cả chỉ ngồi chơi có một lát. Tôi giữ lại ăn bữa cơm thế nào cũng không được. Tôi hỏi thăm biết rằng bà cụ vần mạnh. Tôi nói buôn bán lời lãi, ông rt mừng.
Đến nay, thấy bà cụ và ông ấy vẫn theo đuổi ý trước, tôi khó nghĩ quá. Bác Trung nói rằng:
- Cơ nghiệp ông Cả thì to, ông tôi phải tìm người đảm đang.
Chắc là ngoài tôi ra, ông ấy cho không ai xứng đáng hơn, để gánh vác công việc nhà cửa.
- Cụ tôi thì già, bác Trung lại nói, từ ra giêng đến giờ quặt quẹo luôn, nên ông tôi lo. Bà về với ông tôi thì ruộng sâu trâu nái, nhà ngói cây mít, tha hồ sung sướng.
Tôi biết thế lắm. Tôi đắn đo. Tôi nên ở vậy thờ chồng nuôi con, hay nên bước đi cầu nữa? Tôi mới ngoài ba mươi tuổi, trẻ chưa qua, già chưa tới. Khó xử quá. Tôi khất đến đầu tháng sau sẽ trả lời.
Tôi nghĩ ngợi mười hôm. Mà nghĩ lúc nào, tôi ràn rụa nước mắt lúc ấy. Tôi thương nhà tôi xấu số. Tôi thương các cháu còn thơ dại. Tôi lại thương ông Cả Sinh chung tình.
Sau hết, tôi quyết định. Hôm bác Trung sang, tôi nhất định từ chối, và ứa nước mắt, khóc:
- Tôi đi lấy chồng thì tôi sung sướng nhưng các cháu khổ.

 

Thấm thoắt trong mười lăm năm trời sau, tôi chịu thương chịu khó nên vốn liếng lại khá.
Tôi cất mộ nhà tôi, về tậu đất làm nhà ở Rừng và mua được ba mẫu ruộng.
Thằng Mùi giống thầy nó như tạc, cả người lẫn nết. Tôi biết rằng không trông nom dạy dỗ rồi cũng đến hỏng.
Năm thầy nó mất, nó còn bé, nên tôi được thư tâm buôn bán. Nhờ trời làm ăn mỗi ngày một thêm ra. Lời lãi nhiều, mà ăn tiêu ít, nên khi tậu nhà tậu ruộng ở nhà quê xong, tôi mới tính lo cưới vợ cho nó.
Đáng lẽ nó lấy con gái bà Hai Giản. Bà là người làng, lại là hàng xóm tôi ở Tru. Chính bà đã giúp tôi nhiều khi tôi mới chân ướt chân ráo đến đây, còn bỡ ngỡ. Nó làm rể bà Hai, còn gì mãn nguyện cho tôi hơn.
Tôi ở cữ con Hồ hôm thầy nó mất được bốn nhăm ngày.
Năm con bé mười lăm có bốn đám đến dạm cả thẩy. Một là thằng Trương, con ông Lý ở Tru, hai là thằng Tuấn, con ông Trưởng Cới ở Phượng Vĩ; ba là thằng Tính, con vợ kế ông Cả Sinh; bốn là thằng Bách, con ông đám Lợi ở Rừng.
Cả bốn đám cùng đánh tiếng hỏi con Hồ dồn dập trong hai tháng. Tôi phải một phen khó nghĩ. Gả nó cho thằng Trương ở Tru cũng được. Ông Lý có nhiều ruộng, thằng bé trông cũng ngoan ngoãn. Và tôi ngụ cư ở làng này mà được dâu gia với ông lý thì còn gì hơn.
Nhưng ông Trưởng Cới lại là người làng tôi. Tôi chỉ có một trai một gái. Tôi đã định cho con trai tôi lấy vợ bên nội, thì con gái, nên gả chồng về bên ngoại, để sau này, khi tôi rồi rãi, về quê nào cũng gặp con.
Ông Cả Sinh làm tôi khó nghĩ hơn. Ngày nghe tin bà cụ mất, tôi sang phúng, thấy ông ấy đã lấy một người. Người ấy là con nhà tử tế, và rất thạo công việc đồng áng. Thằng Tính kém con Hồ hai tuổi. Nó ngoan ngoãn lắm, ông ấy bảo làm thế nào xin được cô Hồ cho nó, ông mới vui lòng. Vì con gái tôi chắc phải giống tính nết tôi.
Giữa lúc đang đắn đo về ba nơi này, thì đám ông Lợi nhờ người đến xin con cháu cho thằng Bách nhà ông ấy.
Thằng Mùi xui tôi nên gả em nó cho con ông Lý ở đây.
Còn con Hồ bằng lòng làm dâu quê ngoại.
Bà Hai Giản khuyên tôi nên dâu gia với ông Cả Sinh để tạ lòng ông ấy. Lấy một trong ba đám này, con Hồ sẽ được sung sướng, vì đám nào cũng giàu.
Nhưng tôi suy tính. Đời tôi lấy chồng đã chẳng ở quê chồng, nay trời thí cho hai mụn con đấy, thì nên dựng vợ gả chồng cả cho chúng nó ở quê chồng là hơn. Anh em nó được gần gũi nhau đùm bọc lấy nhau. Nó ở xa, rồi ngày sau, ngày ky ngày lạp, có thể về được thì tốn, mà không về được lại áy náy trong lòng.
Cho nên đến tháng Giêng năm sau, tôi nhất định gả con Hồ cho thằng Bách, nhà tuy nghèo nhưng được là người làng Rừng.

 

Thằng Mùi, tôi không ngờ càng ngày càng hư đốn ngỗ ngược.
Tôi dỗ dành nó lấy con gái bà Hai Giản, nó vùng vằng:
- Tôi không lấy, nó hơn tôi những bốn tuổi, để rồi tôi gọi nó là chị à.
- Nó nhiều tuổi, nhưng nó xinh, buôn bán thạo, tao đỡ phải dạy. Nó có đến ba bốn trăm bạc vốn, còn đâu hơn.
- Nghìn bạc tôi cũng không thèm.
- Hay mày trót dan díu với đứa nào, mày cứ nói thực.
- Tôi có nhân tình nhân ngãi thì u biết đấy, ngày nào tôi không từ sáng đến tối kè kè bên cạnh u.
- Nhưng tối mày đi đến khuya mới về, tao có theo mày đâu mà biết.
- Thì ở chợ cả ngày mệt nhọc tối đến cũng phải chơi chỗ nọ chỗ kia cho tiêu khiển chứ.
- Mày tiêu khiển đâu thì tiêu khiển, nhưng tao van mày đừng hay lại nhà thằng Ngà, thằng Bột. Thầy mày ngày xưa là cái gương tày liếp cho mày rồi.
- Chà, thầy khác, tôi khác. Tại u không giữ nổi thầy.
- Cho nên tao định lấy vợ cho mày để nó giữ mày. Bây giờ chửa già, tao cũng là có tuổi, mày hư nữa, tao đến ốm về buồn mà chết mất.
Thằng Mùi không nói gì. Một lát nó tặc lưỡi:
- U cho tôi trăm bạc, tôi khắc lấy con bà Hai Giản ngay.
- Trăm bạc để mày làm gì?
- Để có vốn liếng, vợ nó khỏi khinh, khỏi bắt nạt.
- Tao có mình mày là trai, rồi tao làm ra bao nhiêu chẳng là về mày, chứ tao giữ cho tao đâu.
- Thế đằng nào trước sau u chả cho tôi. Cái Hồ thì u gây dựng cho nó, đã có gánh hàng đi chợ.
- Nó là phận gái,tao cho nó bao nhiêu nó được bấy nhiêu. Rồi khi nó về nhà người ta, tao mặc kệ. Thế sao tao dạy mày làm ăn buôn bán, mày không chịu học.
- Ồ, tôi là con trai, u cứ bắt tôi gánh hàng như thằng nhỏ. Rồi đến chợ, u bắt tôi coi hàng, ngồi cả ngày. Vả chả có quyền gì chỗ mua bán tôi đàm chán.
- Mày khỏe mạnh, thì gánh đỡ tao. Vả tao chỉ mượn mày gánh những hôm tao thấy trong mình mệt nhọc. Còn như mày coi hàng, tức là mày học buôn bán chứ gì. Ngày bé, mày ngoan ngoãn, nhưng càng lớn mày càng đổ đốn. Mày đánh đeo với chúng bạn, nã tiền tao để sắm ăn sắm mặc.
- Sắm ăn với sắm mặc! Hơi một tí là u kể. Có mấy cái quần chúc bâu với cái áo cánh lụa chứ gì.
- Còn hơn tao, từ thuở bé, tao kiếm ra đến hàng nghìn, mà tao chỉ quán nâu áo vải.
- Bì thế nào được với u. U là đàn bà góa. Tôi là con trai trẻ. Thế mà u cứ bắt tôi lấy vợ. Lấy vợ mà ăn mặc với làm lụng như thằng nhỏ, tôi xấu hổ lắm.
- Giúp việc mẹ mà kêu xấu hổ?
- Thì u cứ cho tôi trăm bạc, tôi lấy vợ ngay.
- Mày lấy tiền làm gì?
- Để sắm ăn sắm mặc chứ làm gì.
- Thế sao ban nãy mày nói để làm vốn riêng?
- Làm gì kệ tôi, không có trăm bạc, tôi không lấy con bà Hai Giản.
Nó sắm khăn lượt, áo đoạn, giày tây và ô lục soạn. Tôi thấy nó ăn mặc như ông công tử, mà gớm.
Tôi hỏi nó sắm từng ấy thứ, làm gì hết tràm bạc. Còn chồ thừa, tôi dỗ nó đưa tôi giữ hộ. Nhưng nó đáp:
- U giữ thì mất. Tôi có khối chỗ giữ chắc chắn hơn.
- Để tao đặt lãi, chỉ trong ít lâu, lại đủ trăm cho mày.
Nó lắc đầu.
Tôi định lúc nào đêm khuya thanh vắng, mẹ con trò chuyện, dỗ dành nó mới nghe, chứ ngữ này, tôi biết, một là dại gái, hai là cờ bạc dông dài, rồi trăm bạc đến đi đời hết.
Tôi vừa định thế, thì một buổi sáng, nó kêu nhức đầu, nói với tôi xin ở nhà, không đi được chợ.
Buổi chiều về, tôi không thấy nó đâu. Hỏi bà Hai, tôi thấy bảo nó khăn áo tếch đâu từ lúc tôi vừa ra khỏi cửa.
Thì ra, khổ thân tôi quá, nó dỗ hai đứa con gái nhà ba Nỉ bán bánh giò, cả ba đứa đem nhau đi.
Con Hồ biết rõ chuyện nhưng không dám mách, sợ anh nó, vì nó dọa nếu để tôi biết, nó đánh què.
Rồi con Hồ tru tréo lên:
- Trời ơi, tôi có ba chục đồng bạc giấu trong hốc cột này, anh ấy lấy mất rồi.
Khốn nạn con bé, tiền ấy định đem về nhà chồng.
Tôi và con Hồ phải nghỉ chợ để tìm thằng Mùi. Con Hồ đi quanh gần, tôi về quê và các nơi. Song không thấy tăm tích nó đâu. Thành thử mất đến mười đồng bạc và thiệt mất mấy buổi chợ.
Bà Hai Giản sang chơi, nói nhất định không gả con gái cho thằng Mùi nữa.
Nhà ba Nỉ đến bắt đền tôi, làm rầm rĩ cả lên. Tôi tức và xấu hổ quá.
Hai đứa con nhà ấy, tôi biết, đã nổi tiếng là hư nhất Tru. Con Trinh là chị hơn thằng Mùi đến sáu tuổi, chê chồng, nhưng nhân tình đến tám nhăm thằng. Con Tiết là em, mới mười bảy tuổi, vừa rỗ vừa ngọng. Nhưng nứt mắt ra, mà chẳng đám chèo ở làng nào là thiếu mặt. Nó đi đến khuya về, mà ra đến đường là con trai quây chung quanh.
Hỏng, cơ đồ này hỏng. Công lao tôi đến là công cốc mất.
Tôi nghĩ tôi có ăn ở tầm ác với ai đâu mà trời bắt khổ sở thế này.
Từ hôm mất tiền, con Hồ đâm ra ngơ ngác cả người. Nó gầy đi, không ăn được, chỉ khóc. Tôi phải đền nó ba chục khác, nó mới chịu vui vẻ sắm sửa quần áo cưới.
Bị việc ấy, tôi như phải trời giáng. Thế là bao nhiêu ý định của tôi phút chốc tan tành.
Ngày cưới con Hồ, người làng không thấy thằng Mùi, nên hỏi. Tôi phải nói dối là nó ốm.
Được một tháng, thằng Mùi vác mặt về.
Tôi giận, chửi cho một chập, nhất quyết đuổi đi.
Trước, nó chịu lỗi, cứ nín thin thít, kêu là trót dại.
Nhưng sau, nó bảo:
- Tôi đã biết hối, nếu u nói dai nữa, tôi tự tử cho u xem.
- Mày hết tiền hay mày biết hối? Nói cho thực.
Nó không đáp, đập ngay đầu vào cột, và năm thẳng cẳng ra. Tôi hết hồn, ôm lấy nó, vừa gọi vừa khóc.
Mãi nó mới mở mắt ra, và mặc cả ngay:
- Thế còn con Trinh con Tiết, u phải cho nó về nhà này.
Tôi lại nổi giận. Ra nó vờ chết để dọa. Thực ra, nó nằm im để dò bụng tôi, và nghĩ câu nói.
Tôi lắc đầu:
- Mày phải lấy con bà Hai Giản.
- Từ trước đến sau tôi vẫn bảo tôi không bằng lòng kia mà.
- Mày không bằng lòng nhưng tao bằng lòng.
- U bằng lòng thì u lấy, tôi không lấy.
- Sao mày dám há họng xin tao trăm bạc.
- Mặc chứ, ai bảo u tin.
- A, mày lừa tao, con nhà vô phúc!
Nó nhăn răng ra cười làm tôi đầy khúc ruột. Một lát, nó nói:
- Tôi muốn lấy đám này, u cứ bắt tôi lấy đám khác, sao tôi chịu.
- Cho mày lấy con đĩ phải không?
- Chả đĩ bợm gì cả, bây giờ chúng nó là dâu u rồi đấy.
- Mày giết tao trước, rồi hãy mang hai đứa ấy về đây. Hễ mày có chúng nó thì đừng có tao.
- Tôi chả có ai cả. Tôi chỉ biết phải duyên phải kiếp thì chúng tôi ở với nhau.
- Để người ta cười cho thối óc.
- Chả biết ai cười ai. Nhà có phúc thì người dờ cũng thành hay, mà nhà vô phúc thì người hay cũng hóa dở.
- Nhà mày chả có phúc lắm đấy mà!
- Biết đâu từ nay về sau thế nào. u đã không phải tốn kém về việc cưới tôi, lợi bao nhiêu rồi. Nếu tôi lấy con bà Hai, thì ít ra u cũng tốn kém đến hai ba trăm. Thế mà tôi mới lấy của u có một trăm, tôi được những hai vợ, u chửi cho mất mặt. Đáng lẽ u phải đưa thêm tôi hai trăm nửa, cho vợ chồng tôi làm vốn mới phải.
- Tao tống cổ mày đi, tao từ mày, nếu mày còn đa mang chị em con đĩ.
- U cứ việc từ.
Thấy nó thách, tôi lộn ruột, đứng dậy, toan băm vằm mặt nó ra, nhưng nó chạy quanh sân. Tôi đuổi mãi không kịp. Thành thử tôi mệt, nằm dí xuống giường.
Thôi, tôi đành với trời là con hư, không dạy nổi. Tôi dỗ dành năm lần bảy lứợt, nó không nghe. Thì đây, tôi mặc kệ, cho nó rước hai con đĩ về.
Tôi muốn nó tử tế, nhưng nó không muốn, thì thôi.
Nhân bác Trương Tân có nếp nhà lá trước cửa nhà tôi, muốn bán đã lâu, tôi bèn tậu cho thằng Mùi bằng giá bốn chục. Tôi cho nó một trăm bạc, giao hẹn còn no hết nhịn, cấm từ nay không được xin thêm tiền tôi nữa.
Từ hôm thằng Mùi nó đắt hai vợ nó về, tôi mới chướng làm sao. Cứ lúc tôi đi chợ, khuất mắt và bận bịu, thì có thể quên được. Nhưng hễ về đến nhà, tôi không muốn nhìn sang bên nó.
Thằng Mùi không lai vãng về với tôi, mà hai vợ nó cũng không sang chào tôi. Trước tôi yên chí là vợ chồng nó sợ, không dám dằn mặt, ngờ đâu bà Hai Giản kể với tôi rằng nó có bảo vợ nó mấy lần sang tôi nhưng vợ nó không nghe lại đỏng đảnh nói:
- Tôi lấy anh Mùi, tôi chỉ biết có anh Mùi, chẳng phải đi chào thằng nào con nào cả.
Tôi tính đến cho chúng nó một trận, thằng Mùi nào dám bênh vợ. Nhưng thôi, đánh những hạng ấy thêm bẩn tay.
Rồi tôi thấy hai con đĩ rởm đời hết sức. Ngày còn ở nhà chúng nó xắn váy quai cồng, đứa thì gánh nước, đứa thì giã giò, trông như con sen con nụ, thế mà bây giờ nuôi một thằng nhỏ để hầu hạ, cậu cậu mợ mợ và cả ngày sềm sệp, sắm những quần trắng, yếm đầm, lê guốc lẹp kẹp và rẽ lệch.
Có một lần, tôi gặp con Trinh ở đường. Thấy tôi, nó quay mặt đi.
Tôi hỏi dò, ra chúng nó chẳng làm ăn gì cả. Mặc kệ chúng nó, rồi đói nhăn răng cho chúng nó biết thân. Tôi đây, một xu cũng không thí cho nữa.
Một hôm, tôi nghe bên ấy có tiếng kêu và tiếng chửi. Thì ra hai chị em nó ghen và đánh nhau. Chúng nó xé quần áo soàn soạt. Sau hết, con em tả tơi, ra ngồi ăn vạ ở hè đường, khóc đến nửa đêm.
Rồi cứ độ nửa tháng, chúng nó lại ghen nhau om sòm một lượt.
Tôi đoán trước nhà ấy đến tan nát. Cứ mặc cho thằng Mùi xơ xác rạc rầy ra một độ, tôi mới hả lòng.
Một buổi chiều, bà Hai Giản lại mách tôi rằng, không biết thằng Mùi phải lòng con nào nữa, bị cả hai chị em nó đánh ghen. Hai đứa về hùa với nhau, cắn xé thằng Mùi, và giày vò nó suốt ban ngày, đến lúc tôi về thì mới im miệng.
Một hôm đi chợ về, tôi trông thấy thằng Mùi ở cổng đương bước vào nhà. Cơn giận tôi nổi lên đùng đùng. Không chờ cho nó nói, tôi nghiến răng:
- Thằng khốn nạn kia, bây giờ ít tiền rồi, mày dẫn xác về nã tao phải không?
Nó đáp:
- Không phải thế. Tôi đến xin u việc khác. Là con Tiết bây giờ có mang, u cho nó về nhà, nhận nó là dâu con.
Tôi đay:
- Nó có mang với mày hay đứa nào?
Thằng Mùi vò đầu vò tai, lạy van, rồi nói:
- U đừng nghĩ thế mà oan chúng nó. Từ khi lấy tôi, chúng chả bước chân đi đến đâu.
- Bởi vì đã có mày nuôi báo cô, chúng nó no, không cần đi với đứa nào cả.
- Tôi biết là u giận tôi lắm, nhưng mẹ có một con, con có một mẹ, tôi đã về lạy u mà u không nghe, thì tôi biết làm thế nào.
Tôi động lòng, im lặng. Nó lại nói:
- Vả chúng nó cũng là đứa ngoan.
- Là đứa ngoan, chứ không tai ngược bao giờ. Chúng nó không chửi nhau, không chửi mày bao giờ. Tao còn để tội con Trinh, nó gặp tao ngoài đường nó quay mặt đi đấy nhé.
- Thì từ hôm nay trở đi, u xem nó có chào không nào.
Tôi trừng mắt:
- Thôi, đừng tán, tao không phải lừa nữa. Mày định xin tiền tao, nhưng một trinh tao cũng không thí. Có đường có nẻo thì bước.
Vừa nói, tôi vừa đẩy thằng Mùi ra sân, ra cổng. Nó vừa nói vừa lùi:
- Lạy u, u nghĩ lại, cho tôi nhờ. Một nhà tôi ba miệng ăn, u cho trăm bạc đã mấy tháng, đến nay còn gì.
Đến đây tôi đẩy được nó ra khỏi cổng và đóng ập hai cánh, gài then lại. Nó lai nhai nằn nì mãi, nhưng tôi vào, không thèm nghe.
Chiều hôm sau, khi tôi vừa đi chợ về, thì khôn ngoan làm sao, thằng Mùi dắt cả hai vợ chạy theo sang liền, tôi không kịp đóng cổng.
Hai con bé thụp ngay xuống đất, lạy lấy lạy để.
Tôi lộn cả ruột gan, quay mặt đi. Thằng Mùi nói:
- Người ta đánh kẻ chạy đi chứ ai đánh kẻ chạy lại. Vợ chồng chúng tôi đã phải thế này mà u còn giận, thì thôi, cả ba đứa chúng tôi cùng cắn lưỡi chết ngay trước mặt bây giờ, cho u mát ruột vậy.
Nó dọa thế mà công hiệu ngay. Tôi quay lại, nói:
- Thà mày chết ngay về sài năm lên hai, tao không phải khổ sở như thế này.
Nó sụt sịt khóc, không đáp.
Tôi cũng khóc. Một lát nó nói:
- Từ mai mỗi hôm tôi cắt một đứa đi chợ gánh hàng cho u, một đứa ở nhà trông nom cơm nước.
- Tao không khiến, mày là con tao ăn ở với tao rất tệ bạc, no thì bước, đói thì bò về. Mày định về để phá hết cửa nhà này phải không?
- Không phải thế. Mọi ngày, trông thấy u ở chợ về, cứ lủi thủi một mình, tôi không cầm lòng được. Nay một đứa có mang, thì con nó cũng là cháu nội u. Cho nên tôi xin u cho chúng tôi về, u nhận chúng nó là dâu là con cho vui vẻ, kẻo ở đây người ta nói.
- Từ trước đến nay tao ở một mình được, thì từ nay về sau, tao chẳng cần đứa nào.
Tôi vừa dứt lời, cả ba đứa cùng bưng mật khóc. Không biết chúng nó vờ bảo nhau thế để lừa tôi, hay chúng nó khóc thật. Chúng nó làm tôi phải động lòng. Thành ra tôi cũng khóc. Sau hết tôi cời dải yếm, quăng ra giường cho đồng bạc, tức thì cả ba đứa im bặt và rủ nhau tháo lui.
Hôm sau, ở chợ về, tôi thấy cả hai con cùng ở nhà tôi. Con Tiết quét sân, con Trinh vo gạo. Hẳn thằng chồng xui chúng nó đây.
Tôi biết vậy, nhưng thấy chúng nó cũng đỡ được ít công việc, nên rồi cũng sai bảo.
Tôi xem ý, con Trinh tai ngược lắm. Có mặt tôi, nó vờ bận tíu tít, mắng em san sát cho tôi nghe tiếng.
Nhưng đó là màu mỡ riêu cua. Ngữ ấy chỉ ăn tàn phá hại, hay thì ở, dở thì bước, nên tôi vẫn phải dò xét ý tứ.
Một hôm, con Tiết mách thằng Mùi là con Trinh có nhân tình, thằng Trương Phiên, và xui chồng đuổi chị nó đi.
Thằng Mùi đem chuyện ấy bàn với tôi, tôi bảo:
- Đấy nhe, cho mày trắng mắt ra. Hai chị em ruột mà chúng nó có che đậy cho nhau đâu. Thế mày đã rình bắt được quả tang chưa?
- Chưa, nhưng chả khó.
- Tao mặc kệ, mày lấy nó thì tự mày xử trí, tao không biết. Tao đã đoán trước đồ ấy không theo đứa nào được lâu đâu mà. Còn tiền thì còn tình nghĩa, hết tiền là kiếm đứa khác, nó bước. Tùy ý mày, tao không dính dáng.
Nhưng con đĩ chẳng chờ bị đuổi. Một đêm, nó cuỗm hết cả nồi niêu bát đĩa, lẫn quần áo chồng, quần áo em ruột, rồi trốn biệt.
Thấy thế, tôi bảo thằng Mùi:
- Đến em nó, nó còn không thương, huống chi mày!
Thằng Mùi nín thin thít, rồi nói:
- Còn con em nó, nay đã có mang được bốn tháng, tôi xin u cho nó về ở với u. Nhà bên kia cho thuê.
Lúc ấy tôi thấy thương hại con. Tôi bằng lòng cho hai đứa về. Để chúng nó đói, tôi không cam lòng. Rồi lỡ nó đói ăn vụng, túng làm càn, tôi cũng không đành tâm được. Thà tôi cho vợ chồng nó về ở chung chúng nó còn giúp đỡ tôi được đôi chút.
Tháng hai năm sau, vợ thằng Mùi đẻ được đứa con trai. Thằng bé mập mạp, trông rất hay. Tôi đặt tên cho là thằng Cún. Nhà hiếm thì nên lấy tên xấu xí.
Có cháu để bế, tôi được khuây khỏa khi phiền muộn. Tôi cho là trời đền cho tôi thằng cháu nội để vui cửa vui nhà. Không trông mong gì được con, tôi trông mong ngày sau ở cháu vậy.
Bất đồ trong tháng vợ nó ở cữ, thằng Mùi chơi bời và có nhân tình.
Mà nhân tình nó, lại là cô ruột vợ nó, đã luống tuổi, và góa chồng. Nó thua tháy về lấy cả xà tích của vợ đem cầm. Rồi vợ chồng chửi nhau, đánh nhau tán loạn.
Thương hại con bé, máu non, uất lên, thành ra ốm.
Tôi mời ông lang cắt thuốc, tốn kém đến hơn hai chục đồng bạc. Trong khi ấy, thằng Mùi vẫn còn mê man ích xì. Và thua nhiều, nó bắt đầu làm như thầy nó ngày xưa, nghĩa là bán hết của vợ, khi xin không được tiền, thì ăn cắp của tôi.

 

Thế là tôi lại trông thấy cảnh cũ. Ngày đêm, tôi đề phòng con tôi. Não lòng tôi thế!
Nó ăn, nó chơi, nó không biết thương đến mẹ, đến vợ, đến con.
Tôi nghĩ đời tôi, không lúc nào được sung sướng. Lúc lấy chồng, tôi mong được nhờ chồng. Nhưng thất vọng về chồng, tôi vẫn không nản chí. Tôi cứ làm việc chắt bóp từng trinh, mong gây cho con, để lúc tuổi già, nhờ con được thanh nhàn. Ngờ đâu, công lao tôi từng ấy năm trời, hết chồng phá đến con phá. Đã mấy mươi năm nay, hôm nào cũng như hôm nào, tôi dậy từ gà gáy, thổi cơm, ăn quàng cho xong bữa, để kịp đến chợ sớm. Rồi chiều sẩm về đến nhà. Ăn cơm xong, vừa tối mịt. Nhiều lần mệt quá, hoặc muốn hà tiện gạo, tôi không thổi corn nữa. Bữa sáng tôi ăn còn cơm nguội thì ăn nốt, và mua thêm xu bánh nếp cho vừa bửa. Có khi tôi thấy vẫn còn hơi đói, nhưng cũng thôi, nhịn bụng đến sáng hôm sau ăn một thể. Ăn xong, nào đã được đi nghỉ. Tôi phải đi cất hàng hoặc đi tính công tính nợ. Thế mà con tôi chơi bời, vợ chồng nó không kiếm ra được đồng nào còn ăn cắp hoặc lừa tôi, mỗi khi hàng đồng, có khi hàng chục.
Tôi chán nản hết sức, mắng chửi nó, nó cứ trơ ra. Không nói không rằng, rồi đâu lại đóng đấy.
Tôi khuyên vợ nó phải biết giữ chồng, thì vợ nó vùng vằng:
- Bà còn chả giữ nổi nữa là tôi.
Thằng Mùi không bao giờ hỏi đến con nó. Nó vô tình đến nỗi một hôm con nó nóng, tôi đưa tiền bảo nó ra hiệu bào chế mua độ một hào thuốc về cho con nó để hòa với nước sôi, uống sẽ khỏi. Nó đi một lúc, về nói bây giờ người ta bán những hào rưỡi. Tôi đưa thêm năm xu. Thế là nó đi mất mặt từ bấy giờ đến chiều hôm sau, lại mất thêm cái áo the mà thuốc vần không có. Thì ra nó lấy tiền, rồi sa vào đám bạc. Trong khi chờ đợi thuốc cho thằng bé không được, tôi mới sai mẹ nó đi mua, thì cũng chỉ có một hào thôi.
Ấy nó gian dối và tệ bạc là thế đấy. Tôi thốc cho một hồi. Không những nó không chịu lỗi còn cãi:
- Bà muốn tôi lại tự tử như thầy tôi ngày xưa à? Bà cay nghiệt vừa chứ.
Tôi lộn tiết:
- Tao cay nghiệt với mày?
- Phải, vì bà cay nghiệt nên chồng bà mới không ở được, mới không muốn sống, mới thắt cổ.
Tôi cười:
- Ai bảo mày thế? Ra quân này gớm thật!
- Tôi bảo thế, chả gớm tí nào cả.
- Tao đẻ ra mày để bây giờ mãy cãi lại tao nhem nhém có phải không?
- Trái thì cãi! Làm mẹ thật, nhưng cũng phải vừa vừa mới được, cay nghiệt lắm không xong.
- Tao không cho mày tiền để mày chơi bời cờ bạc, là tao cay nghiệt có phải không? Mày thử hỏi tất cả Tru này xem thế là tao phải hay mày phải. Tao giữ là tao giữ cho mày chứ giữ cho ai?
- Ai mượn bà giữ. Bà đội đá ở đời mãi để giữ à? Tôi chỉ mong của nhà này hết tiệt trước khi bà chết, để bà trơ mắt bà ra.
Tôi xông vào, giơ tay tát nó một cái. Nó khỏe quá, gạt tôi ra, làm tôi ngã vập vào phản. Tôi chửi rầm, tru tréo trời đất và bảo:
- Tao không ngờ mày bất hiếu, bất mục đến thế. Mày làm con mà không biết thương mẹ, mày làm bố mà không biết thương con. Mày có nhớ ngày mày tiêu hết trăm bạc, mày đem vợ mày về lạy van tao những gì không, mà đến bây giờ mày tàn nhản với tao thế này.
Con vợ nó ngồi ở giường bênh chồng:
- Thôi, tôi xin bà, bà đừng nhiếc móc tôi, tôi có vô phúc mới lấy phải con bà, nó dỗ ngon dỗ ngọt tôi đi theo nó.
- À, mày về hùa với chồng mày à?
- Không phải về hùa, là tôi nói cho bà biết, chứ tôi là con gái hơ hớ, làm gì không lấy được chồng tử tế bằng vạn con bà. Nó bảo bà giàu, về nhà bà tha hồ ăn tiêu. Tôi trót nghe nó, chứ những thứ cay nghiệt như bà, làm thế nào nổi mẹ chồng tôi.
- À, vợ chồng mày bảo tao cay nghiệt. Có đời thủa nào con dâu nói với mẹ chồng thế không? Có đời thủa nào con trai nói với mẹ thế không?
Thằng Mùi cười gằn:
- Chỉ có nhà này vô phúc mới thế. Bà bớt cay nghiệt, thì chả bao giờ trong nhà có chuyện gì.
- Con mày ốm, tao cho mày tiền. Rồi mày lấy hào rưỡi đi đánh bạc. Ngộ tao cứ chờ thuốc, rồi quá đi, con mày có sao thì làm thế nào?
- Chà, chết thì chôn, cho hết giống cay nghiệt đi.
- Mày nói thế à? Mày nói thế à?
Tôi sấn vào nó. Nó lại chạy:
- Có đường có nẻo thì bước. Bước ngay khỏi nhà bà.
Tôi trỏ tay ra cửa, đuổi nó. Bất đồ nó bảo vợ nó:
- Bà đã đuổi, u nó thu xếp đi đi.
Rồi nó giao hẹn:
- Tôi đi đây, tôi dắt vợ con tôi đi đây. Lỡ chúng tôi có thế nào, là bà giết cả vợ chồng con cái nhà tôi đấy nhé.
Tôi chạy đến vợ nó, ôm lấy thằng Cún:
- Vợ chồng mày đi đâu thì đi. Cháu bà, bà giữ lại.
Thằng Mùi giật lấy:
- Con tôi, tôi mang đi. Bà không có phép giữ. Cho chết cả ba mạng, để bà mát ruột.
- À mày định đổ tội ác cho bà. Bà không ác. Cả Tru này biết bà không ác. Bà không cần. Mày không đem cháu bà đi được.
- Tôi đố bà giữ nổi.
Nói xong, nó bế con chạy tọt ra cửa. Tôi đuổi theo, nhưng không kịp. Vợ nó thu xếp quần áo vào thúng, đi theo chồng.
- Tôi chỉ đâm đầu vào đường xe lửa cho vợ thằng ăn trộm ngồi tù thôi.
thôi.
Lúc ấy, vừa là đầu trống tư. Ngòai đường tối mù mịt. Chó cắn ran.
Thành ra từ tối tôi chưa được ngả lưng lúc nào. Tôi đóng cửa, định ngủ đi. Nhưng lẩn quẩn nghĩ, giận con, nhớ cháu, không sao chợp mắt được. Tôi lẩm bẩm khấn nhà tôi khôn thiêng, cải tâm cải tính cho thằng Mùi, và phù hộ cho tôi buôn bán được nhiều lời lãi để có tiền gây dựng cho con cháu. Tôi đoán bây giờ thằng Mùi về nhà vợ nó. Chứ đương đêm, nó dám đi đâu. Rồi ở đấy vài hôm, người ta không chứa, chắc nó lại bò về, van lạy tôi xin tha tội.
Đến giữa trống năm, tôi mới lơ mơ ngủ. Nhưng những chiêm bao mới ghê gớm làm sao. Lúc tôi mê hai đứa lẻn về, và thắt cổ ở bếp, chính chỗ nhà tôi tự tứ ngày xưa. Lúc tôi thấy vợ chồng nó bóp mũi thằng Cún, rồi vứt ở hè nhà. Lúc rõ ràng như vợ chồng nó về, thì thụp lễ tôi như tế sao. Thằng Cún, trông thấy tôi, sà hai tay ra đòi bế. Mỗi khi sợ, tôi giật mình tỉnh dậy, bàng hoàng, trống ngực thình thình.
Từ gà gáy tiếng đầu tiên, tôi không sao ngủ được nữa. Tôi ngồi dậy, nhưng mệt lả cả người.
Thôi, để vậy chúng nó đi mấy hôm, tôi càng nhẹ mình, đỡ lo mất cắp.
Tôi thổi cơm ăn để ra chợ.
Đi đường, nhiều người gặp tôi đã biết chuyện và hỏi thăm tôi rồi. Ai cũng chép miệng phàn nàn cho tôi. Có bà xui tôi đem nó lên quan mà từ đi. Song tôi không nỡ. Tôi chỉ được mình nó là trai, chứ nào có năm có bảy gì. Có bà xui tôi hễ vợ thằng Mùi nói hỗn, thì cứ đánh tan xác nó ra, sao chịu cho con dâu cãi mẹ chồng thế để nó quen đi.
Đến trưa, tự nhiên tôi nóng cả gan cả ruột. Không biết có chuyện gì. Tôi ngồi thần người ra. Có khách mua hàng đến, tôi chả buồn bán. Rồi tự nhiên tôi bồn chồn, vội xếp hàng vào bồ, gánh về.
Nhưng ở nhà không xảy ra sự gì cả. Tại tôi nhớ thằng Cún quá. Mà về chợ sớm, tôi càng buồn. Thà cứ ở nguyên đấy, lúc nấo cũng có người đi kẻ lại rầm rập, ồn ào, còn được vui mắt, vui tai. Nhà tôi không có tiếng trẻ, nó trở nên vắng tanh vắng ngắt. Mọi ngày ở chợ về, tôi giơ tay bế thằng Cún. Nó toét mồm ra cười rồi chúm miệng lại nói chuyện. Tôi chơi với nó một lát mới đi ăn cơm. Thế mà bây giờ tôi thui thủi một mình. Tôi nhớ nó quá, nhớ cồn cào cả ruột.
Ăn cơm xong, tôi đóng cổng tắt đèn đi nằm.
Tôi ngẫm nghĩ, không biết bây giờ vợ chồng con cái nó đem nhau đi đâu. Giá về chợ sớm, tôi đi dò hỏi thì phải. Thôi, nhưng tôi mặc kệ nó thì hơn, tôi lo thằng bé, vừa khỏi nóng đầu, đã bị bố mẹ nó bế đi sương. Tôi thương cháu bao nhiêu lại giận con bấy nhiêu. Vợ chồng nó đổ cho tôi cay nghiệt. Nào tôi cay nghiệt với chúng nó những gì. Tôi chiều chuộng nó đến lúc không thể chiều chuộng nổi mới thôi. Tôi vun đắp cho nó. Tôi chăm chỉ làm ăn đến tận bây giờ cũng là để cho nó. Không có nó, tôi chẳng cần khó nhọc gì thêm, cứ ba mẫu ruộng ở Rừng, cũng đủ no ấm suốt đời.
Tôi tìm văn tự ruộng cất giấu trong hốc cột để xem lại. Nếu tôi không cất kín, thằng Mùi biết chỗ thì nhà. này, ruộng này còn đâu được đến bây giờ.
Đã có lần nó gạn hỏi tôi văn tự đâu. Nó dỗ tôi bán nhà bán ruộng ớ quê đi để lấy tiền tậu ở Tru. Nó nói cũng có lý. Nó bảo vì quanh năm tôi đi vắng, nên ruộng nhà quê cứ phải bán màu. Thà tậu ở Tru, thì mình làm lấy có lời hơn. Nó trách tôi để nhà cho người ở nhờ, mà mình phải ở một chỗ vừa chật chội vừa hướng tày, nóng bức. Thà bán đi, mua một miếng đất ở Tru mà làm nhà, được ở rộng rãi mát mẻ. Nhưng tôi biết nó định lừa tôi. Tôi giao cho nó văn tự lúc nào thì mất bay cả nhà lẫn ruộng lúc ấy. Nó chui vào đám bạc và cho gái thì chỉ một đêm là túi nhẵn như chùi. Vả người phải có gốc tích, có nhà có ruộng ở nơi quê cha đất tổ, ai lại đem bán đi để tậu ở thiên hạ bao giờ.
Đêm hôm ấy, tôi nhớ cháu không thể ngủ được. Tôi sốt cả ruột. Tôi lại chiêm bao. Và mỗi lần chiêm bao là một lẩn sợ. Sau, tôi phải chong đèn để có ánh sáng vui nhà.
Sáng hôm sau, tôi dậy, thổi cơm ăn để đi chợ. Nhưng đến khi sắp gánh hàng ra sân, tôi sực nghĩ đến thằng Cún. Tôi đứng thần ra, và bụng cồn cào không muốn cất nhắc chân tay nữa. Giá vợ chồng nó để thằng bé ở nhà cho tôi, thì chúng nó muốn đi đâu thì đi, chết đằng nào thì chết. Nó lại bế cháu tôi đi, tôi còn thiết làm ăn gì.
Tôi nghỉ chợ. Và đi vơ vẩn tìm cháu.
Tôi nhờ người hỏi dò. Nhưng không ai biết chúng nó đâu. Xem bói, tôi thấy thầy bói bảo đi rồi lại về, đi đây là đi lập công danh. Tôi hỏi đi phương nào, thầy bói bảo phương Tây nam. Tôi bèn bổ về Rừng, ở đó, tôi thấy nói vợ chồng nó có về, nhưng vay người ở nhờ năm đồng bạc, rồi lại đi ngay, bảo lên Tru. Thấy nói thằng Cún vẫn ăn chơi như thường, tôi được yên tâm. Tôi đi tìm hết các nơi có người quen kẻ thuộc, rồi sau gặp nó ở bên Phượng Vĩ.
Nhưng chúng nó khôn ngoan, nói dối cậu nó rằng tôi cho nó với vợ nó về chào cậu mợ kẻo ngót hai mươi năm nay nó chưa được về quê ngoại. Nó chỉ gặp cậu nó năm thầy nó mất. Mà từ khi nó lấy vợ, mấy lần vợ chồng định về Phượng lễ tổ tiên, nhưng hết bận việc nọ đến bận việc kia, rồi sạu vợ nó có mang, nó mới chờ ở cữ xong, con nó cứng cát, sẽ về chơi một dạo ở lâu nhà.
Cậu nó tưởng thật, quý hóa chúng nó quá.
Thằng Mùi mà tha thiết đến quê ngoại thế! Còn trời đất nào nữa! Nếu tha thiết quê ngoại nó đã chả đọa đày tôi thế này.
Thấy tôi đến cổng, thằng Mùi vội vàng đi trốn. Nhưng trốn đâu thoát, tôi đã trông thấy rồi. Nó nhiếc tôi:
- Tưởng thế nào. Ai bảo bà đuổi chúng tôi mãi, nay còn tìm.
Tôi toan tát nó một cái, nhưng thấy cháu, tôi hết tức ngay. Tôi vội vàng ôm chầm lấy cháu, nước mắt chạy quanh. Tôi hôn hít, vuốt ve thằng bé.
Cả nhà, cậu, mợ nó, các cháu mừng rỡ chạy ra sân đón tôi. Thấy tôi về đột ngột, cậu nó hỏi, mới vờ ra sự bất hiếu của thằng con tôi.
- Chị nhớ thằng cháu Cún quá, cậu mợ ạ. Nhớ nó không làm ăn gì được nửa, nên mới phải đi đón cháu về.
Cậu nó nghiêm mặt, trách mắng thằng Mùi. Nó dứng im không dám cãi. Sau cùng nó mới nói:
- Động một tí, bà tôi dọa đuổi. Thì tôi thử đi một phen, đã chết đói đâu. Tôi chắc thế nào bà tôi cũng không bỏ được chúng tôi.
Tôi lắc đầu, bảo cậu nó:
- Đấy, cậu nghe cháu cậu đấy. Ăn ở với mẹ đã đầy đặn chửa!
Tôi ở Phượng ba hôm, đi chơi khắp họ hàng quen thuộc, rồi cùng vợ chồng con cái thằng Mùi lên Tru.
Đến nhà, tôi vứt hết cả giận dữ. Lúc vui chuyện tôi than thở với thằng Mùi vì nó, tôi tốn kém đến mười lăm đồng bạc hành lý. Nó vừa cười vừa nói:
- Về phần tôi, vay mượn tất cả cũng đến mười lăm đồng, tôi xin bà cho tôi để trang trải. Giá bà đừng tiếc hào rưỡi, có đỡ phải mất ba chục đồng bạc không? Việc này để làm gương cho bà về sau.

 

Nhân hôm nọ về Rừng, có người khuyên tôi kỳ xuân tế năm sau, nên bảo thằng Mùi lo cái hiến tế.
Tôi đã nghĩ đến việc ấy ngay tháng năm. Trước sau, đằng nào cũng phải một lần. Mà trông vào lung tôi, chứ nó có gì. Bây giờ lệ làng đã nhẹ, không như ngày trước. Người ta bảo chỉ tốn kém từ một trăm đến trăm rưởi là cùng. Tôi muốn sau khi hiến tế, cho vợ chồng nó ở nhà ít lâu để biết âu yếm họ hàng kẻo đi thiên hạ từ thuở bé, rồi ngày sau về làng, lại bỡ ngờ. Tru chẳng qua chỉ là chỗ tạm bợ để tôi buôn bán. Rồi đến khi già, khá khẳm, tậu thêm ít ruộng nữa, tôi sẽ về ở luôn làng. Vợ nó, thôi thì đã ăn ở với nó được mụn con đấy, hay dở cũng là người nhà rồi, nên phải biết quê chồng, anh em chú bác nhà chồng. Kẻo nó lại kêu ca tôi ghét bỏ, nó lấy chồng từng ấy năm, tôi không cho biết quê cha đất tổ.
Thế mà thằng Mùi nhất định không về hiến tế. Nó nói:
- Tôi không có tiền, không hiến tế.
- Nào phải mất đồng nào của vợ chồng mày.
- Chỉ vì thế nên tôi không muốn. Giá tôi kiếm nổi miếng ăn, và đủ sức lo, tôi về mới vui vẻ. Đằng này tiền tiêu vào thân, bà chả cho, bà còn đem tiêu vào sự vô ích.
- Đừng nói thế phải tội lòi mắt ra. Việc tế thần là việc kính cẩn, một đời mới được một lần. Có người vi đến tuổi không lo nổi, rồi sau, khi phong lưu, chịu tốn gấp hai gấp ba xin hiến tế, làng không cho đấy.
- Làng thì làm gì, tôi bỏ!
- Đừng càn rỡ. Có mồ mả tổ tiên, mỗi chốc mày bỏ được làng à?
- Ai thiết đến mồ mả tổ tiên thì về làng mà ở.
- Mày tệ bạc quá, Mùi ạ. Thần thánh nào chứng minh cho mày. Mày như người ta, năm mười hai, mười ba tuổi đầu, đã có thể giúp tao được đỡ vất vả. Tao tưởng mày thấy tao khổ sở về thầy mày, thì mày thương tao mới phải. Thế mà đến nay, ba mươi tuổi đầu rồi, mày chỉ một việc là ăn bám vào tao. Không những thế, mày còn làm tao lụn bại nữa. Giá như người khác, tao mặc kệ vợ chồng nhà mày, đủ no thiếu đói, tao còn vun đắp lo lắng làm gì cho mày. Nhưng dù thế nào tao cũng vẫn thương mày, tao muốn mày đẹp mặt với làng nước, mà đối với tao mày bất hiếu quá.
- Hơi một tí thì bà kể, hơi một tí thì bà lôi thầy tôi ra nhiếc móc. Người ta bảo phúc đức tại mẫu. Vậy chắc bà có ăn ở làm sao, thầy tôi với tôi mới đến nỗi như thế này. Bà bảo tôi về hiến tế, thà để món tiền hiến tế ấy cho tôi làm vốn, có phải tôi đỡ ăn bám vào bà không?
- Làm vốn đánh bạc phải không? Làm vốn cho gái phải không? Tao đã cho mày vốn mấy lần rồi?
- Mới ngần ấy đã kể. Có hai lần bà cho trăm bạc về việc tôi lấy u nó, thì tôi đã bảo chưa bằng số tiền bà tốn kém cưới con bà Hai Giản cho tôi kia mà. Dù rồi sau, thỉnh thoảng tôi có làm bà mất lúc dăm ba đồng, lúc vài chục, chẳng qua cũng như tiền bà tốn kém cưới vợ cho tôi ngày ấy. Thế mà mỗi lần bà mất mát gì, bà lại chửi bới tôi.
- Chả lẽ mày hư đốn tao lại im.
- Bà đưa tiền hiến tế đây cho tôi. Tôi thề rằng từ nay không tơ hào của bà một xu nhỏ. Tôi lại mang vợ con sang nhà trước cửa tôi ở, như vậy bà đỡ lo tôi lấy cắp đồ hàng của bà.
- Mày ở cạnh tao, tao nói xa xả còn hư đốn như thế, nữa là mày ở xa. Con vợ mày nó không dám nói mày, vì mày cục, hơi tí là thượng cẳng tay, hạ cẳng chân. Mày không hiến tế, thì suốt đời ở làng là thằng cu bố đĩ. Tao muốn mày nên danh giá, ngang hàng với ông nọ ông kia.
- Tôi bảo tôi không về làng nữa, ông nọ ông kia hay thằng cu bố đĩ thì làm gì.
- Nhưng tao trót nói với các cụ rồi.
- Thì bà hiến tế. Sao bà định thế bà không bảo tôi?
- À, mày giỏi, mày bắt chẹt tao phải không?
- Thôi, nói gần nói xa, chẳng qua nói thật, bà có bằng lòng cho riêng tôi năm chục, thì tôi về. Tiếc số tiền ấy thì bà về mà hiến tế, tôi không biết.
- Năm chục bạc làm gì?
- Để tôi có cái quần, cái áo. Ông đám ăn mặc thế này à?
- Tao đã sắm cả cho mày, ai bảo mày đem cầm cố hết đi. Mà may quần áo làm gì hết những năm chục?
- Cả quần áo nhà tôi nửa. Bà đám gì mà tiều tụy như con ở.
- Mày may gấm hay vóc cho vợ mày?
- Còn bao nhiêu tôi tiêu riêng kệ tôi. Chẳng lẽ ông đám mỗi khi có ai đến chơi, lại ngửa tay xin mẹ từng hào, để mẹ nhiếc móc trước mặt khách.
Tôi ngẫm nghĩ, thở dài, rồi lắc đầu:
- Thì ra mỗi khi tao bảo mày làm gì, tao phải đút tiền cho mày.
Tôi còn nhớ năm nó mười lăm, tôi cất mộ thầy nó về bên quê cũng vậy. Nó cũng nằng nặc không bằng lòng, bảo đợi khi nó lớn, làm ăn khá giả, hãy cất cũng được, chứ bây giờ chưa được thừa thãi, lo được một việc thì hết vốn. Tôi tưởng nó thương tôi, tôi đáp:
- Nhưng cỗ ván mỏng, nếu không cất ngay thì nát hết.
Nó cũng không bằng lòng bảo tôi cất mặc tôi, nhất định nó không về quê. Rồi sau hết, nó nói thực là tôi phải cho nó hai đồng bạc. Tôi không rõ nó làm gì, nhưng chắc là để tiêu nhảm, và từ đó tôi biết nó coi đồng tiền như rác bão.
Tôi phải chịu cho nó bắt chẹt năm chục bạc. Nó chỉ chuộc cái áo the, mua cái khăn xếp ba hào, còn bao nhiêu nắm lấy tiêu một mình.
Đến hôm gần ngày đám, vợ nó lại dằn dỗi không về, nói là không có quần áo. Tôi dỗ dành sao thằng Mùi cũng không bớt cho vợ nó may mặc.
Tôi tính nếu cứ thế, có núi bạc cũng phải hết, nữa là tôi chỉ có hai bồ hàng, giá tôi không thật thà, nhiều người tin cậy, thì những lúc cần tiền ai cho vay.
Nhưng nào nó có chỉ lấy năm chục mà thôi đâu. Rồi nó mời khách khứa ở lại chơi đêm, mà tiền trả cô đầu, thuốc phiện, đều bắt tôi phải chi hết. Nó bảo những khoản ấy thuộc về sự cai đám, nên nó không chịu.
Tôi lo nó mắc nghiện, nên xui vợ nó giữ. Nhưng nó cứ hút, càng mong có khách để hút, mà khách hút một, nó hút mười. Nó chắc chắn rằng có người nọ người kia, tôi phải nể, không đay nghiến nó.
Rồi rút cục, khi vợ chồng con cái nó lên Tru, tôi phải trả nợ cho nó mười lăm đồng nữa là tiền nó thua bạc, vay cào vay cấu chỗ dăm ba hào, chỗ một hai đồng.
Như vậy, tôi phải đeo nợ mất bảy chục đồng bạc. Mà vì món ấy không để được lâu, nên tôi phải dạm bán cái nhà trước cửa để làm vốn.
Cái nhà ấy, tôi bán đi là phải. Trước kia tôi tậu cho nó ở với hai vợ nó. Nhưng từ khi vợ cả nó bỏ đi theo thằng Trương Phiên, vợ con nó về ở với tôi, nhà ấy bỏ không. Nhà đã không có người ở, thì dễ mục nát, thành thử tôi cứ phải bỏ tiền chửa chạy luôn. Để mặc kệ thì nó đổ tai hại gấp mấy. Cho nên bán đi cho đỡ bận mình. Nhưng tôi hớ một nỗi là khi tậu, trong giấy má đề tên nó, nên khi tìm được người mua, tôi bảo nó ký văn tự, nó nhất định không ký:
- Tôi tưởng văn tự tên bà, thì bà tha hồ bán, đằng này văn tự tên tôi, bà không có quyền. Bà đưa văn tự đây, vì là nhà của tôi.
Tôi bực mình:
- Không thì thôi, tao không bán nữa. Tao không đưa văn tự cho mày.
- Bà không đưa, tôi đi kiện cho bà xem. Vả bây giờ tôi đã lớn, tuy nhà bà tậu thật, vãn tự tên bà thật nhưng khi bán, cũng phải có chữ ký của tôi, không có thì cả người bán lân người mua lôi thôi to với tôi.
- Mày kiện tao?
- Chứ lại không à!
- Mày giỏi thực.
- Nhà của tôi, bà có phép nào bán.
Tôi chắc nó lại muốn bắt tôi đút lót cho dăm đồng để tiêu riêng, bèn nói:
- Hay là mày muốn xin tao chút ít như những bận trước thì tao cho, chứ đừng giở quẻ.
- Tôi không xin, việc gì tôi phải xin. Nhà của tôi kia mà.
- Thế tiền của mày tậu à?
- Quan người ta biết đâu. Quan cứ người trong văn tự chứ ai cứ người có tiền. Tôi thách bà kiện lấy nổi cái nhà ấy đấy.
Rồi nó bắt nọn tôi:
- Lại còn nhà với ruộng ở Rừng nữa, bà cũng đề tên tôi, bà phải đưa cả tôi văn tự, không có tôi đi kiện.
- Đưa cả cho mày để rồi đi ăn mày.
Tôi biết câu nói ấy hớ. Thế là nó đinh ninh đã đoán đúng. Mà sai sao được. Tôi có một mình nó là trai, tậu gì, tôi chả viết tên nó. Nó nói:
- Chỉ có mỗi cái nhà này là tên bà.
Tôi bực mình:
- Nhà này cũng chả tên tao. Đất là đất công, tao xin quan vỡ thêm ít đồi, rồi làm nhà, chứ chả có tên ai cả.
Nó cười sung sướng:
- Thế là bà tay trắng. Bao nhiêu ruộng nương đất cát của tôi hết, bà chỉ là người ở nhờ.
- Phải, tao ở nhờ, rồi vợ chồng mày đuổi tao ngày nào thì đuổi phải không?
- Chả phải thế. Nhưng tôi nói để bà biết, tôi có bán chác thứ gì, là bán chác của tôi, không phải của bà, bà nói không được.
- Sao tao nói không được, tao không là mẹ mày à?
- Hễ bà nói, tôi đi kiện thật. Tôi kiện bà chiếm đoạt gia tài tôi.
Tôi thách:
- Mày cứ đi kiện xem nào!
Nó đứng dậy, vớ khăn, áo. Tôi mặc kệ, không gọi lại, xem nó có dám đi thực hay không. Song tôi cũng lo. Nó càn rỡ, làm cách gì ra tiền mà nó chả làm. Nhưng đến chiều, nó về, mặt đỏ gay, nói:
- Thôi, tôi hãy hoãn cho bà một lần. Tôi muốn mẹ con trong nhà thu xếp với nhau cho ổn thỏa đã, không ổn thỏa, hãy đem nhau đến cửa công. Tôi hỏi bà, bà có đưa tôi văn tự nhà trước cửa hay không?
- Tao không đưa.
- Đưa tôi, thì bà còn nhà ruộng ở Rừng. Nếu bà cứ khư khư giữ, thì tôi đi kiện thật. Tôi uống rượu về đây, tôi say lắm. Lúc say tôi hăng. Tôi hăng thì nói sao làm vậy.
- Mày hăng thì đánh tao đi.
Tôi nức nở khóc, và nằm thẳng cẳng ở hè. Nó thản nhiên như không, đáp:
- Tôi đánh để bà kiện tôi ấy à? Nhưng phen này, tôi kiện bà thật. Đành rằng tôi phải chạy tiền, dù sau bán nhà đi để lo đến nỗi không còn một xu nào, nhưng được kiện bà, tôi hãy sướng đã. Để cho bà biết rằng không nghe tôi là bà thiệt. Đã bao nhiêu lần không chiều ý tôi, là hại những thế nào, bà quên rồi à?
- Mày thật là cái nợ. Tao không ngờ mày tàn nhẫn với mẹ mày như thế!
- Tôi chả là con ai cả. Tôi ở kẽ nẻ chui lên đây. Ai bảo bà đẻ ra tôi.
Tôi vật mình vật mẩy. Nhưng vẫn chẳng động lòng, nó cứ lải nhải đòi văn tự. Tôi gắt:
- Mày giết tao đi rồi muốn làm gì thì làm.
- Việc gì tôi lại giết bà, để bà đi kiện tôi ấy à?
Nói rồi, nó nhăn răng ra cười, như để trêu tức tôi vậy.
Tôi gọi:
- Này, Mùi, tao bảo. Tao chả sống được mấy nữa đâu. Để khi tao chết, mày muốn đem ruộng nương nhà cửa làm gì thì làm. Nhưng tao sống ngày nào, mày hãy cho tao trông thấy những thứ tao làm ra, hãy còn cả, để tao yên tâm rằng sau khi nhắm mắt, mày có tiền mua được cỗ ván, và thuê người khênh tao ra đồng.
- Nào tôi có muốn bán cả đâu. Tôi chỉ đòi bà cái văn tự nhà ở Tru thôi.
- Tao không đưa.
- Được, bà cứ giữ. Thử xem bà với tôi, ai chết trước ai. Rồi đến ngày bà chết rồi và tôi có bán chác, bà chui ở áo quan lên mà ngăn cấm.
- Mùi, tao không ngờ lúc trẻ tao khổ về thầy mày, lúc già tao khổ về mày. Thà tao tự tử ngay ngày lên Tru lúc tao tay bế, lưng cõng anh em chúng mày. Xưa nay tao chưa thấy đứa con nào ăn nói với mẹ thế.
- Chưa thấy thì bây giờ bà thấy. Chỉ tại bà hay giữ tôi.
- Vì tao mong cho mày hay, hay muốn cho mày dở?
- Thôi được, nếu bà không bằng lòng đưa tôi văn tự, bà cất kỹ đi, bà cất thật kỹ đi. Nhưng tôi hẹn trước bà giấu đâu, tôi cũng lấy được.
Nói xong, nó bò đi chơi.
Tôi đoán thế nào cũng một là nó đi kiện, hai là nó ăn cắp cho được văn tự. Tôi bỏ cả các giấy má vào trong hộp, vùi giữa cót trấu dưới bếp, rồi nghỉ chợ để canh nhà.
Nhưng hai hôm sau, tôi thấy cót trấu mất giấu. Tôi giật mình bới ra, thì chỉ còn hộp không.
Thằng Mùi lấy cả ba văn tự rồi bán cả nhà cửa ruộng nương ở Rừng, bán bằng một giá rất rẻ.

 

Thật là nó giết tôi!
Tôi ốm về thế. Tôi không thuốc thang gì cả, mong cho được chết để theo chồng, theo tổ tiên. Sống lắm thêm nhục.
Tôi không thể đi tìm nó, vì không còn hơi sức nữa. Tôi không sai vợ nó vì tôi hết cả tiền. Vả vợ nó, về hùa với nó, chứ thương tôi đâu. Hẳn thằng chồng có hẹn với vợ ngày về mà con này giấu tôi đấy. Nếu tôi sai vợ nó đi, vợ nó cứ vâng dạ, nhưng về nhà nó vài hôm, rồi nói với tôi là không thấy. Tôi nằm một xó, biết đâu chỗ ấy. Thà kệ xác nó, cho đỡ phải đeo thêm công nợ về tiền hành lý.
Vả hôm nào tôi cũng yên chí rằng đến chiều thằng Mùi về. Nó hư thật, nhưng sao chả có chút lòng thương mẹ.
Nó ăn cắp được cả văn tự, thì dù có muốn bán, chắc nó chỉ dám bán cái nhà ở Tru này là cùng. Nơi quê cha đất tổ, người ta mong có nhà có cửa chẳng được nữa là.
Tôi dặn ở Tru, xin đừng ông bà nào tậu nhà tôi nếu thằng Mùi dạm bán. Người ta nể tôi, nên cam đoan sẽ không mua.
Mười hôm sau, nó mới về, và nói đã bán nhà và ruộng ở quê. Nó nói rất tự nhiên, không chút ngượng nghịu và hối hận.
Tôi làm kinh thiên động địa, hỏi nó tiền, nó đáp:
- Của bà đâu mà bà hỏi. Tiền của tôi, tôi muốn làm gì kệ tôi.
Rồi vui vẻ, nó hát, nó thổi sáo, hình như không quan tâm đến tiếng chửi, tiếng thở dài của tôi. Tôi buồn, không ăn được, nó cũng không hỏi han một lời. Nó sắm cho vợ khăn nhung, giầy cườm, quần lụa. Tôi bảo nó cho tôi vay lại món tiền còn lại, viết văn tự hẳn hoi, nhưng nó không nghe. Tôi xin nó bảy chục đồng bạc để trang trải nợ, nó cũng mặc. Tôi nhờ nó đi cắt thang thuốc uống cho đỡ mệt, nó lắc đầu ngửa tay bảo tôi đưa tiền.
Thế thì tôi còn trông mong gì được nó về sau này, khi tôi già yếu.
Ở nhà, nó bị tôi chửi lắm, vợ nó xui nó dọn sang trước cửa để ở. Ta có nhà ta, việc gì ta phải ở nhờ bà ấy để bà ấy chửi cả ngày.
Rồi từ hôm ấy, cả vợ chồng nó, không đứa nào lai vãng về thăm tôi nữa.
Tôi ốm, may mà không chết, chứ nếu có nhắm mắt lúc nào nó cũng chẳng biết. Và có biết chăng nữa, chẳng hay nó có bỏ tiền ra mua áo quan, hay phải đợi khi bán hết phản giường của tôi đi đã.
Tôi cực nhục hết sức.
Bên nhà nó, lúc nào cũng rầm rập khách ra vào chơi bời. Tiếng cười không mấy khi ngớt. Nó có tiền, nên có rất nhiều bạn.
Nhiều bà đến chơi, tôi phàn nàn, và bế thằng Cún về cho tôi vui với nó chốc lát. Nhưng con mẹ nó tai ngược, hẹn giờ bắt con về. Nó lại dám hợm hĩnh:
- Đời tôi chỉ còn sang bên ấy một lần nữa thôi, mà lần ấy cũng là bất đắc dĩ, là khi nào bà ấy chết, thì tôi phải sang làm ma.
Nhiều câu tương tự như thế, người ta đem đến tai tôi khiến tôi tức điên ruột. Sau tôi phải nói với các ông bà rằng ai đến thăm tôi, xin đừng đá động đến thằng trời đánh ấy nữa.
Con cả Bách tức là con Hồ, nghe tin tôi ốm, vội vàng lên Tru thăm tôi. Thương hại con bé bụng to gần đến tháng ở cữ mà phải vất vả. Con bé kể rằng anh nó về quê, nói dối là tôi bảo bán nhà bán ruộng đi để lấy tiền về Tru làm nhà gạch. Nó tin ngay. Nếu nó biết anh nó lừa dối, đã ngăn cản, không cho làm bậy.
Con Bách cho tôi năm đồng để uống thuốc.
Nghỉ chợ nửa tháng, tôi lại phải đi. Không đi, tôi lấy gì mà ăn, mà trả nợ.
Nhưng vì tôi phiền muộn nhiều điều, nên làm ăn có kém. Mà nhất là tôi quặt quẹo luôn, nên thường phải nghỉ chợ, và nhiều hôm cố gượng gánh hàng, nhưng đến trưa nhất là trưa nắng, tôi chóng cả mày cả mặt. Có hôm tôi vào nằm nhờ nhà quen nghỉ cả buổi, mượn người xếp hộ hàng và thuê gánh về.
Có một năm trời, tôi gầy, già đi, tóc đã lốm đốm bạc. Tôi chắt bóp lắm, nên trả được hai chục bạc nợ. Giá tôi còn khỏe mạnh, thì món nợ ấy, chẳng mấy chốc mà hết.
Tôi đoán từ nay về sau, không thể nào tôi mát mặt nữa. Sức làm kém đi, tôi được đủ ăn là may rồi. Tôi chỉ lo trời làm lụt loạt, các chợ ngập, thì không biết tôi sống bằng cách gì.
Vợ chồng thằng Mùi không lai vãng sang bên tôi. Tuy tôi bực mình thực, song, được đỡ gai mắt. Nhưng tôi đoán nó bỏ tôi không lâu đâu. Một ngày kia, hết tiền, nó lại về nhà, ăn bám vào mẹ. Lúc bấy giờ, tôi đuổi đi, nhất định không chứa. Có con hư thế, thà không còn hơn.
Quả nhiên, chưa đầy một năm, chúng nó về thực. Tôi nghiến răng, trỏ tay ra cửa:
- Bước, bước ngay, bà cấm chúng bay vào.
Nó không van, không xin, vênh mặt cãi:
- Bà không có phép cấm.
- Bà cấm được, nhà bà, bà cấm được. Chúng bay đừng đến, bẩn nhà bà.
- Bà đẻ ra tôi, bà phải nuôi tôi. Bà không có phép đuổi tôi.
- Mày đi mà kiện.
Rồi tôi đay vợ nó:
- Tao đã chết đâu mà mày về làm ma? Mày bảo đời mày mấy lần về nhà này nữa, con kia!
Vợ nó không dám cãi, nhưng nó đáp:
- Tôi không kiện, nhưng bà không đuổi nổi.
Nó bảo vợ nó cứ bế con, vào giường tôi mà nằm.
Tôi đẩy vợ nó một cái. Nó hung hăng, cầm con dao phay để dưới chiếu, băm mãi vào thành giường:
- Bà muốn tôi phá hết thì bà bảo. Chết đói cùng chết đói cả. Chỉ một que diêm, tôi đốt thì nhà này ra tro.
Tôi rưng rức lên khóc:
- Thế sao mày không bán nốt nhà của mày bên ấy đi, vội gì đã phải nhờ tao cho nhục?
Nó cau mặt:
- Giá chưa bán, tôi đã chả thèm về.
Trời đất ơi! Thế là hết, hết tiệt. Tôi dằn vặt:
- Ông ơi bây giờ ông lại về đẽo mẹ ông, cho đến xương đến tủy phải không? Mẹ ông bây giờ chỉ còn có cái xác, vợ chồng con cái ông muốn xả ra mà ăn thì xả đi.
Tôi nằm xuống, cầm con dao phay đưa cho nó. Nó chẳng nói chẳng rằng. Một lát tôi ngồi dậy, nói:
- Mùi một là mày ở nhà này thì tao đi, hai là mày đi thì tao ở nhà này. Tao không mẹ con gì với mày nữa.
- Tôi không đi đâu cả, còn tùy bà đấy.
- Nhưng nhà này là nhà của tao.
- Là nhà bà nên tôi có phép ở.
- Tao không chứa!
Nó giơ tay, lý sự:
- Không ai cấm được tôi.
Tôi đứng phắt dậy, vả vào miệng nó một cái thật đau.
Bất đồ nó vớ ngay cái đài trên bàn thờ thầy nó vừa vứt ra sân, vừa nói:
- Này đuổi này!
Rồi vứt cái nữa, vứt cái nữa:
- Này đuổi này! Này đuổi này!
Tôi hét lên, ôm lấy nó. Nó giằng ra:
- Bà không cần tôi cúng giỗ cho bà ngày sau, thì để những thứ này làm gì.
- Tao không cần mày thực. Rồi tao làm ma đói ma khát.
Rồi tôi vừa khóc, vừa phàn nàn:
- Không biết kiếp trước tôi ăn ở thế nào, mà kiếp này ông ấy đày đọa tôi như thế này.
Thằng Mùi lay tôi, gọi:
- Này bà. Tôi sang đây chỉ hỏi bà có một câu là bà có chứa vợ chồng con cái tôi nữa hay không?
- Tao đã bảo tao không chứa.
- Một là bà chứa, hai là tôi lấy gánh hàng của bà. Tôi lấy ngay trước mắt bà, chứ không cần ăn cắp.
Tôi vội vàng chạy lại cửa buồng, bóp khóa lại, và nhắc:
- Tao đã bảo tao không chứa.
- Thế thì được, bà đừng kêu thôi.
Dứt lời nó đưa mắt cho vợ nó chạy lại ôm chầm lấy tôi. Tôi kêu rầm làng nước, thì bị bịt mồm, bịt mũi. Tôi lăn lộn suýt chết ngạt. Trong khi ấy, thằng Mủi bẻ khóa không được, giơ chân đạp mạnh vào cửa. Cánh cửa bằng cót mỏng thủng bung ra, nó bẻ khung rồi vào buồng. Nó gánh đôi bồ, rồi ra sân chạy thẳng.
Khi nó đi xa, vợ nó mới buông tôi. Tôi túm lấy con mẹ, vừa kêu vừa đánh cho một chập. Nhưng tôi càng kêu nó càng cấu thằng Cún cho thằng bé khóc om lên lấp tiếng tôi đi.
Sau hết, nó đánh tháo được và chạy mất. Tôi đuổi theo, kêu rầm rĩ. Thằng Cún ở trong nhà sợ hãi thét váng lên.
Bao nhiêu người đổ đến xem, thấy tôi nằm vừa thở vừa nói không nên tiếng. Họ không hiểu gì, nhưng ai cũng đoán lại vì chuyện thằng Mùi.
Bà Hai Giản lấy rượu chổi bóp tay cho tôi, và sai con gái về nhà nấu cháo, vì thấy tôi mệt quá không ăn được cơm.
Tôi biết mình ốm to đến nơi, nên nhờ bà Hai cho người về quê gọi con cả Bách.
Vợ chồng nhà Bách đến nơi, mấy mẹ con khóc lóc với nhau. Có con gái con rể, và cháu nội cháu ngoại bên cạnh, tôi đỡ buồn đôi chút. Song, tôi sinh ra chứng sốt cách nhật, cứ hai ngày một, chiều đến, tôi lại thấy gây gây.
Con Bách khuyên tôi về Rừng ở với nó. Tôi lắc đầu, đáp:
- Tao bây giờ về, nhà cửa chả có, tao xấu hổ quá.
- Bà ở với vợ chồng nhà con. Nhà con cũng là người khá. Vả anh ấy lừa bà, chứ bà có bán đâu mà xấu hổ.
- Đành vậy, nhưng tao xấu hổ với họ hàng. Người ta chì bỉu rằng tưởng đi để làm giàu, chứ gần hai mươi năm trời, bây giờ tay trắng hoàn tay trắng, lại phải ở nhờ con gái. Vả mày còn bố mẹ chồng, chị em chồng, ở thế sao tiện.
Thằng Bách cũng mời tôi khan vã. Nhưng tôi im. Tôi từ chối sợ phụ lòng nó. Tôi nói:
- Sau này u có chết chỉ nhờ anh chị cho cỗ ván, thế là mãn nguyện.
Con Bách không nghe:
- Con là phận gái, chả báo hiếu được bà ngày nào. Bà để con nuôi bà lúc sống chả hơn ư?
Tôi ứa nước mắt:
- Tao đã đành, lại còn thằng Cún nữa.
- Thằng Cún thì rồi mặc anh chị ấy. Để ngày sau nó và vợ nó đối với anh chị ấy, như anh chị ấy đối với bà bây giờ.
Tôi động lòng đáp:
- Tao không muốn thế. Tao muốn nó đừng giống bố mẹ nó.
- Bà không muốn cũng không được, mà muốn cũng không được.
Thằng Bách ở Tru ba hôm thì về, để vợ lại, dặn răng trông nom thuốc thang cho tôi đến khi tôi khỏe.
Sau khi chồng nó đi, con Bách khoe:
- Nhà con dặn con cố mời cho kỳ được bà về quê. Ở với con, sớm tối bà có rể, có con, có cháu vui vẻ, và khuây buồn. Bà ở đây một mình con lo lắm, khi khỏe đã vậy, khi yếu đau, lỡ ra thì khổ.
Tôi thở dài:
- Tao không chết đâu. Vợ chồng thằng trời đánh nó kéo đi là phúc cho tao. Tao lại đi chợ. Tao hết nợ rồi lại làm giàu, miễn là chúng nó đừng về quấy tao nữa.
Con Bách nhìn tôi, lắc đầu thở dài:
- Nhưng thế nào anh ấy chả về. Như mấy bận trước bà biết đấy.
- Về thì tao chém chết. Tao chém nó không chết thì tao chém tao.
- Không được. Bà vẫn thương anh ấy. Bà không muốn cho thằng Cún báo hiếu anh ấy như anh ấy báo hiếu bà, là bà còn thương anh ấy.
Tôi lắc đầu, cười:
- Thật đấy, dù thế nào, mẹ cũng không hết được lòng thương con. Lắm lúc tao giận, chỉ muốn giết chết nó nhưng nghĩ lại, tao lại thương nó. Ngay như bây giờ; nhiều lúc nghĩ đến nó, tao vẫn áy náy.
- Thế rồi anh ấy về, bà lại chứa. Anh ấy lại lừa của bà, ăn cắp của bà, sinh sự cho bà phát ốm lên.
Nghĩ một lát, tôi đáp:
- Nhưng tao tiếc đất này, dễ làm ăn. Và còn nợ người ta, tao đi không yên tâm.
- Nợ thì trả, con nhận cho bà.
- Người ta tin tao chứ ai tin mày.
- Bà chỉ kiếm cớ thoái thác!
Con Bách thật có bụng thương tôi. Tôi nghĩ một lát, rồi thở dài:
- Bỏ Tru để về quê, tao tiếc lắm. Tao còn làm ăn được, mà đất này còn buôn bán dễ. Thôi, mày cứ để tao ở đây, bao giờ tao già yếu hẳn, hãy nhờ vợ chồng nhà mày.
- Nhưng có thằng Cún, bà đi chợ thế nào?
- Được, ban ngày, tao cho nó sang chơi bên bà Hai.
- Rồi nó quấy, ai dỗ?
- Không sợ, nó quen đi. Ở đây, các cửa hiệu người ta nể tao. Bây giờ tao yếu, người ta không cho lấy chịu nhiều, nhưng vài chục hàng, thì vẫn được. Ở các chợ, tao có khách quen. Tao về ở với mày, chả lẽ cư song sóng ra ăn ngày hai bữa, vừa buồn vừa ngượng.
- Bà cũng đi chợ với con.
- Nhưng tao không còn khách quen, thì bán dễ dàng sao bằng đây.
Hôm sau con Bách bảo:
- Nếu bà không về, thì con bàn với nhà con chúng con sẽ lên Tru buôn bán vậy. Nhà con mang máy khâu lên đây làm, có lẽ kiếm ăn hơn ở nhà.
Tôi mừng rỡ:
- Thế thì còn gì hay hơn. Tao nhường khách của tao cho mày. Tao yếu không buôn được nhiều thứ như trước, lắm lúc mất khách, tức đáo để.
Hôm sau con Bách về quê, quyết định trở lại Tru để đi các chợ: chợ Tru, chợ Đồn, chợ Phí, và chợ Sùi.
Việc nó định được bố mẹ chồng và chồng bằng lòng.
Nhưng hôm vợ chồng nó vừa yên sở, định sáng hôm sau bắt đầu đi chợ, thì tối hôm trước có người mách tôi một tin dữ dội:
Thằng Mùi chết!
Thằng Mùi chết một cách rất thảm.
Hôm cướp hàng của tôi, nó đi bán đắt bán rẻ ở Tru, rồi cùng vợ lên Tam Quận, vùng Yên Bái ở với vợ chồng con Trinh.
Nó chung vốn với chồng con Trinh, không biết tên là gì, vì con này đã bỏ thằng Trương Phiên. Hai đứa nung vôi cho người ta.
Tôi cùng con Bách với thằng Cún lên Yên Bái, hỏi thăm đường vào Tam Quận. Từ tỉnh vào, ba mẹ con bà cháu phải đi bộ đường rừng, đến gần chiều cả mới tới.
Tôi hỏi thăm những người Mán, nhờ đưa đến nhà thằng Mùi, thì ra ở đấy không ai biết. Họ lắc đầu, đáp:
- Không có ai là thằng Mùi đâu mà.
- Mùi làm nghề nung vôi ấy mà.
- Thế thì đến gần lò vôi đằng kia mà hỏi.
Tôi tìm đến một lò vôi, nhưng gần đấy cũng không ai biết ai là Mùi.
Tôi nói rõ:
- Nhà ấy có hai người đàn ông với hai người đàn bà ấy mà?
- Cũng không biết.
- Thế ở đây có ai vừa mới chết không?
- Có, ở làng bên cạnh, hôm qua một ông già mới chết.
- Không phải, hai người đàn ông trẻ, một người chết chừng một tháng nay kia mà!
- À, thế thì có. Đi một tí nữa.
Sự hỏi thăm ở đây thực khó khăn.
Đi mãi đến hai cây số nữa, tôi mới trông thấy ba nóc nhà, và cái lò vôi xây ở giữa sườn đồi.
Tôi đánh bạo vào một nhà hỏi thăm, có người ra đáp:
- Bọn ấy trước kia ở bên cạnh đây, nhưng nay đi tất cả rồi. Cụ với bà là thế nào với những người ấy?
- Tôi là mẹ, cháu đây là em, thằng bé này là con.
- Con ai? Con người sống hay con người chết?
- Con thằng Mùi.
- Mùi à? Thế thì không phải.
Tôi vừa ngạc nhiên, vừa mừng thầm. Hay tin thằng Mùi chết là tin sai? Tôi bèn nhờ người ấy đưa sang nhà bên cạnh để xem cho đích xác. Con Bách cạy cửa để vào, thì trông thấy ở tường còn treo ảnh thằng Mùi chụp với vợ. Nó nói:
- Chính phải người này là anh tôi.
- Thế thì phải bác này chết. Để rồi tôi kể chuyện cụ nghe.
Tôi và con Bách ôm lấy ảnh, khóc như mưa như gió.
Người ấy nhìn chúng tôi thở dài, rồi mới về bên nhà. Con Bách thay khăn trắng, quấn cho thằng Cún cái khăn ngang sô, rồi bỏ ảnh anh nó vào đẫy.
Ông Ba, tức là người đàn ông, tử tế lắm. Ông mời chúng tôi ăn, tuy chúng tôi đã có sẵn quà bánh. Ông kể chuyện:
- Bây giờ tôi mới biết tên bác là Mùi. Nhưng còn bác kia tên là gì?
- Tên là Trương Phiên.
- Bác này lé một mắt, cao, và trắng trẻo.
Tôi ngờ ngợ nhìn con Bách:
- Thế thì không phải Trương Phiên. Chắc nó lại mới lấy thằng này.
Ông Ba tiếp:
- Nguyên lên đây làm ăn, chúng tôi ở làng Mán, nên không ai muốn cho nhau biết tên thật. Tôi thấy bác hơn tuổi tên là Năm, bác ít tuổi tên là Sáu. Tôi đoán là hai anh em rể.
- Vâng, chính phải.
- Và hai người vợ hao hao giống nhau.
- Vâng.
- Hai bác ở đây là ở nhờ nhà ông chủ tôi. Ông chủ tôi ở tỉnh, thỉnh thoảng mới về trông nom, vì ở đây nước độc lắm. Hai bác nhận nung vôi, nhưng tôi xem ra, hình như cả hai người không ai thiết làm ăn cả.
- Thế cả hai người cùng đến đây một dạo?
- Không, bác Năm đến đây từ tháng Giêng, làm chung với một người khác, nhưng vì công việc không thạo, bị lỗ vốn nên cả hai bỏ đi ngày tháng Tư. Ông chủ tôi định thưa tại tòa, nhưng bác Năm lạy van xin khất ít lâu nói rằng để có thì giờ xuống dưới quê, tìm người làm chung. Ngót một tháng nay, bác ta trở lại, dắt hai vợ chồng bác Sáu lên. Bác Sáu cả tin vợ, nên tai hại về vợ.
Tôi thở dài:
- Vâng, con vợ nó chẳng biết làm ăn gì.
Ông Ba cười, lắc đầu:
- Không phải chuyện làm ăn. Tôi ở bên này, những lúc bên ấy to tiếng, lõm bõm nghe câu được câu chăng, thì tôi đoán rằng hình như bác Sáu nhà ngày xưa đã có một dạo dan díu với nhà bác Năm gái thì phải.
Tôi vờ đáp:
- Tôi không rõ.
- Vâng, chắc việc ấy bác ấy giấu cụ. Một hôm hai bác trai đi vắng. Tôi thấy hai chị em ghen nhau, đánh nhau làm loạn cả nhà, và giở chuyện cũ ra đay nhau. Nhưng chính nhà bác Năm trai khôn ngoan, lập kế lại thả vợ để nhân tình với bác Sáu lần nữa. Bác Sáu dại gái, thành thử có bao nhiêu tiền vốn, bị chị vợ bòn tiệt. Một cuộc xô xát rầm rĩ. Đến khi bác Sáu trần như nhộng, lại bị bác Năm quyến rũ mất vợ mà chính bác ấy không biết. Thật là loanh quanh nực cười. Chúng tôi là người ngoài, xem tình ý thì biết thế, chứ có ai dám nói đến tai bác ấy đâu. Chắc khi bác Năm được cả của lẫn người, mới lập kế lìa bác Sáu trai. Hai người rủ nhau đi, nói là lên tỉnh, rồi bác Sáu chết.
Bác Năm về đây nói với chúng tôi là bác Sáu bị ngã nước, nửa đường lên cơn sốt nặng, không chữa được. Nhưng tôi ngờ một là bác ấy bị thuốc độc, hai là bị đánh chết.
Tôi và con Bách rú lên khóc, ôm nhau mà khóc. Thằng Cún thấy chúng tôi khóc cũng khóc theo. Ông Ba kể nốt:
- Tôi nghĩ thế, bởi tôi biết rõ chuyện thế. Vì sự thực, bác Sáu mới lên trên này, đã ốm ngã nước trận nào đâu. Mà tôi nghi thế không oan, vì sau khi bác Sáu chết, vợ bác ta chẳng để tang chồng, theo hai vợ chồng bác Năm bỏ Tam Quận này đi biệt tích.
Khốn nạn thân con tôi. Tôi có ngờ đâu nó chết thảm chết hại như thế.
Hôm sau, tôi nhờ ông Ba dẫn vào rừng thăm mả thằng Mùi. Cỏ đã mọc đốm xanh. Tôi thấy nấm đất mới, bị nước mưa làm bẹp dí, mà đứt từng khúc ruột. Tôi gào lên khóc, nằm lăn lên mả:
- Mùi ơi! Con đi đâu con bỏ mẹ già, con dại, Mùi ơi.
Tôi sửa lại mộ rồi thắp hương, bắt thằng Cún lễ bố nó. Ông Ba xui:
- Bây giờ có cụ đây, cụ nên làm giấy xin quan trên xét, kẻo bác Sáu bị chết oan lắm.
Con Bách tức, nói:
- Phải đấy, cho ba đứa vào tù.
Tôi ngầm nghĩ một lát, rồi thở dài:
- Bây giờ đi kêu, thì người ta khai quật mả lên, người ta khám. Ông Ba đáp:
- Thì phải làm thế mới biết bác ấy chết vì lẽ gì.
Nghĩ một lát, tôi vừa khóc, vừa lắc đầu:
- Thôi ông ạ, để cho con tôi nó nằm yên dưới mả là hơn. Đào nó lên mà mổ ra, tôi đau lòng lắm.
Từ ngày nhà Bách lên Tru buôn bán, vợ nó đắt hàng, nhà cửa có vẻ ấm cúng. Tôi được khuây nhớ con trai. Con bé hiếu hạnh và biết thương tôi lắm. Thấy tôi ngày nào cũng còm cọm gánh hàng đi chợ, nó bảo:
- Bà già và yếu, đừng đi chợ nữa. Bà nên ở nhà trông nom các cháu.
Tôi đáp:
- Nhưng nhờ trời tao còn làm ăn được, mày đừng bắt tao nghỉ mà tao buồn. Hai bồ hàng của tao bây giờ nhẹ tếch, nặng nhọc gì mà chả gánh nổi.
- Nhưng lãi lời được mấy tí mà khổ thân.
- Được đồng nào trọng đồng ấy. Đời tao chỉ mong có ba điều, cho nên tao mới còn thiết sống. Một là cất mộ cho anh mày. Hai là sạch nợ. Ba là tậu được sào ruộng hay cái nhà ở quê, để gọi là có tí cho thằng Cún.
Nhưng tôi chép miệng:
- Tao biết như vậy là khó lắm. Nhưng trời cho tí cháu nội, bố nó chết sớm, mẹ nó bạc ác, nó chỉ trông cậy vào bà, thì tao sống ngày nào, phải gây dựng cho nó ngày ấy. Tao mà chết nó tất khổ.
Nghĩ đến thằng Cún lúc nào, tôi lại ứa hai hàng nước mắt lúc ấy. Nó hiền lành, ngoan ngoãn chắc không giống bố. Bây giờ mới tí tuổi, nó đã biết âu yếm tôi. Tối tối nó vẫn chịu khó đấm lưng cho tôi khỏi mỏi.
Tôi thương nó lắm. Thương nó bao nhiêu lại nghĩ đến bố nó bấy nhiêu. Bố nó chả ra gì. Nếu số có phải chết, sao không ở nhà mà chết, được trông thấy mẹ thấy con, ma chay có người trông nom tử tế. Thế mà nó đi, đi tận Yên Bái, Lào Kay, tận chỗ ma thiêng nước độc, để chết một cách khốn nạn. Tôi không hiểu từ ngày ấy mẹ nó lang bạt vào những nơi nào, chứ chưa dám về đến Tru. Thôi, những đồ bất nhân bất nghĩa, trời nào chứng cho.
Hôm giỗ thằng Mùi, tôi hỏi con Bách:
- Tao định đến tháng Chạp này, lên Tam Quận mang anh mày về quê, mày nghĩ sao?
Con bé đồng ý:
- Vâng, để con lên, bà cứ ở nhà.
- Không, tao lên, mày đi thì bỏ mấy buổi chợ, chồng mày kêu.
Rồi rút cục, cả hai mẹ con tôi cùng đi.
Mắt tôi lại phải trông thấy cảnh thảm hại hết sức.
Tôi tìm đến chỗ ông Ba ở, thì bấy giờ đấy không còn nhà cửa gì nữa. Chỉ có mấy cái nền đất trơ, cỏ tranh mọc cao đến gối. Tôi trở ra, đến mộ thằng Mùi, thì mãi không thấy. Đường cũ, tôi không nhớ, mà không sao nhận được lối đi, vì chỗ nào cây mọc cũng rậm. Tôi phải nhờ một người Mán, nói lại chuyện cái chết của thằng Mùi, và thuê hắn dẫn đến mả.
Người Mán rẽ lá, chặt cành đưa tôi đi. Rồi đến một nơi, hắn trỏ:
- Chôn ở đây.
Nhưng tôi không nhận ra chỗ nào cả. Đâu cây cũng rậm rạp xanh um. Tôi và con Bách tìm, nhưng không thấy một mô đất nào cao. Tôi bảo người Mán:
- Không phải ở đây.
Người ấy gật đầu:
- Phải ở đây. Bây giờ không thấy là vì ngày trước mả đắp thấp, mưa làm đất lún bằng đi rồi.
- Bây giờ làm thế nào?
- Phải đào lên mà tìm chứ.
Con Bách trợn mắt:
- Đào cả khu này lên à?
Người Mán đứng ngắm một lúc, rồi gật đầu:
- Chôn ở gần gốc cây này. Cứ đào lên may thì thấy.
- Mới là may đấy thôi à?
Người Mán cười:
- Không hề gì mà, thế nào chả thấy, nó ở quanh đây chứ có chạy đi đâu. Mả lún, không nhận ra, thì phải tốn công một tí chứ. Thế sao ngày ấy không đánh dấu.
Sáng hôm sau, tôi thuê ba người đào lung tung, mãi mới thấy cỗ ván đã mục. Thật may, nếu tôi chậm bốc, dễ cốt nát hết.
Tôi bỏ bộ xương vào trong va-li, đem về đến tận làng, may đi đường không ai hỏi han thăm xét gì cả.
Công việc xong xuôi, tôi lại lên Tru.
Rồi Tết năm ấy, tôi ăn Tết bằng nước mắt.
Thực thế, không còn cái đau đớn to nhỏ nào, ông ấy chừa tôi ra nữa. Tôi không ngờ đến lúc kề miệng lỗ, tôi còn phải khóc con Hồ.
Sáng hôm hai mươi tám Tết, con Bách đi chợ Đồn với tôi. Riêng nó đã bốn đẫy hàng tấm nặng, vì phiên chợ Tết, nên bán mạnh lắm.
Đường qua con sông, phải đi phà.
Vì chợ ngày Tết, nên rất đông người mua kẻ bán. Đến chiều, chuyến phà nào về Tru cũng đầy ăm ắp.
Tôi và con Bách cùng xuống một chuyến phà, nhưng chật quá, đứng chen không được. Phu phà cứ đẩy bớt khách lên, mà người ta cứ xô nhau xuống.
Thấy phà đầy tôi rất lo, nhưng vì đã tranh được một chỗ, thì tội gì lên cho uổng. Ai chả mong về cho sớm sủa, vì nếu chờ được chuyến vắng thì đến bao giờ.
Người phu phà nói to:
- Nếu các bà không lên bớt, thì mặc kệ, tôi không chở đâu, các bà ở đến tối.
Nhưng thấy trên bờ còn bốn năm chục người đứng chờ, mọi người dỗ:
- Thôi, cứ đi đi. Chịu khó vậy. Đằng nào bác chả phải chở đủ cả chị em chúng tôi sang rồi mới được nghỉ tay.
Người phu phà gắt:
- Ai chả biết thế. Nhưng đầy quá, mà phà thì to. Các bà đứng chật thế này, lấy chỗ nào tôi tát nước.
Người nọ giục người kia lên, nhưng không ai chịu nhúc nhích. Sau hết người phu phà tìm những bà có gánh hàng nhỏ, để bắt lên. Là bởi mỗi bận qua sông những người này vẫn chỉ cho hắn có hai xu, thì hắn ghét mặt, bắt chờ đợi. Còn bà nào buôn to, cho hắn năm xu hai lượt thì hắn để yên.
Tôi vào số những người phải ở lại. Thấy tôi bị đuổi lên bờ, con Bách nằn nì với người phu phà:
- Bà cụ nhà tôi đấy mà.
- Mặc kệ.
Tôi không lên, cãi:
- Thế ngày xưa, tôi chả đi nhẵn phà của bác là gì, bận nào tôi không đãi năm xu. Phà của nhà nước chứ phà đâu cùa nhà bác.
- Không phải thế, nhưng đò đầy, bà ạ. Nếu bà không ở lại, tôi không chở nữa.
Nhiều người khuyên tôi lên đi cho xong, nhưng con Bách bực mình, nói:
- Thôi được, bà với con cùng lên, ta thuê thuyền nan mà đi. Mất bao nhiêu thì mất.
Mọi người can:
- Thôi, để mình bà cụ lên, bác chen ra thế nào được.
Con Bách thấy lối ra khó, dặn tôi:
- Bà chịu khó ở lại vậy. Con về trước thổi cơm cho.
Các bà cười:
- Ừ, thế chả hơn ư, khỏi phải đâm đầu vào bếp.
Tôi gửi con Hồ gánh hàng, bảo đến bờ bên kia, nó thuê người gánh hộ. Tôi lên bộ.
Tôi ngồi nghỉ chân ở hàng nước. Và mới độ mươi phút, tôi thấy tiếng kêu, tiếng khóc như ri.
Tôi vội chạy ra xem, thì rụng rời cả chân tay. Chiếc phà đương từ từ chìm.
Tôi tru lên:
- Hồ ơi! Con ơi! Bách ơi!
Trời sẩm tối, mắt tôi kém, tôi không phân biệt được con tôi đâu nữa. Tôi chỉ thấy vài chiếc thuyền nan bơi vội ra cứu, những cái đầu nhô lên, thụt xuống, với những cánh tay thò trên mặt nước để vẫy.
Tôi mê lên, khóc lóc, gọi với thuyền nan:
- Bác ơi, bác làm phúc vớt hộ con bé nhà tôi nhé.
Rồi không biết nghĩ lẩn thẩn thế nào, tôi nhảy ùm xuống sông, toan sự cứu con.
Thì ra tôi cũng trôi theo dòng nước và uống đầy một bụng. Có người giỏi bơi, dìu được tôi lên bờ, chữa mãi, tôi mới tỉnh lại.
Chuyến phà ấy đắm, hai mươi người chết. Xác con tôi đến hôm sau, nổi lên, dạt vào bãi cát làng Bê.