ƯỢT RA KHỎI HOÀNG THÀNH, nam hắc y dìu hắc y vào trong ngôi chùa Thi La ở cuối phường Thịnh Hào, vẫn nằm trong kinh thành. Đây là một ngôi chùa cổ, bỏ hoang phế rất lâu, không có ai lai vãng. Khi cả hai vừa trốn vào trong chùa thì bên ngoài tiếng chân và vó ngựa của quan binh chạy rầm rập, đèn đuốc sáng ngời. Mọi nhà dân đều đã thức giấc nhưng ai nấy đều cửa kín then cài, nghe ngóng, lúc này không dại gì mở cửa. Đỡ hắc y ngồi dựa vào tường, nam hắc y gọi khẽ: - Cô nương đỡ đau chưa? Khi tay y vừa chạm vào vết thương trên vai thì hắc y giật mình mở mắt, nàng vung quyền đẩy gã hắc y dạt ra xa và quát lên. - Ngươi muốn làm gì vậy? Nam hắc y tủm tỉm cười. - Tại hạ chỉ muốn xem vết thương cho cô nương thôi. - Thật không? Hắc y nhìn người bịt mặt ngồi đối diện dò hỏi. Tuy không thấy mặt y, nhưng nhìn ánh mắt hắn ta nàng cũng hiểu rằng người này không có ác ý. Chưa kể trong cấm cung vừa rồi nếu y không ra tay giúp đỡ, chưa chắc nàng còn ngồi được ở đây. Tuy nhiên nàng vẫn thấy trong lòng nghi ngại. - Kệ ta. Ta phải đi đây. - Nàng loạng choạng tựa vào tường đứng dậy. Nam hắc y đưa tay chặn lại. - Cô nương. Cô đã bị trúng ám khí hạt thiết thủ gần huyệt kiên tỉnh. Nay vết thương đang tấy lên. Nếu không kịp thời tìm cách lấy ám khí ra, để lâu e rằng cánh tay này sẽ bị hư. - Ta... Hắc y ngập ngừng, nàng hiểu rằng đối phương nói thật. Bây giờ đã thấy tê dại một bên người, nàng hiểu rằng mình không đủ sức thoát ra khỏi kinh thành, trong khi bọn quan binh đang lùng sục ngoài kia. Tuy nhiên là phận gái, nếu để lộ trần cánh tay trước một kẻ lạ không rõ thân phận, dù cho y đã từng cứu mình, nàng rất ngại. Dường như hiểu tâm ý nàng, nam hắc y đưa tay trịnh trọng lập lời thề. - Tại hạ chỉ muốn cứu cô nương. Xin lập lời thê, nếu có ý gì khác, trời đất sẽ trừng phạt. Hơi yên tâm, hắc y từ từ ngồi xuống. Nàng ngập ngừng: - Còn một điều nữa... - Chuyện gì? - Huynh đệ, ngươi có thể bỏ khăn bịt mặt của mình ra được không? Nam hắc y ngẩn người, ngần ngừ. Việc chàng lộ diện tức sẽ lộ ra sự thật của mình trước hắc y làm cho chàng khó xử. Bấy lâu nay thân phận chàng vẫn được giữ kín vì công việc đại sự. Biết thật về chàng chỉ có một vài người. Nhìn vẻ ngập ngừng của chàng, hắc y bỗng nổi giận. - Ngươi khỏi cần nhọc công làm gì. Và cũng không cần phải cứu ta nữa, để ta đi. Nhìn nàng loạng choạng đứng dậy, nam hắc y bỗng mềm lòng, chàng kêu lên: - Cô nương... Hắc y quay lại và đối diện với một khuôn mặt tuấn tú đến không ngờ của hắc y kia. Y cầm tấm khăn bịt mặt trên tay nhìn nàng phân bua. - Tại hạ tên là Nguyên Vũ, Trần Nguyên Vũ. Vì mang trọng lệnh bên mình nên ít khi lộ diện cho ai biết thân phận thật của mình, chứ không hề có ý gì. Hắc y mỉm cười và đột nhiên nàng ngã nghiêng nếu như Nguyên Vũ không kịp đỡ lấy. Ôm thân hình mềm mại, thơm ngát mùi hương của nàng, chàng thấy tâm tìôn chao đảo. Nguyên Vũ phải dân lòng định thần, tránh tà niệm. Chàng cẩn thận đặt hắc y nàm xuống nền nhà và gọi nhỏ “cô nương”, nhưng không có tiếng trả lời, nàng ta đã bị hôn mê mất rồi. Nguyên Vũ hơi ngần ngừ trước khi gỡ tấm khăn bịt mặt của nàng ra. Dù cho đang bị thương, nhưng sác diện màu hoa đào của người đẹp vãn khiến cho chàng trai không khỏi ngẩn ngơ. Tuy nhiên nhìn nàng ta cũng trên 30, hơn tuổi chàng. Nguyên Vũ dằn lòng mình, thận trọng xé vải trên tay áo của nàng và dùng mũi kiếm dò tìm ám khí thiết thủ. Cũng may sau khi trúng ám khí, hắc y đã kịp phong bế huyệt đạo nên ám khí không vào sâu trong người. “Đây rồi“, chàng thở phào, sau một tìôi dùng tay nám nhẹ theo cánh tay nàng, cuối cùng chàng cũng tìm thấy hạt thiết thủ nằm ở gần khủy tay và dùng mũi kiếm chích nhẹ lấy ra. Cầm hạt thiết thủ hình đa giác, lóng lánh, bé tí, Nguyên Vũ lắc đầu. Chàng cẩn thận đặt hắc y nằm ngay ngán, kéo áo che cho nàng cẩn thận và sau đó lùi xa một chút, ngồi xuống xếp bằng vận khí một lát, rồi nghẹo đầu ngủ say. Khi những ánh náng chiếu vào mặt, ngoài kia có tiếng chân người bước lao xao, Nguyên Vũ giật mình tỉnh giấc. Chàng mở mắt nhìn, không thấy hắc y đâu cả. Nàng đã bỏ đi mất rồi. Chàng nhìn thấy trên nền nhà có hàng chữ viết bằng gạch son đỏ: “Trần đệ, tỷ tên là Xuân Hương. Đa tạ đệ đã trợ giúp tối qua. Nếu hữu duyên chúng ta sẽ gặp lại. Tạm biệt.” Và chàng nhận thấy trên tay có một mảnh khăn hồng, thêu hai cánh hoa đào, chắc do Xuân Hương cố ý để lại. Nguyên Vũ bồi hồi hít hà mùi hương thoang thoảng của người đẹp như vẫn còn phảng phất đâu đây. * - Trần tướng quân... Trần tướng quân... Có tiếng đập cửa và tiếng gọi của Tổng quản phủ Lạng Sơn vương. Trần Nguyên Vũ giả tảng không nghe, một lát sau, chàng mới chịu đi ra mở cửa. Lão Tổng quản nhìn chàng trách: - Gớm sao hôm nay tướng quân ngủ say thế. - À... hôm qua tại hạ ở Hoa Xuân lầu có quá chén. Tổng quản, có chuyện gì mà gọi cửa gấp vậy? - Vương gia cho triệu tướng quân sang gặp gấp. Nguyên Vũ gật đầu đi vào sửa soạn y phục. Không nói nhưng chàng cũng thầm đoán chắc chắn là việc thích khách đột nhập vào Hoàng cung tối qua. Phủ Lạng Sơn vương nằm ở đầu hồ Liễu Giai thuộc phường Thành Nguyên, gần cửa Đại Hưng phía nam của Đông Kinh. Đây là một tòa nhà rộng lớn, nhà nối nhà, kéo dài cả nửa dặm. Bên trong có hồ cá, ao sen, rừng cây, vườn hoa... Có lẽ đây là phủ đệ lớn nhất của kinh thành. Khi xưa, sau khi truất ngôi thái tử của Lê Nghi Dân, Thái Tông Hoàng đế nghĩ cũng thương tình nên quyết định chọn ngôi phủ này ban cho mẹ con Nghi Dân ở. Đây là tòa hành cung vốn được xây dựng cho nhà vua nghỉ ngơi mỗi khi đi ra ngoài. Một bầu không khí căng thẳng lạ thường thấy rõ qua nét mặt mấy tên lính gác vương phủ. Nhận ra võ tướng của vương phủ, bọn chúng chào lễ phép và rộng cửa mời chàng vào, không khám xét gât gao như người khác. Khi Nguyên Vũ vừa đi vào đến bên trong nhà lớn đã thấy Lạng Sơn vương đang ngồi chờ, thần sác vương gia nghiêm trọng. Chàng chưa kịp chắp tay chào, Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân đã ra hiệu ngồi xuống và nói ngay. - Nguyên Vũ, có chuyện rồi. Nguyên Vũ giả tảng ngơ ngác, không hiểu ý. Lạng Sơn vương ghé sát tai chàng thì thào. - Ta mới được tin, tối qua có thích khách đột nhập vào Hoàng cung để hành thích Hoàng thái hậu. Sáng nay khâp kinh thành náo loạn vì Cấm vệ quân và Cẩm y vệ đang đi lùng bắt thích khách. Trần Nguyên Vũ tròn mắt. - Bẩm vương gia thật sao? Chàng lâc đầu tỏ vẻ hoài nghi - Hoàng cung canh gác nghiêm ngặt. Cẩm y vệ võ nghệ cao cường, dễ gì người lạ lọt vào, làm sao có thể nói là hành thích Hoàng thái hậu được? - Hà... hà... ngươi thật ngây thơ. Bọn Cẩm y vệ võ công cao cường thật. Nhưng chỉ có thể với người thường thôi, chứ còn với cao thủ thì bọn chúng đâu có nghĩa lý gì. Nguyên Vũ im lặng chấp nhận lời nói hữu lý ấy. Lạng Sơn vương thừ người ra lầm bầm. - Thích khách ấy là ai nhỉ? - Bẩm vương gia. Thái hậu đã giết nhiêu người thì thiếu gì kẻ thù oán bà ta muốn trả thù. - Ta cũng biết vậy. - Lạng Sơn vương gật đầu - Tuy nhiên việc này lại làm hỏng những toan tính của chúng ta, bởi nhất định Thái hậu sẽ tăng cường phòng bị. Điều này sẽ càng làm khó khăn hơn cho chúng ta trong những ngày sáp tới. Trần Nguyên Vũ gật gù, chàng hiểu ý của vương gia. Sau vụ việc này nhất định Hoàng thái hậu sẽ tăng cường phòng bị, và trong những ngày sắp tới mưu đồ việc lớn của Lạng Sơn vương chắc sẽ bị chậm trễ. - Ta muốn ngươi... Lạng Sơn vương ngừng lời khi thấy một tên lính đi vào. - Bẩm vương gia... Tên lính đi vào quỳ xuống. Lạng Sơn vương hất hàm: - Chuyện gì? - Thưa vương gia, Tam gia đã về rồi, đang chờ lệnh bên ngoài. - Bọn họ đã về rồi ư? Lạng Sơn vương tỏ vẻ vui mừng - Cho gọi họ vào ngay. Nguyên Vũ, - Lạng Sơn vương quay lại nhìn Nguyên Vũ -Này, ngươi hãy qua thăm quan Đô chỉ huy và nói là ta có lời hỏi thăm. Nhân dịp này ngươi hãy tranh thủ dò la tình hình xem bọn họ đã tìm ra manh mối gì chưa và rồi về báo cho ta rõ. - Thưa vâng. Trần Nguyên Vũ đứng dậy đi ra và đụng bọn võ lâm Tam gia từ ngoài đi vào. Đây là những cao thủ giang hồ lừng danh và là khách đặc biệt của phủ Lạng Sơn vương. Đại tam gia Ưng Trảo vương Tử Kính lướt qua không nhìn chàng, còn Thiết trọc Đoan Đông thì ném ánh mắt khó chịu gườm gườm, ngược lại Lý tú tài nở nụ cười tươi như hoa với Nguyên Vũ. Võ lâm Tam gia thành danh ở chốn giang hồ đã lâu, danh tiếng của bọn họ không những vang vọng ở nước Đại Việt mà sang tận đất nhà Minh. Trong đó khét tiếng nhất vẫn là Ưng Trảo vương Tử Kính mà bình thường người đời vẫn gọi là Trảo vương. Ưng Trảo vương Tử Kính hình như xưa nay rất ít có đối thủ. Ông ta vốn là một trong những môn hạ đắc ý của viên tướng Minh triều Thích Kế Quang, học được những võ thuật tâm huyết nhất của Thích Kế Quang ghi trong cuốn “Quyền Kinh tiệp yếu”. Sau khi Thích Kế Quang bị thất sủng buộc phải từ chức Tổng binh Quảng Châu và về chết trong uất ức ở quê nhà Bồng Lai, Ưng Trảo vương Tử Kính một mình một ngựa lang thang khắp giang hồ, dùng hai bàn tay sắt đả bại nhiều cao thủ võ lâm và được anh hùng trong thiên hạ tôn xưng là Trảo vương. Lý tú tài tên thật là gì không ai biết. Chỉ theo như lời y kể lại thì trong cuộc đời học tập của mình y đã năm lần bảy lượt lên kinh ứng thi, nhưng đều trượt. Uất hận, lần cuối y gieo mình xuống vực sâu tự tử, không ngờ được một cao nhân cứu mạng và truyền dạy cho môn võ công thiết phiến. Cũng từ đó Lý tú tài tung hoàng giang hồ với vũ khí là cây quạt giấy và luôn tự xưng là một hàn Nho thất thế của thời cuộc. Con người này thâm hiểm và rất nhiều mưu mẹo, quả xứng danh là tú tài. Ngược lại Thiết trọc Đoan Đông vốn là một tướng cướp thổ phỉ khét tiếng của vùng Hưng Hóa. Tên tướng cướp trọc đâu, mắt trố, ngu xuẩn và nổi tiếng là tàn bạo, giết người như ngóe và luôn ăn gan uống máu người làm thú vui, đó chính là Đoan Đông. Vũ khí của y là cặp vòng cần khôn quyện bằng vàng, có lưỡi sâc và đã nhuốm máu nhiều cao thủ lẫn thường dân vô tội. Quan quân triều đình đã bao nhiêu lần truy bắt Đoan Đông mà đều không được, treo giải thưởng rất cao, thế nhưng chẳng ai làm gì được y. Cho đến một ngày kia, Thiết trọc Đoan Đông bất ngờ biến mất khỏi vùng Hưng Hóa, làm cho dân cả vùng này mừng vui, nhiều nhà lập bàn thờ cúng lạy tạ trời đất, nhưng cũng không ai hiểu vì sao. Mọi chuyện đều có nguyên nhân của nó. Năm đó, Đoan Đông một lần đã tấn công một đoàn khách thương buôn vải từ biên giới nhà Minh về nước Nam. Sau khi giết toàn bộ đàn ông, chỉ còn một lũ đàn bà và trẻ nhỏ, Đoan Đông bắt nhốt họ vào động đá của mình và y dự tính mỗi ngày sẽ hãm hiếp một người đàn bà rồi sau đó giết chết. Người đàn bà thứ nhất đã bị số phận bi thảm như vậy, đến người thứ hai thì vô tình gặp Trảo vương có việc đi nước Việt. Thực ra Tử Kính cũng chẳng phải là thần thánh đạo mạo gì cho cam, tuy nhiên vô tình nghe được những lời van xin thảm thiết của nạn nhân nên động lòng ra tay tế độ. Họ thách đấu, chỉ bằng đôi bàn tay không, Trảo vương đã bóp nát cặp quyện của Đoan Đông và bẻ gãy cánh tay mặt của y để cảnh cáo rồi bỏ đi. Lần đầu tiên thất bại ê chề, nhục nhã, lòng tràn đầy ngưỡng mộ kính phục, Đoan Đông đã quỳ lết đến xin nhận Tử Kính làm sư phụ. Ban đầu Tử Kính không chịu nhưng thấy y thảm não quá mà bản thân ông ta cũng cần có một kẻ đi theo để hầu hạ, nên đã chấp nhận Đoan Đông làm sư đệ nhưng thực tế chỉ là kẻ hầu bởi võ công của Đoan Đông chưa bằng một nửa của Tử Kính. Riêng Lý tú tài vì ngưỡng mộ danh tiếng của Tử Kính mà tự tìm đến xin được kết thân và nhận là sư đệ của Tử Kính. Võ lâm Tam gia ra đời từ ấy. Ba võ lâm cao thủ này được Lạng Sơn vương tốn khá nhiều tiền bạc chiêu mộ về giúp việc cách đây hơn một năm. Cùng là gia tướng của Lạng Sơn vương nhưng dường như bọn Tam gia không thích Nguyên Vũ và bản thân chàng cũng dè dặt cảnh giác với bọn người này. Sự hiềm khích không thể hiện ra mặt, nhưng Nguyên Vũ biết nếu có cơ hội bọn người này cũng nói xấu chàng trước mặt vương gia, nhất là Thiết trọc Đoan Đông. Tử Kính thì không, danh vọng của ông ta quá lớn nên không làm việc này, ngược lại Lý tú tài lại có vẻ mến Nguyên Vũ và thường hay trò chuyện, uống rượu đối ẩm với chàng. Thếnhưng Nguyên Vũ lại hết sức cảnh giác với Lý tú tài, sự thâm hiểm của gã thể hiện rõ qua cặp mắt láo liên và đôi môi mỏng với tiếng nói rin rít rất đáng sợ. Riêng về Đoan Đông, Nguyên Vũ cũng chảng hiểu sao gã lại thù ghét mình nữa, một sự thù ghét xem chừng rất vô lý, cũng như sự ngu xuẩn không hiểu nổi của gã vậy. Trước kia chàng là gia tướng tin cậy của Lạng Sơn vương, nhưng từ ngày có Tam gia, sự tin cậy ấy bị chia sẻ. Chẳng trách được Lạng Sơn vương, bởi vương gia đang mưu sự việc lớn nên cần có nhiều người tài giúp việc. Và tuy là kẻ gần gũi, nhưng Nguyên Vũ cũng nhận thấy, còn rất nhiều việc làm của Lạng Sơn vương chàng vãn chưa thể tường tỏ hết. Lạng Sơn vương, con người này rất khó hiểu nếu không muốn nói là thâm hiểm, lời ông ta nói và việc ông ta làm luôn cách xa nhau, không ai có thể đoán định được những công việc sắp làm của vương gia, điều này càng làm cho chàng hết sức thận trọng giữ mình. Trần Nguyên Vũ vào giúp việc cho Lạng Sơn vương tính ra đến nay cũng đã được mấy năm. Cách đây hơn 3 năm, phủ Lạng Sơn vương mở một cuộc thi tuyển võ tướng cho vương phủ. Trang chủ Ngoại Miêu gia trang, một anh hùng võ hiệp nổi tiếng xứ Thanh và cũng là một trong những gia thần của triều Lê, ông còn là bá phụ của Nguyên Vũ, đã đưa chàng đến gặp Đình thượng hầu, Nhập nội tư mã, Thái phó Đinh Liệt. Ông và Thái phó nhận thấy đây là cơ hội tốt cho chàng lọt vào vương phủ để nám tình hình. Bởi theo Trang chủ và Thái phó cho biết, Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân là một người có dã tâm lớn. Mẹ con Lạng Sơn vương bị Thái Tông Hoàng đế truất ngôi, chắc chắn bọn họ không phục và trước sau gì cũng sẽ tìm cách lấy lại ngôi vua đã mất. Và Tuyên Từ Hoàng thái hậu cũng không phải là kẻ vừa, bà ta cũng thừa hiểu mối nguy hiểm này như thế nào, nên trước sau gì cũng tìm cách tiêu diệt Lạng Sơn vương. Trong lúc lưỡng hổ câu thương, đây sẽ là thời cơ tốt nhất của chúng ta. Việc chàng vào được vương phủ làm võ sĩ, nám tình hình trong ấy là thượng sách, cần phải tận dụng thời cơ này. Với thân phận là cháu của đại hiệp Nguyễn ứng, Trang chủ Ngoại Miêu gia trang, kèm theo sự bảo lãnh của Thái phó Đinh Liệt, Trần Nguyên Vũ có điều kiện thuận lợi khi ra mắt Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân. Việc giới thiệu này chẳng qua là để gây thêm niềm tin cậy với Lạng Sơn vương, còn bá phụ vẫn buộc chàng phải tham gia thi đấu tuyển võ sĩ như một người bình thường. Bởi theo bá phụ chàng muốn thì Lạng Sơn vương ngoài việc tin cậy Nguyên Vũ, ít nhất ông ta cũng thấy phải sử dụng được chàng, như vậy niềm tin cậy mới trọn vẹn. Sau một tuần thi đấu và vượt qua mấy trăm võ sĩ từ các miền về tham dự, Trần Nguyên Vũ đã đoạt giải nhất một cách xứng đáng, nhiều người cho rằng nếu sau này triều đình có thi tuyển võ trạng nguyên thì chắc chắn chàng cũng sẽ đoạt bảng vàng. Lạng Sơn vương yêu quý chàng ra mặt, từ một võ sĩ bình thường, chàng đã trở thành võ tướng chỉ huy của vương phủ. Và sau mấy năm giúp việc, dần dần chàng đã trở thành kẻ tâm phúc của vương gia. Từ đấy chàng biết được dã tâm của vương gia, đó là bằng mọi cách phải lấy lại ngai vàng đã mất. Cũng vì vậy, trong nhiều năm nay, Lạng Sơn vương bí mật chiêu binh mãi mã, quy tụ anh tài về dưới trướng rất nhiều. Ong ta đang chờ cơ hội thuận tiện để tiếm quyền. Nguyên Vũ thầm phục sự tinh tường của bá phụ mình và Thái phó Đinh Liệt. Thời gian gần đây, chàng nhận thấy tình hình ngày càng khẩn trương hơn, không khí vương phủ rất sôi động, dường như Lạng Sơn vương đã chuẩn bị xong mưu đồ tiếm quyền và đang lựa chọn thời gian. Mọi việc chàng đều báo ngay cho Thái phó Đinh Liệt biết. Tuy hiện nay Thái phó quyền hành vẫn còn rất hạn chế, nhưng ông vẫn là người có uy tín trong triều đình và có nhiều bạn bè thân thiết. Nhất định Thái phó sẽ có cách tính toán. Qua cuộc nói chuyện thăm dò với quan Đô chỉ huy Vũ Kính, Nguyên Vũ được biết thêm vài chuyện. Sáng nay Hoàng thái hậu đã rất giận giữ về việc thích khách tối qua. Mấy chục Cẩm y vệ đã bị lôi đi chém đầu vì chuyện này. Ngoài ra Nội quan chỉ huy quân Cẩm y vệ cũng bị biếm chức mất mấy bậc, may mà chưa mất đầu, vì là người tâm phúc của Thái hậu. Việc chỉ huy quân Cẩm y vệ trong Hoàng cung do Nội quan nắm giữ, nên quân Cấm vệ chỉ bị khiển trách, không trách phạt. Sau đó Hoàng thái hậu đã cho triệu một số đại thần tâm phúc gồm Đỗ Bí, Lê Ê, Lê Ngang, Lê Thụ... đến điện Kính Thiên để bàn việc riêng. Không rõ là chuyện gì nhưng thái độ của bọn họ rất căng thẳng và hình như vãn chưa nhất trí được với nhau. Tuy nhiên theo tiết lộ của Nội quan thì Thái hậu rất cay cú và nhất định sẽ truy cứu vụ này đến cùng. Quan Đô chỉ huy Vũ Kính lắc đầu nhè nhẹ, thở dài: “Sáp tới lại có đổ máu nữa.” Trần Nguyên Vũ nhìn quan Đô chỉ huy thông cảm, chàng với ông ta có mối giao tình khá thân thiết. Đây là một con người trung thực, đàng hoàng, vì bổn phận và trách nhiệm nên phải làm tốt nhiệm vụ của mình, dù cho trong lòng rất bất mãn. Cho nên Cấm vệ quân của ông ở kinh thành là một đội quân rất được lòng các quan và trăm họ. Lính Cấm vệ quân không hề ỷ quyền hay thế lực để sách nhiễu nhân dân như bọn Cẩm y vệ hay Thiên tử quân của Hoàng cung. Cũng chính vì vậy không thiếu gì kẻ ghen ghét, mưu hại. May nhờ Hoàng thái hậu và Hoàng thượng thương và hiểu ông là người trung thực nên vẫn giữ lại. Nhưng như quan Đô chỉ huy cũng đã tâm sự với chàng về việc không sớm thì muộn gì ông cũng sẽ phải rời khỏi chức vụ này. Và ông cho biết mình đã chuẩn bị tinh thần sẵn để xin nghỉ hưu. Việc tranh chấp trong triều đình khiến ông rất mệt mỏi và chán ngán. Trần Nguyên Vũ hết sức can ngăn, quan Đô chỉ huy xin nghỉ thì coi như chàng mất đứt một tai mắt trong kinh thành, rất tiếc là cản không được. Vũ Kính đặt tay lên vai chàng: “Nguyên Vũ, thúc biết cháu còn trẻ nên còn nhiều tham vọng. Tuy nhiên như người xưa đã nói, chim khôn nên biết chọn cành mà đậu, người khôn nên biết chọn chúa mà thờ. Mỗi người một ý chí, ta chỉ muốn nhác lại cho cháu là phải hết sức cẩn thận trong tương lai. Vì cuộc sống nơi này phức tạp lám.” Đây không phải là lần đầu tiên ông nói chuyện này với Nguyên Vũ và chàng hiểu rất rõ ý của ông. Đã nhiều lần ông tỏ ý xa xôi về việc không hài lòng lám trong chuyện chàng về đầu quân cho Lạng Sơn vương Nghi Dân. Theo ông, còn nhiều nơi xứng đáng hơn. Rất tiếc Nguyên Vũ không thể thổ lộ thật với ông rằng chàng làm việc này vì lý do khác. ”Ta đã dâng biểu xin nghỉ hưu rồi.” “Sao thúc đã xin nghỉ rồi à?” Nguyên Vũ kêu lên. “Phải, sáng nay nhân khi Thái hậu triệu vào quở trách, sẵn đó ta đã đưa biểu xin nghỉ và đã được chấp thuận.” “Thúc... thúc...” - Nguyên Vũ ỉu xìu - “Sao thúc không nói cho cháu biết sớm.” Nhìn khuôn mặt Nguyên Vũ, quan Đô chỉ huy Vũ Kính bật cười, ông thương chàng như con ruột của mình. ’’Trước sau gì ta cũng nghỉ, sao cháu lại buồn vậy.” Chàng ấp úng: “Nơi này cháu chẳng có ai làm bạn tâm giao, nay thúc đi rồi cháu biết tin cậy ai.” “Thực ra” - Quan Đô chỉ huy trầm ngâm - “Ta cũng chưa muốn nghỉ ngay đâu. Nhưng đã có những tình thế buộc phải làm vậy. Làm như thế này có thể ta sẽ giữ được mạng sống mình lâu hơn. Và việc này có liên quan đến Lạng Sơn vương.” Nhìn ánh mắt kinh ngạc của chàng trai, quan Đô chi huy nói nhỏ: “Trong thời gian gần đây Lạng Sơn vương liên tục cho người đến thăm hỏi, tặng quà cáp cho ta. Thậm chí có rân vương gia còn cho người mời ta đi săn bân cùng. Ta rất bối rối vì sự kết thân này, cho đến một ngày kia ông ta đột nhiên lấp lửng nói muốn chiêu nạp ta làm người thân tín để cùng làm việc lớn. Việc gì?” Đô chỉ huy Vũ Kính lâc đâu - “Có thể cháu cũng đoán ra là việc gì. Tuy nhiên ta không muốn nói ra đâu, bận lòng lám. Ta đã cương quyết chối từ, và thế là đã nhận những lời đe dọa xa xôi. Ta hiểu thế và lực, cũng như tâm tính con người vương gia. Việc gì ông ấy không làm được thì át người khác cũng không được. Và cũng không hiểu bằng cách nào, thế nhưng vương gia đã tác động đến tận Hoàng thượng. Kết quả thời gian gần đây có nhiều việc của Cấm vệ quân, Hoàng thượng tỏ vẻ không bằng lòng với ta. Thúc hiểu rằng đã đến lúc mình phải rút lui, như vậy may ra mới bảo toàn được mạng sống cho bản thân mình và gia đình.” “Thúc... thúc...”, Trần Nguyên Vũ nghe những lời tâm sự nao lòng của quan Đô chỉ huy mà không biết phải nói gì. Bây giờ thì chàng đã hiểu ra lý do vội vã rút lui của ông cũng như ánh mắt khó hiểu của Lạng Sơn vương sáng nay khi nói với chàng rằng vương gia gửi lời hỏi thăm quan Đô chỉ huy Cấm vệ quân. “Nay ta đi rồi, còn cháu ở lại một mình chốn hang hùm này, cháu phải hết sức thận trọng. Sơ xuất một chút là khó bảo toàn mạng sống.” Nghe những lời chân tình ấy, Nguyên Vũ tí nữa ứa nước mắt. Chàng rất muốn nói với ông một điều gì đó thật sự về mình, nhưng rồi nhớ đến trọng trách lớn lao nên đành nén lòng, chàng cầm tay quan Đô chỉ huy siết chặt. “Thúc sẽ về nghỉ ở quê nhà ư?” “Đúng vậy. Ta có một căn nhà nhỏ ở Nam Sách cùng với vài mảnh ruộng. Ta có thể cày cấy qua ngày, hoặc mở lò võ, chiêu nạp một ít học trò chẳng hạn. Chắc cũng sống được. Nếu rảnh rỗi cháu có thể ghé qua.” ”Dạ” ”Cháu đã biết ai thay ta chưa? Quan đô chỉ huy Lê Đắc Ninh” - Đô chỉ huy Vũ Kính cười lạt - “Và ta cho cháu biết, Lê Đác Ninh là người do Lạng Sơn vương tiến cử đấy.” Vương gia làm việc gì cũng có tính toán chu đáo lâm đấy.” Vũ Kính cười nói lơ lửng, Nguyên Vũ hiểu và không nói gì thêm. * Như một khách nhàn tản, Nguyên Vũ bỏ ngựa tại dịch trạm và thong thả đi bộ về phía dãy hàng chợ của phường làng nghề Nghi Tàm. Phường làng Nghi Tàm nằm khá xa cửa Tường Phù ở phía Đông của kinh thành. Phường trải dài mấy dặm sát bên Tây Hồ, nơi này nổi tiếng với nghề dệt lụa tơ tằm. Mang hàm Thái bảo, đáng lẽ Thái bảo Đinh Liệt được ở trong kinh thành. Tuy nhiên sau khi được tha về, lấy lý do sức khỏe kém, cần được yên tĩnh nghỉ ngơi nên ông đã xin với nhà vua ban cho ít đất ở khá xa kinh thành, giáp lũy ngoài thành Đông Kinh, tận phường Nghi Tàm, để xây mấy mái nhà tranh nho nhỏ làm nơi ở với gia đình. Ở đây không khí rất trong lành, thoáng mắt, yên tĩnh, người dân hiền lành, thật thà. Tuy mang tiếng là người chốn kinh kỳ, đất Kẻ Chợ, thế nhưng người làng Nghi Tàm vẫn còn chất phác lâm, chưa nhiễm bao nhiêu cái thói điêu ngoa buôn bán ngoài chợ. Chỉ có điều bất tiện cho Thái bảo là mỗi khi có lệnh chầu và thiết triều thì đều phải đi rất sớm. Có những hôm hơi sương còn mờ phủ kín Tây Hồ, ông đã phải lên ngựa vào chầu. Đi vào một cửa tiệm bán vải, ngó lơ đãng vài vuông vải, sau đó bất ngờ Nguyên Vũ luồn xuống cửa sau, men theo mấy vách nhà, chàng mới vào được tư dinh của Thái bảo Đinh Liệt. Gọi tư dinh cho sang, xứng với hàm Thái bảo, thực ra chỉ là căn nhà ngói, vách đất sáu gian, đồ đạc xềnh xoàng, được cái có vườn cây cảnh rất đẹp, tiếng chim luôn hát ca ríu rít. Tháng 7 năm 1444, hai năm sau cái chết thảm khốc của Hành khiển Nguyễn Trãi và gia đình, có kẻ đã tố giác với Tuyên Từ Hoàng thái hậu rằng, khi sinh thời Nguyễn Trãi rất thân với Đình thượng hầu, Nhập nội Tư mã Đinh Liệt. Sau khi Nguyễn Trãi chết, Đinh Liệt thường tỏ thái độ bất mãn, có khả năng Đình thượng hầu là phe đảng của Nguyễn Trãi. Dường như chỉ chờ thế, lập tức Tuyên Từ Hoàng thái hậu hạ lệnh tống giam Đinh Liệt, tước bỏ hết binh quyền, mặc cho nhiều đại thần đứng ra xin. Thật ra ngay từ khi mới buông rèm nhiếp chính là Tuyên Từ Hoàng thái hậu đã nghĩ đến chuyện loại bỏ Đinh Liệt. Bà ta không thể quên chuyện Đinh Liệt đã cùng với Nguyễn Trãi đứng ra xin với Thái Tông Hoàng đế tha chết cho Tiệp dư Ngọc Dao. Thậm chí sau đó còn dám bảo bọc đưa Tiệp dư đi sinh đẻ ở nơi khác, không để ở chùa Huy Văn. Vì vậy, Hoàng thái hậu rất căm hận. Vì Đinh Liệt là cháu ruột của Lê Thái Tổ và là một công thần có nhiều công lao đối với triều đình từ những ngày đầu kháng Minh, cho nên Thái hậu chưa dám xuống chiếu giết chết. Mấy năm sau, vào tháng 6 năm 1448, Thân vương Lê Khắc Phục và công chúa Ngọc Lan, con gái của Tiên đế, đã liều chết đứng ra bảo lãnh nài nỉ Thái hậu tha cho Đinh Liệt. Lúc này đã yên vị trên ngai vàng, bản thân Tuyên Từ Hoàng thái hậu cũng nhận thấy việc mình bắt giam Đinh Liệt là vô lý. Việc làm này không những làm cho các quan bất mãn, mà trong Hoàng tộc họ Lê cũng không đồng ý, bởi dù sao ông cũng là con cháu của Thái Tổ. Lúc này Hoàng thái hậu lại rất cần sự ủng hộ của Hoàng tộc, cho nên bà ta đã hạ chỉ tha cho Đinh Liệt, tuy nhiên vẫn không trao chức quyền, cho ngồi chơi không. Thái hậu còn tàn nhẫn hơn vì vãn cho giam giữ vợ con ông, phải ba năm sau bà ta mới chịu tha cho họ. Từ đó Đinh Liệt như hùm thiêng bị trói chân, đành ngồi ngắm thế sự mà uống trà. Biết thân phận nên ông sống rất lặng lẽ, khiêm nhường, xa lánh tất cả mọi chuyện, dường như ông chỉ còn biết lấy chuyện chim ca cá cảnh làm lẽ sống vui thú điền viên. Gần 10 năm sau, đó là vào 1454, lúc bấy giờ trước sự kêu nài của nhiều đại thần, Tuyên Từ Hoàng thái hậu mới chịu nghĩ lại, cho vời Đinh Liệt vào để phục chức và ban cho hàm Thái bảo. Thực ra lúc này bà ta đã yên tâm về chỗ ngồi của mình và cần có người tài để giúp việc. Khi Trang chủ Ngoại Miêu gia trang đưa Nguyên Vũ đến ra mắt Đinh Liệt là lúc ông mới được phục chức và ban hàm Thái bảo. Thực ra Thái hậu cũng chẳng thích gì ông, cho nên, ông vẫn bị bà ta nghi ngờ và bí mật cho người giám sát, không giao binh quyền thực sự. Cái chết của Hành khiển Nguyễn Trãi đã hơn mười năm rồi nhưng vẫn là nỗi ám ảnh khôn nguôi đối với Thái hậu. Tất cả những cái gì gợi đến Nguyễn Trãi là Thái hậu đều muốn triệt bỏ. Bà ta muốn xóa tất cả dấu tích. Do vậy, mối quan hệ giữa Nguyên Vũ và Thái bảo phải được giữ bí mật. Năm ấy thật ra Trần Nguyên Vũ cũng không hiểu lẳm về việc tại sao bá phụ lại đột nhiên dẫn chàng rời khỏi Ngoại Miêu gia trang về kinh thành và bảo chàng ứng thí để lọt vào làm võ sĩ cho Lạng Sơn vương. Việc này lại được sự đồng ý của cha ruột chàng. Sau này chàng mới được biết, đó là do Thái bảo Đinh Liệt đề nghị, và bá phụ với cha chàng đã đồng ý. Họ muốn có tai mắt trong vương phủ để nắm tình hình hoạt động của Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân. Dường như cha chàng, bá phụ và Thái bảo biết rằng Lạng Sơn vương trước sau gì cũng tạo phản để tiếm quyền và bọn họ chờ đợi. Họ chờ đợi điều gì? Sau này chàng mới rõ thêm là Thái bảo Đinh Liệt và một số đại thần khác cũng đang âm thầm muốn lật đổ Tuyên Từ Hoàng thái hậu và Lê Nhân Tông Hoàng đế. Việc làm của Lạng Sơn vương đã nghịch đạo trời, xét ra việc làm của cha chàng lẫn bá phụ và Thái bảo Đinh Liệt đâu có gì khác nhau. Từ bé chàng đã được cha dạy đạo thánh hiền, hiểu chữ trung, chữ hiếu, cho nên Trần Nguyên Vũ rất phiền lòng khi nghĩ về việc làm của họ. Cuộc sống luôn luôn có những uẩn khuất khó nói. Thực ra cho đến tận lúc về phủ Lạng Sơn vương làm việc cho vương gia, Nguyên Vũ cũng vẫn không hiểu được thật sự đã xảy ra những chuyện gì cho gia đình và dòng họ của mình trong quá khứ. Cha là một người sống rất kín đáo. Từ ngày mẹ bị bệnh chết, cha như hóa đá, càng trở nên câm lặng hơn bao giờ hết. Nhìn ông, chàng luôn có cảm giác cha lúc nào cũng mang nặng những nỗi buồn u uất. Cha chẳng bao giờ chịu tâm sự với ai, kể cả với chàng là con trai ruột của ông, dù cho chàng đã lớn khôn. Không lẽ đó chính là những kỷ niệm buồn của quá khứ? Chàng tự hỏi như vậy. Nguyên Vũ vẫn còn nhớ rất rõ năm mình lên 5 tuổi và em trai út của chàng mới đẻ, vì lý do gì chàng không rõ, đột nhiên trong một đêm, bà nội đến ôm mấy anh em chàng vào lòng khóc sướt mướt như mưa. Sau đó mọi người nháo nhác rời khỏi nơi ở, chú, bắc, anh em mỗi người đi một ngả. Chi có bà và bắc lớn là ở lại để chờ ông nội về. Đã hơn hai mươi năm trôi qua, đến bây giờ hình ảnh của đại gia đình ngày ấy cũng đã trở nên mờ dần trong ký ức của Nguyên Vũ. Chàng chỉ còn nhớ đến bà nội là một người bà hiền lành, ham làm và rất nhân ái. Còn ông, Nguyên Vũ chỉ biết ông là một vị quan to trong triều và rất ít ở nhà. Khi ông về, cha, chú, bắc và bà không bao giờ cho các cháu lại gần, sợ quấy rầy ông. Tiếc rằng bây giờ chàng không thể nào còn nhớ được nét mặt của ông nữa, Nguyên Vũ chỉ mường tượng đến chòm râu dài và mái tóc bạc trên gương mặt hồng hào với đôi mắt sáng, và giọng nói nhẹ nhàng thanh thoát của ông. Sau đó anh em chàng được cha mẹ bồng bế trốn lên tận miền Thái Nguyên sống với người Tày. Họ sống chui nhủi, nơm nớp trong sợ hãi. Mấy năm sau đó cả gia đình mới dám lén lút về Trung Sơn, Thanh Hóa để ở nhờ trong sự che chở của trang chủ Ngoại Miêu gia trang. Cũng mấy năm sau đó bà nội thứ ba vốn là thiếp của ông nội dắt chú Phạm Anh Vũ tìm về gia trang để nương náu. Từ nhỏ đi đâu, lúc nào cha cũng dặn chàng phải nhập tâm nhớ một điều rằng chàng là người họ Trần tên là Nguyên Vũ. Ong không bao giờ chịu giải thích lý do vì sao phải như vậy. Trong khi Anh Vũ là chú ruột thì lại mang họ Phạm của bà. Dường như trong cha luôn mang nặng một nỗi niềm đau buồn gì đó, và đến khi lớn khôn, đã có vài lần Nguyên Vũ thử gợi chuyện, nhưng cha chẳng bao giờ chịu trả lời. Chàng muốn hiểu thực sự ngày trước đã xảy ra chuyện gì cho dòng họ của mình, và vi lý do gì mà cả nhà chàng từ bà nội cho đến tận bây giờ vẫn phải sống trong nỗi lo sợ hiện rõ trong ánh mắt của từng người. Thậm chí mẹ trước khi lìa đời cũng không chịu trả lời câu hỏi của chàng, bà chỉ khóc và nhắc chàng hãy vâng lời cha, mọi chuyện sẽ do cha quyết định. Có một lần chàng đánh bạo hỏi bà nội thứ ba, bà đã khóc và ngất đi. Từ đó cha cấm chàng tuyệt đối không được gợi lại chuyện này. Mấy anh em chàng lẫn chú Anh Vũ lớn lên trong biết bao nhiêu nỗi hoài nghi, thác mác về thân thế của chính bản thân mình. Họ chỉ lờ mờ đoán ràng hình như dòng họ mình có mang một trọng tội nào đó với triều đình, chính vì vậy mà phải trốn tránh bao nhiêu năm nay. Những người lớn biết chuyện, thế nhưng bọn họ đều kín như bưng và thường thở dài thì thầm với nhau. Nhưng đó là điều gì? Theo vai vế trong dòng họ, trang chủ Ngoại Miêu gia trang là anh nhưng ông đối với cha rất kính trọng, coi như là khách quý, thế nhưng cha chàng luôn giữ phận là thầy đồ dạy học của gia trang, làm công việc đúng bổn phận mặc cho Trang chủ thường can ngăn, không hài lòng. Ông làm thầy dạy chữ cho chú Anh Vũ, mấy anh em chàng cùng mấy người con, cháu của Trang chủ. Ngoài giờ dạy học ông thường hay ngồi trò chuyện riêng với bà, hoặc đọc sách một mình. Nhìn b'ê ngoài cha rất nghiêm nghị, ít ai thấy ông nở một nụ cười. Mọi người kính nể nhưng xa lánh cha, vì ở ông có điều gì khô khan quá. Mấy anh em Nguyên Vũ và chú Anh Vũ lớn lên chủ yếu nhờ ở sự chăm sóc của bà nội. Ngoài việc học chữ, anh em Nguyên Vũ được học võ công do chính vị bá phụ của mình là Trang chủ Ngoại Miêu gia trang dạy dỗ. Cha không cản mà còn khuyến khích, thế nhưng khi chú Anh Vũ xin học võ thì cha nhất định không cho, mặc cho chú van xin hay khóc lóc. Thương con, bà nội có lời, cha cũng từ chối. Cha nói với bà và Trang chủ rằng đối với chú Anh Vũ học chữ là cần thiết. Bởi mạch nguồn dòng họ đến chú phải được chảy mãi không ngừng, chú là niềm hy vọng của cha, của bà và của chính ông nội, tức là của dòng họ. Điều cha nói khó hiểu quá, và bà chấp nhận. Thế là chú Anh Vũ đã không được học võ công mà còn bị bà và cha kèm chặt trong việc học chữ. Nhiêu lúc nhìn chú thấy thương quá, cho nên những lúc hai chú cháu được đi chơi, Nguyên Vũ thường lén dạy chú mấy miếng quyền để chú múa cho thư giãn. Chú thích lâm. Tuy mang tiếng là chú ruột, nhưng chú Anh Vũ lại thua Nguyên Vũ đến mấy tuổi. Ngoại Miêu gia trang đã có hàng mấy trăm năm nay. Thuở ban đâu dòng họ Nguyễn Phước đến đất Hà Tung, phủ Tống Sơn để khai khẩn lập Bái trang. Sau đó đổi tên là Ngoại Miêu Gia trang. Khi Lê Thái Tổ dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, con cháu gia trang tham gia khá nhiều, nổi bật nhất là Nguyễn Lý, tướng cầm quân đánh hơn 50 trận, giết nhiều giặc Minh. Khi kết thúc chiến tranh, bình tướng thưởng công, vua Lê đã phong cho ông làm Bình ngô Khai quốc Đại công thần, được ban quốc tính họ Lê. Ngoài ra còn có các tướng khác như Nguyễn Dã, Nguyễn Công Duẩn, sau này cả hai đều được vua Lê phong tướng. Đặc biệt với Nguyễn Công Duẩn, công lao lớn nhất của ông trong cuộc kháng Minh đó là việc lo quân lương cho nghĩa quân Lam Sơn. Chính vì thế khi tháng lợi, vua Lê đã ban cho ông chức Phụng trực Đại phu Đô đốc, Đô kiến sự, mang quốc tính họ Lê. Ngoài ra nhà vua còn cho ông được phép lĩnh việc binh ở huyện nhà, thu ruộng đất của các thế gia đã tuyệt tự sung công truyền cho con cháu họ Nguyễn lâu dài. Vì thế Ngoại Miêu gia trang ngày càng giàu mạnh. Đến thời hiện nay, Trang chủ Ngoại Miêu gia trang là một cao thủ nổi tiếng, được bạn bè gần xa vị nể. Ngoại Miêu gia trang cũng là nơi mà khách bốn phương thường đến thăm viếng. Vừa là quan binh ở địa phương, lại là bậc anh hùng nghĩa khí giang hồ, cho nên danh tiếng của Trang chủ vang rất xa. Nguyên Vũ sung sướng và tự hào có một người bắc như vậy. Trong số môn đệ, con cháu của trang chủ thì dường như Nguyên Vũ là học trò ưng ý nhất. Chàng thông minh sáng dạ và lanh lẹ, cho nên những sở trường võ thuật đác ý của Trang chủ, Nguyên Vũ đã tiếp thu được hết. Và dù trẻ tuổi nhưng chàng vẫn xứng đáng với danh hiệu là đệ tử đứng đầu của Ngoại Miêu gia trang. Khi chàng vừa tròn 23 tuổi thì cũng là lúc bá phụ đưa chàng về kinh thành ra mắt Thái bảo Đinh Liệt để làm việc lớn. Sống trong phủ Lạng Sơn vương và qua những lần tiếp xúc với Thái bảo Đinh Liệt, dần dần chàng cũng hiểu việc làm của họ. Mang nặng tâm tư, cách đây một năm, trong một lần về gia trang chàng đã đánh bạo hỏi Trang chủ. Sau khi nghe chàng bày tỏ tâm ý của mình, ông đã dẫn chàng vào nơi thờ dòng họ Nguyên. Tháp ba nén hương lên bàn thờ tổ tiên, ông nghiêm nghị bảo Nguyên Vũ quỳ xuống. Sau đó Trang chủ trịnh trọng lấy trên bàn thờ ra một tấm chiếu chỉ và đọc sang sảng “Vua dụ cho bắc vệ Đại đội trưởng Nguyễn Công Duẩn, người Ngoại Miêu gia trang, huyện Tống Sơn, lộ Thanh Hóa như sau:Trẫm nhớ thuở xưa, tổ tiên các khanh thờ các triều Đinh, Lý, Trần, đều hết lòng, con cháu đời đời trung trinh... - Giọng Trang chủ nghẹn ngào vì cảm động - Nay trãm thưởng thêm hậu lộc, ban tước lớn để đền công. Nay thăng Nguyễn Công Duẩn làm Phụng trực Đại phu Đô kiến sự, lĩnh việc binh ở huyện nhà...” Trang chủ đọc xong chiếu vua cho Nguyên Vũ nghe và nhìn chàng nói: “Dòng họ Nguyễn của chúng ta đời đời trung với vua với nước, không lý nào lại làm chuyện nghịch đạo bất nghĩa. Tuy nhiên tại sao từ trước đến nay bắc và cha cháu chưa bao giờ cho cháu biết cháu đang làm vì mục đích gì, vì trong chuyện này còn có nhiều điều khó nói, thời cơ chưa đến. Nhưng bắc vẫn luôn muốn khẳng định với cháu một điều rằng những việc mà bắc cùng cha cháu đang làm là vì nước vì dân. Chúng ta đấu tranh cho sự thật và bảo vệ nó, chúng ta không muốn cho máu của trung thần đổ xuống vì hàm oan. Không muốn công lao của tiền nhân bị hủy bỏ vô ích. Tất cả những việc chúng ta đã và đang làm đều không có gì là trái đạo nghĩa cả.“ Sau đó thầy đã dãn Nguyên Vũ đi gặp cha. Lúc ấy cha đang ngồi đọc sách một mình ở ngoài vườn. Thấy hai người đến cha có vẻ bất ngờ và ngạc nhiên. Trang chủ kể lại câu chuyện, và ông nói: “Nay Nguyên Vũ cũng lớn rồi. Đã đến lúc chúng ta nên cho nó biết sự thật về những việc mà chúng ta đã lao tâm khổ tứ bao nhiêu năm nay.” Cha im lặng rất lâu và cuối cùng ông gật đầu. Cha vào trong nhà lấy ra một cuốn sách mỏng và đặt vào tay Nguyên Vũ, nói nghèn nghẹn: “Con hãy đọc đi rồi sẽ hiểu”. Cả một đêm Nguyên Vũ thức tráng để đọc lại toàn bộ những lời tâm sự trước khi chết của quan Hành khiển Nguyễn Trãi. Những dòng chữ thấm đẫm máu và nước mắt của một cuộc đời chìm nổi long đong trong phong ba bão táp của đất nước, của lòng trung thành và sự đau đớn trước những thăng trầm biến đổi của cuộc sống, của quyền lực, của con người. Đấy chính là ông nội của chàng, Hành khiển Nguyễn Trãi. “Một người bạn của cha vào thăm ông nội và ghi lại được những lời tâm sự của ông con trong đêm cuối cùng trước khi ngày mai toàn gia họ Nguyễn chúng ta bị đưa ra pháp trường xử trảm tru di tam tộc vì tội giết vua. Con đã đọc và chắc rằng con đã hiểu tất cả những nỗi thống khổ bấy lâu nay của gia đình và dòng họ chúng ta phải chịu đựng. Cha khẳng định với con rằng ông của con không bao giờ làm chuyện ấy, chúng ta là những Nho gia sống trọn đời với tấm lòng trung thành với vua, với đất nước, chúng ta không thể nào trở thành những kẻ bất nghịch phản loạn như vậy. Bởi vì ông nội của con sống quá ngay thẳng, và quá trong sạch nên đã không thiếu gì kẻ dèm pha, mưu hại. Vụ án ở vườn Lê Chi là một âm mưu được dựng lên để gán cho ông. Ông của con là nạn nhân của một cuộc tranh giành quyền lực trong chốn cung đình. Chính vì thế mà lâu nay, cha, bá phụ của con và một số vị trung thần như Thái bảo Đinh Liệt, Nguyễn Xí đã phải âm thầm đi tìm sự thật, để vạch mặt những kẻ đang ngồi trên ngai vàng kia. Chúng ta muốn trả lại sự trong sạch cho dòng họ Nguyễn, cho thanh danh của ông.“ Cha lặng lẽ tháp hương lên bàn thờ ông nội, và rưng rưng nước mắt, nói. “Dòng họ Nguyễn chúng ta là một trong những dòng họ lớn, nguồn mạch xuyên suốt của nước Nam từ thuở đầu mới lập nước. Có nhiều võ tướng lập chiến công kiệt xuất phục vụ nhiều triều vua từ đời Lê, Lý, Trần, Hậu Lê... Nhưng dòng họ chúng ta cũng là dòng họ chịu nhiều vụ án oan khuất nhất trong lịch sử, và luôn luôn phải trả giá bằng máu. Bắt đầu từ vụ án Định Quốc công Nguyễn Bặc bị vua Lê Hoàn giết vì ông đã chống lại vua Lê khi ngài lên ngôi thay vua Đinh. Sang đời Lý là vụ tiến sĩ Nguyễn Quốc chống bọn gian thần Đỗ Anh Vũ và bị giết. Rồi cụ cố nội Nguyễn Công Luật và cụ nội của con là Nguyễn Minh Du theo Thái úy Trang Định vương Trần Ngạc chống HỒ Quý Ly, sau này bị Hồ Quý Ly giết hàng loạt. Tuy nhiên đau đớn nhất đó vãn là vụ án Lệ Chi Viên mà ông nội Nguyễn Trãi của con là một nạn nhân trực tiếp. Không những thế chúng ta còn phải mang nỗi nhơ ngàn đời, đó là tội giết vua. Trong các đời trước, các vị tiên hiền họ Nguyễn chúng ta tuy bị giết chết, nhưng chúng ta chết vì bảo vệ cho chính nghĩa, bảo vệ cho vua, còn lần này dòng họ Nguyễn bị tru di tam tộc với nỗi oan phản vua, giết vua. Là dòng dõi khoa bảng, hiền tài cống hiến cho đất nước, phải mang vết nhơ như vậy, con phải hiểu ông nội Nguyễn Trãi của con ngày ấy đau đớn như thế nào. Ông của con chưa bao giờ sợ chết, nhưng ông chỉ sợ vì mình mà vết nhơ họ Nguyễn nghìn đời sẽ rửa không sạch. Chính vì thế ông đã chấp nhận lấy cái chết để chứng tỏ lòng trung và nhân lại với con cháu mình, phải tìm ra sự thật, rửa sạch nỗi nhơ này.” Cha tâm sự với Nguyên Vũ như vậy. Trang chủ Ngoại Miêu gia trang đặt tay lên vai Nguyên Vũ trầm giọng nói: “Con phải hãnh diện và tự hào vì mình là con cháu của quan Hành khiển Nguyễn Trãi. Việc bá phụ và Thái bảo Đinh Liệt đang làm tất cả là vì chúng ta đều tin rằng ông của con là một người trong sạch. Ông ấy đã bị những thế lực đen tối mưu hại, muốn vùi dập thanh danh. Dù không thể làm cho ông của con sống lại, nhưng cũng phải rửa sạch nỗi nhơ ấy cho nghìn thu sau con cháu chúng ta hiểu rõ chân thật và giả dối của chuyện này.“ Cha vẫy Nguyên Vũ lại và nghiêm nghị chỉ tay ra hiệu cho chàng quỳ xuống trước mặt Trang chủ Ngoại Miêu. “Huynh làm gì vậy?”, bá phụ chàng ngạc nhiên kêu lên và vội vã đỡ Nguyên Vũ đứng dậy. Cha vuốt râu, trả lời: “Đáng lẽ tôi phải làm như vậy mới phải, nhưng e ràng huynh giận nên để cho Nguyên Vũ làm thay vì nó là con trai trưởng của tôi. Nguyên Vũ, con hãy nghe kỹ đây” - Cha trầm giọng -“Mối quan hệ giữa chúng ta và Ngoại Miêu gia trang là mối quan hệ dòng họ, nhưng cũng là mối quan hệ ơn nghĩa. Tất cả chúng ta đều là con cháu họ Nguyễn, tuy nhiên họ Nguyễn ở Ngoại Miêu gia trang do cụ tổ Nguyễn Bặc lập ra là đại tông họ Nguyễn. Năm xưa cũng vì một sự hiểu lầm mà có lần ông cố và ông nội của con đã từng bị đại tông họ Nguyễn xóa tên ra khỏi họ tộc, tuy nhiên sau này đã được phục tìôi. Quan hệ dòng họ là vậy, nhưng ơn nghĩa của Ngoại Miêu gia trang đối với chúng ta lớn lắm, ông nội Nguyễn Trãi của con thậm chí trước kia còn là con nuôi của vị cố Nguyễn Biện của Ngoại Miêu gia trang. Trước kia ông cố Nguyễn Phi Khanh của con khi gặp nạn thì lấy Ngoại Miêu gia trang làm nơi lánh nạn. Cho đến ông nội con và sau này là đại nạn của gia đình chúng ta vừa qua, chúng ta đều được Ngoại Miêu gia che chở, nuôi dưỡng. Nên ta muốn con thay ta quỳ lạy Trang chủ để tạ ơn.“ Nguyên Vũ vội vã quỳ xuống lần nữa, nhưng bá phụ chàng đã nhanh tay hơn đỡ chàng đứng dậy. Ông rưng rưng nước mắt: “Nguyễn huynh đừng nói vậy mà thêm đau lòng. Dù gì chúng ta cũng cùng trong một dòng họ, việc giúp đỡ cho nhau trong hoạn nạn là điều đương nhiên. Huống gì chuyện oan uổng của quan Hành khiển Nguyễn Trãi cũng làm cho tất cả con cháu họ Nguyễn đau đớn, việc Ngoại Miêu gia có trách nhiệm với huynh là điều đương nhiên. Huynh đừng khách sáo nói lời ơn nghĩa mà cháu nó hiểu lầm thiện ý của gia trang.“ Trang chủ đặt tay lên vai Nguyên Vũ nghiêm nghị. “Con vẫn mang tên là Trần Nguyên Vũ như bao lâu nay, tuy nhiên tên thật của con là Nguyễn Đức Trung, chú Phạm Anh Vũ của con là Nguyễn Anh Vũ. Tất cả chúng ta chỉ có thể trở lại họ Nguyễn khi nào những nỗi oan này được làm sáng tỏ. Chúng ta đang cố rửa sạch cho thanh danh của dòng họ Nguyễn, để một mai này được tự hào xưng danh tính của mình dưới trời đất bao la này, không thẹn với tiền nhân, với thiên hạ”. Trần Nguyên Vũ đã khóc, như chưa bao giờ được khóc. Từ đấy, Trần Nguyên Vũ hiểu mình là ai và phải làm gì, chàng thấy tự hào trong lòng. Sau đó Trang chủ và cha dặn từ nay chàng hãy tuyệt đối nghe theo lời chỉ dạy Thái bảo Đinh Liệt. Việc chàng về kinh thành làm việc cho Lạng Sơn vương cũng cần giữ bí mật, chàng phải hạn chế việc đi lại với mọi người ở Ngoại Miêu Gia trang, không cho ai biết sự thật việc chàng đang làm thay cha và bá phụ của chàng. Thậm chí từ bà nội cho đến chú Anh Vũ lẫn anh em ruột chàng và các anh em bạn bè con Trang chủ cùng huynh đệ đồng môn, chàng cũng không được tiết lộ. Đây là việc lớn, rất hệ trọng, nó liên quan đến sinh mạng của mọi người trong toàn gia trang, nếu như có kẻ biết việc này. Nguyên Vũ hiểu và chấp nhận. Cũng đã gần một năm nay chàng không về thăm gia trang vì bận việc, không hiểu anh em trong trang bây giờ ra sao rồi. Nơi đó chàng đã lớn lên nên rất yêu quý. Tuy nhiên chàng đành phải nén lòng. * Trong một căn nhà tranh, khuất phía sau vườn của tư dinh Thái bảo Đinh Liệt. Thái bảo đang ngồi chờ Nguyên Vũ, ông đã bày sẵn một bàn cờ, một bình chè cùng mấy cốc chè xanh bốc khói nghi ngút. Sau khi chờ chàng thi lễ xong, Thái bảo đẩy một cốc nước chè xanh cho chàng và nói: - Ta biết hôm nay thế nào cháu cũng đến nên đã ra đây ngồi chờ sẵn. Sức khỏe của Bình Nguyên vương thế nào rồi, hôm trước ta có nghe nói ngài không khỏe. - Thưa Thái bảo, cháu đã chuyển lời hỏi thăm của Thái bảo lên vương gia rồi. Vương gia cho biết, mình vẫn bình thường, chẳng qua chỉ cảm mạo sơ khi trời đổi gió. - Dù sao thì ngài cũng bất an. - Thái bảo thở dài - Ngài cần nên giữ gìn sức khỏe - Và rồi ông hỏi tiếp. - Việc trong Hoàng cung xuất hiện thích khách có phải là cháu không? Người kia là ai? Nghe Thái bảo Đinh Liệt nheo mắt hỏi, Nguyên Vũ hiểu ràng, tuy quyền hành của Thái bảo hiện nay rất hạn chế, nhưng rõ ràng ông có nhiều tai mắt trong triều đình. Trần Nguyên Vũ từ tốn thuật lại mọi chuyện. Vâng lệnh Thái bảo Đinh Liệt, đêm đó Nguyên Vũ đã đi theo lối bí mật để vào Hoàng thành, đến điện Kinh Diên vấn an sức khỏe của Bình Nguyên vương Lê Tự Thành. Mới sinh được 14 ngày thì cha ruột là Thái Tông Hoàng đế qua đời. Sau đó cùng với mẹ là Tiệp dư Ngọc Dao bị đày đi ở nơi xa. Năm 3 tuổi, Tuyên Từ Hoàng thái hậu lấy lý do là muốn chăm sóc và dạy dỗ con cái của Tiên đế nên đã xuống sác phong cho Hoàng tử Lê Tự Thành là Bình Nguyên vương và buộc phải vào trong kinh sư để học tập cùng các vương khác. Không nói ra nhưng ai cũng hiểu rõ, mục đích của Thái hậu là muốn quản lý chặt chẽ Bình Nguyên vương. Dù rất đau đớn, nhưng Tiệp dư Ngọc Dao cũng đành phải nuốt lệ xa con trai. Bình Nguyên vương là một ngươi đoan tư liêm chính, dáng đi như rồng, ngồi như cọp, lúc nào dường như cũng có thần long hộ mạng, ai ai cũng phải kính nể. Vương gia hiểu tình thế thời cuộc và mạng sống của mình đang gặp nguy hiểm, nên bề ngoài tỏ ra rất nhẫn nhịn, ít nói, kín đáo, đôi lúc làm ra vẻ khù khờ, chỉ biết chăm chú vào việc đọc sách, xa rời chính sự, không quan tâm đến chuyện triều chính. Và điều này lại làm cho Tuyên Từ Hoàng thái hậu hài lòng lâm. Vương gia giấu mình rất khéo, càng về sau này “mẹ già” Hoàng thái hậu càng tỏ ý thương yêu, tin cậy vương gia ra mặt. Vương cũng hiểu rằng mình càng tỏ ra khù khờ bao nhiêu thì sự nguy hiểm càng bớt đi bấy nhiêu, và đó cũng là lời dặn dò của Thái bảo Đinh Liệt, Nguyễn Xí mỗi khi có dịp gặp vương gia. Thông qua Nguyên Vũ, nhiều năm nay Bình Nguyên vương vẫn liên lạc đều đặn với bên ngoài, biết được những diễn biến của tình hình chính sự, sức khỏe của mẹ mình và những chuyện khác. Vương gia rất đau lòng khi biết ràng mẹ ruột, Tiệp dư Ngọc Dao phải nhẫn nhục mặc áo nâu sòng tu trong chùa để tránh sự dòm ngó của Tuyên Từ Hoàng thái hậu, “Thời cơ chưa đến, hãy cố, mẹ chịu đựng được”, đấy là lời Tiệp dư nhân với con trai mình. Qua Thái bảo Đinh Liệt, vương còn biết mình đang được một số đại thần trung thành theo phò. Và bọn họ cũng đã dặn dò vương phải hết sức nhẫn nhịn để chờ thời cơ đến. Đã nhiều lần bí mật vào Hoàng cung gặp Bình Nguyên vương nên dần dần Nguyên Vũ thấy cảm phục vị vương gia này. Ở vương gia ẩn hiện một điêu gì đó xứng đáng với ngôi mệnh chủ, bậc chân chúa của nước Nam. Triều chính hiện nay đang loạn lạc, vua quan bạc nhược, Hoàng thái hậu buông rèm nhiếp chính lộng quyền, giết người không gớm tay. Đời sống nhân dân đói kém, giặc giã, thiên tai khâp nơi. Đâu đâu cũng dậy vang tiếng than oán. Và chàng thầm so sánh, nếu như Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân có lên ngai vàng, với bản tính tàn bạo của mình thì ông ta cũng sẽ chẳng khác gì Tuyên Từ Hoàng thái hậu hiện tại. Đã đến lúc nước Nam này cần phải có một bậc minh quân khác. Một con người biết vì dân vì nước và chàng đã hiểu mục đích của cha, bá phụ, Thái bảo Đinh Liệt cùng các đại thần. Và chàng tán thành họ. Sau này mối quan hệ giữa chàng và Bình Nguyên vương ngày càng trở nên thắm thiết, là hai chàng tuổi trẻ, họ dễ gần nhau. Theo thường lệ, khoảng mươi ngày là Nguyên Vũ lại theo những con đường bí mật, với sự móc nối với một số quan quân Cấm vệ để vượt Hoàng thành vào tiếp kiến vương gia, dù cho không có việc gì quan trọng, đó là thông lệ. Đường dây này là cả một sự lao tâm khổ tứ của nhiều đại thần trong triều, do vậy rất ít người được biết đến. Đêm đó sau khi vấn an sức khỏe Bình Nguyên vương và trao đổi một số tình hình do Thái bảo Đinh Liệt thông báo cho vương gia biết, chàng đã từ giã ra về. Trên đường về, ngang qua khu vực Tử cấm thành chàng phát hiện có tiếng gươm giáo chạm nhau trong điện Minh Hòa, nơi nghỉ ngơi của Hoàng thái hậu. Lúc đầu Nguyên Vũ vì tò mò nên chỉ tính vào xem là chuyện gì, chứ không có ý định can thiệp. Vượt qua ao sen vào bên trong, vịn tường, sau một lúc quan sát, chàng nhận thấy nữ thích khách kia đã kiệt sức và không chóng thì chầy sẽ bị bắt. Thế nhưng chàng vẫn không có ý định can thiệp, chỉ đến khi chàng thấy rõ là nàng ta có ý định tự sát. Bất nhẫn quá nên Nguyên Vũ mới phải ra tay. Và... - Nguyên Vũ, chắc nàng ta đẹp lâm phải không? Nghe Thái bảo hỏi bất ngờ, Nguyên Vũ ấp úng không trả lời được, mặt đỏ bừng. Thái bảo thở phào, vỗ vô lên vai chàng. - Cháu còn trẻ, lại không phải là kẻ tu hành, chuyện nữ sâc đâu có gì làm lạ. - Dạ... nhưng nàng ấy lớn tuổi hơn cháu và quả thật trong chuyện này cháu cứu người không phải vì chuyện trai gái. Nguyên Vũ nói thật, vì chàng đã có ý trung nhân trong lòng rồi. Thái bảo Đinh Liệt nghe chỉ cười, không bình luận gì thêm. - Thưa Thái bảo, - Nguyên Vũ cúi đầu hối lỗi - tuy nhiên trong lúc sơ ý vì cứu nàng ta mà cháu đã để lộ diện, cho nên bây giờ cháu rất ăn năn, sợ công sức bao lâu nay sẽ bị đổ vỡ. - Chuyện lỡ rồi, - Thái bảo lác lư đầu - có trách cháu cũng chẳng giải quyết được việc gì. Tuy nhiên theo ta nhận xét vị cô nương kia chưa chắc gì đã ác ý với cháu đâu. Nhìn vào mắt chàng, ông bật cười. - Này nhé... thứ nhất, cháu đã cứu nàng ta, không lý nào nàng ta lại hại cháu, trong khi nàng ta chỉ mới thấy mặt chứ chưa biết cháu là ai. Thứ hai, nàng ta vào hành thích Tuyên Từ Hoàng thái hậu, có nghĩa cũng là kẻ thù của Thái hậu, thì chắc rằng là bạn của chúng ta. Và may mắn làm sao nàng không phải là người của Lạng Sơn vương. Trong cuộc đời Hoàng thái hậu, bà ta đã giết rất nhiều người, gây nhiều tội ác. Thiếu gì kẻ muốn trả thù, có lẽ cô nương này là con cháu một ai đó trong số những người đã bị Thái hậu giết oan. Thái bảo Đinh Liệt ung dung uống tách chè. Ông khoát tay - “Thôi bỏ qua chuyện đó đi. Mọi chuyện đằng nào cũng đã xảy ra rồi. Ta còn hy vọng một ngày nào đó cháu sẽ gặp lại vị cô nương kia kìa. Biết đâu chúng ta chẳng có thêm đồng minh mới. Do vậy, nếu cháu có truy tìm được tung tích của cô ta thì hãy cho ta biết ngay nhé.“ - Thưa Thái bảo, Thái bảo có tai mắt khâp nơi, cháu hy vọng sẽ tìm được nàng nhanh hơn cháu. Thái bảo Đinh Liệt gật gù không nói gì. Ông trầm ngâm một lúc khá lâu rồi nói chậm rãi: - Tình hình này cho thấy trước sau gì Lạng Sơn vương cũng sẽ hành động. Chi có điều chúng ta chưa rõ vào thời điểm nào thôi, cháu cần tích cực thăm dò. Bởi khi thời cơ xoay chuyển, ta và các đại thần sẽ chớp lấy ngay để giành ngôi báu cho Bình Nguyên vương. Nguyên Vũ băn khoăn: - Tuy tin cháu, nhưng Lạng Sơn vương rất kín đáo trong chuyện này. - Tại sao cháu vào làm gia tướng thân cận cho Lạng Sơn vương đã lâu mà vẫn không thể chiếm được sự tin cậy của ông ta? - Cháu không biết, hay không lẽ ông ta nghi ngờ cháu? - Nghi ngờ? Thái bảo Đinh Liệt kêu lên - Hành tung của cháu rất kín đáo, có thể nói ngoài bá phụ cháu và ta ra, không ai biết thân phận thật của cháu. Đến như Bình Nguyên vương cũng chỉ biết cháu là người của ta, chứ vương gia đâu biết cháu đang làm việc cho Lạng Sơn vương. Như vậy làm sao Lạng Sơn vương biết, trừ khi cháu tiết lộ hành tung của mình... hay là... - Cháu thì không rồi. Nhưng mà cứ nhìn thái độ của vương gia trong thời gian gần đây là cháu thấy e ngại. Có điều gì đó rất bí ẩn xung quanh ông ấy. - Liệu có khi nào trong Ngoại Miêu Gia trang của cháu có kẻ biết chuyện này? Trần Nguyên Vũ đờ người ra một lát, rồi lắc đầu. - Ngoại Miêu Gia trang rất có danh tiếng và uy tín trong vùng, với quan quân địa phương lẫn trong bạn hữu giang hồ, luật lệ rất nghiêm ngặt. Việc làm của Trang chủ không ai được biết và cũng không dám hỏi. Cách đây mấy năm chuyện bá phụ đưa cháu về kinh thành, cháu tin rang mọi người đều biết. Và việc này cũng đã được bá phụ công khai cho mọi người biết, bá phụ muốn cho cháu vào phủ Lạng Sơn vương để có tương lai hơn. Còn nội tình bên trong có lẽ chi có cháu, cha và bá phụ cùng Thái bảo là biết toàn bộ. Như vậy khó có kẻ nào biết mà tiết lộ cho Lạng Sơn vương được. Thưa Thái bảo, thế liệu các đại thần khác, bạn bè của Thái bảo... Nghe Nguyên Vũ hỏi, Thái bảo Đinh Liệt lắc đầu cười nhẹ. - Có những việc ta đang làm, thậm chí cho đến cháu cũng còn chẳng biết được. Vậy chuyện về cháu làm sao ta có thể cho người khác biết, dù đấy là người cùng sát cánh với ta. - Cháu... cháu không dám nghi ngờ ai. Thái bảo trầm ngâm. - Lạ thật... - Có thể là như thế này, - Nguyên Vũ e dè bày tỏ - sống gần Lạng Sơn vương đã lâu, cháu ngày càng hiểu tâm tính con người này. Bề ngoài có vẻ thô tháo nhưng thực ra vương gia là một người rất đa mưu túc trí. Hình như ông ta chẳng tin cậy ai cả, mỗi người, tuy đều mang tiếng là tâm phúc nhưng cũng chỉ có thể biết được từng phần việc của vương gia đã làm chứ không thể biết được toàn bộ. Ông ta có cách đối xử rất khôn khéo đã làm cho bọn thuộc hạ ai ai cũng tưởng rằng mình là kẻ thân tín nhất, nhưng xem ra chẳng có ai là kẻ thân tín cả, tất cả đều là những kẻ bị vương gia lợi dụng mà thôi, bởi nếu cần ông ta sẽ thí tốt ngay. Cho nên tuy cháu đã trung thành phục vụ cho vương gia mấy năm, được coi như gia tướng thân cận và tin cậy, nhưng vương gia cũng chỉ cho cháu biết chừng mực công việc của ông ta mà thôi. Tâm tính con người Lạng Sơn vương là như vậy. Huống gì nay việc lớn sáp tiến hành, ông ta lại càng phải thận trọng cẩn thận hơn, bởi tay chân của Thái hậu đây rẫy khâp nơi, chỉ cần sơ sẩy một chút là trả giá ngay. Cho nên cháu cho rằng vương gia dè dặt vì chuyện ấy chứ chưa han là nghi ngờ gì cháu. Thái bảo Đinh Liệt gật gù đồng ý và nói: - Hiện nay qua các thông tin mà ta có được thì Lạng Sơn vương đang ráo riết đẩy mạnh mưu đồ làm phản. Ông ta đang tiếp tục tranh thủ và lôi kéo các quan về phe đảng với mình, trong đó có cả ta. Có cơ sở để tin ràng chuyện này sẽ xảy ra trong một ngày gần đây. Vì vậy, lúc này vai trò của cháu là rất quan trọng. Thái bảo Đinh Liệt lim dim mắt nhìn Nguyên Vũ, ông lưỡng lự nên cho chàng biết nội dung cuộc gặp mặt giữa ông và một số đại thần mới đây hay không. Nghĩ và rồi ông lâc nhẹ đâu, không cần thiết, đấy là chuyện cua ông. Cách đây mấy ngày, nhân ngày giỗ một nhánh của họ Lê, con trai của Hoâng Dũ vương Lê Trừ, Thái úy Lê Khang tức cháu ruột gọi Lê Thái Tổ bàng chú, đã tổ chức một buổi lễ cầu siêu rất lớn với sự tham dự khá đông đủ của bá quan văn võ trong triều tại chùa Bạch Mã nằm ở phía bên kia Đại hồ. Thái hậu không đến dự vì mệt, nhưng cũng cho người mang hoa đèn đến cúng. Sau buổi lễ, mọi người ra về hết, Thái úy Lê Khang đã cho giong thuyền ra giữa Đại hồ cùng một số đại thần thân quen uống rượu, ngâm trăng, nhưng thực ra là để bàn chuyện kín, tránh tay chân của Thái hậu dòm ngó. Sau mấy cốc rượu, Thái úy Lê Khang bấy giờ mới lên tiếng. Qua nhiều nguồn tin khác nhau, ông cho biết tình thế đối đầu giữa Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân và Tuyên Từ Hoàng thái hậu trước sau gì cũng xảy ra trong thời gian sáp tới. Trước tình thế binh loạn này, những đại thần trung tín của triều Lê cần phải hành động. Vấn đề là vị thế trong tương lai đối với Bình Nguyên vương, tại sao ông lại nói vậy, bởi Thái bảo Đinh Liệt biết rằng vẫn có một số đại thần khác cũng chống Thái hậu và Lạng Sơn vương, nhưng lại tỏ ý muốn đưa một người anh em khác của Bình Nguyên vương lên ngôi, nếu như nghiệp lớn thành công, đó là Cung vương Lê Khắc Xương. Nhớ lại chuyện này đột nhiên Thái bảo Đinh Liệt cảm thấy trong lòng buồn vô hạn. Thói thường là như vậy, sự tranh giành quýền lực để mưu hại nhau giữa người với người diễn ra triền miên, có bao giờ nguôi đâu. Ông chợt nhớ đến lời của quan Hành khiển Nguyễn Trãi khi còn sống. Và nay là người trong cuộc ông mới thấy thấm thìa điều ấy. Ngay trong nội bộ của các đại thần đang hợp sức chống lại Tuyên Từ Hoàng thái hậu và Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân, đã có dấu hiệu chia rẽ, bất hòa về việc sẽ phò ai lên ngôi, nếu nghiệp lớn thành công, mỗi con người ngồi đây đều có những toan tính riêng, dù cho tất cả đều là đại thần trung thành, là con cháu họ Lê. Trong khi phần lớn các đại thần đều tỏ ý nếu thành công thì sẽ tôn xưng Bình Nguyên vương Lê Tự Thành lên ngôi vua, thì Nhập nội Thiếu úy, Bình chương Quân quốc Trọng sự, Á quận hầu Lê Lăng cùng Á hầu Lê Nhân Thuận lại luôn ra mặt tỏ ý muốn đưa Cung vương Lê Khắc Xương lên ngôi vua với lý do Cung vương lớn tuổi, từng trải hơn Bình Nguyên vương. Việc này gặp sự chống đối quyết liệt của Nhập nội Đô đốc, Thái bảo Nguyễn Xí và Nhập nội Thiếu úy Lê Khang cùng một số đại thần Lê Văn Lẽ, Đinh Bồ, Phạm Thái...Tình thế đối đầu giữa Thái hậu và Lạng Sơn vương sáp xảy ra, cần hợp sức để hành động, thế nhưng đến tận lúc này bọn họ vẫn không tìm được tiếng nói chung rằng sẽ phò ai, chính vì thế mới có cuộc du thuyền uống rượu, ngám trăng bất thường do Thái úy Lê Khang tổ chức. Cuối cùng đã có một cuộc tranh cãi nhau to tiếng, bất phân tháng bại giữa các bên vì ai cũng có lý do để bênh vực người của mình. Cũng may thuyền đang trôi giữa dòng, trên bờ quân lính tâm phúc của Thái úy canh gác dày đặc, nên khó có kẻ lạ nghe biết được. Trong khi các đại thần còn đang tranh cãi nhau, Thái bảo Nguyễn Xí đã khều Thái bảo Đinh Liệt ra ngoài đầu mạn thuýền ngồi. Câm cốc rượu nhỏ trên tay, Thái bảo Nguyễn Xí nói. - Đinh huynh, huynh phải nói gì đi chứ. Thái bảo Đinh Liệt lác đâu, thở dài buồn bã. - Giữa lúc còn đang nguy hiểm ngàn trùng, nghiệp lớn chưa biết có thành hay không, thế mà trong chúng ta đã bất hòa như thế này rồi, thì đệ còn biết nói điêu gì đây. - Hừm... bá quan trong triều ai lại không biết Thái bảo Đinh Liệt là một con người tiết tháo, trung thành, đến như Thái hậu kia còn e nể vào lúc này lời của huynh càng tỏ rõ giá trị, tại sao huynh lại từ chối? - Tiết tháo... trung nghĩa... Thái bảo Đinh Liệt bật cười chua chát vì không hiểu Nguyên Xí nói chơi hay nói thật. - Không lẽ chúng ta bất lực hay sao? - Nguyễn Xí sốt ruột hỏi -Huynh xem. Bọn họ cứ tranh cãi nhau triền miên thế kia, không nhất trí được thì sẽ chẳng làm nên trò trống gì đâu. Chưa kể cứ như thế này thì trước sau gì cũng đến tai Thái hậu hoặc Lạng Sơn vương. - Thái bảo Nguyễn Xí ứa nước mắt - Chết, Xí này không sợ. Nhưng chỉ tiếc cho nghiệp lớn không thành, trăm họ sẽ tiếp tục bị chìm trong đói khổ, muôn dân than oán, là kẻ quân tử chân đạp đất đầu đội trời, chúng ta phải làm gì chứ? Thái bảo Đinh Liệt giật nảy người khi nghe Nhập nội Đô đốc Nguyễn Xí nói câu ấy. Trong tâm tưởng ông mơ màng như đã từng nghe ai đó nói câu này, và chi một thoáng thôi ông đã nhận ra nó là ý của Nguyễn Trãi ngày nào ở Lam Sơn, khi lần đầu tiên ông bị vua Lê Thái Tổ nghi kỵ. Ngày ấy Hành khiển Nguyễn Trãi cũng đã từng đau khổ thốt lên những lời ai oán này với ông và cũng chính Nguyễn Trãi sau đó đã xác định cho mình vị trí của một kẻ sĩ trong thời tao loạn. Đó là phải biết vượt qua những cản trở dù lớn hay nhỏ để hướng về nghiệp lớn, dẹp đi những toan tính nhỏ mọn, cỏn con của bản thân mình, hãy vì đất nước, quê hương. Lúc ấy, Đinh Liệt còn trẻ lắm, ông đang là một cận tướng tin cậy của Bình Định Đại vương, ông nhớ và thấm thìa mãi những lời của quan Hành khiển Nguyễn Trãi, bởi nó là bài học đầu đời cho ông hiểu sống thế nào cho xứng đáng là một bậc chính nhân quân tử. Sống như thế nào cho xứng đáng là một đời trai. Và nay nhớ lại, đột nhiên ông hiểu mình phải làm gì. - Nguyễn huynh nói phải. - Thái bảo Đinh Liệt gật đầu - Được, để đệ vào nói với bọn họ đôi lời. Và Thái bảo Đinh Liệt đã đi vào trong thuyền để nói chuyện. Các đại thần im lặng láng nghe Thái bảo Đinh Liệt nói. Đinh Liệt tha thiết nói rằng điều quan trọng mà ông muốn nhắn nhủ với mọi người đó là hãy đặt quyền lợi của dân, của nước lên hàng đầu. Chúng ta đấu tranh với những kẻ cường quyền, tàn bạo, không biết chăm lo cho muôn dân, đất nước, những kẻ không xứng đáng ngồi trên ngai vàng họ Lê, không xứng đáng với những hy sinh mất mắt đã đổ xuống của các anh hùng trong cuộc kháng Minh vừa qua. Hãy trả lại ngai vàng cho những ai xứng đáng nhất, nhưng trên hết đó là trả lại đời sống ấm no hạnh phúc cho muôn dân nước Việt. Vì vậy hơn lúc nào hết, lúc này cần phải hợp sức đoàn kết để đấu tranh, còn ai xứng đáng được lên ngai vàng làm vua, hãy tính sau khi nghiệp lớn thành công. Ông tin rằng lúc đó sự lựa chọn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với tình thế bây giờ. Thái bảo Nguyễn Xí đã đoán đúng, uy tín của Đinh Liệt đã bảo chứng lời nói của ông, vì thế mọi người vui vẻ giải tán sau khi đồng ý với ông. Khi chỉ còn hai người ngồi lại ven tìô, lắng nghe tiếng nước ì oạp đang đập vào chân những hòn đá nghe rất vui tai, Thái bảo Đinh Liệt lau mồ hôi trán, thở phào. - Huynh biết không, tôi cứ sợ bọn họ không tin tưởng lời nói của tôi. Ai mà chẳng biết chuyện tôi rất gán bó với mẹ con Tiệp dư Ngọc Dao và Bình Nguyên vương, cũng vì gắn bó này mà tôi đã từng phải chịu tù đày, nghi nghờ của Thái hậu. Do vậy, tôi cứ sợ bọn họ hiểu sai lời nói của tôi, sẽ cho rằng dù tôi có nói gì đi nữa thì chắc chắn tôi cũng ở phe phái của Bình Nguyên vương. - Không phải vậy - Nguyễn Xí lẳc đầu - Ai cũng tin huynh, bởi bọn họ hiểu rất rõ huynh là con người như thế nào. Điều vừa rồi huynh nói cũng đúng, nhưng có thể là với người khác, với Thái bảo Đinh Liệt thì Nguyên Xí tôi tin rằng không bao giờ. Thái bảo Đinh Liệt im lặng. - Đinh huynh - Nguyễn Xí lên tiếng - Có một chuyện rất lạ tôi muốn nói cho huynh biết. Đinh Liệt nhìn thái độ của Nguyễn Xí và lấy làm ngạc nhiên vì không hiểu là chuyện gì mà ông ta có vẻ ngập ngừng, do dự. - Cũng cách đây khá lâu. Một lần đột nhiên Thái hậu cho người mời tôi vào trong cung gặp. Lúc đâu tôi cứ tưởng chuyện gì quan trọng, nhưng không, đó chỉ là một buổi ngâm cung nữ múa hát và cùng ăn bánh dẹt do xứ Quốc Oai dâng tiến. Hôm đó các đại thần thân tín của Thái hậu cũng có mặt Lê Ngang, Lê Ê, Lê Thụ... Thái bảo Nguyễn Xí lác lư đầu. - Thú thật, tôi chẳng hiểu gì cả. Xưa nay Thái hậu đâu có ưa gì tôi, nay bà ta đột nhiên có hành động đó làm cho tôi chột dạ. Hay là việc làm của chúng ta đã có dấu hiệu lộ và Thái hậu muốn thử thách để tìm hiểu điều gì chăng? - Rồi sao nữa? Đinh Liệt sốt ruột hỏi. - Sau đó vài lần Thái hậu còn gặp riêng tôi phủ dụ. Bà ấy có thanh minh việc khi xưa đã từng giáng chức Nhập nội Đô đốc của tôi là vì nghe kẻ xấu dèm pha nói bậy, cũng như mới buông rèm nhiếp chính nên có nhiều việc chưa tỏ tường. Thái hậu biện bạch, sau đó đã phục chức cho tôi ngay, cũng như còn gia thăng ban hàm Thái bảo, điêu này chứng tỏ tôi vẫn luôn luôn là một trung thần của triều đình và được tin cậy. Vi vậy thái hậu cần tôi gâng sức vi vua. Chúng ta còn lạ gì tâm tính của Hoàng thái hậu, đang nói cười đấy nhưng cũng có thể hạ chiếu giết bất kỳ ai ngay tức khắc, gương Quốc thượng hầu Trịnh Khả chẳng phải là một bài học nhãn tiền đó sao. Tự nhiên tôi lại cảm thấy lo lo và vi vậy rất dè dặt mỗi khi nói chuyện với Thái hậu. Nay tôi muốn trao đổi với huynh để dò ý huynh. - Thật khéo quá, khéo quá.... ha... ha... Nhìn Thái bảo Đinh Liệt cười, Nguyễn Xí có vẻ ngạc nhiên. Hay là ông ta cũng được Thái hậu triệu vào cung phủ dụ? - Không phải vậy - Hiểu cái nhìn của Nguyên Xí, Đinh Liệt vuốt râu trả lời - Đinh Liệt này đâu có vinh dự được Thái hậu tin cậy đến mức triệu vào cung để trò chuyện như huynh, mà tôi muốn nói là việc khác cơ. - Việc khác? - Đúng. Thời gian gần đây, Lạng Sơn vương Nghi Dân liên tục cho người qua thăm hỏi tôi. Lúc thì tặng quà cáp, lúc thì mời tôi đi săn bán, bơi thuyền trên sông, ngám hoa... Sự tỏ tình thân mật của vương gia làm cho tôi bất ngờ. Chúng ta cũng chẳng ai lạ gì con người vương gia nữa, ông ta làm điều gì cũng toan tính riêng. Sau vài lần trò chuyện, vương gia mập mờ hé mở việc sắp làm chuyện lớn và thăm dò xem ý tôi thế nào và tôi có đứng về phía ông ấy không, thế đấy. Tôi cười là vì khéo làm sao tôi với huynh đang được bọn họ lôi kéo về hai phía khác nhau. Ra vậy. Nguyễn Xí gật gù, Đinh Liệt sôi nổi: - Nguyễn huynh, tình thế này có lẽ không sớm thì muộn bọn họ sẽ phải ra mặt tử chiến thôi. Tôi cho rằng đây cũng là thời cơ của chúng ta. Cùng Nguyễn Xí cạn mấy tuần rượu, Đinh Liệt ngám sông mơ màng. - Nhà của tôi ven hồ. Sáng sớm sương còn phủ mờ mặt tìô là tôi đã thức dậy đi dạo, láng nghe bọn thuyền chài đi giăng lưới hò ơ gọi nhau. Sóng nước mênh mông cũng như đời người vậy, mênh mông mà rồi cũng chẳng biết sẽ về đâu. Gần chỗ tôi ở, có một tảng đá lớn lám, chẳng hiểu từ đâu mà có. Tôi cho bọn gia nhân dọn sạch cỏ xung quanh và dựng một túp lều nhỏ, để hàng ngày ra đó hóng mắt nằm đọc sách. Lúc nào mỏi mệt thì leo lên tảng đá, xắn quần, ngồi thò chân xuống nước quẫy chơi như đứa trẻ lên ba, chắc chẳng ai có thể tưởng tượng nổi một võ tướng cả đời chinh pha nơi trận mạc như Đinh Liệt này lại có lúc chơi trò trẻ con như vậy... khà khà... khà... khà... - Đinh huynh - Nguyễn Xí sốt ruột cát ngang lời Đinh Liệt. Ông chẳng hiểu tại sao tự nhiên Đinh Liệt lại chuyển đề tài sang nói chuyện trăng nước, trong khi đang bàn công việc hệ trọng như vậy -Lúc này không phải là lúc bàn về chuyện sông nước của huynh. Tôi muốn hỏi chúng ta cần làm gì trong tình thế hiện nay? - vẻ mặt Nguyễn Xí lộ rõ vẻ nôn nóng. Trong số các đại thần đang hợp sức nhau chống lại Tuyên Từ Hoàng thái hậu và Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân, nếu nói về tuổi tác và chiến công, chức tước, chưa hẳn Thái bảo Đinh Liệt đã hơn một số người, như Nguyễn Xí chảng hạn. Thế nhưng bàn về mưu trí thì quả thật nhiều người không theo kịp Đinh Liệt, vì thế, chẳng ai bảo ai nhưng mọi người đều ngầm tôn xưng Đinh Liệt làm người đứng đầu. Mọi chuyện gì cũng đều bàn bạc với ông, và ý kiến của Đinh Liệt thường được mọi người nghe theo. Do thế, chẳng phải ngẫu nhiên Nguyễn Xí nói chuyện này với ông mà thật ra là muốn thăm dò ý Đinh Liệt. - Huynh đừng nôn nóng. - Đinh Liệt ung dung uống rượu, nói - Đột nhiên tôi nói chuyện sông nước là vì thấy rất mừng. Mừng vì cơ trời sáp đến và chúng ta cũng chuẩn bị để hành động thôi. Theo tôi, trong khi Thái hậu tỏ ý cần huynh thì huynh cũng nên tỏ ý cho Thái hậu biết là huynh sẵn sàng. Tôi hy vọng huynh sẽ là một trong những người thân tín của Thái hậu. - Khó nói trước lâm. - Nguyễn Xí lắc đầu - Huynh còn lạ gì con người Thái hậu nữa. Biết đâu chẳng phải bà ta đang muốn thăm dò về chúng ta. - Thăm dò, chắc chắn là có. Nhưng tôi cho rằng đang ở thế chuẩn bị đối đầu với Lạng Sơn vương nên Thái hậu rất cần người, và nếu bà ta có được một người như huynh là rất quý, vì vậy mà phải chèo kéo huynh. Đây chính là thời cơ, huynh cần tận dụng. Cũng như việc Lạng Sơn vương đang lôi kéo tôi vậy. Chúng ta sẽ tranh thủ tình thế này ở hai phía để cùng đốc thúc cho bọn họ tranh giành nhau và đấy sẽ là thời cơ cho chúng ta. - Hay - Nguyễn Xí gật gù - Huynh và tôi cố đẩy nhanh bọn họ vào thế đối đầu. Lưỡng hổ câu thương, ât chúng ta sẽ có lợi. - Đúng vậy, hiện bọn họ đang cần chúng ta, vậy tại sao chúng ta không nhận lời, nhập bọn và thúc đẩy bọn họ đi vào chỗ đánh nhau chí tử, tạo thời cơ cho chúng ta. - Ý kiến của Đinh huynh tuyệt quá. - Nguyễn Xí reo lên - Lúc đâu tôi rất bối rối trước thái độ có thể nói là kỳ lạ của Thái hậu nên rất dè dặt, lo lắng, nay có ý của huynh, tôi thấy sáng ra nhiêu điêu. Tôi sẽ nhận lời với Thái hậu, còn huynh ở phía bên kia. Chúng ta cùng hành động. Hai vị đại thần nhà Lê cụng chén, uống cạn và cười ha hả. Nhìn thấy Thái bảo Đinh Liệt tự nhiên ngây ra im lặng, Nguyên Vũ lo láng. - Thưa Thái bảo, ngài không sao chứ ạ? Câu hỏi của Nguyên Vũ làm cho Thái bảo giật mình, ông như choàng tỉnh. Thái bảo lắc đầu, nhìn Nguyên Vũ cười. - Này, cháu cần tích cực hơn nữa. Còn chuyện tấm địa đồ cháu dò hỏi đến đâu rồi? Trần Nguyên Vũ lắc đầu: - Vi đang là gia tướng của Lạng Sơn vương, không có lệnh không được đi xa, cho nên cháu vẫn chưa có tin tức gì. Chỉ biết Lạng Sơn vương đang tích cực cho người truy tìm tấm bản đồ này. Thời gian gần đây bọn Tam gia được phái ra ngoài có lẽ là để truy lùng thứ đó. Hôm nay bọn chúng đột ngột trở về, nhìn sâc diện, cháu đoán rằng có khả năng có tin tức gì đấy. Để cháu dò la thêm. - Hoàng thái hậu cũng đã phái bọn võ sĩ đi truy tìm. Rõ ràng bà ta rất lo ngại tấm bản đồ lọt vào tay người lạ. Bởi nếu bí mật của nó lộ ra ngoài thì e rằng triều chính sẽ xảy ra chuyện lớn. Nay khâp kinh thành và đâu đâu cũng rộ lên bàn tán chuyện về tấm bản đồ. - Thưa Thái bảo... thực ra tấm bản đồ này chứa những bí mật gì? - Ta cũng không rõ. - Thái bảo Đinh Liệt lâc đầu - Theo đồn đoán của mọi người có lẽ nó chứa đựng những bí mật của hậu cung, có liên quan đến Thái hậu, Hoàng thượng và một số đại thần trong triều. Thái bảo vỗ vai chàng. - Hiện nay cháu cần tích cực dò la xem âm mưu làm phản của Lạng Sơn vương có khả năng diễn ra vào thời gian nào để ta còn tính toán. Ngoài ra nếu có điều kiện cháu cũng dò tìm tung tích của tấm bản đồ, có thông tin gì thì báo cho ta biết ngay. - Vâng thưa Thái bảo. - Ta được biết hiện có rất nhiều thế lực nhúng tay vào việc truy tìm tấm bản đồ. Thậm chí cả bọn khách võ lâm giang hồ nữa, đấy là điều lạ. Như vậy rõ ràng trong tấm bản đồ này có chứa đựng những điều gì đó mà chúng ta không thể coi thường được. Biết đâu nó lại chẳng mang lại lợi ích cho chúng ta. Thái bảo Đinh Liệt xòe rộng bàn tay úp lên bàn và nói với Nguyên Vũ: - Cháu nhìn đây. Tuyên Từ Hoàng thái hậu đang nằm triều chính, đó là thế lực thứ nhất. Lạng Sơn vương Nghi Dân đang lăm le soán ngôi, đó là thế lực thứ hai và chúng ta, một số đại thần phò Bình Nguyên vương Tự Thành, đây là thế lực thứ ba. Và Thái bảo Đinh Liệt nói cụ thể công việc với Nguyên Vũ. - Cháu đã lớn nên cũng đến lúc cần phải tường tỏ việc mà ta và cha cùng thầy cháu đã và đang làm - Ông vung tròn cánh tay lên trời -Nhìn rộng ra khắp thiên hạ hiện nay cháu sẽ thấy đời sống nhân dân đang đói khổ, loạn lạc. Cháu thử nhìn xem liệu ai xứng đáng ngồi lên ngai vàng trị vì trăm họ, biết lo cho dân cho nước, nếu người đó không phải là Bình Nguyên vương Lê Tự Thành? - Dạ cháu biết. - Binh quyền và thực lực hiện đang nằm trọn trong tay Tuyên Từ Hoàng thái hậu. Thái hậu là con người đa nghi, tính tình lại tàn bạo, giết người không gớm tay. Cho nên hiện nay chúng ta phải biết nhún mình, nấp trong bóng tối chờ thời cơ. Rất may những việc làm rầm rộ của Lạng Sơn vương đã thu hút Thái hậu chú ý về bên ấy nhiều hơn, vì vậy bọn ta mới tạm yên ổn, chứ thực ra ta biết tai mắt của Thái hậu vẫn đầy rẫy trong kinh thành này. Ngay bản thân nhà ta đang ở đây, ngày đêm cũng không lúc nào thiếu gì những kẻ rình mò. Trần Nguyên Vũ gật đầu thừa nhận. Chính chàng mỗi khi đến đây đều phải hết sức cẩn thận. Bởi ngay trước cửa chính và cửa hậu luôn luôn có một bọn người theo dõi chặt chẽ những người ra vào. Rõ là không thể xem thường Thái hậu được. - Trước sau gì Lạng Sơn vương cũng sẽ làm loạn và trước sau gì Tuyên Từ Hoàng thái hậu cũng sẽ ra tay. Trong hai kẻ này, hiện nay chúng ta chưa rõ kẻ nào sẽ ra tay trước. Sau nhiều năm chuẩn bị, hiện nay Lạng Sơn vương binh đã hùng, tướng đã mạnh. Đối chọi với vương gia hiện đang là bài toán khó cho Thái hậu. Người của ông ta có khâp nơi. Cho nên lúc trước ta lấy làm ngạc nhiên tại sao Hoàng thái hậu vẫn chưa chịu ra tay. Sau đó mới biết té ra ngay trong số những kẻ tâm phúc của Thái hậu cũng đã có người của vương gia, chưa kể một số quan đại thần trong triều dường như đã bị vương gia bỏ tiên mua chuộc, một số kẻ khác thì lại khiếp sợ thanh thế của vương gia... Vì vậy khi Thái hậu cần sự ủng hộ của bá quan để điêu binh đối phó với Lạng Sơn vương thì trong triều đã có những tiếng nói khác. Hừm... Thái bảo Đinh Liệt vuốt râu nhìn Nguyên Vũ cười -Cháu có hình dung được Tuyên Từ Hoàng thái hậu đang lồng lộn tức tối đến như thế nào không? Chưa bao giờ bà ta lại cảm thấy quyền lực của mình bị thách thức nghiêm trọng đến như vậy. Ngai vàng đang có nguy cơ bị lật đổ, thế nhưng Thái hậu không biết làm gì hơn, bởi hiện nay thanh thế của Lạng Sơn vương đã quá mạnh rồi. Muốn đối phó không phải chuyện dẽ, Thái hậu đành nuốt hận vào trong lòng, bề ngoài vẫn tỏ vẻ thân ái với vương gia và đang cố gáng tìm cơ hội để tiêu diệt. Mà làm gì Lạng Sơn vương lại không biết điều ấy? Họ đang nhún nhường lẫn nhau và đang tìm cơ hội để giết nhau. Thái bảo Đinh Liệt đứng bật dậy. - Lưỡng hổ câu thương, con tháng thì cũng thương tích nặng nề và có lẽ đây là cơ hội tốt nhất cho chúng ta và còn là cơ hội cho cả dân nước Nam này. Chúng ta phải tận dụng tối đa, cháu hiểu không? Nó sắp xảy ra rồi. - Còn chuyện tấm bản đồ kia, - Thái bảo Đinh Liệt cau mày - ta cũng đang cố gắng tìm hiểu xem thực ra nó chứa đựng bí mật gì. Chỉ biết trước khi hoạn quan Lương Đăng qua đời có cho biết đó là huyết thư của hai hoạn quan Đình Thâng và Đình Phúc viết. Hai người này đã bị Tuyên Từ Hoàng thái hậu chém đầu cách đây 17 năm, bọn chúng vốn là người tâm phúc của Thái hậu, nên có thể biết nhiều bí mật về bà ta. Nhìn thái độ lo sợ của Thái hậu là chúng ta đủ biết bà ta hiểu rất rõ nội dung của lá thư kia. Chưa kể bọn Lạng Sơn vương cũng đang cho người truy lùng. Kẻ nào nám được lá thư thì có thể sử dụng nó để hạ bệ được Tuyên Từ Hoàng thái hậu chăng? Có lẽ vì thế mà gần đây hầu như thế lực nào cũng tung người đi truy lùng tấm bản đồ mà cụ thể là tìm tung tích của Lương Dật là vậy. Cho nên ta nghĩ chúng ta cũng không thể khoanh tay đứng nhìn được. Cháu phải tích cực thông qua Lạng Sơn vương để tìm hiểu xem bọn đã có những tin tức gì. Gần đây ta có tin Lương Dật đang trốn đâu đó ở Tây Kinh. Ta đã báo tin ấy cho thầy cháu biết để cho người truy tìm. Rõ ràng mình không thể xem thường chuyện truy tìm tấm bản đồ này được. Nguyên Vũ lẩm bẩm. Chàng dự định sẽ khéo léo thử điều tra thêm thông qua bọn Tam gia, bởi Lý tú tài xem chừng rất cảm tình với Nguyên Vũ, và chàng hy vọng sẽ moi được tin tức từ y. Thái bảo Đinh Liệt trầm tư. - Còn chuyện này nữa mà ta cũng cần phải cho cháu biết. Năm xưa sau khi xảy ra vụ án Lệ Chi viên dẫn đến cái chết oan khốc của cả dòng họ Nguyễn của cháu, ta và các trung thần khác trong triều không ai tin ràng ông nội cháu có ý để cho người thiếp của mình giết vua cả. Ta quen biết ông của cháu nhiều năm, ngay từ những ngày đầu đánh giặc Minh. Ta hiểu ông ấy, quý mến và thậm chí nhiêu lúc còn coi ông như là một người thầy của mình. Chính vì vậy ta khẳng định Hành khiển Nguyên Trãi không bao giờ làm chuyện nghịch đạo như vậy. Thái bảo Đinh Liệt đưa tay lên che miệng húng hắng ho để chặn những cảm xúc chuyện xưa đang dâng tràn trong lòng. - Khi chuyện xảy ra ai cũng bàng hoàng đau xót, chính ta là người có tham gia vụ xét xử năm ấy và cố bằng mọi cách cứu ông của cháu nhưng đành bất lực. Sau này từ khi ta bị Thái hậu bắt tù cho đến lúc tha về ta vẫn canh cánh trong lòng một nỗi nặng nợ rằng bằng mọi giá phải chiêu tuyết minh oan cho ông của cháu và của cả dòng họ Nguyễn. Bất ngờ Nguyên Vũ quỳ sụp xuống dưới chân Thái bảo lạy tạ. - Thay mặt cho ông nội và dòng họ Nguyễn, cháu xin cảm tạ mối chân tình của Thái bảo. - Cháu đừng làm vậy. - Thái bảo kêu lên và vội đỡ chàng dậy. Nhìn khuôn mặt nhòa lệ của Nguyên Vũ, ông bùi ngùi: - Đấy là trách nhiệm của lương tâm ta, dù không ai yêu cầu thì ta cũng thề với lòng mình phải tìm cho ra. Cả hai ngồi im lặng một lúc khá lâu, Thái bảo nói tiếp: - Tại sao ta lại nói chuyện này với cháu? Vì sau này ta đã suy nghĩ rất lâu, chuyện quan Hành khiển bị ám hại tạm coi như là rõ rồi. Nhưng kẻ chủ mưu là ai? - Ông dằn giọng - Ta tin rằng chỉ có bà ta mà thôi. Trần Nguyên Vũ hiểu Thái bảo muốn ám chỉ vào ai, tuy nhiên chàng chờ đợi sự phân tích của ông. Trước chuyện này chàng quá nhỏ và chưa từng trải như ông nên khó có thể đoán biết được. - Trong nhiều năm nay ta đã bí mật âm thầm điêu tra. Có một loạt sự kiện mà có thể xâu chuỗi lại để nhận định. Tình hình là như thế này, - Thái bảo nhúng tay vào ly nước chè và viết lên trên mặt bàn những hình ngoằn ngoèo - Năm đó, triều thần chỉ biết tin Hoàng thượng băng hà sau khi Thái hậu bí mật cho Trịnh Khả đưa long thể về Hoàng cung. Khi tin này phát ra làm chấn động bá quan văn võ và hết thảy mọi người đều rất hoang mang. Rồi lại có tin sét đánh ngang tai là Hành khiển Nguyên Trãi cho người thiếp yêu Thị Lộ của mình giết vua. Lý do, đêm đó bà Thị Lộ ở riêng một mình bên cạnh Hoàng thượng. Đáng lưu ý từ tin Hoàng thượng băng hà cho đến tin bà Thị Lộ giết vua đều xuất phát từ nội cung chỗ Thái hậu. Không ai được gần long thể, kể cả quan Thái y nên không biết được nguyên nhân cái chết của Hoàng thượng. Cũng như mọi người đều không hiểu, giả như Nguyễn Trãi có muốn giết vua thì ông ta cũng phải có lý do gì chứ. Trong khi ông ấy là một trung thần và được Hoàng thượng yêu quý. Và nếu thật sự ông ấy có cố ý giết vua thì cũng không thể làm lộ liễu như vậy, nếu không muốn nói là khờ dại. Thái hậu đã dùng mọi đòn cực hình tra khảo gán ép bà Thị Lộ phải nhận tội giết vua và rồi sau đó ghép tội cho Hành khiển Nguyên Trãi và vội vã đưa cả dòng họ Nguyễn đi tru di tam tộc. Họ không dám để lâu vi sợ ràng mọi chuyện sẽ bị vỡ lở. Vậy họ làm như vậy vì mục đích gì? Thái bảo Đinh Liệt tư lự. - Nhiều năm nay ta cứ suy nghĩ mãi. Một nhân cách sáng ngời, cao cả, trung thực, ngay thẳng như ông của cháu thì tất nhiên có nhiều kẻ ganh ghét tị nạnh. Sinh thời, ngay từ lúc Thái Tổ còn, ông nội của cháu đã phải chịu nhiều long đong, vất vả. Hết bị tù đày cho đến phải từ quan về him trí rồi lại ra làm quan, cứ vậy đến mấy lần. Mặc dù trong lòng chịu nhiều đáng cay thế nhưng quan Hành khiển vẫn chịu đựng, chỉ một tấm lòng cô trung vì vua, vì nước. - Có mấy sự kiện sau này làm ta lưu ý, và tất cả đều liên quan đến Thái hậu. - Thái bảo Đinh Liệt nhấn mạnh - Thứ nhất, sau lần thứ ba quay lại triều làm việc, Hành khiển Nguyễn Trãi đã đem theo người thiếp yêu của mình là bà Thị Lộ. Bà này trẻ, đẹp, thông minh, lanh lẹ. Và một chỉ thời gian ngân sau đó, ta cũng không rõ bằng cách nào mà bà đã được Hoàng thượng chú ý và xuống chiếu phong làm Lễ nghi Học sĩ. Từ đó, bà ấy ở luôn trong cung với Hoàng thượng để dạy dỗ các hoàng tử, công chúa. Vua thì trẻ, khá là phong tình và lúc nào đi đâu bên cạnh cũng có bà Lễ nghi Học sĩ đang tuổi hồi xuân phơi phới, đương nhiên triều thần phải dị nghị. Là người thân thiết, nên ta hiểu rằng quan Hành khiển Nguyễn Trãi rất khổ tâm về chuyện này. Vợ chồng ông đã mấy lần cãi vã, lục đục với nhau. Như vậy liệu giữa Hoàng thưọng và bà Thị Lộ có gì với nhau không? Ta không bình luận, tùy cháu hiểu. Lúc này, Hoàng hậu Dương Thị Bí vừa bị giáng chức đuổi về làm dân. Bà phi Nguyễn Thị Anh mới lên làm hoàng hậu và mới sinh Thái tử. Từ lúc có bà Thị Lộ, Hoàng thượng có vẻ lơ là hẳn với Hoàng hậu. Đây chính là điêu làm cho Hoàng hậu căm ghét bà Thị Lộ. Có lẽ lúc đó nó đơn giản chỉ là sự ghen ghét của một người đàn bà. Thái bảo cẩn thận dùng viên đất nung gạch một vệt trên bàn như để đánh dấu, rồi ông nói tiếp. - Sự kiện thứ hai xảy ra: Đó là Tiệp dư Ngọc Dao đẻ con trai, tức Bình Nguyên vương bây giờ. Trước đó, yên vị rồi nhưng Hoàng hậu cũng không ngừng tìm mọi cách củng cố địa vị của mình. Các phi và cả Hoàng hậu trước đều đã bị giáng chức đuổi về làm dân, lúc này Hoàng thượng chỉ có mình Hoàng hậu và một vài phi tần khác. Tuy nhiên trong số các phi tần này nổi bật nhất chính là Tiệp dư Ngọc Dao. Đẹp người, đẹp nết nên Hoàng thượng chú ý, và thế là Tiệp dư trở thành đối thủ đáng lo ngại nhất của Hoàng hậu. Rồi một ngày kia, không hiểu sao nội quan và thái giám phát hiện trong phòng Tiệp dư có tượng Phật. Xét theo lệ cũ, Hoàng hậu ra lệnh giết Tiệp dư, mặc dù cho đang mang thai. Ta hiểu con người của Tiệp dư và cũng hiểu đây là âm mưu ám hại nhằm vào bà. Ta và nhiêu quan khác đã đứng ra xin nhưng Hoàng thượng không chịu. Thậm chí cả bà Thị Lộ cũng hết lời van xin mà Hoàng thượng cũng không chuẩn y. Giữa lúc tuyệt vọng đó, chính ta đã nhớ đến quan Hành khiển Nguyễn Trãi. Lúc này ông đã quay về triều và đang được Hoàng thượng trọng dụng, giao cho nhiều trọng trách. Ta đã bàn với bà Thị Lộ và bà ấy đã về cầu xin Nguyễn Trãi can thiệp. Cuối cùng quan Hành khiển đã đồng ý vào tâu xin với Hoàng thượng. Ta đã đoán đúng, khi quan Hành khiển có lời thì Hoàng thượng nể nên đồng ý tha chết cho Tiệp dư chỉ buộc bà ra khỏi Tử cấm thành để sinh đẻ. Như vậy vô hình chung Hành khiển Nguyễn Trãi đã phá vỡ âm mưu thâm độc mượn dao giết người của Hoàng hậu và đương nhiên trở thành kẻ thù của bà ấy. Tuy nhiên ta chưa cho rằng sự kiện này đã đến mức đẩy Hoàng hậu phải xuống tay giết toàn gia họ Nguyễn, vì ta đã tìm hiểu, trong thực tế dù rất ghét nhưng bà ta vẫn nể và sợ quan Hành khiển, thậm chí cũng rất kính trọng ông. Gạch một nét đỏ tươi như máu trên mặt bàn, Thái bảo gân giọng: - Và đây là sự kiện thứ ba. Tiệp dư và bà Thị Lộ là chị em thân thiết với nhau từ hồi nhỏ. Có lẽ việc bà Thị Lộ vào cung làm Lễ nghi Học sĩ là có sự tham gia giới thiệu trước đó của Tiệp dư với Hoàng thượng. Thậm chí sau này Tiệp dư còn đem cháu đến cho bà Học sĩ nhận làm con nuôi cho khuây khỏa. Chính vì thế khi Tiệp dư bị nạn bà Thị Lộ đã hết lời nói giúp và đương nhiên Hoàng hậu phải căm ghét rồi. Sau khi Tiệp dư thoát chết và buộc phải rời Hoàng cung, bà Thị Lộ rất buồn và vẫn hy vọng một ngày nào đó Hoàng thượng sẽ hồi tâm chuyển ý cho người đón Tiệp dư về cung, chính ta lúc ấy cũng nghĩ như vậy. Và ta cũng hy vọng, vì có nhiêu thời gian k'ê cận bên Hoàng thượng, bà Thị Lộ sẽ nói giúp giùm. Chính vì quá sốt sâng trong việc bảo vệ Tiệp dư mà bà Thị Lộ đã phạm sai lầm lớn, không những hại chính bản thân mình mà hại luôn cả quan Hành khiển Nguyễn Trãi và vạ lây cho cả họ Nguyễn của cháu. - Bà ấy giết vua ư? - Nguyên Vũ thất thanh hỏi. Thái bảo lắc đầu -Không phải vậy, dù gì bà cũng là người có chữ nghĩa và trung thành với vua, đâu có thể làm vậy được. Sai lầm của bà ấy mà sau này ta tìm hiểu là như thế này: Hiểu rằng hiện nay chỉ có Hoàng hậu là người đang đố kỵ nhất với Tiệp dư, và Tiệp dư khó có thể quay về triều nếu như Hoàng hậu còn ngồi đó, bà Thị Lộ đã quyết định tìm điểm yếu của Hoàng hậu để buộc bà ta phải chấp nhận Tiệp dư. Vậy điểm yếu ấy là gì? Thời gian này trong triều vẫn có những lời tiếng dị nghị nói ra nói vào về việc Hoàng hậu “sinh non” Thái tử, chưa kể là một mối quan hệ “bí ẩn” với người anh họ của mình mà nay là quan Thượng thư bộ Hình Lê Nguyên Sơn. Dường như đã có một bức màn bí ẩn vô hình nào đó xung quanh hai người này. Cho rằng chỉ cần chứng minh được chuyện này với Hoàng thượng là đủ, bà Thị Lộ đã lao vào tìm hiểu. Bà ấy đã tìm hiểu qua các hoạn quan trong nội cung, và xin với Hoàng thượng cho mình được xem một số giấy tờ ở Bí thư các... Nhưng bà ấy đâu hiểu ràng Hoàng hậu luôn nuôi dưỡng một mạng lưới do thám đầy trong nội cung, đó là bọn thái giám và các tên lính Cẩm y vệ lẫn bọn nội quan. Cho nên những hành động của bà Thị Lộ không thể lọt qua nổi cặp mắt của Hoàng hậu. Nhận thấy bà Thị Lộ đang bới chuyện cũ, dù chưa biết có tìm được điêu gì không, nhưng Hoàng hậu hiểu ràng chi cần có lời ong ve đến tai Hoàng thượng thôi, át tính mạng của mình sẽ bị nguy hiểm và bà ta đã quyết định xuống tay hành động trước. - Bà ấy giết vua ư? Trần Nguyên Vũ thảng thốt hỏi lại. Thái bảo Đinh Liệt trầm ngâm, lâc lư đầu - Khó nói được điều gì quá cháu ạ. Tuy nhiên việc Hoàng thượng đột ngột qua đời ở Lệ Chi viên đã là cái cớ tốt nhất để cho Thái hậu xuống tay giết tất cả họ Nguyên, trong đó có cả bà Thị Lộ, với tội giết vua. Một điều làm ta rất băn khoăn, thật ra Hoàng thượng chết vì lý do gì? Bà Thị Lộ giết vua, ta tuyệt đối không tin. Vậy vì cái gì? Bệnh tật? Cảm gió bất ngờ... hay là có kẻ mưu sát và nếu không phải bà Thị Lộ thì là ai? Hừm... - Ông vuốt râu. Và cháu thử nghĩ xem ai có lợi nhất trong việc Hoàng thượng bất ngờ qua đời vào thời điểm đó. - Thái hậu - Nguyên Vũ buộc miệng la lên và Thái bảo Đinh Liệt hoảng hồn bịt miệng chàng lại. - Sau khi yên vị buông rèm nhiếp chính, Hoàng thái hậu đã lần lượt giết tất cả những người có liên quan đến chuyện Hoàng thượng băng hà ở Lệ Chi viên. Đầu tiên là hai gã hoạn quan Đình Phúc, Đình Thắng. Tại sao Thái hậu làm vậy, trong khi đây là hai hoạn quan đã hầu Thái hậu nhiều năm, là tay chân thân thiết của bà ta từ hồi còn là phi? Bởi có lẽ chúng biết nhiều quá, chúng là người được Thái hậu phái theo để hầu Hoàng thượng mà thực chất là làm do thám cho Thái hậu, chính vì thế mà chúng phải chết đầu tiên. Tiếp theo sau đó là Tư không Trịnh Khắc Phục, ông ta là một võ quan thân thiết của Thái hậu, cũng bị bà ta xuống chiếu giết không lý do. Có lẽ cũng chỉ vì biết nhiều quá. Người chết oan ức nhất trong chuyện này chính là Quốc thượng hầu Trịnh Khả. Vị cố mạng lương thần này về cuối đời rất tận tụy trung thành với Thái hậu, thậm chí việc đưa long thể của Hoàng thượng từ Lệ Chi viên về Thái hậu cũng giao cho ông ấy làm. Chính vì thế mà chết oan, bởi khoảng mấy năm sau đó, nghe đâu ông ta cũng tỏ vẻ nghi ngờ về cái chết không minh bạch của Tiên đế, và thế là nhân có kẻ dâng biểu nói xấu dèm pha Quốc thượng hầu, lập tức Thái hậu xuống chiếu giết cả hai cha con họ. Như vậy, cháu thấy không, tất cả những ai có liên quan dù ít hay nhiều đến cái chết bí ẩn của Hoàng thượng ở Lệ Chi viên đều bị Thái hậu giết chết. Bí mật này nay có lẽ chỉ còn mình Thái hậu biết mà thôi. Không lẽ mọi chuyện sẽ chìm vào dĩ vãng mãi mãi ư? - Cháu nghĩ còn, - Nguyên Vũ cười - ít nhất cũng là lá huyết thư của Đình Phúc, Đình Thắng để lại. Thái bảo Đinh Liệt cười thú vị. - Đúng vậy. Cho nên khi xuất hiện chuyện tấm địa đồ của Lương Dật và lá huyết thư của hai hoạn quan kia thì ta rất quan tâm. Dù hiện nay ta cũng chưa biết chúng viết những gì, nhưng rõ ràng đây là những bí mật cung đình lớn lao và nếu chúng ta có nó thì sẽ vạch mặt được những âm mưu đen tối bấy lâu nay của Thái hậu. Vì vậy việc truy tìm lá thư này xem ra rất quan trọng. - Cháu hiểu. Thái bảo Đinh Liệt có một cử chỉ rất lạ, ông chắp tay hướng lên trời, mắt rưng rưng lệ. - Nguyễn Tiên sinh... Nếu ông ở trên trời có linh thiêng xin hãy phù hộ cho chúng tôi. Tôi biết ông là một bậc thần thánh, nay vận hội đang đến cho dân cho nước. Ong là một con người cả đời vì dân vì nước, vậy xin ông hãy phù hộ cho chúng tôi. Hy vọng một ngày kia nỗi oan khuất của ông và dòng họ sẽ được gột rửa. Đinh Liệt này xin thề với trời đất, một ngày còn sống, còn một hơi thở, tôi cũng nhất định phải làm hết sức mình để chiêu tuyết minh oan cho ông. Có một làn hơi nóng chạy khắp chân thân. Trong đầu Nguyên Vũ chợt hiện lên hình ảnh đôi mắt đẫm lệ đau khổ của bà nội cách đây hơn 20 năm khi nói với các con trai của mình: ”Các con hãy đi đi, dòng họ chúng ta không thể bị tận diệt được. Các con còn sống ngày nào thì hãy nhớ đến nỗi nhục mà tìm cách gột rửa, minh oan.” Con cháu, những người thiếp cùng gia nô trong nhà đều quỳ xuống dưới chân bà để lạy và khóc. Bà cám mấy nén hương lên lư đồng trên bàn thờ họ, nói ráo hoảng: “Còn ta, ta ở đây để chờ ông ấy về. Ta đã sống tình vợ chồng hơn 40 năm, tóc đã bạc cả rồi. Nay có đi về suối vàng, làm sao đi lẻ bạn được.” Rồi những ngày ăn mặc rách rưới sống lẩn lút trong người dân tộc, không một nụ cười, không một tiếng nói to. Gia đình chàng đã sống vất vưởng như những hồn ma. Cũng may lúc ấy còn có sự giúp đỡ của con cháu quan Bế Khác Triệu nên gia đình chàng tránh được sự truy lùng của triều đình. Nhưng trên khuôn mặt cha chẳng bao giờ nở một nụ cười, mái tóc sớm bạc tráng như sương. Cả đôi mắt của bà nội ba cũng đã mờ đi vì khóc nhiều. Chỉ có anh em Nguyên Vũ và chú Anh Vũ là lớn lên trong vô tư vì không hiểu hết được những nỗi đau trong tim của người lớn. Đó chính là những oan khuất của cả một dòng họ và nay chàng đang làm cũng vì điều ấy chăng? Nhìn đôi mắt ướt lệ của chàng, Thái bảo Đinh Liệt nám vai Nguyên Vũ bùi ngùi: - Đã mười mấy năm qua rồi mà ta vẫn chưa quên được những hình ảnh đau thương ngày ấy. Và ta vẫn thường thề với lòng mình là một ngày nào đó, bằng mọi giá phải làm cho ra lẽ chuyện này. Nay cơ hội đang đến, tất cả chúng ta đều phải cố gắng, cháu hiểu chú? Gió mát đang lướt qua.