HUỘC VỀ TRẤN GIA HƯNG của châu Phục Lễ có một dãy núi hiểm trở. Núi nối núi, chán dọc theo sông Thầy, vách đá thẳng đứng, cao muôn trượng, kéo dài hàng mấy dặm. Nơi này cũng là địa giới giữa châu Phục Lễ và các châu khác của Bắc đạo. Trong dãy núi này có hai núi tách riêng chạy ra sát sông Thầy, dân gian thường gọi là núi Anh và núi Em, bởi nhìn xa trông như hai anh em đang nắm tay nhau đi. Núi Em nằm ở sâu trong đất liền còn núi Anh chân chạy ăn thẳng xuống sông Thầy, nhấp nhô trên sóng nhìn gồ lên như sống lưng của con giông núi đang bơi. Tổng đà của Hồng Y giáo nằm ở bên núi Anh. Nối giữa hai đỉnh núi cheo leo này là một chiếc cầu dây bắt lát lẻo từ bên này qua bên kia núi. Tuy nhiên muốn lên được cây cầu này phải đi từ dưới sườn núi Em lên men theo một con đường đất nhỏ rất khó đi, cỏ hoang mọc kín lối và muốn lên đến lưng sườn núi để qua cầu phải vượt qua những ba vọng gác, các vọng gác đều nấp chìm trong lùm cây kín, có đệ tử của Hồng Y giáo canh gác cẩn thận. Vượt qua cầu này từ núi Em sang sẽ vào được Tổng đà Hồng Y giáo, cho nên nó được canh gác rất kỹ lưỡng. Lần đầu tiên theo sư tỷ đà chủ Trịnh Xuân Hương đến Tổng đà Hồng Y giáo nên Nguyên Vũ rất bỡ ngỡ. Sau mấy lần gặp gỡ, biết là người cùng chí hướng, họ nhanh chóng tìm được sự cảm thông, được sự đồng ý của Thái bảo Đinh Liệt, Nguyên Vũ đã quyết định nhận Xuân Hương làm chị kết nghĩa. Từ lâu chàng đã nghe danh tiếng của Hồng Y giáo nhưng đây là lần đầu tiên Nguyên Vũ được đến Tổng đà. Sau mấy ngày cưỡi ngựa, đến chân núi cả hai xuống ngựa, theo ám hiệu sẵn và nhận ra đây là đà chủ Nam đạo, một môn đệ của Hồng Y giáo chạy lại đón hai người dẫn lên núi. Nguyên Vũ là người lạ mặt, nhưng đi với đà chủ Xuân Hương nên coi như đã được nàng bảo lãnh, vì thế từ dưới chân núi đi lên đến nơi hầu như không có ai lại chặn hỏi. Xung quanh hai núi này nhà dân khá nhiều, họ sinh sống chủ yếu bằng nghề săn bán và trồng lúa trên những ruộng bậc thang và hầu như đều là nhà của các môn đệ trong giáo đã xuất quy về lập gia đình sinh sống, cũng như của một số gia đình có con em theo Hồng Y giáo. Chính đây là lực lượng canh gác vòng ngoài từ xa rất hiệu nghiệm. Chẳng vậy mấy lần quan quân triều đình tổ chức tấn công lên Tổng đà Hồng Y giáo đều không được. Vì chính những người dân xung quanh là những trạm gác di động báo trước nên Hồng Y giáo đã kịp lẩn trốn, triều đình không thể làm gì được. Nguyên Vũ còn được biết từ đây vào trong trấn tai mắt của Hồng Y giáo rất nhiều, chưa kể bọn họ còn cám người trong phủ quan, chẳng thế, triều đình có động tĩnh gì Hồng Y giáo đều biết trước để đối phó. Nhìn cây cầu dây lác lư chòng chành trước gió, Trần Nguyên Vũ hơi chợn, chàng không dám nhìn xuống vực sâu hun hút bên dưới, gió lồng lên lạnh ngát. - Tỷ tỷ, ai yếu bóng vía làm sao dám đi cây cầu này, - Và chàng ngó quanh thắc mác - Tổng đà chọn ở nơi này quả rất hiểm trở. Tuy nhiên nếu quan quân triều đình tổ chức quân bao vây xung quanh đây một thời gian dài há chúng ta chẳng khác nào cá trong rọ chịu chết đói và phải đầu hàng ư? Đà chủ Xuân Hương cười nhẹ. - Triều đình cũng đã làm rồi, không những một lần mà những mấy lần kia, nhưng đều thất bại. -Tại sao? - Tại vì họ đã bao vây mãi, nhưng đệ tử Hồng Y giáo chẳng ai bị chết đói như đệ đã tưởng ca. - Không lẽ Hồng Y giáo có kho quân lương lớn? Xuân Hương nghó nghiêng nhìn Nguyên Vũ cười, hỏi ngược lại: - Đệ hỏi ta kỹ quá. Phải chăng muốn tìm điểm yếu của Hồng Y giáo chúng ta? - và rồi nàng cười xòa - Đệ yên tâm, bổn giáo có cách mà triều đình chẳng làm gì được. Đệ phải hiểu ràng chúng ta chẳng dại gì tự bó mình trong rọ cả, chúng ta có cách tính toán riêng. - Nàng chỉ tay - Đệ thấy đấy, muốn qua ngọn núi này chỉ có một con đường độc đạo làm bằng dây leo, chỉ cần chặt cầu là coi như hết đường ra vào. Phía dưới núi, một nửa nằm chắn ngang sông, đá nhọn lởm chởm rất nguy hiểm, sóng dữ, thuyền không thể cập được, nửa bên kia của núi dựa lưng vào dãy hoành sơn cao ngút ngất, chạy dài. Nơi đây thiên địa đều hiểm trở, chính vì thế Tổng đà Hồng Y giáo chọn chốn này để dung thân và trước kia là ngạo nghễ chống giặc Minh, nay chống triều đình. Cũng mấy lần triều đình xua quân vào chiếm được Tổng đà của giáo, đốt phá hết và thậm chí có một lần còn cho quân ở lại ngay trong Tổng đà nữa. Nhưng sau đó phải nhanh chóng rút lui vì không muốn bị chết hết quân bởi sẽ bị giáo đồ của giáo ẩn hiện trong các hang động giết lẻ. Từ đó triều đình chỉ dám xua quân đánh chiếm bên ngoài. Tính ra mỗi lần giao tranh, thương vong bên ta bị rất ít mà tổn hại thường thuộc về quan quân triều đình. Vì thế mấy năm gần đây triều đình rất ngại phải xua quân đi đánh Hồng Y giáo, trực diện thì không gặp mà lại bị tổn thất rất lớn. Đệ phải biết chốn này núi cao, rừng rậm, sông sâu, hang hóc nhiều, là đất thiêng của Hồng Y giáo, làm sao quan quân triều đình đánh nổi. Trần Nguyên Vũ gật đầu và không hỏi nữa, có lẽ đấy là những bí mật mang tính sinh tử của Hồng Y giáo, không đơn giản với ai cũng có thể tiết lộ. Vượt qua cây cầu là vào được đến cửa Tổng đà trên núi Anh, ở đây có một trạm gác cuối. Đà chủ Trịnh Xuân Hương và Trần Nguyên Vũ dừng lại trước một cổng đá vòm rất lớn, khi xưa có lẽ đây là một cái hang động thiên nhiên cực lớn, sau này được Hồng Y giáo chọn ở nên đã cho sửa chữa lại. Kể ra Hồng Y giáo cũng khá ngang nhiên khi cho khác chữ hiệu tên giáo phái của mình lên cửa vòm. Đến đây Nguyên Vũ bị chặn lại, mặc cho đà chủ Xuân Hương hết lời nói nhưng mấy môn đệ gác cửa Tổng đà rất lễ phép cương quyết không cho vào. Các trưởng lão có lệnh, hôm nay là ngày trọng đại, Hồng Y giáo tổ chức đại hội không có mời khách. Cũng như xưa nay cũng không có người lạ nào được vào Tổng đà nếu không có lệnh của giáo chủ. Hiện nay thì phải được sự đồng ý của hai vị sứ giả, hoặc là các Trưởng lão. Ngoài ra tuy không nói ra nhưng bọn giáo đồ gác cửa đều nhìn Nguyên Vũ với vẻ nghi kỵ thấy rõ. Bởi vì trước khi đến đây, nhâm để đảm bảo giữ bí mật thân phận của mình, Trần Nguyên Vũ đã quyết định dùng thuật dung dị cải trang xóa đi vẻ mặt thật của mình. Vì thế lúc này nhìn khuôn mặt chàng rất khó coi, không e ngại sao được. Thấy thái độ của bọn giáo đồ rất cương quyết, Xuân Hương cũng đành chịu, nàng dặn Nguyên Vũ chờ mình và đi vào trong, một lát sau có một vị trưởng lão râu tóc bạc phơ, chống cây quải tử, chân khập khiễng đi ra, theo sau ông ta là Xuân Hương. Nghe nàng thì thầm một lát, vị trưởng lão chống quải đi đến ngắm nhìn Nguyên Vũ khá lâu. Tuy mặt của Nguyên Vũ lúc này nhìn rất kỳ quái nhưng vị trưởng lão lại tỏ vẻ không ngạc nhiên, hình như ông ta đã biết trước điều đó. Cuối cùng vị trưởng lão kia gật đầu và khoát tay ra hiệu cho các môn đệ gác cửa cho phép Nguyên Vũ vào bên trong. Bên trong một động đá khá lớn, mắt rượi bởi có gió lùa thông từ ngoài vào chạy tuốt lên trên đỉnh động. Và ánh sáng trời chiếu hắt xuống một khoảng sân rộng bên dưới, nên bên trong khá sáng. Hang động này thật rộng, có thể chứa đến mấy tòa nhà mà vẫn thấy mênh mông. Chưa kể Nguyên Vũ nhận thấy nó còn có nhiều đường bí mật ngoắt ngoéo, vòng vèo, chỗ lên chỗ xuống. Quả thật là một nơi thật hiểm hóc, hèn gì triều đình xua quân vào được lại phải rút lui ra ngay, ở lại là dại dột, chỉ có chết mà thôi. Đến giữa sân, Nguyên Vũ đảo mắt quan sát. Chàng nhận thấy sát phía bên trên cùng là một chiếc ghế đá tạc ăn sâu vào vách đá, có hình rồng uốn lượn và có phủ một tấm nệm da thú màu xám trên ghế. Vị trí nằm của ghế là ở nơi cao nhất và nhìn rất uy nghiêm. Chàng thầm đoán có lẽ đó là ghế ngồi của giáo chủ. Xuống dưới một chút là một cái bàn đá dài, sau lưng có hàng ghế. Trên đó có ba vị trưởng lão râu tóc bạc phơ đang ngồi, thần thái khá lẫm liệt, đó là các trưởng lão của Hồng Y giáo. Tiếp theo là một khoảng sân rộng, nép hai bên là những dãy bàn để đồ ăn thức uống. Phía sau là các đà chủ và phân đà chủ các miền ngồi dọc theo hai bên vách đá, chỉ nhìn thoáng qua cũng thấy bọn họ đã chia thành hai phe rất rõ ràng. Trước khi về đây, Xuân Hương có cho chàng biết, hôm nay Hồng Y giáo tổ chức đại hội chọn giáo chủ đời thứ ba. Sau năm năm giáo chủ bế quan và mất tích, nay Hồng Y giáo quyết định tổ chức đại hội để chọn giáo chủ mới. Xưa nay Hồng Y giáo không có thể lệ chọn giáo chủ theo kiểu chỉ định, phẩm hàm cao thấp, mà là lựa chọn công khai, dựa trên sự giới thiệu tín nhiệm của các phân đà, tổng đà, các tả hữu sứ giả và trưởng lão. Nhìn chung bất luận là ai, miễn là đệ tử của Hồng Y giáo và được một đà chủ giới thiệu thì đều có quyền tham dự vào việc chọn lựa giáo chủ. Việc chọn lựa giáo chủ diễn ra minh bạch trước sự chứng kiến của toàn thể giáo đồ, cụ thể là dựa trên việc so tài võ công. Lần lựa chọn thứ ba này, các trưởng lão đều từ chối tham gia nại lý do vì tuổi cao. Các đà chủ sau nhiều lần thương lượng chọn người của phe mình, cuối cùng tất cả chỉ còn tập trung vào hai vị Tả - Hữu sứ giả. Việc lãnh đạo bổn giáo là giáo chủ và dưới giáo chủ là hai vị sứ giả cùng các trưởng lão. Tuy nhiên việc chỉ đạo các đà và phân đà chủ yếu do hai sứ giả làm, do vậy bao giờ cũng hình thành hai phái ủng hộ hai sứ giả này. Huống gì, sau năm năm giáo chủ bế quan và mất tích thì hai vị sứ giả này vô hình chung đã trở thành các “giáo chủ con” của Hồng Y giáo. Đến ngay ba trưởng lão cũng bị chia thành hai phe theo hai sứ giả. Và đại hội ngày hôm nay nhằm chấm dứt tình trạng ấy. Triều đình chia đất nước thành 5 đạo với 19 trấn, lộ. Hồng Y giáo cũng chia giáo của mình ra làm năm đà của năm đạo gồm các đà chủ Bắc đạo, Tây đạo, Đông đạo, Nam đạo, Hải Tây đạo. Dưới quyền các đà chủ các đạo là 19 phân đà chủ, các phân đà chủ này chịu sự lãnh đạo liên đới đến hai vị tả hữu sứ giả cùng các trưởng lão. Hai vị tả hữu sứ giả chủ yếu đặt sự quản lý của mình lên năm đà chủ, cho nên sự liên kết tạo thành thế mạnh của các tả hữu sứ giả là chủ yếu trên các đà chủ. Tả sứ giả được đà chủ Nam đạo Xuân Hương và một đà chủ Hải Tây đạo ủng hộ, còn Hữu sứ giả là do các đà chủ còn lại ủng hộ. Đương nhiên đà chủ vùng nào ủng hộ sứ giả nào thì các phân đà chủ vùng ấy cũng về theo. Xét ra hai vị sứ giả này về thực lực nhấp nhỉnh ngang nhau, bởi tuy Hữu sứ giả số đà chủ và phân đà chủ ủng hộ nhiều hơn nhưng lại không được các đà chủ và phân đà các vùng trọng yếu ủng hộ, đó là hai vùng Đông Kinh và Tây Kinh. Sau mấy năm quyền lực chồng chéo và chia năm sẻ bảy giữa hai vị sứ giả, cuối cùng ngày hôm nay các trưởng lão của Hồng Y giáo cũng đã đi đến quyết định phải tổ chức đại hội lựa chọn giáo chủ mới, tránh cho Hồng Y giáo ngày càng suy yếu vì nội bộ mất đoàn kết, tranh giành quýền lực của nhau. Các phân đà chủ của vùng Nam đạo thấy đà chủ Xuân Hương đến liền nhao nhao dậy chào nàng. Nhìn sự kính trọng của họ dành cho vị đà chủ dù là một nữ nhân lại còn rất trẻ tuổi, Nguyên Vũ thầm ngưỡng mộ vị sư tỷ của mình. Rõ ràng nàng là một người con gái rất tài giỏi và có uy tín. Đà chủ Trịnh Xuân Hương tươi cười ngồi xuống chiếc ghế dành cho mình và cúi đầu chào mọi người. Khi gặp ánh mắt của nàng, Hoàng tả sứ giả nở nụ cười đáp lại trong khi Vĩnh hữu sứ giả thì tảng lờ đi như không nhìn thấy gì. Tổng đà rộn ràng tiếng chào hỏi lẫn nhau lao xao của các đà chủ, phân đà chủ các miền. Ngước mắt nhìn ánh nâng mặt trời đang chiếu xuống đọng thành một vòng tròn lớn, nở như một đóa hoa giữa sân của Tổng đà Hồng Y giáo. Một vị trưởng lão khẽ hâng giọng và vung gập một cái beng vào chiếc khánh đồng lớn nằm ở góc sân trên. Nghe tiếng khánh hiệu, mọi người im lặng, trật tự. Lâm trưởng lão đứng dậy. Trong Hồng Y giáo, vị trưởng lão này được giao nhiệm vụ giữ gìn giáo quy của bổn giáo cho nên tiếng nói của ông rất có uy tín. Ông ta nhìn lướt mọi người và nói. - Hỡi tất cả các môn đệ Hồng Y giáo, các anh em. Hồng Y giáo chúng ta từ ngày thành lập cho đến nay cũng đã gần 100 năm. Tôn chỉ của giáo khi thành lập là giết giặc cứu nước. Sau khi đánh đuổi giặc Minh đi, vào ngày lập nước, Thái Tổ nhà Lê đã từng vời giáo chủ của chúng ta về triều để ban thưởng. Xét ra đáng lẽ Hồng Y giáo chúng ta đã hoàn thành nhiệm vụ. Thế mà nay chúng ta vẫn phải tiếp tục đứng ra vì triều đình bây giờ là một bè lũ thối nát, hại dân. Và chúng ta không chống cả triều đình, chống đất nước, nhân dân. Chúng ta không phải là một lũ thảo khấu, đầu trộm đuôi cướp chúng ta chống những tham quan hủ bại, chống những kẻ lợi dụng quyền lực để hại dân, hại nước. Trải qua bao đời nay Hồng Y giáo chúng ta là một tổ chức lớn mạnh, được dân tin yêu, quan quân kính mến và bạn hữu giang hồ nể trọng. Tôi hy vọng chúng ta sẽ mãi mãi phát huy được sức mạnh ấy. Tuy nhiên ngày hôm nay chúng ta đột ngột phải tổ chức đại hội là có một lý do riêng. Năm năm trước, vị giáo chủ đời thứ hai đã nhập quan để nghiên cứu võ công và mất tích một cách bất ngờ. Nhiều năm nay các trưởng lão và hai vị Tả, Hữu sứ giả đã nhiều lần tìm kiếm nhưng đều không thấy. Vì thế cho đến ngày hôm nay các trưởng lão quyết định phải tổ chức đại hội chọn lựa vị giáo chủ mới, đây là điều bất đâc dĩ, nhưng chúng ta phải làm, vì không thể để Hồng Y giáo trở thành một giáo phái mà quần long vô chủ được. Beng... beng... beng... Vị trưởng lão nàỵ gõ ba tiếng khánh nữa như để nhấn mạnh những lời nói của mình. Ong ta hít một hơi dài và tiếp tục nói, nhưng chưa mở miệng thì Lâm trưởng lão ngạc nhiên phát hiện phía bên trái đà chủ Nam đạo có một gã thanh niên trẻ tuổi, khuôn mặt vàng ệch trông như một người bị bệnh nặng, nhìn rất quái dị, đang ung dung ngồi bên cạnh nàng ta. Tuy nhiên chỉ lướt qua là trưởng lão biết ngay rằng người này cố ý dùng thuật dung dị để che giấu mặt thật của mình. Lâm trưởng lão tức giận, hôm nay là đại hội mang tính nội bộ để chọn giáo chủ, các đệ tử bình thường cũng không được dự, chi có các phân đà chủ trở lên mới được dự, vậy tại sao... Lão trừng mắt chỉ tay về phía Nguyên Vũ hỏi giật giọng: - Tiểu tử này là ai? Nghe tiếng hỏi gay gát và ánh mắt đầy nghi kỵ của Lâm trưởng lão, Xuân Hương vội vàng đứng dậy, chắp tay lễ phép. - Thưa Lâm trưởng lão, vị thiếu hiệp này là bạn của ta. - Là đà chủ của vùng Nam đạo, - Lâm trưởng lão dàn giọng - chắc chắn đà chủ phải hiểu ràng hôm nay bổn giáo chúng ta đang giải quyết công việc nội bộ, không thể cho người lạ mặt dự được. Tại sao đà chủ dám tự tiện dẫn bạn bè vào đây. Có những tiếng rầm rì ngạc nhiên của các môn đồ Hồng Y giáo. Hoàng sứ giả phía trên nhìn Xuân Hương cau mày, lão thầm trách tại sao nàng lại có thể hớ hênh đến như vậy. Trước những ánh mắt không thân thiện, Nguyên Vũ thấy nhột nhạt trong người, nhưng do đã có thỏa thuận trước với Xuân Hương nên chàng để mặc cho nàng ta đối phó. Xuân Hương nhìn mọi người, cười rất tươi và nói: - Trưởng lão nói rất đúng và tôi cũng hiểu luật lệ của bổn giáo. Tuy nhiên vị thiếu hiệp này không phải là người xa lạ đối với chúng ta. -Nàng trịnh trọng chỉ tay vào Nguyên Vũ giới thiệu - Thực ra Trần thiếu hiệp đây là đệ tử ký danh của lão giáo chủ chúng ta chứ không phải là người ngoài. - Cái gì? Mọi người ồ lên ngạc nhiên. Vĩnh sứ giả đang ngồi phía bên kia, thấy vậy, lão ta lườm nàng, cười nhạt, hỏi: - Trịnh đà chủ, đà chủ có chứng cớ gì để nói vị huynh đệ đây là đệ tử của lão giáo chủ. Xưa nay trong bổn giáo chúng ta ai cũng biết giáo chủ không hề thu nhận học trò và duy nhất chỉ có Đoàn công tử là con nuôi. Nay ở đâu ra có người tự nhận là môn đệ của giáo chủ, như vậy là có ý gì? - Ý gì... - Mọi người nhao nhao hỏi. Trịnh Xuân Hương bình tĩnh nhìn mọi người. - Thưa các vị, thế xưa nay võ công đác ý nhất của bổn giáo chúng ta là môn võ công gì? Mỗi người trả lời một ý, cuối cùng Hoàng sứ giả lên tiếng. - Long Vân kiếm pháp. Vĩnh sứ giả gật đầu và các vị trưởng lão cũng gật đầu chấp nhận. - Thế nếu vị thiếu hiệp đây biểu diên được toàn bộ bài Long Vân kiếm pháp do giáo chủ truyền dạy cho quý vị xem, liệu điều này có chứng thực được rằng đây là môn đệ của giáo chủ và có đủ tư cách để tham dự đại hội của chúng ta không? Tình thế xảy ra bất ngờ làm Vĩnh sứ giả lúng túng. Lão đưa mắt nhìn mấy vị trưởng lão đang ngồi, có ý cầu cứu. Vương trưởng lão, người chống quải tử lúc nãy cho Nguyên Vũ vào, dường như chỉ chờ có vậy, ông ta liền đứng lên, trịnh trọng nói: - Vị thiếu hiệp đây có được dự đại hội của chúng ta hay không, cần xem xét sau. Tuy nhiên theo như lời khẳng định của Trịnh đà chủ Nam đạo thì việc đầu tiên, thiếu hiệp phải chứng minh được mình có đúng là môn đệ của giáo chủ hay không đã. Mọi người đồng ý. - Thiếu hiệp, hãy cho chúng ta biết, liệu thiếu hiệp có phải là môn đệ của giáo chủ khong? Bấy giờ Nguyên Vũ mới đứng dậy, nhìn mọi người, mỉm cười. Chàng chắp tay trịnh trọng đáp: - Tại hạ rất vinh dự được lão giáo chủ của bổn giáo dạy võ công và thu nhận làm đệ tử. Tuy nhiên cũng mới chỉ là đệ tử ký danh vì chưa làm lễ bái sư chính thức. Tuy nhiên tại hạ vẫn coi như mình là môn đệ của lão giáo chủ. Vương trưởng lão cau mày: - Các hạ chưa làm lễ bái sư nhưng lại được giáo chủ của bổn giáo dạy cho pháp kiếm pháp trấn danh của Hồng Y giáo. Lạ thật... - Ong ta lẩm bẩm - Giáo chủ làm như vậy là có ý gì? Vĩnh sứ giả thấy vậy cũng đứng dậy, khoát tay: - Chúng ta khoan bàn lý do tại sao giáo chủ dạy kiếm pháp Long Vân cho vị thiếu hiệp này. Trước hết các hạ hãy chứng minh có đúng mình được giáo chủ bổn giáo dạy kiếm pháp hay không? Trần Nguyên Vũ gật đầu chấp thuận. Vi đã có lời dặn trước của Xuân Hương nên chàng không ngạc nhiên lám về lời yêu cầu này. Nguyên Vũ bước thẳng ra giữa sân, chàng từ từ rút thanh gươm bên hông ra, chĩa thẳng, nhám mắt, hơi khụy chân phải xuống, tay phải từ từ nâng gươm lên ngang mày và vận lực rung đầu lưỡi gươm. Rồi sau đó Nguyên Vũ thong thả biểu diên đúng 50 chiêu của bài Long Vân kiếm pháp lừng danh của Xích Côn Lão tử, Giáo chủ Hồng Y giáo. Thực tế bài kiếm này, tất cả các môn hạ Hồng Y giáo đều có được học ít nhiêu. Tuy nhiên không có ai là được giáo chủ dạy trọn vẹn, lý do, người được học toàn bộ thường phải là kẻ kế nghiệp giáo chủ trong tương lai. Đấy là giáo quy của Hồng Y giáo. Tất cả môn đồ Hồng Y giáo chăm chú xem và thỉnh thoảng lại ồ lên những tiếng thán phục. Bọn họ như bị mê đi trước những đường kiếm loang loáng đang được biểu diễn đẹp tuyệt vời. Khi Nguyên Vũ múa xong bài kiếm pháp, tất cả mọi người không nói gì và đều nhìn về phía các trưởng lão cùng hai vị Tả, Hữu sứ giả đang ngồi ở bên trên. Đây như là một sự thừa nhận hiển nhiên về việc Nguyên Vũ đúng là đệ tử ký danh của Hồng Y giáo chủ. Hoàng sứ giả ném cái nhìn về phía Lâm trưởng lão vì ông ta là người được giao nhiệm vụ giữ thanh quy, cho nên tiếng nói của lão sẽ mang tính quyết định. Vị trưởng lão vuốt râu nhìn Nguyên Vũ gật gù. - Trần thiếu hiệp, quả đúng thiếu hiệp là môn đệ của giáo chủ. Bởi chỉ có môn đệ của giáo chủ mới có thể biểu diễn được toàn bộ bài kiếm pháp này, dù thiếu hiệp mới chỉ là đệ tử ký danh. Tại sao như vậy, lão chắc rằng giáo chủ có lý do của mình, tuy nhiên rõ ràng nếu như giáo chủ không có ý thu nhận thiếu hiệp làm đệ tử thì không bao giờ giáo chủ lại dạy gần hết bài kiếm pháp trấn gia của bổn giáo cho thiếu hiệp cả. Đại hội này chi có các phân đà chủ trở lên mới được tham gia, tuy nhiên nếu đã là đệ tử của giáo chủ thì có thể phá lệ. -Lão hít một hơi dài, đứng dậy dõng dạc nói - Vì vậy, lão phu không phản đối việc Trần thiếu hiệp được tham dự đại hội của chúng ta. Tuy nhiên, lão xin hỏi tại sao thiếu hiệp che giấu thân phận của mình để đến dự đại hội này là có ý gì? Quả là một người có cặp mắt tinh tường, Nguyên Vũ không bối rối vì chàng đã lường trước điều này rồi. - Thưa quý vị, thật ra tại hạ cũng không muốn làm như vậy. Tuy nhiên thân đang mang trọng trách, lộ mặt không tiện, nên bất đâc dĩ phải làm vậy. Nếu các vị đã tin tưởng tại hạ là môn đệ của lão giáo chủ thì xin không cật vấn tại hạ về điều này. Uy tín của giáo chủ Hồng Y giáo thường rất lớn, không những trong giáo chúng mà cả trong bạn hữu giang hồ. Cho nên khi Nguyên Vũ nói vậy, tất cả giáo đồ cho đến các trưởng lão đều nín thinh. Thật bất ngờ có một vị trưởng lão đứng dậy, sau này Nguyên Vũ mới biết ông ta là Viên trưởng lão, người về phe với Vĩnh hữu sứ giả. - Trần thiếu hiệp, nếu chỉ qua biểu diễn một bài kiếm pháp của bổn giáo mà tự xưng rằng là môn đệ của giáo chủ thì lão thấy chưa ổn. -Ong ta vuốt râu - Biết đâu chẳng có kẻ cố công học đủ 50 chiêu kiếm pháp, bởi những chiêu kiếm này trong giáo chúng đang ngồi đây, kẻ ít người nhiêu đều có học được, ít nhất các sứ giả và các trưởng lão đều biết trọn 50 chiêu, chỉ trừ 2 chiêu cuối, thuộc về giáo quy chỉ riêng giáo chủ mới được biết. Do vậy, chi với 50 chiêu kiếm mà xưng rằng là môn đệ của giáo chủ để được dự đại hội của chúng ta thì lão thấy không yên tâm. Trong khi giữa giáo chủ và thiếu hiệp không có làm lê bái sư, vậy, thiếu hiệp có thể có tín vật gì để chứng minh rằng mình thực sự là môn đệ của giáo chủ chăng? Lời của ông ta không phải không có lý và mọi người ồ lên chấp nhận. Trịnh đà chủ Xuân Hương chột dạ nhìn Nguyên Vũ, điều này nằm ngoài dự liệu của nàng. Xuân Hương chủ quan cho ràng chỉ cần Nguyên Vũ biểu diễn đủ 50 chiêu kiếm Long Vân thì sẽ không có ai cật vấn về thân thế của chàng nữa, chính vì vậy nàng rất yên tâm khi giới thiệu Nguyên Vũ là đệ tử của giáo chủ. Nay Viên trưởng lão đột nhiên phá ngang và rõ ràng lời của ông ta rất hữu lý. Nguyên Vũ cũng ngẩn người, chàng thoáng lúng túng, ánh mắt chê giễu của Vĩnh sứ giả nhìn chàng châm chặp, không thân thiện. Ông ta chỉ chờ một khác nữa nếu như Nguyên Vũ không trả lời được lập tức sẽ cho giáo đồ bắt giữ ngay tức khắc. Bất chợt một tia chớp lóe qua đâu, suýt nữa Nguyên Vũ reo lên. Chàng mỉm cười thò tay vào trong túi lấy ra một vật đưa lên cao. - Tại hạ nghĩ rằng vật này các trưởng lão biết nó là của ai. Và Nguyên Vũ đi lên đặt nó trước mặt Lâm trưởng lão. Đó là một lưỡi đao nhỏ, loại truy thủ, rất bén, đao này được dùng bằng thép của xứ Thanh, vốn được tôi luyện trong lò hàng năm trời. Nó thuộc loại đao quý. Lưỡi thép ánh sâc xanh, bén ngọt, đầu cán lưỡi đao truy thủ có một viên đá quý và trên đó có khắc tín phù ấn hiệu của riêng giáo chủ Hồng Y giáo. Vật này vốn là vật bất ly thân của Xích Côn Lão tử. Nếu Nguyên Vũ không phải là đệ tử của ông ta thì chẳng bao giờ chàng có thể có vật này. Chỉ cần liếc sơ qua là Viên trưởng lão nín thinh. Lâm trưởng lão cầm lưỡi đao quý lên ngâm nghía một lát, trả lại cho Nguyên Vũ và gật gù nói: - Trần thiếu hiệp, bây giờ lão đề nghị thiếu hiệp hãy giới thiệu một chút về bản thân mình, thiếu hiệp được giáo chủ thu nhận trong trường hợp nào và khi giáo chủ dạy thiếu hiệp toàn bộ bài kiếm pháp kia thì giáo chủ có cho biết là có ý tứ gì không, bởi Trần thiếu hiệp phải biết rằng, giáo quy của bổn giáo có quy định ai học được toàn bộ bài kiếm pháp Long Vân thì người đó đương nhiên sẽ là giáo chủ kê nghiệp. Mọi người hiểu ý. Vĩnh sứ giả thấy vậy cười khan. - Lâm trưởng lão, ông quên mất rằng Long Vân kiếm pháp vị thiếu hiệp đây biểu diễn còn thiếu chiêu thứ 51 và 52 nữa chứ? - Đúng thế. - Lâm trưởng lão gật đầu thừa nhận - Tuy thiếu hai chiêu, nhưng nó vẫn chứng tỏ vị thiếu hiệp đây được chân truyền từ giáo chủ. Thấy vậy Trần Nguyên Vũ bèn nói: - Thưa các vị, tại hạ là con cháu của Trang chủ Ngoại Miêu gia, đại hiệp Nguyễn Ưng. Năm xưa tại hạ có diêm phúc được lão giáo chủ truyền dạy bộ kiếm pháp này và thu nhận làm môn đệ. Hôm nay tại hạ đến đây tham dự đại hội của bổn giáo là theo lời mời của Trịnh đà chủ, dù sao thì giữa tại hạ và Hồng Y giáo coi như có duyên. - Trần thiếu hiệp, lão muốn hỏi một việc. - Lâm trưởng lão háng giọng - Theo như cậu nói, năm xưa cậu có duyên được gặp giáo chủ của bổn giáo và được ngài thu nhận làm đệ tử, dù mới chỉ là ký danh. Tuy nhiên lão muốn hỏi, ngày ấy, thiếu hiệp có được nghe giáo chủ của bổn giáo cho biết ngài đi đâu, làm gì và sẽ còn quay về bổn giáo nữa hay không? Câu hỏi của ông ta cũng nằm trong tâm tư của nhiêu giáo chúng, cho đến tận bây giờ không ai rõ lý do vì sao mà giáo chủ Hồng Y giáo ngày ấy lại đột nhiên bỏ đi chẳng một lời giã từ, không hẹn ngày về. Cho nên mọi người đều chăm chú nhìn Nguyên Vũ, hy vọng qua chàng sẽ biết được tại sao giáo chủ ra đi không lý do như vậy. Câu hỏi này làm cho Nguyên Vũ lúng túng thật sự, vì chàng cũng chẳng biết gì nhiêu hơn mọi người ở đây. Trần Nguyên Vũ lắc đầu. - Thật đáng tiếc thưa trưởng lão và các vị. Ngày ấy tại hạ chi được giáo chủ thu nhận làm đệ tử, dạy võ công và sau đó người đi ngay. Còn sư phụ đi đâu, làm gì thì thú thật tại hạ không biết và cũng chưa h'ê hỏi người bao giờ. Câu trả lời của chàng làm cho mọi người không thỏa mãn và nhiều người tỏ ý nghi vì cho rằng Nguyên Vũ có ý giấu giếm một điều gì đó. Chàng hiểu điều đấy nhưng không biết phải giải thích như thế nào, vì thật ra chàng cũng chẳng biết gì hơn. Thậm chí mãi gần đây qua Xuân Hương chàng mới biết sư phụ của mình là Xích Côn Lão tử, vị giáo chủ lừng danh của Hồng Y giáo. Trước kia, Nguyên Vũ chỉ biết sư phụ là bạn của cha mà thôi. - Trần thiếu hiệp, - Hoàng tả sứ giả lên tiếng - chúng tôi rất muốn biết hiện giờ giáo chủ như thế nào, ngài đang ở đâu, tại sao ngài không chịu quay về bổn giáo. Nếu giáo chủ còn sống và quả thật nếu như ngài không muốn lãnh đạo Hồng Y giáo nữa thì ít nhất cũng nên quay về cho giáo chúng biết và chọn người kế vị. Đã năm năm nay Hồng Y giáo như rồng không đầu, hy vọng thiếu hiệp hiểu tâm nguyện của chúng tôi. Lời nói của ông ta rất thiết tha, chân thật. - Các vị, xin hãy tin tại hạ. Tại hạ về đây là theo lời mời của Trịnh đà chủ, chứ không phải là ý tứ của sư phụ và cũng đã năm năm nay tại hạ chưa h'ê gặp lại sư phụ nên bây giờ cũng không rõ bây giờ người ở đâu. Nhiều ánh mắt của môn đồ Hồng Y giáo thất vọng xen lẫn nghi ngờ nhìn Nguyên Vũ, chàng bất lực vì không biết phải giải thích như thế nào cho thỏa lòng mọi người. Nguyên Vũ nói rất đơn giản và ván tát. Thật ra chàng không muốn kể lể dài dòng việc tại sao ngày ấy mình lại được Xích Côn Lão tử truyền dạy Long Vân kiếm pháp, bởi cho đến tận bây giờ chính chàng cũng không hiểu lý do vì sao. Cách đây gần năm năm, lúc này Nguyên Vũ đã được cha và bá phụ là Trang chủ Ngoại Miêu cho biết có ý sẽ cho chàng lên kinh thành làm sự nghiệp lớn, Nguyên Vũ rất vui mừng và chăm chỉ ngày đêm tập luyện võ thuật. Một lần, một đêm trăng sáng không ngủ được Nguyên Vũ thức giấc và lẻn ra bờ suối tập kiếm. Chàng đang tập bài Đường lang kiếm đến chiêu thứ 30 đột nhiên phát hiện có luồng hơi lạ thổi vào gáy. Lúc đầu Nguyên Vũ không để ý nhưng đến lần thứ hai thì chàng xác định đây là hơi người, Nguyên Vũ kinh hoàng. Có kẻ nào có thể lén đứng sau lưng chòng ghẹo mà chàng không hay. Lập tức chàng quay phát lại, nhưng chẳng thấy ai. Lần thứ ba kẻ kia dùng tay vỗ nhẹ lên vai Nguyên Vũ, chàng lập tức tung kiếm đâm về phía sau nhưng cũng chỉ là khoảng trống không. Năm ấy, Nguyên Vũ mới có mười tám đôi mươi, ma chàng chẳng sợ nhưng trong trường hợp này quả là chàng sợ chết khiếp, cám đầu chạy trối chết về sơn trang. Sáng hôm sau, gia nhân đánh thức cho biết cha và bá phụ kêu Nguyên Vũ lên nhà trên có việc. Khi tới nơi chàng thấy cha và bá phụ đang đón tiếp một vị khách. Ông ta mặt dài, râu ba chòm, mắt sáng như sao, thần thái rất ung dung tự tại. Xung quanh con người này phảng phất một vẻ tiêu dao gì đó làm cho người đối diện phải sinh lòng kính trọng. Không nghe cha giới thiệu tên mà chỉ cho biết ràng đây là bàng hữu quý của cha từ phương xa tới thăm và cha muốn Nguyên Vũ đến ra mắt ông. Sau mấy tuần rượu, Nguyên Vũ đứng hầu nghe bọn họ nói chuyện vãn, đột nhiên ông khách ngước nhìn Nguyên Vũ tủm tỉm cười. - Tối qua làm gì mà cháu chạy nhanh vậy? Chạy nhanh? Nguyên Vũ trố mắt nhìn ông ta. Đêm qua về không ngủ được, mãi gần sáng mới thiếp đi nên bây giờ Nguyên Vũ rất mệt, nhưng chàng vẫn đủ tỉnh táo để hiểu ông ta muốn hỏi gì và chàng đoán ngay ra người chọc mình tối qua là vị khách này. Nghe vị khách kể lại, té ra tối qua lạ chỗ nên ông ta không ngủ được nên dậy đi dạo chơi. Ra đến bờ suối nghe có tiếng người đang tập kiếm, sau một hồi quan sát Nguyên Vũ, ông ta quyết định thử tài chàng, không ngờ sau đó Nguyên Vũ tưởng ma bỏ chạy đến nỗi ông ta không kịp giải thích. Cha và bá phụ cười ầm khi nghe chuyện, còn Nguyên Vũ được một bữa thẹn chỉ muốn độn thổ xuống đất. Ông khách đứng dậy nám vai Nguyên Vũ bóp nhẹ gật gù. - Cháu có một cơ địa rất tốt, xứng đáng là nhân tài võ thuật sau này. - Quay lại nhìn cha và thầy, ông ta đề nghị - Nếu hai huynh không phản đối, tôi có một bài kiếm thuật muốn truyền dạy cho cháu đây, liệu có được không? Cha chẳng có ý kiến gì vì chuyện võ công đối với cha là chuyện xa lạ, cả đời ông chưa biết thanh gươm dài mấy tấc, thế nhưng bá phụ đứng lên sốt sáng nhận lời thay cho Nguyên Vũ ngay tức khắc. Thái độ của bá phụ mình đối với ông khách, Nguyên Vũ nhận thấy rất kính nể. Sau đó ông khách kia đã lưu lại Ngoại Miêu gia trang mấy ngày để truyền thụ bài kiếm pháp Long Vân cho Nguyên Vũ. Khi chàng luyện tạm thành thục, cũng là lúc ông ta từ giã mọi người để lên đường. Hôm trước khi đi, ông khách nói với Nguyên Vũ: - Long Vân kiếm pháp là một bài kiếm pháp nổi tiếng của bổn giáo ta và nhờ nó mà giáo phái của ta đứng vững trên giang hồ nhiều năm nay. Nay ta đã đem bài kiếm đắc ý nhất truyền lại cho con, con cứ chịu khó luyện tập thì nhất định sẽ trở thành một cao thủ. Tuy nhiên... - Ông ta vuốt râu tư lự - Thực ra cũng còn hai chiêu cuối nữa mà tinh hoa của bài kiếm lại nàm cả ở trong hai chiêu này, nhưng ta lại không thể dạy cho con được, cho dù ta có là ai đi nữa cũng vậy. - Tại sao lão tiên bối không dạy luôn cho cháu? Nguyên Vũ ngạc nhiên hỏi. Ông ta lác lư đầu. - Đấy là giáo quy của bổn giáo đã quy định như vậy. Giáo quy gì mà kỳ lạ vậy? Nguyên Vũ rất ngạc nhiên định hỏi nữa nhưng ông ta đã xua tay. - Đừng thác mắc, chỉ cần con chăm chi luyện tập hết 50 chiêu kiếm này con cũng xứng danh là cao thủ rồi, đi lại giang hồ sẽ không còn sợ ai nữa. Tuy nhiên phải liên tục luyện tập ngày đêm mới có thể thành đạt được. Nhìn vị lão gia này, lòng tràn đầy kính trọng và ngưỡng mộ, Nguyên Vũ trong đầu nảy một ý nghĩ. - Lão tiền bối - Bất ngờ Nguyên Vũ quỳ xuống - Cháu chưa hề có sư phụ, từ xưa đến nay người dạy cho cháu võ công là bá phụ cháu. Nay cháu diễm phúc được lão tiền bối dạy kiếm pháp, Nguyên Vũ muốn được bái lão tiền bối là sư phụ. - Ta... - Lão nhân kia ngạc nhiên - Cháu muốn nhận ta là sư phụ? - Vâng - Nguyên Vũ gật đầu - Cháu xin lão tiền bối hãy nhận cháu làm đệ tử. Vị lão nhân gia này có vẻ cảm động, ông đỡ Nguyên Vũ dậy, vuốt tóc chàng, thở dài. - Lão thật ra xưa nay chưa bao giờ có ý nhận ai làm môn đệ, trừ một đứa con nuôi, nhưng tiếc rằng nó lại chẳng chịu học võ công của lão mà lại học võ của người khác, chẳng lẽ ông trời muốn trừng phạt ta chăng. Do vậy, nhiều lúc lão cũng rất muốn kiếm một đệ tử để truyền dạy những tuyệt học đác ý của mình, tuy nhiên đã nhiều năm tìm kiếm mà không gặp kẻ có duyên. Lần đầu mới gặp con, ta đã thấy mến và nảy ý định muốn thu nhận con làm môn đệ. Tuy nhiên ta cũng được biết cháu sắp phải lên kinh làm việc lớn, mà ta cũng bận công việc phải đi xa một thời gian khá dài. Như vậy chúng ta vẫn là vô duyên. Ta quyết định dạy bài kiếm pháp đác ý nhất của mình cho cháu thực ra là đã có ý ngầm coi cháu như là đệ tử, nay cháu muốn bái ta làm sư phụ, ta rất vui. Nếu ta chấp nhận mà lại không ở bên con dạy võ công cho con thì thật vô duyên quá. Ta nhận thấy con là một người có cơ địa học tập võ công rất tốt, thôi tạm thời như thế này: -Ông vỗ vai Nguyên Vũ - Ta đồng ý nhận con làm đệ tử, tuy nhiên chúng ta chỉ mang tình nghĩa thầy trò ký danh, sau này gặp lại thì lúc đó ta và con sẽ làm lễ nhận thầy trò chính thức và ta sẽ truyền thụ cho con tất cả những tuyệt học quý nhất mà cả đời mình có được. Nguyên Vũ mừng rỡ quỳ xuống. - Sư phụ. Ông ta ngồi xuống ghế nhận lễ lạy của chàng và ngậm ngùi. - Con nên nhớ, ngoài tình thầy trò ra thì giữa ta và gia đình con còn có những mối quan hệ ân tình sâu nặng khác, không thể một ngày mà nói hết được. Sau này muốn biết chuyện con cứ hỏi cha của con khắc sẽ rõ. Sau đó vị lão nhân gia kia, tức là sư phụ ký danh của chàng đã tặng cho Nguyên Vũ thanh đao truy thủ của mình để làm tín vật nhận thầy trò, mà thực ra lúc đó chàng cũng chẳng biết nó có ý nghĩa gì. Bây giờ trong lúc lúng túng đột nhiên Nguyên Vũ nhớ đến tín vật năm xưa của sư phụ mà đem ra làm chứng, không ngờ đó là tín vật của giáo chủ Hồng Y giáo. Sau đó ông ta ra đi ngay. Thời gian quá ngán ngủi đến nỗi Nguyên Vũ cũng không kịp hỏi thầy mình tên gì và là ai, sau này chàng có hỏi cha nhưng ông chỉ cười buồn bã không nói. Mãi cho đến thời gian gần đây, khi Nguyên Vũ đã biết rõ thân thế của mình cũng như những việc mình đang làm, một lần Nguyên Vũ về thăm nhà và đã được cha nhác lại chuyện cũ. Chuyện là như vậy: Năm Thuận Thiên thứ nhất (1428) người ông cậu của Nguyên Vũ là Trần Nguyên Hãn được phong làm Tướng quốc, cho mang quốc tính họ Lê. Tuy nhiên vinh hoa phú quý chưa được hưởng bao nhiêu thì có kẻ dèm pha và vua Lê nghị kỵ nên buộc phải xin nghỉ hưu về quê sinh sống. Thế nhưng sau đó vua Lê lại triệu lên kinh để trả lời về những tố cáo mới. Thuyền đi ngang xã Đông Sơn, phẫn uất vì những nghi ngờ không đáng có của vua với trung thần, Đại tư đồ Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn đã tự chìm thuyền để tự vẫn. Chết theo ông là 40 lực sĩ của triều đình, những kẻ đi bắt ông về. Cùng đi với Trần Nguyên Hãn về triều có một võ tướng thân cận, người này vốn là thuộc hạ sống trong Trần gia từ nhỏ, sau này theo Trần Nguyên Hãn đi đánh giặc và được Đại tư đồ quý như anh em ruột. Trong chuyến đi này còn có một gia đồng nhỏ hơn 10 tuổi tên là Đoàn Ba. Gia đồng này là con trai một võ tướng của Trần Nguyên Hãn đã chết trận. Sau này Trần Nguyên Hãn đã lệnh cho cận tướng của mình nhận nuôi đứa bé ấy, còn riêng ông sẽ đỡ đầu cho nó suốt đời. Chuyến đi này ông cho Đoàn Ba theo vì dự tính sau đó sẽ cho về quê thăm mộ cha. Không ngờ, lại gặp chuyện thảm. Khi thuyền sắp đâm, mọi người đã chuẩn bị sẵn tinh thần để chết, nhìn mái tóc xanh của một đứa trẻ vô tội, Đại tư đồ ứa nước mắt. Ông đã buộc cận tướng của mình phải sống để nuôi nấng Đoàn Ba nên người. Dù cho viên cận tướng không đồng ý nhưng ý của Đại tư đồ đã quyết là vậy. Cuối cùng thuyền chìm, chỉ có hai người thoát thân vào bờ. Sau đó vị võ tướng và đứa bé kia nghe đâu có tìm đến Thái bảo Phạm Văn Xảo để nương nhờ, được ông gửi đến chỗ người quen của mình ẩn náu. Từ đó bọn họ biệt tông tích, không ai rõ họ đi đâu, làm gì, sống như thế nào. Cho đến khi quan Hành khiển Nguyên Trãi bị hại thì vị cận tướng này mới xuất hiện trở lại. Cha cho Nguyên Vũ biết, vị lão gia mà chàng từng gặp và nhận chàng làm đệ tử năm nào chính là viên cận tướng của quan Đại tư đồ năm xưa. Ông ta là người rất thân thiết với gia đình chàng, khi ông nội chàng bị bắt giam để đưa đi gia hình, đêm cuối chính ông ta đã vào ngục định cứu, nhưng ông nội chàng từ chối. Ông không thể đi một mình bỏ con cháu lại được. Sau này khi toàn gia họ Nguyễn gặp đại họa, chính vị cận tướng của quan Đại tư đồ đã hết mình che chở cho mọi người, chính ông ta đã bí mật hộ tống gia đình chàng trốn lên xứ của người Tày, gửi gân với quan binh họ Bế và rồi cũng ông đã đưa gia đình chàng trở về Ngoại Miêu gia trang khi tình hình tạm yên. Còn bà nội ba thứ thiếp của ông nội chàng và chú Anh Vũ, cũng chính ông ta cùng với Lê Đàm, con trai của cựu Quận vương Tư Tê, đưa sang xứ Lão Qua trốn tránh, sau đó là đưa về Ngoại Miêu gia trang. Ông ta cũng còn giúp một số con cháu họ Nguyên khác trốn chạy sự truy bắt của triều đình và tập trung đưa họ về Ngoại Miêu gia trang để lánh nạn. Xét ra vị sư phụ của Nguyên Vũ là một người có ơn rất lớn với gia đình chàng. Nguyên Vũ nhớ lại thái độ ngậm ngùi của sư phụ khi gặp cha chàng, và tuy mới gặp chàng lần đầu mà ông đã tỏ ý thương mến rồi sau đó dạy kiếm pháp cho. Té ra là vậy. Thế nhưng việc ông ta làm giáo chủ của Hồng Y giáo dường như cha chàng không biết. Cha chỉ cho biết, lâu lâu vị nhân gia này ghé qua thăm gia đình chàng, nhưng đến và đi đều rất nhanh. Tuy nhiên chẳng ai biết ông ta đang làm gì, thậm chí đến bá phụ của Nguyên Vũ, một cao thủ hiệp khách, cũng chỉ đoán ràng vị ân nhân của họ Nguyễn kia là một nhân vật có võ công thượng thặng của Hồng Y giáo, không ngờ đây chính lại là giáo chủ của Hồng Y giáo, người mà ông hâng ngưỡng mộ, ca tụng. Sau này qua Xuân Hương, Nguyên Vũ mới được biết vị sư phụ ký danh ngày nào của mình chính là Xích Côn Lão tử, giáo chủ của Hồng Y giáo lừng danh trên giang hồ. Lâm trưởng lão gật đầu. - Bạn hữu chốn giang hồ vẫn thường ca tụng vê nghĩa khí của đại hiệp Nguyễn Ưng. Tuy là quan quân của triều đình, nhưng đại hiệp cũng là một bậc quân tử được những kẻ giang hồ chúng ta quý trọng. Chưa kể Ngoại Miêu gia trang và Hồng Y giáo chúng ta xưa nay vẫn có mối quan hệ tốt với nhau. Thiếu hiệp đây đã được giáo chủ truyền dạy kiếm pháp lại là con cháu của Trang chủ Ngoại Miêu gia trang, như vậy thiếu hiệp có thể được tham gia đại hội của chúng ta. - Thưa trưởng lão, - Đà chủ Trịnh Xuân Hương đột nhiên lên tiếng -Tại hạ muốn hỏi vậy liệu thiếu hiệp đây có đủ tư cách coi như là một đệ tử của Hồng Y giáo chúng ta hay không? Không ai hiểu tại sao nàng lại hỏi vậy, Nguyên Vũ cũng ngạc nhiên quay đầu nhìn nàng. Chàng nghĩ việc Hồng Y giáo cho phép chàng được dự đại hội của họ là tốt quá rồi, nhưng dường như đối với Xuân Hương là chưa đủ, vị đà chủ này nở một nụ cười rất thần bí, rõ ràng nàng ta có chủ ý riêng. - Không được, không thể được. - Viên trưởng lão la lên - Hôm nay chúng ta tổ chức đại hội chọn giáo chủ mới, một việc nội bộ của Hồng Y giáo, vị thiếu hiệp này chỉ có thể là khách mời mà thôi. Như vậy là ông ta phản đối, thái độ có điều gì đó hơi bất thường. Vĩnh sứ giả tính lên tiếng phụ họa, nhưng Vương trưởng lão đã cướp lời. - Tuy Viên huynh đã nói vậy, nhưng theo tôi, chúng ta nên coi vị thiếu hiệp đây là một phân tử của giáo ta, vì dù sao cậu ta cũng được giáo chủ nhận là đệ tử, dù là ký danh. Vĩnh sứ giả bực bội ra mặt và toan phản đối, nhưng Lâm trưởng lão đã quyết định: - Lão phu cho rằng Trần thiếu hiệp đây được coi như đủ tư cách là một đệ tử của Hồng Y giáo. Trần thiếu hiệp, thiếu hiệp nghĩ sao? Vì ông ta là người giữ giáo quy và đã quyết định như vậy rồi cho nên không ai phản đối nữa, kể cả Vĩnh sứ giả. Dĩ nhiên Trần Nguyên Vũ đồng ý ngay, chàng tươi cười nói: - Tại hạ chấp nhận điêu ấy, bởi dù sao tại hạ cũng đã được lão giáo chủ truyền dạy kiếm pháp, nhận là đệ tử thì đương nhiên phải coi mình là môn đo Hồng Y giáo. Nghe thấy thế mấy trưởng lão đều gật đầu hài lòng, riêng Vĩnh sứ giả bắt đầu nhìn Nguyên Vũ và Xuân Hương bằng ánh mắt nghi ngờ, lão ta đã cảm thấy trong chuyện này có một điều gì đó hơi bất bình thường. - Các vị, - Lâm trưởng lão lên tiếng - bây giờ là lúc chúng ta đi vào việc chính. Đó là chọn tân giáo chủ của Hồng Y giáo. Các môn đệ của hai vị sứ giả đang ngồi bên dưới bắt đầu huyên náo, gấu ó lẫn nhau ầm ĩ. Phe nào cũng bênh vực người của mình và quay sang đả kích người của phe bên kia. Tình hình này không khéo sẽ xảy ra đánh nhau giữa các môn đệ Hồng Y giáo. Thấy có vẻ căng thẳng, ba vị trưởng lão chụm đầu vào nhau bàn bạc. Cuối cùng, Vương trưởng lão đứng dậy nói to: - Lão giáo chủ của chúng ta vì một lý do gì đó không rõ mà mất tích nhiều năm. Hồng Y giáo như quần long mất đầu, cho nên vạn bất đắc dĩ chúng ta mới phải chọn một giáo chủ mới. Thanh quy của bổn giáo có quy định rõ, việc chọn giáo chủ mới phải dựa trên võ công và nhân phẩm của người đó. Và việc lựa chọn này diễn ra công khai với sự chứng kiến đồng thuận của toàn bộ anh em trong bổn giáo. Các đà chủ vỗ tay hoan hô ầm ĩ. Vương trưởng lão nói tiếp: - Những ai, nếu là môn đồ của Hồng Y giáo thì đều có quyền dựa vào võ công của mình mà tranh chức giáo chủ, nếu có sự giới thiệu của một đà chủ hoặc phân đà chủ. Vậy nay, tất cả các vị ở đây những ai muốn tham dự vào việc lựa chọn này thì xin cứ việc. Lão hỏi ba lần nhưng tất cả các đà chủ Hồng Y giáo đều im lặng. Khá lâu sau phía Vĩnh sứ giả, một phân đà chủ miền Hồng Sách thượng đứng lên nói: - Thưa toàn thể anh em, trong Hồng Y giáo, ngoài giáo chủ ra thì dưới là hai vị Tả và Hữu sứ giả cùng các vị trưởng lão. Tuy nhiên ngay từ đầu các trưởng lão cho biết là không tham gia vào việc lựa chọn này. Như vậy chỉ còn hai vị Tả, Hữu sứ giả xưa nay vốn là cánh tay mặt trái của giáo chủ. Do vậy tôi cho rằng người xứng đáng với ngôi vị giáo chủ chỉ có hai vị mà thôi. Mọi người đồng ý. Lâm trưởng giáo trịnh trọng nói: - Nếu như vậy, tất cả các trưởng lão của bổn giáo và anh em chúng ta nhất trí đề nghị hai vị sứ giả hãy so tài. Thực ra một trong hai vị, ai cũng xứng đáng với ngôi vị giáo chủ cả. Tuy nhiên giáo quy đã quy định rồi thì chúng ta cứ như vậy mà làm. Vĩnh hữu sứ giả từ từ đứng dậy nhếch mép cười ruồi, nhìn Hoàng tả sứ giả đang ngồi phía bên kia đâu ghế và nói: - Hoàng huynh, tôi nói rồi. Quanh đi quẩn lại cũng chỉ hai chúng ta mà thôi. Vĩnh sứ giả bước ra trước thềm đá, ông gật đầu chào những người của phe bên mình sau đó xuống tấn, đứng quyền chờ đợi. Hoàng sứ giả cũng đứng dậy. Lạ thay lão không rời chỗ ngồi mà chỉ đứng ngây ra suy nghĩ. Khá lâu, bất ngờ, Hoàng sứ giả cháp tay hướng về các trưởng lão ngồi trên và nói: - Thưa các trưởng lão, xưa nay Hồng Y giáo chúng ta đối xử với nhau vẫn là anh em một nhà, nay chỉ vì ngôi vị giáo chủ mà phải tranh giành lẫn nhau thì đau lòng quá. - Lão hướng về phía Vĩnh sứ giả, thở dài - Vĩnh huynh, tôi với huynh là anh em trong giáo đến nay có lẽ cũng đã hơn hai mươi năm. Hai mươi năm vào sinh ra tử, nay lẽ nào chỉ vì việc này mà phải đánh nhau. - Lão lâc lư mái tóc bạc, buồn bã - Xét về võ công và nhân phẩm có lẽ huynh hơn tôi. Do vậy, hôm nay trước mặt mọi môn đồ của Hồng Y giáo tôi xin tuyên bố rút lui khỏi cuộc tranh giành này. Lời của Hoàng sứ giả quá bất ngờ làm cho mọi người ồ lên kinh ngạc. Trần Nguyên Vũ nhìn lão khâm phục. Trên đường về đây đà chủ Xuân Hương đã cho chàng biết, Hoàng tả sứ giả là một người trung hậu, tiết tháo. Xưa nay trong bổn giáo mọi người vẫn rất kính trọng ông vì đức tính ấy. Xét về võ công, có lẽ dưới giáo chủ, Hoàng sứ giả cũng chưa hề thua ai. Và ông là người rất trung thành với Hồng Y giáo. Kể ra với ngôi vị giáo chủ tương lai thì ông là người xứng đáng nhất. Khi xưa lão giáo chủ đã từng nói và có ý như vậy. Tuy nhiên ông vẫn chỉ mong muốn làm một sứ giả của bổn giáo mà thôi. Sự việc giáo chủ bế quan rồi biến mất, các trưởng lão và hai vị sứ giả biết đã lâu và vẫn giấu kín các môn đệ. Tuy nhiên nếu kéo dài cũng không được và đến nay phải tiến hành chọn lựa giáo chủ mới cũng là một phần do sự thúc ép của Vĩnh hữu sứ giả. Thực tế, Vĩnh sứ giả cũng là một người có nhiều đóng góp đối với Hồng Y giáo, võ công lại cao cường. Tuy nhiên chỉ tiếc là ông ta quá ham chức quyền. Hôm nay xảy ra việc tranh giành này một phần lớn là do phe của Vĩnh sứ giả vận động, thúc ép. Từ đó trong các giáo đồ của Hồng Y giáo nhanh chóng chia ra làm hai phe để ủng hộ hai vị sứ giả. Bọn họ tranh cãi nhau om sòm cả năm nay. Các phân đà thuộc Nam đạo và Hải Tây đạo ủng hộ Hoàng sứ giả, các phân đà thuộc Đông, Bắc, Tây đạo ủng hộ Vĩnh sứ giả. Trong ba vị trưởng lão thì Vương trưởng lão ủng hộ Hoàng sứ giả, còn Viên trưởng lão ủng hộ Vĩnh sứ giả, Lâm trưởng lão thì đứng giữa. Chính vì vậy mà cuộc tranh chấp ngôi vị giáo chủ Hồng Y giáo ngày càng trở nên rất gay gắt. Là đà chủ trẻ nhất lại phụ trách cả một vùng rộng lớn Nam đạo trong đó có kinh thành Đông Kinh, tiếng nói của đà chủ Xuân Hương rất có giá trị. Và nàng không giấu diếm sự ủng hộ của mình giành cho Hoàng sứ giả. Việc nàng lôi kéo Nguyên Vũ về dự là nhằm mục đích nếu như xảy ra chuyện gì thì sẽ tranh thủ chàng đứng về phe của mình. Điều nàng và Vương trưởng lão không ngờ là Hoàng sứ giả lại đột ngột từ chối việc tranh ngôi vị giáo chủ của Hồng Y giáo. Vĩnh sứ giả cũng ngẩn người ra, ông ta hơi ngượng ngùng. Ba vị trưởng lão nhìn nhau, căn cứ chức phận của mình nên Lâm trưởng lão liền đứng lên hỏi lại Hoàng sứ giả mấy lần liền. Ông ta hỏi đến ba lần và Hoàng sứ giả vẫn khẳng định việc mình không muốn tham gia việc tranh giành này, ông ta đồng ý Hữu sứ giả lên làm giáo chủ Hồng Y giáo. Lâm trưởng lão đành ngồi xuống và các vị trưởng lão quyết định bỏ vào trong thương nghị. Mọi người ngồi xuống chờ đợi. Cuối cùng, Lâm trưởng lão đi ra thông báo: - Vào đầu giờ ngọ ngày mai sẽ quyết định ai là giáo chủ đời thứ ba của Hồng Y giáo. Sau khi giao Nguyên Vũ cho một giáo đồ dẫn chàng đi nghi, Xuân Hương biến mất. Cả chiêu và tối, Nguyên Vũ thấy buồn bực trong lòng. Chẳng ai thèm ghé thăm chàng, Nguyên Vũ rất muốn đi loanh quanh đâu đó, nhưng chỉ hơi nhích bước chân ra ngoài là đã có đệ tử Hồng Y giáo chặn lại, bọn họ đều cho chàng biết là trong lúc này, tốt nhất chàng không nên đi đâu. Sau ngày mai, việc ai là giáo chủ rõ rồi, Nguyên Vũ sẽ được tự do. Chàng cảm giác như mình bị giam lỏng, bỗng thấy hối hận vì đã nhận lời về đây với Xuân Hương. Đêm đã khuya, sau khi điều tức xong, Nguyên Vũ định ngả lưng nghỉ ngơi thì bất ngờ có tiếng gõ cửa. Chàng mở cửa và rất ngạc nhiên nhận ra đó là Xuân Hương, nàng ra dấu cho chàng đừng lên tiếng và đi theo nàng. Lúc này trời đã rất khuya, hình như mọi người đã đi nghỉ hết, chỉ còn vài môn đồ canh gác mà thôi. Xuân Hương bấm tay lôi Nguyên Vũ đi theo mấy hành lang đá lạnh để ra ngoài, vẻ mặt nàng căng thẳng lạ thường. Sau khi đến được một khoảng sân rộng nằm cheo leo trên lưng vách núi ở phía sau Tổng đà Hồng Y giáo, bấy giờ nàng mới chịu dừng. Xuân Hương cẩn thận ngó quanh quất một lúc rồi mới chịu lên tiếng. - Trần đệ, tỷ có một việc muốn hỏi. -? - Đây là cơ nghiệp của lão giáo chủ để lại, và cũng là sư phụ của đệ nữa, do vậy chúng ta không thể để rơi vào tay kẻ khác được. Ngày mai, nếu tỷ yêu cầu đệ đứng ra tranh giành ngôi vị giáo chủ Hồng Y giáo với Vĩnh sứ giả thì đệ nghĩ sao? Trần Nguyên Vũ giãy nảy lên khi nàng nói vậy. - Tỷ đừng làm khó đệ. Từ lúc theo tỷ về đây, đệ đã chịu biết bao nhiêu thiệt thòi. Cũng vì câu nói đây là cơ nghiệp của sư phụ và vì ân tình đó mà đệ đã theo tỷ về đây. Nay... Biết trước chàng sẽ từ chối, Xuân Hương thở dài và nói thẳng: - Phân đà Đông Kinh của tỷ có những thông tin chưa đầy đủ về việc có môn đồ của giáo hiện đang làm việc cho triều đình. Và tỷ cho đệ biết là hiện nay chúng tôi đang âm thầm điều tra về việc Tuyên Từ Hoàng thái hậu đã cho người chui vào Hồng Y giáo với ý đồ khuynh đảo bổn giáo lâu dài. Trong các trưởng lão, Vương trưởng lão là người tỷ tin cậy nhất và tỷ đã báo tin này cho ông ấy biết. - Xuân Hương ngồi xuống thềm đá ưu tư - Chúng tôi rất lo và đang tích cực điêu tra xem kẻ ấy là ai. Sự việc chưa đi đến đâu thì xảy ra việc tranh giành ngôi vị giáo chủ của bổn giáo. - Việc ai sẽ làm giáo chủ và tìm ra tên đệ tử phản đồ kia đâu có gì liên quan đến nhau. Đà chủ Xuân Hương lâc đâu. - Đệ nói vậy là không đúng. Ai làm giáo chủ, tỷ đều không phản đối, điều tỷ lo láng là ngộ tên kia lại nằm trong phe cánh hay tay chân của giáo chủ mới thì tình hình sẽ nguy hiểm đến chừng nào. - Thế tỷ và Vương trưởng lão nghi ai? - Chúng tôi tìm chưa ra. - Xuân Hương đau khổ trả lời. - Hay là tỷ đã nghi ngờ một trong hai vị sứ giả? - Không hẳn vậy. - Xuân Hương lắc đầu - Hoàng tả hay Vĩnh hữu sứ giả đều là những người rất có công lao với Hồng Y giáo nhiêu năm nay. Thực ra người nào làm giáo chủ theo tỷ cũng đều xứng đáng cả. Tuy nhiên vì trong giáo đồ hiện nay đang có kẻ làm tay sai cho Tuyên Từ Hoàng thái hậu, lại chưa rõ hắn ta ở phe nào, nếu như không cẩn thận thì cơ nghiệp bao nhiêu năm nay của Hồng Y giáo sẽ trôi sông đổ bể. - Thế tại sao đệ thấy tỷ có vẻ ủng hộ Hoàng sứ giả? - Thực ra tỷ không ủng hộ ai cả. Trước khi xảy ra chuyện tranh giành ngôi vị giáo chủ, tỷ và Vương trưởng lão đã rất muốn kéo dài việc tranh chấp này cho đến khi tìm ra người của Tuyên Từ Hoàng thái hậu. Bởi vì tỷ và Vương trưởng lão đều rất sợ kẻ kia sẽ ám hại bổn giáo. Tuy nhiên việc chọn lựa ngôi vị giáo chủ đã đi quá nhanh mà tỷ và Vương trưởng lão không thể nào ngăn cản được. - Xuân Hương nhìn chàng - Hôm trước, khi phát hiện ra đệ là đệ tử ký danh của lão giáo chủ, tỷ và Vương trưởng lão rất mừng. Thú thật, tỷ và Vương trưởng lão, nếu so về võ công thì không thể nào tranh giành ngôi vị giáo chủ nổi đối với hai vị sứ giả kia. Thế nhưng tỷ và Trưởng lão rất muốn phải có một người thật tin cậy nằm ngôi vị giáo chủ, hay ít nhất là kéo dài việc tranh giành này cho đến khi tìm ra người của Thái hậu đang nằm trong bổn giáo. Việc tỷ khẩn khoản mời đệ đến tham gia đại hội của bổn giáo là có ý tính toán từ trước, đó chính là sẽ yêu cầu đệ tranh giành ngôi vị giáo chủ của bổn giáo. Bởi thú thật, giờ đây nếu nói tin có lẽ tỷ và Vương trưởng lão chỉ còn biết đặt niêm hy vọng vào đệ. Ra vậy. Trần Nguyên Vũ gật gù, thảo nào Xuân Hương một hai tha thiết mời chàng đến dự lễ chọn giáo chủ của Hồng Y giáo, té ra là nàng ta đã có tính toán trước. Chàng nhếch mép cười, thấy rất khó chịu trong lòng vì việc mình đã bị bọn họ xoay như con vụ trong tay. Đà chủ Xuân Hương hiểu và nàng thanh minh: - Xin đệ đừng giận, tỷ làm việc này là bất đâc dĩ và cũng vì cơ nghiệp của Hồng Y giáo mà thôi. Trần Nguyên Vũ trầm ngâm, tuy nhiên chàng cũng chẳng trách nàng ta được bởi vì quả thật khi nhận lời về dự đại hội của Hồng Y giáo chính chàng cũng có lý do riêng. Trước hết đó là do ý kiến của Thái bảo Đinh Liệt. Sau lần Nguyên Vũ cho biết mình đã vô tình cứu được đà chủ Hồng Y giáo Trịnh Xuân Hương, Thái bảo tỏ ra rất vui. Nhằm để bảo vệ bí mật cho đại sự, Thái bảo đã không trực tiếp gặp nàng mà lại chuyển cho một người khác thay mặt ông gặp nàng. Ống cũng đồng ý cho phép Nguyên Vũ tiết lộ một phần thân phận và việc làm của mình cho Xuân Hương biết để tạo niềm tin nơi nàng. Sự cẩn thận của Thái bảo không thừa, vì hiện nay ông biết đã có sự nghi ngờ từ phía Thái hậu cho nên mọi hoạt động lúc này phải hết sức cẩn trọng. Vì nghiệp lớn và vì tính mạng của biết bao nhiêu con người nên Thái bảo trong hành động cực kỳ dè dặt. Tuy thế ông có nói riêng với chàng rằng, từ lâu ông đã có ý định làm quen với Hồng Y giáo mà không có dịp. Thái bảo cho ràng nếu kết thân được với họ thì rất có lợi. Nên khi biết Nguyên Vũ đã tạo được những quan hệ thân thiết với Xuân Hương và chàng đã được chính giáo chủ của giáo phái này nhận làm đệ tử thì Thái bảo rất mừng vì ít nhất từ đây sẽ tạo được những liên kết được với Hồng Y giáo. Khi Nguyên Vũ báo với ông về việc Xuân Hương mời chàng về dự đại hội của Hồng Y giáo thì ông đồng ý ngay và căn dặn chàng nên nhân dịp này thử tìm hiểu thực lực và con người của Hồng Y giáo. Lý do thứ hai, từ ngày Xuân Hương cho chàng biết vị sư phụ ký danh hôm nào chính là giáo chủ Hồng Y giáo, cha chàng còn cho biết ông là bạn của cha và có những mối quan hệ sâu xa với dòng họ Nguyên, sau này con trai của sư phụ là Túy quỷ Đoàn Ba là đại ca kết nghĩa của mình, tự nhiên Nguyên Vũ thấy mình có trách nhiệm với Hồng Y giáo. Trong thâm tâm chàng đã tự coi mình là một phần tử của Hồng Y giáo. Vi vậy dù cho Xuân Hương không yêu cầu, nhưng vì sự nghiệp của Hồng Y giáo thì chàng vẫn luôn sẵn sàng. Trong chuyến đi này chàng và Thái bảo Đinh Liệt cũng có những tính toán riêng thì làm sao có thể trách Xuân Hương được. Tuy nhiên chàng chưa chuẩn bị tinh thần để đứng ra tranh giành ngôi vị giáo chủ của Hồng Y giáo. Và chàng không hiểu việc làm này có được cha cùng bá phụ đồng ý hay không. Huống hồ chàng chỉ sợ nếu mình hấp tấp quá có thể làm hỏng việc lớn của mọi người thì ân hận không kịp. - Nay Hoàng tả sứ giả đột nhiên rút lui, như vậy ngôi vị giáo chủ rất có khả năng sẽ do Vĩnh hữu sứ giả đảm trách. Trong khi hiện thời ta và Vương trưởng lão chẳng muốn ai làm giáo chủ, ít nhất cho đến khi tìm được người của Thái hậu. - Trần đệ? - Đà chủ Xuân Hương nắm tay chàng khẩn khoản - Thân thế của đệ đã được các môn đồ Hồng Y giáo chấp nhận. Như vậy, về nguyên tắc đệ có quyền tham gia việc giành ngôi vị giáo chủ. Tỷ xin đệ, hãy vì cơ nghiệp của Hồng Y giáo mà ngăn cản việc Vĩnh sứ giả lên ngôi giáo chủ. - Thế nếu như hôm nay Hoàng tả sứ giả sẽ làm giáo chủ chẳng hạn thì tỷ và Vương trưởng lão có yêu cầu đệ đứng ra tranh giành ngôi vị với ông ta không? Nguyên Vũ hỏi ngược lại nàng. Trịnh Xuân Hương gật đầu: - Dù bất kỳ là ai trong hai vị sứ giả này làm giáo chủ tỷ vẫn yêu cầu đệ đứng ra tranh giành với họ. Điều này chúng tôi đã tính toán trước rồi. Nguyên Vũ im lặng khá lâu rồi lắc đầu nói: - Tỷ tỷ, như đệ đã nói với tỷ rồi, bản thân Nguyên Vũ này hiện đang mang rất nhiều trọng trách và không thể nói ra được. Giúp Hồng Y giáo thì đệ sẵn sàng, nhưng không thể vì việc này mà làm hỏng việc lớn tâm huyết bao nhiêu năm qua của nhiều người khác đã dày công xây dựng. Vì thế, đệ không thể nhận lời của tỷ đứng ra tranh giành ngôi vị giáo chủ được. - Trần thiếu hiệp! - Có tiếng nói vang lên sau lưng làm cho Nguyên Vũ và Xuân Hương giật mình quay lại. Không hiểu Vương trưởng lão đến từ lúc nào. - Những điều Trịnh đà chủ vừa nói với thiếu hiệp là hoàn toàn đúng sự thật. Vừa rồi, các trưởng lão đã quyết định sáng mai sẽ thông báo Vĩnh hữu sứ giả sẽ tạm quyền làm giáo chủ, nếu như trong các giáo đồ không còn có ai đòi đứng ra tỷ thí võ công với ông ta nữa thì coi như ông ta sẽ chính thức được khoác hồng bào giáo chủ của Hồng Y giáo. Lão đây đã sống gần trọn đời trong Hồng Y giáo và rất hiểu vị sứ giả này. Ông ta là một người võ công cao, có nhiều công lao với bổn giáo nhưng cũng là kẻ có nhiêu tham vọng. Trong bổn giáo hầu như không ai kiềm chế nổi Vĩnh sứ giả. Khi xưa lão giáo chủ còn tại vị thì người duy nhất có thể nói được cho Vĩnh sứ giả nghe lệnh đó chính là giáo chủ. Ông ta rất nể sợ lão giáo chủ. Từ ngày giáo chủ bế quan rồi mất tích, hầu nhưng trong giáo Vĩnh sứ giả không còn nể ai nữa. Nhưng năm gần đây ta còn phát hiện Vĩnh sứ giả đang tích cực âm thầm xây dựng lực lượng làm phe cánh riêng của mình trong bổn giáo. Vụ việc tranh giành ngôi vị giáo chủ này cũng từ Vĩnh sứ giả mà ra, trong khi Hoàng sứ giả không muốn. Nhưng dưới sức ép của Vĩnh sứ giả cùng một trưởng lão và số đà chủ phe cánh, bọn họ đã ép phải tổ chức đại hội này là vì vậy. - Theo lão tiền bối thì không nên tổ chức việc chọn giáo chủ Hồng Y giáo ư? Nguyên Vũ hỏi, Vương trưởng lão lác đâu. - Nên, nên chứ. Lão giáo chủ trước khi bế quan đã cho ta biết, nếu trong năm đầu nghiên cứu võ công của mình mà không đạt kết quả thì sẽ phải kéo dài thời gian và như vậy có khả năng lão giáo chủ sẽ không đảm đương được công việc của mình nữa. Ngày ấy giáo chủ đã dặn ta nếu kéo dài thêm một năm nữa thì ta nên loan báo cho anh em trong bổn giáo biết để lựa chọn giáo chủ mới. Chính ngay từ lúc đó ta đã biết tâm ý của lão giáo chủ rồi, tuy nhiên ta vẫn cứ hy vọng. Và đã năm năm qua đi, đến nay ta cũng nhận thấy Hồng Y giáo cũng nên có một giáo chủ mới. Chỉ không phải vào thời điểm này mà thôi. - Thế nếu quý vị không tìm ra tên tay chân kia của Thái hậu thì chẳng lẽ cứ kéo dài chuyện lựa chọn giáo chủ hay sao? - Chúng tôi nhất định sẽ tìm ra. - Xuân Hương khẳng định. Vương trưởng lão vuốt râu, thở dài. - Nay nếu Vĩnh sứ giả lên được ngôi vị giáo chủ thì lão đây rất lấy làm lo lâng, nhưng cũng không biết phải làm thế nào. Chỉ sợ rằng rồi đây sẽ không còn Hồng Y giáo nữa, tiếc cho tâm huyết của tiền nhân đã bỏ ra. Trước những lời nói úp mở của Vương trưởng lão, Nguyên Vũ sốt ruột hỏi thẳng: - Thưa Vương trưởng lão và Trịnh đà chủ, có thật là các vị đã nghi ngờ Vĩnh hữu sứ giả rồi phải không? Nghe câu hỏi ấy, Xuân Hương lưỡng lự. Nàng đưa mắt nhìn Vương trưởng lão rồi nói: - Thưa Vương trưởng lão. Nếu muốn Trần thiếu hiệp giúp đỡ chúng ta, có lẽ nên nói thật cho đệ ấy biết thì hay hơn. - Cũng được. - Vương trưởng lão gật đầu ưng thuận. Cả ba đi khuất đến bên một hốc đá ngồi trò chuyện. Một đệ tử của phân đà Đông Kinh đã lọt được vào làm Cẩm y vệ trong Tử cấm thành và là một trong những tay chân thân tín của Nội quan chỉ huy Cẩm y vệ trong Hoàng cung. Qua quan sát, người đệ tử kia phát giác là hiện nay Thái hậu đang có sử dụng một số khách giang hồ làm thuộc hạ. Đó chính là bọn người ở Hoa Xuân viện. Lầu xanh này hê ngoài là một kỹ viện nhưng thực tế đây là ổ do thám trong bao nhiêu năm nay của Tuyên Từ Hoàng thái hậu. Bà ta đã sử dụng nó để làm nơi nghe ngóng, quan sát tìm hiểu đối với tất cả mọi người trong kinh thành. Từ bá quan văn võ trong triều cho đến thường dân, không ai lọt qua được cặp mắt giám sát của Thái hậu thông qua Hoa Xuân lầu. Cũng nhờ đó bà ta có những đối phó cụ thể với từng người. Nghe đến đây Trần Nguyên Vũ giật thót mình. Quả thật chuyện này chàng không h'ê ngờ tới. Không hiểu Thái bảo Đinh Liệt có biết chuyện này hay không, hay chính ông cũng đã nằm trong tầm ngâm của Hoa Xuân lầu trong bao nhiêu năm nay mà không biết. Và chàng, một khách quen thường xuyên của Hoa Xuân lầu? Vậy liệu bọn họ đã biết gì về Nguyên Vũ? Một thoáng đau nhói trong tim khi chàng tự hỏi liệu Hoa Xuân có giữ vai trò gì trong chuyện này. Tình yêu của nàng dành cho chàng bao lâu nay là sự thật hay nằm trong một mưu mô nào đó. Nàng hay mẹ nàng? Ở Hoa Xuân lầu, Thái phó Tuyết phu nhân thừa biết chàng và con gái của bà ta có cảm tình với nhau, cho nên trong số các khách quen của Hoa Xuân lầu thì có lẽ Nguyên Vũ được hưởng một số đặc ân ngoại lệ. Thực sự đây là ngoại lệ hay còn có ẩn ý gì khác? Đột nhiên chàng thấy choáng người vì hàng loạt sự kiện xuất hiện trong đầu. Thái phó Tuyết phu nhân liệu có liên quan gì đến Hồ Điệp cốc chủ cùng người chị em tỷ muội rất xấu xí của bà ta có tên là Nặc Nô kia? Chính Nặc Nô là người đã giao đấu với chàng trong Tử cấm thành hôm nào. Dường như cả ba con người thần bí này có một mối liên quan nào đó mà chàng đã từng mơ hồ, ngờ ngợ. Hồ Điệp cốc đã công khai cho mọi người biết việc Hồ Điệp cốc của bà ta ủng hộ triều đình, tức là ủng hộ Tuyên Từ Hoàng thái hậu. Và nay qua Hồng Y giáo chàng được biết Hoa Xuân lầu chính là nơi do thám riêng của Thái hậu tổ chức ra với Thái phó Tuyết phu nhân là chủ. Như vậy rõ ràng những con người này phải có một mối quan hệ nào đó. “Không lẽ...”, Trần Nguyên Vũ buộc miệng la lên. - Chuyện gì vậy Trần thiếu hiệp? - Vương trưởng lão và Trịnh đà chủ nhìn chàng ngạc nhiên. Nguyên Vũ cười gượng, lảng tránh - Tại hạ vừa nghĩ đến một chuyện. Nhưng có lẽ không có liên quan gì đến việc của quý vị. Vương trưởng lão gật đâu và nói tiếp: Việc Tuyên Từ Hoàng thái hậu nuôi người để do thám, xét ra đối với Hồng Y giáo cũng chẳng lấy gì làm quan trọng cho lâm. Người đệ tử này còn phát giác Thái phó Tuyết Phu nhân và Thái hậu đang bàn bạc với nhau về kế hoạch đối phó với Hồng Y giáo. Vì dù sao dưới mắt triều đình, Hồng Y giáo hiện nay đang là một giáo phái giang hồ phản loạn cần phải loại trừ. Có lẽ sau nhiều năm xua quân tiến đánh không có kết quả nên nay Thái hậu đã đổi cách đối phó, đó là tung tiên và quyền lực để mua chuộc bọn giáo đồ phản bội và khi thời cơ đến thì sẽ tiêu diệt từ bên trong, đây là một kế hoạch hết sức thâm độc và điều này làm cho Vương trưởng lão hết sức lo ngại. Thế nhưng từ ngày Hồng Y giáo không còn giáo chủ, trong phái chia năm xẻ bảy, anh em tứ tán, phe này nhóm kia, trưởng lão được biết cũng đã có một số giáo đồ từ phân đà chủ trở lên bị mua chuộc, chính vì thế lão không biết tin cậy ai và tâm sự với ai. Qua người đệ tử này, bọn họ cũng đã được biết tay chân Thái phó Tuyết phu nhân, tay sai của Thái hậu, đã có người nằm sâu trong Hồng Y giáo. Tương lai người này sẽ có khả năng lên làm giáo chủ của Hồng Y giáo và sẽ đưa Hồng Y giáo về quy thuận triều đình. Chính vì thế Vương trưởng lão và Xuân Hương đã nhất trí bằng mọi cách phải truy tìm ra được tên phản giáo nguy hiểm kia trước khi Hồng Y giáo có giáo chủ mới, số giáo đồ phản bội còn lại sẽ tính sau. - Từ đó đến nay lão phu và Trịnh đà chủ đây rất lấy làm lo lắng. -Vương trưởng lão thở dài - Giờ đây thú thật lão không còn biết tin ai nữa. Tất nhiên theo lão nhận xét, về nhân phẩm Hoàng sứ giả có thể hơn Vĩnh sứ giả, tuy nhiên về võ công khó hơn nổi ông ta. - Không lẽ quý vị không còn người nào nữa sao? - Còn chứ. - Đôi mắt của đà chủ Xuân Hương đột nhiên sáng rực và đôi má thoáng ửng hồng. Vương trưởng lão tủm tỉm cười, nhìn nàng và gật gù trả lời. - Còn một người nữa, đó là Đoàn công tử con trai nuôi của lão giáo chủ. Y luyện Túy công nên bạn hữu giang hồ hay thường gọi là Túy quỷ Đoàn Ba, chính là y. Trần Nguyên Vũ đột nhiên bật cười hi hi khi nhớ đến Đoàn Ba. Đó là một gã trung niên hơn 30 tuổi, ăn mặc luộm thuộm, rách rưới, xung quanh mình lúc nào cũng luôn treo lủng lẳng năm bảy cái bầu rượu. Y xuất hiện nơi đâu là nơi đấy thơm nồng mùi rượu, dường như chưa ai thấy y tỉnh bao giờ. - Thiếu hiệp biết Đoàn công tử ư? Nghe Vương trưởng lão hỏi, Nguyên Vũ gật đầu đáp gọn: - Đấy là đại ca của tại hạ. - Sao? Vương trưởng lão và Xuân Hương đồng thanh lên tiếng kinh ngạc. Nguyên Vũ giải thích: - Cách đây mấy năm, Đoàn đại ca có hay ghé qua gia trang của tại hạ. Thật ra đại ca từ lâu đã có mối quan hệ khá thân tình với anh em trong gia trang, đặc biệt là với bá phụ. Sau này tại hạ còn được biết té ra đại ca là con trai của sư phụ mà người với Nguyễn gia tại hạ có nhiều mối quan hệ mật thiết, chính vì vậy tại hạ đã kết nghĩa nhận Đoàn đại ca là anh. Lúc đó tại hạ không hề biết lão tiền bối ấy là giáo chủ của Hồng Y giáo cũng như Đoàn huynh là ai. - Là vậy. - Hai người gật gù. Giọng nói của Xuân Hương hỏi Nguyên Vũ nghe rất lạ. - Thế mà tỷ chưa bao giờ thấy đệ nói chuyện về đại ca cả. Đệ thấy Đoàn đại ca thế nào? Nguyên Vũ bật cười. - Đại ca tốt lâm, anh ấy còn là người dạy thêm võ công cho đệ nữa. Chỉ tội uống rượu nhiều quá, mỗi lần đại ca ghé qua gia trang, khi đi gia trang hết sạch rượu. Mọi người cười rộ. Vương trưởng lão nói tiếp: - Thực ra khi xưa lão giáo chủ cũng ngầm có ý để Đoàn công tử thay mình cai quản bổn giáo nếu sau này ngài rút lui. Tiếc rằng cậu ta lại là một người quá ham chơi, dam mê rượu chè nên ít quan tâm đến chuyện của bổn giáo. Cậu ta luyện tuý công từ hồi nhỏ do một người bạn thân của giáo chủ truyền dạy, đó là Khất Túy Tiên. Sau này có lần ta nghe giáo chủ than thở là hối hận khi để cho Khất Túy Tiên dạy võ công cho Đoàn Ba, bởi vì từ đó y trở nên rượu chè be bét không chịu luyện bất cứ võ công gì nữa, dù cho là đích thân giáo chủ truyền dạy. Y là người tính tình tốt, võ công lại cao thâm, chỉ tội rượu chè nhiêu quá, chưa kể rất ham chơi, ít quan tâm đến công việc của giáo. Thú thật trong giáo cũng chỉ giáo chủ nói Túy quỷ mới chịu nghe. Cho nên khi giáo chủ bế quan là y như chim trời sổ cánh, bỏ luôn chức vụ đà chủ vùng Nam đạo, giao khoán trằng cho Trịnh đà chủ đây, sau đó cũng bỏ luôn bổn giáo đi mất, năm đầu còn về hai ba lần, năm sau ít hơn và cuối cùng đến nay cũng chẳng ai biết y ở đâu nữa. Nay nghe y đang ở đây, mai đã nghe y ở nơi khác. Dần dần quyền lực trong giáo rơi vào tay hai vị Tả, Hữu sứ giả thay nhau điêu hành. Ngay các trưởng lão cũng chỉ là bù nhìn mà thôi. Cách đây một năm, trước tình hình này lão đã bí mật cho người đi tìm cậu ta khâp nơi, lão hy vọng cậu ấy sẽ quay trở về để tiếp nhận ngôi vị giáo chủ của bổn giáo, bởi với Túy công của Đoàn Ba trong giáo không có ai là đối thủ kể cả hai vị sứ giả. Thế nhưng thật đáng tiếc, không thể nào tìm được. - Tỷ và Vương trưởng lão đang tích cực âm thầm điều tra cho ra người của Thái phó Tuyết là ai. - Xuân Hương tiếp lời - Tuy nhiên mọi việc vẫn dậm chân tại chỗ thì trong bổn giáo xảy ra chuyện tranh giành ngôi vị giáo chủ ngày càng gay gát. Một mình Vương trưởng lão cản không được, còn tỷ tuy là một đà chủ, nhưng quyền hạn trong giáo chẳng bao nhiêu so với tiếng nói với hai vị sứ giả. - Nhưng vi lý do gì mà các vị lại nghi ngờ Vĩnh hữu sứ giả mà không nghi ngờ Hoàng tả sứ giả? - Nguyên Vũ cau mày - Xét ra hiện nay cả hai vị sứ giả này đều đáng nghi ngờ cả chứ? - Trần thiếu hiệp nói rất có lý. - Vương trưởng lão vuốt râu gật gù -Nếu xét về cá nhân, có thể lão phu thích Hoàng sứ giả, nhưng nếu đứng về công việc của bổn giáo thì cả hai sứ giả này đều đáng nghi ngờ như nhau cả. Tuy nhiên tại sao lão phu lại cảm thấy nghi ngại Vĩnh sứ giả hơn. Cũng không hẳn vì ông ta là người có tâm cơ, mưu mẹo hay vì lý do gì khác. Mà chẳng qua ông ta quá sốt sáng trong việc thúc đẩy mọi người tiến hành đại hội để tuyển chọn giáo chủ mới. Trong khi Trịnh đà chủ cũng cho biết, Thái hậu đang thúc bắch Thái phó Tuyết cần nhanh chóng giải quyết Hồng Y giáo. Mụ ta đã bẩm với Thái hậu là Hồng Y giáo đang tranh giành ngôi vị giáo chủ và người của mụ có hy vọng sẽ lên thay thế. Sau đó đương nhiên Hồng Y giáo sẽ quy thuận triều đình. Như vậy người của Thái phó Tuyết phải giữ một vị trí rất cao trong Hồng Y giáo, chi có vậy, Thái phó Tuyết mới dám khẳng định là người của mụ có khả năng làm giáo chủ của bổn giáo. Trong khi trong giáo từ lâu các trưởng giáo đã thống nhất là việc tìm ra vị giáo chủ tương lai chỉ tập trung vào hai vị sứ giả mà thôi, vậy tay chân của Thái phó Tuyết phải chăng chính là một trong hai vị sứ giả này? - Vương trưởng lão lâc lư đầu, không muốn khẳng định điều gì - Trong mấy năm nay việc bọn ta ngấm ngầm lựa chọn giáo chủ nói rộng là nhiêu người biết nhưng nói hẹp thật ra cũng chỉ có hai vị Tả, Hữu sứ giả thôi. Bàng cảm giác chủ quan, lão đây và Trịnh đà chủ đều cho rằng, hành động sốt sắng tranh giành ngôi vị giáo chủ của Vĩnh hữu sứ giả đáng nghi quá. Bởi trong khi đó thì Hoàng tả sứ giả không hề muốn, thậm chí trước các trưởng lão, ông ta đã cương quyết từ chối và chấp thuận cho Vĩnh sứ giả lên làm giáo chủ. Trước đó vì bị lão đây thúc ép quá nên ông ta mới bất đác dĩ phải đứng ra. Kết quả như thế nào thì thiếu hiệp cũng đã rõ rồi. Trần Nguyên Vũ không đồng ý và lắc đầu. - Nói như quý vị chưa hẳn đúng, nghi thì tại hạ đồng ý có nghi ngờ Vĩnh sứ giả thật. Tuy nhiên việc này rất quan trọng, nó liên quan đến huyết mạch sống còn của Hồng Y giáo nên chúng ta không thể hồ đồ được. Nếu người của Thái phó Tuyết đã có khả năng tranh giành vị trí giáo chủ, như vậy người của mụ ta có vị trí rất cao và từ vị trí này cũng đã khuynh đảo được bổn giáo rồi. Và nói như thế thì Hoàng sứ giả cũng vẫn đáng nghi ngờ như thường. Các vị không nên vì cảm tính không thích Vĩnh sứ giả mà đổ dồn cho ông ta. - Đệ nói đúng lắm. - Xuân Hương nói - Thế nhưng dù sao với cương vị là một sứ giả, ví dụ, y có muốn làm phản thì cũng lôi kéo được rất ít giáo chúng bởi vì còn có vị sứ giả kia và các trưởng lão nữa. Tuy nhiên nếu đã là giáo chủ sẽ khác, bởi vị giáo chủ này có thể sẽ tìm ra lý do để tỏ ý đầu hàng triều đình và đương nhiên ba phần tư môn đồ của Hồng Y giáo sẽ nghe theo. Đặc biệt đối với các giáo đồ ở các miền, trong Hồng Y giáo, nếu là mệnh lệnh của giáo chủ thì các đệ tử phải nhất nhất tuân theo không được bàn cãi, chống lại, nếu như không muốn bị trục xuất khỏi giáo. Vương trưởng lão gật đâu đồng ý. - Lão đã âm thầm điêu tra và sau đó kết hợp với tin tức của Trịnh đà chủ đưa về. Chúng tôi đã phát hiện ít nhất có một đến hai phân đà chủ của một số phân đà thực sự là người của Thái phó Tuyết cài vào. Tất cả bọn người này là tay chân thân tín của Vĩnh sứ giả. - Vũ đệ, - Đà chủ Xuân Hương tiếp lời - có một lần tỷ theo dõi Thái phó Tuyết và bất ngờ gặp bà ta nói chuyện với một người, nhìn xa trông rất giống Vĩnh sứ giả. Tỷ cũng không cả quyết lâm vì không dám đến gần, võ công bọn họ rất cao nếu không cẩn thận sẽ lộ. Nhưng tỷ cũng có thể xác quyết gần 90% hắn là Vĩnh sứ giả. Đệ có nhớ lần đệ đã cứu tỷ trong Tử cấm thành hay không. Lần đó chính tỷ đang bí mật theo dõi một cao thủ đi trong nội cung và sau đó tỷ đã phát hiện ra y là phân đà chủ của một phân đà thuộc quyền cai quản của Vĩnh sứ giả. Thực tế y cũng là tay chân thân tín của Vĩnh sứ giả, xuất hiện ở kinh thành liên tục. Dường như y là người liên lạc cho Vĩnh sứ giả thì phải. - Thiếu hiệp, - Vương trưởng lão nói - lão rất hiểu tâm ý của thiếu hiệp. Việc lão và Trịnh đà chủ mời thiếu hiệp ra tranh giành ngôi vị giáo chủ là rất bất đắc dĩ, có lẽ cũng không nên đổ dồn mọi nghi ngờ cho Vĩnh sứ giả. Nhưng quan trọng hơn là bây giờ chúng ta phải ngăn chặn được bất kỳ ai lên ngôi vị giáo chủ trước khi tìm ra kẻ bán mình cho Thái hậu. Và làm như thế mới phá được âm mưu ám toán Hồng Y giáo của Thái phó Tuyết phu nhân. Nguyên Vũ thoáng bật cười, thử nghĩ mà xem, thân là cháu của Trang chủ Ngoại Miêu gia, công việc là một võ tướng của phủ Lạng Sơn vương nay lại tranh giành ngôi vị giáo chủ của Hồng Y giáo, một giáo phái phản loạn của triều đình. Hừ, cũng may Thái bảo Đinh Liệt là người tính toán sâu xa, cho nên rất ít ai biết về con người thật của chàng, nếu không thì khó nói trước được điều gì. Tuy nhiên chàng cũng nhận tình thế này có vẻ như chàng không được quyền rút lui mà phải tự thân quyết định. Thú thật, xưa nay mọi chuyện liên quan đến công việc, thường thường chàng làm theo lời chỉ bảo của Thái bảo Đinh Liệt hoặc là bá phụ, đây là lần đầu tiên thử thách mà chàng phải tự quyết định lấy, Nguyên Vũ thấy bối rối. Chàng cũng nhận thấy những nghi ngờ của Vương trưởng lão và Trịnh đà chủ còn chưa rõ ràng lắm, nhưng quả thật Hồng Y giáo cũng đang đứng trước sự nguy hiểm khôn lường về tên giáo đồ phản bội kia, mặc dù chưa rõ hán là ai, nhưng họ cũng có lý do của họ. Và quan trọng hơn chàng nhận thấy bọn họ thật sự vì sự nghiệp của Hồng Y giáo. Lẽ nào chàng không giúp họ một tay. - Cho tại hạ hỏi hai vị một câu? Nghe Nguyên Vũ hỏi, Vương trưởng lão và Xuân Hương đều gật đầu ngay. - Đệ cứ hỏi bất kỳ điều gì nếu như trong lòng còn chưa thông suốt. Chúng ta cũng đã bày tỏ hết tâm ý rồi, tỷ nghĩ nếu muốn đệ hợp tác mà còn giấu diếm đệ thì quả là không phải. - Tại sao hai vị lại tin cậy tại hạ và chọn tại hạ, trong khi thật ra tại hạ không phải là người của Hồng Y giáo và rõ ràng các vị biết về tại hạ còn quá ít. Biết đâu tại hạ lại chẳng có âm mưu gì thì sao? - Thú thật, - Vương trưởng lão chậm rãi nói - sau khi nhận thấy mình không thể ngăn cản nổi việc một trong hai sứ giả sẽ lên làm giáo chủ, việc tìm Đoàn công tử cũng trở nên vô vọng, lúc ấy thậm chí có lúc lão đã nghĩ đến chuyện hay cứ để Trịnh đà chủ ra tranh giành chức vị giáo chủ, vì ít nhất đà chủ cũng là người duy nhất mà lão còn có thể tin cậy được. Tuy nhiên theo thông lệ trong giáo, hình như các môn đệ khó chấp nhận một nữ nhân sẽ trở thành giáo chủ, dù cho đà chủ được rất nhiều người kính nể. Ngoài ra xét về võ công thì Trịnh đà chủ không thể nào giao đấu nổi với hai vị sứ giả kia. Cho nên khi xuất hiện thiếu hiệp, đặc biệt được biết thiếu hiệp được giáo chủ nhận làm học trò và truyền dạy kiếm pháp thì lão vô cùng mừng rỡ. Mấy tháng nay lão đã cho người âm thầm điều tra thêm về thiếu hiệp. Được biết về thân thế xuất thân, chí hướng và Trịnh đà chủ lại bảo đảm thêm về nhân phẩm thiếu hiệp, lão đã rất yên tâm. Cuối cùng lão đã đi đến quyết định sẽ chọn và tiến cử thiếu hiệp ra tranh giành ngôi vị giáo chủ của bổn giáo. Chứ nếu không, không thể nào thiếu hiệp có thể được đến dự đại hội của giáo ngày hôm nay, dù là tình cờ. Và... còn một lý do nữa... - Nói ngang đây đột nhiên ông ta bỏ lửng, im lặng. Là gì vậy, Nguyên Vũ liếc mắt nhìn Xuân Hương, vị sư tỷ này chỉ tủm tỉm cữời mà không lên tiếng. “Vạn sự bất biến trong cuộc đời này phải biết lấy dĩ biến mà đối phó. Khi thời cuộc xoay chuyển thì ta trụ lại mà quan sát để lựa thế, vạn vật đứng thì ta chuyển, chuyển hay đứng luôn luôn phụ thuộc vào tình thế. Điều quan trọng là phải có đâu óc quan sát nhạy bén, biết chớp lấy thời cơ. Đừng bao giờ câu nệ quá mà bỏ mất cơ hội sau này sẽ phải hối tiếc.” Chẳng biết là có ý tứ gì không, nhưng khi tiễn Nguyên Vũ về tham dự đại hội của Hồng Y giáo, Thái bảo Đinh Liệt đã dặn chàng kỹ càng như vậy. Cuối cùng Trần Nguyên Vũ quyết định: - Thôi được tại hạ chấp nhận sẽ đứng ra tranh giành ngôi vị giáo chủ với Vĩnh hữu sứ giả. Nhưng tại hạ giao hẹn trước, đó là nhàm ngăn chặn ông ta lên làm giáo chủ trong khi các vị chưa tìm ra những tên phản đồ của Thái hậu và Thái phó Tuyết nằm trong Hồng Y giáo. Tại hạ làm việc này cũng vì mối quan hệ ân tình đối với lão giáo chủ và Đoàn đại ca. Tuy nhiên, - Nguyên Vũ cũng nói luôn - tại hạ cũng giao hẹn là giả như sau khi tại hạ thành công không để cho Vĩnh sứ giả lên làm giáo chủ được thì ngôi vị giáo chủ của bổn giáo sẽ do các trưởng lão quyết định, nhưng đó quyết không phải là tại hạ. Trịnh Xuân Hương nháy mắt với Vương trưởng lão và cả hai gật đầu đồng ý ngay lập tức. Vương trưởng lão mỉm cười nhìn chàng. - Mục đích của bọn ta là chỉ cần thiếu hiệp phá hỏng việc bầu giáo chủ của bổn giáo ngày mai là đủ. Các trưởng lão sẽ phải họp và quyết định lại, trong khi thời gian kéo dài lão hy vọng sẽ kịp tìm được Đoàn công tử trở về để y nhận lấy trách nhiệm khó khăn này. Thực ra chi có y là xứng đáng nhất. Nghe rất hợp lý, chàng đồng ý, tuy nhiên Nguyên Vũ băn khoăn: - Võ công của tại hạ không hiểu có đánh lại Vĩnh sứ giả hay không? Trong khi ông ta đang là cao thủ bậc nhất của Hồng Y giáo. - Đúng thế. - Vương trưởng lão gật đầu - Võ công trấn gia của Hồng Y giáo là Long Vân kiếm pháp. Nay thiếu hiệp đã được lão giáo chủ truyền dạy những 50 chiêu, có thể nói là thiếu hiệp rất được giáo chủ ưu ái. Đệ tử bổn giáo kẻ ít người nhiều, nhưng không ai học được quá 20 chiêu kiếm pháp này. Nay nếu thiếu hiệp đem toàn bộ bài kiếm pháp này đối phó với Hữu sứ giả thì không việc gì phải sợ ông ta cả. Đây cũng là lý do mà tại sao lão phu và Trịnh đà chủ lại tin tưởng thiết tha mời thiếu hiệp đứng ra ngăn cản cả hai vị sứ giả này khi bọn họ tranh giành ngôi vị giáo chủ. - Đến đây tại hạ mới biết Long Vân kiếm pháp là kiếm pháp trấn gia của Hồng Y giáo. Chỉ tiếc ràng tại hạ luyện chưa đến nơi đến chốn, e ràng khó phát huy được hết tinh hoa của kiếm pháp. - Vì rằng thiếu hiệp chưa học được hai chiêu cuối. Nếu học trọn bộ 52 chiêu và phát chiêu liên hoàn thì thế mạnh của bài kiếm pháp sẽ lên đến đỉnh điểm và thiếu hiệp sẽ là một trong những cao thủ bậc nhất của giang hồ. - Vậy ư? - Nguyên Vũ nhún vai - lão tiền bối quên mất ràng, học đủ 52 chiêu kiếm này cũng tức là giáo chủ của Hồng Y giáo và xưa nay hai chiêu cuối bao giờ cũng do giáo chủ đời trước bí mật truyền lại cho đời sau theo kiểu trực truyền. Tại hạ làm sao có được vinh dự ấy. - Điêu đó thì không chắc - Vương trưởng lão cười bí ẩn. Nụ cười của lão làm cho Nguyên Vũ lẫn Xuân Hương đều kinh ngạc. Vương trưởng lão thủng thỉnh nói - Cứ coi như lão đây và thiếu hiệp là hữu duyên đi. Năm xưa lão giáo chủ trước khi bế quan có gọi lão phu đến. Ngài cho biết, mình phải bế quan để nghiên cứu một môn võ công mới, tuy nhiên thành bại khó có thể nói trước. Không cẩn thận sẽ bị tẩu hỏa nhập ma, mất mạng như chơi. Vi sự nghiệp của Hồng Y giáo, lão phu là người giáo chủ tin cậy nhất. Chính vì vậy, giáo chủ đã quyết định trực truyền cho lão hai chiêu cuối của Long Vân kiếm pháp. Giáo chủ dặn, nếu sau này vì một lý do gì đó mà ngài không xuất quan, Hồng Y giáo sẽ phải chọn một giáo chủ mới. Nếu lão phu nhận thấy nhân phẩm và võ công của giáo chủ mới xứng đáng thì hãy đem hai chiêu cuối của Long Vân kiếm pháp ra mà dạy cho người ấy. Để cho bài kiếm pháp này không bị thất truýền và phát huy quang đại Hồng Y giáo. - Vậy ư? Cả Nguyên Vũ lẫn Xuân Hương đều bật thốt lên kinh ngạc. Vương trưởng lão gật đầu, mặt buồn so - Dường như giáo chủ đã tiên liệu trước việc nghiên cứu võ công mới của mình sẽ gặp nhiều trắc trở cho nên đã phòng bị sẵn. Và quả nhiên đúng vậy. - Lão buồn bã - Nay lão phu quyết định đem hai chiêu cuối truyền lại cho Trần thiếu hiệp. - Thế tại sao tiền bối không đứng ra nhận ngôi vị giáo chủ? Vì rõ ràng xét về võ công, quá trình cống hiến cho Hồng Y giáo, cũng như uy tín cá nhân, tại hạ cho rằng lão tiền bối thừa khả năng làm giáo chủ Hồng Y giáo. Mà nếu lão tiền bối đã làm giáo chủ thì đâu còn sợ gì ai nữa. - Thiếu hiệp không biết gì về lão ư? Vương trưởng lão hỏi và thấy chàng lắc đầu, lão bèn nói - Cách đây gần bảy năm, trong một lần giao chiến với kẻ thù của bổn giáo, tuy giết được kẻ địch nhưng lão đã bị đánh trọng thương rất nặng, đáng lẽ là chết nếu như lần đó giáo chủ không hao phí cả mười năm công lực để chữa chạy. Cho nên tuy lão thoát chết nhưng võ công thì bị tàn phế mãi mãi. Đây cũng chính là lý do mà tại sao sau này giáo chủ truyền hai chiêu kiếm pháp cuối cùng cho lão phu mà không sợ phạm vào giáo quy của bổn giáo. Bởi xét cho cùng lão cũng chỉ là một phế nhân mà thôi. - Xin lão tiên bối hãy nghĩ lại. - Nguyên Vũ la lên - Chỉ có giáo chủ của bổn giáo mới được học hai chiêu này. Tại hạ không thể xứng đáng đâu. Và tại hạ cũng nói rõ là mình không có ý làm giáo chủ của bổn giáo. - Không, có thể lão phu hồ đồ thật. - Vương trưởng lão lắc đầu -Nhưng không lẽ giáo chủ cũng hồ đồ ư? Nghe câu nói kỳ quặc của Vương trưởng lão, Xuân Hương và Nguyên Vũ nhìn nhau. Không lẽ vì quá lo lắng cho công việc của Hồng Y giao mà Vương trưởng lão đã không còn tỉnh táo. Vương trưởng lão nhìn vẻ mặt của hai người, lão hiểu bọn họ nghĩ gì và bật cười. - Long Vân kiếm pháp là kiếm trấn gia của Hồng Y giáo. Mọi đệ tử đều được học. Tuy nhiên phải sâp theo thứ tự. Đệ tử thường và có trên 5 năm theo giáo thì học từ 20 chiêu trở xuống. Đệ tử từ phân đà và đà chủ các miền học từ 30 đến 40 chiêu. Hai vị tả, hữu sứ giả mỗi vị được học đủ 50 chiêu, các trưởng lão cũng vậy. Tất nhiên ngoài học Long Vân kiếm pháp ra người nào cũng có những võ công riêng của mình. - Thế thì... - Riêng thiếu hiệp rất khác. - Vương trưởng lão nhìn chàng chăm chú, nói tiếp - Theo như thiếu hiệp kể lại, vì nhân duyên kỳ ngộ mà thiếu hiệp có vinh dự gặp được giáo chủ nhận làm đệ tử ký danh. Thếnhưng tại sao chỉ một lần gặp gỡ mà giáo chủ đã đem 50 chiêu kiếm pháp này tặng cho thiếu hiệp. Rõ ràng giáo chủ có ẩn ý gì khác, cũng như chắc chắn rằng ngài phát hiện nhân phẩm của thiếu hiệp xứng đáng. Bởi thiếu hiệp cũng nên hiểu rằng không dễ dàng gì được giáo chủ Hồng Y giáo nhận làm môn đệ, đó là một vinh dự lớn lao. Cho nên lão đây mới nói, có thể lão hồ đồ thật, nhưng không lẽ giáo chủ cũng vậy hay sao. Cũng chính là lý do này lão chưa từng bày tỏ cho ai kể cả Trịnh đà chủ biết. Lão nghĩ, thiếu hiệp đã được giáo chủ nhận là môn đệ, học hết 50 chiêu kiếm trấn gia của bổn giáo nay nếu lão có truyền nốt hai chiêu cuối cho thiếu hiệp cũng là hợp lý và không vi phạm giáo quy, bởi giáo quy của giáo lại không hê quy định rằng môn đệ của giáo chủ được học những gì. Phải chăng ý trời là vậy? Ong ta ngửa mặt nhìn trời cao như đang muốn hỏi - Thú thật đây cũng chính là lý do để lão hy vọng thiếu hiệp có thể đánh lại hai vị sứ giả kia. - Tại hạ... - Nguyên Vũ ấp úng. Vương trưởng lão siết chặt vai chàng - Thiếu hiệp đừng ngại ngùng gì cả. Giả như thiếu hiệp có lên làm giáo chủ của bổn giáo thì lão cũng nhận thấy con người cậu rất xứng đáng. - Lão tiên bối... Vương trưởng lão xua tay không cho chàng nói nữa. Lão yêu cầu đà chủ Xuân Hương đứng xa ra canh gác đề phòng có người lạ đến nhưng thực tế là không muốn nàng được nghe khẩu quyết và lời dạy hai thế cuối của Long Vân kiếm pháp, đấy là giáo quy. Xuân Hương hiểu, tránh ra xa. Quả đúng là danh bất hư truyền. Long Vân kiếm pháp có 50 chiêu, nhưng tập trung sức mạnh và tinh hoa nhất lại nằm trong hai chiêu cuối. Khi phát chiêu, thế liên hoàn, đánh đủ 52 chiêu kiếm pháp thì khó có kẻ đỡ nổi. Kiếm bay như rồng lượn, thế đi như phượng múa, liên miên bất tận như mây bay trên trời, đấy chính là Long Vân kiếm pháp. Thời gian quá gấp gáp chỉ trong một đêm nên Nguyên Vũ cố tập trung nhớ cho kỹ hai chiêu kiếm này. Bởi vì tinh hoa nằm ở hai chiếu cuối, nên đòi hỏi người luyện tập mất khá nhiều thời gian và công sức. Điêu may mán cho Nguyên Vũ là chàng đã học được 50 chiêu rồi, nên nếu phối hợp với hai chiêu cuối, coi như chàng tạm có thể đánh được. Nhưng nếu muốn đến đỉnh cao thì chàng còn phải cần nhiều thời gian, ngay 50 chiêu kiếm pháp kia mà Nguyên Vũ vẫn còn chưa luyện tinh thông thì huống gì là hai chiêu kiếm cuối này. Bài kiếm pháp này sau khi có đủ 52 chiêu kiếm được phối hợp liên hoàn thì càng luyện chiêu thức càng trở nên biến ảo khôn lường, cho nên muốn nám được tinh túy của Long Vân kiếm pháp mà quá gấp gáp thì đó là điêu dại dột, bởi rất dẻ bị phản kiếm. Nghe Nguyên Vũ trình bày, Vương trưởng lão cho biết. Điểm yếu của chàng là nội lực chưa đủ mạnh, khi xưa lão giáo chủ truyền dạy chỉ có một lần rồi đi ngay, thế mà chàng tự luyện, không có người kèm cặp, đạt được trình độ như thế này là đáng khen ngợi rồi. Nay đã học đủ 52 chiêu kiếm, chàng cứ siêng năng luyện tập thì nhất định đạt kết quả cao. Khi ánh mặt trời sáng rực khắp nơi Nguyên Vũ tạm coi như đã nhớ được hai chiêu kiếm này. Sau khi múa lại lần cuối cùng bài kiếm pháp, chàng hỏi thẳng Vương trưởng lão: - Liệu tại hạ có xứng đáng là đối thủ của Vĩnh sứ giả hay không? Nhìn vẻ mặt tần ngần, dáng điệu băn khoăn của Trần Nguyên Vũ, Vương trưởng lão thở dài: - Kể như lão và Trịnh đà chủ đã ép thiếu hiệp quá. Trong bổn giáo nếu nói về võ công, có lẽ Vĩnh sứ giả là người giỏi nhất, ông ta chi đứng sau giáo chủ mà thôi. Tả sứ giả hơn ông ta về nhân phẩm, nhưng theo lão nhận xét thì võ công cũng khó qua Hữu sứ giả. Lão đặt tay lên vai Nguyên Vũ, thiết tha: - Lão cũng không kỳ vọng cậu sẽ thâng nổi Vĩnh sứ giả, thôi cứ coi như là mệnh trời đi. Tất cả chúng ta đã cố gắng hết mức rồi, thành hay bại không còn do chúng ta quyết định nữa. Cho nên nếu tình thế có chuyển biến gì đi nữa thì chúng ta cũng không ân hận vì đã cố hết sức mình rồi. Buổi sáng hôm ấy, sau những trận tranh cãi kịch liệt giữa các vị trưởng lão, có sự tham gia của đà chủ tất cả các miền, cuối cùng đi đến thống nhất Vĩnh hữu sứ giả sẽ làm giáo chủ của Hồng Y giáo đời thứ ba. Là người phụ trách giáo quy của bổn giáo cho nên Lâm trưởng lão được ủy thác đứng ra tuyên bố với giáo đồ của Hồng Y giáo. Lâm trưởng lão đã tường thuật tóm tát ý kiến của các trưởng lão cùng các đà chủ các miên và cuối cùng lão tuyên bố: - Hồng Y giáo chúng ta là một giáo phái lớn trong giang hồ. Nay lão giáo chủ bế quan rồi mất tích cũng đã năm năm. Hồng Y giáo không thể là quần long vô chủ được, vì vậy các trưởng lão của bổn giáo đã quyết định triệu tập đại hội bất thường này để bầu giáo chủ mới. Tả, Hữu sứ giả, hai vị đều xứng đáng cả. Tuy nhiên thể theo nguyện vọng của Hoàng tả sứ giả, các trưởng lão chấp nhận. Như vậy đến đây cuộc bầu chọn tìm giáo chủ mới đã kết thúc, lão thay mặt các trưởng lão tuyên bố với toàn thể giáo đồ của Hồng Y giáo, giáo chủ đời thứ ba của Hồng Y giáo chúng ta là Vĩnh sứ giả. - Hoan hô.... hoan hô... hoan hô... Tiếng reo hò ầm ĩ của giáo chúng vang lên khâp nơi. Vĩnh sứ giả không nén được sự tự hào trên nét mặt, ông ta ưỡn người, đứng dậy và chậm rãi leo lên từng bậc đá, tiến đến chiếc ghê giáo chủ Hồng Y giáo đã phủ bụi năm năm qua. Chợt... - Khoan... Tiếng lao xao tát lịm, mọi người nhìn nhau kinh ngạc. Trần Nguyên Vũ tiến ra trước mặt các vị trưởng lão và các đà chủ ngồi phía trên. Chàng mỉm cười: - Thưa các vị, tại hạ là Trần Nguyên Vũ và muốn thỉnh cầu các trưởng lão một việc. - Trần thiếu hiệp, thực ra thiếu hiệp muốn gì. - Viên trưởng lão sẵn giọng, không giấu vẻ bực bội trên mặt. - Về tư cách của tại hạ, các vị có đồng ý cho ràng tại hạ xứng đáng làm môn đồ của Hồng Y giáo hay không? Các trưởng lão và các đà chủ nhìn nhau vì không hiểu Nguyên Vũ muốn hỏi vậy là có ý đồ gì. Vương trưởng lão mau mân trả lời: - Thiếu hiệp đã được lão giáo chủ nhận làm đệ tử và đích thân truyền dạy kiếm pháp của bổn giáo. Như vậy tức là thiếu hiệp đã được giáo chủ thừa nhận là môn đồ của Hồng Y giáo. Điều này cũng đã được các trưởng lão chấp thuận từ hôm qua, nay thiếu hiệp không cần hỏi lại làm gì nữa. Tất cả im lặng như một sự thừa nhận hiển nhiên. - Theo giáo quy của bổn giáo, việc lựa chọn giáo chủ được diễn ra công khai và tất cả các giáo đồ đều được tham gia. Tỉ thí võ công là tiêu chuẩn hàng đầu, vậy nếu tại hạ đã là môn đồ của Hồng Y giáo thì xin các vị cho tại hạ được hưởng quy định này. Các trưởng lão kinh ngạc nhìn Nguyên Vũ, bây giờ họ đã hiểu chàng muốn gì. - Không được. - Viên trưởng lão đứng phắt dậy - Trần thiếu hiệp, dù sao ngươi cũng chỉ mới là đệ tử ký danh của giáo chủ cho nên về tư cách vẫn chưa đủ để đứng ra tham dự vào việc tỉ thí giành ngôi vị giáo chủ. - Lão huynh nói vậy e rằng là hồ đồ quá. - Vương trưởng lão phản đối - Giáo quy của bổn giáo không hề nói điêu này. Đã là môn đồ thì không kể là ký danh hay không. Miễn thực sự được thừa nhận đều có quyền tham gia. Viên trưởng lão vẫn không chịu. - Thế tại sao sáng qua vị thiếu hiệp này không chịu tham gia. Giờ đây chúng ta đã bầu chọn xong vị giáo chủ mới, chuẩn bị tiến hành làm lễ thì y lại đột ngột đòi tỉ thí, há có phải là có ý đồ quấy phá chúng tau? - Viên trưởng lão nói rất đúng. - Trịnh đà chủ Xuân Hương đứng dậy nói - Tuy nhiên giáo quy cũng không quy định cụ thể điều này. Điêu quan trọng là làm sao giáo chủ mới lên ngôi phải được tất cả các đệ tử tâm phục khẩu phục. Do vậy nếu còn có một đệ tử nào đó chưa phục về võ công thì buộc giáo chủ mới phải thu phục được mới thôi. Huống gì vị thiếu hiệp đây đã được chúng ta đồng ý về tư cách là môn đồ của bổn giáo, vì vậy y có quyền đòi hỏi. Viên trưởng lão cười nhạt: - Thế ai sẽ là người bảo lãnh và giới thiệu y ra tham gia việc tranh ngôi vị giáo chủ của bổn giáo? - Thưa các trưởng lão và hai vị sứ giả. - Đà chủ Xuân Hương nói -Với tư cách là đà chủ Nam đạo, tại hạ xin bảo đảm điêu ấy. Tình thế đã đến nước này, Viên trưởng cũng không còn ý kiến gì nữa. Vĩnh sứ giả giận dữ nhìn Xuân Hương và Nguyên Vũ, lão cảm thấy rằng hai người này muốn phá đám mình. - Thưa các trưởng lão. Tôi xin các vị đừng tranh cãi nhau nữa. - Ông ta gằn giọng - Nay vị thiếu hiệp đây muốn tỉ thí võ công với lão phu thì lão cũng sẵn sang. Lời nói của Vĩnh sứ giả chấm dứt sự tranh cãi giữa đôi bên. Thấy thế tất cả giáo đồ Hồng Y giáo liền dãn ra thành một vòng tròn lớn để làm chỗ giao đấu giữa Nguyên Vũ và Vĩnh sứ giả. Vĩnh sứ giả tiến đến trước mặt Nguyên Vũ cười ngạo nghễ. - Trần thiếu hiệp, thiếu hiệp muốn chọn cách đấu nào? Quyền, cước, chưởng hay binh khí? Thứ nào lão phu cũng sẵn sàng bồi tiếp. Và sau 50 chiêu, nếu như thiếu hiệp vẫn còn tiếp chiêu được thì lão phu sẵn sàng nhận là mình thua cuộc. Rõ ràng ông ta rất coi thường Nguyên Vũ, chàng mỉm cười không lấy đó làm phật lòng. Trong giao đấu, kỵ nhất đó là thái độ coi thường đối phương, có lẽ Vĩnh sứ giả đã quá tự tin vào mình đến độ ỷ lại. Điêu đó sẽ phải trả giá. Vương trưởng lão cho Nguyên Vũ biết, thế mạnh võ công của Vĩnh sứ giả chính là Phiêu tử quyền. Quyền thuật này dùng để đánh giáp lá cà. Chiêu thức có đương đầu pháo, não loan trửu, kỳ cổ thế..., đòi hỏi nội lực phải rất hùng hậu. Trong Hồng Y giáo, chưa ai có thể đương đầu với Phiêu tử quyền của Vĩnh sứ giả quá 50 chiêu. Ông ta thành danh cũng nhờ quyền thuật này, cho nên theo Vương trưởng lão, Nguyên Vũ tránh giao đấu quyền thuật với Vĩnh hữu sứ giả. Tốt nhất chàng cứ vận dụng hết tinh hoa của Long Vân kiếm pháp đã học được để giao chiến. Vĩnh sứ giả đứng thế trạng trang phiên, co theo thế tụy thủ phiên của Phiêu tử quyền, chờ đợi. - Vĩnh sứ giả, Nguyên Vũ này đã quen dùng kiếm và võ công đác ý cũng vẫn chi có Long Vân kiếm pháp. Vậy xin hâu tiền bối bằng chính kiếm pháp của bổn giáo vậy. - Hừ... - Hữu sứ nhướng mắt lạnh lùng nhìn Nguyên Vũ. Sau cái vẫy tay của lão, một đệ tử chạy lại và đưa thanh đơn đao cho ông ta. Nguyên Vũ nhận ra đó chính là Thanh long yểm nguyệt đao. Đây là thanh đao quý, ánh thép xanh lè, đúng với tên gọi “rồng xanh ngửa hớp trăng”. Không nói nhiều, Hữu sứ giả vung cây đơn đao chuyển liên tục theo thế bát bộ liên hoàn tiến thủ đao. ồng ta bước tám bước sau đó tấn công chiêu Phiêu tử nhất quải đao, rồi Miên chiến đao. Đao pháp lóe sáng một góc trời, đánh liên tục bất tận. Tiếng gió lộng của đao đi nghe ào ào như trời có bão. Long Vân kiếm pháp được đánh theo kiểu hành kiếm. Động tác nổi bật ở chữ hành, đi nhiêu, dừng ít, kiếm tung hoành ngang dọc. Bộ pháp đi như mây trôi nước chảy, chiêu kiếm phát ra ào ạt như rồng lượn, mây cuốn, khí thế liên tục. Đỉnh cao tinh hoa của kiếm khi được phát huy đến tột độ đó chính là khí thần và khí sẽ hợp nhất, người và kiếm sẽ là một. Điêu làm cho mọi người ngạc nhiên là vì sao Nguyên Vũ lại dại dột dùng Long Vân kiếm pháp để đấu với Vĩnh sứ giả. Là một sứ giả, nên ông ta cũng đã luyện qua kiếm pháp này, thời gian lại lâu hơn, nội lực thâm hậu hơn, rõ ràng nếu đánh thì Nguyên Vũ không thể nào qua Vĩnh sứ giả được. Chính vi vậy, Hữu sứ giả đã biến Phiêu tử quyền thành Phiêu đao pháp. Vê nguyên tắc thì Phiêu đao không thể nào địch nổi Long Vân kiếm pháp, tuy nhiên vì bản thân Hữu sứ giả cũng rất am hiểu kiếm pháp Long Vân cho nên ông ta vẫn dùng đao pháp của mình áp chế được kiếm pháp của Nguyên Vũ. Đường đi của Thanh long đao trầm hùng và mạnh mẽ, khí thế ào ạt dân dần áp đảo hẳn kiếm pháp của Nguyên Vũ, nếu cứ đà này trước sau gì chàng cũng thua cuộc, dù cố gắng hết sức. 48... 49... Những tiếng hô đếm báo hiệu trận đấu đã sắp được 50 chiêu và Vĩnh hữu sứ giả quyết định ra đòn để hạ nhanh Nguyên Vũ. Lão hất ngửa lật mặt lưỡi đao lên trên trời xuống chiêu Song thủ phiêu tử tam hợp đao để kết thúc trận đấu. Một sâc xanh sáng rực, kéo dài, quét mạnh ngang hông Nguyên Vũ. Chàng ung dung chuyển bộ pháp sấn thẳng vào vệt đao này và thanh kiếm trong tay cũng chuyển thế. Bầu trời tự nhiên sáng rỡ, muôn ngàn tinh hà rơi xuống lả tả, chụp lên đao pháp của Hữu sứ giả. Đường đao vụt tât ngấm. - Dừng lại - Có tiếng quát to và Vĩnh sứ giả vọt ra xa. Mặt tái ngắt, lão chỉ tay, miệng lắp bâp - Tiểu tử... ngươi... ngươi... vừa sử dụng kiếm pháp gì? Nguyên Vũ thu kiếm về, cười nhẹ. - Long Vân kiếm pháp, không lẽ Hữu sứ giả không biết hay sao? - Hừ... - Vĩnh sứ giả mở to mắt nhìn chàng trừng trừng phẫn nộ. Làm gì ông ta không biết chàng đang sử dụng Long Vân kiếm pháp. Có điều chiêu vừa rồi nếu Vĩnh sứ giả không nhầm thì đó là chiêu thứ 51 của bài kiếm pháp này có tên là Tinh đẩu thiên hà. Thế mạnh của chiêu này là tấn công cùng một lúc tất cả các đại huyệt lớn nhỏ trên người đối phương, đâu đâu cũng thấy đường kiếm đi, đâu đâu cũng có cảm giác như bị tấn công và hư hư thực thực khó biết. Cũng may Nguyên Vũ luyện tập chưa tinh thông nên không phát huy được hết sức mạnh của thế kiếm. Tuy nhiên nó cũng đủ đánh bại Phiêu đao của Hữu sứ giả. Nếu không phải là người quá am hiểu Long Vân kiếm pháp, có nội công thâm hậu cùng Phiêu đao tinh tường thì Vĩnh sứ giả đã thất bại. Nhưng cứ nhìn đường kiếm lướt chéo qua huyệt thiên đột kéo xuống huyệt trung đình của Vĩnh sứ giả là đủ biết lợi hại của kiếm pháp. Biến cố bất ngờ này làm cho tất cả các trưởng lão đang ngồi trên ghế bàng hoàng nhìn nhau. Bọn họ đều tự hỏi bằng cách nào mà Trần Nguyên Vũ lại học được đủ 52 chiêu của Long Vân kiếm pháp. Lâm trưởng lão nhổm dậy. - Trần thiếu hiệp, có thật thiếu hiệp đã lĩnh hội hết cả 52 chiêu kiếm pháp của giáo chủ bổn giáo truyền dạy? - Thưa trưởng lão đúng vậy. - Một lần nữa lão hỏi lại, khi truyền dạy cho thiếu hiệp, giáo chủ có nói gì không? Trần Nguyên Vũ lắc đầu. - Sư phụ không h'ê nói gì và chỉ dặn tại hạ là không phải lúc cấp bắch nhất không được sử dụng những tuyệt chiêu này, nên hôm qua tại hạ mới không cho quý vị biết là vậy. Vị trưởng lão trầm ngâm mãi, cuối cùng ông ta nhìn Vĩnh sứ giả và hỏi: - Vĩnh sứ giả... ông có cần đấu với thiếu hiệp này nữa không? Vĩnh sứ giả thoáng lúng túng, lúc nãy ông ta coi thường Nguyên Vũ bao nhiêu nay lại thận trọng bấy nhiêu. Ông ta tự hiểu nếu đấu nữa chỉ rước thêm thất bại thảm hại. Bởi Long Vân kiếm pháp tuyệt chiêu nằm ở những chiêu cuối, rõ ràng lúc nãy nếu ông ta không nhanh tay đã bị trúng kiếm rồi. Nếu không phải Long Vân kiếm pháp thì Vĩnh sứ giả coi Nguyên Vũ chẳng ra gì. Tuy nhiên nay chàng đã có Long Vân kiếm pháp hộ thân, Vĩnh sứ giả khó thấy hy vọng thắng nổi chàng. Có một điều bí mật mà Vĩnh sứ giả không biết, thấy thái độ tự tin của Nguyên Vũ khi trả lời Lâm trưởng lão, ông ta đã tưởng rằng chàng học thuộc bài kiếm pháp này nhiều năm rồi. Chàng ra chiêu vừa rồi không đả thương ông ta chẳng qua vì nương tay. Chứ ông ta không hiểu rang thực ra Nguyên Vũ cũng chỉ phát huy được đến như vậy, và nếu đấu nữa chưa chắc gì Nguyên Vũ đã tháng. Thực tế Nguyên Vũ cũng chỉ mới học và phát huy đến được chiêu thứ 51, còn chiêu 52 chắc rằng chàng còn phải mất rất nhiều năm nữa. Bởi những kẻ luyện kiếm đến khi phát huy được thần khí lẫn vào kiếm khí, lúc đó đã đạt đến tột đỉnh kiếm pháp, xưa nay chỉ mới có các giáo chủ Hồng Y giáo là luyện được. Tuy nhiên vì quá khiếp sợ Long Vân kiếm pháp cho nên Vĩnh sứ giả trở nên không tự tin và mất sáng suốt để nhận định sự việc. Bí mật này chỉ có Vương trưởng lão và Xuân Hương biết. - Thưa các vị, nếu các vị không ai có ý kiến gì thì Trần thiếu hiệp sẽ là giáo chủ đời thứ ba của Hồng Y giáo? Lâm trưởng lão lên tiếng hỏi. Không có ai lên tiếng, dường như mọi người vẫn còn rất bất ngờ trước biến cố này. Trần Nguyên Vũ toan lên tiếng bày tỏ nhưng thấy Xuân Hương xua tay lắc đầu lia lịa nên lại thôi. Lâm trưởng lão cũng cảm thấy rằng nếu quyết định như vậy chắc chắn rằng đường đột quá. Với tư cách là trưởng lão phụ trách giáo quy của Hồng Y giáo, ông quyết định mời ba vị trưởng lão, hai vị sứ giả cùng tất cả các đà chủ rút vào bên trong thương nghị một lần nữa. Lại một cuộc tranh cãi gay gât diễn ra bên trong một động đá, cuối cùng ba vị trưởng lão yêu cầu mọi người rút ra để Nguyên Vũ vào gặp riêng và trình bày kỹ lại việc chàng được giáo chủ Hồng Y giáo nhận làm môn đệ và truyền dạy kiếm pháp Long Vân cho chàng. Trần Nguyên Vũ rất muốn nhân cơ hội này để từ chối làm giáo chủ Hồng Y giáo, thế nhưng trước đó đà chủ Trịnh Xuân Hương đã gặp chàng thì thầm cho biết rằng là chàng cần phải nhận lời, vì nàng đã có thông tin về sự phản bội của Vĩnh hữu sứ giả do môn đệ mới đem về. Tuy nhiên Vương trưởng lão đã yêu cầu nàng cho người xem kỹ lại, vì thế nếu lúc này chàng không nhận lời, chuyện vạch trần tim đen của vị hữu sứ giả này sẽ rất khó khăn và không khéo sẽ xảy ra giao tranh giữa các môn đồ hai bên. Do vậy lúc này cần nhất phải có một vị giáo chủ cầm cương lãnh đạo. Nhìn ánh mắt van lơn gần như muốn khóc của nàng, Nguyên Vũ bối rối vô cùng. Tình thế đã đến nước này không thể còn chối từ được nữa, chàng quyết định nhập cuộc. Sau khi nghe Nguyên Vũ trình bày lại chuyện mình được thu nhận làm môn đệ của giáo chủ, cũng như việc chàng được học kiếm pháp trong trường hợp nào, cuối cùng các trưởng lão của giáo đã quyết định nếu như không còn ai muốn so tài với chàng nữa thì theo đúng giáo quy của bổn giáo đã quy định, Trần Nguyên Vũ sẽ là vị giáo chủ đời thứ ba của Hồng Y giáo. Trùng trình mất cả buổi trời, mãi gần chiều tối, các trưởng lão Hồng Y giáo mới quyết định tổ chức vào sáng mai lẽ nhận chức giáo chủ cho Trần Nguyên Vũ. - Thưa hai vị sứ giả, - Bên ngoài một giáo đồ hớt hải chạy vào. Mọi người nhận ra đó là đội trưởng Tiệm hồng kỳ, đội kỳ làm nhiệm vụ canh gác Tổng đà của Hồng Y giáo. - Chuyện gì? - Hoàng sứ giả đứng phát dậy hỏi, ông ta đã nhận ra nét mặt lo ngại của đội trưởng Tiệm hồng kỳ. - Dạ bẩm... xuất hiện rất nhiêu quan binh bao vây bên ngoài Tổng đà của bổn giáo. Tất cả mọi người nháo nhác. - Chúng ở đâu? - Bẩm phía bên kia núi, chưa qua được cầu. Hai vị tả, hữu sứ giả cùng các trưởng lão và đà chủ các đà vội vã xúm vào để bàn bạc, như vậy việc tuyên bố Nguyên Vũ làm giáo chủ không chừng phải tạm hoãn lại. Vĩnh hữu sứ giả được cử ra xem xét quan binh. Một lát sau ông ta đi vào và tươi cười nói với mọi người. - Thưa quý vị, đấy là quan Tư không châu Phục lễ. Nghe thấy vậy mọi người đều gật gù yên tâm. Xưa nay Hồng Y giáo hoạt động ở vùng Phục Lễ này vẫn được sự đỡ đầu của Tư không châu Phục Lê Đèo Mạnh Vượng. Nay ông ta đột ngột dẫn quan binh đến chắc là vì nghe tin Hồng Y giáo đang chọn giáo chủ mới nên muốn biết mặt. Tuy nhiên việc quan binh vào tận bên trong Tổng đà Hồng Y giáo cũng là một việc không nên. Sau khi bàn bạc, Vĩnh sứ giả liền cử hai đà chủ Tây và bắc đạo ra mời Đèo Mạnh Vượng về, sau khi Hồng Y giáo có giáo chủ mới thì sẽ thân chinh đến ra mắt quan phủ. Lúc này, Lâm trưởng lão liền đi xuống chỗ Nguyên Vũ đang ngồi. Lão chắp tay trịnh trọng. - Thưa giáo chủ, sáng mai mới là lễ nhận chức chính thức của ngài, tuy nhiên lúc này có lẽ ngài cũng nên lên ghế trên ngồi để cho các đà chủ, phân đà chủ đến làm lễ ra mắt trước, sáng mai chúng ta sẽ làm lê chính thức. Trần Nguyên Vũ lúng túng. Tất cả đà chủ và phân đà chủ Hồng Y giáo bên dưới đều đồng thanh la to. - Xin giáo chủ lên điện... xin giáo chủ lên điện.... Trần Nguyên Vũ bị đẩy lên trên điện. Chàng ngập ngừng mãi rồi cuối cùng ngượng ngập ngồi xuống chiếc ghế đá của Xích Côn Lão tử. Cuộc đời quả có nhiêu điêu kỳ bí không thể lường trước được. Nguyên Vũ không bao giờ nghĩ rằng mình có vinh dự được Xích Côn Lão tử, giáo chủ Hồng Y giáo nhận làm đệ tử, để rồi chàng cũng không ngờ rằng một ngày kia mình sẽ thay thế sư phụ của mình để làm giáo chủ Hồng Y giáo. Phải chăng ngày ấy chẳng phải ngẫu nhiên mà sư phụ chàng lại đột nhiên truyền dạy cho chàng Long Vân kiếm pháp, trong khi ông cũng còn rất nhiêu võ công đâc ý khác, không lẽ ngay từ lúc đó, sư phụ chàng đã có ý về chuyện này, hay chính ông cũng không ngờ. Nguyên Vũ tự hỏi mình như vậy. Thiên mệnh hay ý người, không ai có thể biết nổi. Ánh đuốc được tháp sáng bập bùng. Hai trưởng lão tiến đến, trên tay mỗi người có một cái khay. Vương trưởng lão trịnh trọng nâng khay của mình lên ngang mày. - Thưa giáo chủ, đây là tín phù của giáo chủ. Từ nay mọi giáo đồ thấy tín phù này tức phải hiểu rằng giáo chủ ra lệnh và phải tuyệt đối thi hành. Đó là một thanh quyền trượng bàng vàng, có nạm ngọc rất đẹp. Viên trưởng lão dâng lên một cái hộp trong đó có hoàng bào Hồng Y và đôi găng tay bằng tơ nhện ngàn năm, đây là hai vật của giáo chủ dùng mặc trong các kỳ đại hội. Riêng Lâm trưởng lão trịnh trọng dâng cuốn giáo quy của bổn giáo cho Nguyên Vũ. Té ra khi xưa, trước khi bế quan, vị giáo chủ đời thứ hai rất cẩn thận để lại các vật báu của giáo chủ. Ông ta cũng đã dặn rằng, phòng khi sau này trong giáo có loạn, các trưởng lão tập trung những vật này lại và nó sẽ tượng trưng cho sức mạnh của giáo chủ để buộc các giáo đồ phải tuân theo, nếu kẻ nào chống đối thì xét xử theo giáo quy. Và nếu bổn giáo có chọn lựa giáo chủ mới thì hãy giao vật này cho vị giáo chủ mới sử dụng. Nhìn những tín vật này Nguyên Vũ hiểu một điều rằng, cách đây năm năm chẳng phải ngẫu nhiên mà thật ra sư phụ chàng đã có ý muốn từ giã Hồng Y giáo và nhường chức giáo chủ của mình lại cho người khác. Có lẽ vì quý trọng vị giáo chủ này, cho nên các trưởng lão, những người được giáo chủ trao tín vật đã trùng trình không chịu công bố sự thật vì vẫn hy vọng giáo chủ sẽ quay trở về. Và đến nay đã qua năm năm, bọn họ chợt nhận ra rằng hy vọng đã hết, chính vì thế mới có cuộc đại hội này. Và nay Nguyên Vũ đệ tử của vị giáo chủ đời thứ hai sẽ thay thầy của mình làm giáo chủ đời thứ ba, thì các vật này đương nhiên phải trở về nguyên chủ. Quả là vòng xoay đời người mới tròn vẹn làm sao. Vĩnh sứ giả tiến đến đầu tiên. Nén căm thù trong lòng, ông ta cười gượng, vòng tay, hơi khụy người xuống. - Vĩnh hữu sứ giả của Hồng Y giáo xin ra mắt giáo chủ. Nguyên Vũ vội vàng đỡ lão đứng dậy. Tuy nhiên cả người lão vẫn nặng trịch và khi Nguyên Vũ vừa chạm vào khủy tay lão thì một luồng khí tống xô tới làm cho chàng suýt ngã. Chàng vội vận công trấn người vững xuống, thế nhưng nội công của Vĩnh sứ giả vãn tống tới ào ạt. Nếu chàng không vững nhất định sẽ bị ngã người về phía sau và làm trò cười cho tất cả đệ tử của bổn giáo. Trần Nguyên Vũ đỏ mặt, mím môi vận công, nhưng xem ra không thể chịu nổi. Chính lúc ấy có một bàn tay bí mật từ phía sau ghế đá nhẹ nhàng đặt lên lưng Nguyên Vũ và một luồng nội lực xông tới đẩy mạnh làm cho Vĩnh sứ giả té khụy xuống thật. Lão kinh hoàng vội dậm chân chuyển bộ pháp thoát khỏi luồng nội lực kia. Mặt lão cũng đỏ bừng, chính lúc đấy Hoàng sứ giả đang đi tới, dường như hiểu tình hình, ông ta vội huých nhẹ vào vai Vĩnh sứ giả, cái đánh vào huyệt kiên tỉnh này buộc Vĩnh sứ giả phải thối lui một bước nữa. Lão ta không dám vô lễ với giáo chủ nữa bởi đã có Hoàng sứ giả đứng chán ngang rồi, mà thực ra có cho vàng lão ta chẳng dám, nếu vừa rồi không nhanh chân thì lão đã phải quỳ sụp dưới chân Nguyên Vũ rồi còn gì. Vĩnh sứ giả ngẩn tò te nhìn vị giáo chủ trẻ tuổi đang ngồi uy nghi kia, trong mắt lão, chàng ngày càng trở nên kỳ bí một cách đáng sợ. Lúc đâu chàng xuất hiện với tư cách chi là một gã đệ tử ký danh của giáo chủ đời trước, nhìn chàng biểu diên kiếm pháp, lúc đó khó ai tin rằng chàng có thể học hết được 52 tuyệt chiêu Long Vân kiếm pháp, thế rồi bất ngờ chàng đã dùng chiêu thức thứ 51 để đánh bại lão một cách chua cay. Tuổi trẻ, qua trận đấu vừa rồi lão nhận xét ràng nội lực của chàng còn rất non nớt so với lão, người cả đời luyện võ tinh thâm về nội công, và lão dư sức chấp Nguyên Vũ một nửa đường. Lòng tràn đầy hận thù cho nên vừa rồi lão đã tính dùng nội lực đẩy cho Nguyên Vũ té ngửa làm chàng mất mặt với giáo đồ, và qua đó lão cũng muốn dằn mặt cho Nguyên Vũ hiểu rằng không đơn giản chỉ có 52 tuyệt chiêu kiếm pháp, lên làm giáo chủ là có thể coi thường mọi người. Tuy nhiên khi chàng đang loạng choạng sắp ngã thì bất ngờ làm sao, chẳng hiểu Nguyên Vũ dùng thứ võ công gì mà đột nhiên nội lực chàng tăng lên cuồn cuộn và tí nữa là xô lão bật ngửa. Vĩnh sứ giả cay dâng nhận thấy ràng, đã hai lần vị tân giáo chủ này đều nương tay với lão. Lần đấu kiếm, chàng ta đã nương kiếm nên lão mới không bị thất bại thảm hại, lần đấu nội công vừa rồi nếu chàng ta không thu nội lực lại e rằng lão một là phải quỳ sụp xuống dưới chân giáo chủ, hai là sẽ bị bắn tung lăn long lóc xuống dưới sàn đá, như vậy còn gì mặt mũi của một Hữu sứ giả lừng danh của Hồng Y giáo nữa. Nghĩ vậy, lão thấy khiếp sợ nên kính cẩn bước thụt lùi. Trần Nguyên Vũ thảng thốt ngoái nhìn về phía sau, không có ai cả, chàng ngẩn người, chẳng lẽ sư phụ đã vê hay sao. Sự thật, có những bí mật mà ít ai biết được. - Tả sứ giả xin ra mắt giáo chủ. Trần Nguyên Vũ gượng cười, đỡ ông ta đứng thẳng. Sau đó là đà chủ phân đà các miền lần lượt ra mắt. Lâm trưởng lão hân hoan. - Thưa giáo chủ, sáng mai Hồng Y giáo chúng ta sẽ chính thức cho các giáo đồ đến làm lễ lên ngôi của giáo và sẽ loan báo cho toàn thể quần hùng trong thiên hạ biết đến chào giáo chủ. Tuy nhiên... - Ông ta có vẻ ngần ngại lúng túng. Thấy vậy Nguyên Vũ đỡ lời: - Lâm trưởng lão có điều gì khó khăn, ông cứ nói. Vị trưởng lão mỉm cười: - Sáng mai xin giáo chủ hãy dùng khuôn mặt thật của mình để ra mắt toàn thể giáo đồ. Đ'ê nghị hợp lý và Nguyên Vũ gật đầu. Mấy chiếu thịt rừng và rượu được dọn ra nhanh chóng, các giáo đồ xúm vào nâng cốc chúc mừng giáo chủ mới. Một cuộc vui chưa từng thấy, đã nhiều năm rồi anh em Hồng Y giáo mới lại có một cuộc vui như thế này, ai nấy đều hân hoan ăn uống no say. Tửu lượng cũng thuộc vào loại khá nhưng chẳng mấy chốc Trần Nguyên Vũ đã gục xuống lúc nào không hay. Có quá nhiều người chúc mừng tân giáo chủ, Vương trưởng lão phải ra lệnh cho các giáo đồ khiêng chàng vào phòng riêng nghỉ ngơi. Trời đã sáng hẳn thế mà toàn bộ Tổng đà của Hồng Y giáo vẫn lặng ngât, dường như sau buổi lê ăn mừng tân giáo chủ tối qua, tất cả đều bị say sưa nên còn ngủ vùi. Có tiếng chân người rầm rập đi vào, thế nhưng chẳng mấy ai nghe thấy cả. Bọn giáo đồ vẫn còn nằm lăn lóc trên mặt đất ngủ say. Hoàng tả sứ giả là người tỉnh giấc đầu tiên, những bước chân lạ đã làm cho ông ta thấy lo ngại và vội vã rời phòng ngủ, chạy ra ngoài xem xét. Ông ta sững người không tin ở mắt mình, chẳng hiểu bằng cách nào mà quan binh triều đình và binh lính đã đứng đầy bên trong Tổng đà Hồng Y giáo, trong khi rõ ràng hôm qua hai vị đà chủ đã ra tiễn khách. Dù có muốn vào trong này thì quan binh còn phải qua mấy trạm gác từ xa, thế mà nay bọn chúng đã đứng đây trong sân Tổng đà của giáo. Lúc này Trần Nguyên Vũ cùng một số đà chủ và các trưởng lão cũng đã tỉnh dậy và tất cả ào ra giữa khoảng sân rộng của Tổng đà. Mọi người lao xao lo lẳng nhìn đám quan binh. Dâng xa có một chiếc võng khiêng đang từ từ tiến lại, trên đó là Tư không Đèo Mạnh Vượng cùng với mấy tên lính. Nhận thấy dù sao cũng đã lỡ và không muốn làm mất hòa khí với vị Tư không này, người xưa nay vẫn bảo trợ cho Hồng Y giáo, các vị trưởng lão lập tức tham vấn Nguyên Vũ, vị giáo chủ mới. Sau khi thống nhất, Nguyên Vũ vội cùng hai sứ giả bước ra đón chào. Hoàng sứ giả vui vẻ dẫn đường, trong Hồng Y giáo ông là người có mối quan hệ rất thân tình với quan Tư không châu Phục lễ. Xưa nay Tư không Đèo Mạnh Vượng vẫn ngấm ngầm ủng hộ Hồng Y giáo mà cụ thể là phe phái của Hoàng sứ giả, cho nên nhân dịp này vị Tả sứ giả rất muốn giới thiệu tân giáo chủ của mình với quan Tư không nhằm để tạo mối quan hệ giao tình tốt cho sau này. Đứng trước quan Tư không châu Phục Lê, Nguyên Vũ toan cất lời chào thì đột nhiên nghe Hoàng sứ giả kinh ngạc thốt lên. - Ngài có phải là Tư không châu Phục lễ không? - Hỗn xược. - Có tiếng quát to từ phía sau võng kiệu vang lên - Tại sao đứng trước mặt quan Giáo thụ mà các ngươi không thi lễ? Hoàng sứ giả giật mạnh chéo áo của Trần Nguyên Vũ, kéo chàng thụt lùi lại. Trong khi đáng ngạc nhiên làm sao là Vĩnh sứ giả lại tiến lên chắp tay. - Hữu sứ giả của Hồng Y giáo kính chào quan Giáo thụ. Vị quan Tư không kia vén rèm thò đầu ra gật gù cười ha hả. Hoàng sứ giả quát to: - Vĩnh sứ giả, ông vừa nói chuyện với ai? Hoàng tả sứ giả giọng thất thanh. Vĩnh sứ giả quay đầu nhìn vị Tả sứ giả, nhếch mép cười gằn. - Đây chính là quan Giáo thụ Chiêu thảo sứ châu Phục Lễ Đèo Mạnh Nhượng. - Vậy quan Tư không Đèo Mạnh Vượng đâu? - Triều đình đã xuống chiếu bắt y vì tội lộng hành, thông thương với giặc và bổ quan Giáo thụ đây thay thế. Nghe ông ta trả lời rất ngọn ngành, mọi người vô cùng ngạc nhiên, không hiểu tại sao Vĩnh sứ giả có thể tường tận mọi chuyện như vậy. Tiếp theo sau đó có tiếng chân bước và từ phía xa xuất hiện thêm một võng kiệu nữa đang đi tới. Khi kiệu này dừng lại, thì đích thân Đèo Mạnh Nhượng bước ra khỏi kiệu của mình và cung kính vòng tay. - Tham kiến quan Nhập nội Tư mã. Hoàng sứ giả choáng người, không lẽ đây là Nhập nội Tư mã Lê Ê, kẻ nhiều năm nay vẫn luôn dẫn quân truy đuổi Hồng Y giáo. Đúng vậy, Nhập nội Tư mã Lê Ê bước ra từ trong kiệu, ông ta nheo mắt ngâm nhìn toàn bộ Tổng đà của Hồng Y giáo. Ngắm nhìn xong, cùng mấy tên lính đi theo, Nhập nội Tư mã Lê Ê thản nhiên vẹt mọi người, bước nhẹ nhàng tiến thẳng đến chiếc ghế của giáo chủ Hồng Y giáo đặt ở phía trên cao, thái độ của ông ta cực kỳ ngang nhiên xem mọi người có mặt ở đây chẳng ra gì. Và đột nhiên có một mùi thơm thoang thoảng và chỉ mới ngửi mùi thôi, Trần Nguyên Vũ đã thấy hoảng và la thầm, hỏng bét. Phía sau kiệu của Lê Ê xuất hiện mấy người phụ nữ. Đi đầu là một người đàn bà bịt mặt, mặc bộ quần áo hồng, bước chân uyển chuyển, tiếp theo sau là mụ già xấu xí, mặc bộ đồ thâm đen. Đó chính là cốc chủ HỒ Điệp và người sư muội Nặc Nô. Lúc này Lâm trưởng lão cũng đã tiến ra chỗ hai người. Nhìn cốc chủ Hồ Điệp xuất hiện bất ngờ bên cạnh đám quan binh của triều đình, ông ta ngạc nhiên. - Hồng Y giáo rất hân hạnh đón cốc chủ Hồ Điệp đến thăm. Tuy nhiên xưa nay Hồ Điệp cốc và Hồng Y giáo như nước sông nước giếng không phạm nhau. Nay cốc chủ đột nhiên theo quan binh triều đình tiến vào Tổng đà của bổn giáo là có ý gì? - Đúng vậy, - Cốc chủ Hồ Điệp gật gù - xét về mặt giang hồ chúng ta là bạn hữu, không có thù oán gì với nhau. Tuy nhiên nay Hồ Điệp cốc đã về theo triều đình, còn Hồng Y giáo lại là phản tặc chống triều đình, cho nên cuối cùng chúng ta phải đối địch nhau. Và ta đến đây còn theo lời mời của một người... Bà ta chỉ tay về phía Vĩnh sứ giả. Bây giờ mọi người đã rõ vì sao quan binh của triều đình lẫn người của Hồ Điệp cốc lại có thể dễ dàng đột nhập vào Tổng đà của Hồng Y giáo nhanh như vậy mà không bị ai ngăn cản. Trong khi đó Nhập nội Tư mã Lê Ê đang thong thả leo lên những bậc đá tiến thẳng đến chiếc ghế của giáo chủ Hồng Y giáo, tuy nhiên khi lão định đặt đít ngồi xuống thì vù, cây quải của Vương trưởng lão chọc xéo tới. Lê Ê là một võ quan biết võ công nên lách tránh được. Vương trưởng lão suốt nãy giờ đứng hộ vệ bên ghế của giáo chủ, ông ta nhìn Lê Ê lạnh lùng. - Ghế này của giáo chủ bổn giáo. Không giành cho bọn tham quan hủ bại. Nhập nội Tư mã Lê Ê tức giận nhìn Vương trưởng lão, rồi chỉ tay về phía Vĩnh sứ giả quát. - Hồng Y giáo tại sao còn có những kẻ dám hỗn xược như thế này, bắt chúng cho ta. Tiếng quát của lão làm cho mọi người bất ngờ và Vĩnh sứ giả lúng túng ra mặt. Sau câu nói của Hồ Điệp cốc chủ lại thêm hành động của Lê E và chi một thoáng tích tác, Hoàng sứ giả chợt hiểu tình hình, ông gầm lên. - Vĩnh sứ giả, ta không ngờ chính ngươi lại là kẻ phản bội Hồng Y giáo. - Ta... ta... Sầm. Hai bên giao nhau một chưởng. Vì quá tức giận nên Hoàng sứ giả đã đánh một chưởng với mười phần công lực và đẩy Vĩnh sứ giả bán ngược về phía sau. Thấy vậy phía bên trên kia, Vương trưởng lão múa cây quải tử tấn công Lê Ê. Lão ra chiêu Thất công quải làm cho quan Nhập nội Tư mã hoảng hốt chạy thụt lùi. Chính lúc đó bất ngờ Viên trưởng lão nhảy tới vung chưởng chặn lại, bình... Vương trưởng lão trúng chưởng của Viên trưởng lão bật ngửa. Thật ra đòn đánh quải của Vương trưởng lão không hề có nội lực vì lão đã bị tàn phế võ công, nên chẳng hại được ai, chỉ vì Tư mã Lê Ê hèn quá mà sợ vậy thôi, cho nên khi Viên trưởng lão đánh một chưởng là hạ được ngay tức khắc Vương trưởng lão. Vương trưởng lão chống quải loạng choạng đứng dậy, nhìn Viên trưởng lão và cười khan. - Quả là tuyệt chiêu. Viên trưởng lão lúng túng và áy náy nói. - Lão huynh hãy thứ lỗi. Ta không cố ý hại huynh, nhưng huynh không thể đánh quan của triều đình được. - Từ lúc nào huynh chuyển sang bênh vực cho triều đình vậy? Viên trưởng lão có vẻ thẹn và im lặng không trả lời. - Giết hết tất cả bọn phản loạn này. Đó là mệnh lệnh của Nhập nội Tư mã Lê Ê đứng trên cao thét xuống. Tiếng gươm giáo chạm nhau chan chát, tiếng hò hét vang dậy trong động đá. Tất cả vùi say đánh nhau. Lâm trưởng lão xuất chiêu tán thủ Kinh phiên thân tấn công luôn HỒ Điệp cốc chủ. Trong Hồng Y giáo ít ai được thấy Lâm trưởng lão sử dụng võ công, nhưng ông ta là vị trưởng lão đứng đầu trong ba trưởng lão cho nên võ công không thể tầm tường được. Vì vậy chiêu thức của ông ta phát ra có kình khí vèo vèo làm cho Hồ Điệp cốc chủ phải thận trọng ra chiêu nghênh chiến. Tuy nhiên người sư muội của bà ta từ phía sau đã múa xà chưởng lướt lên tiếp chiêu của Lâm trưởng lão. Hự... Lâm trưởng lão đột nhiên thấy nội lực trong người tản mắt hẳn và lão đã lãnh trọn một xà chưởng, té ngửa. Đang vung kiếm chém xẻ mấy tên lính, thấy vị trưởng lão bị trúng chưởng của Nặc Nô và thấy mụ ta định đánh bồi một chưởng nữa kết liễu tính mạng của ông ta, lập tức Nguyên Vũ hét lên một tiếng, nhún người nhảy tới phóng kiếm đâm Nặc Nô làm mụ ta phải lùi né tránh. Nhờ vậy mà Lâm trưởng lão thoát chết. Nặc Nô nhìn Nguyên Vũ cười khanh khách. - Lão phụ đâu ngờ giáo chủ của Hồng Y giáo lại là một kẻ bệnh hoạn như thế này. Lúc này vì Trần Nguyên Vũ vẫn còn dùng thuật dung dị che mặt nên bà ta không nhận ra chàng. Chẳng nói gì, Nguyên Vũ múa kiếm công luôn. Thế nhưng sang đến chiêu thứ hai thì Nặc Nô phát hiện ra chàng và hô to: - Tiểu tử, ta nhận ra ngươi rồi. Không ngờ xa nhau có mấy tháng mà võ công của ngươi lại tiến bộ nhanh như vậy. Không những thế nay người đã trở thành giáo chủ của Hồng Y giáo. Chuyện đời quả nhiên có nhiêu điêu không ai biết trước được. - Hừ... Nặc Nô cười có vẻ thú vị và múa chiêu Độc xà lưu vân trong Độc xà phục thảo, tấn công Nguyên Vũ tới tấp. Vốn đã biết xà quyền của mụ già này rất lợi hại, nên Nguyên Vũ thận trọng vung kiếm đẩy chưởng của mụ già sang một bên. Chàng cúi xuống đỡ Lâm trưởng lão dậy, nhìn ông lo ngại hỏi: - Trưởng lão, ông có sao không? Lâm trưởng lão lâc lư đầu, phều phào. - Dường như lão bị trúng độc. Phụ họa lời nói đó của lão, hự... phía xa, Hoàng sứ giả bị trúng một phiêu quyền của Vĩnh sứ giả và ngã ngửa. Hoàng sứ giả gầm lên uất hận. - Vĩnh sứ giả, ta không ngờ ngươi hèn mạt như vậy, dám dùng thuốc mê để hại chúng ta. Rõ ràng các trưởng lão và Hoàng sứ giả đã bị nhóm của Vĩnh sứ giả đánh thuốc mê trước đó, nên nhanh chóng bại trận. Khéo làm sao, tất cả họ bị dồn vào góc đứng của Nguyên Vũ. Vĩnh sứ giả đứng đằng xa nhìn Nguyên Vũ lom lom, lão ta hết sức ngạc nhiên vì tối qua tất cả đều đã bị lão dùng phấn hoa mê hồn hương đầu độc, kể cả Nguyên Vũ, trừ người của phe lão ra. Thế nhưng nay lão vẫn thấy chàng không h'ê hấn gì, không hiểu Nguyên Vũ có thần dược gì hộ thân. Lão thấy kinh sợ và thật sự không hiểu chàng là người như thế nào. Chính vì thế mặc dù phe của lão đang tháng thế, nhưng Vĩnh sứ giả vẫn không dám giao đấu cùng Nguyên Vũ, lão lùi ra xa thủ thế. Ngay từ chiêu qua Vĩnh sứ giả đã bí mật cho người báo ra bên ngoài cho Thái phó Tuyết phu nhân biết rằng việc tranh giành ngôi vị giáo chủ của lão đã thất bại. Và kẻ phá đám chính là một gã thanh niên lạ mặt tự xưng là đệ tử của Xích Côn Lão tử. Thái phó Tuyết phu nhân hết sức kinh ngạc, bà ta không hiểu từ đâu xuất hiện gã môn đồ bí hiểm của Hồng Y giáo chủ, điều này Vĩnh hữu sứ giả cũng chịu, nhưng lão xác nhận là quả về kiếm pháp thì gã thanh niên kia đúng là đệ tử của giáo chủ. Tại sao gã thanh niên ấy lại đột nhiên xuất hiện vào chính lúc này, phải chăng là do Hồng Y giáo chủ phái về? Nghe Phó Tuyết phu nhân hỏi, Vĩnh sứ giả lâc đầu chịu không trả lời nổi, nhưng lão ta nhận xét có lẽ không phải do chủ ý của giáo chủ. Nếu muốn, với địa, thanh thế, võ công của mình, Xích Côn Lão tử chẳng việc gì phải làm như vậy. Mấy ngày trước đó, Thái phó Tuyết phu nhân đã cùng Nhập nội Tư mã Lê Ê bí mật điều binh áp sát Tổng đà Hồng Y giáo. Rút kinh nghiệm thất bại của những lần trước, lần này bọn họ không cho quan quân địa phương biết mà chỉ điều đi những cao thủ của Hoàng cung và chiêu mãi thêm một số khách giang hồ, đó chính là bọn người Hồ Điệp cốc. Cách đây mấy tuần, đột nhiên Thái hậu đã cho triệu gấp Thái phó Tuyết về cung. Theo những tin riêng Thái hậu biết được thì bọn Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân đã chuẩn bị xong ngày động binh. Ngoài ra cũng có tin có những nhóm đại thần khác cũng đang lăm le nhân dịp này để mượn gió bẻ măng. Cân tranh thủ tiêu diệt trước hết là bọn Hồng Y giáo, vì Thái hậu được biết có những thế lực trong triều đang muốn liên kết với giáo phái này để chống lại Thái hậu. Không nên để một lúc có quá nhiều kẻ thù cùng liên kết với nhau chống lại triều đình. Chính vì thế Thái hậu đã ra mật lệnh cho Phó Tuyết phu nhân và Lê Ê điêu binh lên đường. Dự định ban đầu của bọn họ là nếu như Vĩnh hữu sứ giả lên làm giáo chủ Hồng Y giáo thuận lợi, thì sẽ lui ngày tấn công Tổng đà Hồng Y giáo để cho y tìm cách chiêu dụ giáo đồ đầu hàng triều đình. Còn nếu như thất bại sẽ nhân dịp này, trong nội ứng, ngoài ngoại viện tiêu diệt luôn. Quả nhiên mọi cái không nằm ngoài dự liệu của Thái hậu. Sau khi nghe Vĩnh sứ giả báo cáo thất bại của mình, Thái phó Tuyết lập tức lệnh cho bọn người Hồ Điệp cốc trao cho Vĩnh sứ giả phấn hoa để làm thuốc đánh mê bọn người Hồng Y giáo nhân khi bọn họ đang mất cảnh giác ăn mừng có tân giáo chủ. Sau đó ra lệnh Giáo thụ châu Phục Lễ dẫn quan binh đi trước để bọn giáo đồ canh gác xung quanh núi chủ quan, bà ta biết rằng Hồng Y giáo rất thân với Tư không Đèo Mạnh Vượng, cho nên khi thấy Đèo Mạnh Vượng tưởng là người phe mình, vì bọn họ đâu có biết ràng trước đó Nhập nội Tư Mã Lê Ề đã mang chiếu của Thái hậu đến bất ngờ bắt Đèo Mạnh Vượng và đưa em của ông ta là Đèo Mạnh Nhượng lên thay thế rồi. Quả nhiên sau một đêm say sưa và đa phần bị trúng phấn mê nên hầu như các giáo đồ của Hồng Y giáo đều mất cảnh giác. Nhiều kẻ nằm bất tỉnh, bọn giáo đồ gác cửa thì hoa mắt nhìn lầm quan Tư không đến, và đều bị các cao thủ đi theo hạ gục hết. Chính vì thế quân triều đình đã chiếm thế thượng phong và vào được tận trong Tổng đà một cách dễ dàng. Nguyên Vũ cũng ngạc nhiên, chàng chẳng thể giải thích nổi tại sao mình lại không bị trúng độc như các giáo đồ khác của Hồng Y giáo, mặc dù chàng ăn uống như bọn họ. Thật ra không ai hiểu rằng đó là nhờ bài tâm pháp mà Đồng Tử lão nhân đã dạy trước đó cho Nguyên Vũ để chữa trị vết thương. Sau khi luyện xong, Nguyên Vũ đã có được một ít thần công hộ thể và chính nó mà đã loại trừ mê dược kia. Trần Nguyên Vũ hú một tiếng thật lớn và tung tuyệt chiêu Tinh đẩu thiên hà quet mạnh vê phía bọn lính. - Lui ra. Nặc Nô quát thật to và nhún mình nhảy ra xa tránh những đường kiếm khí lợi hại đang rơi tua tủa xuống. Hồ Điệp cốc chủ vội vung kiếm phóng chiêu Hải hồ điệp kiếm, bao phủ toàn thân để tránh kiếm khí bân vào mình. Leng keng... thế nhưng những tinh kiếm cũng dội trúng làm gươm của bà ta rung lên bần bật, bà ta toát mồ hôi lạnh vì sự lợi hại của Long Vân kiếm pháp. Những tiếng rú khủng khiếp vang lên, bọn lính trúng kiếm ngã ngiêng. Sự lợi hại của kiếm pháp làm cho tất cả mọi người đờ ra sợ hãi. Nhìn Nhập nội Tư mã Lê Ê và Giáo thụ châu Phục lễ Đèo Mạnh Nhượng lẫn bọn phản đồ Hồng Y giáo đang rúm lại khiếp đảm trước thanh thế của Nguyên Vũ, cốc chủ Hồ Điệp cười to, bà ta vẫy tay hiệu cho Nặc Nô tiến lên song song trước mặt Nguyên Vũ. - Quả nhiên không hổ thẹn khí khái của Giáo chủ Hồng Y giáo. - Cốc chủ HỒ Điệp. - Nguyên Vũ lạnh lùng - Hồ Điệp cốc cũng là một giáo phái lớn có tiếng tăm trên giang hồ. Giữa Hồ Điệp cốc và Hồng Y giáo không thù oán nhau. Nay hà cớ gì quý vị lại về phía triều đình để kết oán với chúng ta. - Hà... hà... tân giáo chủ ơi. - Hồ Điệp cốc chủ cười giễu cợt - Đúng là chúng ta với các ngươi đều là khách giang hồ, chẳng có thù oán gì với nhau. Tuy nhiên nay Hồ Điệp cốc của ta đang được triều đình trọng dụng. An cơm của ai thì làm cho người đó, thế thôi. - Mụ quay sang nhìn Nhập nội Tư mã Lê Ê cười mắt - Có quan Nhập nội Tư mã ở đây, ta khuyên ngươi nếu biết khôn ngoan quy thuận triều đình thì ta đảm bảo ngươi sẽ được hậu đãi. - Câm mồm, - Nguyên Vũ quát to, mặt đỏ bừng - Hồ cốc chủ, ta nể bà là một bậc trưởng thượng và thành danh trên giang hồ nên mới tỏ lời hơn lẽ phải. Ta không ngờ bà không biết điều mà còn nói quấy. Hồng Y giáo chúng ta muôn đời nay đều vì dân vì nước Nam này, không phải là tặc tử như triều đình vẫn thường rêu rao. Chúng ta chống là chống bọn tham quan hủ bại, chống những kẻ ăn tàn phá hại làm cho đời sống nhân dân bị điêu linh lầm than, bọn chúng là những kẻ đáng chết. - bắt kẻ hỗn láo này cho ta! - Nhập nội Tư mã Lê Ê tức giận quát to. Bọn lính tràn lên nhưng thấy thanh kiếm của chàng đang nhuốm máu người chảy long tong lại sợ sệt thụt lùi. HỒ Điệp cốc chủ quay lại nhìn Lê Ê, nói: - Xin quan Nhập nội Tư mã hãy bình tĩnh. Đối phó với gã này chỉ cần chị em chúng tôi là đủ, ngài cứ yên tâm. - Gã tiểu tử miệng còn hôi sữa kia, thực ra đến bây giờ chị em chúng ta cũng không biết ngươi là ai, làm việc cho ai. - Hồ Điệp cốc chủ cười gằn - Tuy nhiên nghĩ chỉ uổng công cho chị em ta đã có lần cứu ngươi vì nghĩ ngươi dù sao cũng là người thân thuộc. Nay ta đã cạn lời mà ngươi vẫn cứng đầu chống đối thì ta cũng không nể tình nữa. - Mụ quay sang Nặc Nô ra lệnh - Sư muội, đối phó với kiếm pháp lợi hại của gã, chị em chúng ta phải liên thủ mà thôi. Nặc Nô gật đâu và cả hai người lập tức xông đến vây Nguyên Vũ lại. - Thưa giáo chủ, - Hoàng sứ giả đang ngồi trị thương thấy vậy liền lên tiếng - hôm nay nếu chúng tôi có chết cũng nguyện chết cho vinh quang. Xin giáo chu cứ yên tâm giao chiến. - Xin giáo chủ cứ yên tâm. Tất cả giáo đồ Hồng Y giáo đều hô to như vậy, bọn họ ngồi xếp bằng, nét mặt bình tĩnh lạ thường. Ai nấy đều đón cái chết một cách rất bình thản, thái độ đó làm cho Nguyên Vũ suýt rơi nước mắt. Chàng hít một hơi dài khí tràn đầy lồng ngực, và quay lưng lại cháp tay vái chào tất cả giáo đồ Hồng Y giáo. - Quý vị, Nguyên Vũ này thật hổ thẹn vì không biết làm gì để giúp đỡ quý vị trong tình thế này. Nay Nguyên Vũ cũng nguyện lấy cái chết để đền đáp ân tình mà thôi. - Giáo chủ vinh quang... giáo chủ vinh quang... giáo chủ vinh quang... Một mình Nặc Nô với xà quyền của bà ta, trước kia Nguyên Vũ đã từng là kẻ bại trận, dù cho có Long Vân kiếm pháp. Nay dù đã được Vương trưởng lão tận tình truyền dạy hai chiếu cuối, coi như chàng đã học được trọn vẹn bài kiếm pháp này và có thể phát huy tinh hoa của nó lên đến tột đỉnh. Thế nhưng thời gian quá ít, nên chàng chưa kịp hiểu hết được những uyên ảo của bài kiếm pháp để mà phát huy. Cho nên chàng không có hy vọng mình có thể đánh thâng được Nặc Nô, bởi xà quyền của bà ta lợi hại vô cùng. Đã thế lại có thêm Hồ Điệp cốc chủ tham chiến, kiếm pháp của Hồ Điệp cốc không mạnh, nhưng lại có nhiều biến hóa khó lường, chưa kể Hồ Điệp cốc lại có đàn bướm phấn trợ lực. Do vậy, Trần Nguyên Vũ chỉ còn biết tự nhủ sẽ đánh hết sức và được chết cùng anh em Hồng Y giáo, bởi cứ nhìn sát khí của đám lính triều đình kia, chàng hiểu ràng khó ai có hy vọng sống sót rời khỏi đây. Ba cao thủ quấn lấy nhau. Nặc Nô bằng những đường xà của rán, bám sát lấy Nguyên Vũ, cố làm cho chàng không phát huy được sức mạnh của Long Vân kiếm pháp. Từ xà quyền biến thành xà chưởng, xà chỉ. Những đường xà đi rít lên veo veo. Hồ Điệp cốc chủ múa Hồ Điệp kiếm tấn công, ánh kiếm loang loáng, thấp thoáng như những ngàn cánh bướm bay chấp chới, hoa mắt, làm cho những kẻ bên ngoài chỉ nhìn thấy thôi tâm hồn đã điên đảo, mê mệt. Lần này bọn họ cũng hiểu Nguyên Vũ ngày nay không phải là Nguyên Vũ hôm trước, cho nên hai cao thủ này đã liên kết tấn công chàng bằng những đòn trí mạng. Vù...bằng chiêu Giác xà ứng vĩ, ngọc chưởng của Nặc Nô đã chặt vào huyệt chương môn bên hông của Nguyên Vũ khi chàng sơ ý hoa mắt vì một đường kiếm của Cốc chủ Hồ Điệp. Thanh kiếm suýt rời tay, Nguyên Vũ thét một tiếng thật lớn, gạt mạnh mũi kiếm biến thành chiêu tinh đẩu, nhưng cũng lúc đó chàng thấy nhói đau ở huyệt khúc trì và thanh kiếm rời tay. “Giáo chủ, cẩn thận...”, Lâm trưởng lão hét lên thất thanh, nhưng đã chậm, xà chưởng của Nặc Nô đã vỗ hờ lên giữa huyệt trung đình của Nguyên Vũ. Chính lúc đó, ào ào... một cơn gió lốc lớn cuốn xông thẳng đến chỗ Nặc Nô đẩy mạnh làm cho bà ta thiếu điêu muốn bị bán tung lên nếu không nhanh bộ pháp né tránh. “Tiểu chu thiên thần công”, Nặc Nô hét lên và nhảy lùi ra xa, không kịp tung chiêu hạ Nguyên Vũ. Luồng thần công đã xô chàng té ngồi bệt xuống đất và có tiếng cười rộ ở phía bên trên ghế đá của giáo chủ Hồng Y giáo. Một đạo sĩ lùn tủn, người tròn xoe, mặc đạo bào trễ rốn, đang ngồi cười. Đó là Đồng Tử lão nhân. “Hỏng rồi”, HỒ Điệp phu nhân cau mày kêu thầm. Sự xuất hiện bất ngờ của lão đạo sĩ đã làm hỏng những toan tính của bà ta. Trước kia, ba cao thủ bậc nhất hợp lực thế mà cũng chỉ đánh lão bỏ chạy, ngược lại Quốc sư Bồ Ải đã bị thương nặng, đang phải dưỡng thương. Nay chỉ có hai chị em bà ta nếu có giao chiến khả năng đánh bại lão ta là không tưởng. Nhìn thấy Đồng Tử Lão nhân, mắt Nặc Nô tóe lên căm hờn. Hồ Điệp cốc chủ giật khẽ áo sư muội và thì thầm: “Lão đạo sĩ này rất khó đối phó, chúng ta phải cẩn thận.“ Ôi chao... có tiếng la thét nhớn nhác của bọn lính. Một mùi rượu thơm nồng tràn đến. Bọn lính ngã lịch kịch và dạt ra. Một gã đàn ông ăn mặc rách rưới từ ngoài loạng choạng bước tới, bước chân chệch choạng. Tuy nhiên mỗi khi gã choạng ngã bên nào thì bên đó lại có vài tên lính bị ngã theo, bọn lính thét lên sợ hãi nhảy dồn vào nhau để tránh đường cho gã đi qua. Đấy chính là Mê tông bộ của Túy công. Bước chân loạng choạng, nghiêng ngả, say tỉnh khó lường. Thế nhưng hình say ý không say, bước say tâm không say. Y chính là Đoàn Ba tức Túy quỷ, con trai của Xích Côn Lão tử, giáo chủ Hồng Y giáo. Cũng chẳng ai biết tại sao lúc cấp bắch nhất như thế này y mới chịu xuất hiện. Vừa đi y vừa lè nhè ca hát: “Thiên hạ gọi ta là Túy quỷ, uống say ta tự nhận mình là Túy tiên. Tiên hay quỷ, đố ai biết.“ Ngồi đẳng xa, đà chủ Trịnh Xuân Hương nghe thấy, nàng ta bĩu môi nhìn gã. Đoàn Ba lướt qua chỗ Hồ Điệp cốc chủ và Nặc Nô. Liếc nhìn hai cao thủ, đưa bình rượu lên miệng tu và bất ngờ Đoàn Ba hả miệng ộc ra cả suối rượu bắn thẳng đến chỗ hai người. Đấy chính là Túy tửu chưởng, Nặc Nô hừ một tiếng và vung xà chưởng quét hất luồng rượu bán dạt sang một bên. Veo veo... Hồ Điệp cốc chủ vung kiếm chém xẻ về hạ bộ của Đoàn Ba. Loạng choạng tựa như sáp ngã, nhưng đó chỉ là thế ngã nửa vời để hóa giải kiếm pháp. Đoàn Ba hả miệng hút lại luồng rượu bị Nặc Nô đánh bạt đi. Y lảo đảo bước vòng tròn xung quanh hai người mùi hơi rượu bốc lên mịt mù. Đây là Túy tửu công trong ca quyết có nói, đó là “Đảo điên nuốt nhả, nổi chẳng ngã”. Xè xè... xè... xè... đàn bướm trong tay áo Hồ Điệp cốc chủ bất ngờ vỗ cánh bay ra tán loạn. Hồ Điệp cốc chủ hoảng hồn vung tay áo cuốn lại, thế nhưng những con bướm này như bị điên cuồng, bay lung tung và một số con dường như không chịu nổi rũ cánh rơi lộp bộp. Trong nháy mắt những con bướm quý, thứ vũ khí lợi hại của cốc chủ Hồ Điệp đã bị chết hơn nửa. “Sư tỷ, thu bướm lại mau. Chúng sẽ bị Tửu công làm chết mất.” Nặc Nô la lên và vung chưởng nhảy vào tấn công Đoàn Ba, trong khi ấy Hồ Điệp cốc chủ vội vàng tung một tấm khăn lớn hút hết những con bướm còn sót lại vào trong ấy. Bà ta hét lên căm giận và cũng múa kiếm tấn công Đoàn Ba dữ dội. Thế nhưng xem ra hai cao thủ này chẳng làm gì nổi Đoàn Ba. Y nhìn bọn họ diễu cợt và lảo đảo thi triển Túy bát tiên, chiêu thức biến đổi liên tục lúc thì là Hán Chung Ly, lúc là Trương Quả Lão, Lý Đồng Tân, Lý Thiết Quải, Hàn Tương Tư, Lam Thái Hòa, Hà Tiên Cô, Tào Quốc Cữu. Đột nhiên Nặc Nô bước lùi ba bước, nét mặt đầy nghiêm trọng. Hai bàn tay của bà ta từ từ xám nhợt lại, đã đến lúc Nặc Nô buộc phải vận Độc xà lan chưởng để đối phó với Túy công của Đoàn Ba. Đoàn Ba đưa rượu lên miệng uống và cười khà khà. - Nếu muốn đấu với ta, các vị cứ tự nhiên vì thời gian còn dài lắm. Tuy nhiên bây giờ chưa phải lúc. ực... từ miệng Đoàn Ba bán ra muôn ngàn tia nước tấn công trước. Trước tửu chưởng lợi hại này, Nặc Nô và Hồ Điệp cốc chủ cùng một số cao thủ khác vung chưởng che chán nên không việc gì, thế nhưng bọn lính thì đa số bị trúng tia nước bị thương, gào thét bỏ chạy tán loạn. Và bất ngờ làm sao có tiếng hò reo, từ phía sau phía trước trong những con đường bí mật trong động xuất hiện giáo đồ Hồng Y giáo xông vào tấn công đám lính của triều đình. Lần này khí thế của bọn họ rất hùng dũng, trận chiến ác liệt lại xảy ra và binh lính của triều đình bị bất ngờ nên có vẻ nao núng. Họ ùa đến đỡ các giáo đồ đang bị thương nằm la liệt lùi vào bên trong. Động đá chật, có nhiêu hang hốc bí mật, bọn giáo đồ Hồng Y vốn là người ở đây, lại thiện chiến, nên khi mới xuất hiện đã tạo được thanh thế, khí thế rất mạnh mẽ. Trước tình thế đảo ngược, Hồ Điệp cốc chủ và Nặc Nô vung chưởng đánh dạt một số môn đồ của Hồng Y giáo và vội vã tiến đến để bảo vệ Nhập nội Tư mã Lê Ê và Giáo thụ Đèo Mạnh Nhượng. Lợi dụng tình hình đang hỗn loạn, Đoàn Ba đảo bộ pháp tiến đến chỗ Vĩnh sứ giả và mấy vị trưởng lão và nhanh tay đút vào miệng mỗi người một viên thuốc giải. Sau đó đứng trấn ngang sừng sững. - Đệ không sao đấy chứ? Trần Nguyên Vũ vui mừng khi thấy Đoàn Ba. - Đại ca về hồi nào mà đệ không hay? Đoàn Ba nhăn nhó tự trách. - Tại đại ca ham chơi quá mà để cho bổn giáo gặp đại nạn như thếnày. Hôm rồi ta tình cờ ghé về phân đà Đông Kinh thăm anh em mới hay tin là Hồng Y giáo đang tổ chức đại hội. Một đệ tử ở đây có cho ta biết tình hình của giáo, đặc biệt là sự phản bội của một số đệ tử trong giáo đang câu kết cùng quan quân triều đình để hại Hồng Y giáo. Đại ca vội vã về mà không kịp, cũng may hôm nay có đệ ở đây nên Hồng Y giáo mới chưa đến nỗi bị diệt vong. - Đại ca, - Nguyên Vũ la lớn - đệ trả lại chức vị giáo chủ cho đại ca đấy. Túy quỷ cười ngất. - Ta sẵn sàng, nhưng ta với đệ cần phải giao đấu với nhau một trận theo đúng môn quy của bổn giáo. Chân nam đá chân chiêu, y lắc lư tiến gần đà chủ Xuân Hương, lè nhè. - Trịnh đà chủ, đà chủ không sao đấy chứ? Xuân Hương có vẻ giận, nàng lắc đầu mím môi và rồi nàng đỏ mặt vì thấy ánh mắt chú ý của Nguyên Vũ đang nhìn. Nguyên Vũ vung chưởng đẩy một cái mấy tên lính bán ra và chạy lại chỗ hai người. - Đại ca, sưtỷnhắc đến đại ca luôn đấy. - Tiểu đệ, ngươi... Xuân Hương quác mắt nhưng rồi chợt lúng búng - Xin giáo chủ thứ lỗi. Trần Nguyên Vũ cười rộ làm cho nàng thẹn quá, má đỏ hây hây, nhìn thật đáng yêu, Đoàn Ba nhìn nàng cười tỉnh bơ và xoay ngang vung tay quét chưởng đẩy thêm mấy cao thủ phe Vĩnh sứ giả bật ngửa. - Tiến lên. Giết hết. - Đàng kia Tư mã Lê Ê tức giận quát to, thúc bọn lính triều đình tiến tới. Thấy vậy, Đoàn Ba vội vàng nói với Nguyên Vũ: - Sư đệ hãy dìu các vị trưởng lão và Tả sứ giả, sư tỷ của đệ vào phía trong động nơi giáo chủ dùng để bế quan. Trong đó còn có một đường hầm nữa có thể rút lui an toàn. Đường hầm chính đã bị bọn Vĩnh sứ giả báo cho quan binh biết và đang mai phục rất đông. Ở đây để đại ca đối phó. - Y quay lại nhìn Lâm trưởng lão và Tả sứ giả - Các vị, trong động chỗ bế quan của giáo chủ có một đường hầm bí mật. Chúng ta có thể vào đó mà rút lui ra ngoài được. - Nhưng, - Hoàng sứ giả ngần ngại - Giáo quy của bổn giáo không cho phép giáo đồ được vào nơi giáo chủ bế quan. - Bây giờ không phải lúc nói đến giáo quy. - Đoàn Ba gát - Chỗ đi bí mật này chỉ có giáo chủ các đời là được biết và thực tế là nó được dùng để cứu nguy cho bổn giáo khi gặp nạn. Cha cho ta biết điều đó. Nay là lúc bổn giáo lâm nguy, nếu các vị cứ câu nệ thì sẽ chết hết. Thấy mọi người vẫn tỏ vẻ ngại ngùng, Trần Nguyên Vũ quyết định: - Nếu các vị đã tôn Nguyên Vũ này làm giáo chủ thì ta ra lệnh cho các vị cứ đi vào đường hầm trong bí động nơi bế quan của giáo chủ bổn giáo để rút lui. Đoàn Ba nhìn Nguyên Vũ gật đầu hài lòng, chàng lo lẳng. - Một mình đại ca liệu có nổi không? Đoàn Ba cười hà hà. - Đệ yên tâm, chẳng ai làm gì nổi ta đâu. Đệ cứ đi đi. Nhìn những tên lính cầm gươm, giáo xông tới, Đoàn Ba tung một cước vào đống đá lớn nằm trước mặt làm ngàn viên đá bán tung về phía bọn lính đang ào lên. Những tiếng thét đau đớn vang lên, chúng thụt lùi, nhờ vậy số giáo đồ Hồng Y giáo tranh thủ đứng dậy kéo nhau chạy vào trong động. - Viên trưởng lão, Vĩnh sứ giả và các phản đồ kia, - Đoàn Ba lè nhè réo gọi - các ngươi đã theo triều đình chống lại Hồng Y giáo. Hôm nay thay mặt giáo chủ, Túy quỷ này sẽ làm Câu tìôn sứ giả để thanh lý môn hộ, tiễn các ngươi về âm phủ gặp Diêm vương. Lời nói của Đoàn Ba quả nhiên hiệu quả, làm khựng lại số môn đồ phe Vĩnh sứ giả đang tràn lên cùng bọn lính triều đình. Chúng sợ mất mật, chẳng ai còn lạ gì sự lợi hại của Túy công, thế nhưng điều làm cho bọn chúng hoang mang là Đoàn Ba đã có mặt ở đây, vậy liệu lão giáo chủ Hồng Y giáo có về không. Nếu ông ta xuất hiện chắc chắn sẽ không một ai sống sót, đó là sự thật. Nhìn vẻ sợ hãi của số phản đồ Hồng Y giáo, nhận thấy Đoàn Ba là đối thủ chính cần phải cầm chân để cho bọn lính và các thủ hạ của Vĩnh sứ giả đánh bại các giáo đồ Hồng Y giáo khác, ngầm ra hiệu, hai chị em Nặc Nô liền xông tới chỗ Đoàn Ba. Cũng chính lúc đó Đoàn Ba phát hiện một luồng gió lạ cuốn về phía Nguyên Vũ. Thuận tay Đoàn Ba quét một luồng Túy tiên chưởng về phía ấy, nhưng chưởng lực đánh hụt lên không trung. Kẻ kia sà xuống bất ngờ vồ lấy Nguyên Vũ, khi chàng vừa kịp phát giác thì huyệt kiên tỉnh đã bị điểm. Đó là Đồng Tử lão nhân. Lão ta vác Nguyên Vũ lên vai và co chân nhảy qua đầu mấy người, lao ra ngoài, miệng cười hi hi “chuyện của ngươi xong rồi. Nay ngươi phải đi với lão.” Lão đi đến đâu là vung tay tạo thành cơn lốc lớn xô mọi người ngã dạt ra đến đấy. Chẳng mấy chốc lão vác Nguyên Vũ chạy đi mất hút. Nhanh tay như Đoàn Ba mà cũng đành bất lực chỉ biết ngước mắt nhìn theo. “Lão tiền bối bỏ cháu ra”, mặc cho Nguyên Vũ la hét, vùng vẫy nhưng Đồng Tử lão nhân vẫn vác chàng chạy vun vút. Khi lão dừng chân thì chàng với lão đã đi xa cách Tổng đà Hồng Y giáo cả mấy dặm đường. Uỵch... vứt Nguyên Vũ xuống đất, Đồng Tử lão nhân ngồi dựa vào một gốc cây thở và cười nhạo: “Tiểu tử, người ăn gì mà nặng thế. Lão đạo đây vác ngươi mệt quá.” Cái ném của lão đã giải huyệt kiên tỉnh, Nguyên Vũ lồm cồm bò dậy, co giò tính chạy về Tổng đà Hồng Y giáo. Thấy thế, Đồng Tử lão nhân liền quét ngang một cước. Lão lẹ chân quá, bất ngờ, không kịp đối phó nên Nguyên Vũ ngã bổ chửng, nằm tơ hơ trên mặt đất. - Lão tiền bối muốn gì? - Nguyên Vũ quát to tức giận, chẳng nể nang gì nữa. - Tiểu tử, bây giờ ngươi có về đến nơi thì mọi chuyện cũng đã xong rồi. Vê làm gì mà về. - Thế lão tiên bối bắt cháu đến đây để làm gì? Đồng Tử lão nhân cười hì hì, bò lại bên Nguyên Vũ và lão cũng nằm đổ kềnh xuống bên cạnh chàng, dỗ dành: - Ngươi đừng có lo. Lúc đầu lão cũng tính tham chiến để trợ lực cho ngươi cứu Hồng Y giáo. Dù sao ngươi cũng là tân giáo chủ mà. Nhưng khi xuất hiện gã say kia thì lão rất yên tâm. Lão không ngờ y còn trẻ tuổi mà có thể luyện Túy công lên đến mức độ như vậy. Cứ đà này chỉ vài năm nữa thôi y sẽ là cao thủ bậc nhất đấy. Còn hai con mụ kia, võ công xem ra cũng lợi hại nhưng sẽ chẳng làm gì nổi gã đại ca của ngươi đâu. Đừng lo. - Thế nhưng còn các giáo đồ Hồng Y giáo thì sao? - Ta phát giác đại ca của ngươi đã kịp thời dẫn thêm mấy chục giáo đồ chia làm hai ngả tràn vào tấn công. Tổng đà Hồng Y giáo chật hẹp, giáo đồ thiện chiến rừng núi, có võ công cao, binh lính triều đình bị dồn hai đâu, chắc chắn khó thâng, chỉ còn đường rút lui mà thôi. Tất nhiên là đôi bên đều có thương vong. Nhưng không ai trách ngươi đâu, dù sao ngươi cũng đã cố hết sức mình rồi tiểu tử, đừng tự áy náy nữa. - Vĩnh sứ giả, - Nguyên Vũ căm hận - không ngờ ông ta lại hèn mạt bán đứng Hồng Y giáo như vậy. - Chợt chàng tỉnh ngộ - Hôm qua lúc cháu giao đấu nội công với Vĩnh sứ giả, có phải lão tiền bối đã trợ lực cho cháu phải không? - Hì... hì... Đồng Tử lão nhân xoa đầu Nguyên Vũ - Nếu lão không ra tay thì chắc gì ngươi còn ngồi đây được. - Đa tạ lão tiền bối đã mấy lần trợ giúp. Trần Nguyên Vũ nhỏm dậy và xá cám ơn. - Làm sao tiền bối biết chuyện của cháu mà đến giúp đỡ? Đồng Tử Lão nhân cười hì hì. - Chuyện Hồng Y giáo chọn giáo chủ, bạn hữu giang hồ biết nhiêu lám và rất xôn xao. Chẳng gì đây cũng là một giáo phái lớn có tên tuổi, đối với lão nơi nào có cuộc vui lão tới ngay. Đâu có ngờ lại gặp ngươi ở đó, trong tình thế này, quả nhiên lão với ngươi luôn luôn là kẻ có duyên. Đồng Tử lão nhân đứng dậy tiến lại một tảng đá lớn, leo lên đó ngồi xếp bằng. Lão đưa mắt ngâm nhìn Nguyên Vũ một hồi lâu, đầu gật gù, miệng lẩm bẩm. Nguyên Vũ thầm đoán ông ta đã nhiều lần can thiệp cứu chàng, chắc chắn phải có một ẩn ý gì đó và chàng chờ đợi. - Tiểu tử - Đồng Tử lão nhân lên tiếng - Tại Ngũ Đà sơn, ở ngọn núi lớn nhất có một đạo quán có tên là Thượng Thanh Cung. Giáo lý chính là hút gió, ăn sương để luyện trường sinh bất lão, thành thần tiên. Tuy là tu tiên nhưng cũng là một giáo phái lớn trong võ lâm trung nguyên. Thượng Thanh Cung thành danh mấy trăm năm nay nhờ có mấy môn võ công sau, Thái ất chưởng, Thái ất kiếm, Tiểu chu thiên thân công và đặc biệt Đồng tử công. Lão phu là sư đệ của chưởng môn, có nhiệm vụ trông coi Tàng kinh thư của đạo quán. Lão có một tên trà đồng, nuôi nó từ nhỏ nên rất mến yêu nó, coi nó như con. Có bao nhiêu võ công lão đều truyền thụ cho nó hết, và hy vọng sau này nó sẽ là một kỳ tài võ thuật, tuy nhiên có một môn võ mà lão lại không thể truyền được đó là Đồng Tử công. Và lão không ngờ, nó tuy ngoài miệng không nói ra nhưng trong lòng lại oán hận vì cho rằng lão có ý xấu đối với nó. Và cách đây một năm, một lần nó lợi dụng lão sơ hở đã lẻn vào lầu tàng kinh ăn câp cuốn kinh thư này trốn đi mất. Chưởng môn sư huynh nổi giận, cho rằng vì lão dung túng môn đồ của mình nên nó đã làm bậy. Sư huynh buộc lão trong vòng một năm phải tìm ra tên phản đồ kia và thu hồi cuốn kinh thư trả về cho Thượng Thanh Cung. Thế là lão đây đã vất vả cả năm trời nay hết đi miên bắc về miên nam, lên cao nguyên sa mạc hoang vu... miễn nơi nào có tin về tên phản đồ là lão lập tức truy tới nơi. Cuối cùng thì lão có tin nó đã trốn về phương Nam, nên vội vã đến đây. - Tiền bối đã gặp được tên phản đồ chưa? - Chưa. - Đồng Tử lão nhân lắc đâu ngao ngán - Không nơi nào lão không tìm đến nhưng nó vẫn biệt tăm. Thế nhưng lão khẳng định rằng nó đang lẩn trốn đâu đây. Lão linh cảm thấy điều đó. - Liệu cháu có thể giúp gì cho tiền bối? - Có. - Đồng Tử lão nhân nheo mắt nhìn Nguyên Vũ gật đâu và nói -Ngươi có thể giúp lão một việc. - Tiền bối đã nhiêu lần ra tay trợ lực giúp đỡ cháu, - Trần Nguyên Vũ trả lời - một việc chứ mười việc cháu cũng bằng lòng. Miễn là không trái luân thường đạo lý. - Hì... hì... hì... Đồng Tử lão nhân gục gặc đâu - Không hại gì ai, chẳng có luân thường đạo lý nào ở đây cả, mà xem ra còn có lợi cho ngươi. - Lợi cho cháu? - Nguyên Vũ ngạc nhiên. - Đúng thế, - Đồng Tử lão nhân nhảy xuống đất đi đến bên một tảng đá lớn bất ngờ vung chưởng vỗ nhẹ. Cái vỗ tựa như xoa tay lên mặt đá. Sau đó lão vẫy tay ra hiệu cho Nguyên Vũ đến và ra hiệu chàng sờ lên thử. Khi Nguyên Vũ vừa chạm vào tảng đá, đột nhiên nó rời vỡ nát vụn ra như cám trước mặt. Trần Nguyên Vũ kinh ngạc, chàng không hiểu lão dùng chưởng lực gì mà chỉ bằng một cái vỗ nhẹ đã có thể đánh nát một tảng đá lớn. Chàng le lưỡi lâc đầu, nếu ngộ ai vô phúc trúng chưởng này thì lục phủ ngũ tạng chắc chắn là nát bấy. - Thế nào ngươi thấy võ công của ta ra sao? - Tất cả các cao thủ mà cháu đã từng gặp chưa có ai có thể sánh được với lão tiên bối. - Thế còn so với Xích Côn Lão tử, giáo chủ của Hồng Y giáo, sư phụ của ngươi thì sao? - Cháu không biết. Năm xưa cháu có duyên gặp sư phụ và được người truyền dạy kiếm pháp, nhưng chưa bao giờ được chứng kiến võ công của sư phụ nên không thể so sánh được. - Dù sao lão cũng ghen tỵ với Xích Côn Lão tử vì ông ta đã tinh mắt chọn được một đệ tử như ngươi. Đồng Tử lão nhân gật gù, lão đá mấy viên đá dưới chân và nói: - Ngươi có biết lão vừa dùng công phu gì đánh nát tảng đá này không? Nguyên Vũ lắc đầu, Đồng Tử lão nhân cười nhẹ. - Đó là Đồng Tử công. - A. Nguyên Vũ không nói lời nào. Uy lực của Đồng Tử công chàng cũng đã được chứng kiến khi Đồng Tử lão nhân thi triển để giao đấu với cao thủ của Hồ Điệp cốc và Quốc sư Bồ Ải. Nay lại tận mắt thì chàng thấy khỏi bàn về uy lực của môn võ công này. - Thực ra ngươi cũng đã học được một chút ít khẩu quyết của Đồng Tử công rồi. - Khi nào? Nguyên Vũ ngạc nhiên nhìn ông ta. Đồng Tử lão nhân giải thích: - Lần trước lão gặp khi ngươi bị tên quốc sư gì đó đả thương. Nhận thấy thương thế ngươi rất nặng, nếu không dùng Đồng Tử công thì khó cứu nổi nên lão phu đã truyền dạy một ít tâm pháp đó cho ngươi. Lão cũng không hy vọng lắm, mặc dù nhận thấy ngươi cũng có một chút cơ địa để học môn công phu này. Không ngờ chỉ mấy ngày sau ngươi đã hồi phục nhanh chóng, không những vậy nội công có đà tiến triển và điêu này làm cho lão rất vui sướng. Như vậy quả thật cơ địa của ngươi rất thỉch hợp với môn võ này. Nguyên Vũ chợt nhớ đến ánh mắt kinh ngạc của Hồ Điệp cốc chủ và Nặc Nô khi mới gặp chàng trong Tổng đà của Hồng Y giáo. Có lẽ bọn họ không ngờ chàng mới bị Bồ Ải đánh trọng thương nặng như vậy mà có thể hồi phục nhanh chóng. Bây giờ thì Nguyên Vũ hiểu, đó là nhờ công phu tâm pháp Đồng Tử công của Đồng Tử lão nhân. Ông ta nói tiếp: - Tiểu tử, ngươi nghĩ sao nếu như lão đây dạy ngươi môn công phu này? - Lão tiền bối dạy cho cháu? - Trần Nguyên Vũ suýt nữa nhảy dựng lên vì ngạc nhiên. Chàng ngơ ngác không hiểu vì lý do gì mà đột nhiên Đồng Tử lão nhân lại đem môn võ công đác ý nhất của Thượng Thanh Cung truyền cho mình. Chàng nhìn ông ta nghi ngờ, hoặc là chàng nghe nhằm hoặc là ông ta sẽ có giao kèo bất lợi nào đó. Hiểu cái nhìn của Nguyên Vũ, Đồng Tử lão nhân xua tay. - Ngươi đừng nghĩ rằng lão dạy võ công cho ngươi vì có âm mưu gì. Lão thực lòng muốn dạy cho ngươi vì mến ngươi mà thôi. - Lão tiên bối, Nguyên Vũ này không phải là trẻ con. Cháu biết lão tiền bối thương cháu, nhưng cháu nghĩ rằng nhất định còn có một lý do nào khác. - Ôi tiểu tử, ngươi thông minh quá. - Đồng Tử lão nhân cười ha hả, lão kéo Nguyên Vũ cùng ngồi xuống đất, xếp bằng chân và giảng giải -Thực ra cũng có lý do cả. Đồng Tử công là môn võ trấn gia của Thượng Thanh Cung và nhờ nó mà Thượng Thanh Cung đứng vững trên giang hồ mấy trăm nay. Tuy nhiên không phải ai cũng tu luyện được. Được sư phụ truyền dạy và lão cũng đã mất rất nhiêu năm để tu học môn võ này mới đạt đến đinh cao nhất. Và trước khi qua đời, sư phụ mới tiết lộ một bí mật về Đồng Tử công, đó là không phải ai cũng luyện được Đồng Tử công. Tại sao? Lý do không ai giải thích nổi, có lẽ đó là thâm ý của các bậc tiền nhân đi trước. Ngoài lòng kiên trì, gian khổ, chịu gian nan thì điều quan trọng nhất mà một người muốn luyện thành công Đồng Tử công đó là phải có cơ địa. Đây cũng chính là lý do vì sao mà lão không thể truyền môn võ này cho tên trà đồng của mình, cũng vì vậy mà nó oán trách lão để đến đi nỗi làm bậy. - Cơ địa? - Nguyên Vũ ngơ ngác. - Đúng. - Đồng Tử lão nhân gật đầu - Mấy trăm năm nay đã có rất nhiều đệ tử đạo quán của lão tu luyện môn võ này, nhưng hầu hết chẳng ai luyện thành công cả. Có nhiều kẻ đã bị tẩu hỏa nhập ma trở nên điên khùng, tàn phế... Chính vì vậy sau này các bậc trưởng lão có lệnh cấm không cho các môn đệ luyện môn võ này nữa. Tuy thế vẫn không thiếu gì kẻ ham muốn lén lút tập luyện và đều phải trả giá. Đồng Tử lão nhân đứng dậy cháp tay, đi chầm chậm. - Có nghĩa môn võ công tối cao này chỉ có thể dành cho những con người có cơ địa đặc biệt. Giải thích thế nào là cơ địa đặc biệt thì không ai hiểu được, nhưng dường như mỗi đời chỉ có một đệ tử của đạo quán là luyện được mà thôi. Đời này là lão và lão cũng như những người đi trước đều nghiệm ra từ chính bản thân của mình những gì đó để rồi tìm người có cơ địa thích hợp để truyền lại, tránh cho môn võ này bị thất truyền. - Chuyện này có liên quan gì đến cháu? - Sao lúc nãy ngươi thông minh thế thì bây giờ lại ngốc vậy. - Đồng Tử lão nhân đi lại nhìn Nguyên Vũ - Lão đã hơn 80 tuổi rồi, trước sau gì cũng phải chết. Và mỗi một người luyện được Đồng Tử công thì đều phải gánh một trách nhiệm nặng nề đó là phải tìm được người có cơ địa thích hợp để truyền lại. Người học đời sau lại truyền cho người đời sau nữa, cứ thế để tránh cho môn tuyệt học này mất đi. - Nay không lẽ là cháu ư? - Đúng vậy. - Đồng Tử lão nhân gật đầu - Lão đã mất 20 năm tìm kiếm người có cơ địa thích hợp để truyền thụ môn võ này mà tìm không ra. May mán làm sao khi về phương Nam này lại gặp ngươi, lão mừng quá, coi như ông trời không phụ lòng kẻ có công. Trần Nguyên Vũ đứng dậy uốn người, chàng cố ý ngâm nghía bản thân để thử xem là mình có cơ địa đặc biệt gì mà lại được học môn tuyệt học Đồng Tử công. Nhìn điệu bộ của chàng rất tức cười, Đồng Tử lão nhân phì cười và nói: - Tiểu tử, tuy nhiên bất cứ ai học Đồng tử công, cũng phải chấp nhận ba điều kiện kèm theo. Một, phải gia nhập Thượng Thanh Cung để trở thành đệ tử của đạo quán. Hai, phải có trách nhiệm tìm người kế tục để không thất truyền tuyệt học này và ba, đó là tịnh thân suốt đời, không được lập gia đình. Đang hớn hở, lòng nhiệt tình của Trần Nguyên Vũ đột nhiên tát ngúm như lửa gặp mưa rào. Chàng ngây ra khá lâu và cuối cùng quay lại nhìn Đồng Tử lão nhân, lâc đầu. - Lão tiền bối. Đa tạ lòng tốt của tiền bối dành cho cháu. Được học môn tuyệt học này thì cháu thấy sung sướng vô cùng. Tuy nhiên cháu xin từ chối. Đồng Tử lão nhân ngẩn người vì nghĩ mình nghe lầm, lão lắc lư đầu có ý hỏi lại Nguyên Vũ và nhận thấy chàng nói thật. - Tại sao? - Đồng Tử lão nhân nhảy choi choi, tức giận - Ngươi điên rồi hay sao? Hàng trăm, hàng ngàn kẻ quỳ dưới chân lão van xin, thậm chí là tình nguyện hầu hạ lão suốt đời để xin được học môn võ này. Nếu học được nó thì nhất định ngươi sẽ trở thành cao thủ đệ nhất võ lâm, thế mà ngươi lại từ chối. Hay ngươi sợ sư phụ ngươi là Xích Côn Lão tử phiên lòng. Ngươi đừng lo, dù gì ngươi cũng chỉ mới là đệ tử ký danh của lão ta, chưa chính thức. Lão đạo đây sẽ thân hành gặp sư phụ ngươi để năn nỉ, dù một năm cho đến mười năm lão cũng sẵn sàng, miễn là y chịu cho ngươi học võ công của ta. Chuyện này cứ để ta lo. - Cháu còn quá nhiêu nặng nợ với gia đình, cha mẹ, dòng họ. Vi thếcháu không thể chấp nhận các yêu cầu của lão tiên bối được. Bốp... bốp... bốp... ba cái tát bất ngờ của Đồng Tử lão làm Nguyên Vũ thấy tối tăm mặt mày. Sau đó, lão túm áo chàng kéo lê chạy ào ra bờ suối, đạp chàng rơi tọt xuống suối. Vì bị điểm huyệt nên Nguyên Vũ không cựa quậy được, chìm nghỉm uống no một bụng nước. Sau đó lão kéo chàng vứt lên thảm cỏ, ngồi thở phì phò một mình, mặc cho chàng ho sặc sụa. - Ngươi hết điên chưa tiểu tử? - Đồng Tử lão nhân hét lớn. Trần Nguyên Vũ nhướng mắt nhìn ông ta và lâc đầu. Cáu tiết, lão túm lấy chàng và dùng sợi dây leo cột hai chân chàng lại và treo lửng lơ trên ngọn cây. ực... bao nhiêu nước trong người Nguyên Vũ được dịp lại trào ra làm cho chàng tối tăm mặt mày. Đồng Tử lão nhân đứng dưới nhìn lên dứ dứ ngón tay, nói: - Lão sẽ treo ở đây cho người chết khô. Chừng nào ngươi đồng ý thì lão mới thả ra. Sau đó ông ta đủng đỉnh bỏ đi mất dạng. Ánh nắng gay gát làm cho Nguyên Vũ muốn khô người vì nóng, chẳng mấy chốc chàng kiệt sức lịm đi. Trần Nguyên Vũ tỉnh dậy vì có ai đó đang đổ nước vào miệng, đó là Đồng Tử lão nhân. Thấy chàng tỉnh, lão cầm một miếng táo nhét vào miệng Nguyên Vũ, càu nhàu: - Lão đây vốn tự coi mình là kẻ điên, nhưng điên đến như ngươi thì lão chịu thua. Nguyên Vũ không ăn, nhả ra. Đồng Tử lão nhân thét lên: - Phải chăng ngươi cương quyết muốn ăn thua đủ với lão? Nguyên Vũ lặng im, nhám mắt. Bùng... bùng... bùng... Có những tiếng phong vang lên dữ dội, Đồng Tử lão nhân giận quá đánh liên tiếp mấy chưởng cho hả giận. Cuối cùng lão quay lại nhìn Nguyên Vũ cau có. Thấy vậy, chàng hé mắt nhìn ông ta và nói: - Lão tiên bối. Lúc trước lão có nói là hữu duyên nên gặp cháu, vậy sao nay không để mọi chuyện tùy duyên đi. Ngẩn người, đột nhiên Đồng Tử lão nhân nhảy cẫng lên cười ha hả một tìôi lâu. Lão vò đầu bứt mấy sợi tóc bạc lơ thơ trên trán và rồi lại ngã ngồi ra cười một mình. Nguyên Vũ hoảng quá, hay vì quá thất vọng không truyền thụ được võ công cho chàng mà ông ta bị khùng. - Uổng cho cả đời là kẻ tu hành mà một điêu nhỏ nhoi như vậy lại không hiểu. - Đồng Tử lão nhân đi tới vỗ lưng Nguyên Vũ, giải huyệt cho chàng. Lão cười khà khà - Tiểu tử, ngươi nói hay lám. Những điều ngươi nói làm cho lão chợt ngộ ra một điều. Mọi cái trên đời này xét cho cùng chỉ là một vòng quay biến dịch, thăng hay giáng đều vậy cả. Tất cả đã là duyên thì hãy để duyên quyết định. Người nói đúng lâm, lão không ép ngươi nữa. Trần Nguyên Vũ bần thân nhìn ông ta thương cảm, chàng giải thích: - Lão tiền bối, không phải cháu chê bai gì võ công của Thượng Thanh Cung. Cũng không phải là chuyện của sư phụ cháu cho hay không cho, mà hiện nay bản thân cháu còn nhiêu trách nhiệm của một người đàn ông phải giải quyết. Lúc này đây cháu không thể dứt áo đi tu được, nên mong lão tiền bối thông cảm. Đồng Tử lão nhân gật đầu chẳng nói gì, nhưng vẻ mặt lão buồn hiu. Cả hai cùng ngồi xuống ăn trái cây, không rõ từ đâu lão có. Ăn xong ngon lành, quá mệt mỏi vì hàng loạt chuyện đã diên ra nên Nguyên Vũ quyết định gối đâu lên tảng đá, nằm bên bờ suối ngủ một lát cho khỏe hẳn, sau đó sẽ đi tìm những anh em Hồng Y giáo. Trời tối, Nguyên Vũ tỉnh dậy chẳng thấy Đồng Tử lão nhân đâu, chàng cất tiếng gọi nhưng không thấy ông ta lên tiếng trả lời. Nghĩ rằng ông ta đã bỏ đi, Nguyên Vũ quyết định men xuôi theo dòng suối để tìm ra khỏi rừng. Thế nhưng chàng mới đi được một quãng thì nghe tiếng gọi rối rít và thấy lão đang hấp tấp chạy tới. - Tiểu tử, ngươi đi ư? - Vâng, cháu đang tìm đường ra khỏi rừng. Hỏi người dân để tìm về Tổng đà Hồng Y giáo xem tình hình ra sao. - Bây giờ cũng quá trê rồi. - Đồng Tử lão nhân chi tay - Phía trước ta thấy có một dãy nhà của người dân tộc đã mục nát. Ngươi hãy đến đó cùng ta tá túc một đêm. Thái độ của ông ta có điều gì hơi bất thường làm cho Nguyên Vũ nghi ngại. Tuy nhiên chàng hiểu ràng mình chẳng đủ lực để chống ông ta nên tốt nhất cứ vâng lời rồi tùy tình hình sẽ ứng phó. Quả nhiên phía trước có một dãy nhà của người Rục bỏ hoang phế, Nguyên Vũ và Đồng Tử lão nhân chọn một căn nhà lành lặn nhất để ngủ lại. Trong khi chàng tìm cây để chụm lửa thì lão bỏ vào trong rừng kiếm thức ăn. Lát sau ông ta mang về mấy con thỏ hoang và hai người nướng thịt để ăn. Tuy nhiên chỉ có chàng ăn, còn Đồng Tử lão nhân thì không vì ông ta là đạo sĩ. - Tiểu tử, ngươi có ngạc nhiên vì tại sao lão phu lại giữ ngươi ở lại không? - Cháu nghĩ là tiền bối chắc chân có chủ trương riêng. Đồng Tử lão nhân gật gù. - Đúng vậy. Trong khi ngươi ngủ thì lão đã nghĩ thông suốt và đi đến một quyết định quan trọng. - Lão nhìn chàng - Lão quyết định vẫn truyền dạy võ công cho ngươi. - Truyền dạy Đồng Tử công cho cháu? - Đúng thế, ngươi đừng ngạc nhiên. Thú thật, ngươi không làm môn đệ của Thượng Thanh Cung lão tiếc lám. Tuy nhiên vì hữu duyên mà chúng ta gặp nhau, lão rất mến ngươi. Do đó, đã là có duyên thì lão quyết định vẫn dạy võ công cho ngươi. Nhưng lão nói trước, dù cho cơ địa của ngươi thích hợp luyện môn võ công này nhưng vì ngươi không có ý định tịnh thân vẫn lấy vợ cho nên khó có thể luyện đến tuyệt đỉnh được. Đó là điêu hạn chế duy nhất khi ngươi luyện Đồng Tử công. Tuy thế ngươi vẫn cứ là một cao thủ như thường. - Dạ cháu biết. - Trước khi lão dạy võ công cho ngươi, lão buộc ngươi phải thềvới lão một lời. Nhìn vẻ mặt nghiêm trọng của ông ta, Nguyên Vũ thâm nghi ngại. Chàng chẳng hiểu vị đạo sĩ quái gỡ, lúc buồn lúc vui này sẽ còn nghĩ ra chuyện gì để buộc chàng nữa. - Thứ nhất, các võ công khác lão sẽ dạy cho người, sau này ngươi có thể truyền thụ lại cho bất kỳ ai tùy thích. Tuy nhiên riêng với Đồng Tử công ngươi tuyệt đối không được dạy lại cho ai dù kẻ đó là người có ơn với ngươi, là đệ tử, vợ, con, cháu... Ngươi chịu không? - Trần Nguyên Vũ này xin thềvới trời đất. - Tốt lâm. Thứ hai, nếu sau này lão tìm được người hữu duyên có cơ địa tốt để truyền dạy Đồng Tử công thì tốt. Giả như từ đây đến khi chết mà lão vẫn không tìm được kẻ đó, nhưng sau này nếu như Thượng Thanh Cung của lão tìm được và đưa kẻ đó đến đây thì nhất định ngươi phải truyền thụ lại Đồng Tử công cho kẻ ấy để tránh cho võ công của bổn cung bị mai một. - Trần Nguyên Vũ này xin thê. Vẻ mặt Đồng Tử lão nhân hết sức hài lòng, mãn nguyện, ông ta nhe răng cười toe toét. - Ngươi sẽ ở đây trong vòng 10 ngày để học võ công của lão. Tất cả vẫn là khẩu quyết, còn luyện tập thì đòi hỏi thời gian dài. Mười ngày. Nguyên Vũ nhẩm tính và thấy sốt ruột, nhưng lần này chàng không dám từ chối Đồng Tử lão nhân vì chẳng hiểu nếu ông ta lại giận điên lên làm trò gì nữa. Chàng đành gật đầu. Đồng Tử công thực ra chi là một nội công của đạo gia và ca quyết có nói rằng “khi khí hợp với thân, thì ngũ hành tứ tượng tự nhiên hòa hợp, tinh khí ngưng kết”. Việc tu luyện tiến hành theo nguyên tắc nghịch phản, trọng ở hậu thiên nhưng phản vê tiên thiên. Khi luyện đến tối cao, sẽ có luồng nội khí chạy thông suốt mạch nhâm từ huyệt thừa tương dưới cơ vòng môi dưới huyệt khúc cốt ở trên mu gồm 24 huyệt, mạch đốc từ huyệt trường cường ở khoảng giữa đốt sống cùng và hậu môn chạy dọc sống lưng qua đỉnh đâu đến huyệt đài đoan sát môi trên gồm 28 huyệt. Luyện Đồng Tử công làm sao cho nội khí chạy thông qua mạch nhâm đốc là thành công giai đoạn một của Tiểu chu thiên, sau đó tiếp tục luyện cho nội khí chạy qua huyệt đại chùy sau gáy chạy qua hai tay vòng trở xuống hai chân qua huyệt dũng tuyền và trở lại đi hết một vòng thân thể gọi là Đại chu thiên. Khi nào đạt được những điều này thì coi như luyện thành công Đồng Tử công. Môn nội công này sẽ bảo vệ cho thân xác con người luôn luôn trẻ trung, sung mãn, tinh lanh và đặc biệt là khi sử dụng nó phối hợp với các môn võ công khác thì phát huy được sức mạnh tối đa và sẽ là một cao thủ bậc nhất của võ lâm. Thời gian luyện có thể một năm, năm năm, mười năm, cũng có thể suốt đời hoặc không bao giờ luyện được. Đấy là tùy cơ địa và sự lãnh hội của cá nhân mỗi con người.