ám cưới của Phan Tài cố gắng tránh làm rình rang, nhưng cuối cùng cũng phải làm rình rang. Trong một công ty lớn, phòng ban nhiều và các trạm khắp nơi, với số lượng khách đã chắc lọc kỹ lắm rồi cũng đã 800 người (chưa tính bên đàn gái). Muốn tìm một nhà hàng nhỏ không được, bắt buộc phải là nhà hàng nhất nhì thành phố. Nếu như nhà hàng lớn, không lẽ cô dâu bận áo cưới loại thường, và cũng phải cho cô dâu đeo nữ trang thuộc loại quí, mắc tiền coi mới được, rồi còn đi làm ảnh chân dung cho bắt mắt và những thủ tục cho nhà gái tươm tất nhất (vì là con gái quí nhất của sếp).Là công nhân viên nhà nước bấy lâu, chỉ một đám cưới như thế cũng đủ nghèo. Đám cưới không lời như những đám cưới khác, vì công nhân viên được mời dự, gởi thiệp cao lắm cũng chỉ 100 ngàn là nhiều rồi. Đã vậy nhân viên Điện lực uống bia thì thôi khỏi nói, cứ mỗi chai đổ vào ly không đá hai ba là sạch, không tính toán trước là không được.Nhưng mỗi lần mỡ miệng ra là bị Lệ Hoa giẫy nảy:- Trong đời chỉ có chồng một lần thôi, có chút đĩnh mà anh tính toán chi ly quá...Phan Tài méo mặt, đúng là có vợ khổ ơi là khổ:- Mới có thiệp cưới thôi đã ngốn hết bốn triệu rồi! Bảo mua loại thường cũng không chịu.- Loại thường không thơm ai thèm đi dự...- chặc... - Phan Tài chặc lưỡi tưởng như con Thạch Sùng, giờ mình mới là kẻ xuôi chân nhắm mắt chịu trận.Công ty có hỗ trợ xe đưa rước và Công đoàn phụ một ít (nhưng cũng tính theo chế độ), chỉ đủ trả tiền hình. Mọi thứ đều là tiền, tiền thưởng năm nay xem như cũng không có...Phan Tài là người hay lo, không ngờ anh sống trong tình cảnh hết sức ngặt nghèo. Đã 34 tuổi rồi, né qua né lại cũng phải cưới vợ, ít ai dám thề ở vậy suốt đời (hễ có dùi thì phải có trống). Nhưng lần đám cưới này, anh thật sự mỏi mệt...chắc cưới lần này thôi quá.Không ngờ nói nhỏ mà Lệ Hoa nghe được, lúc trước thấy nàng hiền lành ít nói, ngoan ngoãn. Nhưng từ khi đồng ý lấy nhau Phan Tài thấy nàng ngồi trên đầu mình không (theo cách nói của mấy bà già xưa). Nói câu gì là có ngay câu đốp chát:- Vậy anh định cưới nhiều lần nữa à!- Khờ quá...Nói vậy thôi.- Em khờ à, được...để anh thấy em có khờ không nha. Đây là chiếc nhẫn tính ra có 45 triệu đồng à. Nhỏ bạn em, chồng nó cho một chiếc nhẫn to hơn đến 120 triệu cơ.Phan Tài lại chặc lưỡi, muốn nói nhưng nghĩ lại.Rồi đến đám cưới cũng quá mệt, Phan Tài phải đứng trước cửa nhà hàng hết bắt tay người này người nọ. Khổ nhất là miệng phải luôn luôn lúc nào cũng mỉm cười, mỏi nhừ cả hàm. Có hai nhóm, một nhóm làm ở văn phòng da trắng trẽo sạch sẽ, trông quí phái, lịch sự; Nhóm còn lại đen đúa gầy còm vì thường leo đường dây, họ bận luôn cả bộ đồ bảo hộ của ngành Truyền tải tới dự. Ở nhà còn một nhóm trực sự cố, nếu đi đầy đủ chắc đứng đón tiếp mãi đến 9 giờ tối mới làm lễ. Người thì chúc cô dâu chú rể trăm năm hạnh phúc, nhưng có người cũng trách yêu:- Làm người tự do không chịu, tự nguyện ký bản án chung thân…- Tối nay cùng biết với người ta chứ…Cô dâu mặt mày lúc nào cũng ửng hồng, vì quá hạnh phúc. Những câu nói của khách khứa trêu ghẹo thấy nàng đáng yêu hơn, nên Phan Tài thấy có phần nào hảnh diện: cưới vợ đẹp, lại là con của sếp nữa. Ngoài ra, anh liếc thùng tiền khách tới dự đã chật cứng làm anh hài lòng, chỉ hơi lo trước đây mấy người ở trạm Phú Tân nghĩ anh lấy tiền lương không biết có ăn gian lại không. Nghĩ đến đó Phan Tài thấy hổ thẹn, khó nhìn thẳng bạn bè.Tiệc cưới tổ chức khá chặt chẽ, nhưng cũng là những ước lệ.Sau một lúc đứng trước cửa đón khách, Phan Tài và cô dâu tiến về lễ đài. Đi tới đâu,người ta cho xịt khói tới đó. Phan Tài thấy vui vui, tự dưng mình được quan trọng ra hết mức. Bong bóng cho nổ, giấy màu bung ra, mấy đứa nhỏ khoái bay ra giành giựt mấy cái bị xì hơi. Anh đứng trên lễ đài nhìn xuống dưới, nhiều cái đầu lố nhố chẵng biết ai là ai, miệng cười đã mỏi cả hàm mà vẫn cứ mãi giữ cho căng ra.Khách tới dự đợi chờ mấy giờ đồng hồ, không có ai đủ kiên nhẫn ngồi trước bàn ăn bụng đói meo. Nhiều người an ủi:- Để hiểu rõ dân chờ đợi các quan quyền là như thế nào đó mà.- Xin mời dùng tiệc…Cuối cùng, câu nói đó cũng được thốt lên…giờ phút huy hoàng của những người chờ giờ ăn đã đến. Có người không giữ gìn mình là kỹ sư mới ra trường hay lâu năm, thét lên:- Ăn…- Làm gì cũng phải đúng nguyện vọng tâm tư của mọi người chứ…Không khí giãn ra, mọi người cắm cúi húp lấy húp để chén súp khai vị, dằn bụng trước kẽo một lát nữa chỉ toàn uống với nói mà thôi.Phần Phan Tài và cô dâu, chỉ làm có một việc là chen vào bàn khách chụp hình và nghe những lời tung hô chúc tụng. Phan Tài lần lựa qua lại mấy dãy bàn, đến bàn tiệc của trạm Phú Tân anh đã thấy Mỹ Nhơn say mèm.Hai con mắt nhướng không lên, nhưng Mỹ Nhơn ráng cầm ly bia đưa lên:- Chúc anh chị…ự…hạnh phúc…ự…Nàng bị nước cục, rồi đếm hai ba uống nhiệt tình với mọi người. Lệ Hoa thấu đáo nổi buồn của Mỹ Nhơn, tuy Phan Tài khẳng định quan hệ giữa hai người là quan hệ đồng nghiệp. Nhưng Lệ Hoa cố nhìn nơi khác để cho ánh nhìn của họ tự nhiên hơn, cô biết là đã giải quyết xong rồi. Mọi người quan sát thái độ của Phan Tài và Mỹ Nhơn, rồi họ xúi Phan Tài khoác tay cả cô dâu và nàng để chụp chung một bô hình. Mỹ Nhơn sẵn sàng và có vẻ hào hứng, miệng cười tươi nhưng đôi mắt không dấu được nét u buồn:- Mai mốt anh về phòng kỹ thuật công ty luôn à? Phan Tài nhấp bia như chỉ để ý nơi khác, rồi gật đầu qua loa. Nói chung, anh cũng sượng sùng lắm song cố làm ra vẻ. Khi tiến bước sang bàn khác, Phan Tài bỏ lại sau lưng một cái nhìn đau khổ. Nếu như nhớ lại, Phan Tài chắc chắn bứt rứt mà luyến tiếc cho việc làm của mình. Các vị chức sắc trong công ty đều tới dự đầy đủ, cha vợ của anh là người có uy tín nên nhìn tiệc cưới cũng hiểu. Anh đi chào mừng khắp các bàn khác, gặp các vị chúc mừng nhưng lời chúc là lời vị tha cho những lỗi lầm của mình trước đây, mà còn nhắn nhủ anh bắt đầu lại từ đầu.