Thằng nhỏ đêm đêm về ngủ ở thềm nhà tôi. Nó cũng ý tứ, chờ cho trong nhà khóa cửa tắt đèn rồI mớI trảI tấm ny-lông cũ sát bên hiên trái, để phòng khi có chuyện bất kỳ nửa đêm ngườI trong nhà vẫn còn lốI ra vô. Chừng 6g sáng nó thức dậy, dọn dẹp tươm tất, xếp tấm ny-lông bỏ vô cái bị đeo trên vai, là xong. Ban ngày nó đi lượm ve chai hay làm gì ở đâu không ai biết. Mà ai quan tâm đến thằng nhỏ bụI đờI làm gì? Nó không bị dị tật hay tàn phế hay quá nhỏ để gợI lòng thương hạI của ngườI khác. Tuổi đờI khỏang 13-14, nó có vẻ “sống được” trong thờI buổI mà ngay một ngườI trưởng thành đã thành đã có nghề nghiệp còn hốc hác vì cơm áo hàng ngày. Trong nhà tôi có 3 ngườI làm nghề giáo: ba tôi, chị tôi và tôi. Tùy theo thờI khóa biểu của từng ngườI, luôn luôn trong nhà tôi hễ ngườI này đang dạy ở trường thì ngườI khác ở nhà. Chúng tôi cũng “sống được”, vì nói chung, cái khó ló cái khôn, mỗI ngườI thầy trong nhà này đều có một nghề tay trái. Chị tôi thêu máy, ba tôi dịch sách, còn tôi đi dạy thêm lớp đêm. Chúng tôi sống đơn giản, ít nhu cầu, tự thấy mình nhàn, tôi không buồn nhìn lên và cũng ít khi nhìn xuống. Lẽ ra tôi cũng chẳng để ý đến thằng bé. Nó hòan tòan chẳng can hệ gì đến sinh họat trong gia đình hay công tác ở cơ quan tôi. Thậm chí, ngày qua ngày, tháng qua tháng, thằng bé ở đậu hiên nhà tôi cả năm, mà tôi chớ hề biết tên nó, chua hề nói vớI nó 1 câu, và không hè thóang nghĩ đến nó nếu nó không lảng vảng ngay trước mặt. Mà mấy khi nó gặp tôi! Ban đêm tôi khóa cửa ở trong nhà, ban ngày nó lạI đi đâu mất. Lần tôi gặp nó buổI xế trưa ở chợ An Đông là hòan tòan tình cờ. Năm bảy ngườI đàn ông lẫn đàn bà xúm quanh nó.Họ hò hét, chửI bớI, khua chân múa tay. Tôi đứng lạI xem vì nhận ra thằng nhỏ. Nó lầm lì đứng đó, vai đeo cái bị như tôi đã từng thấy. Mấy ngườI kia, ngườI thì hùng hổ nhào vô đòi đánh nó, ngườI thì can ra e đánh chết thằng nhỏ ở tù. NgườI khác lạI gay gắt bảo: - Đánh cho nó chừa. Để chi cái giòng ăn cắp đó. Thằng nhỏ nhìn thấy tôi, hét lên: - Tôi không ăn cắp. - Hả, không ăn cắp hả mày mà không ăn cắp hả? Họ sấn tớI muốn bợp tai thằng nhỏ. Vài ngườI hét: - Mày chạy đi. Còn đứng đó mà cãi? Thằng nhỏ không chạy. Gã đàn ông lực lưỡng tát vô mặt nó một cái làm nó xiểng liểng. Tôi cảm thấy bất bình. Thằng nhỏ bị 1 cái đá nữa ngã chúi xuống đất. Tôi nhắm mắt lạI như 1 phản xạ khi có ai bật lửa ngay trước mặt. RồI tôi mở mắt ra nhìn thằng nhỏ lồm cồm bò dậy. Mặt nó sưng lên, môi bị giập chảy máu ri rỉ. Công an đến. Gã đàn ông bám theo anh công an giảI thích phân bua. Thằng nhỏ đứng thẳng dậy nhìn tôi. Đôi mắt nó rõ ràng là muốn nói điều gì. Nhưng đôi mắt tôi lạI tránh đi nơi khác như xấu hổ? Tôi đâu phảI là kẻ áp bức nó. Mà chuyện phảI trái ra sao tôi có biết đâu mà bênh vực nó. Mà nó cũng chẳng phảI em, cháu hay ngườI quen gì của tôi. Ơ, cũng có quen, nhưng mà … Tôi bỗng nhiên phát bực vớI mình, chậc lưỡI, tự rủa mình giữa đường hóng chuyện tào lao. Quay mặt đi, để tỏ rà ngườI ngòai cuộc, tôi đeo bộ mặt dửng dưng lầm lũi đạp xe về nhà. Nếp sống trong gia đình tôi bình lặng. Mẹ tôi ăn chay, đôi khi cả nhà ăn chay theo để mẹ khỏI vất vả nấu 2-3 thực đơn. Tôi có 2 chị em, ngườI nào cũng lớn, có ăn học, có nghề nghiệp đòi hỏI tư cách và đức nhẫn nhịn. Chúng tôi không luôn luôn hòa hợp vớI nhau nhưng mỗI ngườI biết tự giớI hạn mình để duy trì cuộc sống chung thanh bạch. Tôi không tự hào về nếp sống này, cũng không phàn nàn hay có ý định thay đổI.Hình như mấy năm gần đây tôi thành ngườI dễ chịu, sao cũng được. Mẹ tôi hỏI: - Sao mặt con tái đi vậy? vô nằm nghỉ đi, chắc con say nắng Tôi không cãi rằng say nắng thì phảI đỏ mặt nhức đầu, chỉ lặng lẽ vô buồng mình nằm nghỉ. Thằng nhỏ không biết có sao không? Trước đây tôi chẳng hề nghĩ đến nó như 1 ngườI có tính cách. Nó láu cá hay đần độn? Nó hỗn láo hay nịnh nọt? Hóa ra nó khẳng khái. Nó hét lên giữa chợ:”Tôi không ăn cắp”, chứ không chịu chạy bỏ danh dự để cứu lấy mạng. Nó bị đánh, bị đá, đập mặt xuống lề đường đá xanh tóe máu môi mà nó vẫn đứng dậy. Nó đứng thẳng dậy và nhìn thẳng vào tôi. Sao tôi lạI quay mặt bỏ đi như kẻ chạy trốn? - Con uống nước sâm cho mát. Mẹ tôi gọI nước nấu từ lá mã đề, rễ tranh, mía lau để giảI nhiệt là nước sâm. Mẹ than là trờI nóng quá. Tôi bỗng buột miệng nói: - Thằng nhỏ ở bên hiên nhà mình đó mẹ …. - Ờ, thằng Cần đó hả? TộI nghiệp, thỉnh thỏang mẹ cho nó tiền mà nó nhất định không lấy. Kệ nó con, cho nó ở đó mình cũng không thua thiệt gì. - Nó … - Nó … thì sao con? Tôi không biết nói sao. Tôi thật tình cũng không biết nói gì về nó. Tự nhiên nó ám tôi, tôi buột miệng nói ra. Tôi thương nó hay ngờ nó? Tôi muốn tìm hiểu về nó, hay muốn chia xẻ vớI mẹ mốI quan tâm về nó? Không, chẳng hề gì cả. Tôi đi nắng về mệt quá mà thôi. Mẹ bảo tôi ngủ đi. Tôi uống 1 viên thuốc cảm rồI ngủ. Khỏang 9g tốI tôi đi dạy ở trung tâm về. Thằng nhỏ rõ ràng cố ý đón tôi ngay ở đầu ngõ. Nó nhìn tôi vớI đôi mắt trong suốt: - Em không ăn cắp. Tôi đứng lạI trước mặt nó, im lặng như bị bất ngờ. Nó nói tiếp, giọng trẻ con mà sắc lạnh: - Em bán vé số chứ không ăn cắp. Thằng cha kia mớI ăn cắp. Nó ăn cắp nên nó đánh nó chửI em là đồ ăn cắp. Tôi cảm thấy nặng ngực ngộp thở cố đưa tay đặt lên mái đầu thằng nhỏ để bày tỏ niềm cảm thông. - Tôi biết … Thằng nhỏ né đầu khỏI bàn tay tôi, ánh mắt sáng rực nhìn thẳng vào mặt tôi. Nó nhìn tôi y như lúc nó đứng dậy từ mặt đường, giập môi, sưng mặt, nhìn thẳng vào tôi. Khi đó tôi biết là nó không ăn cắp. Nhưng tôi quay đi như trốn chạy. Bây giờ tôi cũng xấu hổ quay mặt đi, vộI vã như chạy trốn cái câu hỏI trong ánh mắt dữ dộI của thằng nhỏ: TạI sao?