Dịch giả: Vũ Đình Phòng
Chương 20

BỞI vì bác thầy dòng hành hương của chúng tôi đã kể đến đoạn chót của câu chuyện, đến chặng cuối cùng là Tu viện, nơi mà bác I-van Xê-vê ri-a-nits tin chắc rằng ngay từ khi mới ra đời số kiếp bác sẽ phải đến đây, nơi mà theo lời bác kể thì mọi sự đều như ý bác, cho nên chúng tôi bỗng nghĩ chắc hẳn nơi đây bác không còn vấp váp khó khăn gì nữa, ai ngờ sự đời lại hoàn toàn không đơn giản như vậy. Một trong những hành khách sực nhớ ra rằng trong các sự tích về các vị thánh, rất nhiều vị đã từng bị quỷ Xa-tăng cám dỗ. Anh ta bèn hỏi bác I-van:
- Bác làm ơn nói chúng tôi nghe, sống trong Tu viện bác có bị quỷ Xa-tăng đến cám dỗ hay không? Bởi vì tôi nghe nói các nhà tu hành thường xuyên bị quỷ Xa-tăng đến cám dỗ.
Bác I-van Xê-vê-ri-a-nits hướng cặp mắt bên dưới hàng lông mày bình thản nhìn người vừa hỏi rồi đáp:
- Bị chứ! Đấy là điều tất nhiên, bởi vì ngay đến thánh Tông đồ Pôn cũng từng viết trong một bức thư nhắn nhủ rằng "quỷ Xa-tăng mai phục ngay trong thân thể Người, làm sao một kẻ tầm thường như tôi không bị nó cám dỗ cho được?"
- Bác đã chịu nhiều nỗi khổ do nó gây ra phải không?
- Đúng. Rất nhiều.
- Khổ như thế nào?
- Quý Xa-tăng cám dỗ tôi bằng những điều dơ bẩn, cả những nỗi thèm khát nữa, may mà tôi cưỡng lại được.
-Thế bác thắng được nó, được quỷ Xa-tăng ạ?
- Chứ sao nữa. Bởi vì đã vào sống trong Tu viện, tức là có điều kiện thắng được quỷ Xa-tăng rồi. Nhưng thú thật, riêng tôi lại không có được cái khả năng ấy. May có một vị giáo sĩ già và đáng kính đã giúp đỡ tôi. Cha giáo sĩ ấy rất có kinh nghiệm chống lại mọi sự cám dỗ của quỷ. Lúc tôi tâm sự với Cha rằng linh hồn Gru-sa luôn luôn hiện ra ám ảnh tôi, khiến cho tôi không còn nghĩ được gì, cảm thấy được gì ngoài nàng, thì ngài suy nghĩ một lúc rồi bảo tôi:
Thánh Giắc đã dạy: "hãy chống cự lại quỷ dữ thì nó sẽ bỏ chạy". Con cũng vậy, con hãy làm như thế. Khi con cảm thấy lòng con bắt đầu mềm yếu và con lại nghĩ đến cô gái ấy, thì con phải hiểu rằng đấy là quỷ Xa-tăng đang cám đỗ con và chống lại nó ngay bằng những hành động thương khó. Đầu tiên con hãy quỳ xuống. Hai đầu gối là vũ khí sắc bén nhất của con người: khi con quỳ xuống, linh hồn con cất cánh bay lên khiến con mê đắm. Sau đấy, con hãy đập trán xuống mặt đất đến khi mệt lử. Rồi con hành hạ thân xác con thêm bằng cách nhịn ăn. Nhìn thấy lòng thương khó của con, quý Xa-tăng sẽ rút lui ngay, bởi vì nó sợ, nếu nó cứ cám dỗ con mãi, con càng chóng được lên Thiên đường. Quý sẽ nghĩ "chính ta thôi không cám dỗ y nữa, y lại dễ bị sa ngã hơn".
Tôi theo đúng lời khuyên cúa Cha giáo sĩ già và tôi đã thắng quỷ Xa-tăng.
- Bác có phải tự hành hạ bác như thế lâu không?
- Lâu chứ, bởi vì tôi chỉ có thể thắng được quỷ Xa-tăng bằng cách tự hành hạ như thế. Hắn cũng chỉ sợ có thế. Đầu tiên tôi quỳ xuống và đập đầu khéo đến một ngàn lần, sau đấy tôi nhịn ăn liền bốn ngày, cuối cùng hắn thấy rằng tôi là kẻ mạnh và mới chịu thua cuộc. Hôm ấy, khi thấy tôi hất cà-mèn đựng xuất ăn ra ngoài cửa sổ, cầm lấy chuỗi hạt để bắt đầu đếm những lần đập đầu thì hắn hiểu rằng tôi kiên quyết đến cùng và hắn bỏ chạy. Hắn rất sợ rằng chính hắn lại đẩy con người này đến chỗ thành kính.
- Thế nhưng giả sử như hắn... thôi được rồi, bác đã chiến thắng được hắn, nhưng bác cũng phải chịu bao nhiêu nỗi khổ cực?
- Khổ cực gì đâu? Tôi chiến đấu với quỷ thì phải làm thế thôi, chứ có phải tôi tự làm khổ mình đâu.
- Thế bây giờ thì quỷ Xa-tăng không còn ám ảnh cám dỗ bác nữa chứ?
- Không.
- Nó không hiện ra lần nào nữa?
- Dưới hình dạng đàn bà thì hắn không hiện ra thêm một lần nào nữa. Thỉnh thoảng hắn có hiện ra thì dưới dạng một kẻ nhỏ bé thảm hại, đứng ở góc phòng, rên rít và thở phì phò như lợn con ấy. Trông hắn tội nghiệp đến nỗi tôi cũng không nỡ hành hạ gì hắn mà chỉ làm dấu và quỳ lạy một cái là hắn thôi không rên rít nưa.
- Ơn chúa mà bác đã thoát được tất cả những thứ ấy?
- Đúng. Tôi đã chiến thắng được những cám dỗ của quỷ lớn Xa-tăng. Nhưng các ông biết không, điều này trái với lệ thường, bọn quỷ nhỏ lại hành hạ tôi còn đáng mệt hơn quỷ lớn kia.
- Bác nói sao? Bọn quỷ nhỏ cũng ám ảnh bác ạ?
- Bọn chúng về mặt cấp bậc thì chẳng có giá trị gì, vậy mà chúng lại làm tôi khổ hơn cả.
- Chúng làm gì bác ạ?
- Bởi vì chúng ta đều biết dưới địa ngục có rất nhiều linh hồn trẻ con. Chúng ngồi một chỗ thấy buồn, thế là chúng mò lên thế gian tập hành hạ người sống. Và càng ai ở giáo bậc cao càng bị chúng hành hạ khoẻ.
- Chúng hành hạ cách nào ạ?
- Thí dụ như ta đang làm cái gì, thế là chúng thọc vào khiến ta hết làm đổ cái này lại vấp cái khác, khiến một bậc bề trên nào đó phải nổi giận. Làm được cái trò ấy chúng sướng lắrn. Chúng vỗ tay đôm đốp rồi chạy về gặp bề trên của chúng khoe ngay: chúng con đã khiến được thằng này, thằng khác làm đổ thứ này thứ kia, hãy thưởng cho chúng con vài xu. Bọn quỷ nhỏ chỉ nghịch ngợm tai quái như thế thôi nhưng rất mệt.
- Chúng đã trêu chọc bác lần nào chưa?
- Rồi chứ! Tôi kể các ông nghe một trường hợp. Bữa ấy một thắng cha Do-thái treo cổ tự tử trong rừng, ngay gần Tu viện. Đám tập sự trong Tu viện kháo nhau rằng đấy chính là tên phán bội Giu-đa, hắn đêm đêm vẫn hiện ra đi đi lại lại trong tu viện, nhiều người đã gặp rồi. Bản thân tôi thì không sợ, vì tôi nghĩ, xung quanh mình vẫn còn ối tên Do-thái đấy thôi. Nhưng một đêm, đang ngủ trong chuộng ngựa, tôi bỗng nghe thấy tiếng chân ai đến rồi thò mõm vào chấn song cánh cửa, thở phì phò. Tôi vội đọc một câu trong kinh thánh nhưng kẻ kia vẫn đứng nguyên như thế. Tôi làm dấu, hắn vẫn đứng đó, vẫn thở phì phò. Tôi nghĩ bụng: “Làm nào được đây? Ta không thể cầu nguyện cho mi bởi vì mi là một tên Do-thái. Giá như mi không phải Do-thái thì ta cũng chẳng làm gì được bởi vì ta không được phép cầu nguyện cho những kẻ tự tử. Vậy mi hãy đi khỏi đây và trở vào rừng!". Tôi khấn thế xong, hắn bỏ đi. Tôi ngủ thiếp trở lại. Nhưng đêm hôm sau cái thằng khốn kiếp kia lại mò đến, lại thở phì phò... Làm tôi không sao ngủ được. Tôi cố chịu đựng nhưng sức chịu đựng cũng chỉ có hạn: "Đồ khốn kiếp, - tôi nghĩ bụng. - Ngoài rừng thiếu gì chỗ mà mày cứ phải mò đến cái chuồng ngựa này quấy rầy tao. Tao đành phải kiếm một cách gì để mày đừng quẩn quanh đến đây nữa”. Hôm sau tôi lấy than vẽ một cây thập ác to tướng trên cánh cửa. Tối hôm ấy tôi nằm xuống giường, yên trí sẽ được ngủ yên, đêm nay thì chắc chắn nó sẽ không đến. Ai ngờ nửa đêm thức giấc, nhìn ra đã thấy thằng cha khốn kiếp kia đứng giụi mõm vào chấn song cánh cửa và thở phì phò! "Quân đốn mạt! Tao không còn biết làm cách nào với mi nữa." Đêm hôm ấy hắn hù dọa tôi suốt cả đêm. Sớm hôm sau mới hồi chuông đọc kinh buổi sáng vang lên, tôi đã vội chạy ra nhà thờ, kêu với ngài Cha cả đứng đầu Tu viện. Giữa đường tôi gặp thầy dòng chuyên kéo chuông tên là Đi-ô-mít. Thầy bảo tôi:
"Sao trông thầy hoảng hốt thế kia?”
Tôi đáp:
"Suốt đêm qua tôi không ngủ được. Tôi đang đi tìm gặp đức Cha cả đây".
Và tôi kể lại câu chuyện cho thầy Đi-ô-mít nghe. Thầy bảo:
"Đạo hữu đừng đi nữa. Cha cả chiều hôm qua đắp một con đỉa lên mũi cho nên lúc này trong ]òng bức bối, cáu kỉnh cũng chẳng giúp đỡ gì được cho đạo hữu đâu. Nếu đạo hữu muốn, thì chính tôi là người giúp được đạo hữu tốt nhất".
Tôi bảo:
“Thế nào cũng được. Nếu thầy giúp được tôi, tôi sẽ biếu thầy đôi găng tay cũ nhưng rất ấm để mùa đông thầy lên gác chuông đeo vào cho đỡ buốt".
“Được thôi” - Đi-ô-mít đáp.
Tôi đem cho thầy đôi găng tay, còn thầy thì lên gác chuông vác xuống cho tôi một cánh cửa đã cũ của nhà thờ, có vẽ hình thánh Tông đồ Pi-ôt đang cầm chùm chìa khóa của thiên đường. Thầy Đi-ô-mít nói:
“Quan trọng nhất ở đây là chùm chìa khoá. Đạo hữu đặt cái cánh cửa này vào chỗ nào thì ma quỷ không có cách nào chui lọt".
Mừng rỡ quá suýt nữa tôi cúi rạp đầu xuống chạm đất để cảm ơn thầy. Tôi nghĩ, sao lại phải khuân đi khuân lại cánh cứa này cho mệt. Ta tính cách nào để nguyên cánh cửa ở đó thì không còn ma quỷ nào dám trêu ghẹo ta nữa. Tôi bèn kiếm hai cái néo thật chắc, treo cánh cứa ấy lên ngay trước chuồng ngựa. Rồi cẩn thận hơn, tôi lại vác về một tảng đá rất to để làm đối trọng, cũng buộc lên đó. Loay hoay làm suốt ngày hôm ấy, đến tối mới xong. Thì cũng vừa đến giờ đi ngủ. Tôi bèn nằm xuống giường và ngủ thiếp đi luôn. Nhưng bỗng nhiên đang mơ màng tôi nghe thấy một tiếng gì đó. Chưa biết nình mơ hay tỉnh. Nhưng rõ ràng là có tiếng thở phì phò. Mà không phải chỉ tiếng thở. Cả tiếng đẩy cửa nữa... Cái cánh cửa cũ còn có then cài Cánh cửa mới treo này chưa có, phần vì vội quá tôi chưa kịp lắp, phần vì tôi tin có hình đức thánh Tông đồ, kẻ nào còn dám đụng vào. Tiếng cậy cửa mỗi lúc một táo tợn hơn, thế rồi tôi nhìn thấy cái mõm thò vào. Nhưng vừa lúc ấy do cánh cửa có treo đối trọng, nên nó đung đưa và đập một đòn rất mạnh vào cái mõm ấy. Tên khốn kiếp xem chừng vẫn chưa chịu chỉ lùi lại loạng choạng một chút rồi lại tiếp tục đẩy. Lại một đòn thứ hai, tảng đá làm đối trọng đập vào trúng mõm nó mạnh hơn lần trước. Bây giờ thì cái thằng khốn kiếp kia chịu thua, bởi vì tôi thấy bên ngoài đã im ắng. Tôi nhắm mắt ngủ tiếp, nhưng chỉ được một lúc. Tôi nhìn ra lại thấy thằng cha. Nhưng lần này hắn rút được kinh nghiệm, không đẩy thẳng cánh cửa mà lách cái sừng đẩy cánh cửa sang ngang để vào. Tôi kéo chiếc áo bông lên che kín đầu. Thì hắn bước đến, lấy sừng hất áo ra, liếm mặt tôi, liếm sang đến tai tôi... Tôi không chịu đựng nổi sự táo tợn đến mức ấy, bèn thò tay xuống dưới gậm giường lôi lên cây rìu và lấy đà bổ cho một nhát. Tôi nghe thấy tiếng rên ò ò rồi tiếng thân thể nó ngã vật xuống đất. Tôi nghĩ bụng "đáng đời". Sáng hôm sau tôi nhìn thấy không có thằng Do-thái nào hết. Thì ra cái bọn tiểu quỷ khốn kiếp đã bê thằng Do-thái đi và thay vào chỗ của nó là một con bò của Tu viện chúng tôi.
- Nghĩa là người ta tưởng bác bổ rìu vào trúng con bò ấy?
- Đúng thế. Chuyện này làm xôn xao cả Tu viện
- Thế bác có phải chịu hậu quả nào đáng buồn về vụ này không?
- Có chứ. Cha Cả bảo rằng tôi đã bị mê sảng bởi vì tôi ít vào nhà thờ đọc kinh quá. Thế là ngài đòi tôi, hàng ngày tắm rứa cho ngựa xong vào nhà thờ, đứng bên trong hàng rào ở ban thờ lo chuyện nhang nến... nhưng rốt cuộc đám tiểu quỷ kia chưa tha tôi, vẫn theo đuổi, ngáng trở mọi công việc của tôi. Dịp lễ vào hè, buổi cầu kinh nửa đêm, trong lúc mọi người đứng theo thứ bậc, đức Cha cả và đức Tế giảng đứng ở giữa, một bà nữ tu sĩ già bước đến, trao cho tôi ngọn nến và bảo:
"Thầy hãy đặt ngọn nến này lên bàn thờ Chúa".
Tôi bước đến chỗ cần thiết, chưa kịp đặt cây nến vào thì vướng tay làm đổ một cây nến khác, rơi xuống đất. Tôi cúi xuống để nhặt lên thì lại làm rơi hai cây nến nữa. Vừa mới đặt lại cho ngay ngắn thì làm đổ luôn bốn cây. Tôi biết ngay là bọn tiểu quỷ kia phá quấy, làm hại tôi. Nhưng đến lúc cúi xuống để nhặt bốn cây nến kia thì đầu tôi đụng luôn vào cái khay và thế là hàng loạt ngọn nến đổ xuống. Cáu quá tôi hất đổ tất, bởi tôi nghĩ: "Đã đến thế này thì tốt nhất là hất đổ hết đi cho nó xong".
- Vụ ấy bác bị trừng phạt ra sao?
- Lúc đầu Tu viện đã định truy tố tôi ra tòa, may có đức cha cao tuổi nhất tên là Xu-xôi, tu trong một túp lều đắp bằng đất. Cha đã xin cho tôi. Cha nói:
“Các cha bắt tội người ta làm gì? Bởi vì đấy chính là bàn tay của quỷ Xa-tăng đã làm cho anh ta rối trí.
Đức cha Cả nghe theo cha Xu-xôi, thôi không truy tố tôi ra toà nữa, mà chỉ bắt tôi xuống ở dưới hầm trong một ngăn còn bỏ trống.
- Bác bị giam dưới hầm ấy bao lâu?
- Cha Cả không nói trong bao lâu. Tôi ngồi trong đó suốt cả mùa hè cho mãi đến khi tuyết đầu mùa bắt đầu rơi.
- Nằm dưới căn hầm ấy chắc buồn tẻ và khổ cực không kém gì thời gian bác bị giam hãm tại thảo nguyên hồi trước?
- Không đâu. So sánh làm sao được? Ở đây tôi vẫn được nghe thấy tiếng chuông nhà thờ, được đạo hữu thăm viếng. Họ thường đến, đứng trên nóc hầm trò chuyện với tôi. Còn đức cha quản lý thì sai người thả cối xay xuống để tôi xay muối cho nhà bếp. So sánh với thảo nguyên hay với bất cứ nơi nào khác thế nào được?
- Bao giờ bác mới được ra khỏi hầm giam? Chắc là đến khi tuyết rơi bởi vì dưới đó quá lạnh phải không?
- Không phải. Người ta thà tôi hoàn toàn không phải do lạnh mà do một nguyên do khác: tôi bắt đầu tiên tri.
- Tiên tri?
- Đúng thế. Chẳng là nằm dưới căn hầm, tôi ngẫm nghĩ miên man, thấy linh hồn của tôi sao nó tồi tệ đến thế. Chính vì cái linh hồn kém cỏi ấy mà tôi phải chịu bao nhiêu nỗi gian truân. Tôi bèn nhờ một thầy dòng tập sự đến tìm một nhà giáo già thông thái để hòi xem, liệu tôi có thể cầu nguyện để chúa thay một linh hồn khác, khá hơn thế này cho tôi không? Nhà giáo già kia nhắn anh ta truyền lại cho tôi rằng "Cứ cầu nguyện đi, khi đó cái điều ta không ngờ tới sẽ đến".
Tôi bèn làm theo lời khuyên: ba đêm liền tôi quỳ bằng cái vũ khí kỳ diệu, tức là hai đầu gối, trong căn hầm giam, cầu nguyện để Chúa thay cho tôi linh hồn khác khá hơn cái linh hồn tôi đang mang trong người. Trong tu viện lại có một thầy dòng tên là Ghê-rôn-chi. Anh ta ham đọc sách và giữ rất nhiều sách báo đủ loại. Một lần anh ta đưa tôi đọc cuốn sự tích Thánh Ti-khôn. Ngoài ra, mỗi lần đi ngang qua bên trên căn hầm, anh ta đều quăng cho tôi một tờ báo nào đó mà anh ta giấu trong vạt áo chùng. Anh ta bảo:
"Đạo hữu đọc đi, có ích đấy. Với lại, trong cái hố này thì đọc báo cũng đỡ buồn chán".
Chờ đợi cái sự không thể xảy ra kia, tôi tạm thời lo đọc sách báo. Cứ xay xong số muối quy định, tôi lại xay lần nữa cho kỹ, rồi bắt đầu đem sách báo ra đọc. Đầu tiên tôi đọc cuốn sự tích Thánh Ti-khôn, đọc cái đoạn kể Đức mẹ đồng trinh cùng với hai thánh tông đồ Pi-ốt và Pa-ven đến phòng ở của thánh Ti-khôn, thăm ngài. Trong sách viết rằng, đức thánh Ti-khôn đã cầu xin đức mẹ Đồng trinh kéo dài hòa bình trên thế gian, và đức thánh tông đồ Pa-ven đã thốt lên lời tiên đoán như sau; "Chính cái lúc tất cả mọi người tin vào hòa bình vĩnh viễn, thì cũng là lúc tai họa lớn bắt đầu đe dọa họ!" Câu nói của thánh Tông đồ làm tôi suy nghĩ triền miên, lúc đầu tôi chẳng hiểu gì cả: tại sao vị thánh kia lại băn khoăn đến chuyện này? Nhưng rồi đọc tiếp các báo chí, tôi thấy ở ta cũng như ở khắp các nơi khác, mọi người bàn tán không ngớt đến chuyện hòa bình trên khắp trái đất. Rồi tôi sực nhớ đến lời cầu nguyện của mình, và đột nhiên hiểu ra rằng, những lời của vị thánh Tông đồ "chính cái lúc tất cả mọi người tin vào hòa bình vĩnh viễn thì cũng là lúc tai họa lớn bắt đầu đe dọa họ" đang trở thành sự thật. Tôi bỗng thấy lo cho nhân dân Nga của tôi và tôi bắt đầu cầu nguyện, đồng thời thúc giục những ai đến thăm tôi cùng cầu nguyện. Nước mắt lưng tròng, tôi van nài mọi người hãy cùng tôi cầu nguyện cho đức Vua của chúng ta thắng được mọi kẻ thù, bởi vì chúng ta đang sắp gặp tai họa lớn lao. Sao nước mắt của tôi chảy ra nhiều thế! Tôi rất lo lắng cho số phận của nước Nga. Mọi người thuật lại cho đức Cha đứng đầu Tu viện về chuyện thầy dòng I-xma-in nằm dưới hầm ngục suốt ngày khóc lóc và tiên đoán chiến tranh sắp xảy ra. Đức Cha đứng đầu Tu viện bèn chuyển tôi lên một túp lều bỏ hoang ở giữa vườn rau, đặt vào đấy một bức tượng thánh "Sự im lặng hạnh phúc" có hình đức Chúa Giê-su mang đôi cánh giản dị, hai tay chắp thành kính trên ngực, nhưng đầu không đội mũ miện mà mang những trang trí của Sa-bao. Đức cha còn ra lệnh cho tôi hàng ngày quỳ lạy bức tượng thánh kia cho đến khi nào trí não tiên tri của tôi không hoạt động nữa. Thế là tôi bị giam trong túp lều giữa vườn suốt cả mùa đông. Tuy hàng ngày quỳ lạy bức tượng thánh "Sự im lặng hạnh phúc" nhưng hễ gặp ai, tôi không nhịn được và lại bắt đầu nói. Thời gian ấy đức Cha đứng đầu Tu viện phái thầy thuốc đến thăm bệnh, xem tôi có mất trí hay không? Ông thầy thuốc ngồi trong lều với tôi rất lâu. Sau khi nghe toàn bộ câu chuyện như tôi vừa kể các ông nghe, thì ông ta nhổ bãi nước bọt rồi bảo:
"Thày dòng này giông như mặt trống ấy. Tha hồ đánh cũng không thể" (chỗ này chắc sắp chữ thiếu)
Tôi nói:
"Biết làm sao được? Chắc đó là điều cần thiết phải như thế chăng?"
Ông thầy thuốc nghe xong tất cả những gì tôi kể, trở về thưa với Cha Cả:
"Tôi không sao hiểu được ông ta. Không hiểu ông ta quá khờ khạo, hay ông ta mất trí hoặc ông ta đúng là có tài tiên tri thật. Chuyện ấy thuộc phạm vi của ngài chứ không phải của tôi. Riêng ý tôi thì nên cho ông ta đi đâu xa một chút. Ông ta ngồi lỳ một chỗ lâu quá rồi chăng?".
Thế là tôi được Tu viện cho đi. Bây giờ tôi trên đường tìm đến đức Cha Dô-xim để dự lễ giảng kinh và đến đức Cha Xa-ba-tê ở tỉnh Xô-lôp-ki. Tôi đã đi nhiều nơi, nhưng hai vị ấy tôi chưa hề được yết kiến, bây giờ tôi muốn được quỳ lạy hai vị ấy trước khi từ giã cõi đời.
- Sao bác đã nói đến chuyện chết? Hay bác mắc phải bệnh gì chăng?
- Không phải chuyện bệnh tật, mà vì chẳng bao lâu nữa tôi sẽ phải ra chiến đấu ngoài mặt trận.
- Thì ra bác vẫn thích nói đến chiến tranh à?
- Đúng thế.
- Nghĩa là bức tượng thánh "Sự im lặng hạnh phúc" vẫn không hiệu nghiệm?
- Tôi không biết. Thực ra tôi cũng cố gắng ngậm miệng đấy chứ. Nhưng khốn nỗi không nhịn được. Linh hồn tôi cứ thúc.
- Linh hồn bác làm sao?
- Lúc nào cũng một mực: chuẩn bị vũ khí
- Có thật bác sẽ tham gia chiến trận hay không?
- Còn thật gì nữa? Dứt khoát là tôi sẽ chết cho nhân dân đất nước tôi.
- Nhưng bác sẽ chiến đấu trong bộ trang phục thầy dòng này ư?
- Không, lúc đó tôi sẽ cởi bộ áo chùng này và khoác bộ quân phục.
Nói đến câu ấy, người hành hương mê đắm nhìn như cảm thấy tiếng nói tiên tri từ trong đáy lòng và bác đắm chìm trong suy nghĩ khiến chúng tôi không ai dám cắt đứt luồng suy nghĩ của bác và đưa ra thêm câu hỏi nào. Với lại còn hỏi bác điều gì được nữa? Bác đã thuật lại quá khứ cuộc đời của bác một cách chân thật hoàn toàn của một con người có trái tim giản dị. Còn những lời "tiên tri" của bác thì lúc này vẫn còn nằm trong bàn tay của Đấng vốn quen giấu kín ý định của ngài trước con mắt các nhà thông thái, nhưng lại đôi khi để lộ ra cho trẻ thơ nhìn thấy.

HẾT

Xem Tiếp: ----