Tứ Ơn: ơn sư hữu, ơn cha mẹ, ơn chúng sinh, ơn thí chủ. Tỳ Bà Thi Phật: là tiếng Phạn. Tàu dịch có bốn nghĩa: biến kiến là trí viên mãn như mặt trăng đầy; tịnh quang là phiền não hoặc tập không còn; đã viên tịch; quán kiến thù thắng. Do thế nên Tỳ Bà Thi Phật đứng đầu trong bảy đức Phật. Thi Khí Phật: là tiếng Phạn. Tàu dịch là Hỏa Đức. Đức Phật này y nơi Hoả Quang Tam Muội mà thành đạo. Tỳ Xà Phù Phật: là tiếng Phạn. Tàu dịch là tự tại. Đức Phật này dứt hết vô minh hoặc tập, đối với chỗ nào cũng tự tại. Câu Lưu Tôn Phật: là tiếng Phạn. Tàu dịch là Ưng Đoạn. Đức Phật này đoạn được tất cả phiền não. Câu Na Hàm Mâu Ni Phật: là tiếng Phạn. Tàu dịch là Kim Tiên. Đức Phật này thân như sắc vàng ánh. Ca Diếp Phật: là tiếng Phạn. Tàu dịch là Ấm Quang. Thân đức Phật này chói sáng suốt hết các áng sáng khác. Thích Ca Mâu Ni Phật: là tiếng Phạn. Tàu dịch là Năng Nhơn Tịch Mặc. Năng Nhơn là họ, Tịch Mặc là tên chữ. Đức Phật này không trụ nơi đường sanh tử, không trụ Niết bàn, hay vận cả bi và trí, lợi vật không cùng. Trong bảy đức Phật này, ba đức Phật trước thuộc về quá khứ Trang Nghiêm kiếp, còn bốn đức Phật sau thuộc về hiện tại Hiền kiếp. Kiếp nói cho đủ theo tiếng Phạn là kiếp ba, tàu dịch là phân biệt thời tiết... Di Lặc: là họ, tên chính là A Dật Đa, do nơi từ tâm tam muội mà tiến lên nơi quả vị cùng tột. Sáu căn: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, và ý. Mười ác: sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói thêu dệt, rủa nguyền, nói hai lưỡi, tham, sân, và si. Tám vạn bốn ngàn trần lao: trần là nhiễm ô, nghĩa là các thứ tà kiến, phiền não hay làm nhiễm ô chơn tánh; lao là nhọc nhằn, nghĩa là các tà kiến phiền não làm cho chúng sinh trôi lăn trong đường sinh tử. Luận về căn bản phiền não không ra ngoài mười sử: tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, và giới thủ. Trong 10 sử này tùy lấy mỗi một sử làm đầu, 9 sử làm phụ, nhơn lại thành 100, nhơn lại cho ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai thành ra 300. Số 100 về đời hiện tại vì thời gian quá ngắn, không kể đến chỗ tương trợ, chỉ kể quá khứ và vị lai có 200 sử, lại cứ lấy mỗi sử làm đầu, chín sử làm phụ nhân thành 2100. Lại trải qua bốn phần: đa tham, đa sân, đa si, và đẳng phần, tổng số là tám ngàn bốn trăm (2100 x 4 = 8400). Lại tính cả tứ đại (địa, thủy, hỏa, phong) và lục suy (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) là mười thứ, mỗi thứ có 8400, nhân thành tám vạn bốn ngàn trần lao (8400 x 10 = 84000). Lục trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Sáu phép ba la mật: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ. Ba la mật là tiếng Phạn, Tàu dịch là "đáo bỉ ngạn". Do tu sáu pháp này mà qua khỏi biển sinh tử, đến bờ giác ngộ. 37 pháp trợ Bồ đề: 4 pháp niệm xứ, 4 pháp chánh cần, 4 pháp chánh cần, 4 pháp như ý túc, 5 căn, 5 lực, 7 pháp giác chi, 8 pháp đạo phần. 37 pháp này giúp cho người tu hành thành tựu được đạo quả nên gọi là trợ Bồ đề. Bốn pháp niệm xứ: niệm là tâm năng quán (tâm hay quan sát), xứ là cảnh sở quán (cảnh bị quán sát). Vì chúng sinh vọng chấp thân ngũ ấm này nên Phật nói 4 phép quán để đối trị: a. Quán thân bất tịnh (quán sát thân này là vật nhơ bẩn) b. Quán thọ là khổ (quán sát sự thọ lãnh của thân tâm là khổ). c. Quán tâm vô thường. d. Quán pháp vô ngã (quán sát các pháp không có chủ tể) Bốn pháp chánh cần: a. Đoạn những ác nghiệp đã sanh b. Đoạn những ác pháp chưa sanh c. Làm cho các pháp lành tăng trưởng d. Làm cho các pháp lành chưa sanh được sanh. Bốn pháp như ý túc: a. Dục như ý túc (có tâm ham muốn tu các phép lành thì được như ý) b. Niệm như ý túc (quán sát cảnh gì mà nhất tâm chuyên chú vào đó thì được như ý) c. Tinh tấn như ý túc (do sự tinh tấn mà tu các phép lành được như ý) d. Tư duy như ý túc (do suy nghĩ mà tu tập được kết quả). Năm căn: a. Tín căn: tin theo chánh đạo và trợ đạo b. Tinh tấn căn: sự dõng mãnh tu theo thiện pháp. c. Niệm căn: ghi nhớ các pháp chánh đạo và trợ đạo d. Định căn: nhiếp tâm theo chánh đạo và trợ đạo e. Tuệ căn: nhờ có định mà chân tánh sáng suốt không phải ở ngoài vào. Năm lực: cũng như ngũ căn, nhưng vì thực hành theo ngũ căn thì căn lành có sức sanh, song gốc ác chưa phá hết, nên phải gia công tu tập thêm, khiến cho thiện căn tăng trưởng. Khi thiện căn thành thực, các ác pháp không còn thì gọi là ngũ lực. Bảy pháp giác chí: giác là tỏ, nghĩa là tỏ biết pháp tu chơn hay nguỵ. Chi là ngành, nghĩa là 7 pháp này có mỗi ngành khác nhau, không xen lẫn nhau nên gọi là bảy pháp giác chi hay bảy pháp giác phần: trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, hỉ giác chi, trừ giác chi, xả giác chi, định giác chi, niệm giác chi. Tám pháp đạo phần: 1. Chánh kiến: sự hiểu biết chơn chánh 2. Chánh tư duy: suy nghĩ chơn chánh 3. Chánh ngữ: nói những lời chơn chánh không hư vọng. 4. Chánh nghiệp: hành động chân chánh 5. Chánh mạng: lấy sự khất thực để nuôi sống thân mạng 6. Chánh tinh tấn: tu theo giới, định, tuệ một lòng tinh chuyên, không gián đoạn 7. Chánh niệm: ghi nhớ những pháp chân chánh 8. Chánh định: thu nhiếp thân tâm thường được tịch tịnh. Tát bà nhã: là tiếng Phạn, Tàu dịch là nhứt thế chủng trí, tức là chỉ cái trí ở quả vị rốt ráo viên mãn của chư Phật. Tam độc: 1. Tham: đối với cảnh thuận, ham muốn không nhàm 2. Sân: đối với cảnh nghịch, sinh lòng giận dữ 3. Si: si mê không biện biệt được chân ngụy. Ba món này hay phá hoại thiện tâm xuất thế nên gọi là tam độc. Tam lậu: 1. Dục lậu: chúng sinh nhơn kiến hoặc tư hoặc mà tạo nghiệp, nên bị ở mãi trong cõi Dục không khi nào ra khỏi. 2. Hữu lậu: chúng sinh nhơn kiến hoặc tư hoặc khởi ra phiền não, nên không thoát ly được cõi Sắc và Vô Sắc. 3. Vô minh lậu: chúng sinh bị vô minh làm si hoặc phải đoạ lạc trong ba cõi. Tam khổ: 1. Khổ khổ: chúng sinh mang thân ngũ ấm này là một điều khổ, lại thêm cái khổ lãnh thọ những nỗi khổ bên ngoài. 2. Hoại khổ: khổ vì nhớ tiếc cảnh đang vui thú mà bị tan nát. 3. Hành khổ: nỗi khổ sanh ra bởi sự thiên lưu của pháp hữu vi thường không được an ổn. Tam đảo: 1. Thường đảo: đối với pháp vô thường trong thế gian mà khởi chấp cho là thường. 2. Lạc đảo: đối với khổ trong thế gian mà khởi chấp cho là vui. 3. Tịnh đảo: đối với pháp bất tịnh trong thế gian mà chấp cho là tịnh. Tam hữu: 1. Cõi dục: người, trời, tu la, ngã quỷ, súc sinh, địa ngục đều tùy theo nghiệp nhơ dục vọng mà thọ quả báo ở trong cõi này. 2. Cõi sắc: tứ thiền thiên, do đời trước tu tập thiền định thuộc về hữu lậu nên thọ báo sanh ở cõi này. 3. Cõi vô sắc: tứ không thiên, do kiếp trước tu tập hữu lậu thiên nên thọ báo sanh ở cõi này, dù không có thân sắc thật làm ngại, nhưng cũng còn tùy theo các nhân đã tạo mà thọ quả báo. (tứ không thiên: không xứ, thức xứ, vô sở hữu ý, phi phi tưởng xứ thiên). Bốn trụ: là chỉ cho kiến hoặc và tư hoặc. 1. Kiến nhứt thế trụ đia: chỉ cho những kiến hoặc trong tam giới. 2. Dục ác trụ địa: chỉ cho tất cả tư dục trong cõi Dục. 3. Sắc ái trụ địa: chỉ cho tất cả tư hoặc trong cõi Sắc. 4. Hữu ái trụ địa: chỉ cho tất cả tư hoặc trong cõi Vô sắc. Bốn lưu: 1. Kiến lưu: chỉ cho kiến hoặc trong ba cõi, nghĩa là ý căn đối pháp trần khởi phân biệt kiến. Nhơn kiến hoặc này bị lưu chuyển mãi mãi trong ba cõi. 2. Dục lưu: tức là tư hoặc trong cõi Dục, nghĩa là ngũ căn tham ái ngũ trần nên gọi là tư hoặc (tham, sân, si). Nhơn tư hoặc này nên bị lưu chuyển mãi mãi trong cõi Dục. 3. Hữu lưu: hữu là nhân quả không mất, là tư hoặc ở cõi sắc và vô sắc (tham, mạn). Vì tư hoặc này mà bị lưu chuyển mãi mãi trong cõi sắc và vô sắc. 4. Vô minh lưu: không hiểu rõ chơn vọng gọi là vô minh tức là si hoặc, tư hoặc của ba cõi. Bởi vô minh này nên bị luân chuyển mãi trong vòng sinh tử. Bốn thủ: 1. Dục thủ: sự tham muốn chấp trước cảnh ngũ trần ở cõi dục. 2. Kiến thủ: đối với thân ngũ ấm này vọng chấp cho là thật (thân kiến) hoặc chấp đoạn, chấp thường (biên kiến). 3. Giới thủ: giữ những giới pháp sai lầm. 4. Ngã ngữ thủ: tùy theo ngôn ngữ giả thuyết, khởi ra chấp ngã, theo chỗ chấp đó mà cố giữ lấy. Bốn chấp: chấp có, chấp không, chấp cũng có cũng không, chấp không phải có không phải không. Bốn duyên: 1. Nhơn duyên: sáu căn làm nhân sáu trần, sáu trần làm duyên sanh ra thức. 2. Thứ đệ duyên: tâm và tâm sở pháp thứ lớp tương tục khởi ra. (Tâm tâm sở: tâm tức là tâm vương, tâm sở tức là thọ, tưởng, hành). 3. Duyên duyên: tâm tâm sở pháp ý thác nơi cảnh duyên mà sanh. 4. Tăng thượng duyên: sáu căn đối với sáu trần hiển phát ra thức, có sức tăng thượng làm cho các pháp được sinh không bị chướng ngại. Bốn đại: địa đại (đất), thủy đại (nước), hỏa đại (lửa), phong đại (gió). Bốn phược: 1. Dục ái thân phược: chúng sinh vì tham ái cảnh ngũ dục lạc nên khởi những hoặc nghiệp ràng buộc thân tâm, không được giải thoát. 2. Sân khuể thân phược: chúng sinh đối với nghịch cảnh hay sanh tâm giận dữ khởi ra hoặc nghiệp ràng buộc thântaam, không được giải thoát. 3. Giới đạo thân phược: thực hànhh các pháp giới không chân chánh nên gọi là giới đạo. Do giữ giới sai lầm nên khởi các hoặc nghiệp ràng buộc thân tâm, không được giải thoát. 4. Ngã kiến thân phược: ngã kiến tức kiến thủ. Đối với pháp không phải niết bàn (tứ thiền, tứ không) vọng cho là niết bàn, sanh tâm chấp trước nên gọi là kiến thủ. Do ngã kiến này mà hoặc nghiệp tăng trưởng ràng buộc thân tâm, không được giải thoát. Bốn tham: 1. Ham muốn sắc đẹp người. 2. Ham muốn hình tướng cao, thấp, yểu điệu của người. 3. Ham muốn sự chạm xúc mềm mại êm ái. 4. Ham muốn sự nâng đỡ, phục tùng của người. Bốn sinh: noãn sinh, thai sinh, thấp sinh, hóa sinh. Năm trụ: bốn trụ đã giải trước, thêm vô minh trụ nữa thành năm. Năm món cái: 1. Tham dục cái 2. Sân khuể cái 3. Thụy miên cái. Tâm hồn trầm không làm chi được. 4. Trạo hối cái. Trong tâm có sự ăn năn xao động. 5. Nghi cái. Đối với việc gì cũng mờ ám, không biện biệt được chơn ngụy, tâm do dự không quyết đoán. Năm món xan: 1. Trụ xứ xan: chỗ ở chỉ muốn ở một mình, không có người khác ở. 2. Gia xan: đối với nhà cửa có ý niệm cho là của riêng của mình. Nếu người khác ở chung, cũng cho mình là hơn. 3. Thí xan: có tâm niệm cho rằng chỉ có mình mới được bố thí, ngoài ra không có ai, nếu có cũng cho mình là hơn. 4. Xưng tán xan: chỉ muốn người khen mình, không muốn ai khen người khác. 5. Pháp xan: chỉ muốn một mình mình biết kinh luật sâu xa, không thích cho người khác biết. Năm món kiến: 1. Thân kiến: vọng chấp thân này có thật. 2. Biên kiến: chấp cái thân này là đoạn (chết là mất) hoặc thường (sống mãi mãi). 3. Tà kiến: không tin lý nhân quả, hủy báng Tam Bảo. 4. Giới thử: đối với giới pháp sai lầm mà cứ cho là đúng. 5. Kiến thử: đối với pháp không phải là yên vui mà cho là yên vui. Năm món tâm: 1. Suất nhĩ tâm: tâm mới xúc cảnh chưa phân biệt được thiện ác. 2. Tâm cầu tâm: tâm phân biệt được thiện ác, liền theo dõi tìm kiếm. 3. Quyết định tâm: tâm đã rõ biết thiện ác rồi, quyết định không sai. 4. Nhiễm tịnh tâm: tâm đã rõ biết nhiễm tịnh. 5. Đẳng lưu tâm: tâm đối với pháp lành thì những mối tịnh tưởng nối nhau luôn, còn đối với pháp ác thì đoạn cái nhiễm tưởng mãi. Sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Sáu thức: 1. Nhãn thức: mắt thấy 2. Nhĩ thức: tai nghe 3. Tỷ thức: mũi ngửi. 4. Thiệt thức: lưỡi nếm 5. Thân thức: chạm xúc. 6. Ý thức: sự phân biệt hiểu biết. Sáu tưởng: 1. Do ý thức tưởng sắc 2. Chấp trước sắc tưởng đến thinh. 3. Chấp trước thinh tưởng đến hương 4. Chấp trước hương tưởng đến vị 5. Chấp trước vị tưởng đến xúc 6. Chấp trước xúc tưởng đến pháp trần. Sáu thọ: chỉ cho sự thọ lãnh của sáu căn đối với sáu trần. Sáu hành: chỉ có sáu lối hành đạo của ngoại đạo: nhịn đói, nhảy xuống vực sâu, nhảy vào lửa, chuyên ngồi mãi, yên lặng mãi, thọ trâu, chó, v.v... Sáu ái: cũng gọi là sáu món xúc, vì sáu căn cảm xúc sáu trần hay sanh lòng tham ái. Sáu nghi: nghi là tính do dự, không tin cậy. Nghĩa là sáu căn đối với sáu trần không phân biệt được thiện ác. Bảy món lậu: 1. Kiến lậu: mắt trông thấy sắc, không rõ sắc tánh bình đẳng, đắm vào phần sắc tướng mà sanh tâm phân biệt, nhân cảnh tốt xấu mà sanh tâm yêu ghét. 2. Chư căn lậu: không những nhãn căn mà cả các căn khác cũng thế. 3. Vong lậu: quên điều lành, dong ruổi theo điều ác. 4. Ác lậu: đối với nghịch cảnh sanh tâm ghét bỏ. 5. Thân cận lậu: không tuân lời thầy dạy, gần gũi bạn ác. 6. Ái lậu: gặp cảnh thuận thì ham mê mải miết. 7. Niệm lậu: không hiểu chân tâm vô niệm, cứ dong ruổi theo vọng niệm. Bảy món sử: 1. Dục sử: sự ham muốn sai khiến. 2. Khuể sử: tính nóng giận sai khiến. 3. Ái sử: sự thương yêu sai khiến. 4. Mạn sử: tính kiêu mạn sai khiến. 5. Vô minh sử: sự mê muội sai khiến. 6. Kiến sử: sự tà kiến sai khiến. 7. Nghi sử: sự ngờ vực sai khiến. Tám món đảo: 1. Sự vật trong thế gian là vô thường mà chấp cho là thường. 2. Ngũ dục lạc không phải vui mà chấp cho là vui. 3. Thân này không phải ta mà chấp cho là ta. 4. Thân này là nhơ nhớp mà chấp cho là sạch. 5. Pháp thân Phật là thường trụ mà chấp cho là vô thường. 6. Cảnh niết bàn của Phật là vui mà chấp cho là không vui. 7. Đối với cái ngã chơn thật Phật tánh mà chấp cho là vô ngã. 8. Đối với pháp thân của Phật là thanh tịnh mà chấp cho là bất tịnh. Trong tám món điên đảo chấp trước này, năm món trước thuộc về phàm phu, ba món sau thuộc về nhị thừa. Tám món cấu: cấu là nhơ bẩn. Đối với Tam Bảo chẳng những không tín ngưỡng, tán thán lại còn phỉ báng. Ấy là ba cấu của ba nghiệp: thân, khẩu, và ý. 4. Bất hiếu với cha mẹ. 5. Không thờ kính sư trưởng. 6. Không cứu giúp kẻ bần cùng. 7. Không săn sóc người đau ốm. 8. Không thương xót chúng sinh. Ba điều trước là Kính điền, hai điều kế là Ân điền, ba điều sau là Bi điền. Tám điều này đều là phước điền cả. Đã không chăm nom ruộng phước ấy, mà lại còn không cung kính, không biết ơn, không xót thương cho nên nói rằng vì tám cấu mà tạo ra tất cả tội. Tám khổ: sanh khổ, già khổ, bịnh khổ, chết khổ, khổ vì ân ái biệt ly, khổ vì oán thù gặp gỡ, khổ vì mong cầu không được, khổ vì ngũ uẩn nung nấu. Chín não: về quá khứ. ai quấy nhiễu mình, quấy nhiễu người thân thích của mình thì mình sanh não; ai kheo ngợi kẻ oán của mình, mình cũng sanh não. Quá khứ như thế, thì hiện tại, vị lai cũng như thế, nên gọi là chín não. Chín kết: 1. Ái kết: say đắm cảnh ngũ dục không rời. 2. Nhuể kết: giận dữ bất bình đối với nghịch cảnh. 3. Mạn kết: kiêu căng, ngạo nghễ. 4. Vô minh kết: ngu si mờ ám đối với kẻ chân chánh. 5. Kiên kết: kiên trì không tin nhơn quả. 6. Thử kết: vọng chấp sự hiểu biết không chân chánh và giới pháp sai lầm làm lắm điều ác. 7. Nghi kết: dụ dự không tin chân lý, không tu hành theo hạnh chân chánh, làm nhiều điều không chân chánh. 8. Tập kết: ghen ghét những bậc hiền đức. 9. Xan kết: keo bẩn không chịu bố thí lại làm nhiều điều ác. Chín điều này ràng buộc chúng sinh trong đường sinh tử, vì nó khiến chúng sinh gây nhiều tội lỗi. Chín duyên: 1. Minh duyên: nhân ánh sáng mà tỏ rõ các sắc. 2. Không duyên: nhân trống không, không có gì ngăn ngại, mới tỏ rõ được các sự thông. 3. Căn duyên: duyên theo ngũ căn, mới thành công dụng. 4. Cảnh duyên: có 5 cảnh trần mới phát ra 5 căn. 5. Tác ý duyên: cảnh cáo cho biết, như khi mắt thấy liền cảnh cáo cho thức thứ sáu (ý thức) biết mà phân biệt. 6. Căn bản y duyên: tức là thức thứ tám. 7. Nhiễm tinh y duyên: tức là mạt na thức. 8. Phân biệt ý thức: tức là thức thứ sáu. 9. Chủng tử duyên: những hạt giống của cả tám thức. Mười phiền khiến não: tức là ngũ độn sử và ngũ lợi sử. Ngũ độn sử: tham dục sử, sân khuể sử, vô minh sử, mạn sử, nghi sử. Ngũ lợi sử: thân kiến sử, biên kiến sử, tà kiến sử, kiến thủ sử, giới thủ sử. Ngũ độn sử do ái trước mà có. Ngũ lợi sử do sự nhận thức sai lầm mà có. Cả hai đều gây nên phiền não. Mười triền: 1. Vô tâm: có tội lỗi mà không biết hổ. 2. Vô quí: có tội lỗi, người khác biết được mà không thẹn. 3. Tật: thấy người hiền đức, giàu sang sinh lòng ghen ghét. 4. Xan: keo bẩn không bố thí. 5. Hốt: ăn năn những tội lỗi đã làm. 6. Thụy miên: hôn mê không tỉnh sát được thân tâm. 7. Trạo cử: tâm niệm xao động. 8. Hôn trầm: thần thức hôn mê không rõ biết chi cả. 9. Sân hận: đối trước nghịch cảnh hay sanh tâm sân hận. 10. Phứ: che dấu tội ác. Mười một biến sử: 1. Bất tín: không tin các pháp lành. 2. Giải đãi: lười biếng không làm những việc lành. 3. Bất tàm: làm điều ác mà không biết hổ. 4. Bất quý: làm việc ác mà không biết thẹn. 5. Đa tham: tham lam của cải không biết nhàm chán. 6. Đa sân: những việc không vừa ý thì nổi giận. 7. Đa si: đối với sự lý thế gian và xuất thế gian mê muội không rõ biết. 8. Hôn trầm: tối tăm trầm trệ. 9. Phóng dật: tâm không muốn làm việc thiện, cứ tự ý buông lung. 10. Xan lận: tánh keo kiệt chật hẹp, từ của cải cho đến lời nói cũng đều bo bo không bố thí cho ai. 11. Độc hại: độc ác hơn hùm beo, thường hay kiếm chuyện hại người hại vật. Mười hai nhập: tức là sáu căn giao hợp với sáu trần mà phát sanh sáu thức, nhân đó có sự yêu ghét và tạo nên tội lỗi. Mười sáu tri kiến: 1. Ngã: đối với pháp ngũ uẩn vọng chấp có thật ngã thật pháp. 2. Chúng sinh: đối với pháp ngũ uẩn hòa hợp, vọng chấp có chúng sinh sanh ra. 3. Thọ giả: đối với pháp ngũ uẩn vọng chấp có cái ta thọ báo trong một kỳ hạn. 4. Mạng giả: đối với pháp ngũ uẩn vọng chấp có mạng của ta là thật. 5. Sanh giả: đối với pháp ngũ uẩn vọng chấp có cái ta hay sanh mọi sự mọi vật. 6. Dưỡng dục: đối với pháp ngũ uẩn vọng chấp có cái ta nuôi nấng mọi người và cha mẹ ta nuôi nấng ta. 7. Chúng sở: đối với pháp ngũ uẩn vọng chấp cho rằng chỉ có ta mới có những pháp số như năm ấm mười hai nhập, mười tám giới. 8. Nhân: vọng chấp cho rằng chỉ có ta mới có thể tu hành được, còn người khác không thể tu được. 9. Tác giả: đối với pháp ngũ uẩn vọng chấp cho rằng tay chân sức lực của ta có thể làm công việc được. 10. Sử tác giả: đối với pháp ngũ uẩn vọng chấp cho rằng ta hay sai khiến người làm việc. 11. Khởi giả: đối với pháp ngũ uẩn vọng chấp cho rằng ta khởi những nghiệp tội phước ở đời sau. 12. Sử giả: đối với pháp ngũ uẩn vọng chấp có cái ta hay sai khiến người khác khởi nghiệp tội phước wor đời sau. 13. Thọ giả: đối với pháp ngũ uẩn vọng chấp rằng thân ta sẽ thọ quả báo tội phước ở đời sau. 14. Sử thọ giả: đối với pháp ngũ uẩn vọng chấp cho rằng ta hay khiến người khác thọ quả báo tội phước ở đời sau. 15. Trí giả: đối với pháp ngũ uẩn vọng chấp ta có ngũ căn, hay biết được ngũ trần. 16. Kiến giả: đối với pháp ngũ uẩn vọng chấp ta có nhãn căn, thấy biết được tất cả sắc tướng. Mười sáu pháp này sở dĩ gọi là kiến vì vọng chấp ngã, nên khởi ra những sự hiểu biết sai lầm (tà kiến). Mười tám giới: tức là sáu căn, sáu trần, sáu thức làm nhơn duyên với nhau mà tạo ra tất cả tội lỗi. Hai mươi lăm ngã: cũng gọi là hai mươi lăm chứng ngoại đạo minh đế. Lối chấp đây là của phái ngoại đạo Ca ti la. Phái này có tu thiền định, cũng có sức thần thông biết được việc trong tám vạn kiếp, còn việc trước tám vạn kiếp thì mờ mịt không biết được nên cho đó là minh đế. Từ minh sở, tự tánh sinh ra trí đại cho đến thần đại khai ra thành 25 đế hợp lại thành 9 vị: 1. Minh sơ tự tánh: phái này đối với tám vạn kiếp về trước mờ mịt nên nhân cho chỗ mờ mịt ấy là tự tánh. 2. Trí đại cũng gọi là giác đại: lúc minh sơ giác trí tăng trưởng lần lần nên nói rằng từ minh sơ sanh trí đại. 3. Ngã tầm: cũng gọi là ngã mạn tức là ngã chấp tà vô giác trí sanh ngã mạn, nên nói do trí đại sanh ngã tâm. 4. Ngũ duy: cũng gọi là ngũ vị tức là sắc, thanh, hương, vị, xúc. Năm thứ này do tâm ngã chấp sanh ra, nên nói ngã tâm sanh ngã duy. 5. Ngũ đại: địa, thủy, hỏa, phong, không. Năm thứ này đầy khắp các chỗ nên nói là đại. Bởi cực vi sanh ra, nên nói bởi ngũ duy sanh ngũ đại. 6. Ngũ tri căn: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân gọi là tri, vì năm thứ này đều có trí giác, nhơn ngũ đại mà thành, nên nói ngũ đại sanh ngũ tri căn. 7. Ngũ tác nghiệp căn: ngũ căn đây là miệng, tay, chân, tiểu tiện, đại tiện. Sở dĩ gọi là nghiệp vì năm thứ này sanh ra các tác nghiệp. 8. Tâm bình đẳng căn: tâm đây là nhục đoàn tâm, tức là ý căn. Bởi căn này hay biết tất cả những căn cảnh mà sinh ra sự phân biệt, nên gọi là bình đẳng. Nó cũng do ngũ đại sanh ra hợp với ngũ trí, ngũ tác nghiệp thành 11 căn. 9. Thần ngã: thức thứ tám; ngoại đạo không biết, chấp cho rằng thần ngã hay sinh ra tất cả pháp thường trú, không hư hoại là niết bàn là chúa tể của 25 đế, không biết rằng vạn pháp duy tâm, cứ mê theo minh tánh, sinh tâm bất tín và khinh khi Tam Bảo, hủy báng chánh pháp. Sáu mươi hai kiến: đối với pháp ngũ ấm (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), mỗi ấm phái ngoại đạo khởi bốn món kiến: 1. Chấp sắc lớn, ngã nhỏ, ngã ở trong sắc. 2. Chấp ngã lớn, sắc nhỏ, sắc ở trong ngã. 3. Ngoài sắc chấp ngã riêng. 4. Ngã tức là sắc. Sắc ấm như thế thì các ấm kia cũng như thế, cọng thành 20 kiến, trải ba đời nhân thành 60 kiến, thêm hai phần căn bổn là đoạn kiến và thường kiến thành 62 kiến. Vì rừng kiến chấp sai lầm này nên người đời không chừa một tội lỗi nào mà không làm. Chín mươi tám món sử: khổ đế trong cõi dục đủ cả mười sử: tham sử, sân sử, si sử, mạn sử, nghi sử, thân kiến sử, biên kiến sử, tà kiến sử, kiến thủ sử, giới thủ sử. Tập đế, diệt đế mỗi đế chỉ có bảy sử, trừ thân kiến, biên kiến và giới thủ. Đạo đế có tám sử trừ thân kiến và biên kiến. Tứ đế ở cõi dục có 32 sử, ở cõi sắc và vô swsc cũng thế chỉ trừ mỗi đế một sân sử, còn lại trong mỗi cõi là 28 sử. Cọng 56 sử ở cõi sắc và vô sắc với 32 sử ở cõi dục thành ra 88 sử. Ở cõi dục có bốn thứ tư hoặc (tham, sân, si, mạn); cõi sắc và vô sắc, mỗi cõi có ba thứ tư hoặc (tham, si, mạn); thế là 10 tư hoặc trong ba cõi với 88 sử (kiến hoặc) thành 98 sử. Một trăm tám phiền não: sáu căn đối với sáu trần có ba quan điểm không đồng: ưa; ghét; không ưa không ghét, nhân thành 18 món phiền não. Sáu căn đối với sáu trần sanh ra 18 món phiền não ấy, lại còn khởi ra 18 món phiền não nữa là: khổ, vui, không khổ không vui; cọng thành 36. Trong ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai mỗi đời có 36 món phiền não tổng cọng là 108 món phiền não. Các cửa hữu lậu: chỉ cho tất cả phiền não lậu lạc trong ba cõi: lục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Ba cõi: cõi dục, cõi sắc, cõi vô sắc. Sáu đường: trời, người, tu la, địa ngục, ngã quỷ, súc sinh. Ba món trí tuệ: 1. Văn: do nghe lời Phật dạy trong kinh luận hay nghe thiện hữu trí thức mà sinh được trí tuệ vô lậu. 2. Tư: sau khi nghe rồi, do sự nghiệm xét những nghĩa ấy mà sinh được trí tuệ vô lậu. 3. Tư: do nghe và nghiệm xét rồi gia công tu tập sinh được trí tuệ vô lậu. Ba món khổ: khổ khổ, hoại khổ và hành khổ. Ba nguyện lớn: 1. Nguyện độ tất cả chúng sinh. 2. Nguyện thành Phật đạo. 3. Nguyện được niết bàn rốt ráo. Bốn tâm bình đẳng: từ, bi, hỷ, xả. Bốn tín nghiệp: tin Phật, tin Pháp, tin Tăng, tin Giới. Bốn đường ác: địa ngục, ngã quỷ, súc sinh, tu la. Bốn vô úy: 1. Nhứt thế trí: hiểu biết tất cả pháp thế và xuất thế. 2. Lậu tận: hoặc nghiệp sinh tử đều hết. 3. Thuyết chướng đạo: nói pháp ma ngoại là chướng thánh đạo. 4. Thuyết tận khổ đạo: nói những đạo pháp có thể diệt hết các khổ. Bốn điều này, Phật đối giữa đại chúng, các hàng thiên ma, phạm thiên, sa môn, bà la môn, nói một cách tự tại không sợ ai, không ai nói được nên gọi là vô úy. Năm đường: trời, người, ngã quỉ, súc sinh, địa ngục. Năm căn: tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Năm thứ tịnh nhãn: 1. Nhục nhãn: mắt thịt, thấy gần không thấy xa, thấy ngoài không thấy trong, vì bị sắc chất chướng ngại. 2. Thiên nhãn: mắt của chư thiên, nhơn tu thiền định mà thành. Mắt này có thể thấy tất cả, xa gần, trước sau, trên dưới, ngày đêm, vì không có sắc chất làm ngăn ngại. 3. Tuệ nhãn: mắt của hàng nhị thừa (Thanh Văn, Duyên Giác) quán thấy tất cả pháp đều không. 4. Pháp nhãn: mắt của Bồ Tát, Bồ Tát vì độ sanh dùng pháp nhãn thanh tịnh quán khắp tất cả các pháp và tất cả chúng sinh, đem những môn phương tiện dạy dỗ họ khiến tu chứng. 5. Phật nhãn: mắt của Phật có đủ bốn con mắt trước, nhưng có phần đặc biệt hơn như người thấy rất xa, Phật thấy rất gần; người thấy tối tăm, Phật lại thấy sáng; cho đến không việc gì mà ngài không thấy, không biết, không nghe, không cần để ý mà đều thấy nghe tất cả. Năm phần pháp thân: giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến. Sáu món thần thông: 1. Thiên nhãn thông: mắt thấy suốt tất cả không bị vật chi ngăn ngại. 2. Thiên nhĩ thông: tai nghe thấu tất cả tiếng của chúng sinh khôn bị vật chi ngăn ngại. 3. Túc mạng thông: rõ biết kiếp trước của mình và của chúng sinh không bị điều gì ngăn ngại. 4. Thần túc thông: có thể dạo khắp vô lượng thế giới tự tại vô ngại. 5. Tha tâm thông: tất cả phiền não đều đoạn trừ hết. Sáu phép lục độ: 1. Bố thí: đem các món tài pháp ban bố cho tất cả chúng sinh. 2. Trì giới: giữ gìn những giới hạn. 3. Nhẫn nhục: nhẫn chịu những nghịch cảnh. 4. Tinh tấn: siêng năng tu tập năm pháp. 5. Thiền định: tâm thường chăm chú cảnh thiện. 6. Trí tuệ: được trí sáng suốt thông đạt các pháp và các tuệ, đoạn hoặc chứng chơn. Sáu diệu hành: 1. Sổ diệu: đếm hơi thở để thu nhiếp vọng tâm (từ 1 đến 10) 2. Tùy diệu: nhiếp tâm theo hơi thở biết hơi ra hơi vào. 3. Chỉ diệu: yên lặng suy nghĩ. 4. Quán diệu: phân biệt rõ ràng. 5. Hoàn diệu: chuyển tâm chiếu lại. 6. Tịnh diệu: tâm không nương tựa vào đâu, không sanh mối nghĩ xằng.Hoa thất tịnh: 1. Giới tịnh: động tác của tâm khẩu thanh tịnh. 2. Tâm tịnh: tâm thanh tịnh không còn nhiễm trước. 3. Kiến tịnh: thấy được chơn tánh các pháp khôn còn khởi vọng chấp. 4. Độ nghi tịnh: hiểu thấu đáo khôn còn ngờ vực. 5. Phân biệt đạo tịnh: phân biệt rõ ràng chánh đạo, tà đạo. 6. Hành đạo chi kiến tịnh: tri kiến thật hành thiện pháp, các ác pháp bị đoạn trừ, được thanh tịnh sáng suốt. 7. Niết bàn tịnh: chứng được niết bàn, xa lìa các cấu nhiễm. Nước bát giải: tu theo phép quán bát bội xả. 1. Nội hữu sắc tướng ngoại quán sắc. Vì muốn diệt trừ lòng tham đắm, người tu hành trước phải quán thân mình là vật nhơ nhớp, nhưng vì lòng tham đối với thân người, nên cũng phải quán cái thân người khác cũng như thế. 2. Nội vô sắc tướng ngoại quán sắc. Mới diệt được sắc tướng ở trong thân, nhưng lòng tham dục đối với người ở cõi dục khó đoạn hết. 3. Tịnh bội xả thân tác chứng. Đến đây khôn còn tham trước tướng bất tịnh ở ngoài, chỉ ở trong cảnh định luyện tập tâm sắc quang minh trong suốt (tịnh bội xả). Tâm đã sáng suốt thì vui càng tăng trưởng đầy khắp trong thân (bội xả). 4. Hư không xứ bội xả: người tu hành diệt được lòng ham muốn sắc thân bất tịnh của mình và của người, được nhứt tâm duyên Không, cùng với không tương ứng, tức nhập được định "vô biên hư không xứ". 5. Thức xứ bội xả: do xả, nên nói hư không xứ định, nhứt tâm duyên thức. Lúc nhập định này tức quán định nhàm chán không ưa đắm nữa. 6. Vô sở hữu xứ bội xả: do xả thức xứ, nhứt tâm duyên vô sở hữu xứ. Lúc nhập định này, tức quán định y nơi năm uẩn đều không thật, nên khôn còn ái trước nữa. 7. Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ bội xả: do xả vô sở hữu xứ định, nhứt tâm duyên phi hữu tưởng, phi vô tưởng. Lúc nhập định này, y nơi năm uẩn đều khôn thật nên tâm sanh nhàm chán. 8. Diệt thọ tưởng bội xả: vì nhàm chán cái tâm tán loạn, nên nhập định cho diệt hẳn tâm ấy đi. Khi đắc định cả rồi, thì thành ra tám đạo giải thoát, nên gọi là bát giải. Cửu đoạn trí: cái trí đoạn được các hoặc trong tam giới của địa: ngũ thủ tạp cư địa, ly sinh hỉ lạc địa, định sinh hỉ lạc địa, ly hỉ diệu lạc địa, xả niệm thanh tịnh địa, không vô biên xứ địa, thức vô biên xứ địa, vô sở hữu xứ địa, phi phi tưởng xứ địa. Hạnh thập địa: hoan hỉ, ly cấu, phát quang, diệm tuệ, nan thắng, hiện hành, viễn hành, bất động, thiện tuệ, pháp vân. Mười một món không: 1. Nội không: không có tình. 2. Ngoại không: không có cảnh. 3. Nội ngoại không: tịnh, cảnh đều không. 4. Hữu vi không: cả sáu cõi phàm cũng không. 5. Vô vi không: cả pháp xuất thế nhị thừa cũng không. 6. Vô thỉ không: không cả quá khứ. 7. Tính không: hiện tại không trụ ở chỗ không. 8. Vô sở hữu không: vị lai vô tận cũng không. 9. Đệ nhất nghĩa không: các pháp xuất thế cũng đều không. 10. Không không: không cũng không có nữa. 11. Đại không: tuyệt đối vô ngại không. Đối với cái không này đều hiểu chân thật, thường ở trên tòa pháp không, nên mới được thể tâm tự tại mà có thể chuyển mười hai pháp luân được. Mười hai hành pháp luân: khi Phật mới thành đạo, ba lần nói pháp tứ đế cho các vị tỳ kheo nghe: 1. Thị chuyển: nói khổ, tập, diệt, đạo. 2. Khuyến chuyển: khuyên nên nhân biết khổ, tập, diệt, đạo. 3. Chứng chuyển: Phật cho biết đó là khổ mà chính Phật đã biết rồi không cần biết nữa, chỉ bảo các tỳ kheo phải biết; đó là tập, Phật đã đoạn rồi, không cần đoạn nữa, chỉ bảo các tỳ kheo phải đoạn; đó là diệt, Phật đã chứng rồi không cần phải chứng nữa, chỉ bảo các tỳ kheo phải chứng; đó là đạo, Phật đã tu rồi không cần tu nữa, chỉ bảo các tỳ kheo phải tu. Đó là ba lần chuyển thành mười hai pháp luân. Mười tám món bất cọng pháp: 1. Thân không lỗi 2. Miệng không lỗi 3. Niệm không lỗi 4. Không có tâm tưởng khác 5. Không có tâm bất định 6. Không có tâm không biết mà đã xả 7. Sự muốn không giảm 8. Tinh tấn không giảm 9. Niệm không giảm 10. Tuệ không giảm 11. Giải thoát không giảm 12. Giải thoát tri kiến không giảm 13. Tất cả thân nghiệp theo trí tuệ mà hành động. 14. Tất cả khẩu nghiệp theo trí tuệ mà hành động 15. Tất cả ý nghiệp theo trí tuệ mà hành động 16. Trí tuệ biết đời vị lai không ngại 17. Trí tuệ biết đời quá khứ không ngại 18. Trí tuệ biết đời hiện tại không ngại Mười tám món này nói là bất cọng pháp vì chỉ riêng Phật chứng được mà thôi. Tám thói xấu: 1. Lợi: những lợi lộc chỉ muốn có ích cho riêng mình. 2. Suy: giảm bớt 3. Hủy: hủy báng 4. Dự: khen trước mặt chê sau lưng 5. Xưng: khen ngợi 6. Cơ: chê bai 7. Khổ: bức bách khổ não 8. Lạc: ý khoan khoái. Mười hai nhân duyên: 1. Vô minh: không rõ được bổn tánh 2. Hành: làm những việc lành và dữ 3. Thức: chỉ có A lại gia thức 4. Danh: sắc 5. Lục nhập: sáu căn nhập với sáu trần 6. Xúc: sáu căn xúc với sáu trần 7. Thọ: lãnh nạp những cảnh tốt, xấu, khổ, vui. 8. Ái: tham mến những vật tốt đẹp 9. Thử: do sự ham muốn quá nhiều đối với cảnh ngũ trần. 10. Hữu: vì những sự ham muốn tìm cầu nên khởi những nghiệp nhân thiện ác phải chịu quả báo trong ba cõi. 11. Sanh: do nghiệp nhân thiện ác nên phải thọ sanh trong sáu đường. 12. Lão tử: sau khi thọ sanh thì thân ngũ ấm dần dần biến hoại. Mười phép ba la mật: 1. Bố thí 2. Trì giới 3. Nhẫn nhục 4. Tinh tấn 5. Thiền định 6. Trí tuệ 7. Thiện xảo phương tiện 8. Nguyện trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sanh. 9. Lực dụng, hạnh mãn, công thành 10. Trí tuệ quyết đoán không lầm. Tứ không thiên: không xứ, thức xử, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi tưởng xứ. Tứ không này ở cõi trời vô sắc. Bốn câu: có; không; cũng có cũng không; không phải có, không phải không. Lối chấp này của ngoại đạo. Trăm lỗi: trong bốn câu, mỗi câu đủ bốn câu, nhơn thành 16 câu, tính cả ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai thành 48 câu, lại chia một phần đã khởi, một phần chưa khởi, thành 96 câu, họp lại vớ bốn câu chánh thành một trăm câu (100 lỗi). Bảy phép phương tiện: 1. ngũ đình tâm quán: a. quán bất tịnh để đối trị lòng tham dục b. quán từ bi để đối lòng sân giận c. quán sổ tức để đối trị tâm tán loạn d. quán nhân duyên để đối trị tâm si mê e. quán niệm Phật để đối trị nghiệp chướng 2. Biệt tướng niệm: quán riêng từng tướng như tứ niệm xứ - quán thân bất tịnh, quán thọ là khổ, quá tâm vô thường, quán pháp vô ngã. 3. Tổng tướng niệm: trong một niệm quán đủ cả thân, thọ, tâm, pháp, như quán thân bất tịnh thì biết cả thọ, tâm, pháp cũng thế. 4. Noãn vị: lấy chỗ biệt tướng cùng tổng tướng, quán cảnh tứ đế phát ra phần hiểu biết tương tợ, phục phiền não hoặc, được chút khi phần của Phật cũng như cọ cây lấy lửa, lửa tuy chưa thấy nhưng trước đã được hơi ấm. 5. Đảnh vị: tu theo noãn vị càng ngày càng tăng tiến, định quán phân minh (ở trên noãn vị như lên đỉnh núi thấy cả bốn phương). 6. Nhẫn vị: bởi công tu trước, thiện căn ngày càng tăng tiến, đối với cảnh tứ đế kham nhẫn làm vui. 7. Thế đệ nhứt vị: tu phép tứ đế đến đây lần thấy pháp tánh, sắp vào sơ quả, tuy chưa vào bậc chánh đạo mà đối với thế gian là đệ nhất. Không: không quán, quán rõ tâm pháp đều không. Bình đẳng: giả quá, quán tất cả pháp đều giả có. Trung đạo: trung quán, quán không phải trung, không phải giả, tức không tức giả. Cửu không định: cửu thứ đệ định: sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, không xứ, thức xứ, vô sở hữu xứ, phi phi tưởng xứ, diệt thọ tưởng xứ. Thập trí: tức là tứ đế trí (đã giải trước) thêm thế tục trí, pháp trí, loại trí, tha tâm trí, tận trí, vô sanh trí. Tam tam muội: 1. Không tam muội: quán các pháp từ nhân duyên sanh không có ngã và ngã sở. 2. Vô tướng tam muội: xa lìa những tướng sắc, thanh, hương, vị, xúc và tướng nam, tướng nữ. 3. Vô tác tam muội: đối với các pháp xả hết tâm mong muốn, không còn sự tạo tác. Tứ vô ngại: 1. Nghĩa vô ngại: biết rõ tất cả các pháp, nghĩa lý thông đạt, không trệ. 2. Pháp ngại: Bồ Tát biết rõ các pháp, danh tự phân biệt không trệ. 3. Từ vô ngại: Bồ Tát đối với tất cả các pháp danh tự, nghĩa lý tùy thuận tất cả chúng sinh, dùng phương tiện ngôn ngữ diễn nói, khiến cho ai nghe nấy đều hiểu rõ. 4. Nhạo thuyết vô ngại: Bồ Tát hay tuỳ thuộc căn tánh của tất cả chúng sinh ưa nghe pháp chi thì sẽ vì họ nói pháp ấy một cách viên dung vô ngại. Tứ đẳng: tức là bốn món vô lượng tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả; từ nơi cảnh sở duyên (chúng sinh) nói là vô lượng; từ nơi tâm năng duyên (Bồ Tát) nói là bình đẳng nên gọi là đẳng. Tứ nhiếp: 1. Bố thí nhiếp: Bồ Tát dùng tài pháp bố thí nhiếp dẫn chúng sinh trụ nơi chân lý. 2. Ái ngữ nhiếp: Bồ Tát hay tùy thuận căn cơ của chúng sinh và dùng lời nói hay, ủy dụ họ trụ nơi chân lý. 3. Lợi hành nhiếp: Bồ Tát khởi hạnh từ thiện nơi thân, khẩu, ý làm lợi ích cho tất cả chúng sinh, nhơn đó họ được trụ nơi chân lý. 4. Đồng sự nghiếp: Bồ Tát dùng pháp thấy rõ căn tánh của chúng sanh, tùy theo chỗ ưa muốn của họ mà phân hình thị hiện, khiến họ được thấm nhuần lợi ích, nhân đó họ được an trụ nơi chân lý. Bốn hoằng thệ: 1. Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ. Y nơi cảnh khổ đế, Bồ Tát quán thấy chúng sinh vô biên bị khổ sinh tử áp bức, nên phát nguyện độ thoát họ ra khỏi ba cõi. 2. Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn. Y nơi cảnh tập đế, Bồ Tát thẩm sát phiền não hoặc nghiệp vô lượng hay chiêu tập quả khổ sinh tử, nên phát nguyện đoạn trừ và khiến cho chúng sinh cũng đoạn trừ. 3. Pháp môn vô lượng thệ nguyện học. Y nơi cảnh đạo đế, Bồ Tát thẩm sát đạo pháp vô lượng có thể đưa tới niết bàn, tự mình biết rồi nguyện cho tất cả chúng sinh đều chứng biết. 4. Phật đạo vô lượng thệ nguyện thành. Y nơi cảnh diệt đế, Bồ Tát thẩm sát quán Bồ đề tối thắng không chi hơn, tự mình thành tựu lại nguyện cho tất cả chúng sinh cũng đều được thành tựu. Thập minh: chỉ cho thập tín: Tín tâm, niệm tâm, tinh tấn tâm, tuệ tâm, định tâm, bất thối tâm, hộ pháp tâm, hồi hướng tâm, giới tâm, nguyện tâm. Thập hạnh: hoan hỉ hạnh, nhiêu ích hạnh, vô sân hạnh, ly si loạn hạnh, thiện hiện hạnh, vô trước hạnh, tôn trọng hạnh, thiện pháp hạnh, chơn thật hạnh. Thập hồi hướng: hồi - hổi chuyển; hướng - thu hướng. Hồi hướng là khởi lòng đại bi cứu độ chúng sinh, xoay chuyển căn lành của mười hạnh, hướng về ba chỗ: a. chỗ sở chứng nhơn như thật tế b. chỗ sở cầu vô thượng bồ đề c. chỗ sở độ tất cả chúng sundefinednh. 1. Cứu tất cả chúng sinh mà lìa tướng chúng sinh bị độ. 2. Bất hoại: trước lìa chúng ính tướng là hoại; hoại tức là không, bất hoại tức giả, không và giả chẳng phải hai, chính rõ trung đạo mà qui thú nơi bổn giác. 3. Đẳng nhứt thiết Phật: tánh bổn giác trạm nhiên thường trú mà cái trí năng giác ngang bằng với Phật giác. 4. Chí nhứt thiết xứ hồi hướng: được trí năng giác trước kia cùng khắp tất cả chỗ. 5. Vô tận công đức tạng hồi hướng: công đức nhiều không cùng nên tất cả thế giới của đức Như Lai có thể xen lẫn cùng nhau không ngăn ngại. 6. Tùy thuận bình đẳng thiện căn hồi hướng: đối với lý địa của chư Phật khởi nhân chơn chánh của muôn hạnh và hiển chứng được đạo nhất thừa tịch diệt. 7. Tùy thuận bình đẳng quán nhứt thiết chúng sinh hồi hướng: đã tu những nhân chân chánh thiện căn thành tựu, có thể quán biết mười phương chúng sinh đồng một bổn tánh; tánh đã bình đẳng thì mới làm cho thiện căn của chúng sinh thành tựu không sơ sót không cao thấp. 8. Chân như tướng hồi hướng: lìa vọng là chân, không khác là như, nghĩa là tất cả pháp tánh vốn chân như. 9. Vô phược giải thoát hồi hướng: tướng chân như đã hiện thì trí tuệ rõ ràng; trí tuệ rõ ràng thì y báo, chánh báo trong mười phương thấy nhiếp một cách viên dung tự tại vô ngại. 10. Pháp giới vô lượng hồi hướng: khi đã chứng được tánh đức chân như thành tựu viên mãn trùm nhiếp cùng khắp thì không còn phân biệt sự sai khác cái tướng của mười cõi. Thập nguyện: 1. Lễ kính chư Phật 2. Xưng tán cúng dường 3. Quảng tu cúng dường 4. Sám hối nghiệp chướng 5. Tùy hỉ công đức 6. Thỉnh chuyển pháp luân 7. Thỉnh Phật trụ thế 8. Thường tùy Phật học 9. Hằng thuận chúng sinh 10. Phổ giai hồi hướng Sơ địa: hoan hỉ. Bồ Tát thấy chúng sinh tâm bị tà kiến chướng ngại, nên khởi từ tâm tu theo hạnh xả, trong thân tâm ngoài của cải không lẫn tiếc. Do đó cảm quả tâm được hoan hỉ. Nhị địa: ly cấu. Bồ Tát thấy chúng sinh tạo mười nghiệp ác, tâm đọa vào hạnh tà nên phát từ tâm tu mười nghiệp lành xa lìa được dục cấu. Tam địa: Phát quang. Bồ Tát thấy chúng sinh mê hoặc tối tăm che mất pháp lành nên phát tâm quảng đại đúng như pháp mà tu hành, nhân đó trí tuệ phát ra sáng suốt. Tứ địa: Diệm tuệ. Bồ Tát thấy chúng sinh phiền não, nên phát tâm đại từ tu 37 phẩm trợ đạo, nhân đó phát ra diệm tuệ. Bốn địa này thiên về không, nên gọi là minh giải vì có nhiều công soi xét được bên trong. Ngũ địa: nan thắng. Bồ Tát thấy các bậc hạ thừa đắm trệ vào cảnh hữu dư niết bàn, ưa sự vắng lặng, độc thiện, nên phát từ tâm tu tập bình đẳng gia hạnh ngộ được chơn đế và tục đế, được trí không sai biệt. Lục địa: thiện hiện. Bồ Tát thấy chúng sinh bị đọa vào sinh tử, nên phát tâm đại bi, tu hạnh bình đẳng lợi sinh, nhân đó trí tuệ được hiện tiền. Thất địa: viễn hành. Bồ Tát vì thệ nguyện độ chúng sinh, nên phát tâm từ bi gia công tu tập tất cả những "pháp bồ đề phần", ngộ được không vô tướng, vô nguyện tam muội. Ba địa này thiên về già nên gọi là tri kiến, vì dùng bên ngoài nhiều. Bát địa: bất động. Bồ Tát không bỏ nhiệm vụ độ sinh, gia công tu tập đạo hạnh thanh tịnh, lìa sự phân biệt chấp trước về tâm, ý, thức, chứng được vô sinh pháp nhẫn, tất cả phiền não không còn lay động được. Cửu địa: thiện huệ. Bồ Tát dùng vô lượng trí quán sát cảnh giới chúng sinh đều biết như thật, được trí tuệ vô ngại; khôn khéo nói khắp các pháp, khiến cho chúng sinh đều lợi ích. Thập địa: pháp vân. Bồ Tát dùng vô lượng trí tuệ quan sát và hiểu biết rõ ràng pháp tam muội hiện tiền, khi được đại pháp dùng thân làm mây trùm khắp tất cả chúng sinh đầy đủ tự tại. Từ địa thứ tám trở đi, chuyển được tạng thức rồi mới được bình đẳng cho nên địa sau cũng gọi là song chiếu (chiếu không, chiếu giả). Nghiệp chướng: nghiệp là hành nghiệp; chướng là ngăn che. Nghiệp chướng là những phiền não, tham, sân, si, v.v... làm cho thân, khẩu, ý tạo ra vô số tội nghiệp ngăn che chánh đạo. Mười lực: 1. Trí thị xứ tri phi xứ lực. Đức Như Lai đối với tất cả nhân duyên quả báo, xét ra là thật và biết rõ ràng, nên gọi là tri thị xứ. Nếu làm việc ác mà thọ quả báo vui thì không có lẽ ấy, nên gọi là tri phi xứ. 2. Trí quá hiện vị lại nghiệp báo trí lực. Đức Như Lai đối với nghiệp duyên quả báo và chỗ sinh của tất cả chúng sinh trong ba đời đều biết rõ khắp cả. 3. Tri chư thiền giải thoát tam muội trí lực. Tam muội là tiếng Phạn, Tàu dịch ra là chánh định. Đức Như Lai đối với các thiền định tự tại vô ngại. Những thiền định ấy cạn sâu thứ lớp, ngài đều biết khắp như thật. 4. Tri chư căn liệt trí lực. Đức Như Lai đối với những căn tánh thắng liệt của chúng sinh đều biết khắp như thật. 5. Tri chủng chủng giả trí lực. Đức Như Lai đối với những ưa muốn thiện ác của chúng sinh đều biết khắp như thật. 6. Tri chủng chủng giới trí lực. Đối với những giới phần của chúng sinh đức Như Lai đều biết khắp như thật. 7. Tri nhứt thế chí xứ đạo trí lực. Đối với chỗ đi đến của lục đạo hữu lậu hạnh và chỗ đi đến của niết bàn vô lậu hạnh đều biết hết. 8. Tri thiên nhãn vô ngoại trí lực. Đức Như Lai chứng thiên nhãn thanh tịnh, thấy được chúng sinh lúc chết lúc sống, những nghiệp duyên đoan chánh, xấu xa hay thiện ác. Ngài đều thấy rõ một cách vô ngại. 9. Tri túc mạng vô lậu trí lực. Đối với túc mạng của chúng sinh trong một đời cho đến trăm ngàn muôn đời, một kiếp cho đến trăm ngàn muôn kiếp, chết chỗ này sinh chỗ khác, chết chỗ kia sinh chỗ này, cả đến tên họ và sự ăn, uống, khổ, vui đức Như Lai đều biết khắp như thật. 10. Tri vĩnh đoạn tập khí trí lực. Đức Như Lai đối với tất cả tập khí dư hoặc phần vĩnh đoạn không sinh đều biết khắp như thật. Ngũ nghịch: giết cha, giết mẹ, giết a la hán, phá hòa hiệp của chúng tăng, làm cho thân Phật chảy máu. Vô gián: chỉ cho địa ngục A tỳ. Trong ngục này từ sự chịu khổ cho đến tâm hạnh đều không gián đoạn một lúc nào, nên gọi là vô gián. Xiển đề: tiếng Phạn, Tàu dịch là tín bất cụ, nghĩa là kẻ ác không đủ lòng tin đối với Tam Bảo. Thập ác: sát sanh, trộm cướp, tà dâm, nói dối, nói thêu dệt, nói lời độc ác, nói hai lưỡi, tham, sân, si. Tứ trọng: sát sanh, trộm cướp, dâm dục, nói dối. Trong luật cho bốn điều này là căn bản giới. Nếu giữ được là giải thoát, không giữ được là gốc của sự đoạ lạc. Bát trọng: tám giới của tỳ kheo ni, tức bốn giới trên thêm 4 giới mới: chạm xúc, tủy thuận, phú tàng(che dấu), kỳ hẹn. Giới bát quan trai: 1. Không sát sanh 2. Không trộm cướp 3. Không dâm dục 4. Không nói dối 5. Không uống rượu 6. Không trang điểm 7. Không hát múa đàn địch hay cố ý xem nghe. 8. Không được ngồi giường cao nệm tốt và không được ăn quá giờ ngọ. Ngũ thiên thất tụ: tức là 250 giới của tỳ kheo. Giới ưu bà tắc: tức là năm giới cấm của hàng tại gia cư sĩ. Khinh trọng cấu: năm giới cấm của ưu bà tắc, bốn giới trước là trọng, giới sau là khinh. Phạm hết giới thì bị nhiễm ô, đoạ lạc. Phạm hạnh: giới hạnh thanh tịnh. Tám ngày vượng: lập xuân, xuân phân, lập hạ, hạ chí, lập thu, thu phân, lập đông, đông chí. Mười sáu nghề ác: làm hàng thịt, làm đồ tể, nuôi heo dê, đánh cá, đi săn, đánh rập chim, bắt rắn, nuôi gà chó, thờ rồng luyện chú, làm giặc, bắt ăn trộm, làm cai ngục, làm nghề chứa điếm, bán rượu, thợ nhuộm, thợ giặt, ép dầu. Xuất thế: ra khỏi dục, sắc, vô sắc. Thiện pháp xuất thế: chỉ cho những pháp tam học (giới, định, tuệ) và lục độ. Nếu thực hành đúng những pháp này thì được thoát ly khỏi ba cõi. Ba niệm đại bi: 1. Chúng sinh tin Phật thì Phật vui mừng. 2. Chúng sinh không tin Phật, Phật cũng không ưu não. 3. Chúng sinh có kẻ tin kẻ không, Phật cũng không vui không buồn. Tám món tự tại: 1. Hay hiện ra nhiều thân. 2. Hay hiện thân nhỏ như hạt bụi đầy cả cõi đại thiên. 3. Thân to lớn mà nhẹ nhàng muốn đến đâu hay đến đó. 4. Hay hiện ra vô số loài mà vẫn thường ở một chỗ. 5. Các căn hổ dụng. 6. Được tất cả pháp mà vẫn tưởng như không có. 7. Nói nghĩa một bài kệ trải hàng vô lượng kiếp. 8. Thân ở khắp các chỗ cũng như hư không. Thù: tên số cân đời xưa. Nửa lượng là một thù. Tứ thiền: sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền. Đó là bốn thiền ở cõi sắc. Tứ vô sắc định: bốn bậc tu định ở cõi vô sắc: không xứ định, thức xứ định, vô sở hữu xứ định, phi tưởng phi phi tưởng xứ định. An na bát na: phép đếm hơi thở để nhiếp tâm trừ vọng. Cây uất kim hương: một giống cỏ có bông rất thơm. Tô hợp: tô hợp hương, một thứ cây lá to như bàn tay, hoa nhỏ có nhựa rất thơm dùng làm thuốc. Tòa pháp không: an trụ nơi cảnh giới hiểu rõ các pháp đều không. Năm minh: 1. Nội minh: thông đạt giáo pháp của Phật 2. Nhân minh: lý luận giỏi 3. Thanh minh: văn chương sinh ngữ đều thông đạt 4. Y phương minh: biết tất cả phương pháp trị bịnh 5. Công xảo minh: biết tất cả nghề nghiệp trong đời. Hai đế: 1. Chơn đế: là chỉ cho thiện pháp vô lậu 2. Tục đế: là chỉ cho thiện pháp hữu lậu. Vô sanh nhẫn: ngộ nhập tất cả các pháp tánh vô sanh. Năm phép tà: tức là năm điều luật ác nghiệp của Đề Bà Đạt Đa. Năm thứ cay nồng: hành, hẹ, tỏi, nén, hưng cừ (hay kiệu). Sáu món niệm xứ: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm thí, niệm thiên. Thô: có thể thấy được. Tế: không thể thấy được. Thích Đề Hườn Nhân: tên một vị trời ở trên chót núi Tu Di. Năm tướng suy: hoa trên đầu héo, y phục nhơ nhớp, đổ mồ hôi nách, thân mình hôi thối, không ưa ngồi trên tòa. Mỗi khi năm tướng ấy hiện là điềm báo trước vị trời ấy khi mạng chung sẽ bị đoạ lạc. Ngũ thiên sứ giả: sanh, lão, bệnh, tử, lao ngục. Phi ly: một loài chồn có cánh. Tám nạn: địa ngục, ngã quỉ, súc sinh, trường thọ thiên, bắc câu lô châu, đui, điếc, ngọng, liệu, thế trí biện thông, sanh trước Phật hay sau Phật. Sở dĩ gọi là tám nạn là vì ở tám chỗ này, dù cảm thọ quả khổ vui có khác, nhưng đều không được thấy Phật, không được nghe chánh pháp. Ba ác: địa ngục, ngã quỉ, súc sinh.