Tiểu thuyết nầy, thật ra, trước kia là một truyện phim mà hình thức SYNOPSIS đã đăng trên nhật báo Buổi Sáng năm 1958, như là một truyện ngắn thường, lấy tên là TRÊN HANG ỐNG KHÓI. Năm sau đó, hình thức TRAITEMENT DÉTAILLÉ lại đăng trên tạp chí Điện Ảnh. Hình thức chót là hình thức DÉCOUPAGE đăng báo không được vì lý do kỹ thuật riêng của nó, nên tác giả biến nó ra thàrth tiểu thuyết để đăng lên nhựt báo Tiếng Dân năm 1962. Đây là truyện phim tiểu thuyết hóa thứ hai của ông Bình Nguyên Lộc, truyện thứ nhất là truyện „NỬA ĐÊM... TRẢNG SỤP“ do nhà Nam Cường xuất bản năm 1964 và do nhà Khai Trí tổng phát hành. NHÀ XUẤT BẢN THỤY HƯƠNG CẨN KHẢIDưới đây là một tài liệu xác thực giúp bạn đọc thân mến có một ý niệm về đề tài khai thác trong truyện.NGHỀ GIỮ YẾNTại Cù lao Chàm hiện có chín người giữ yến chia ra: hang Yến 4 người, hang Tò Vò 3 người, hang Cả 2 ngươi, Riêng hang Tai thì số yến hơi ít, và lại rất khó đánh cắp nên chủ thầu giao cho dân lao giữ, hằng năm chịu một số thù lao độ vài nghìn bỏ vào quỹ thôn. Số người giữ yến hưởng lương tháng nghìn rưỡi, cơm thuốc chủ chịu.Chòi giữ yến làm ngay tại miệng hang bằng cây lá trong núi, chỉ đủ chứa vài chiếc giường, một cái bếp. Người giữ yến ở tại đây suốt sáu tháng ròng, cô độc giữa khoảng núi cao biển rộng, bắt đầu từ tháng chạp khi yến chuẩn bị gây tổ. Hàng tuần đều có một chuyến ghe của công ty tiếp tế thuốc men, gạo muối. Ở dây, uống nước khe đá, ăn cá đi câu, củi đốn trong rừng, đời sống hoàn toàn biệt lập. Chỉ những khi đau ốm quá nặng mớ có ghe đến chở vào đất liền. Tối đến, người giữ yến chỉ việc chia phiên nhau canh giữ. Có nơi như ở hang Cả, giường ngủ của họ phải đặt tận trong hang tối, trên một sạp gỗ chênh vênh hốc đá. Tuy vậy thỉnh thoảng cũng vẫn có vụ mất cắp do các thúng chài từ ngoài khơi chèo vào gỡ trộm. Trường hợp nầy, các người giữ yến phải gánh lấy trách nhiệm, hoặc bị khiển trách, hoặc có thể chịu bồi thường.Để tránh các vụ hao hụt do nội bộ gây ra, người tuần đinh mỗi lần ghé hang đều đếm kỹ các tai yến và ghi vào sổ cẩn thận. Mỗi tai yến bị xẻo bớt đều để lại dấu vết trên đá, do đó rất dễ dàng kiểm soát.XUÂN TÙNG(Trích tạp chí Sáng Dội Miền Nam 1961)