- 3 -

II) VÒNG:

Vòng có nghĩ là vòng tròn. Đúng ra trong nhà võ gọi là vòng Thái Cực, giống như hình Thái Cực Đồ Âm Dương. Về võ thuật thì rất nhiều thế đi theo vòng tròn, rõ nhất là bài Thái cực chưởng mà thiên hạ vẫn tập như múa ngoài công viên, hay thế Lãm ước vĩ với bốn thức bằng lý, tê, án trong Thái cực quyền. Bên Aikido các Kokyunage (theo tôi chính là "khí công" của môn "Hiệp Khí Đạo" này) cũng đi theo vòng thái cực, từ to sang nhỏ rồi từ nhỏ sang to ngược chiều trở lại làm cho địch thủ mất thằng bằng vô phương cưỡng lại. Các cử động của cổ tay Aikido cũng theo Cầm nã thủ, xoay theo vòng tròn v.v...
Các thế của Hoàng Hạc cũng dựa theo cái vòng tròn này và áp dụng toàn vẹn từ ngón tay lên trên. Thí dụ cử động của tay theo một thế tập. Bắt đầu mỗi ngón, lần lượt từ ngón út đến ngón cái cử động như đang có Lưỡng thiết cầu (2 quả cầu bằng sắt để tập tay vẫn có bán ở phố Tàu) trong lòng bàn tay, rồi đến cổ tay, khuỷu tay cuối cùng cả khớp vai cũng phải xoay tròn một cách liền lạc phối hợp với nhau. Chẵng những vậy, khi xoay cánh tay cũng cong tròn theo. Mục đích là để TẤT CẢ MỌI khớp xương và bắp thịt từ đầu ngón tay đến khớp vai phải làm việc trong hướng thế tập đó! Sự làm việc một cách uyển chuyển này để cho các khớp được vận động trơn nhuần, không bị... kẹt, các bắp thịt lien hệ phải vận động cùng lúc, phải co duổi để gìn giữ sự dẻo dai và cường độ. TUY NHIÊN tất cả cũng phải thư giản mềm mại, không được gồng cứng, nhất là trên vai, cổ.
Vì vậy hình thức các cử động của Hoàng Hạc có thể coi như tương đương với thế tay của Thái cực chưởng, nhịp nhàng, thế này liên tiếp với thế tiếp. Mỗi thế được lựa chọn một cách cố ý, bắt làm việc một nhóm khớp và bắp thịt, theo cơ thể học. Vì vậy võ sư Phạm Gia Cổn mới nói là tập khí công cũng cần tập "thể lực". Tại sao? Tại vì hầu hết các môn khí công chỉ tập trung vào hơi thở hay khí, bỏ quên các bắp thịt và khớp xương vào hàng thứ yếu. Chính là cái mà người lớn tuổi cũng rất cần. Nếu không muốn nói là đang cần gấp, vì các khớp xương đã bắt đầu cứng, các bắp thịt bắt đầu yếu, và mỗi ngày đã bắt đầu đau nhức, dù có thể chưa đến giai đoạn cấp tính. Tóm lại Vòng là cách luyện tập khớp xương và bắp thịt sao cho nhẹ nhàng nhuần nhuyễn, khó bị chấn thương vì các cử động đi theo một vòng tròn đều đặn.
III) VƯƠN:
Đọc tới đây thế nào người đọc cũng chia ra làm 2 nhóm. Một số đông ít rành võ thuật sẽ bị hoả mù vì những chi tiết có vẻ "kiếm hiệp" vui vui; số ít khác, từng có trình độ võ thuật hay óc lý luận cao hơn sẽ tức cười nhưng chưa nói ra. Trong bụng họ nghĩ là anh chàng này bắt đầu viết tầm bậy rồi! Bắp thịt làm sao vừa thư giản lại vừa co thắt được mà nói đến vận động với tập luyện!
Sự thực là các bắp thịt, trong các thế Hoàng Hạc, có giai đoạn phải "gồng". Cái "gồng" này ngoại quốc gọi là "stretching" (kéo dãn ra) và "isometric exercises" (có thể dịch ra Hán Việt là "thể dục đẳng cự") mà Hoàng Hạc đã tóm thâu 2 chữ này thành chữ "Vươn".
Điều này có nghĩa là sau khi vận động theo nguyên tắc "vòng", toàn cơ thể sẽ đạt đến một thời điểm, "tương ứng" với lúc phổi hít vào vừa xong, sau đó là giai đoạn bắt đầu thở ra. (Hai chữ "tương ứng" nằm trong ngoặc kép là có lý do, xin sẽ giải thích sau). Tức là sau khi "Vòng" một cách uyển chuyển thì người tập phải "Vươn" (nghĩa chữ giống như trong vươn vai, nhưng vươn trong Hoàng Hạc là vươn tới tận đầu ngón tay). Trong lúc "Vươn" đó, đương nhiên các bắp thịt đang bị chi phối bởi thế tập sẽ phải săn lại, dù trong thời gian không lâu lắm. Thế “Vòng” và “Vươn” này kích thích các Thủ Cân Kinh, 6 kinh mỗi tay, bắt đầu ở các đầu ngón tay kéo dài đến thân thể. Chính cái thời gian ngắn hạn này của động tác "Vươn", thì cùng một lúc, cái "Bấm", đã nói ở nguyên tắc đầu, phải "nâng" cả cơ thể lên bằng cách như đẩy người lên bằng các đầu ngón chân, kích thích các Túc Cân Kinh và hơi thở tự động được nén xuống đan điền, trong một thời khắc vừa đủ trước khi bắt đầu thở ra.
Thành ra với động tác "Vươn" rất nhiều bắp thịt được vận động một cách rất tự nhiên. Và với một số thế tập, cái "Vươn" này còn cố ý kéo các cơnâng sườn lên, lồng ngực được mở rộng ra tạo thêm áp suất âm (negative pressure) trong phổi kéo thê oxygen vào cho cơ thể. Chính vì điều này mà phía trên tôi viết 2 chữ "tương ứng" trong ngoặc kép. Vì không phải hơi thởđiều khiển cơ thể mà chính cơ thể trong lúc "Vươn" làm cho sự hít vào lên tới mức tột đỉnh.
Tóm lại "Vươn" là lúc rất nhiều bắp thịt từ chân tay đến cơ thể tự vận động, nhưng không làm cho người tập mệt vì sự vận động này (mỏi mà không mệt). Cũng như sự co thắt khắp nơi trong cơ thể như vậy cũng giúp cho sự tuần hoàn khí huyết được luân chuyển và "khí’” được "nạp" vào Đan Điền.
IV) BUÔNG
Sau khi được giải thích chữ"Vươn" thì chắc ai cũng đã đoán được ý nghĩa chữ"Buông" phần nào. Đúng vậy, "Buông" như buông thả thư giản, không có "stress", không có gồng, không có cứng, tất cả phải mềm mại.
Nhứt là sau khi đến mức tột đỉnh của phần hít vào thì phải thở ra. Đối với Hoàng Hạc thì sự thở ra này phả tự nhiên và hoàn toàn thụ động. Nghĩa là không có vấn đề dùng sức cố gắng thổi hết hơi ra khỏi phổi, như khi tập một vài pháp môn khí công. Theo BS Phạm Gia Cổn giả thích thì người lớn tuổ không nên cố thổi hết hơi ra vì sợ trụy phế nang (alveolar collapse), do không còn giữ được cái gọi là FRC (Functional Residual Capacity, lượng khí tối thiểu còn sót lại sau khi thở ra), điều này nếu xảy ra rất nguy hiểm cho người tập.
Các cử động sau đó phải dịu dàng. Tay sau khi "Vươn" buông thả xuốg nhẹ nhàng như múa chớ không phải rơi nặng như cục đá! Các ngón chân vẫn cong xuống nhưng khô g còn "Bấm" thật sự do đó gót chân sẽ đụng tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất (Vì khi "Bấm" mạnh trong lúc "Vươn", gót chân đương nhiên sẽ bị nâng lên, NHƯNG KHÔNG phải là NHÓN chân, vì nhón chân là tác dụng của phía trước bàn chân, sẽ cho kết quả sẽ hoàn toàn khác hẳn).
Nhưng chưa phải như vậy là hết ý nghĩa của chữ "Buông"! Buông còn là thư giản (relax) trong khi tập, miệng hơi mĩm cười, mắt không nhắm (Theo giả thích của BS Cổn thì nhắm mắt là đã co một bắp thịt, làm sao "relax" được!). Đúng ra theo cách tập khí công thì thông thường cũng không cố mở mắ mà buông mí mắt xuống một cách tự nhiên, thành ra nhìn vào như mắt khép đi một phần. Ngoại trừ trường hợp bị bắt buộc, như khẩu khuyết của thế "Toà Quyền Nộ Mục (mắt như giận) Tăng Khí Lực" trong bài Bá Đoạn Cẩm.
BS Cổn cũng nhắc là trong khi tập lúc nào cũng phải để ý 2 bên vai, không được cứng ngắc. Điều này đúng hoàn toàn, dù là trong lúc tập khí công hay không. Cái ảnh hưởng củ "stress" thường bắt đầu từ vai và tạo ra cái vòng luẫn quẩn, vai càng cứng thì càng thêm "stress"! Nếu ta tự hỏi tại sao có cái phản xạ tự nhiên xoa bóp vai cho người bị "stress", thì câu hỏi này tức là câu trả lời để giải thích hiện tượng đó! Còn theo Đông-y, các kinh mạch từ trên đầu hay từ 2 tay liên lạc đến tạng phủ phần lớn sẽ qua vùng vai (vùng huyệt Khuyết Bồn) để xuống. Khi vai cứng ngắc thì luồng khí trong các kinh mạch đó không thể lưu hành được một cách dể dàng thông suốt, do đó "stress" sẽ ảnh hưởng đến tạng phủ là chuyện đương nhiên.
Tóm lại "Buông" không những chỉ là giai đoạn cuối của thế tập mà còn là nguyên tắc căn bản để người tập nhớ là phải thư giản trong lúc tập. Do đó tôi đã viết từ đầu, Hoàng Hạc làm người tập thấy "yêu đời" hơn là tại như vậy.
5/ Cách tập và mục đích
Sau khi phân tích để giải thích bốn nguyên tắc "Bấm", "Vòng", "Vươn", "Buông" như trên, tôi thiển nghĩ người đọc cũng cần có một tầm nhìn tổng quát về cách tập của Hoàng Hạc để thấy rõ hơn.
Như đã kể ở trên, phần luyện khí của Hoàng Hạc nhìn qua tương tự như Thái Cực Chưởng, vì cách tập cũng giống như vậy. Theo Võ sư Phạm Gia Cổn thì các động tác phải "chậm, nhẹ nhàng, tự nhiên, đồng điệu và liên tục". Tập chậm vì mỗi thế Hoàng Hạc bao gồm trong một hơi thở, từ hít vào đến lúc "Vươn", kế ngay theo đó là hơi thở ra, tận cùng bằng cuối lúc "Buông". Càng ngày người tập càng có hơi thở sâu hơn và lâu hơn dần, và theo vậy, thời gian cho mỗi thế sẽ dài ra dần. Điều đó chứng tỏ sự tiến bộ của khí lực người tập. Các thế tập phải nhẹ nhàng và tự nhiên để tạo sự dẻo dai mà không thể gây nguy hại cho xương gân, nhất là nơi người đã lớn tuổi. Sự đồng điệu và liên tục có mục đích làm phát triển trở lại khả năng hài hoà các cử động của toàn cơ thể theo ý người tập.
Với cách tập như vậy, người tập đương nhiên sẽ đạt dần dần đến mức mong muốn của người đã sáng lập ra môn Hoàng Hạc. Cử động của thân thể phải uyển chuyển và chính xác, với những bắp thịt và khớp xương vừa linh hoạt vừa chắc chắn. Sự hô hấp càng ngày càng sâu, càng dài và đều đặn. Tinh thần tráng kiện, điều khiển được cơ thể ngày càng hoàn hảo và đồng điệu hơn. Vì vậy mà khi hỏi về mục đích của môn Hoàng Hạc thì được trả lời là mong người tập đạt được "tâm ý, hô hấp, cử động hợp nhất".