Thần Binh Các 5
Hải Thượng Hoa

    
rong truyền thuyết cùng với “Giao Nhân Lệ”, “Dạ Quang Châu” được gọi là Nam Hải tam đại kỳ trân.
Mười năm mọc một lá, trăm năm mới nở hoa. Vẻ diễm lệ lúc nở đủ để khiến cho đám thương nhân đã từng thấy đủ mọi thứ kỳ trân dị bảo cũng phải nín hơi. Đặc biệt kỳ dị là, nó là một đóa hoa có sức sống khiếp người, tuy vừa rời khỏi nước biển là biến thành vật như tơ tằm khô héo đen thui, nhưng vô luận là cách sau bao nhiêu năm tháng, một khi thả nó vào trong biển, nó liền lập tức nở nét đẹp kinh hồn của nó trở lại.
Cho dù là chính mình, tung hoành Nam Hải gần mười năm, cũng không gặp được một vật kỳ dị như vậy nữa! Tuy trong thương khố kim ngân bảo thạch cướp về đã chất gần ngập tới đỉnh, nhưng thuyền đội của chính mình lại chưa từng đem Hải Thượng Hoa về cho hắn.
Nói cho cùng, lần cuối cùng hắn nhìn thấy Hải Thượng Hoa cũng đã là mười hai năm về trước rồi.
Đó là lễ vật phụ thân hắn đem tặng mẫu thân đến từ Ba Tư --- Lúc đó phụ thân còn là một thương nhân sông biển giàu có.
Đóa hoa héo khô như dải tơ đen, đan chăm chút thành một cái đai cột tóc, quấn quanh mái tóc vàng của mẫu thân.
Lễ vật trân quý như vậy, thêm vào sự thần bí và ôn nhu của phụ thân người Đông phương, cuối cùng đã thuyết phục được mẫu thân có đôi mắt xanh mỹ lệ, từ cố quốc xa xăm theo phụ thân đến Trung thổ, sau đó, có gia đình, có hắn.
Nhưng, lúc bà mụ ẳm hắn mới vừa chào đời cho mẫu thân nhìn, mẫu thân chỉ vừa liếc thấy là rú lên rồi ngất xỉu --- “Đây không phải là con ta! Quỷ! Đây là quỷ!”.
Sau này hắn mới biết, căn nguyên của tất cả những bất hạnh đều là do đôi mắt của hắn: con mắt bên trái đen tuyền như đêm tối, còn con bên phải lại lam thẳm như nước biển.
Người có đôi tròng mắt tà dị như vậy, ở đất nước của mẫu thân, bị gọi là “quỷ” ---vừa sinh ra là bị dìm chết hoặc móc một con mắt.
“Lộ Y Sa, nàng muốn làm gì vậy!”.
Ngày đó, phụ thân vừa về đến nhà liền bàng hoàng, bất chấp tất cả phóng tới đoạt lấy đứa bé, mẫu thân đang giơ con dao nhỏ bên cạnh nôi.
“Muốn móc mắt!... Thần nói, cần phải móc con mắt tà ác!”. Mẫu thân như cuồng dại thì thào, trong đôi mắt màu lam thẳm lấp loáng những tia sáng kịch liệt: “Nó không phải là con tôi! Nó là quỷ!”
“Nói gì vậy chứ... Đôi mắt đẹp quá mà --- là màu sắc lúc bóng tối và bình minh giao biên”. Phụ thân ôn hòa, nhưng không do dự gì hồi đáp, ẳm nó từ trên giường, vỗ về con trai đang sợ hãi khóc òa lên.
Nhưng lúc hắn lên mười, phụ thân vượt biển trên đường đi xứ Giao Chỉ buôn tơ lụa, cả người lẫn thuyền bị bão tố nuốt chửng.
“Quỷ! Đứa bé bất tường ngươi! --- Là ngươi, là ngươi đã hại chết phụ thân ngươi!”.
Lúc tin dữ đưa đến, mẫu thân đầu bù tóc rối khốc rống, chỉ hắn chửi rủa.
Hải Thượng Hoa khô héo mỹ lệ kia, thấp thoáng trong mái tóc bà.
Hắn lại chỉ ngây ngô nhìn mẫu thân mình, chợt có cảm giác người mẹ tính tình như quái vật kia thật làm ô nhục đóa hoa mỹ lệ đó. Hắn còn chọc mẫu thân của hắn giận thêm, càng nhục mạ trừng phạt hắn liên tiếp. Dù sao thì hắn cũng đã quen rồi.
Hắn mang mệnh vận bị nguyền rủa và oán giận triền miên đến thế gian này, không phải là một đứa bé mà bất cứ bà mẹ nào cũng trông mong sinh nở.
Bất quá, cơn phẫn nộ của mẫu thân cũng không kéo dài bao lâu, bởi vì cả thuyền lẫn hàng hóa mang theo của phụ thân đã chìm dưới đáy biển, cho nên chủ hàng và chủ thuyền, còn có gia đình của những thủy thủ đã chết thay nhau gõ cửa muốn đòi nợ ---Dần dần, trong nhà cái gì cũng bán hết, nhưng, vẫn chưa trả hết nợ.
Bị kiện đến quan phủ, tri phủ đại nhân hạ lệnh: người trong nhà toàn bộ đem bán, trả nợ.
Hắn lúc đó mười hai tuổi, giá năm chục lượng bạc nén.
Còn mẫu thân của hắn lại chỉ đáng ba chục lượng.
“Ái dà, người đàn bà này tuy là m cuối cùng yếu ớt ngã mình trên ghế dựa, cười khổ lắc đầu: “Ta thật không còn gì để nói... Cứ cho là vậy đi, ngươi thích nghĩ làm sao thì nghĩ!”.
Trong Lam Tuyết Các bên kia, đối diện với đống tư liệu văn thư chất như núi, nữ tử mới mười lăm tuổi vùi đầu sao chép sắp xếp, thỉnh thoảng giơ tay kéo kéo cái khăn choàng cổ, giữ kín vết thương đáng sợ kia.
Bích Ngọc Trâm cài trên búi tóc mây rung động, nhuần nhã thuần khiết.
Trên mặt vẫn còn mấy hàng chữ nhỏ dát bằng tơ vàng: “Liệt liệt chân tính, mạch mạch nhu tình. Bất ti bất kháng, ngọc cốt băng tâm”.
1. Lễ cài trâm (Kê lễ): con gái nhận lời gả chồng mới cài trâm (và đặt tên tự). Đến tuổi cập kê, tức đến tuổi cài trâm, nghĩa là đến tuổi lấy chồng.
2. Tính chân thật cứng cỏi, tình dịu dàng trìu mến. Không hèn hạ không kiêu ngạo, cốt ngọc lòng băng.
3. Hai câu trong bài thơ “Họa Cúc” của Trịnh Tư Tiếu. Tạm dịch: “Thà giữ chút hương thơm mà chết tại đầu cành, chứ không rụng theo gió Bắc”.
Trịnh Tư Tiếu là thi sĩ thời mạt Tống, kiên thủ khí tiết dân tộc, đem tính kiên trinh của hoa cúc để bày tỏ.
“Chi đầu bão hương tử”: hoa cúc khô tàn, vẫn lưu lại trên cành không rụng.
“Bắc phong”: chỉ lúc đó triều Nguyên quật khởi phương Bắc.