CHƯƠNG 11

    
ai ngàn người là ít.
Bãi đá bóng bên chợ Đồng Trầu đã gần chật, các thôn vẫn còn từng tốp kéo tới, cầm những cây đèn gió cháy to như đuốc.
Trong lúc này, ai chú ý xem kiểu đi và nghe lối nói của từng người, có thể nhận ra họ thuộc hạng nào. Các gia đình "tình nghi can cứu" đi vội vàng cho mau đến nơi, kín đáo len vào tìm một chỗ hơi xa ánh đèn nhưng trông thấy bàn chủ tọa rõ nhất, ngây người ra ngắm lá cờ Mặt trận óng ánh màu lụa mới dưới đèn măng sông, đọc nhẩm những câu khẩu hiệu chữ đỏ trên vải trắng, nhưng lại ngậm miệng không nói gì hoặc chỉ xuýt xoa kêu lạnh để người bên cạnh nghe. Ngược lại, gia đình bọn tề điệp đã bị bắt hoặc trốn từ trước lại luôn mồm chào hỏi các anh cán bộ và bộ đội giải phóng, ca tụng Cách mạng nghe êm tai như đàn bầu, nhưng đứng thậm thụt mé ngoài để khi có động thì chạy thoát thân, hoặc khi chồng con bị đem ra xét xử thì lăn vào níu khóc cho
Sâm, Ngọ, Trấu mặc giả Quân giải phóng, vẽ râu đàng hoàng, cầm súng gỗ đứng nép vào bóng cây bên cổng chợ, giữ trật tự. Mụ vợ tên thôn trưởng Đồng Mè sán lại, van xin "quí ông giải phóng" tha cho chồng mụ vừa bị bắt. Mụ nói dẻo như kẹo mạch nha, Sâm nín cười không lên tiếng. Tưởng ba ông chịu chuyện, mụ rút ra ba tờ giấy bạc trăm, khúm núm đưa "mời ba ông nhậu sơ sơ". Sâm cáu quá, phải cố rặn giọng è è, gắt thật ngắn:
- Hừ, đi! Vô!
Sâm ngoáy mũi súng gỗ, đập tay vào cái chuông xe đạp đeo lưng. Mụ hớt hải cầm tiền đi biến. Chắc mụ ngạc nhiên khi nghe ông Giải phóng râu quai nón kia nói giọng eo éo như con gái.
Má Bảy ngồi bên chị Đa trong chỗ đông. Chị ẵm con Thừa trên tay, ru khẽ, mắt dòm quanh sợ sệt.
Khi trong thôn dậy tiếng loa khởi nghĩa, má Bảy sang rủ chị Đa và mấy gia đình thuộc loại lừng khừng nữa đi mít tinh. Chị Đa đang cuống quít, nửa sợ không tuân lệnh Cách mạng sẽ bị trị, nửa lo nếu đi "hội họp với Việt cộng" sẽ bị hội đồng xã trở lại đánh nhừ xương. Thấy má đến, chị mừng quá đỗi. Tất nhiên chị đi vì có má đi.
Chị hỏi dồn dập:
- Cách mạng về ở luôn không bác?
- Các ông Giải phóng có làm tội mẹ con tôi không bác?
- Sáng mai quốc gia về, ta khai sao đây bá
Má Bảy giảng giải nhiều, nhưng cái điều làm chị yên bụng nhất là má cũng chỗ đồng tình đồng cảnh mà coi bộ dạn lắm. Một số người nhút nhát thấy chị Đa đem con đi, cũng dắt díu nhau đi hết. Họ còn móc xích thêm chòm xóm đi thật đông để giữ cái thế cá đối bằng đầu trước mắt địch.
Má Bảy liếc nhìn những bộ mặt đăm chiêu chung quanh mình. Mấy người quen gật đầu chào má. Chỗ bạn tù với nhau cả. Họ hỏi đôi câu lấy lệ: Cấy xong chưa thím? Khoai củ êm rồi chớ? Chà, đêm hôm rét mướt quá hè... Họ tránh không nói gì đến trận đánh ban chiều, cuộc mít tinh tối nay.
Đồng bào đến đông, nhưng trong nhà họ bản "Tóm tắt luật 10/59" in chữ to đang phơi những lời dọa hung ác trên vách. Câu đậm nét nhất là XỬ TỬ HÌNH VÀ TỊCH THU TOÀN BỘ GIA SẲN. Cái án chém nằm sẵn trong nhà. Lưỡi dao máy chém lấp ló đằng sau tấm giấy chữ nhật. Họ cứ đi mít tinh vì cái giờ ao ước, thèm khát, trông ngóng mãi đã đến. Tiếng súng và tiếng loa của Cách mạng giữ cho họ. Sáng mai, nếu Cách mạng rút và địch trở lại, họ có cớ để ăn nói.
Giữa đám đông còn lẫn nhiều gián điệp và người nhà bọn ác ôn, họ phải cố giấu những mừng tủi đang bừng bừng trỗi dậy trước lá cờ đỏ xanh sao vàng mới thấy lần đầu mà quen quá, thương quá. Đôi người ngồi đây, trong những lúc tuyệt vọng nhất, đã từng nghĩ đến những ngày oanh liệt đánh Tây đuổi Nhật như nhớ tuổi trẻ của mình đã qua và không bao giờ trở lại. Họ thiết tha tìm hỏi về Cách mạng như hỏi tin người thân bị cấm cố ở Côn Đảo, biết còn sống thì họ mừng, nhưng không dám mong được sớm đoàn tụ. Và lúc này họ thở hồi hộp theo nhịp cờ gió rung, cúi xuống gẩy nhẹ một giọt nước mắ
Anh Bê đeo tiểu liên bước ra hô chào cờ. Đồng bào xì xầm hỏi nhau về anh cán bộ lạ mặt mà trẻ quá. Khi Bê giới thiệu "Ông Tạ Dõng, thay mặt ủy ban Mặt trận huyện", tiếng xôn xao nổi to hẳn. Nhiều người nhổm hẳn lên xem cho rõ anh xã đội phó kiêm giáo viên, tuy "nhảy núi" mới về nhưng mấy năm qua không lúc nào vắng mặt vắng tên tại Kỳ Bường.
Chị Đa ghé tai má Bảy:
- Ông Dõng mập trắng ra. Ở núi ăn lá cây mà coi bộ khỏe hơn bà con mình ăn cơm, ngủ nhà.
- Ờ, khỏe óc thì khỏe người chớ sao.
Đó cũng là một chuyện lạ của miền Nam. Ai thoát ly một thời gian cũng trẻ hẳn lại, thường béo ra tuy ăn ngủ không bằng lúc ở nhà.
Má Bảy muốn nói tuột ra những lời tự hào. Lá cờ đại kia do Sâm mua lụa và má may tay đấy, con Mại chỉ dám may cờ nhỏ thôi. Ba câu khẩu hiệu lớn ấy do Tư Sỏi cắt dán đấy. Và anh Dõng khỏe mạnh một phần cũng nhờ sữa hộp, trứng gà, cá kho của má đấy. Nhưng má chỉ lặng thinh, lắng tai.
Dõng đọc lá thư của ủy ban tỉnh kêu gọi đồng bào vùng lên phá kẹp. Má nghe câu được câu chăng. "...Sẽ tống cổ bọn xâm lược Mỹ và bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm xuống biển Đông...". Chị Đa vỗ lưng con Thừa, nựng: "Ngủ đi con, ờ má xương xương". Thằng Túc gục đầu trên đùi má Bảy, bắt đầu ngáy. "... Chúng ta quyết làm chủ nông thôn đồng bằng...". Má giũ tấm nhựa choàng ra đắp cho thằng Túc.
Khí chung vẫn trầm trầm.
Đọc xong lá thư, Dõng bắt đầu nói về các chính sách lớn của Mặt trận. Với bộ quân phục còn nếp gấp, khẩu súng ngắn, cái tật vung tay trái về phía sau như chỉ lên bảng đen, Dõng vẫn giữ dáng dấp của cả người chỉ huy lẫn ông thầy dạy trẻ. Chị Đa ngửng đầu nghe chính sách đối với gia đình binh sĩ ngụy. Một cặp vợ chồng ngồi trước mặt má nghe xong phần chính sách ruộng đất, ghé tai nhau nói gì rất lâu.
Má Bảy sững sờ nhìn quanh.
Má nghĩ khởi nghĩa phải rầm rộ như năm Dậu kia chứ. Mà chính Dõng và Bê cũng hứa với má sẽ có "trống giục, cờ bay, người đổ ra đường". Sao cuộc khởi nghĩa này nguội lạnh quá vậy? Đồng bào ngồi yên nghe anh giáo viên giảng một bài chính trị. Chắc họ sẽ vỗ tay, hô khẩu hiệu, chào cờ bế mạc, rồi về ngủ nốt hết đêm. Sáng mai thằng Phổ dẫn quân về, đội anh Dõng chặn đánh một lúc rồi rút. Đâu lại hoàn đấy. Nếu có tên chỉ điểm nào mách rằng Cách mạng họp rất đông tại nhà má trước khi gọi đồng bào đi mít tinh... Một luồng lạnh chảy loang trên lưng má như nước dột chui qua cổ áo. Cuộc phát động bị "sượng" rồi chăng?
Má sốt ruột tìm trong đám đông một vài cử chỉ hay lời nói hưởng ứng anh Dõng. Má chỉ thấy những cặp mắt trừng trừng, những bộ mặt chăm chú và khép kín, khó hiểu hết sức. Má bực mình. Má tức. Rồi một cơn giận lặng lẽ bốc nóng trong người má.
Làm sao xốc tung được khối người im lìm này lên bây giờ?
Chị Đa bỗng thở dài:
- Ông Dõng nói đâu trúng y đó, chẳng cóời nào sai. Có điều tôi sợ...
- Sợ cái gì?
- Sợ Cách mạng bỏ đi. Cách mạng ở lại đây, nhất định dân mình theo hết.
Má đang cáu, bật gắt:
- Rút đi đâu? Làm chủ kia mà! Lấy chánh quyền, rồi lại xách chánh quyền lên núi, mài ra mà ăn à?
Chị Đa cười xấu hổ. Chị vẫn ôm con ngồi thu lu, mắt không rời anh Dõng.
Lúc này Dõng bỗng cau đôi mày rậm, đổi giọng nói như hét:
- Bây giờ bà con tính sao? Thằng nhỏ không đáng cháu mình nó đánh trên đầu đánh xuống, cô bác cắn răng mà chịu sao? Cứ xách nón đi "tố cộng" quanh năm suốt tháng, con khát sữa khóc tắt tiếng, lúa chín rục ngoài đồng không được gặt, cứ chịu vậy sao? Tụi Mỹ - Diệm cưỡi trên cổ, bắt ta làm trâu ngựa. Ta không dám cựa quậy sợ nó quất roi, hay ta vùng lên lật nhào nó xuống?
Má Bảy nuốt khan nước bọt. Chuyện khổ nhục kể mấy tháng cho hết. Hình Dõng vung tay trước lá cờ nhòa dần đi, mà những tiếng chan chát như đập búa vẫn dội trong tai má:
- Con trai đi quân dịch, vô dân vệ chết thay cho Mỹ, chết mất xác, mất giỗ. Con gái đi lính Lệ Xuân làm đồ chơi cho Mỹ. Ở nhà thì cha mẹ bị bắt lên bắt xuống, ruộng đất trâu bò lần lần vô tay ác ôn hết. Cửa nhà tan nát. Mất nước thì còn nhà sao được!
Má Bảy đưa tay quệt nước mắt. Cách mạng đangể chuyện gia đình má đó. Hơi nóng ứ lên cổ, má nấc khẽ một tiếng, lại nhếch môi cười theo lối các bà già khi khóc hay cười hổ ngươi. Má không để ý đến những dãy đầu đen chung quanh má ngửng cao dần lên, mắt long lanh đọng những giọt ánh đèn. Tiếng rì rầm nổi, chìm, lại nổi, như một bầy chim mía lượn quanh. Một chị bịt khăn tang ngồi mé trước má bỗng ôm mặt, nhét vội góc áo vào miệng, mà tiếng nấc voacute;c.
- Trời mưa có đất chịu. Ai chửi nhờ cậu Bê nghe giùm, gói gửi theo.
Anh Chín nói vui, nhưng cũng bị dằn vặt không kém Dõng.
Có lần về khu họp, anh được tin địch càn lớn ở tỉnh mình, giết đốt tràn lan, cán bộ tỉnh mất liên tiếp bốn người. Suốt đêm anh mở chong mắt. Xa91;ng bào đồng chí giữa lúc gay go, không làm gì được để góp sức chỉ đạo chống càn, anh thấy như mình đang mê một cơn mê dữ trong đó chân tay anh tách rời khỏi thân. Anh không cựa quậy được, không níu chúng lại được, chỉ còn một cái đầu để hiểu rằng mình hoàn toàn bất lực. Gần sáng anh tháo võng nhét vào bao, lên báo cáo với cấp trên xin về tỉnh ngay. Anh Sáu, người chủ trì cuộc họp, can một hồi rồi gắt một mẻ. Anh Chín đành thức một đêm nữa viết thư góp ý với tỉnh, buồn rầu nghĩ rằng thư phải đi bộ hơn nửa tháng mới đến nơi. Anh lên văn phòng, chỉ xin một phong bì đóng dấu thượng khẩn. Anh Sáu đi qua, nói ngay: "Ông coi lại, gạch bớt cái số thì, mà, là, vậy, để cho điện hỏa tốc về tỉnh. Đánh toàn văn". Anh Chín ngượng, mừng, biết ơn quá đỗi. Anh Sáu trẻ hơn anh Chín đâu mười tuổi. Họ là bạn tù Ban Mê Thuột hồi Pháp, đến nay họ vẫn dúi trà thuốc cho nhau, khi cần cũng cãi nhau những keo nẩy lửa về công tác.
Tiếng gọi của tình cảm mạnh lắm ở anh cán bộ tóc bạc này. Nó kéo anh trở lại Kỳ Bường, giúp cán bộ xã tận tay trong ngày mở màn chống càn, như người mẹ hồi hộp đưa hờ đôi tay theo đứa con lần đầu bước chập chững. Nhưng anh buộc mình đi xuống vùng biển. Đợt đồng khởi dưới đó sẽ đánh một đòn phá càn rất chắc ăn. Còn Dõng phải đi đón tiểu đoàn bộ đội địa phương của tỉnh đang kéo về đây, giúp tổ chức đánh vài trận lớn cũng để phá càn. Anh Chín phải mang cả cái tích xưa Tôn Tẫn cứu Hàn bằng cách lôi địch sang hướng khác để dỗ ngọt Dõng. Anh hiểu vì sao Dõng khổ. Quê ở Kỳ Bường, lãnh đạo khởi nghĩa tại Kỳ Bường, không ngớt kêu gọi bà con Kỳ Bường đánh giặc giữ làng, giữa lúc giặc càn ác nhất lại bỏ Kỳ Bường mà đi! Cay lắm chứ!
Bây giờ anh rỉ tai Dõng:
- Cậu Bê cứng rồi. Dám xông xáo mà lại biết nhìn hết các mặt, thấy không? Chị Năm cũng vững. ậu Kỳ Bường đủ sức làm ăn.
Dõng gãi mớ tóc bàn chải:
- Dễ nướng lắm anh à. Phải chi tôi được ở lại...
- Bộ ông với tôi thay da sống ba đời được sao? Mời ông thu hình lại một chút để cán bộ xã cầm cương phong trào, ông tướng ơi!
Tổ cảnh giới kêu ngoài xa:
- Tàu bay! Đầm già đó!
Ông Nhâm ngồi bên đài tử sĩ vội vén góc màn, thổi nến. Chiếc L.19 bay thấp giăng những đèn màu hình chữ thập. Đôi cánh đen kịt, vuông góc như lá chuối xén hằn trên nền mây trắng, lừ lừ xoay nghiêng. Có tiếng "rảng" lên đạn các bin. Tư Sỏi định bắn, Bê gọi:
- Khoan bắn, đợi họp xong đã!
Qua tiếng động cơ rè rè như xe gắn máy, một giọng đàn ông eo éo nổi lên: "Hỡi toàn thể anh em binh sĩ Việt cộng! Hỡi toàn thể dân chúng!". Bà con giật mình, rướn cổ. Rõ ràng tiếng loa từ dưới đất dội lên, như địch đã tới đầu xóm. "... Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi ông Bê, ông Trưng, ông Sỏi, bà Tân, cùng tất cả những người khác đã lầm lỡ đi theo Việt cộng...".
Anh Trưng ở đâu gọi vào, giọng tỉnh khô:
- Họp tiếp đi, hễ kịp ta khoèo thằng này xuống coi mặt!>
Ba bốn người nói to:
- Giọng thằng Rân con lão Hạnh rõ ràng.
- Giả bộ lưng chừng miết!
- Cháy nhà ra mặt chuột, cháy làng thì lòi Việt gian!
Chiếc máy bay quần những vòng rất hẹp như vướng một đầu cánh vào ngọn tre. Thằng Rân chuyển sang mời "toàn thể dân chúng hãy hợp tác với quân đội cộng hòa và chánh quyền, hầu vãn hồi trật tự an ninh...". Tờ truyền đơn chưa đọc hết, máy bay đã ném luôn bốn cái đèn dù chung quanh cầu sông Nhỡn. Nó lên cao, mở vòng rộng hơn. Một quả đạn 105 huýt sáo như chích chòe cất giọng, bật chớp trắng cách chỗ họp vài trăm thước.
Anh Chín và Dõng ra đi lặng lẽ trong khi đồng bào tản ra tránh pháo. Chừng ba chục quả 105 rơi dồn dập xuống bãi sông cạnh cầu, nơi có nhiều con bù nhìn đứng giơ chổi cùn đuổi chim đến phá đỗ. Tư Sỏi nói oang oang:
- Tụi Mỹ mời đám bù nhìn của mình ra làm tổng thống. Bù nhìn không đi, nó tức nó bắn.
Phần sau cuộc họp bỗng nổi sóng gió.
Cần mở gấp một đợt đấu tranh trực diện lớn chống máy bay đại bác phá làng giết dân. Đi ngay sáng mai. Trừ du kích và mấy cán bộ ra công khai, còn bao nhiêu đi cả. Khi bàn việc này, chị Năm và ủy ban đều thấy trước sẽ có nhiều thắc mắc. Nhưng không ai ngờ bà con sẽ chống lại gay gắt như bây giờ.>
Trong khi chị Năm Tân nói, tiếng rì rầm đã nổi lên to dần. Vài câu sừng sộ bật ra. Một người cười khẩy.
-...Tóm lại, bà con ta sáng mai sẽ kéo xuống vây bọn chỉ huy, bắt chấm dứt phi pháo, bắt bồi thường nhà cháy người chết. Đồng bào cảm thông chưa?
Nhiều giọng cùng ồ lên:
- Thông như ống thổi lửa!
- Đang đánh ngon, lại xui đi nạp mạng chỗ hàm chó vó ngựa!
- Nó đang xúc dân 1, xúc không được thì giết, ủy ban quên rồi sao chớ?
- Có phải chị biểu xuống để nó khỏi mất công bắt, phải không?
- Bỏ bao thả sông. Nó bỏ bao thả sông hết?
Chị Năm ngẩn ra trước những lời sấn sổ ấy không kịp đáp. Tư Sỏi nổi khùng, quát:
- Làm gì kỳ vậy? Ai phát biểu giơ tay coi!
Một người ngồi thu lu cạnh miệng hào đưa tay lên. Khi người ấy nói, bà con mới nhận ra ông Mại. Suốt ngày nay ông bám chắc đáy hầm. Cô Mại "đa cảm" phải lên nhen lửa nấu cơm, bưng xuống cho cha. Ông thưa gửi rất lễ phép, và nói những lời rất không ngờ đối với cả những người tán thành cũng như phản đối chị Năm:
- Dạ, chị xong chưa để tôi xin nói hớt. Cấp trên bày vậy thiệt chí phải. Để đồng bào ở lại đây vướng vít, quí anh em du kích ném chuột còn sợ bể lộc bình. Tản cư lên mấy xã trên thì kẹt cái vụ đổ bộ Kỳ Lâm, đi không lọt. Chi bằng bà con mình lánh đỡ xuống dưới, lựa lời ăn nói với bên kia sao cho trôi chảy, họ nới tay cho chừng nào hay chừng nấy. Mình làm cách mạng chớ đâu có liều mạng...
Từ đầu cuộc họp, má Bảy vẫn ngồi chen giữa đám đông cho đỡ rét, vạch khăn trùm đầu để hở một bên tai, tóp tép nhai trầu.
Khi bà con cãi lại chị Năm, má không bằng lòng mà chẳng lấy làm lạ. Chính má cũng ngờ ngợ thế nào. Mọi hôm bà con đi chợ đã từng lời một tiếng hai với địch, đâu có chịu bị ăn hiếp. Nhưng lần này khác hẳn. Bọn Mỹ cầm quân đi càn, cố xúc dân và giết dân càng nhiều càng hay, bì sao được với trung sĩ Huỳnh và bọn lính còn nhớ tới Nam quốc Nam nhân! Đi đấu tranh lúc này e lợi chẳng bù hại, má tính như thế.
Tuy vậy, khi nghe giọng nỉ non của ông Mại, má bực mình muốn đập lại ngay. Ông Nhâm đã hầm hầm cắt ngang khi má định giơ tay:
- Nè, ông Mại, thằng Rân rao loa miết chưa đủ sao mà anh xía thêm vô?
- Chết, bác cứ...
- Anh muốn tránh né thì cuốn gói lủi một mình, chớ có dụ dỗ người ta! Trực diện kiểu anh là cõng con thỏ trên lưng, trói mình ra hàng! Thử hỏi bấy nhiêu bà con đây có ai chịu lạy giặc ống không?
Ông Mại co mình như con tôm luộc, nín thít, trong khi mấy anh trẻ tuổi chồm dậy đòi ủy ban "nắm đầu tụi phản động lọt lưới". Chị Năm phải can, và lái cuộc họp trở lại bàn việc chính: đồng ý với nhau cần tiến công địch, nhưng đánh cách nào đây? Nên hay chưa nên tiến công chính trị?
Chị Ơn đứng trong góc tối, mắt long lanh. Ngọ vẫn kèm bên chị.
Nỗi đau của người đàn bà công giáo mất chồng mất con này có cái gì dễ sợ. Chị không khóc, không cầu kinh, cũng không cho chôn đứa con. Sau lúc đi cắm chông với chòm xóm, chị lại về ngồi trên cái chõng nhỏ, bồng xác con, trừng trừng nhìn ra ngõ như đợi chồng về ăn cơm. Nghe bà thím đọc đi đọc lại kinh "Kính mầng" trước tượng Đức Mẹ, chị cười gằn:
- Bà hỏi thử Mẹ Maria có bị hiếp không?
- Nói bậy...
- Mẹ bao lớn...
- Thôi thôi, Giêsu Maria, lạy Chúa tôi!
Đến tối, sau khi nghe anh du kích kể một thằng Mỹ chỉ huy biệt động quân bị cây súng săn của anh bộ đội mặt đen cắm đủ chín viên chì giữa ngực, chị Ơn cúi nhìn vết bom chém mặt con, ngẫm nghĩ một lát, rồi đem con đi chôn sát bên mả chồng.
Bây giờ chị đột ngột giơ tay xin nói. Cũng như trong đêm vạch tội thằng Phổ, bà con im hẳn để nghe chị. Chị níu tay vào vai Ngọ, hơi nhô đầu:
- Tôi xin theo lệnh ủy ban đi trực diện. Có điều xuống đó tôi làm gì nữa thì một mình tôi chịu. Báo cáo trước vậy đó.
Chị chỉ nói bấy nhiêu bằng cái giọng khô và lạnh. Ngọ hiểu ngay chị muốn gì. Sau khi chôn con, chị lấy con dao xếp cỡ to của anh Ơn ra mài. Anh Ơn mua dao sau khi cha Phức dặn con chiên sắm vũ khí để "chống Việt cộng vô thần về giết công giáo". Chị mài nó đến khi cạo thử lông tay thấy đứt mới thôi. Chị hỏi một anh đã đi quân dịch: "Thằng tướng Mỹ đeo lon ra sao, chú vẽ tôi coi". Rõ ràng chị định theo bà con đi đấu tranh để đổi mạng với giặc.
Chị Năm trả lời qua quít: "Để giải quyết sau", v ác lóe một chấm sáng trên ngực. Chị rút trong túi ra một gói vải nhỏ loang những vệt đen. Mọi người nín thở. Chị chỉ hơi máy cặp môi cũng trắng như khăn tang, nói âm thầm và rời từng tiếng:
- Đây ông cảnh sát nè. Ông nghĩ tình con chiên Chúa với nhau, ông đưa tôi miếng gan anh Ơn, mời tôi ăn. Tôi chưa ăn, gói để dành đợi Cách mạng về. Giờ tôi đem nộp ông, để làm chi, ông ăn cho hết kẻo nữa chết còn thèm gan người. Gan chồng tôi có ngon không ông?
Chị ngừng lại, hít một hơi dài, cười khẩy một tiếng nhọn như kim
- Quỷ Xa tăng ác chừng nào tôi chưa thấy, mà thấy ông ác quá chừng đi, ác trên đời có một... Phổ! Mày cướp hết vườn dừa nhà tao chưa đủ sao, mày hiếp tao cả chục lần chưa đủ sao, mày còn mổ bụng chồng tao nữa hả Phổ?
Câu nói cuối cùng xé ra thành từng tiếng rú nức nở. Chị túm tóc thằng Phổ, ấn gói gan người vào miệng hắn, đạp một đạp giữa mặt.
Ngòi lửa đã bén tới thuốc súng.
- Trời ơi là trời!
- Phổ, trả cha tao đây!
- Con không về mà coi, con ơi...
- Để nó cho tôi. Đừng ai rờ vô mà, để đó!
Má Bảy òa khóc hu hu như đứa trẻ trong khi hai ngàn người chồm dậy, đẩy lưng nhau xô lên phía tên ác ôn, gạt nhào mấy anh du kích sang bên văng cả súng. Hai cây cọc treo đèn bị chạm, hai ngọn măng sông chao mạnh, lắc lư soi trên những nắm tay, cây gậy, chiếc guốc vung lên tới tấp. Tiếng thét làm rung các mái lều chợ lợp tôn.
Từ lúc ấy má Bảy say đi giữa đám đông choáng váng, ngây ngất.
Loáng thoáng trước mặt má mấy chục tề điệp ra chắp tay gục đầu xin má tha tội. "Ừ thì tha, tao không khát máu như tụi bay, tao tha làm phước, phải bỏ cái nghề bán nước hại dân đi nghe không." Khi Dõng đọc lời thề đoàn kết đấu tranh, má giơ tay rõ cao: "Xin thề
Đến lượt bầu ủy ban tự quản của xã. Dõng đề nghị anh Bê chủ tịch, chị Năm Tân phó chủ tịch, anh Trưng xã đội trưởng và bốn vị nữa. Không đợi hỏi ý kiến, bà con đã vỗ tay reo ầm: "Hoan hô ủy ban! ủy ban ra mắt đi!". Ủy ban ra tuyên thệ, anh chủ tịch đeo tiểu liên trên lưng và chị phó chủ tịch còn cầm cái loa trên tay. Đội du kích hơn ba mươi người cũng ra tuyên thệ, trong đó có mười bốn dân vệ quay súng. Hoan hô! Hoan hô! Ta có Đảng bấy lâu, nay lại có Mặt trận, chính quyền, có súng cầm tay!
Chị Năm vung cái loa lên miệng:
- Cuộc biểu tình bắt đầu! Mời đồng bào thắp đèn, xếp hàng!
Lá cờ đại bay phần phật đi trước. Hai anh du kích vác hai cây cọc đèn cố rướn thật cao để ánh măng sông soi rõ màu cờ. Bốn cái trống lớn, mỗi cái hai người khiêng một người đánh, đổ dồn từng hồi như núi lở. Hai mươi sáu cái cổng chào đục sẵn từ trước, giấu mỗi nơi một cây tre, vừa được dựng gấp trên đường lớn, dang rộng những cánh cờ và biểu ngữ đón đoàn biểu tình cầm đèn gió sáng rực. Con trăn lửa dài hơn một cây số trườn về ga Đồng Mè.
Ra khỏi xóm, chị Đa gọi má:
- Sướng chưa bác, Kỳ Minh cũng khởi rồi!
Bảy tám đống lửa lớn cháy rừng rực mé Kỳ Minh, nơi có nhiều lô cốt và bót gác. Trống mõ bên ấy rùng rùng vọng sang đáp lại Kỳ Bường. Xa hơn nữa, suốt dải đất mé trên đường sắt và đường Một, ánh lửa nối ánh lửa và tiếng trống dội tiếng trống, to nhỏ, gần xa, họp thành đêm hội cách mạng rung tr đất.
- Đả đảo Mỹ - Diệm!
- Đả đảảảo!
- Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam muôn năm!
- Muôn năm! Muôn năm! Muôn năm!
Những khuôn mặt chung quanh má Bảy tươi nở, cười hỉ hả, bừng bừng sắc đỏ. Khởi nghĩa Ất Dậu đây rồi. Ta vùng dậy khắp nơi. Ta mạnh. Ta thắng. Hãy khạc ra cho hết những hòn than cháy uất hận nuốt vào bụng bấy lâu. Hãy nắm tay những người cùng đau khổ như mình, xé toạc những hàng rào hiềm khích nghi kỵ do giặc bủa ra, hãy ôm nhau ta với ta. Hãy tin sức mình, tin bà con, tin Cách mạng. Ai cũng muốn hò hét, múa vung lên, nói những lời thương yêu nhất với người bên cạnh và chửi địch cho thật khoái miệng.
- Quyết tâm giữ vững chánh quyền nhân dân!
- Quyết tâm!
"Ai đó còn sợ Cách mạng rút đi? Ai nghĩ bậy vậy? Cách mạng là tao đây nè, rút đi đâu cả mấy ngàn dân Kỳ Bường, cả trăm ngàn dân đêm nay nổi dậy?". Những người vài giờ trước đây còn rụt rè đang cãi nhau với chính mình, với con người cũ như thế đấy sau khi lột vỏ. Ông Nhâm hô một câu tếu:
- Bà con mình theo Việt cộng muôn năm!
- Muôn năm!
Bà con vừa hô theo ừa cười rầm. Phía quận lỵ, đạn lửa vọt lên từng chùm cuống quít như nối nhau bỏ chạy khỏi cái đồn sắp mất. Đèn dù bùng cháy liên tiếp, mở những con mắt lạc tròng. Đường ray dội "ưng ưng" dưới chân. Rồi mặt nhựa của đường Một đón bốn ngàn bàn chân rầm rập.
Không hiểu má Bảy về nhà lúc nào mà lại cầm lá cờ ba que xé một cái rẹt nghe sướng tai quá. Má xé nữa, xé nữa, để nghe những tiếng nghiến răng của giặc yếu dần đi, tắt hẳn.
Út Sâm đánh bật lửa đốt ảnh thằng Diệm. Sâm thui từng chỗ, cười khanh khách, hàm răng lóe trắng giữa bộ râu quai nón chưa lau:
- Con mắt rình rập nhà tao nè. Cái miệng táp hết của tao nè. Coi hay chưa má! Giống y cái đầu heo luộc bị móc mắt... Chà, kiếm đâu ra hình Mỹ tổng thống, cho nó chết chùm với Ngô tổng thống...
Sâm chạy loăng quăng xem những tranh ảnh dán che phên rách, xem xong lại xé toàng toạc, miệng nghêu ngao cái bài hát "tri ân Ngô tổng thống" được Sâm đặt lời lại khi hát trong các buổi lễ: "Đầu cha ác ôn Ngô tổng rống... Ngô tổng rống muốn nằm...".
- À, Mỹ đây!
Sâm lột tấm tranh quảng cáo viện trợ Mỹ, có ảnh tổng thống Mỹ và hai bàn tay túm nhau. Sâm vò hai tờ giấy chung với nhau, sọc xanh quấn lấy sọc đỏ, trịnh trọng châm lửa:
- Cho bay chết đủ cha con, bay khỏi thắc mắc!
Đừng ai bàn chuyện đi ngủ trong cái đêm nay. Má Bảy đun liên tiếp cả chục nồi nước chè, rút cọc chuồng lợn chụm cho mau sôi. Đồng bào phá đường uống nhều ghê. Sâm, Ngọ, Trấu mỗi lần chạy về gánh nước lại phì phò: "Được trăm thước. Trăm rưởi thước. Cầu gần sập rồi...".
Trống mõ vẫn râm ran khắp các ngõ xóm như đêm xưa từ Kỳ Lâm dội về. Không, đêm xưa nào, mới tối qua đấy thôi. Vậy mà má nhớ đâu như chuyện năm ngoái. Thì ra má cùng với bà con vừa nhảy vọt qua một vực sâu ngăn cuộc đời làm đôi. Không thể lùi. Lùi là rớt xuống vực Chỉ có dấn tới, nhào tới, đè bẹp quân giặc mới sống nổi.

Mấy người tiếp ngay:
- Bởi vậy mới đừng xuống!
- Là cái kế nó xúc dân đó bác!
Má Bảy vạch cả hai tai ra khỏi khăn trùm đầu. Má cau mày, chưa hiểu ông Nhâm bày mưu thầy mẹo thợ gì, hay lại bàn ra. Ông cứ đủng đỉnh:
- Xì, các chú nói vậy là hữu dõng vô mưu. Biết nó gài bẫy cò ke thì mình bước tránh, mình đẩy nó lọt xuống bẫy chớ. Tôi tính nó đã làm ra màu mè độc lập dân chủ vậy, ta cứ đi, có điều đi sao cho khéo. Trước hết ta cử ít ông già bà lão xuống kiện cái sự đốt nhà giết dân thử nó nói sao. Coi như đi sứ. Nghề đời đánh không nổi mới dụ hàng, mà đang dụ hàng không ai dại gì chém sứ, tuồng tích xưa nay vẫn vậy. Liệu bề nó không đủ sức hốt dân thì còn bao nhiêu chị em xin mời ra quân hết, kéo đại binh xuống tiếp sức. Nó lâm thế bí mới phải kêu thương dân, ta bắt nó nói sao phải làm vậy, hễ nó không chịu thương ta oánh què cẳng. Mất gì mà ngại, cứ đi. Với lại...
Ông Nhâm bỗng cúi đầu, nín lặng mấy giây. Giọng ông trầm xuống:
- Tôi thấy lũ trẻ mới lớn lên giành nhau ra trận, người hy sanh kẻ bị vít 2, tôi thương đứt ruột mà nghĩ cứ tủi cho cái thân già ăn thêm sống rán. Thôi thì cầm súng không nổi cũng còn chút hơi thở đây, tôi xin đi giằng co níu kéo thằng giặc, đỡ tay cho anh chị em du kích được bao nhiêu hay bấy nhiêu... Đảng với Mặt trận kêu gọi ta chia lửa với con cháu, chẳng lẽ bà con mình nỡ làm thinh hay sao?
Mấy lời cuối cùng của ông già ăn ngay nói thẳng kéo bật mọi người trở về với cảnh chiến đấu trong ngày. Má Bảy kéo góc khăn thấm nước mắt. Má thấy Út Sâm băng qua các cánh quân giặc, trở về với tay chân đầy vết gai rạch. Má thấy Tư Sỏi đưa bàn tay vấy bùn và máu bốc nắm cơm, vừa nhai vừa chạy dọc hào. Má phải ra trận, đánh theo kiểu của má. Má phải tiếp sức cho con.
Má nói chậm rãi:
- Tôi dốt đui dốt đen, chẳng biết cãi lý sự với bọn chỉ huy, có điều sợ giặc thì dứt khoát không sợ. Cần trực diện tôi xin đi trước.
Cuộc bàn cãi xoay hẳn sang hướng mới. Trong khi chị Năm và Bê nói nhỏ với nhau, ông Nhâm đứng dậy gọi tên các ông bà già, rủ họ cùng đi. Họ nhận cả. Cũng còn đôi người gượng gạo, nhưng thấy má Bảy đã tình nguyện trước nên họ ngượng miệng không dám từ chối.
Chị Năm đề nghị ông Nhâm làm "đội trưởng xung kích". Ông vê râu, nhìn quanh:
- Ờ, gì chớ cái sự kẹp dù đi kiện tôi cũng đã từng, mà roi vọt lắm phen nó cũng dày da lưng rồi. Cốt nhứt bà con mình đồng lòng thì trận này ăn chắc. Tôi xin ủy ban một điều thôi: ai lén khai báo với giặc về cuộc họp đêm nay thì trước hết bị trời tru đất diệt, sau nữa cho tôi mượn cái đầu. Vậy được chớ?
Bê hỏi ngay:
- Bà con mình thấy sao?
- Đồng ý! Đồng ý!
Bê đột ngột cười xòa giữa lúc không có gì đáng cười cả. Nhưng bà con đều cười theo, hỉ hả. Gỡ được chỗ bí rồi. Mặt trận chính trị sẽ mở, sức ta tăng gấp đôi, Kỳ Bường không thể bị mất. Chắc chắn như vậy, vì Đảng bày như vậy. Mấy ngàn trái tim nóng của bà con vẫn gắn liền với khối óc tỏa sáng của Đảng, trong cái thân thể đầy vết thương là mảnh đất Kỳ Bường.
Có một điều Bê và chị Năm biết rõ nhưng không được phép nói ra để bà con mừng: cuộc đấu tranh có vẻ trái cựa đối với Kỳ Bường này nằm trong đợt tiến công chính trị lớn của toàn tỉnh. Ủy ban tỉnh đồng ý với anh Chín Chuyền, đã châm ngòi cho nó nổ sớm hơn ngày định trước. Ước chừng mười tám vạn đồng bào sẽéo vào các thị xã thị trấn, vây chặt "tỉnh đường" và "quận đường", xô vào đồn giặc, cùng chống càn với Kỳ Bường ở cả những nơi đồng bào Kỳ Bường chưa hề đi đến hoặc nghe tên.

*

Đến nửa đêm má Bảy mới ra về. Sau cuộc họp thôn, "đội xung kích" ở lại bàn với ủy ban những câu đối đáp khi gặp địch. Bê và chị Năm còn giữ má lại một lát để giao công việc mới cho Huỳnh và Bính.
Má đi một mình trên con đường ven sông rắc đầy những lá tươi mới rụng, cành gãy, mảnh tranh, khúc tre. Dưới bóng cây, những hạt xăng bột của bom na pan vãi ra chưa cháy hết nổi sáng xanh lốm đốm như lá mục, xòe lửa xanh khi bị chân chà mạnh. Từng lúc, má hoa mẩu củi than tìm đường vòng tránh một hố bom khuất trăng. Người má nhẹ và ấm. Cái uất ức bó tay khi ngồi trong hầm nghe súng nổ bên ngoài đã tan hẳn khi má được ra trận với các con.
Sắp rẽ về nhà, má bỗng ngồi thụp xuống, dúi mẩu củi vào một gốc chuối. Có thuyền qua sông. Hai, ba, bốn chiếc đò rẽ trăng sóng sánh, chở đầy những bóng đen có tia trắng lóe trên súng. Má men bụi rậm đến gần bực sông, nhô đầu dòm.
- Ai? Khẩu hiệu?
Má hớt hải:
- Ớ ông trùm ông xã, tôiây...
- Má hả má?
Út Sâm hạ nòng súng. Hàm răng cười trắng nhởn trên mặt đen. Lại lọ nồi, hết rửa lại bôi!
- Sao không ngủ chút đã con?
- Bộ đội về chống càn đó má. Coi ngon chưa. Có đủ ông ầm nè, thấp thấp lùn lùn nè. Chắc đánh to lắm. Con không được đi theo, tiếc ghê.
- Thôi ở nhà với má, nghỉ một bữa.
Sâm cười ngặt ngoẹo:
- Má kỳ lắm. Nhà đâu nữa mà ở? Mà má đâu có ở nhà? Mai má đi xung kích, con theo chủ lực xuống sau. Con Ngọ ra nói má xung phong trước hết, thiệt bảnh. Anh Tư coi bộ không ưng...
- Sao vậy?
- Ẳnh nói tụi ác ôn biết ảnh, thù ảnh, sợ tụi nó bắt má làm con tin để buộc ảnh đầu thú. Con hẹn hễ má bị bắt thì con kéo bà con nhào vô níu xé, thả thả hết, bắt bắt hết.
Ngọ từ dưới bãi đi lên, báo tin bộ đội qua sông xong xuôi, đang đi dọc bãi về phía Kỳ Minh. Anh em đi rất êm và tránh xóm để chó khỏi sủa. Má phàn nàn:
- Ông Dõng ác quá, không cho anh em vô xóm nghỉ một lát, bà con mời ăn khuya chén chè tô cháo rồi hãy đi. - Để con nói bác Chín cử má làm chánh trị viên!
Đêm ấy má với Sâm nằm trên bộ ván mọt kê sát đất, bên miệng hầm, trên che tạm mấy cái nong. Đồ đạc trong nhà được giấu rải rác ngoài vườn, còn nguyên cả. Từng luồng khói nóng từ đống tre gỗ cháy ngún theo gió tuôn vào đầy lều. Ngôi nhà còn nhớ chủ, đưa những hơi thở ấm cuối cùng theo chủ trước khi hóa kiếp, để lại đống tro bón ruộng và mớ than nấu cơm. Má nằm nghĩ lan man, tiếc cái nhà giữ non hai chục năm đến nay bị cháy, thương chồng dành dụm làm nhà, rồi nhớ thằng Tùy vắt vẻo trên mái lợp từng tấm lá dừa đánh dày cộp.
Trên ngọn dừa cao nhất, con tắc kè thấy vắng bắt đầu đếm tuổi: "Cắc... kè!". Sâm bật kêu mừng rỡ:
- Nó còn sống má ơi! Tội nghiệp, chẳng ai nhớ nó hết mà nó nhớ mình, thấy mình về nó chào.
Má cười.
- Tao với nó thi đua sống dai, tao còn nhứt định nó còn. Mà nó ưa chọc tao. Đêm nào nó cũng kêu: "Bác già, bác già". Chao, đau lưng gớm đây Út.
Sâm đấm lưng cho má xong, bật ho một hồi:
- Khói khét như quỉ!
- Chửi Mỹ chớ sao lại chửi nhà mình?
- Con tập chửi, để mai chửi Mỹ cho tơi bời khói lửa.
M nằm nghiêng, im một phút rồi hỏi Sâm:
- Con biết thằng Bê tên thiệt là gì không?
Sâm giương mắt:
- Là Bê chớ tên là gì nữa?
- Dốt! Nó là Bái, Biên, hay cái gì đó cũng một vần B, má quên... Má hỏi đây Út. Nghe không?
- Dạ.
Khi sắp nói chuyện "người lớn" với Sâm, má thường mào đầu như vậy. Sâm chợt sợ rúm người. Chết, anh Bê đã nói với má cái chuyện hồi trưa, dưới hầm bí mật... Má bẻ ngón tay rắc rắc mà Sâm tưởng xương mình gãy vụn. Con gái trắc nết nè. Tao nuôi tao dạy bấy lâu mà mày không nói sơ với tao một tiếng nè. Từ rày tao cấm cái này cái nọ... Sâm muốn chồm dậy, chạy biến thật xa. Nhưng má đã thủ thỉ:
- Má coi bộ thằng Tùy còn lâu mới về được. Thôi má không nuôi có bà khác nuôi, cũng mừng cho nó được ở gần Cụ Hồ mà học cái đức thánh hiền của Cụ. Má tính vầy Út à. Thằng Bê mồ côi ba má, tội nghiệp lắm, má muốn nhận nó làm con nuôi. Con thấy sao?
Sâm quẫy một cái không nói. Má thấy lạ. Má nghe Sâm khen Bê luôn, tưởng nghe vầy Sâm vồ vập mới phải chứ. Hay Sâm xin súng đạn gì đó không được rồi giận?
Má nói tha thiết hơn:
- Không phải má nuôi nó để về sau nhờ cậy gì. Có điều hết thảy cán bộ du kích ai cũng có chỗ bà con lui tới, sót lại một mình nó đầu không chằng chân không rễ, nó vun đắp cho cả xã mà rách cái áo cũng phải lui cui ngồi vá lấy, má nghĩ xót ruột quá đi. Thôi thì không có công sanh thành cũng góp một chút dưỡng dục, má sống chẳng mấy năm nữa, má xin với cấp trên lãnh nó làm con nuôi, lo cơm áo cho nó để nó vui bụng mà làm việc nước. Như vậy thằng Tư với con cũng được phước về sau nữa. Hay con chê nó chưa xứng làm anh thì nói thiệt đi.
Sâm lật mình quay lại, quàng tay ôm má, dụi cái trán nóng rực vào cổ má. Sâm lúng búng trong miệng như ngậm cháo:
- Con... con có chê ảnh đâu...
- Coi bộ chưa ưng ý hả?
- Con ưng... Mà không, đừng, khoan đã má, để con ngủ.
- Út à...
- Con buồn ngủ muốn chết. Con ngủ đây má.
Sâm lại trở mình úp thìa với má, thở phì phò. Vì Sâm ngáy cẩn thận quá nên má biết con chưa ngủ, chỉ tránh trả lời. Lớp trẻ bây giờ lắm cái rắc rối má không hiểu được.
Má kéo chăn đắp cổ cho con, trùm thêm chiếc chiếu ra ngoài che sương. Sương mù từ dưới sông tràn lên bắt đầu phủ kín cây vườn. Tiếng lựu đạn và súng nhỏ cũng bắt đầu dậy lên phía Đồng Trầu. Du kích đợi trời đất trắng xóa cả mới đánh vào những nơi giặc đóng.

1

2
Bắt dân phải rời làng đi ở các khu tập trung.
Bị thương.
 
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: e-thuvien
Được bạn: Mọt sách đưa lên
vào ngày: 12 tháng 3 năm 2012

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--
Truyện Cùng Tác Giả BÊN KIA BIÊN GIỚI Gia Đình Má Bảy Mẫn và tôi TRƯỚC GIỜ NỔ SÚNG