Chương 9

Dịch giả: Phạm Văn Vịnh
Chương 4

26 tháng Chín
Đã một tuần nay tôi không viết thêm được dòng nào vào quyển nhật ký... Tối đến tôi thấy người mệt nhoài, mình mẩy đau nhừ... chỉ còn muốn đi ngủ, chẳng muốn làm gì nữa... Ước gì được ngủ suốt ngày!..
Làm việc ở nhà này mệt quá!... Cứ suốt ngày gọi... Vừa ngồi xuống, chuông đã lại kêu reng reng... lại trèo lên hai tầng thang gác... Không còn thở được nữa... Chuông không mấy lúc không reng reng... Chân cứ mỏi nhừ, chạy còn thiếu mà khụy xuống... Lưng đau, bụng đau... Reng reng, tai lúc nào các thấy o o... Chậm một tí là kêu:
Làm gì ở dưới ấy mà gọi không thấy lên ngay! Tai điếc à? Gọi cứ hàng tiếng đồng hồ mới thấy ló mặt lên! Lấy cho tôi cái kim!
Tôi vào rổ khâu lấy cái kim.
Cả sợi chỉ nữa!
Tôi lại quay lại lấy cuộn chỉ.
Tìm cho tôi cái khuy.
Tôi đi lấy khuy.
Khuy này không được! Khuy màu trắng số 4 kia! Mau lên!...
Tôi lại đi tìm chiếc khuy trắng số 4...
Tôi những phát điên lên được. Cứ đi lên đi xuống, đi ra đi vào suốt đi như vậy.
Rồi bà ấy lại thay đổi ý kiến nữa chứ!
Thôi cất kim và khuy áo đi! Không cần nữa!
Lưng tôi cứ muốn gẫy gập xuống... Hai chân mỏi nhừ... Không còn bước được nữa... Thế này chắc bà ấy hả hê lắm... Đối vối súc vật cũng không đến nỗi thế!
Tối đến, vào phòng tôi, bà ấy làm như sấm sét:
Thế nào! Mày không dọn dẹp gì à?... Tao thuê mày không phải để mày giong ra giong vào suốt ngày, nghe không!...
Tôi tức quá, cãi lại:
Tại bà cứ sai tôi suốt ngày, còn thì giờ đâu mà dọn dẹp.
Tao sai suốt ngày à? Mà cấm mày không được cãi, nghe chưa!... Tao nói, cứ nghe thôi, không được phép có ý kiến lại!... Tao nói thế chưa đúng hay sao?
Thê rồi bà ấy sập cửa ầm ầm! Quăng cái nọ, ném cái kia! Trong nhà, ngoài vườn, dưới bếp, cứ ầm ầm tiếng bà quát tháo... Bà ta mới lắm điều làm sao chứ!...
Không hiểu trong người bà có cái gi mà lúc nào bà cũng như điên thế! Không mây khi thấy bà có câu nói dịu dàng!
Có một lần tôi mệt quá!... Trong người như có con sâu con bọ gì nó gậm nhấm, nó cấu xé... sáng ra không còn muốn dậy nữa, người thấy choáng váng. Nhưng tôi vẫn cố ngồi dậy đi làm. Bước lên cầu thang gác tôi thấy mặt mũi tối sầm, phải bám vội vào tay vịn cầu thang cho khỏi ngã... Cũng vừa lúc bà chủ đi đến. Thấy tôi vậy bà hỏi:
Cô sao thế?
Tính tôi không muốn để cho ông bà chủ nghe những lời rên rỉ, nên tôi trả lòi:
Tôi không sao.
Không sao thì sao lại thế? - bà nói. - Tôi không muốn ai có bộ mặt như đưa đám đâu nhé. Cô làm tôi khó chịu lắm!
Tôi những muốn tát cho bà ta mấy cái!...
Gặp những lúc như thế, tôi lại nhớ đến những chỗ làm cũ... Nhất là nhà ông bà chủ ở phố Lincoln... Tôi là người hầu phòng thứ hai nên chẳng phải làm gì nhiều... Cả ngày bọn tôi ngồi với nhau ở trong phòng để quần áo, một căn phòng đẹp, tường căng vải phớt hồng trong phòng có những tủ lớn bằng gỗ đào hoa tâm, các ổ khoá sáng choang. Chúng tôi chỉ có việc đọc sách báo, trò chuyện bù khú với nhau, chế giễu trêu chọc chị này anh kia. Bà quản gia, là một bà người Anh, cho chúng tôi uống nước chè bà chủ gửi mua từ Anh quốc. Ông đầu bếp cũng mang đến cho chúng tôi bánh ngọt, rượu, giăm bông, xúc xích và nhiều món ăn khác, toàn loại cực ngon...
Tôi còn nhớ một hôm trong lúc vui đùa, bọn họ còn bắt tôi mặc quần áo của ông chủ, một bộ đồ bằng vải rất đẹp... Người ta làm đủ mọi trò. Bắt tôi đi đứng, nói năng như ông chủ, chết cười được. Tôi làm bắn cả nước bọt vào chiếc quần hộp của ông chủ...
Một chỗ làm việc thật dễ chịu!
Dần dần tôi hiểu ông chủ chỗ tôi đang làm bây giờ. Ông là người tốt bụng, đại lượng, đúng như người ta nhận định. Nhưng vì muốn làm điều tốt lành nhân hậu nên cũng có khi ông phạm sai lầm... Ông có ý định làm điều hay nhưng có khi lại quay ngược và phản tác dụng. Sau đây là một ví dụ:
Thứ ba trư, và ông cảnh sát biển... Tôi sợ quá, tôi tụt chiếc khăn quàng trên người, chạy đến đứng lọt vào háng những người ấy và tôi gào lên "bố ơi... bố ơi..." rồi một bà hàng xóm bế vội tôi đi chỗ khác...
Từ ngày ấy trở đi mẹ tôi uống rượu, lâu rồi thành nghiện... Mẹ uống nhiều lắm, nhiều phát khiếp được... Thời gian đầu mẹ tôi đi làm ở xí nghiệp cá hộp, nhưng mẹ say rượu luôn nên người ta không mướn nữa. Không đi làm ở nhà mẹ tôi lại càng có điều kiện rượu chè, ủ rũ, rồi đánh chúng tôi.
Sợ quá, tôi bỏ nhà đi lang thang, suốt ngày ở ngoài bến tàu, không thì lại vào các vườn ăn trộm hay lội hàng giờ ở ngoài bờ biển lúc triều xuông. Cũng nhiều lúc tôi đi dong trên đường Plogoff, đến một trảng cỏ, chung quanh cây cối rậm rạp, kín gió, để đùa nghịch với bọn con trai... Có một hôm đi chơi về, tôi thấy mẹ tôi nằm vật trên nền nhà ngay ở ngưỡng cửa, nôn mửa nhầy nhụa, trong tay đang cầm một cái chai vỡ... Tôi phải bước qua mẹ mà vào, không dám làm mẹ thức. dậy; mẹ tôi mà thức dậy thì sợ lắm.... đập phá lung tung, rồi lôi tôi ra khỏi giường, đuổi đánh, đấm đá, dập đầu tôi vào tường, rồi quát:
- Tao phải giết mày mới được! Tao phải giết mày.
Tôi đã tưởng chết mất.
Rồi mẹ tôi bê tha, truy lạc, để có tiền rượu chè... Đêm nào cũng có tiếng gõ cửa... Một thuỷ thủ vào,  đem theo mùi cá, mùi mắm tanh tưởi... Ngủ lại một tiếng rồi đi... Người ấy đi, một người khác lại đến, lại ngủ một tiếng rồi lại đi... Cũng có lần thấy có tiếng người cãi nhau, đánh nhau, lục đục trong đêm tối, nhiều lần cảnh sát phải đến can thiệp...
Nhiều năm trôi qua như thế... chẳng ai muốn cưu mang tôi, cả anh tôi, chị tôi cũng vậy... Thấy chúng tôi đi ngoài đường mọi người tránh xa... Thấy chúng tôi lân la vào vườn ăn trộm hay đến nhà xin ăn, họ lấy đá ném chúng tôi... Một hôm chị Louise tôi chẳng chớ với một anh lính thuỷ rồi bỏ nhà đi... Tiếp theo là anh trai tôi vào lính rồi cũng biệt tăm... Thế là còn lại mình tôi với mẹ. Hơn mười tuổi, tôi đã mất trinh.... theo gương xấu của mẹ, tôi cũng sa vào con đường tình ái với bọn trẻ con con trai... người tôi đẫy đà ra... Tuy đói ăn, lại bị đòn vọt luôn, nhưng sống giữa nơi thoáng đãng của vùng biển, được tự do thoải mái, tôi lớn như thổi, mới mười một tuổi, tôi đã dậy thì, trông tôi đã ra vẻ một phụ nữ tuy vẫn còn là một thiếu niên.
Đến mười hai tuổi, tôi đã thành một phụ nữ hẳn hoi, đồng thời cũng không còn trinh trắng... Có phải tôi bị cưỡng dâm không?... Không hoàn toàn như thế... Hay là thông dâm?... Gần như thế. Một ngày chủ nhật, sau buổi lễ, ông đốc công già của nhà máy cá hộp, người đầy lông lá, râu tóc lồm xồm như một bụi rậm, mùi hăng như mùi dê đực, kéo tôi ra bãi biển Saint Jean, dẫn tôi vào một cái hốc đá tối om, nơi cho chim cú làm tổ và thuỷ thủ giấu những vật vớt được ở ngoài biên. Đến đấy, ông đặt tôi nằm trên một cái ổ bằng rong biển đã thối rửa. Ông cho tôi một quả cam và chiếm lấy tôi... Tôi chẳng chống cự, cũng chẳng quẫy đạp... Ông đôc công già ấy có cái tên kỳ cục là Cléophas Biscouille...
Thật là một điều khó hiểu tôi chưa từng đọc ở các tiểu thuyết. Ông Biscouille vừa già vừa xấu lại có vẻ tàn bạo rất ghê tởm. Bốn năm lần ông đưa tôi vào hang đá tối om nằm trên ổ rong biển thối, chẳng có chút gì gọi là thích thú, trái lại rất tởm lợm. Vậy mà sao cứ mỗi lần nghĩ đến ông - mà tôi nghĩ đến luôn - tôi không bao giờ có ý nghĩ khinh ghét và nguyền rủa. Trái lại tôi chỉ thấy biết ơn ông và tiếc rằng chẳng bao giờ còn gặp lại ông, con người ghê tởm ấy nữa...
Nhân dịp, xin cho phép tôi được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào tiểu sử các vĩ nhân. Ông Paul Bourget là bạn thân đồng thời là người hướng dẫn của bà bá tước Fardin, bà chủ cũ của tôi năm ngoái. Tôi có nghe nói ông là người duy nhất biết được thấu, đáo tâm hồn phức tạp của phụ nữ. Đã nhiều lần tôi muốn viết thư hỏi ông về trạng thái tâm lý này. Nhưng rồi tôi không dám... Các bạn đừng ngạc nhiên thấy tôi quá bận tâm như thế. Tôi cũng biết rằng đối với những kẻ làm đầy tớ như vậy là không hợp. Nhưng ở thính phòng của bà bá tước, người ta chỉ rặt thảo luận về mỗi vấn đề tâm lý... Nên trí lực của bọn tôi cũng rập khuôn trí lực của chủ, ở thính phòng thảo luận cái gì thì ở sau nhà cũng thảo luận cái ấy. Chỉ buồn một điều ở nhà chúng tôi không có một người như ông Paul Bourget có khả năng làm sáng tỏ những vấn đề về tâm lý phụ nữ mà chúng tôi bàn bạc... Ngay cả những lời giải đáp của anh Jean cũng không làm chúng tôi thoả mãn...
Một hôm bà chủ tôi bảo tôi mang một bức thư khẩn cho ông thầy trứ danh của bà. Tôi củng được giao nhận thư ông trả lời... Tôi nhân dịp mạnh dạn nêu vấn đề đã từng làm tôi băn khoăn để hỏi ông. Tôi cũng nói thác đi đây là của một cô bạn tôi... Ông Paul Bourget hỏi tôi:
Bạn cô làm gì? Một dân thường hay một người nghèo?
Một người hầu phòng cũng như tôi, thưa ông.
Ông Bourget nhăn mặt, bĩu môi, vẻ tự cao, khinh người. Ông ghét người nghèo mà!
Tôi không quan tâm đến những người ấy. Họ không phải, không đáng, là người để môn tâm lý học của tôi nghiên cứu.
Tôi hiểu rằng trong giới khoa học của ông chỉ nghiên cứu những người, có từ một trăm nghìn francs lợi tức trở lên.
Khác hẳn với ông, ông Jules Lemaitre, một bạn quen, tính xuề xoà của gia đình. Cũng được hỏi về vấn đề ấy, ông bẹo tôi và vui vẻ trả lời:
Cô Célestine ạ, bạn cô là một người tốt bụng. Nếu cô cũng giống như cô bạn ấy thì tôi chỉ trả lời hai tiếng: Hay! Hay!
Người ông xấu xí, lưng gù, mặt choắt, nhưng giản dị, chẳng làm bộ làm tịch gì, trông y như một đứa trẻ... Tiếc rằng ông lại rơi vào hàng ngũ những linh mục...
Nếu các bà xơ ở Ponteroix thấy tôi thông minh và kháu khỉnh lại nhặt tôi về thì không biết tôi sẽ thế nào ở cái địa ngục Audierne ấy!
Tôi đã gặp mấy đứa cũng bằng tuổi tôi, cũng nghèo túng, nhưng trong trắng, nhân hậu. Chúng không chịu ngửa tay đi xin ở dọc đường hay đến các nhà. Chúng tìm cách này hay cách khác để sống lương thiện. Mặc dầu hoàn cảnh khó khăn nhưng chúng vẫn vui vẻ vẫn hát như những con hoạ mi.
Bọn chúng dạy tôi học đọc, học viết, học khâu vá, làm nội trợ, rồi đưa tôi vào làm con sen tại nhà một ông đại tá về hưu. Mùa hè nào ông cũng đưa vợ và hai con gái đến nghỉ ở một lâu đài cũ kỹ gần thị trấn Confort... Họ là những người tốt nhưng lúc nào cũng thấy buồn rười rượi... và bị ám ảnh. Không bao giờ thấy họ cười... Quần áo toàn một màu đen. Ông đại tá suốt ngày ngồi ở phòng sát nóc, loay hoay một mình vói những quân cờ và bàn cờ. Bà thì hết vá cái nọ lại khíu cái kia, nhiều lúc khâu vào rồi lại tháo ra. Còn hai cô con gái có một luống đất nhưng cào chả có, cuốc thì không, muốn tưới cũng không có nước. Tôi làm với ông bà được vừa vặn tám tháng rồi thôi...
°
° °
Sau bữa ăn tối, thấy tôi buồn, chị bếp Marianne lại gần an ủi. Chị vào tủ buýtphê lấy ra một chai nước quả, hai cái cốc, rót đưa tôi một cốc. Nhắp một ngụm rồi đặt cốc xuống giường, chị chậm rải nói:
Đừng buồn chị Célestine. Cố gắng nén chịu. Đời là thế đấy. Nhiều nỗi gian truân, chẳng mấy ai tránh khỏi.
Suốt trong gần tiếng đồng hồ, vừa uống vừa trò chuyện, chị Marianne đã kể cho tôi nghe nhiều nỗi buồn phiền của đời chị: ốm đau bệnh tật, sinh con đẻ cái, bố mẹ chết, các em chết... Giọng chị mỗi lúc buồn thêm, vừa nói vừa khóc.
Đừng buồn chị Célestine ạ, - chị Marianne lau nước mắt bảo tôi, - mẹ chị mất là một tổn thất lớn... nhưng biết làm thế nào... Người ta ai cũng phải chết... Gắng chịu đựng...
Rồi tự nhiên chị khóc nức lên, vừa khóc vừa rên rỉ.
Đừng buồn.... đừng buồn...
Trước chị rên rỉ se sẽ, sau rống lên thảm thiết. Cái bụng to kềnh của chị, cái ngực đồ sộ của chị, cái cằm ba ngấn của chị, rung lên bần bật, nổi thành từng cục...
Khẽ chứ chị Marianne, - tôi khuyên, - không bà chủ nghe thấy lại đến...
Nhưng chị Marianne không thôi, chị vẫn rên rỉ vẫn kêu gào to hơn...
Ôi chao đau xót quá! Đau xót quá!...
Thế là tôi xúc động trước những tiếng than vãn của chị bếp, tôi cũng nức nở lên...
Tôi buồn quá. Những muốn chuyển đi làm chỗ khác để may ra có khuây khoả được chăng.

Truyện Chương 9 Chương 1 c, một ông lão hiền lành chất phác đem đến cho ông chủ mình mấy cây tầm xuân do ông chủ đặt mua, nhưng mua giấu bà chủ... Lúc ấy đã muộn, tôi xuống lấy nước nóng để giặt mớ quần áo vừa thay... Bà chủ lên phố vẫn chưa về... Tôi đang ngồi nói chuyện với chị Marianne ở trong nhà bếp, thì ông chủ dáng điệu vui vẻ, thân mật, cởi mở, dẫn ông già bán tầm xuân vào, bảo sắp rượu, bánh và phó mát cho ông già ăn. Ông chủ cũng ngồi cạnh nói chuyện...
Ông Pantois (tên ông bán tầm xuân) già yếu, gầy gò, ăn mặc cũ kỹ, trông tội nghiệp. Quần của ông già như cái giẻ lau, mũ thì nhàu nát, rách lỗ chỗ, áo mất cả cúc để hở bộ ngực lép kẹp giơ cả xương. Ông ăn ngấu nghiên.
Ông Pantois này! - ông chủ tôi miệng nở nụ. cười-, hai bàn tay xoa vào nhau, hỏi: - ông ăn thế được không? 
Ông già, miệng vẫn đang nhai, trả lời:
Được lắm ạ, cảm ơn ông chủ. Tôi đi ở nhà đến đây hết bốn giờ, chưa ăn uống gì. Trong bụng chưa có hạt bột nào. 
Ông cứ ăn nữa đi, ăn cho thật no! 
Ông tốt quá, ông Lanlaire ạ! Ông cho phép tôi.
Ông già Pantois nói, tay xắt từng nhát bánh to, nhai bỏm bẻm. Vì ông không còn nhiều răng...
Thấy ông già ăn đã no, đặt dao, dĩa xuống, ông Lanlaire mới hỏi:
Tầm xuân đẹp đấy ông Pantois nhỉ? Giá tiền thế nào?
Cũng có cây đẹp, có cây không được đẹp, đủ loại đấy ông Lanlaire ạ... Tôi cứ nhổ bừa, không kịp chọn. Ông Poreellet không muốn trồng những cây này nên tôi phải đem đi xa đây... Cách những năm dặm...
Ông Lanlaire thân mật ngồi xuông cạnh ông Pantois, vỗ vai ông và nói vui:
Năm dặm kia à? Khoẻ đấy. Xem ra còn trẻ lắm.
Cũng không khoẻ đâu, ông ạ...
Vậy là khoẻ chứ! Khoẻ như con trai mười bẩy... Lại vui tính nữa... Tôi khó mà được như ông đấy.
Ông già lắc cái đầu gầy gò, da mốc như cục gỗ mục, nói:
Trông vậy thôi, nhưng ọp ẹp lắm rồi... Chân yếu, tay mỏi, lưng còng, ông Lanlaire ạ... Bà vợ tôi lại ốm, nằm liệt giường... Bao nhiêu tiền vào thuốc men hết cả... Vất vả lắm ông ạ... Tôi lại cũng già yếu rồi, thế mói gay, ông ạ...
Ông chủ tôi thở dài... và nói như tóm tắt một cách triết lý:
Đời là thế ông ạ... Không khác được...
Vâng cũng phải xác định như thế thôi.
Ông công nhận chứ?
Vâng. Được đến đâu hay đến đây, ông Lanlaire ạ.
Ngừng một lúc, ông Lanlaire giọng u buồn nói thêm:
Mỗi người có một nỗi buồn riêng, ông ạ.
Đúng thế...
Rồi hai người im lặng. Trong căn phòng nhà bếp chỉ còn nghe tiếng chị Marianne thái rau xoàn xoạt. Bên ngoài trời đã tối. Bóng hai cây kim tước ngoài vườn mờ dần. Ông già Pantois vẫn tiếp tục ăn... Cốc rượu của ông đã cạn... Ông Lanlaire lại rót cho đầy. Rồi ông bỗng hỏi ông già Pantois:
Tầm xuân năm nay giá bao nhiêu ôrig Pantois.
Tầm xuân à ông Lanlaire... Đổ đồng hai mươi hai francs. Hơi đắt đấy. Tôi cũng biết thế nhưng không thể kém được...
Ông Lanlaire vốn rộng rải, không hay mặc cả, ngắt lòi ông già Pantois:
Nhất trí, ông Pantois ạ... nhất trí... Không chỉ hai mươi hai francs, mà tôi trả cho ông hai mươi nhăm francs.
Vậy thì ông tốt quá, ông Lanlaire ạ.
Không đâu. Tôi trả đúng công sức của ông thôi.
Ông Lanlaire vỗ nhẹ lên mặt bàn nói tiếp:
- Không phải hai mươi nhăm francs mà ba mươi francs đây... Ba mươi francs, ông nghe rõ chưa, ông Pantois?
Ông lão hiền lành chất phác ngước đôi mắt ngạc nhiên nhìn ông Lanlaire, tỏ vẻ biết ơn, và ấp úng:
Tôi nghe rõ rồi. Làm ăn với ông tôi thấy thích lắm. Ông biết người biết của.
Ông chủ tôi ngắt lời ông Pantois:
Tôi sẽ trả cho ông... Hôm nay là thứ ba nhỉ... Tôi sẽ trả cho ông hôm chủ nhật tới, được không? Hôm ấy cũng là ngày tôi đi săn... nhất trí chứ?
Những ánh sáng của lòng biết ơn trong đôi mắt ông già Pantois bỗng vụt tắt. Ông có vẻ ngần ngại, không ăn nữa...
Giá ông, - ông Pantois rụt rè nói, - giá ông trả luôn hôm nay cho, có được không? Ông cứ trả cho hai mươi hai francs thôi... Ông tha lỗi...
Sao lại hai mươi hai francs? - ông Lanlaire làm ra vẻ ngạc nhiên: - Cứ ba mươi francs. Và trả ngay. Lúc nãy tôi nói chủ nhật là đùa ông đấy thôi.
Ông Lanlaire nói và móc hết túi quần đến túi áo rồi làm ra vẻ ngạc nhiên ông nói:
Nhưng tôi lại không có tiền lẻ, chỉ có nguyên giấy năm nghìn francs thôi...
Và ông làm như cười gượng nói tiếp:
Chắc ông củng không có tiền lẻ một nghìn francs để trả lại rồi nhỉ...
Thấy ông chủ tôi cười, ông Pantois cũng phải cười theo cho phải phép và nói:
Tôi chưa bao giờ nhìn thấy đồng tiền to như thế ạ.
Vậy thì chủ nhật nhé! - ông Lanlaire nói để chấm dứt câu chuyện.
Ông chủ tôi rót một cốc rượu để chạm cốc với ông Pantois. Giữa lúc ấy bà chủ tôi đột ngột bước vào như một luồng gió... Bà trông thấy ông ngồi cùng bàn với ông lão nghèo và đang chạm cốc với ông ấy.
Ông làm gì vậy? - Bà chủ tôi đôi môi nhợt nhạt hỏi chồng.
Ông chủ tôi ấp ủng trả lời:
Những cây tầm xuân đấy mà... Ông Pantois đem tầm xuân đến... Hoa hồng rét chết cóng hết cả rồi...
Tôi có đặt mua tầm xuân đâu! Không cần tầm xuân...
Bà nói riết róng mấy tiếng như thế rồi quay lưng đi ngay, đóng cửa đánh sầm, miệng lẩm bẩm những gì nghe không rõ... Tôi đang ở đây nhưng bà đang tức nên không nhìn thấy...
Ông chủ tôi và ông hàng tầm xuân cùng đứng dậy.. Hai người ngượng nghịu nhìn theo bà chủ rồi họ nhìn nhau không dám nói năng gì. Một lúc lâu ông chủ tôi mói cất tiếng:
Chủ nhật, ông Pantois nhé.
Vâng, chủ nhật, thưa ông Lanlaire.
Chúc ông mạnh khoẻ, ông Pantois.
Tôi cũng chúc ông như thế, ông Lanlaire.
Ba mươi francs. Tôi không nói khác.
Ồng tốt lắm...
Ông già chân lẩy bẩy, cúi lom khom bước đi lẩn vào trong bóng đêm...
Một buổi sáng nọ, tôi đem quần áo ra hàng rào phơi. Tôi thấy ông chủ đang ở ngoài vườn... Trong đêm gió thổi làm những cây thược dược đổ rạp xuống, ông phải lấy dây buộc lên những cột chống.
Thường thường, hễ sáng nào không đi đâu thì ông lại ra làm vườn, hay ít nhất ông cũng làm gì đó trên các luống đất, để tránh khỏi những chuyên bực dọc trong nhà, để người ta khỏi làm rầy ông... Hễ xa bà chủ thì thấy ông khác hẳn, mặt ông rạng rạ, mắt ông sáng lên, tính tình của ông vốn vui vẻ lại càng vui vẻ... Ông không phải là người khó chịu... Ở trong nhà, ông không nói chuyện với tôi mấy, có khi lại còn làm như không để ý đến tôi nữa... Nhưng ra ngoài bao giờ ông cũng tìm được câu gì nói cho tôi vui, nhưng phải biết chắc chắn là bà chủ không rình bắt... Còn khi nào không nói được vói tôi thì ông nhìn tôi... nhìn một cách tình tứ... Còn tôi, tôi cũng khêu gợi ông bằng mọi cách...
Lúc đi ngang qua chỗ ông đang cúi xuống buộc lại các cây hoa, tôi vừa đi vừa nói:
Chà! Sáng nay ông chủ lại ra làm vườn?
Phải, - ông nói... - những cây thược dược này... cô thấy đấy...
Ông bảo tôi hãy dừng lại một lúc và hỏi:
Cô Célestine, cô quen ở đây rồi chứ?
Ông chỉ nói mấy tiếng thế thôi. Để cho ông vui lòng, tôi trả lòi:
Vâng, tôi quen được ạ.
Thế thì hay quá! Đỡ khổ cô ạ... Đỡ khổ....
Ông đứng thẳng lên, nhìn tôi âu yếm nhắc lại: "Vậy là đỡ khổ". Và tìm câu gì để nói thêm với tôi...
Ông buộc nốt chiếc lạt vào cây hoa, rồi đứng giạng chân chèo, hai tay chống nạnh, ông nói:
Tôi chắc là ngày còn ở Paris cô cũng hay đi chơi bời lắm, phải không, cô Célestine?
Tôi không nghĩ rằng ông lại hỏi như thế... Tôi buồn cười quá... Tôi cúp mắt xuống, làm ra vẻ bực tức và xấu hổ và hỏi ông với giọng trách móc.
Ô hay! Sao ông lại hỏi như thế?
Một người con gái đẹp như cô... đôi mắt xinh như thế... chắc là phải chơi bời chứ sao nữa...
Ông hứng lên một cách lạ lùng. Trên cơ thể vạm vỡ của ông những bắp thịt nổi lên cuồn cuộn. Nhìn ông tôi biết là ông đang khao khát ái ân. Lửa tình ngùn ngụt trong hai đồng tử mắt ông. Tôi những muốn dội vào một gáo nước để dập tắt. Với giọng rất đanh nhưng rất đĩnh đạc tôi nói:
Ồng nhầm rồi! Ông tưởng tôi cũng như những người hầu phòng khác à? Tôi là một người đứng đắn...
Và để ông thây tôi đã bị ông xúc phạm tôi nói thêm:
Tôi phải đi mách ngay cho bà chủ biết, - và tôi làm như đi thật.
Ông vội nắm lấy tay tôi và ấp úng:
Thôi! thôi! Đừng, cô Célestine.
Tôi đã phải bấm bụng để khỏi bật ra tiếng cười.
Ông há hốc mồm, mặt xám ngoét, vừa lo sợ vừa thẹn thò, lấy ngón tay gãi gãi gáy.
Một cây lê già oằn mình gần chỗ chúng tôi đứng, cành lá bám đầy rêu, một vài quả còn sót lại đung đưa trước gió, sát tầm tay... Trên cây sồi cạnh đấy một con ác là vừa rỉa lông vừa kêu như chão choẹt. Trong khi đó, ngay sát chỗ chúng tôi, một con mèo mướp giơ chân tát liên hồi để bắt một con nhặng bay vo ve... Không gian thật tĩnh lặng. Ông chủ nét mặt méo mó, đôi môi mấp máy, hỏi tôi:
Cô có thích ăn lê không, Célestine?
Có, ông ạ... - Tôi trả lời, vẫn giữ thái độ cao quý, không nhượng bộ.
Ông lâm lét nhìn về phía lâu đài, rồi vội vàng đưa tay bứt một quả, hai chân run bần bật, y như đứa trẻ vào vườn ăn trộm, giúi cho tôi và nói:
Cầm lấy này, Célestine. Giấu vào tạp dề kia. Dưới bếp không được ăn quả này phải không?
Không, thưa ông.
Vậy thì thỉnh thoảng tôi sẽ cho cô một quả mà ăn.
Thấy ông thật thà nhiệt tình, rồi lại thấy cử chỉ vụng về, chân tay lóng ngóng, lời nói đầy vẻ sợ hãi, lại thêm sức mạnh của giống đực, tất cả những cái ấy làm tôi xúc động... Tôi dịu nét mặt, tươi lại nét nhìn, nửa giễu cợt, nửa đe doạ, tôi nói:
Nhưng bà biết thì sao?
Ông hơi lúng túng, nhưng vì chỗ chúng tôi đứng còn cách nhà một bờ rào đầy những cây lật hơn nửa lại thấy tôi không còn nghiêm khắc như lúc đầu, ông chủ tôi dõng dạc tuyên bố:
Bà ấy à? Ta bất cần bà ấy! Bà ấy làm gì được ta?
Với giọng nghiêm chỉnh tôi nói:
Ông nói vậy không đúng. Bà chủ là người tốt, đáng mến.
Ông giẫy nẩy:
Đáng mến gì bà ấy! Cô không biết chứ bà ấy làm tôi khổ lắm. Suốt cả một đời tôi khổ vì bà ấy. Bà ấy làm cho tôi không còn mặt mũi nào nữa. Đến đâu người ta cũng khinh bỉ tôi! Vợ gì mà lại thế! Con bò cái chứ vợ gì? Con bò cái! Con bò cái! Con bò cái!
Tôi can ông. Tôi giả vờ ca ngợi tài năng, đức hạnh của bà. Nhưng mỗi câu tôi nói lại làm ông tức sôi lên.
Không đâu! Không đâu! Bà ấy chỉ là một con bò cái! Con bò cái! Con bò cái!
Nhưng rồi tôi đã làm ông dịu đi. Tôi đã dỗ được ông. Đang nóng như lửa mà ông dịu hẳn đi. Ông ấp úng:
Cô hiền hậu lắm! Cô xinh đẹp lắm! Cô tốt bụng lắm! Con bò cái ấy thì...
Thôi! Đừng ông! Đừng nói vậy!
Ông chủ tôi nhắc lại:
Cô hiền hậu lắm! Mà cô chỉ là một người hầu phòng thôi đấy!
Một lúc sau, ông sán lại bên tôi và thủ thỉ:
Cô có muôn không, cô Célestine?
Muốn gì kia?
Muốn... muốn... muốn gì thì cô đã biết...
Ông muốn tôi phản bội bà chủ à? Ồng muốn tôi làm trò con lợn với ông à?
A... ừ... Có thế... - ông ngập ngừng nói.
Sao ông lại nghĩ như thế?
Ta nghĩ thế... Célestine... Ta muốn... vì... vì... ta thấy... Célestine đẹp, ta mất ngủ... ta ốm... Đừng sợ ta... Ta không làm cho có con đâu... Ta hứa... Tôi... tôi... chúng ta...
Ông còn nói nữa thì tôi đi mách bà chủ ngay! Ông không sợ người ta trông thấy à?
Ông thấy tôi có vẻ gắt nên ngừng lại, lúng túng, xấu hổ. Rồi ông nhìn xuống đất, nhìn cây lê già, nhìn khoảnh vườn... Rồi ông đưa tay, quờ quạng, lóng ngóng, cởi dây buộc cây thược dược, cúi xuống một bông hoa, giọng run run, nói như cầu khẩn:
Lúc nãy, Célestine ạ, ta đã nói linh tinh, ta đã lẩm cẩm... Đừng giận ta... nhất là... đừng mách bà... chỉ sợ có ai trông thấy...
Tôi vội chạy đi chỗ khác để khỏi bật cười... Tôi muốn phá lên cười thật, nhưng trong lòng lại thấy... gì nhỉ?... thương thương. Mặc dầu tôi biết rằng chẳng thích thú gì ngủ với ông, nhưng thêm một lần hay bớt một lần có sao đâu... Tôi có thể đem lại một chút lạc thú cho ông già tội nghiệp bị thiếu thốn ấy, mà bản thân tôi, cũng thấy vui, bởi vì trong lĩnh vực tình ái, người ta thấy đem hạnh phúc đến người khác sung sướng hơn là được người khác đem hạnh phúc đến cho mình... Dù cho rằng da thịt tôi chẳng chút rung động trước cái vuốt ve của ông ta nhưng tôi vẫn thấy một cảm giác ngọt ngào, lành mạnh khi con người tội nghiệp ấy, đôi mắt sáng lên, đảo tròn bám lấy tay mình... và như thế là vì bà chủ... Sau này ta sẽ thấy...
Cả buổi sáng hôm ấy, ông không đi đâu chỉ ở ngoài vườn để dựng những cây thược dược lên... Còn buổi chiều ông xuống nhà kho bổ củi suốt bốn tiếng đồng hồ. Tôi ngồi trong phòng gần đấy cứ nghe tiếng bổ huỳnh huỵch...
Chiều hôm qua, cả hai ông bà đi vắng. Tôi tranh thủ sang thăm cô Rose. Từ hôm chủ nhật ấy đến bây giờ, tôi chưa gặp lại cô. Đến nhà cô hôm nay tôi lại được biết ông đại uý Manger...
Ông tính tuềnh toàng, đầu như đầu cá chép, râu như râu dê. Người ông khô khốc, hăng hái, hiếu động, chẳng mấy lúc ngồi yên chân yên tay, không làm việc nọ thì làm việc kia, có lúc ra vườn trồng tỉa, có lúc vào xưởng mộc đục đẽo, vừa làm vừa hát nhưng bài quân nhạc, bắt chước tiêng kèn tom-pét. (trompette)
Mảnh vườn của ông khá đẹp, chia làm nhiều luống, trồng những loài hoa từ ngày xưa chỉ còn thấy ở các làng cổ và những giáo xứ lâu đời...
Lúc tôi đến thấy cô Rose đang ngồi dưới bóng một cây đỗ quyên, trước mặt là một cái bàn, trên để rổ khâu, cô đang khâu đôi bít tất. Còn ông đại uý ngồi xồm trên bãi cỏ, đầu đội chiếc mủ lính cũ, đang chít những lỗ thủng ở bình tưới...
Tôi được đón tiếp niềm nở... Cô Rose bảo chú bé giúp việc lúc ấy đang cào cỏ luống hoa huệ đi lấy chai nước quả và bộ cốc...
Sau mấy lời thăm hỏi, ông đại uý mỉm cười:
Thế nào, cô làm việc ở đấy có dễ chịu không? Cô thấy gia đình Lanlaire thế nào? Cũng ngại cho cô đấy!
Ông kể rằng trước đây ông và ông Lanlaire là hàng xóm tốt, là bạn thân với nhau nhưng có một lần cãi nhau về việc cô Rose nên hai người trở thành thù địch. Ông Lanlaire đã chê ông đại uý không biết giữ tư cách, lại ngồi ăn cùng bàn với người ở gái... Cô thấy ngồi cùng bàn đã sao! Ông nhìn tôi, nói. Ngay cùng giường cũng vẫn được nữa là!... Cái ấy liên quan gì đến lão!
Đúng thế, ông ạ...
Cô Rose chân thật thở dài:
Một người độc thân. Cái đó là tự nhiên.
Từ sau lần va chạm ấy, va chạm đến suýt đánh nhau, hai người quay ra kiện nhau suốt đi. Họ căm thù nhau ghê gớm.
Tất cả gạch đá trong vườn tôi, - ông đại uý nói, - tôi ném sang vườn nhà lão Lanlaire, muốn rơi vào đâu thì rơi, cửa kính, cửa chớp....Nó là đồ chó... Cô ở đấy lâu rồi biết...
Nhìn thấy hòn đá trên lối đi, ông đại uý chạy lại vồ ngay lấy, giang thẳng cánh tay ném sang vườn ông chủ nhà tôi, kêu đánh choang. Phấn khởi vì thắng thế, ông đại uý quay lại cười như nắc nẻ, tuyên bố:
Vậy là một ô kính đi đời!
Cô Rose nhìn ông ta vẻ hiền lành và quay lại tôi, nói:
Chị xem như vậy có trẻ con không?
Uống xong cốc nước quả, ông Manger mời tôi đi xem vườn... Cô Rose xin kiếu vì đang nhức đầu và dặn chúng tôi mau về.
Đừng ở ngoài ấy lâu, tôi theo dõi đấy! - Cô Rose cười, nói vui.
Ông đại uý dẫn tôi đi qua các luống dài, các ô vuông đầy hoa. Ông kể tên từng cây thỉnh thoảng nói thêm: Loại hoa này nhà lão Lanlaire không có... Bỗng ông ngắt một bông màu vàng, mùi rất thơm, xoay xoay trong tay hỏi:
Cô đã ăn hoa này chưa?
Tôi ngạc nhiên khi nghe ông hỏi. Sao lại ăn hoa! Thấy tôi im lặng, ông nói:
Tôi đã ăn đấy. Ngon lắm!... Tôi đã ăn tất cả các loại hoa ở đây... Có loại ngon. Có loại kém ngon. Có loại không ra gì... Nhưng tôi đều ăn tất cả.
Nói rồi ông nháy mắt, tắc lưỡi, vỗ bụng, nhắc lại vẻ tự hào:
Tôi ăn tất cả!
Nghe ông nói, tôi thấy cái tự hào nhất trong lời ông là ông đã ăn tất cả...
Ông tài thật đấy! - tôi ca tụng.
Tài quá đi chứ, ông nói, không những tôi ăn các loài cây mà còn ăn các loài con nữa kia... ăn cả những con mà không ai dám ăn... Có những con không ai biết là loài gì, tôi cũng ăn... Tôi ăn tất cả...
Chúng tôi tiếp tục đi dạo qua các luống hoa, luống nào cũng đầy những hoa trắng, đỏ, tím, vàng... Loại nào cũng đẹp. Tôi có cảm tưởng bụng ông đại uý nẩy lên mỗi khi ông nhìn thấy một bông hoa đẹp, còn lưỡi ông thì tôi thấy luôn luôn đưa ra để liếm môi chép chép...
Ông còn nói:
Không có con sâu, con bọ nào, không có con chim, con chuột nào, tôi không ăn. Tôi ăn cả rắn, cả rít cả những con dế, con giun. Tôi ăn tất cả... Cả làng đều biết đấy... Hễ người ta thấy một con gì bất kể sống hay chết, một con không biết tên gọi là gì, người ta bảo: mang lại cho ông đại uý Manger... Rồi người ta đem đến cho tôi. Và tôi ăn... Nhất là về mùa đông, trời rét, có những con chim lạ bay từ châu Mỹ sang hay xa hơn nữa... Người ta đem đến cho tôi tôi đã ăn... Dám chắc trên đời này không có người nào ăn nhiều thứ nhất như tôi... Tôi ăn tất cả...
Đi dạo về, chúng tôi lại ngồi dưới cây đỗ quyên nghỉ. Ông đại uý bảo tôi:
Tôi phải cho cô xem cái này rất bí mật chắc cô chưa thấy bao giờ.
Nói rồi ông huýt sáo gọi vang:
Kléber!... Kléber!...
Ông giải thích: "Kléber là tên tôi đặt cho một con chồn. Kỳ lạ lắm rồi cô xem".
Ông gọi tiếp:
Kléber!... Kléber!...
Bấy giờ trên một cành cây trên chỗ chúng tôi ngồi, giữa chòm lá vừa xanh vừa vàng, ló ra một cái mõm màu đỏ, hai mắt đen láy, rất nhanh, rất linh hoạt.
Biết mà! - ông Manger nói vẻ thích thú, - gọi là nó về ngay. Lại đây Kléber!...
Kléber bò rạp trên cành, bám vào thân cây, thận trọng tụt xuống. Con vật trông như một lọn bông màu trắng đốm đỏ uyển chuyển trườn đi, nhô lên, xẹp xuống như sóng lượn, bò ngoằn ngoèo như rắn.
Xuống đến đất, con chồn nhảy phốc lên đầu gối ông đại uý, lấy chân gãi gãi, dáng điệu thật vui...
Chà! Kléber đẹp quá! Xinh quá! Ngoan quá.
Rồi quay lại tôi, ông hỏi:
Cô đã bao giờ thấy một con chồn khôn thế này chưa? Nó theo tôi đi khắp mọi noi như chó ấy... Cứ gọi là thấy nó đến ngay, đầu ngẩng lên nhìn, đuôi ngoáy tít... Nó ăn cùng với chúng tôi, ngủ cùng với chúng tôi... Tôi quý nó như người, người ta trả ba trăm francs mà tôi không bán đấy... một nghìn francs cũng không bán... hai nghìn cũng không... Lại đây, Kléber!...
Con chồn ngửng đầu nhìn chủ rồi trèo lên vai ông, lây móng chân gãi gãi, lấy mõm dụi vào đầu, cuối cùng nằm cuộn tròn vào cổ ông đại uý như một cái phu-la bằng lông thú.
Cô Rose không nói gì. Hình như cô ấy bực bực.
Tự nhiên trong đầu óc tôi nảy ra một ý nghĩ quái quỉ:
Tôi thách ông dám ăn con chồn này đây, ông đại uý ạ, - tôi nói.
Ông đại uý nhìn tôi có vẻ ngạc nhiên và buồn vô hạn. Rồi hai mắt trợn tròn, môi run lên.
Ăn con Kléber à!... Ăn con Kléber!... - ông lẩm bẩm một mình.
Tôi thách ông ăn con Kléber! - Tôi nhắc lại lần nữa. - Tôi chắc là ông không dám đâu.
Vừa buồn, vừa lo, lại như có một thôi thúc gì từ trong lòng, ông đại uý đứng phắt lên trên ghế và bảo tôi:
Cô nhắc lại xem nào?
Tôi nhắc lại rành rọt từng tiếng:
Tôi thách ông ăn thịt con chồn. Ông không dám ăn đâu!
Tôi không dám ăn con chồn à? Có phải cô nói là tôi không dám ăn chồn không? Được, cô sẽ thấy. Tôi ăn tất cả...
Ông nắm cổ con chồn vặn ngoéo như bẻ cái bánh, rồi vất xuống bãi cát. Con chồn nằm ngay đứ đừ không cựa quậy. Rồi quay lại chỗ cô Rose ông gọi:
Chiều nay làm cho tôi món hầm!
Nói rồi ông chạy vào trong nhà đóng kín cửa.
Tôi hoảng sợ quá. Ân hận về việc làm tệ hại vừa xong của mình, tôi đứng dậy ra về.
Cô Rose tiễn tôi ra cổng và mỉm cười nói:
Tôi không giận về việc vừa rồi đâu. Tôi thấy anh ấy quí con chổn quá. Tôi không muốn anh ấy quí quá cái gì. Anh ấy cũng đã quí hoa quá mức độ...
Ngừng một tí cô Rose nói,tiếp:
Nhưng đừng bao giờ thách đố anh ấy. Máu nhà binh mà!
Đi được mấy bước cô bảo tôi:
Nhưng phải coi chừng. Người làng đã bắt đầu bàn tán về chị đấy. Hình như người ta trông thấy chị với ông Lanlaire ở trong vườn hôm nọ đấy... Nguy hiểm đấy... Tôi nói thật đấy... Nếu chưa thì may. Nếu đã rồi thì tai hoạ đấy... Đối với ông ta, chỉ cần một phát, là... "pằng"... một đứa con!...
Cô đóng cổng.
Về nhé, cô nói, bây giờ tôi phải làm món hầm đây.
Suốt ngày hôm ấy tôi thây xác con chồn vẫn nằm mãi trên cái.
Đến bữa tối, bà chủ bảo tôi giọng gay gắt:
Nếu cô muốn ăn mận cứ bảo tôi, tôi sẽ cho nhưng cấm không được tự ý lấy.
Tôi có lấy đâu, tôi trả lời, tôi không thích ăn mận.
Bà giằng đĩa mận trong tay tôi và nói: "Cả đĩa có ba mươi hai quả. Sáng nay ông ăn năm quả. Bây giờ chỉ còn hăm nhăm. Thiếu hai quả".
Tôi nghĩ bụng: Vậy ra bà ấy đếm! Trần đời có một.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: huethvc
Nguồn: Ct.Ly - VNthuquan - Thư viện Online
NXB Fasquelle, Paris 1967 - NXB: Lao động 2003
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 28 tháng 10 năm 2013

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--