Chương 10


Chương 5
Kẻ săn... hình

     ột đôi lần, từ Mương lai bản về Phượng Mô, thay vì theo đường tắt qua Gò Quao, thằng Phú lại chạy theo đường lớn men dọc bìa rừng qua đầu làng Phà-Liêm và Bố-Châm. Như thế, đường về bị kéo dài thêm năm cây số. Nhưng “một bước xa bằng ba bước gần”. Đi đường này, thằng Phú không phải xuống xe dắt bộ lần nào. Xa lại hóa gần là thế.
Về mùa này, đêm dài ra, ngày thu ngắn lại. Mỗi lần Phú ta nán ở nhà bạn hơi lâu một chút, khi về, thế nào nó cũng chạy theo đường cái lớn.
Một hôm, về buổi chiều, trời đã nhá nhem, Phú phóng xe khá nhanh. Con A-Giát cũng phi nước đại, men theo lề đường, sát xe, không thua sút mấy tí. Xe tới Bố-Châm, chạy dọc theo dẫy tường cao bao quanh biệt thự ông Hội đồng Cổn. Có lẽ con A-Giát đã quên, hay là vẫn nhớ nhưng nó cố ý quên đi, người chủ cũ ác độc đã có ý định đem nó đi bắn bỏ chỉ tại đôi mắt đui mù. Đôi mắt nhờ Phú, thằng nhỏ đầy lòng nhân, đã được chạy chữa sáng sủa như trước.
Từ chiếc cầu con bắc qua giòng suối chảy ngang biệt thự, đường đi bắt đầu ngoằn ngoèo khúc khuỷu, rất sẵn ổ gà. Thằng Phú vốn rất cẩn thận, nhưng ở tuổi nó, chú nhỏ nào mà chẳng say mê tốc độ, ưa mạo hiểm, đùa giỡn với nguy cơ. Vả lại, giờ đó, đường vắng hoe, không một bóng người. Xe lên tới đỉnh một cái dốc, thằng Phú trông thấy phía xa xa, thôn Phượng Mô nhà nào nhà ấy đã thấp thoáng ánh đèn. Xuống chân dốc, vòng hết quãng đường cong hình bán nguyệt, chạy chừng hai ba phút nữa là tới nhà. Thằng Phú cứ thế phóng xe, chẳng cần bật đèn.
Xe đổ dốc, sẵn trớn, băng băng chạy theo đường vòng. Bỗng nhiên, một gã đàn ông từ trong rừng xăm xăm chạy ra, nhảy qua một bụi ô-rô đầy gai, lỡ bộ, ngã khụy chân ngay trước xe gắn máy của Phú, cách chừng hai thước. Thắng gấp trong trường hợp hết sức bất ngờ ấy, có may lắm cũng chỉ làm cho sự đụng chạm giảm nhẹ bớt phần nào mà thôi.
Bình tĩnh một cách phi thường, thằng Phú quặt mạnh tay lái. Chiếc xe chồm lên như con ngựa bất kham, băng ngang đường qua lề bên trái. Như có phép mầu, chiếc xe lách vào giữa những thân cây lớn mọc bên lề đường. Phú vẫn đeo vững trên xe, để rồi cả xe lẫn người lao vào một bụi cỏ ràng ràng rậm rạp, lật nghiêng trên đó.
Người đàn ông đã gây ra tai nạn cùng với con chó chạy ùa tới cấp cứu kẻ lái xe gắn máy. Con A-Giát quýnh lên, cúi đầu ngửi mặt chủ đồng thời nhe nanh lừ mắt ngó trừng trừng người lạ lúc đó đang cho thằng Phú đứng lên.
- Chu choa! Tôi cứ đinh ninh là chú em thế nào cũng tông vào cây chứ!
Hai bàn tay và mặt bị cọng cỏ ràng ràng cứng sắc cào trầy trụa, thằng Phú loạng choạng đứng lên, đầu óc còn bàng hoàng ngơ ngẩn. Người lạ săn đón:
- Trời ơi! Em thử giơ hai tay và cựa quậy cẳng chân coi thử nào!
May quá là may! Chú em chỉ bị một phen sợ quá mà thôi. Không bị thương nặng chỗ nào hết. Ấy, từ từ một chút. Dựa vào vai tôi cho vững, chắc bị trật mắt cá quá.
Thằng Phú khẽ thở một hơi dài:
- Không! Không có!
- Em thử đặt cả bàn chân lên mặt đất coi. Nhè nhẹ thôi!
- Dạ, không sao...! May thật!
Bị một cú phi thân vào bụi rậm, ngoài mấy chỗ trầy trụa sơ sài, không còn gì đáng ngại nữa, thằng nhỏ chỉ nghĩ tới cái xe. Bánh trước đụng mạnh lề đường, cong veo thành hình con số tám.
Người đàn ông lạ mặt cười vui vẻ:
- Không sao! Không sao! Chú em cứ yên trí! Tôi sẽ sửa đền em. Có tiệm trên Gia Viễn làm khá lắm. A, em tên gì?
- Dạ, tên Phú.
- Gì Phú?
- Trần Minh Phú!
- Còn tôi tên Thành! Nguyễn Thành! Hôm nay vào rừng đi chơi loanh quanh thế nào lại bị lạc. Tìm mãi mới ra chỗ để xe. Xe máy dầu của tôi để gần đây. Nhà em ở đâu?
- Dạ ở thôn Phượng Mô.
- Xa đây không em?
- Không xa đâu ông. Chưa tới năm trăm thước.
- Vậy tốt lắm, em Phú! Anh đưa em về. Đi bộ tạm được không?
- Dạ, được.
- Thật không đau đớn chỗ nào đấy chứ?
- Dạ thật.
- Vậy thì được. Em ngồi nghỉ chờ tôi một chút, để cột chiếc xe của em vào xe tôi rồi đẩy về tới nhà, nghe!
Con A-Giát từ lúc nào vẫn kèm sát bên chủ, đôi mắt gườm gườm theo dõi từng cử chỉ nhỏ nhặt, để ý từng lời nói nhỏ to của người khách lạ.
- Con chó “bẹc-giê” của em đẹp quá. Tụi này thông minh nổi tiếng đó. Coi, nó ngó tôi kìa. Chỉ tại tôi mà chú em chút xíu nữa bị nguy tai. Nó có vẻ hiểu rõ sự tình đấy nhé.
Tiến lại gần A-Giát, người lạ định làm quen:
- Ngoan nào! “Anh Hai”! Ngoan nhé!
Con chó thôi không gầm gừ nữa nhưng vẫn giữ thái độ xa cách, sẵn sàng từ chối thật phũ phàng một cái vuốt ve, nếu có, từ bàn tay kẻ lạ, mặc dầu người này đã cố lấy giọng hết sức dịu dàng phủ dụ nó.
Tới nhà, khách lạ theo chân Phú vào xin lỗi ông Mẫn, bà Mai vì đã làm phiền, gây lo lắng cho ông bà.
Dì Mai sờ nắn cháu suốt từ đầu đến chân, miệng không ngớt lầu bầu:
- Dì Mai đã căn dặn nhiều lần mà cứ phóng như bay. Thế nào rồi cũng có ngày té gẫy cổ. Cháu không thấy đau đớn ở đâu thật đấy chứ?
- Dạ, không.
Thằng Phú yêu mến dì Mai lắm. Nó không làm điều gì phật ý dì Mai bao giờ. Nó thấy dì khoái chuyện đoán điềm giải mộng nên chăm chú đứng nghe cho dì nó vui lòng.
- Năm mơ thấy nhiều chim bay như thế tức là cháu đang có một điều gì phải suy nghĩ hung lắm đó. Suy nghĩ kỹ rồi đến khi đi đến chỗ sắp sửa quyết định thì lại đâm ra do dự ngập ngừng.
- Thật hả, dì Mai?
- Thật chớ cháu. Cái gì mình thấy trong giấc mơ đều là điều tiền báo những việc sắp xảy ra. Trăm lần đúng cả trăm. Rồi đó cháu coi.
Phú ta nghe lời dì Mai nói lại đâm ra nghĩ ngợi bâng khuâng.
Đêm qua, trong giấc ngủ, quả thật nó có suy nghĩ nhiều về một chuyện. Và rồi chuyện ấy có khiến nó băn khoăn do dự ngập ngừng hay không thì chính Phú cũng không rõ.
Chỉ biết là: buổi sáng hôm ấy nó đem điều đã suy nghĩ hồi đêm ra thực hiện.
Phú chạy bay xuống nhà để xe. Rồi, trước khi đạp xe cho máy nổ, nó mở cửa vựa rơm, thả con A-Giát ra. Nó huýt gió gọi con chó:
- Huýt! Đi, A-Giát!
- Lại cho nó đi đâu thế, Phú?
Tiếng bà Mai nheo nhéo vang lên phía sau. Nhưng thằng cháu cưng đã lên đến đỉnh đường dốc và con A-Giát phi nước đại phía sau chiếc xe gắn máy nổ inh trời.
Đúng tám giờ, thằng Phú đã tới vùng ngoại ô Gia Viễn. Nó ngừng lại, xuống xe luồn dây da vào vòng đai cổ con chó, dắt theo, phòng hờ xe cộ qua lại như mắc cửi. Nhẩy lên xe chạy một quãng chừng hai trăm thước, Phú và A-Giát quẹo tay mặt, đi dọc theo đường Lô Giang. Người và vật dừng chân trước căn nhà mang số 239. Hai cánh cửa sắt lớn ngăn lối vào một khoảng sân rộng lát đá xanh. Trong sân, một chiếc xe hơi hiệu D.S màu xanh lá mạ đậu bên hông một căn nhà hai tầng cao rộng, tràn ngập ánh sáng nhờ hệ thống cửa lớn, cửa sổ lắp toàn loại mặt kính lớn và dầy. Tại một trụ cổng xây bằng đá trắng, một cái biển đồng sáng loáng lớn bằng chiếc cặp da, trên khắc mấy hàng chữ màu đen.
Thú y sĩ Lê Ngọc Vinh
Giải phẫu chiếu điện
Nhận nuôi gia súc. Vệ sinh hàng ngày.
Phú nhận nút chuông điện. Một cô y tá ra mở cửa.
- Thưa cô, tôi đến xin khám cho con chó này.
- Chú em hên quá. Bác sĩ sửa soạn lên phố khám bệnh. Chú em đưa chó vào đi.
Bác sĩ thú y đang treo chiếc áo choàng trắng lên mắc thì Phú dắt chó vào. Ông quay ra, chợt trông thấy con chó đồ sộ:
- Chú em... Ủa!... Con A-Giát đây mà!
Phú lễ phép:
- Thưa bác sĩ, đúng A-Giát đây ạ!
- Chó trên biệt thự ông Hội đồng Cổn. Tôi biết nó mà. Khám bệnh điều trị từ hồi nó mới bắt đầu hư đôi mắt kia. Tôi đã nói thẳng cho ông Hội đồng biết rằng không chữa được vì bệnh làm ngụy nhanh quá, không thuốc nào ngăn chận kịp. Bây giờ nó mù hẳn rồi còn gì. Ai sai chú em dắt nó tới đây thế? Ông Hội đồng hả? Chú em làm việc trên đó?
- Thưa bác sĩ, không phải thế. Con A-Giát bây giờ là của cháu.
Vừa nói, thằng Phú vừa ngượng ngùng xoay xoay cái mũ lưỡi trai trắng trong tay. Nhận thấy ông thú y sĩ còn đang nhướng cao cặp chân mày tỏ ý không hiểu, nó tiếp luôn:
- Cháu xin phép được nói rõ hơn.
Thế rồi, tuy giọng nói có đôi chút hồi hộp, Phú kể lại rất mạch lạc chuyện nó đã cứu con chó bị bỏ rơi. Ông nhân viên quan thuế được người ta nhờ đem nó đi bắn bỏ ra sao. Và tới phút chót, ông Quản Ru đã để cho con A-Giát tự do như thế nào.
- Và bây giờ cháu đem nó tới đây nhờ bác sĩ...
Ông thú y sĩ cảm động, nhưng không để lộ ra sắc mặt, chỉ tiếp lời chú nhỏ có lòng nhân từ bằng một giọng cố làm ra vẻ khôi hài vui vẻ:
- Trông nom săn sóc nó, khám bệnh và giải phẫu mắt cho nó. Có phải thế không? Phải giải phẫu đó chú em. Khó khăn lắm. Hy vọng thành công chỉ có một phần trăm. Con chó to đẹp thế này... Hừ! Lấy lại được đôi mắt để lại trông thấy mọi vật dưới ánh sáng mặt trời, đi đây đi đó... Một việc hay lắm. Nhưng khó quá!
Rồi ông quay nhìn cô y tá giúp việc:
- Tròng đen sưng tấy, đồng tử không còn phản ứng gì hết. E rằng không chữa được. Lần trước tôi đã khám kỹ rồi mà.
- Thưa bác sĩ, bác sĩ mới nói... còn một phần trăm hy vọng thành công.
Nói xong, thằng Phú cảm thấy lo buồn vô hạn. Khi ở nhà ra đi, nó đã khấp khởi mừng thầm đặt biết bao tin tưởng vào tài năng của vị thú y sĩ. Giờ đây, ông từ chối không chữa. Và A-Giát sẽ vẫn cứ bị mù mãi mãi. Nỗi buồn lo tràn ngập trong lòng khiến nó luống cuống không còn biết tính sao, chỉ cúi gằm mặt, run giọng nói lí nhí:
- Thưa bác sĩ, cháu có tiền... nhưng không nhiều lắm... Bác sĩ cho phép cháu được trả làm nhiều lần.
- Tiền gì? Thôi, đừng nói đến chuyện tiền nong gì hết.
Vị thú y sĩ mỉm cười ái ngại:
- Chú em rất ngoan. Muốn chữa cho nó khỏi lắm hả? Chú em thương nó đến thế kia à?
- Thưa bác sĩ vâng ạ!
- Vậy thì để nó lại đây.
- Bác sĩ bằng lòng chữa?
- Được, em cứ để nó ở lại đây.
- Trời ơi? Cháu cám ơn bác sĩ nhiều lắm.
- Chú em nhớ lời tôi nói nghe. Tôi sẽ cố gắng hết sức, nhưng kết quả cũng còn phải nhờ may rủi. Tôi giữ con chó ở lại đây đúng mười ngày.
- Bác sĩ cho phép cháu thỉnh thoảng vào thăm nó, được không ạ?
- Được chứ. Nhưng phải qua tuần sau, thứ ba hoặc thứ tư gì đó. Tôi cần theo dõi bịnh nó từ nay đến hết ngày chủ nhật. Thứ hai sẽ0px;'>
- Nhất định thế rồi.
- Lên sớm nghe!
- Sớm chứ. Phú sẽ đến nơi trước khi Phan ngủ dậy.
Tối hôm ấy, quản Ru lại ghé vào nhậu lai rai la ve, ăn mấy con mực nướng thơm phức với ông Mẫn. Viên hạ sĩ quan quan thuế vui vẻ nói chuyện với thằng Phú:
- Con chó của cháu thế mà lại lành được hai con mắt. Kể cũng thần tình thật. Nhưng nó có trông rõ không hả Phú?
- Dạ rõ, bác Ru!
Ông Ru ngắm nghía con vật, gật gù:
- Ờ, ờ! Lực lưỡng khỏe mạnh như con A-Giát này, nếu được huấn luyện cẩn thận, sẽ trở thành một tay phụ tá đặc lực cho toán lưu động, đồng nghiệp của bác đấy. Cháu biết không? Những con chó nhà nghề trên Ty của bác, khi tuyển chọn, phải lựa những con thật thông minh, chỉ vâng lời có một mình chủ nó mà thôi. Rồi huấn luyện viên ra lệnh cho chó xông tới một người đứng ra làm “con mồi mục tiêu”. Con mồi mục tiêu này phải mang một chiếc “găng” tay bằng da cứng và dầy, che kín đến quá khuỷu tay. Chó được luyện tập từng động tác một. Khi đã quen rồi, con nào con nấy không nhẩy lên cắn cổ người mồi mà chỉ ngoạm rồi giữ chắc lấy cổ tay giữa hai hàm răng sắc nhọn. Người mồi chỉ khẽ động đậy kháng cự là gẫy xương tay ngay lập tức.
Thằng Phú trợn tròn đôi mắt:
- Thế lỡ tên buôn lậu có súng thì sao, hả bác Ru?
- Trường hợp ấy cũng đã được nghiên cứu cẩn thận. Con chó nhà nghề sẽ không chồm đến chộp cổ tay nữa mà nó chỉ chạy quanh con mồi. Vừa chạy vừa thu nhỏ vòng vây hãm, đồng thời đôi mắt rất tinh của nó chăm chú ngó vào tay con mồi, sẵn sàng nằm dán xuống mặt đất thật nhanh để tránh đạn. Bọn buôn lậu cũng dư biết là chúng sẽ hết đường chạy trốn nếu gặp phải một con chó thiện nghệ. Và một khi đã bị “ngậm” vào cổ tay là hết gỡ. Bọn bác chỉ còn mỗi một việc là đến tóm cổ mấy anh hay đi đêm.
Ông Mẫn cho biết thêm:
- Nuôi dậy cẩn thận, chó bẹc-giê có thể tải được tới bốn năm ký hàng trên lưng rồi vượt biên, lẩn tránh hàng rào quan thuế dễ ợt. Nhất là tại vùng này, núi rừng trùng trùng điệp điệp, lau sậy um tùm.
Lại tiếng ông Ru:
- Hồi này tụi ấy cũng ít dùng chó. Họa hoằn lắm thì không kể. Một vài chục tút thuốc lá lậu, ít cân quế quý. Ngày trước, đàn chó của tụi tôi được huấn luyện để đánh hơi tìm thuốc lá và quế. Phương tiện tải hàng, bất kể là người hay chó, hễ chúng phát giác được là tấn công liền. Dạo này, thuốc hút và quế cũng không được giá lắm, nên tụi nó tạm nghỉ.
Phú bị lôi cuốn say mê:
- Huấn luyện cho chó vượt qua lằn mức biên giới? Bác biết nội vùng này ai huấn luyện được hả bác Ru?
- Biết thì chưa biết rõ. Mới nghi ngờ thôi. Hồi năm ngoái một ông bạn đồng nghiệp của bác đã bắn hạ một con chó lài Đức tải hàng nặng đến trĩu cả lưng ấy. Có điều là mười lần thì có đến chín lần, con bốn chân ấy đi thoát, rồi “xuống” hàng ở bên kia biên giới thuộc địa phận Cao Miên tại nhà một gã tên là Mã Thiên Bỉnh.
Ông Mẫn vỗ tay lên mặt bàn:
- Mã Thiên Bỉnh! Gã này tôi biết mà. Đã có thời kỳ gã buôn bán đồ lạc-soong trên Gia Viễn.
- Đúng đấy! Hồi đó hắn ta có một bầy chó “bẹc-giê” đẹp lắm, quý cứ như vàng ấy. Nhưng bây giờ hết rồi, và lại đâm ra ghét chó mới kỳ chứ. Nếu không ghét chó, gã đã chẳng bắt tụi nó tham gia vào cái việc làm nguy hiểm ấy.
Ông quản Ru uống cạn ly la ve rồi kể cho Phú nghe cách huấn luyện chó tải hàng lậu vượt biên giới như thế nào. Phú ta ngẩn người ngồi nghe, ghi nhớ không sót một chi tiết.
- Cháu khoái lắm hả, Phú?
- Dạ cháu thích lắm, bác Ru! Nhưng bác cứ yên trí. A-Giát không đi tải hàng lậu cho ông Mã Thiên Bỉnh đâu, nghe bác Ru.
Viên hạ sĩ quan quan thuế cười vui:
- Thì bác cũng nghĩ như cháu đó!
Ông Mẫn nói giỡn thằng cháu cưng:
- Đừng có nói trước nghe Phú!
Mọi chi tiết về vấn đề huấn luyện chó vừa được nghe ông quản Ru kể khiến thằng Phú nẩy ra một ý định. Trước khi đem ý định ấy ra thực hành, nó sẽ không nói hở ra cho ai biết, ngoài thằng Phan. Thằng bạn tàn tật của nó chắc sẽ vui mừng lắm. Mới nghĩ thế thôi mà thằng Phú đã thấy trong lòng sung sướng vô cùng.
Nó nhớ lại nụ cười gượng của bạn khi thốt ra câu: “Chó khôn chỉ có một chủ!”. Một người làm chủ mà thôi. Điều đó rất đúng. Nhưng riêng thằng Phú thì lại nghĩ rằng: con A-Giát phải có và sẽ có hai người chủ, hay nói đúng hơn, hai người bạn: một ở thôn Phượng Mô và một ở Mương lai bản.
Chủ nhật tiếp đó, khi tới nhà bạn, Phú vui vẻ nói với Phan:
- Phú được nghỉ hè rồi Phan ơi! Suốt buổi sáng nay mình ngồi ráp đồng hồ, làm xong được hai cái rồi. Cậu Mẫn khen quá trời. Kỳ này nhiều thì giờ rảnh, Phú sang với Phan luôn luôn. Chúng mình sẽ phóng xe đi chơi, thú lắm!
- Có cho Phan lên Gia Viễn coi xi nê không?
- Dĩ nhiên là có. Rồi tụi mình lại đi câu nữa. Tiền sửa, ráp đồng hồ, cậu Mẫn trả khá lắm. Phú để dành được nhiều rồi. Chúng mình đem tiền ấy đi mua cần câu máy và các đồ phụ tùng, cái trục cuốn dây câu có cái cần quay quay đó. Rồi Phan coi, thú vị vô cùng.
Sự hiện diện và tinh thần vui nhộn của bạn khiến thằng nhỏ ốm đau lại cảm thấy ham sống. Có thằng Phú bên cạnh, thằng Phan quên hẳn được cái đau đớn trong cơ thể.
- À, và mình còn cho Phan biết một tin mới: mình cần Phan giúp đỡ một tay để huấn luyện con A-Giát.
- Huấn luyện gì?
- Huấn luyện vượt biên tải hàng lậu.
- Ý, thật hả?
- Phú nói giỡn đó, Phan ơi! Thật ra là thế này. Chúng mình hai đứa mà chỉ có một con chó. Vậy phải tập cho A-Giát làm một việc này gay go lắm.
Con Liên bước vào, đem bát nước thuốc cho anh uống:
- Hai anh lại bàn soạn chuyện gì thế?
Phú vẫn say sưa nói với bạn:
- Muốn cho một con chó tải hàng lậu, thuốc lá thơm hay quế chẳng hạn, vượt biên giới từ Cao Miên sang Việt Nam, cần phải có một thứ thúc đẩy, sai khiến được nó chạy thẳng một mạch, vượt hàng chục cây số ngàn trong khoảng thời gian rất ngắn.
- Thứ? Thứ ấy là cái gì?
- “Thứ” ấy là... cái đói. Người chủ của con chó...
- Người chủ của con chó... tức là tên buôn lậu?
- Đúng rồi. Tên buôn lậu, một đêm kia, dẫn con chó qua Cao Miên, đưa vào một căn nhà nào đó, nhốt kỹ lại trong hai hay ba ngày liền.
- Nhốt kỹ trong hai ba ngày liền?
- Ừ! Và không cho ăn gì hết ngoại trừ một đĩa... nước lạnh. Đến khi con chó đói quá, một tên đồng bọn sẽ thả ra sau khi đã nai nịt, cột lên lưng nó một kiện hàng vừa sức nó mang. Thế là con chó phóng chạy như bay, vượt rừng, vượt núi, theo toàn đường tắt để mau về tới nhà chủ, hiện thời có một chậu canh nóng cơm sốt, trộn với thịt béo thơm ngon đang chờ đợi nó.
- À, vậy thì Phan hiểu rồi.
Con Liên bây giờ mới lên tiếng:
- Hiểu rồi! Anh Phan hiểu thế nào? Anh Phú định nói cái gì em chẳng hiểu ra sao hết.
- Phú quyết định như thế này: từ hôm nay trở đi, con A-Giát sẽ là của hai nhà, nhà Phan và nhà Phú, đồng thời nó lại có hai người bạn. Nó thông minh lắm, sẽ hiểu ra ngay là Phú muốn nó làm hộ việc gì. Lúc mới đầu, rất nhiều việc huấn luyện phải gay go... vất vả cho nó lắm đấy.
Con Liên hỏi ngay:
- Gay go, vất vả cho nó lắm là sao, anh Phú?
- Đây nhé: A-Giát sẽ không ăn một miếng gì từ trưa ngày hôm trước. Ở bên này, Liên sửa soan cho nó một tô cơm thật ngon lch sẽ. Một chi tiết khá quan trọng không rõ cô y tá vô tình hay hữu ý đã quên không nói cho Phú biết: một chiếc băng màu đen băng trùm lên đầu che kín hai con mắt đã được giải phẫn rồi khâu kín lại của A-Giát.
Con chó chắc hãy còn đau lắm! Chợt nó cựa quậy, trở mình, đứng lên ruỗi thẳng lưng rồi ngáp một cái thật dài. Nó đã đánh hơi “thấy” thằng Phú, nhưng toàn thân còn mệt mỏi nên không thể mừng rỡ đón chào nhanh nhẹn như lúc còn ở nhà được. A-Giát chỉ ậm ự rên rỉ y hệt một chú bé làm nũng, nhõng nhẽo để được người lớn cưng chiều. Nó thè lưỡi liếm tay chủ, đặt cái đầu có băng che kín mắt lên vai thằng Phú, rồi cứ thế, đứng im lặng, có vẻ an tâm, vui sướng vô cùng.
Suốt một tuần, ngày nào cũng như ngày nào, thằng Phú đều ghé vào thăm nom an ủi, vỗ về A-Giát một hồi lâu rồi mới về nhà.
Thấm thoát, chẳng mấy chốc đã đến chiều thứ bảy. Chắc hẳn hôm nay là ngày quan trọng nên ông thú y sĩ đích thân ngồi đón chờ thằng Phú. A-Giát đã được cắt chỉ khâu mắt, cởi bỏ mảnh băng đen, đang ngồi chễm chệ trên một chiếc bàn nhôm trắng bóng. Đôi mắt nó chớp luôn vì chưa quen với ánh sáng chan hòa trong phòng giải phẫu. Ông thú y sĩ bảo Phú:
- Cứ việc lại gần nó đi, cháu Phú! Lần giải phẫu này bác sĩ cũng gặp hên quá đấy. Kết quả tốt đẹp không thể ngờ được. Không còn e ngại có biến chứng gì nữa hết. Cơ thể nó khỏe mạnh, tốt lành lắm.
Con chó ngồi im không cục cựa, đối diện với cậu nhỏ đang từ từ từng bước một tiến lại gần... thật gần. Nó vẫn không nhúc nhích, hầu như nín cả hơi thở, bất động như tạc bằng đá khiến người nhìn cảm thấy hơi rờn rợn. Muốn giơ tay vuốt ve nó một cái, thằng Phú lại ngập ngừng không dám.
Tiếng nói của ông bác sĩ thú y lại trầm trầm khẽ vang lên:
- Cháu nên nhớ rằng, nó chỉ quen hơi và biết tiếng nói của cháu mà thôi. Nhìn kỹ coi! Tim nó đang đập rộn ràng. Lớp lông mượt mịn kia cũng như biết cựa quậy, cứ rung lên từng hồi. Cháu thấy rõ chứ? Hiện giờ nó đang vui mừng cực điểm và ngạc nhiên hết sức đó. Vì lẽ, đây là lần đầu tiên nó được... nhìn thấy cháu.
Cái lưỡi đỏ hỏn thè dài, hai bên hông phình ra, hóp vào như mới phóng chạy hết tốc lực một quãng đường xa lắc, trước mặt chú nhỏ cảm động nước mắt rưng rưng, con A-Giát vẫn thẳng mình ngồi im bất động.
Có tới năm phút sau, con chó lai sói mới “nói chuyện”. Nói chuyện bằng mắt. Đúng như thế! Tia nhìn của nó phóng thẳng vào hai mắt kẻ đã cứu sống đời nó. Một điều lạ: đôi mắt giờ đây không hề chớp. A-Giát ngó thằng Phú trừng trừng.
Ngoài sân, con vẹt Phi Châu đậu trên cành trước dẫy chuồng gia súc, eo éo cất tiếng gọi: Mi Mi! Mi MI!
Trong phòng giải phẫu, đứng bên chiếc bàn nhôm trắng sáng, nơi con chó vẫn ngồi im như trời trồng, thằng Phú quàng hai tay ôm cổ A-Giát, khẽ rót vào tai nó những lời âu yếm dịu dàng.
Về Phượng Mô, A-Giát lại được vào ngủ trong vựa rơm êm ấm. Thằng Phú, mỗi buổi chiều đi học về lại xuống ngủ với con chó thân yêu.
Sáng chủ nhật, nó để xe ở nhà, cùng con chó thả bộ lên Mương lai bản.
Vượt qua đồi sim, Phú dẫn A-Giát đi theo con đường mòn tới rừng Đen, băng qua Gò Quao.
Con chó băng băng đi bên cạnh chủ. Gặp một gò đất, một thân cây, thế nào nó cũng nhẩy lên đứng trên đó, đưa mắt ngó quanh quất. Một chú cầy hương, cái đuôi xù như bông lau vừa mới nhô ra khỏi bụi rậm chợt bắt gặp A-Giát, vội vã thụt ngay vào. Một chú cáo non bị con chó đánh hơi, hoảng hốt, thay vì cứ nấp trong bụi rồi tìm đường lẩn tránh, lại quýnh quáng chạy vụt ra, phóng như bay tới gốc cây chẩu, leo vun vút lên cây. Bộ lông trắng toát nổi bật trên màu nâu của vỏ cây. A-Giát ngơ ngác đứng trông theo, vô cùng thích thú. Nó lắng tai nghe tiếng “cóc, cóc” của một con chim gõ kiến mổ vỏ cây, văng vẳng từ mãi tít trong rừng sâu, loay hoay cố tìm nơi tiếng động phát xuất.
Cả một thế giới lạ lùng hiện ra trước mắt A-Giát. Một thế giới từ trước tới nay, nó chỉ nghe mà chưa được thấy bao giờ.
Gần tới con suối có cái cầu bắc ngang bằng hai cyle='height:10px;'>
Thế rồi, thè lưỡi liếm tay chủ một cái, không cần chờ Phú phải ra lệnh, A-Giát lao mình phóng lên con đường dốc, chạy một quãng xa, rồi rời bỏ con đường đất đỏ, quẹo vào lối mòn xuyên qua rừng rậm. Sáng hôm ấy, Phan và Liên ngạc nhiên khi nhận thấy con chó, không bỏ hẳn tô cơm có thịt ngon béo ngậy, nhưng chỉ ngửi ngửi tợp qua loa một vài miếng rồi thôi.
Thời gian đều đặn trôi.
Một buổi sáng kia, trên Gò Quao, hai viên hạ sĩ quan quan thuế, thả bước tới gần giòng suối có cây cầu bắc ngang bằng hai cây gỗ. Chợt một người khẽ nói với bạn đồng nghiệp:
- Thượng sĩ có nhìn thấy không?
- Nhìn thấy cái gì?
- Một con chó. Kìa, phía tay mặt, chỗ đường vòng kia kìa. A, a, khuất rồi. Ấy, coi chừng! Nó nhô ra bây giờ đó!
Một trong hai nhân viên quan thuế là ông quản Ru. Người bạn đồng nghiệp của ông, mới từ Saigon thuyên chuyển về, trông trẻ hơn ông nhiều lắm. Ông ta rút khẩu súng lục:
- Kia rồi! Trên lưng nó mang một cái sắc có vẻ nặng... A! A!
Con vật bốn chân cúi rạp người phóng chạy như bay. Tới bên bờ suối, nó kìm trớn đứng sững lại, chụm chân, cong mình...
Chợt, có tiếng ông quản Ru quát lớn:
- Đồ khỉ! Làm cái gì thế? Chớ...
Đồng thời, tay ông đập vào bàn tay cầm súng của bạn. Súng nổ, đạn bay lên đập trúng gốc một cây bồ đào.
Ông bạn đồng nghiệp ngơ ngác không còn hiểu ra sao nữa. Ông quản Ru vội giải thích:
- Con A-Giát đấy. Nội vùng này ai cũng biết nó. Chó của thằng nhỏ Phú cháu ruột ông Mẫn Đồng hồ, bạn thân của tôi đấy. Chút xíu nữa thì...
- Nhưng thượng sĩ cũng thấy rõ ràng là nó “tải hàng” mà.
- Thấy, thấy rồi! Có điều, trong cái kiện hàng con A-Giát chuyên chở từ Việt Nam bên này qua Cao Miên bên kia, chỉ có hai hoặc ba kí lô... chì đặc mà thôi.
- Chì đặc? Sao lại kỳ thế?
Quản Ru cười khanh khách:
- Vậy đó! Chì đặc đúc thành mấy chú lính bé bé xinh xinh. Nguyên bên Mương lai bản, có một thằng nhỏ bị tê liệt cả hai chân, tội nghiệp lắm. Suốt ngày ngồi bẹp dí một chỗ, nó chỉ vui sống bằng cách tô điểm dung nhan cho bọn lính chì tí hon. Hơ, hơ! Bây giờ thì hiểu rồi chứ hả, bồ tèo? Thôi, ta về. Ông bạn... khỉ khô!

Xem Tiếp: Chương 5

Truyện Chương 10 Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 (kết)
Truyện Cùng Tác Giả hứ.
Từ tám giờ sáng cho đến gần trưa, Phú dẫn Nguyễn Thành vào giữa đám cây rừng hoang dã trong Gò Quao, chụp ảnh quay phim, thu thập được rất nhiều “hình ảnh quý giá để cất vào hộp” theo lời Thành vẫn thường nói.
Nhà ký giả kiêm chuyên viên điện ảnh Thành ngạc nhiên thích thú khi được tai nghe mắt thấy tận nơi, cảnh sinh hoạt bí ẩn rất kỳ lạ của muôn thú chốn rừng xanh.
.........................................
Nhà chuyên viên điện ảnh Nguyễn Thành rất hài lòng về kết quả làm việc suốt buổi sáng. Anh ta bảo Phú:
- Sáng mai chúng mình lại tiếp tục. Chiều nay anh có việc cần phải lên Gia Viễn. Nhân tiện chở cái xe gắn máy của em lên cho thợ sửa và xem lại toàn thể bộ máy luôn.
Nhỏ Phú ngẩn người. Nó đang nghĩ đến cuộc vào rừng quay phim rất thú vị sẽ tiếp tục chiều nay. Té ra cậu chàng bị lỡ tàu. Do đó, khi Nguyễn Thành lên xe mô tô, chở theo chiếc xe gắn máy nhằm hướng Gia Viễn trực chỉ, Phú ta buồn tình liền xin phép cậu Mẫn, dì Mai qua Mương lai bản chơi với bạn.
Đến nới, đã thấy Phan đang thủ thỉ chuyện trò với con A-Giát.
- Phú ơi! Mình và A-Giát bắt bồ với nhau thân lắm rồi đó. Thấy không?
- Thì Phú đã hứa với Phan là sẽ luyện cho nó “thân xẻ làm đôi”, cho Phú một nửa, Phan một nữa mà. À, này Phan, có một anh chuyên viên điện ảnh tên Nguyễn Thành đến ở trọ nhà mình bên Phượng Mô đấy. Anh ta chuyên quay phim “Thế giới loài vật”, hay lắm.
Rồi thằng Phú kể lại không sót một chi tiết cuộc gặp gỡ khá đặc biệt giữa anh chuyên viên điện ảnh và nó. Đồng thời, cậu chàng rùng mình nhớ lại giây phút hồi hộp, chỉ chút xíu nữa là tông cả xe lẫn người vào thân cây bên lề đường. Nó ngay thật nói cho bạn biết luôn cả niềm vui thích khi được làm hướng đạo cho “anh Thành” sục sạo trong rừng già trên Gò Quao. Hứng trí quá, thằng nhỏ kết luận:
- Anh ấy chỉ ở chừng một tuần thôi. Trước khi anh rời bỏ Phượng Mô về Saigon mình sẽ đưa anh ấy qua đây để Phan biết mặt, nghe.
Nó không ngờ thằng Phan lại xụ mặt, giọng hờn dỗi:
- Phan cần biết mặt anh ta làm gì?
Thì ra thằng nhỏ bệnh hoạn đã có ý ghen hờn. Lý do: thằng bạn thân nhất đời của nó sắp sửa có một người bạn thân nhất khác.
Thằng Phú vô tình tiếp luôn:
- Anh Thành tử tế lắm Phan ơi! Phú đòi anh ấy chở hai đứa mình đi coi hát xiệc.
Thằng Phan quên ngay giận hờn, reo lên:
- Hát xiệc? Chu choa! Hát xiệc!
- Ừ! Gánh xiệc vĩ đại lắm! Thứ năm này sẽ trình diễn trên Gia Viễn. Xe của Phú bữa đó chắc gì đã sửa xong.
- Vậy làm sao đi?
- Lo gì! Anh Thành sẽ chở hai đứa mình bằng xe máy dầu. Ý chà! Phan sẽ được coi chiếc xe của anh ấy, đẹp vô cùng!
Đã đến lúc đôi bạn tạm biệt. A-Giát đứng kế bên đưa mắt ngó thằng Phú như dò hỏi. Thằng Phan vội bảo bạn:
- Phú cho con A-Giát về với. Coi ánh mắt nó nhìn kìa.
Tới Phượng Mô, bước vào nhà đã thấy ông Mẫn và cậu khách tên Thành đang ngồi nói chuyện tưng bừng.
Trong bữa cơm tối, thằng Phú xin với Nguyễn Thành chở nó và thằng Phan đi coi xiệc trên Gia Viễn vào ngày thứ năm.
- Sẵn lòng, em Phú! Nhưng trước khi đi coi hát xiệc, anh muốn dẫn em đi coi một chầu xi nê đã. Ngày mốt, thứ tư, có phim cao bồi cưỡi ngựa bắn súng hay lắm. Ngựa là anh khoái nhất. Phú nhớ báo tin cho Phan nghe.
- Không được đâu anh! Phan không được phép ra khỏi nhà ban đêm bao giờ.
- Nếu vậy hai anh em mình đi xi nê. Thứ năm hát xiệc ban ngày, sẽ đón Phan đi vậy.
Hôm sau, Nguyễn Thành và thằng Phú lại lang thang vào rừng săn hình. Ngoại trừ hổ báo, hoạt động của gần đủ các loại dã thú lần lượt chui vào ống máy quay phim của chàng chuyên viên điện ảnh.
............................................
Lại một số lượng đáng kể “hình ảnh đẹp để cất kỹ vào hộp”. Trên đường về, Nguyễn Thành và chú bé hướng đạo dừng chân bên bờ một cái ao nước nông. Đôi cò trắng chầm chận đặt bước. Hai cái mỏ màu vàng tươi nhọn hoắt, sẵn sàng mổ xuống rất nhanh, nhấc lên những chú cá tươi nhỏ xinh màu trắng, sáng lấp lánh. Một làn gió thoảng qua. Đám lá trang xòe tròn như cái quạt, dập dềnh trên mặt nước, cùng với mấy bông súng màu tím rung rinh.
Trước phong cảnh nên thơ đẹp như vẽ ấy, nhà chuyên viên điện ảnh đứng lặng thinh, trí óc mơ màng mải mê suy nghĩ điều gì đó.
Vẻ mặt trầm ngâm của “anh Thành” khiến thằng Phú dù rất muốn cũng không dám cất tiếng hỏi.
Nguyễn Thành, người lính thủy giả hiệu, đang nhớ lại hình ảnh một thằng nhỏ lam lũ làm việc quần quật suốt ngày dưới ánh nắng chói chang trước tia mắt soi mói của một tay tài tử hát xiệc đã về già. Ông tài tử hai tay hai dùi, khua trống, gõ phèng la inh ỏi. Thằng nhỏ, sau khi đi hai ba lượt vòng quanh đám khán giả bình dân, tay cầm chiếc mũ nỉ bạc phếch hứng những đồng bạc cắc, những tấm giấy một chục, hai chục nát nhầu, quay vào chụp lên thân mình gầy ốm chiếc sơ mi đỏ, cái quần đùi xanh. Nó chạy xe giữa “sân khấu”, uốn mình nhào lộn, múa may phụ lực với ông già đang giở trò múa gươm nuốt... lửa.
Biểu diễn xong, bộ áo quần xanh đỏ phải cởi ra, cất đi ngay tức khắc, thằng nhỏ ấy lại lộ nguyên hình với chiếc may ô bẩn thỉu, rách rưới, chiếc quần xà lỏn vá năm sáu mảnh. Được phút nào rảnh rỗi nó lại bị ông già chủ nhân bắt thực hành bài lý thuyết đã học trong những canh khuya: đi ăn xin.
Đói, không cơm ăn, khát, uống nước thiên nhiên. Lỗi lầm dù chỉ là rất nhỏ, lập tức có roi, có vọt. Những nét chính trong đời sống xưa kia là thế đó. Đời sống của thằng bé khốn cùng thiếu vắng tình thương, tuyệt đối không hơi ấm của bàn tay mẹ hiền.
Một đêm kia, thằng nhỏ bỏ trốn. Nguyễn Thành năm ấy mới mười hai tuổi.
Thằng Phan say sưa tưởng tượng, say sưa nói. Trong những giây phút xuất thần, mê man trong cõi thần tiên mộng ảo như thế, nó không còn buồn khổ nữa, quên hẳn được cái xác thân tàn phế đau đớn triền miên.
Bên ngoài, đêm đã xuống từ lúc nào.
Liên xuống bếp để đôi bạn trai ở lại chuyện trò. Trong khi đó, A-Giát chạy tới làm quen với Út Đô, con thỏ lông hung đỏ, con cáo non, và con sóc Chi My. Chi My bạo dạn hơn tất cả, lon ton nhẩy đến đưa cái chân nhỏ xinh lên đập đập vào mõm con chó khổng lồ.
Thằng Phú thích thú ngồi xem đám súc vật đùa giỡn với nhau. Trong khi đó, thằng Phan nằm lặng lẽ suy tư, ngẫm nghĩ điều gì đó, sắc mặt rầu rầu. Lúc cả ba đứa ngồi nói chuyện ngoài vườn, dưới giàn thiên lý, nó đã bảo bạn: “Mình biết là Phú thích lắm. Phải rồi! Chỉ có một con chó khôn mới đích thực là người bạn tốt”. Tư tưởng trong đầu óc Phan luân chuyển thế nào mà nó lại có ý nghĩ như thế? Và giờ đây, bước ra khỏi cõi mộng mơ thú vị, nó lại sắp sửa buồn rầu đau khổ vì chuyện gì? Đó là tất cả các điểm Phú đang tìm hiểu: “... chỉ có con chó khôn mới đích thực là một người bạn!” Câu thằng Phan nói đó có ẩn ý gì?
Thằng Phú đang cố tìm hiểu.
Đúng lắm. Con chó khôn mới đích thực là một người bạn. Một người bạn lúc nào cũng ở sát bên chúng ta, hỏi chuyện chúng ta bằng... ánh mắt nhìn. Chỉ tiếc một điều là không nói được, nhưng vẫn nghe được, hiểu được chúng ta, chứng kiến những niềm vui nỗi buồn thầm kín nhất của chúng ta.
Không nói ra miệng, nhưng có lẽ thằng Phan ghen hờn với cái tình bạn đã bị chia sớt vì sự hiện diện của con chó bên cạnh người bạn thân nhất của nó từ trước đến nay?
Người bạn đau ốm tật nguyền của thằng Phú buồn rầu ủ rũ chắc cũng chỉ vì lẽ đó mà thôi.
Qua cửa sổ, một khoảng trời xám nặng trĩu mây đen, sà thật thấp gần như đụng đám lá cây rừng, báo hiệu sắp sửa có một trận mưa lớn. Trong nhà tối om. Phan, Phú đều im lặng, không ai nói với ai một lời nào.
Liên bước vào, bật đèn:
- Sao hai anh lại ngồi tối thế này? Em bật đèn cho.
Sau khi trải lại chăn nệm cho anh, thu gọn một vài thứ lặt vặt bên giường thằng Phan, con bé lại bước ra.
Sắp sửa đến lúc thằng Phú phải trở về bên Phượng Mô. Nhưng nó vẫn phân vân chưa quyết. Trong lòng Phú cảm thấy buồn vô cùng. Vừa mới chung vui với bạn chưa được mấy lâu, niềm hân hoan đã như chắp cánh bay đi đâu mất. Thằng Phan lại chìm đắm trong buồn khổ mung lung. Chốc nữa đây, bạn và con chó đi rồi, thằng nhỏ ốm đau sẽ còn ủ rũ, âu sầu tới mức nào nữa. Mải suy nghĩ miên man, thằng Phú đưa tay vuốt ve đầu con A-Giát. Động tác ấy khiến Phú được bình tĩnh hơn, rảnh rang tâm trí hơn để suy nghĩ đến một quyết định hết sức quan trọng.
Nó âm thầm tự nhủ: “Còn phải suy nghĩ gì nữa. Chỉ có thế là ổn nhất!” Và lấy làm lạ rằng sự quyết định ấy không khiến nó phải buồn rầu nhớ tiếc quá đỗi như nó đã tưởng.
Phú rất yêu quý bạn, thương hại bạn, một thằng nhỏ bất hạnh không được hưởng một chút thú vui nào như các bạn đồng trang lứa: chạy, nhẩy, leo trèo, nghịch ngợm, cưỡi xe gắn máy phóng như bay...
Phan buồn khổ đã nhiều. Trên môi ít khi thấy nụ cười tươi, trừ khi nó được “sống trong cõi mộng”. Phú quyết định, trước khi ra về, thế nào cũng phải làm cho bạn một cái gì để lại được trông thấy nụ cười tươi trên miệng, nhất là trong đôi mắt long lanh của thằng Phan.
Còn hạnh phúc nào sánh bằng hạnh phúc được hưởng khi làm xong một điều gì khiến cho kẻ ta hằng yêu mến được vui sướng!
Thằng Phú bước tới gần bên ghế xích đu dài, nơi thằng Phan nằm nghỉ, cố lấy giọng thật tự nhiên:
- Phan à! Sắp sửa đến giờ về rồi, Phú muốn dành cho Phan một sự ngạc nhiên thú vị lắm.
Trên khuôn mặt ủ dột, xanh mét của thằng Phan, đôi mắt tròng nâu chợt long lanh rạng rỡ. Trong hai đứa, Phú đã chẳng là một thằng bạn luôn luôn cho mà ít khi nhận đó sao? Giờ đây, trước khi ra về, nó lại còn định cho gì nữa?
- Một sự ngạc nhiên thú vị hả Phú? Gì thế?
- Phan không đoán ra à?
- Chịu! Không đoán được!
- Thật hả?
- Thật mà! Nói đi Phú, lẹ lên!
- Con A-Gi...
Thằng Phú ngưng lại kịp thời. Chút xíu nữa, nó buột miệng nói ra: “Con A-Giát của Phú!”.
- Con A-Giát, Phan à, bây giờ nó là của Phan đấy!
- Của Phan?
- Đúng! Phú cho Phan đấy!
Con Liên đưa thằng Phú ra tận cổng vườn.
- Cám ơn anh Phú nhiều nghe anh Phú. Anh Phan khoái lắm. Chưa bao giờ em thấy anh ấy vui vẻ như thế đấy. Nhưng chỉ lo con A-Giát nó nhớ anh. Anh là chủ nó mà.
- Liên lo gì chuyện ấy. Lâu dần rồi cũng quen.
- Liệu nó có quen không anh?
- Quen chứ!
- Có lẽ mấy hôm đầu phải xích nó lại cho chắc ăn. Ồ, mà trời sắp tối rồi. Anh Phú lấy xe đạp của em mà về, nghe! Hôm nào đem trả cũng được.
- Vậy càng hay. Thôi, anh về nghe, Liên.
- Vâng, anh Phú về. Cám ơn anh nhiều nhiều, nghe anh Phú.
Trong phòng Phan, con chó A-Giát quay mặt ngó đăm đăm cánh cửa vừa khép lại sau lưng thằng Phú. Nó ngơ ngác lộ vẻ không hiểu gì cả. Buồn rầu, con chó cúi đầu, đưa mũi đánh hơi đoạn chậm rãi đi một vòng quanh nhà. Qua chỗ con thỏ Út Đô và con cáo non, A-Giát dừng lại, đưa mũi hít ngửi hai con thú rừng xinh xinh. Nó đi tới chỗ đặt cái lồng nhốt hai vợ chồng con sáo sậu, đứng ngắm nghía đôi chim lạ một lúc rồi lại đi loanh quanh, đưa mắt nhìn tứ phía. Con sóc Chi My lót tót chạy theo trêu chọc, bị nó giơ chân gạt cho một cái. Cứ mỗi lần tới cánh cửa, A-Giát lại dừng chân, đứng im lặng, tần ngần.
- A-Giát! Lại đây! A-Giát!
Con chó lắng tai: không phải âm thanh trong trẻo, sang sảng như tiếng chuông quen thuộc vẫn gọi tên nó hàng ngày. Ngơ ngác, lạc lõng trong căn nhà xa lạ,chỉ còn hành động do bản năng, con chó nghe tiếng gọi, cúi đầu, thờ thẫn bước lại gần chiếc ghế xích đu nơi thằng Phan nằm nghỉ. Thế rồi, trong khi thằng nhỏ bệnh hoạn đưa tay nhẹ nhàng vuốt ve đầu nó, A-Giát đưa mắt ngó Phan chăm chú, mí mắt chớp chớp liên hồi, tia nhìn buồn rầu khẩn khoản như có ý muốn hỏi: “Anh là ai thế? Tại sao người ta lại để tôi ở đây, hả?”
Trong khi đó, trên con đường mòn xuyên qua rừng, thằng Phú cúi rạp người trên xe đạp, mắm môi, mắm lợi ra sức đạp. Mưa đổ xuống hắt nước đầy mặt. Nó vận động bắp thịt tới mức tối đa, đạp nhanh như máy và cho đó là một cách tốt nhất để khỏi phải nghĩ ngợi lôi thôi.
Nước mưa dội trên đầu Phú, tưới đẫm mặt, tràn vào đầy mắt, khiến nó không còn trông thấy gì nữa. Trên con đường đất nhỏ xuyên qua Gò Quao, nó lội bì bõm trong bùn, ì ạch dắt chiếc xe đạp.
Về đến nhà, người và quần áo nó ướt nhẹp như con chuột ngã vào lu nước. Bà dì chạy ra mở cửa.
- Trời đất! Tội chưa kìa! Dầm nước mưa thế kia, cảm chết đó Phú. Xuống ngay dưới bếp đi cháu! Sưởi cho ấm người cái đã rồi thay quần áo mau lên! Còn con chó nữa, chắc cũng ướt sũng rồi tha nước vào làm ướt hết nhà mất thôi. Cho nó vào trong vựa rơm ngay đi nghe Phú!
Thằng Phú nhìn bà dì thân yêu, nghẹn ngào:
- Dì Mai ơi!... Con chó... của cháu... cháu...
Nước mưa từ tóc nó nhỏ giọt xuống má, lẫn lộn với hai giọt nước mắt. Dẫu có tinh mắt đến đâu, dì Mai cũng không thể nhận ra hai giọt lệ nóng ấy.
Thằng Phú đưa tay lên má quệt một cái thật nhanh.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: casau
Nguồn: Tủ Sách Tuổi Hoa
casau - VNthuquan.net - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 17 tháng 10 năm 2014

--!!tach_noi_dung!!--
Chương 2
--!!tach_noi_dung!!--
Chương 4
--!!tach_noi_dung!!-- ---~~~mucluc~~~---