Chương 13
Những người mang họ Danglars và họ Villefort

Vào hồi mười một giờ hôm sau, bá tước xuống nhà rồi lên xe, cho xe dừng lại trước dinh thự của ông chủ ngân hàng Danglars, đậu bên cạnh một cỗ ngựa khác cũng đẹp gần như cỗ ngựa của mình.
Danglars đang làm chủ tọa một hội đồng được cử ra để làm một đường xe lửa, thì người ta báo cho hắn cuộc viếng thăm của bá tước Monte Cristo.
- Thưa các ông, hắn nói với các đồng nghiệp, thứ lỗi cho tôi nếu tôi phải cáo biệt các ông như thế này nhưng xin hãy hình dung là hãng Thom-son và French ở Rome giới thiệu đến chỗ tôi một bá tước Monte Cristo nào đó, để mở cho ông ta một khoản tín dụng vô hạn. Về phần tôi các ông hiểu cho vì bị tính tò mò ám ảnh nên phải vội gặp con người này.
Và hắn rời khỏi đám khách khứa của mình để đi sang một phòng khách.
Nghe thấy tiếng Danglars đi vào, bá tước ngoảnh lại. Danglars khẽ gật đầu chào rồi ra hiệu mời bá tước ngồi. Monte Cristo nói:
- Hẳn ông đã nhận được bức thư yêu cầu ngân hàng của ông cấp tín dụng cho tôi?
- Vâng, Danglars nói, nhưng tôi phải thú thật với ông rằng về chuyện này tôi chưa hoàn toàn hiểu rõ. Lá thư này mở một tín dụng vô hạn cho ông ở ngân hàng của tôi.
- Vậy thì, thưa ông nam tước, ông thấy có gì tối nghĩa trong đó?
- Không có gì, thưa ông, chỉ có điều cái từ vô hạn...
- Này, từ ấy không phải tiếng Pháp à?
- Rút cục, thưa ông, Danglars nói sau một lúc suy nghĩ, tôi sẽ cố để ông hiểu tôi bằng cách đề nghị ông tự mình ấn định khoản tiền mà ông định nhận ở tôi.
- Nhưng, ông ạ, Monte Cristo nói thêm, nếu tôi yêu cầu một tín dụng vô hạn ở ông tức là tôi chẳng biết chính xác tôi cần bao nhiêu tiền.
Lão chủ ngân hàng cho rằng thế là đã đến lúc thắng thế, hắn ngả người trong chiếc ghế bành của mình và nói với một nụ cười nặng nề và ngạo nghễ:.- ồ! Thưa ông, đừng ngại và ông muốn gì cũng được. Ngân hàng Danglars có thể thỏa mãn những yêu cầu lớn nhất, cho dù ông có yêu cầu tới một triệu. Tôi nói rõ là: một triệu, Danglars lặp lại với cái vẻ chững chạc của sự ngu xuẩn.
- Một triệu thì tôi sẽ làm cái gì chứ? Bá tước nói. Lạy Chúa! Thưa ông, nếu tôi chỉ cần có mỗi một triệu thì tôi sẽ chẳng phải mở tín dụng cho một món tiền còm như thế. Một triệu à? Mà bao giờ tôi chả có một triệu trong ví hoặc là trong hộp đựng đồ đi đường.
Và Monte Cristo rút từ một cuốn sổ tay nhỏ đựng các danh thiếp của mình ra hai phiếu chi mỗi phiếu năm trăm ngàn frăng trực tiếp chi cho người cầm phiếu, ở kho bạc.
Danglars ngước hai con mắt ngây dại nhìn Monte Cristo.
- Xin tha lỗi cho tôi, thưa bá tước.
- Vậy thì, bây giờ khi ta đã hiểu nhau, hãy ấn định, nếu ông vui lòng, một khoản tiền đại khái cho năm đầu: sáu triệu chẳng hạn.
- Sáu triệu, được! - Danglars nói, sửng sốt.
- Để mở đầu, xin vui lòng cho mang lại năm trăm ngàn frăng vào ngày mai, tôi sẽ ở nhà đến trưa.
- Điều đó sẽ được thực hiện, Danglars nói.
Và bá tước đứng lên.
Danglars tiễn ông ra tận thềm.
- Này nam tước, cho tôi biết cỗ ngựa đẹp tuyệt vời màu xám đốm kia là thuộc về ai?
- Của bà Danglars. Chúng được thắng sẵn để cho bà de Villefort mượn chiều nay vào rừng chơi.
Về đến nhà, bá tước lập tức gọi Ali.
- Ali này, anh bảo hắn, anh hay kể với tôi về tài ném thòng lọng của anh phải không?
Ali ra hiệu là vâng rồi đứng thẳng người, tỏ vẻ hãnh diện Ali mỉm cười.
- Vậy thì nghe đây, bá tước nói. Lát nữa sẽ có chiếc xe thắng hai ngựa màu xám đốm chạy qua. Dù anh có bị nghiền nát thì cũng phải làm cho cái xe ấy dừng lại ở cửa nhà tôi.
Người Nubie chạy ra ngồi trên khúc gỗ ở góc hợp thành bởi tòa nhà với đường phố, hút cái ống điếu Thổ Nhĩ Kỳ của mình, trong khi ấy Monte Cristo quay vào nhà chẳng còn quan tâm đến gì hết.
Đột nhiên, vào quãng năm giờ, thấy có tiếng bánh xe lăn từ đàng xa, rồi lại gần với sự mau lẹ của sấm sét. Một chiếc xe mui gấp xuất hiện, người đánh xe đang cố kìm ngựa lại một cách vô.hiệu, chúng chạy hung hăng, bờm dựng ngược, vọt lên bằng những cái vươn mình điên dại.
Trong xe, một thiếu phụ trẻ và một đứa bé khoảng bảy tám tuổi ngồi ôm lấy nhau, co quắp.
Bất chợt Ali đặt ống điếu xuống, cầm cuộn dây thòng lọng vung ra, quấn ba vòng vào các chân trước của con ngựa chạy bên trái, để mình bị kéo theo sự chuyển động mạnh mẽ của con ngựa, nhưng sau ba hay bốn bước con ngựa bị trói ngã khuỵu xuống làm tê liệt mọi cố gắng của con ngựa còn đứng muốn chạy tiếp. Ali đã nắm được mũi con ngựa thứ hai và con vật nằm dài ra co giật bên cạnh bạn đồng hành.
Tất cả việc này chỉ cần một thời gian đủ cho một viên đạn chạm vào đích. Nhưng mấy giây ấy cũng đủ để Monte Cristo kịp lao ra, theo sau là nhiều người hầu, đem hai người khách qua đường vào trong phòng khách. Đặt họ lên một tràng kỷ, ông nói:
- Đừng sợ, thưa bà, bà đã thoát nạn.
Thiếu phụ đã hoàn hồn và hỏi thăm về cậu con trai còn đang bất tỉnh.
Monte Cristo đưa tay phác một cử chỉ để làm yên lòng người mẹ đang khóc sướt mướt và mở một cái hộp lấy chiếc lọ thủy tinh Bohème nạm vàng đựng một thứ nước màu đỏ rồi rỏ có mỗi một giọt lên môi đứa trẻ.
Đứa trẻ dù còn tái xanh, lập tức mở mắt ra.
Thấy thế người mẹ vui sướng gần như phát điên.
- ồ! Chỉ tại cái tính hiếu kỳ đáng nguyền rủa! Người thiếu phụ nói. Cả Paris bàn tán về những con ngựa tuyệt vời của bà Danglars và tôi đã điên rồ muốn đi thử. Nhưng tôi đang ở đâu đây?
- Bà đang ở nhà bá tước Monte Cristo.
- Thưa ông, tôi là bà Héloise de Villefort.
Bá tước chào trong vai một người hoàn toàn không biết gì khi nghe nói đến cái tên này.
- Thưa ông, chúng tôi đội ơn ông cứu mạng.
Chắc chắn là nếu không nhờ có người hầu dũng cảm của ông thì đứa con yêu dấu này và tôi đều đã bị giết chết.
- Ôi chao! Thưa bà! Tôi vẫn còn run vì hiểm họa mà bà đã trải qua.
Trong phút im lặng này, bá tước có thể tha hồ nhìn kỹ đứa trẻ mà người mẹ đang ra sức hôn hít. Nó bé nhỏ, mảnh khảnh, nước da trắng với mái tóc đen, cặp mắt đầy vẻ tinh ranh khéo vờ vĩnh và ưa chơi ác.
- Tôi thấy bà đã hoàn toàn lại sức và bà muốn ra về. Tôi vừa sai thắng chính cặp ngựa ấy vào xe của tôi và Ali sẽ đánh xe đưa bà về nhà..Tối hôm ấy sự kiện Auteuil thành đề tài trong mọi cuộc trò chuyện: Albert kể lại chuyện ấy với mẹ, Château-Renaud kể ở câu lạc bộ đua ngựa, Debray ở phòng khách của ông bộ trưởng; Beauchamp tự mình xử sự phong nhã với bá tước bằng một cái tin hai chục dòng đăng trên tờ báo của mình, đưa nhà quý tộc ngoại quốc lên thành bậc anh hùng đối với các phu nhân trong giới quý tộc.
Ngày hôm sau, bá tước đến phố Meslay xin gặp ông bà Herbault và ông Maximilien Morrel.
- A! Thưa bá tước, Maximilien nói, cám ơn, trăm lần cám ơn ông đã không quên lời hứa. Mời ông vào trong vườn, chị tôi đang cắt những bông hồng héo.
Tiếng chân bước làm cho người thiếu phụ trẻ chừng hai mươi đến hai mươi nhăm tuổi, mặc một chiếc áo dài trong nhà, ngẩng đầu lên. Cô chính là Julie và nay đã là bà Emmanuel Herbault.
Emmanuel bước đến chào bá tước. Rồi cả ba người đưa anh đi dạo trong vườn và dẫn vào phòng khách.
Từ lúc bước vào căn nhà này, bá tước đã thấy lòng mình tràn ngập niềm hạnh phúc. Bởi vậy ông lặng thinh không nói, chỉ ngồi im mơ mộng. Lát sau ông cố bứt mình ra khỏi mơ màng:
- Xin bà thứ lỗi cho tôi, cuối cùng ông nói, đối với tôi, vẻ mãn nguyện hiện trên gương mặt của con người là điều hết sức mới mẻ, thành thử tôi ngắm hai vị, bà và chồng bà, mà không biết chán.
- Chúng tôi rất sung sướng, đúng thế, thưa ông, Julie đáp, nhưng chúng tôi cũng đã trải qua nhiều thời gian đau khổ và ít có ai trả giá đắt cho hạnh phúc như chúng tôi.
Sự tò mò thoáng hiện ra trên nét mặt của bá tước.
- Và Chúa đã ban cho các vị, như Người từng ban cho tất cả mọi người, nguồn an ủi cho nỗi đau khổ đúng không? - Monte Cristo hỏi.
- Vâng thưa bá tước, Julie nói; chúng tôi có thể nói như vậy, vì Người đã làm cho chúng tôi điều mà Người chỉ làm cho những người được ân sủng. Người đã ban cho chúng tôi một trong các thiên thần của Người.
Monte Cristo đứng dậy chẳng đáp lại một lời vì nếu nói thì giọng run run của anh sẽ làm lộ rõ những xúc động đang khuấy động lòng anh, anh liền đi từng bước một khắp phòng khách.
- Bà nói là một thiên thần? Monte Cristo tái mặt và đưa tay cố nén nhịp đập của trái tim mình..- Vâng, một thiên thần mà những di vật duy nhất đang ở đây.
Julie chỉ cho bá tước xem một hình cầu bằng pha lê úp lên một cái túi bằng tơ, một lá thư và một viên kim cương được đặt nằm trang trọng trên một cái gối nhỏ bằng nhung đen.
- Vật này, thưa bá tước, là quý giá nhất trong kho báu của gia đình, Maximilien vừa nói vừa nhấc quả cầu pha lê lên. Cái túi này đã cứu cha tôi khỏi chết, cứu chúng tôi khỏi sự phá sản, cứu tên tuổi chúng tôi khỏi nỗi ô nhục. Lá thư này được viết vào hôm mà cha tôi đã chọn một giải pháp thật tuyệt vọng, và viên kim cương này tặng em gái tôi làm của hồi môn bởi con người không quen biết hào hiệp ấy.
- ông nói không quen biết? Con người đã giúp các vị trong việc này vẫn cứ còn là không quen biết đối với các bạn?
- Vâng, thưa ông, chưa bao giờ chúng tôi có diễm phúc được cám ơn ông ta, Julie nói. Nhưng tôi còn chưa mất hết hy vọng một ngày kia được hôn bàn tay đã cứu vớt chúng tôi.
- Cha chúng tôi đã tin chắc ai là người đem lại hạnh phúc này cho chúng tôi, Maximilien nói.
Monte Cristo rùng mình.
- Cha tôi thấy ở hành động này một chuyện thần kỳ. Cha tôi tin vào một ân nhân đã vì chúng tôi mà ra khỏi nấm mồ. ý tưởng này cho đến ngày ấy vẫn chỉ là một mối hoài nghi nhưng rồi nó trở thành niềm xác tín, và những lời cuối cùng mà cha tôi nói ra lúc lâm chung là: "Maximilien, đó là Edmond Dantès!".
Những lời này làm cho vẻ xanh xao của bá tước vốn đã tăng lên từ mấy giây đồng hồ trước, nay trở nên đáng sợ.
Anh rút đồng hồ ra cứ như là anh quên mất giờ giấc, cầm lấy mũ, nói với bà Herbault một lời chúc tụng bối rối và ngắn gọn, rồi bắt tay Emmanuel và Maximilien:
- Thưa bà, anh nói, xin phép bà cho tôi được thỉnh thoảng ghé lại thăm bà. Tôi yêu ngôi nhà của các vị, và tôi cám ơn về sự đón tiếp của các vị, vì đây là lần đầu tiên sau bao nhiêu năm dài quên mất mình, tôi được đón tiếp như vậy.
Ngay lúc bá tước rời khỏi ngôi nhà ở phố Meslay thì Maximilien đến lượt mình cũng đi ra, và bằng những bước chân khẽ khàng bước vào một khu vườn đã trở lại hoang dã liền kề ngôi nhà lộng lẫy của ngoại ô Saint-Honoré.
Trong vườn hoa của tòa dinh thự sang trọng bậc nhất này, ở một góc cây cối đặc biệt um tùm có một người đàn bà trẻ đứng nhìn đăm đăm qua một khe giữa lùm cây vào phía vườn hoang..Đó là một thiếu nữ khoảng mười chín tuổi, cao dong dỏng, tóc màu hạt dẻ sáng, cặp mắt xanh thẫm, có dáng đi uể oải thấm đượm vẻ quý phái tao nhã. Cô là con gái của cuộc hôn nhân đầu tiên giữa ông de='height:10px;'>
Còn về cương vị của anh thì một khoản thu nhập năm mươi ngàn livrơ mỗi năm được cấp cho anh chính là để củng cố cương vị ấy.
Thủy thủ Simbad" Bá tước vào phòng khách. Vừa thấy Monte Cristo chàng trai liền đứng bật dậy.
- Ngài là bá tước Monte Cristo? - Anh ta nói.
- Vâng thưa ông, bá tước trả lời, và tôi có hân hạnh nói chuyện tôi nghĩ là với ngài tử tước Andrea Cavalcanti?
- Tử tước Andrea Cavalcanti, chàng trai vừa nhắc lại những lời này vừa cúi chào đầy vẻ ung dung thư thái. Thưa ngài bá tước, tôi xin phục vụ ngài.
- Thực ra, ông ạ, bá tước nói và nhìn với vẻ hài lòng ảm đạm cái bộ mặt ung dung có vẻ đẹp mang dấu ấn của một ác thần này, ông đã làm rất đúng là nhất nhất đáp ứng lời mời của ông.bạn Simbad của tôi, vì cha ông đang ở đây, và ông sắp ở vào một tình huống dễ chịu nhất: ông ta cấp cho ông một khoản thu nhập là năm mươi ngàn livrơ mỗi năm trong suốt thời gian ông ở lại Paris. ông hãy vào phòng khách để gặp cha ông đã, ông ta đang đợi ông.
Andrea cúi chào rất thấp và bước vào phòng khách.
Bá tước dõi nhìn theo hắn, vừa thấy hắn đi khuất liền nhấn vào chiếc lò so gắn với một bức tranh, bức tranh này liền tách khỏi khung để hé ra một khe hở được bố trí khéo léo cho phép nhìn được vào phòng khách.
Andrea khép cửa lại sau lưng mình và tiến về phía thiếu tá, ông này đứng dậy lúc nghe thấy tiếng chân bước lại gần.
- A! Thưa ông và thưa cha thân yêu, Andrea nói to để cho bá tước có thể nghe thấy qua cánh cửa đã đóng, có đúng là cha đấy không?
- Chào con yêu quý, thiếu tá nghiêm trang nói.
- Sau từng ấy năm xa cách, Andrea vừa nói vừa tiếp tục nhìn về phía cửa, thật hạnh phúc biết bao khi chúng ta gặp lại nhau!
Thế rồi chẳng hề có chuyển tiếp nhưng hắn hạ giọng xuống và nói bằng thổ ngữ "toscane":
- ông Cavalcanti thân mến của tôi ơi, họ cho ông bao nhiêu để làm bố tôi đấy? Phần tôi, họ cho năm mươi ngàn frăng mỗi năm để làm con ông: bởi vậy ông hiểu rõ rằng không phải tôi là kẻ định phủ nhận việc ông là cha tôi.
Thiếu tá lo lắng nhìn quanh mình.
- Này, về phần tôi, thiếu tá nói, họ cho tôi một số tiền năm mươi ngàn frăng.
- ông có hiểu đôi điều về việc này không?
- Quả thực là không.
Monte Cristo chọn đúng lúc ấy bước vào phòng khách. Vừa nghe tiếng bước chân của anh, cả hai người cùng đứng dậy lao vào vòng tay nhau, bá tước thấy họ ôm hôn nhau liền nói.
- Người cha hạnh phúc! Người con hạnh phúc!
- Chỉ có mỗi một điều làm tôi buồn, thiếu tá nói, đó là việc tôi cần phải rời Paris gấp quá.
- ồ! ông Cavalcanti thân mến, Monte Cristo nói, tôi hy vọng ông đừng đi, trước khi tôi giới thiệu ông với một số bạn bè.
- Tôi xin tuân lệnh ngài. Thiếu tá nói.
- Thứ bảy này, nếu ông vui lòng... Tôi có mời cơm tối ở nhà tôi tại Auteuil, nhiều người trong đó có ông Danglars, chủ ngân hàng của ông. Tôi sẽ giới thiệu ông với ông ta, đúng là cần phải để cho ông ta biết cả hai người để ông ta chi tiền cho các ông. Các ông hãy đến vào lúc sáu giờ rưỡi..- Xin vâng, chúng tôi sẽ ở đó, thiếu tá vừa nói vừa đưa tay cầm lấy mũ.
Cả hai người mang họ Cavalcanti cùng chào bá tước và đi ra.
Trong khi cái cảnh kỳ lạ này diễn ra ở nhà Monte Cristo thì một cuộc họp mặt trang trọng diễn ra ở nhà Villefort.
Ông de Villefort có bà de Villefort đi cùng, vào phòng cha mình. ông Noirtier ngồi trong chiếc ghế bành lớn có bánh xe, nơi mà người ta đặt ông vào đó buổi sáng và lại đưa ông ra khỏi đó buổi tối, ông bất động như một xác chết, nhìn các con mình với cặp mắt thông minh và sắc sảo mà cái chào cung kính đúng nghi thức cho ông biết sắp có cuộc vận động gì đó bất ngờ. Thị giác và thính giác là hai giác quan sót lại còn làm cho ông hoạt động.
Như vậy là toàn bộ hoạt động, toàn bộ sự khéo léo, toàn bộ sức lực, toàn bộ trí thông minh trước kia được phân phối khắp cơ thể và trí tuệ này thì nay được tập trung cả vào cặp mắt của ông lão Noirtier.
Chỉ có ba người biết cách hiểu thứ ngôn ngữ ấy của ông già bại liệt đáng thương: đó là Villefort, Valentine và người lão bộc của ông là Barrois.
- Thưa ông, vợ chồng con xin thông báo với ông rằng chúng con sắp gả chồng cho Valentine.
Gương mặt cụ Noirtier vẫn cứ thản nhiên trong khi nghe câu chuyện.
- Đám cưới sẽ tổ chức trong vòng ba tháng tới. Villefort nói tiếp.
Mắt cụ già vẫn không linh hoạt hơn.
Đến lượt bà de Villefort cất lời:
- Chúng con chỉ còn phải nói với ông là đã gả cháu cho ai. Đó là một trong những đám danh giá nhất mà Valentine có thể với tới được. Đó là ông Franz de Quesnel, nam tước Epinay.
Khi bà de Villefort nói đến cái họ của Franz, mắt ông Noirtier, mà con trai ông biết quá rõ rung lên, các mi mắt để lọt ra một ánh chớp.
Chắc chắn tiếng thét đau khổ và giận dữ đang dâng lên họng nhưng không phát ra được, làm cho ông nghẹn ngào vì mặt ông tím lại và đôi môi ông xanh nhợt.
- Cuộc hôn nhân này, bà de Villefort nói thêm, được cả ông d’épinay và gia đình ưng ý vả chăng gia đình ông ta chỉ có một ông chú và một bà cô. Mẹ ông đã mất lúc ông ta chào đời, còn cha ông ta đã bị giết hại vào năm 1815, nghĩa là vào lúc cậu bé chưa đầy hai tuổi, vậy là chuyện chỉ tùy thuộc ý muốn của riêng ông ta.
Rồi bà ta nói thêm:.- ông có cần gì không?
Đã thỏa thuận rằng cụ già biểu lộ sự tán thành bằng cách nhắm mắt, sự từ chối bằng cách chớp mắt nhiều lần, và biểu lộ cụ muốn cái gì đó khi ngước mắt nhìn lên trời.
- Có, cụ già trả lời bằng cách nhắm ngay cặp mắt.
Họ cho gọi Valentine.
Rồi Valentine vào chỗ ông lão. Chỉ cần nhìn một cái là cô hiểu cụ đang đau khổ đến đâu và có bao nhiêu chuyện muốn nói với cô.
- ông muốn gì, ông yêu quý?
Thế rồi Valentine đọc lần lượt từng chữ của bảng chữ cái từ A đến N đồng thời nụ cười của cô dò hỏi cặp mắt của cụ già bại liệt; đến chữ N cụ Noirtier ra hiệu là đúng.
- A! Valentine nói, điều mà ông muốn bắt đầu bằng chữ N! Vậy thì nào, NA? NE? NI?
NO?
- Đúng, đúng, đúng, cụ già ra hiệu.
Valentine chạy đi lấy một cuốn tự điển, đặt lên chiếc bàn nhỏ trước mặt cụ Noirtier. Cô mở ra đến chữ NO và khi thấy mắt cụ già đăm đăm nhìn vào các trang giấy, thì các ngón tay cô lần nhanh các cột từ trên xuống dưới. Đến từ NO-TAIRE (nghĩa là ông công chứng - N.D) thì cụ Noirtier ra hiệu dừng lại.
- ông công chứng, cô nói, ông cần một ông công chứng hả ông nội?
Cụ già ra hiệu rằng đúng là ông cần một ông công chứng.
Trước đòi hỏi bất ngờ đó, ông de Villefort hỏi:
- Tại sao cha lại cần đến ông công chứng?
Cha lại chơi khăm chúng con cái gì nữa đây?
Villefort nói, có cần thiết không?
- Cháu sẽ cho đi mời ông công chứng ngay lập tức cho ông, ông yêu quý, Valentine nói.
Bốn mươi lăm phút sau, người hầu trở về có ông công chứng đi cùng.
- Thưa ông, Villefort nói sau khi đã chào hỏi mọi người, ông được cụ Noirtier de Villefort mời đến, cụ đây mắc chứng bại liệt toàn thân mất khả năng sử dụng chân tay và lời nói của cụ, và chỉ có chúng tôi, khó khăn lắm họa chăng mới nắm được một vài mảnh gì đó trong ý tưởng của cụ.
Noirtier đưa mắt tỏ vẻ nhờ cậy ở Valentine, một sự nhờ cậy rất nghiêm chỉnh và mang tính mệnh lệnh rất cao, khiến cô tức khắc đáp ứng:
- Tôi, thưa ông, tôi hiểu tất cả những gì ông tôi muốn nói.
- Vậy ta thử xem, ông công chứng nói. Nào, thưa ông, ông muốn gì ở tôi, và ông muốn làm văn bản gì?.Valentine đọc tất cả các chữ trong bảng chữ cái cho đến chữ T. Đến chữ này, Noirtier ra hiệu cho cô dừng lại. Họ lần tìm trong từ điển cho đến từ TESTAMENT (nghĩa là chúc thư - N.D).
- Chúc thư! ông công chứng reo lên, việc đã rõ, cụ muốn làm chúc thư.
- Đúng! Cụ Noirtier ra hiệu nhiều lần.
Họ đọc cho cụ Noirtier nghe một mẫu chúc thư còn để trống rồi ông công chứng hỏi cụ:
- Theo bản chúc thư trước đây của cụ, cụ có chín trăm ngàn frăng. Có đúng không?
- Đúng.
- Cụ muốn để lại tài sản này cho ai?
- ồ! Bà de Villefort nói. Cụ Noirtier chỉ yêu có mỗi cô cháu gái Valentine: cô là người chăm sóc cụ từ sáu năm nay, vậy thì trả giá cho sự tận tụy của cô là công bằng.
- Vậy có phải là cụ để lại số tiền chín trăm ngàn frăng này cho cô Valentine không? - ông công chứng hỏi.
Cụ già nhìn Valentine một lúc tỏ ra cực kỳ âu yếm, rồi quay về phía ông công chứng, cụ chớp chớp mắt một cách dứt khoát.
- Không ư? - ông công chứng nói, không phải là cô Valentine de Villefort được cụ lập làm người thừa kế toàn bộ tài sản của cụ hay sao?
- Không! Cụ Noirtier lặp lại, không!
Sự kinh ngạc bao trùm tất cả mọi người.
- Vậy thì có phải là cụ để lại tài sản cho cháu trai của cụ, Edouard de Villefort, thưa cụ Noirtier kính mến? - Người mẹ hỏi.
Những cái chớp mắt trở nên dữ dội: tỏ vẻ gần như là căm ghét.
- Vậy thì cụ để cho ông con trai cụ đang có mặt ở đây?
- Không. Cụ già trả lời.
Và Noirtier hướng ánh nhìn cháy bỏng vào bàn tay của Valentine.
- Bàn tay của cháu ư? ồ! Valentine bất chợt kêu lên, cháu hiểu rồi! Việc hôn nhân của cháu có phải không, ông yêu quý?
- ừ, ừ, ừ, cụ già bại liệt nhắc đi nhắc lại ba lần, mỗi lần mi mắt mở ra lại để lọt một ánh mắt sáng quắc.
- ông không bằng lòng cho con lấy ông Franz d’épinay hay sao?
- Không, ta không bằng lòng. Cụ già ngỏ ý bằng mắt.
- Và cụ tước quyền thừa kế của cháu gái cụ, ông công chứng kêu lên, vì cô ta tiến hành hôn nhân trái ý cụ?
- Đúng. Cụ Noirtier trả lời..Lúc này xung quanh cụ già lặng ngắt như tờ.
ý nguyện của cụ đã rõ: nếu Valentine lấy Franz d’épinay thì toàn bộ tài sản đem cho những người nghèo ở Paris.
Villefort sùi cả bọt mép vì tức điên lên.
- Tôi cho rằng, Villefort nói, không nén nổi cơn giận của mình, chỉ tôi có quyền gả chồng cho con gái tôi, tôi muốn nó lấy ông Franz d’épi-nay và nó sẽ lấy ông ta. Tôi không chịu thua cái ý thích thất thường của người già và tôi sẽ hành động theo lương tâm của mình.
Valentine ngã xuống một chiếc ghế bành, khóc sướt mướt.
Lúc gia đình Villefort trở về các căn hộ của mình thì người hầu báo cho họ biết có ông bá tước Monte Cristo đến và đang đợi họ trong phòng khách.
- Tôi chỉ đến để nhắc ông lời hẹn cho ngày thứ bảy. Bá tước nói.
- Có phải là sẽ họp mặt ở nhà ông ở Champs-élysées hay không?
- Không phải, Monte Cristo nói, họp mặt ở vùng quê, ở Auteuil, phố La Fontaine, số 28.
- Nhưng có phải họ đã bán ngôi nhà của ngài de Saint-Méran cho ông không? - Villefort kêu lên với giọng nghẹn ngào.
- Ngài de Saint-Méran? Monte Cristo hỏi.
Vậy ra ngôi nhà ấy là của ngài de Saint-Méran?
Tôi hy vọng, Monte Cristo nói với vẻ lo âu, rằng sự trùng hợp này không tước mất của tôi niềm hạnh phúc được thù tiếp ông?
- Không, thưa bá tước... Tôi rất mong... Hãy tin rằng tôi sẽ làm tất cả những gì tôi có thể, Villefort ấp úng.
- ồ! Monte Cri- Đó là một cô nô lệ, theo như chính bá tước nói với chúng tôi.
- Lucien thân mến, bà nam tước nói, hãy thừa nhận là cô ta có vẻ như một công chúa của Nghìn một đêm lẻ thì đúng hơn. Anh biết mình phải làm gì rồi chứ? Anh phải ghé thăm bá tước Monte Cristo va đưa ông ta đến với chúng tôi.
- Tôi xin hết lòng. Debray nói.
Lucien Debray nhân dịp nghỉ giữa hai màn bèn đến lô của Monte Cristo và mời ông sang lô của bà Danglars.
- Hãy nói với bà nam tước rằng tôi sẽ rất hân hạnh, nếu bà cho phép được đến để bày tỏ lòng kính trọng của tôi đối với bà. Nhưng thỉnh thoảng bá tước de Morcerf có đến nhà hát Nhạc vũ kịch chứ? Tôi đã để mắt tìm mà chẳng thấy ông ta đâu.
- ông ta sẽ đến tối nay.
Cuối màn ba, bá tước ra khỏi lô của mình và một lát sau ông xuất hiện trong lô của bà nam tước Danglars và bá tước de Morcerf đã đến giữa chừng. Bà nam tước không nén được một tiếng reo ngạc nhiên xen chút mừng rỡ.
- Xin cho biết con người tuyệt diệu kia là ai vậy?.- Đó là Haydée, một cô gái Hy Lạp mà tôi là người đỡ đầu.
- Một cô gái Hy Lạp! - Bá tước de Morcerf lẩm bẩm.
- Vâng, thưa bá tước de Morcerf, bà Danglars nói; và xin cho biết ông có bao giờ thấy ở triều đình Pacha nơi ông đã phục vụ vẻ vang đến thế, có một sắc đẹp nào được như vậy không.
- A! Monte Cristo nói, ông đã từng phục vụ ở Janina ư, thưa bá tước?
- Tôi đã từng là tướng thanh tra trong quân đội của Pacha, Morcerf trả lời, và tài sản ít ỏi của tôi, chẳng giấu gì ông, là do sự hào phóng của thủ lĩnh nổi tiếng người Anbani ấy.
- Hãy nhìn kìa! - Bà Danglars nhắc.
Viên tướng nhoài người ra ngoài lô để nhìn rõ Haydée.
Lúc này, Haydée đưa mắt tìm bá tước Monte Cristo, thấy gương mặt tái của ông bên cạnh ông de Morcerf. Cái nhìn này gây ra ở người thiếu nữ một tác động lạ thường. Cô vừa ngả người về phía sau vừa thốt lên một tiếng kêu.
- Này, Eugénie nói, có chuyện gì xảy ra cho người được ông giám hộ thế thưa bá tước? Có vẻ là cô ta khó ở.
- Đúng thế, Haydée rất mẫn cảm. Tôi phải trở lại với cô ta. Bá tước vừa nói vừa chào bà Danglars.
Khi ông bước vào lô, Haydée vẫn còn rất nhợt nhạt.
- Đức ông vừa nói chuyện với ai thế? Thiếu nữ hỏi.
- Với bá tước de Morcerf, Monte Cristo trả lời, người đã từng phục vụ người cha nổi tiếng của em, hắn thừa nhận rằng tài sản của hắn là nhờ ở cha em.
- A! Tên khốn nạn! Haydée kêu lên, chính nó đã phản cha em vì bọn Thổ, còn cái cơ nghiệp ấy là cái giá của sự phản bội. Đức ông thân yêu lại không biết thế hay sao?
- Ta đã từng nghe nói đôi điều về chuyện này ở Hy Lạp, Monte Cristo nói, nhưng không biết chi tiết. Về đi, con gái, kể tỉ mỉ cho ta nghe, chắc phải kỳ lạ lắm.
- ồ! Vâng, em về, em về đây. Có lẽ em chết mất nếu còn ở lại lâu trước mặt con người này..