Chương 8

Chương 8.1
Tiết trời giữa thu lá cây rừng đẫm ướt. Thanh thản của im lặng, nghe rõ những giọt nước sót nhỏ xuống nền lá rụng dầy. Vầng nhật đã ngang tán cây nhưng sương đêm bảng lảng còn nặng. Hai tiểu đồng, một nam một nữ, nét mặt cũng kính đồng cầm một cây nhang đại, nghi ngút hương, đi chầm chậm về núi. Nắng loáng qua tán lá thưa, nhợt chiếu Dưỡng chân trang, thiền xá riêng của Tuệ Trung thượng sĩ. Ðây nguyên là đất ấp Tịnh Bang thuộc Yên Quảng, sau khi chính thức lui về ở ẩn, Tiết độ sứ hải đạo Thái Bình Trần Tung đổi tên thành làng Vạn Niên, dựng trang viện chênh chếch ép sát vào chân núi. Ðến gần thảo am, tường đá ong lợp cọ, hai tiểu đồng cắm nhang vào một lư đồng lớn, lùi ba bước khoanh tay đồng thanh thưa.
- Bẩm Ðức ông, có khách.
Mùa kết hạ cách đây tám năm, Hưng Ninh Vương Trần Tung phát hạnh nguyện thọ Bồ tát giới lấy pháp hiệu Tuệ Trung, nhưng không xuất gia. Gia nhân trong nhà thường mặc gấm hoặc lụa Tầu xưng hô vẫn theo truyền thống Hoàng thất. Dưỡng chân trang đông phụ nữ và cứ sau rằm tháng giêng người ta hạ thổ hàng trăm hũ rượu lớn ở toàn bộ góc phải hậu đường. Thảng trong nhà có người mướn duy trì ngũ giới thì tuỳ tâm. Sinh hoạt thường nhật không xa xỉ nhưng không thể nói là đạm bạc. Hồi Ðức ông Hưng Ðạo Vương chơi thăm, trang viện tổ chức một cuộc săn lớn. Thú săn được quay ngay trước sân, mùi thịt thơm lừng chập chờn quyện lửa đỏ trong buổi chiều tà. Bữa rượu tàn, ca nhi hát xướng. Tuệ Tung mặc áo đạo sĩ thân cầm trống chầu, Hưng Ðạo Vương lấy làm lạ và trọng lắm.
Cửa gianh kẹt mở, thượng sĩ Tuệ Trung bước ra. Dong dỏng gầy loà xoà tóc muối tiêu quanh vai. Ông để quyển Tuyết Ðậu Ngữ Lục xuống thềm cửa khẽ khàng hỏi.
- Ai vậy.
Tiểu đồng nam thưa.
- Bẩm, Ðức ông Nhân Huệ và Ðức ông Hưng Nhượng.
Tuệ Trung thượng sĩ hít một hơi chân khí, mắt bừng sáng có lẽ ông vui.
- Các con dọn vườn xong thì đem níp sách về thư trai cho ta.
Khách hai người đang chờ chủ nhân, ngồi trên bồ đoàn. Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư nét thô dữ dội, mặt đầy dục vọng. Vương mặc võ phục, kiếm vừa cởi chuôi cẩn ngọc dựng sát vách. Mảnh khảnh ngồi cạnh Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng cũng trong bộ võ phục, nét vẻ đầy quí phái của một công tử đại gia. Cả hai thấy Thượng sỹ đều đổi tư thế đứng dậy ôm quyền khom mình. Tuệ Trung cười, đơn sơ đáp lễ. Trong tộc hệ, so với hai người, ông thuộc hàng trưởng thượng. Sau tuần trà đầu, Trần Khánh Dư vào chuyện.
- Vương huynh, hôm nay em lại có việc quấy rầy Vương huynh đây.
Tuệ Trung nhấp trà.
- Chú khách sáo quá.
Trần Khánh Dư thưa.
- Thứ nhất là em mang sang biếu anh ít chè Vân, đặc sản của đảo Cái Bàn. Hai nữa là cháu Quốc Tảng mới từ Thăng Long xuống muốn yết kiến anh. - Nhân Huệ Vương cười khuôn mặt vuông trông đỡ thô hơn. - Tình hình nước sôi lửa bỏng mà thằng này nó cứ băn khoăn những là khai tâm mới ngộ đạo. Em chẳng hiểu gì sất, thôi thì cứ dẫn luôn sang anh.
Tuệ Trung để chén trà xuống kỷ, tế nhị tránh nhìn vẻ bẽn lẽn của Quốc Tảng. Nhân Huệ Vương chợt trầm giọng.
- Thứ nữa, có vài ba việc quân cơ cũng muốn anh góp ý.
Phó đô tướng quân Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư có tiếng là ăn nói bạo. Hung thần trấn giữ suốt hải lộ Ðông bắc không bao giờ dấu diếm chuyện mình ghét sư sãi. Chẳng qua cũng chỉ là phản động cái thái độ sùng mộ đạo Phật thái quá của cả Vương Triều. Quan gia nhiều lúc cũng phật ý. Nhưng biết làm sao được, Ðức ông Hưng Ðạo từng nói "Tướng đánh thuỷ không ai hơn được Khánh Dư". Có lẽ là người duy nhất cho đến giờ vẫn xưng hô với Tuệ Trung Thượng Sĩ bằng ngôn từ trường tục.
- Uống rượu nhớ.
Thượng Sĩ hồn hậu mời Khánh Dư và Quốc Tảng. Nhân Huệ Vương cả cười.
- Ðệ xin vâng. Anh còn gì tươi tươi bảo dưới nhà làm đồ uống luôn, đi ngựa suốt từ Chí Linh sang đây đói quá thể.
- Hôm qua có người từ biển vào mang cho mớ sò huyết. Ðể anh bảo mấy đứa nhỏ nướng ăn chơi.
Trần Quốc Tảng suốt từ đầu vẫn im lặng, trầm ngâm nhìn quanh. Hai dãy nhà song song tường đất lợp bằng lá gianh già móng nện đá hộc. Phòng khách không hoành phi, không bàn thờ, duy nhất một lư trầm toả ngan ngát khói lên bức lụa vẽ Ðạt Ma tổ sư lướt cành sậy qua sông. Quốc Tảng nhấp một ngụm trà nhỏ. Hôm rời kinh, biết Quốc Tảng có ý đến thăm Tuệ Trung, Quan gia cho người vời vào. Mong manh thì hình như Nhân Tông Hoàng đế bái Tuệ trung làm thầy. Cả nửa buổi chiều vị vua trẻ ngồi luận bàn thiền lý với Hưng Nhượng Vương, người được coi là một trong vài ba nhân vật thông minh nhất thành Thăng Long. Chốc chốc mấy tên tùy hiệu của đội Thánh Dực lại quì ngoài cửa chờ xin thẻ quân lệnh. Vua Nhân Tông vừa đọc lướt những tờ trình vừa điềm đạm giải thích ý của mình về câu "Cảnh cảnh tòng tâm xuất". Thực ra hai người đã đàm đạo với nhau nhiều lần và Quốc Tảng luôn trội hơn về biện luận. Nhưng hôm đó, Nhân Tông Hoàng đế có đưa một kiến giải rất lạ về tội, phúc. Quốc Tảng thật lòng không nịnh "Với pháp nhãn này, Thánh thượng quả là nhục thể của Biến chiếu tôn Phật". Hoàng đế cười mà rằng chính mình cũng chưa hiểu lắm, mặt pháp siêu việt này được truyền từ Tuệ Trung và hàng ngày vị vua trẻ vẫn cố hết sức tham chiếu. Hưng Nhượng Vương đã tiếp xúc nhiều với các bậc cao tăng, tất thảy đều khâm phục đạo hạnh của thượng sĩ. Hồi ở chùa Báo Ân, Hưng Nhượng Vương có đến nghe Tuệ Trung thượng đường giảng kinh Bát Nhã, không cảm thấy có sức thuyết phục. mất đất Mẹ và đã phải lang thang đi tìm Ðất hứa". Cái miền Ðất hứa được thế tục hoá bằng sự giầu sang và tiện lợi của nền văn minh. (Một sản phẩm không có thiên tính mà con người luôn luôn tự hào là đã thai nghén và nuôi dưỡng). Chính vì vậy, xã hội hiện đại luôn thuộc về con người Văn Minh. Những con người nhân hậu suốt đời lo lắng chỉ vì người khác không biết uống Coca và làm việc trên Computer. Những con người sẵn sàng tuyên bố làm việc vì danh và lợi. Tất nhiên, Danh ở đây là cái Danh ưu tú. Lợi ở đây, không những cho mình mà còn cho người. Nghe đạo đức thật. Chữ nghĩa là đã làm cho con người trở nên thông minh như vậy đấy.
Camus cho rằng sự dốt nát dẫn đến độc ác. Vậy giải thích thế nào về những người có học hình như đã làm điều ác. Phải chăng những người này coi tri thức, thành phẩm cao hơn kiến thức, là sự phô trương. Phải chăng, họ tự giao cho mình một sứ mệnh là dẫn dắt nhân loại. Phải chăng, họ đã coi những giá trị tư tưởng vĩnh cửu của các bậc minh triết tiền bối là lạc hậu. Họ khát khao có một nền giáo dục bằng các phương tiện nghe nhìn qua đó, mỗi cá nhân dễ dàng tự khoe khoang cái gọi là bản ngã. Với cách hiểu ăm ắp đầy sách vở, họ coi mọi phương thức đối thoại với im lặng đều là vô nghĩa. Hình như, tất cả nỗ lực của bọn họ sẽ tạo ra một điều khó tránh, con người đi vào thế kỷ hai mươi mốt bằng tư thế ngã ngửa bởi cú hích bạo tàn của nền văn minh kỹ trị được mệnh danh là tiên tiến. Phải chăng, sẽ là điều ác khi chúng ta quan niệm, con người là sinh vật cao cấp đã biết sử dụng máy móc.
Kết thúc bài luận vớ vẩn này, đành phải dẫn một giai thoại Thiền đương đại. Một đoàn đại biểu của phong trào bảo vệ môi trường sinh thái, sau hàng loạt những chiến dịch tuyên truyền vất vả có lần gặp một Lạt Ma đang ngồi thiền, họ hỏi: "Một người có tiếng là đạo cao đức trọng như ngài sao thấy việc thiện chúng tôi đang làm mà ngài không tham gia". Sư đáp "Mỗi ngày tôi đều đặn ngồi cố rũ bỏ tạp niệm phóng vào hư không những tư tưởng thanh sạch như vậy không phải là giữ gìn sinh thái hay sao."

Hà Nội

3/1989 - 21/2/1997
Nguyễn Việt Hà

Xem Tiếp: ----