Phần IV - Lý thuyết dây và cấu trúc của không thời gian
Chương 12 Cuộc tìm kiếm lý thuyết - m (11)
Những mối liên hệ bất ngờ đó đã khích lệ chúng tôi theo bước Witten khảo sát tiếp hai lý thuyết dây còn lại là lý thuyết loại IIA và lý thuyết Heterotic - E để xem chúng ăn khớp tới mức nào trong bức tranh chung. Và ở đây chúng tôi lại phát hiện ra những điều bất ngờ còn lạ lùng hơn nữa...

Tổng kết những điều đã biết cho tới đây
Bây giờ chúng ta hãy xem hiện mình ở đâu. Vào giữa những năm 1980, các nhà vật lý đã xây dựng được 5 lý thuyết dây khác nhau. Trong sơ đồ gần đúng của lý thuyết nhiễu loạn, thì 5 lý thuyết này không có quan hệ gì với nhau. Nhưng phép gần đúng này chỉ áp dụng được khi hằng số liên kết của một lý thuyết đã cho là nhỏ hơn 1. Người ta đã đặt nhiều kỳ vọng vào việc các nhà vật lý sẽ tính được giá trị chính xác của hằng số liên kết trong một lý thuyết cho trước, nhưng dạng của các phương trình gần đúng hiện có không cho phép họ làm được điều đó. Vì lý do ấy, các nhà vật lý đã đặt ra mục tiêu nghiên cứu từng lý thuyết dây đối với phạm vi các giá trị khả dĩ của hằng số liên kết tương ứng của nó, cả lớn hơn 1 lẫn nhỏ hơn 1, nghĩa là cả liên kết mạnh lẫn liên kết yếu.
Mới đây nhờ dùng sức mạnh của siêu đối xứng, các nhà vật lý đã biết cách tính được một số tính chất liên kết mạnh của một lý thuyết dây cho trước. Và tất cả các nhà lý thuyết dây đều sững sờ khi phát hiện ra rằng những tính chất liên kết mạnh của lý thuyết Heterotic - 0 lại đồng nhất với các tính chất liên kết của lý thuyết loại I và ngược lại. Hơn thế nữa, vật lý liên kết mạnh của lý thuyết loại IIB lại đồng nhất với những tính chất của chính nó khi liên kết là yếu. Những mối liên hệ bất ngờ đó đã khích lệ chúng tôi theo bước Witten khảo sát tiếp hai lý thuyết dây còn lại là lý thuyết loại IIA và lý thuyết Heterotic - E để xem chúng ăn khớp tới mức nào trong bức tranh chung. Và ở đây chúng tôi lại phát hiện ra những điều bất ngờ còn lạ lùng hơn nữa. Để chuẩn bị cho điều đó, chúng tôi xin phép được nói ngoài đề một chút để trình bày ngắn gọn đôi điều về lịch sử.
Siêu hấp dẫn
Vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, trước khi bùng lên sự quan tâm tới lý thuyết dây, nhiều nhà vật lý lý thuyết đã tìm kiếm một lý thuyết thống nhất của cơ học lượng tử, lực hấp dẫn và các lực khác trong khuôn khổ lý thuyết trường lượng tử dựa trên các hạt điểm. Họ hy vọng rằng sự không tương thích giữa các lý thuyết hạt điểm có liên quan với lực hấp dẫn và cơ học lượng tử có thể sẽ khắc phục được bằng cách nghiên cứu những lý thuyết có nhiều đối xứng. Năm 1978, Stanley Deser và Bruce Zumino làm việc ở Cern và độc lập với họ Daniel Freedman, Sergio Ferrara và Peter Van Niewenhuizen tất cả đều làm việc tại Đại học quốc gia New york ở Stonty Brook, đã phát hiện ra rằng hứa hẹn nhất là các lý thuyết có liên quan với siêu đối xứng vì các hạt boson và ferimion có xu hướng cho những thăng giáng lượng tử triệt tiêu nhau, làm cho sự náo nhiệt vốn có của thế giới vi mô dịu hẳn đi. Họ đã đưa ra thuật ngữ siêu hấp dẫn để mô tả các lý thuyết trường lượng tử siêu đối xứng với ý định bao hàm cả thuyết tương đối rộng. Những cố gắng sáp nhập thuyết tương đối rộng và cơ lượng tử như vậy cuối cùng đều chịu thất bại. Tuy nhiên, như đã nhắc ở chương 8, từ những nghiên cứu đó người ta đã rút ra được một bài học quý giá, báo trước sự phát triển của lý thuyết dây.
Bài học này có lẽ trở nên rõ ràng nhất là nhờ các công trình của Eugene Cremmer, Bernard Julia và Scherk, tất cả đều làm việc ở trường Cao đẳng S ư phạm Paris (một trường đại học hàng đầu về khoa học cơ bản của Pháp - ND) vào năm 1978, đó là: những cố gắng gần tới thành công nhất là những lý thuyết siêu hấp dẫn được phát biểu không phải trong bốn chiều quen thuộc mà trong nhiều chiều hơn. Đặc biệt, hứa hẹn nhiều nhất là những lý thuyết cần tới 10 chiều hoặc 11 chiều và 11 chiều là tối đa [3]. Sự chấp nối với bốn chiều quen thuộc, lại một lần nữa, được thực hiện trong khuôn khổ của Kaluza và Klein; các chiều phụ được cuộn lại. Trong các lý thuyết 10 chiều, như lý thuyết dây, thì 6 chiều phụ được cuộn lại, còn trong các lý thuyết 11 chiều thì có 7 chiều phụ được cuộn lại.
Khi lý thuyết dây cuốn hút các nhà vật lý qua cơn lốc năm 1984, thì quan điểm về các lý thuyết siêu hấp dẫn dựa trên các hạt điểm đã thay đổi một cách nhanh chóng. Như đã nhiều lần nhấn mạnh, nếu chúng ta xem xét các dây với độ chính xác của công nghệ hiện nay và trong tương lai gần, thì nó nhìn sẽ giống như một hạt điểm. Hay nói một cách khác chính xác hơn: khi chúng ta nghiên cứu những quá trình năng lượng thấp trong lý thuyết dây, tức là những quá trình không có đủ năng lượng để thăm dò được bản chất siêu vi mô và quảng tính của dây, thì chúng ta có thể xem gần đúng dây là một hạt điểm không có cấu trúc và dùng được khuôn khổ của các lý thuyết trường lượng tử dựa trên các hạt điểm. Tuy nhiên, chúng ta không thể sử dụng phép gần đúng này đối với các quá trình ở khoảng cách rất ngắn hoặc có năng lượng rất cao, bởi vì chúng ta biết rằng, bản chất quảng tính của dây là hết sức quan trọng đối với việc giải quyết những xung đột giữa thuyết tương đối tổng quát với cơ học lượng tử mà lý thuyết các hạt điểm không thể giải quyết nổi. Nhưng ở những quá trình năng lượng đủ thấp - khoảng cách đủ lớn - thì những vấn đề này không được đặt ra và người ta dùng phép gần đúng đó để thuận tiện cho việc tính toán.
Lý thuyết trường lượng tử gần đúng nhất với lý thuyết dây theo cách đó không gì khác hơn là siêu hấp dẫn 10 chiều. Những tính chất đặc biệt của siêu hấp dẫn 10 chiều đã được phát hiện vào những năm 1970, 1980 giờ đây được hiểu như là những tàn tích năng lượng thấp của sức mạnh tiềm ẩn của lý thuyết dây. Các nhà vật lý nghiên cứu siêu hấp dẫn 10 chiều mới chỉ phát hiện ra phần nổi của tảng băng chìm rất sâu - cấu trúc phong phú của lý thuyết siêu dây. Thực tế, hóa ra là có tới bốn lý thuyết siêu hấp dẫn 10 chiều, chúng khác nhau ở những chi tiết liên quan tới cách thức cụ thể bao hàm siêu đối xứng. Ba trong số này thực ra là gần đúng hạt điểm năng lượng thấp của lý thuyết dây loại IIA, lý thuyết dây loại IIB và lý thuyết dây Heterotic - E. Lý thuyết siêu hấp dẫn thứ tư là gần đúng hạt điểm năng lượng thấp của cả lý thuyết dây loại I và lý thuyết dây Heterotic - 0; bây giờ nhìn lại thì đây chính là dấu hiệu đầu tiên chỉ ra mối liên hệ gần gũi của hai lý thuyết dây này.
Đây là một câu chuyện rất đẹp chỉ trừ một điểm là siêu hấp dẫn 11 chiều đã bị bỏ rơi trong lạnh nhạt. Sở dĩ như vậy là vì lý thuyết dây được phát biểu trong 10 chiều nên không có chỗ cho chiều thứ 11. Trong nhiều năm, đa số, các nhà lý thuyết dây đều cho rằng siêu hấp dẫn 11 chiều chẳng qua chỉ là một thứ của lạ toán học chứ không có liên quan gì đến lý thuyết dây cả.
[3] Nếu tất cả trừ bốn chiều đều cuộn lại, thì một lý thuyết có số chiều tổng cộng lớn hơn 11 chiều nhất thiết sẽ làm xuất hiện các hạt không khối lượng như có spin lớn hơn 2, điều mà cả lý thuyết lẫn thực nghiệm đều bác bỏ.

Truyện Giai điệu giây và bản giao hưởng vũ trụ Lời giới thiệu Chương I - Được kết nối bởi các dây(1) Chương I - Được kết nối bởi các day(2) Chương I - Được kết nối bởi các day(3) Chương 2 - Không gian, thời gian và người quan sát(1) Chương 2 - Không gian, thời gian và người quan sát(2) Chương 3 -Uốn cong và lượn sóng(1) Chư!!!3847_93.htm!!! Đã xem 377117 lần. --!!tach_noi_dung!!--

Phần IV - Lý thuyết dây và cấu trúc của không thời gian
Chương 12 Cuộc tìm kiếm lý thuyết - m (10)
Kết quả rất cơ bản và mới này, trong đó vật lý liên kết mạnh của một lý thuyết được mô tả bởi vật lý yếu của một lý thuyết khác, được gọi là đối ngẫu mạnh - yếu...

--!!tach_noi_dung!!--
Tính đối ngẫu trong lý thuyết dây
Theo Witten, ta hãy bắt đầu từ một trong số 5 lý thuyết dây, ví dụ như lý thuyết loại I, chẳng hạn, và hình dung rằng tất cả chín chiều không gian đều phẳng và không bị cuộn lại. Dĩ nhiên, điều này là hoàn toàn không hiện thực, nhưng nó sẽ làm cho sự thảo luận của chúng ta trở nên đơn giản hơn. Vả lại chúng ta cũng sẽ nhanh chóng quay trở lại với các chiều bị cuộn lại. Trước hết, ta giả thiết rằng hằng số liên kết nhỏ hơn 1 nhiều. Trong trường hợp đó, lý thuyết nhiễu loạn có thể dùng được và vì vậy, nhiều tính chất của lý thuyết có thể và thực sự đã tìm ra một cách khá chính xác. Nếu ta tăng giá trị của hằng số liên kết nhưng vẫn giữ nó khá nhỏ hơn 1, thì các phương pháp nhiễu loạn vẫn còn áp dụng được. Các tính chất của lý thuyết có thay đổi đôi chút, ví dụ như các giá trị bằng số liên quan với sự tán xạ của một dây này trên dây khác sẽ hơi khác, bởi vì khi đó những quá trình có nhiều vòng trên hình 12.6 sẽ cho những đóng góp lớn hơn khi hằng số liên kết tăng. Nhưng ngoài những thay đổi đó của những tính chất chi tiết bằng số ra, nội dung vật lý tổng thể thì vẫn như trước miễn là hằng số liên kết vẫn nằm trong vương quốc nhiễu loạn.
Khi chúng ta tăng hằng số liên kết trong lý thuyết loại I, vượt qua giới hạn 1, các phương pháp nhiễu loạn không còn áp dụng được nữa, và vì vậy chúng ta chỉ tập trung xem xét một tập hợp hạn chế các khối lượng và tích lực phi nhiễu loạn, tức là các trạng thái BPS vì chúng vẫn ở trong khả năng hiểu biết của chúng ta. Và đây là điều mà Witten đưa ra và sau đó đã được khẳng định thông qua công trình chung của ông với Joe Polchinski thuộc Đại học California ở Santa Barbara: Những đặc trưng liên kết mạnh đó của lý thuyết dây loại I phù hợp một cách chính xác với những tính chất đã biết của lý thuyết dây Heterotic - 0 khi lý thuyết sau có hằng số liên kết nhỏ. Tức là, khi hằng số liên kết của lý thuyết loại I là lớn, thì những khối lượng và tích lực đặc biệt mà chúng ta đã biết cách suy ra lại đúng bằng những khối lượng và tích lực mà chúng ta tìm được trong lý thuyết Heterotic - 0 khi hằng số liên kết của nó là nhỏ. Điều này gợi ý rằng hai lý thuyết dây đó, giống như nước với nước đá, thoạt nhìn tưởng là hoàn toàn khác nhau, nhưng thực sự là đối ngẫu. Và như vậy, có nhiều khả năng vật lý của lý thuyết loại I đối với các giá trị lớn của hằng số liên kết là đồng nhất với vật lý của lý thuyết Heterotic - 0 đối với các giá trị nhỏ của hằng số liên kết. Những lập luận có liên quan cũng cho bằng chứng có sức thuyết phục rằng điều ngược lại cũng đúng. Tức là vật lý của lý thuyết loại I đối với các giá trị nhỏ của hằng số liên kết là đồng nhất với vật lý của lý thuyết Heterotic - 0 đối với các giá trị lớn của hằng số liên kết [1]. Mặc dù khi phân tích dựa trên lý thuyết nhiễu loạn, hai lý thuyết dây này dường như không có quan hệ gì với nhau, nhưng giờ đây chúng ta thấy rằng, khi hằng số liên kết biến thiên, hai lý thuyết này lại hoán đổi cho nhau - giống như sự hoán đổi giữa nước đá và nước vậy.
Kết quả rất cơ bản và mới này, trong đó vật lý liên kết mạnh của một lý thuyết được mô tả bởi vật lý yếu của một lý thuyết khác, được gọi là đối ngẫu mạnh - yếu. Cũng như đối với những đối ngẫu khác mà chúng ta đã xét ở trên, đối ngẫu mạnh - yếu cho chúng ta biết rằng hai lý thuyết này thực sự là không khác nhau, chúng ta chỉ cho ta hai cách mô tả không giống nhau của cùng một lý thuyết cơ sở mà thôi. Khác với đỗi ngẫu tầm thường tiếng Anh - tiếng Trung, đối ngẫu liên kết mạnh - yếu là một đối ngẫu rất mạnh. Khi hằng số liên kết của một thành viên trong cặp lý thuyết đối ngẫu là nhỏ ta có thể dùng các công cụ quen thuộc của lý thuyết nhiễu loạn để phân tích các tính chất vật lý của nó. Còn nếu hằng số liên kết của lý thuyết này là lớn và lý thuyết nhiễu loạn không còn dùng được nữa, thì bây giờ chúng ta biết rằng có thể dùng mô tả đối ngẫu, trong đó hằng số liên kết là nhỏ và lại có thể dùng phương pháp nhiễu loạn được. Và như vậy giờ đây chúng ta đã có trong tay các phương pháp định lượng để phân tích lý thuyết mà ban đầu chúng ta tưởng như là không thể làm được.
Việc thực sự chứng minh được vật lý liên kết mạnh của lý thuyết loại I đồng nhất với vật lý liên kết yếu của lý thuyết Heterotic - 0 và ngược lại là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn mà hiện nay chúng ta còn chưa làm được. Lý do thật là đơn giản. Một thành viên của cặp lý thuyết giả định là đối ngẫu không thể đưa về phân tích bằng lý thuyết nhiễu loạn khi hằng số liên kết của nó là quá lớn. Điều này cản trở những tính toán trực tiếp nhiều tính chất vật lý của nó. Thực tế, chính điều này đã làm cho tính đối ngẫu giả định trở nên có sức mạnh, bởi vì nếu đúng, nó sẽ cho chúng ta một công cụ mới để phân tích các tính chất của một lý thuyết liên kết mạnh: đó là dùng các phương pháp nhiễu loạn trong mô tả đối ngẫu liên kết yếu của nó.
Nhưng ngay cả khi không thể chứng minh được hai lý thuyết đó là đối ngẫu, thì sự phù hợp tuyệt vời giữa những tính chất mà chúng ta có thể rút ra một cách đáng tin cậy cũng đã cho ta một bằng chứng rất hấp dẫn về sự đúng đắn của mối quan hệ liên kết mạnh - yếu giả định của lý thuyết loại I và lý thuyết Heterotic - O. Thực tế, những tính toán ngày càng thông minh hơn đã được thực hiện nhằm kiểm tra tính đối ngẫu giả định nói trên đều cho những kết quả khẳng định. Phần lớn các nhà lý thuyết dây đều đinh ninh rằng tính đối ngẫu đó là đúng.
Theo đúng c đã làm che lấp bản chất đích thực của không gian và thời gian, giá trị cực nhỏ của h cũng làm che lấp những khía cạnh sóng của vật chất trong thế giới hằng ngày của chúng ta..." href="index.php?tuaid=3847&chuongid=21">Chương 4 - Những điều kỳ lạ trong thế giới vi mô(6)
Chương 4 - Những điều kỳ lạ trong thế giới vi mô(7) Chương 4 - Những điều kỳ lạ trong thế giới vi mô(8) Chương 4 - Những điều kỳ lạ trong thế giới vi mô(9) Chương 5 - (1) Chương 5 - (2) Chương 5 - (3) Chương 5 - (4) Chương 5 - (5) Chương 5 - (6) Chương 6: Không có gì khác ngoài âm nhạc - những cơ sở của lý thuyết siêu dây(1) Chương 6: Không có gì khác ngoài âm nhạc - những cơ sở của lý thuyết siêu dây(2) Chương 6: Không có gì khác ngoài âm nhạc - những cơ sở của lý thuyết siêu dây(3) Chương 6 Chương 6: Không có gì khác ngoài âm nhạc - những cơ sở của lý thuyết siêu dây(5) Chương 6: Không có gì khác ngoài âm nhạc - những cơ sở của lý thuyết siêu dây(6) Chương 6: Không có gì khác ngoài âm nhạc - những cơ sở của lý thuyết siêu dây(7) Chương 6: Không có gì khác ngoài âm nhạc - những cơ sở của lý thuyết siêu dây(8) Chương 6: Không có gì khác ngoài âm nhạc - những cơ sở của lý thuyết siêu dây(9) Chương 6: Không có gì khác ngoài âm nhạc - những cơ sở của lý thuyết siêu dây(10) Chương 7 - Cái "siêu" trong siêu dây(1) Chương 7 - Cái "siêu" trong siêu dây(2) Chương 7 - Cái "siêu" trong siêu dây(3) Chương 7 - Cái "siêu" trong siêu dây(4) Chương 7 - Cái "siêu" trong siêu dây(5) Chương 7 - Cái "siêu" trong siêu dây(6) Chương 8 - Các chiều ẩn giấu(1) Chương 8 - Các chiều ẩn giấu(2) Chương 8 - Các chiều ẩn giấu(3) Chương 8 - Các chiều ẩn giấu(4) Chương 8 - Các chiều ẩn giấu(5) Chương 8 - Các chiều ẩn giấu(6) Chương 8 - Các chiều ẩn giấu(7) Chương 8 - Các chiều ẩn giấu(8) Chương 8 - Các chiều ẩn giấu(9) Chương 9 - 1 Chương 9 - 2 Chương 9 - 3 Chương 9 - 4 Chương 9 - 5 Chương 9 - 6 Chương 9 - 7 Chương 9 - 8 Chương 10 - Hình học lượng tử (1) Chương 10 - Hình học lượng tử (2) Chương 10 - Hình học lượng tử (3) Chương 10 - Hình học lượng tử (4) Chương 10 - Hình học lượng tử (5) Chương 10 - Hình học lượng tử (6) Chương 10 - Hình học lượng tử (7) Chương 10 - Hình học lượng tử (8) Chương 10 - Hình học lượng tử (9) Chương 10 - Hình học lượng tử (10) Chương 10 - Hình học lượng tử (11) Chương 11 - Sự xé rách cấu trúc của không gian (1) Chương 11 - Sự xé rách cấu trúc của không gian (2) Chương 11 - Sự xé rách cấu trúc của không gian (3) Chương 11 - Sự xé rách cấu trúc của không gian (4) Chương 11 - Sự xé rách cấu trúc của không gian (5) Chương 11 - Sự xé rách cấu trúc của không gian (6) Chương 11 - Sự xé rách cấu trúc của không gian (7) Chương 11 - Sự xé rách cấu trúc của không gian (8) Chương 11 - Sự xé rách cấu trúc của không gian (9) Chương 12 Cuộc tìm kiếm lý thuyết - m (1) Chương 12 Cuộc tìm kiếm lý thuyết - m (2) Chương 12 Cuộc tìm kiếm lý thuyết - m (3) Chương 12 Cuộc tìm kiếm lý thuyết - m (4) Chương 12 Cuộc tìm kiếm lý thuyết - m (5) Chương 12 Cuộc tìm kiếm lý thuyết - m (6) Chương 12 Cuộc tìm kiếm lý thuyết - m (7) Chương 12 Cuộc tìm kiếm lý thuyết - m (8) Chương 12 Cuộc tìm kiếm lý thuyết - m (9) Chương 12 Cuộc tìm kiếm lý thuyết - m (10) Chương 12 Cuộc tìm kiếm lý thuyết - m (11) Chương 12 Cuộc tìm kiếm lý thuyết - m (12) Chương 12 Cuộc tìm kiếm lý thuyết - m (13) Chương 12 Cuộc tìm kiếm lý thuyết - m (14) Chương 12 Cuộc tìm kiếm lý thuyết - m (15) Chương 12 Cuộc tìm kiếm lý thuyết - m (16) Chương 13 - Các lỗ đen theo quan điểm của lý thuyết dây - lý thuyết - M Chương 13 - Các lỗ đen theo quan điểm của lý thuyết dây - lý thuyết - M (1) Chương 13 - Các lỗ đen theo quan điểm của lý thuyết dây - lý thuyết - M (2) Chương 13 - Các lỗ đen theo quan điểm của lý thuyết dây - lý thuyết - M (3) Chương 13 - Các lỗ đen theo quan điểm của lý thuyết dây - lý thuyết - M (4) Chương 13 - Các lỗ đen theo quan điểm của lý thuyết dây - lý thuyết - M (5) Chương 13 - Các lỗ đen theo quan điểm của lý thuyết dây - lý thuyết - M (6) Chương 13 - Các lỗ đen theo quan điểm của lý thuyết dây - lý thuyết - M (7) Chương 13 - Các lỗ đen theo quan điểm của lý thuyết dây - lý thuyết - M (8) Chương 13 - Các lỗ đen theo quan điểm của lý thuyết dây - lý thuyết - M (9) Chương 15 - Triển vọng Chương 15 - Triển vọng (1) Chương 15 - Triển vọng (2) Chương 15 - Triển vọng (3) Chương 15 - Triển vọng (4) Chương 15 - Triển vọng (5) Chương 15 - Triển vọng (6) Hết