Lão ăn mày

Tục truyền ông Tổ làng tên là Rách. Khi ông băng, do có công bỏ tiền lát đá xanh cả hai bên đường xuống miếu thờ Thành hoàng, con cháu được đặt cái bát nhang ở phía sau, bục thờ phụ trong miếu hưởng hương khói thừa ơn trên. Đương nhiên, được đổi tên là Danh. Theo gia phả, tôi thuộc đời thứ sáu của dòng họ ăn mày nổi tiếng này.
Làng Đồng Côi tôi không nghèo. Vào kỳ nông nhàn, người trong làng vơi đi quá nửa. Người có nghề xây đi xây cất nhà thiên hạ, người có nghề mộc đi đóng tủ, đóng cối xay, người biết buôn bán đi buôn bè, buôn thúng bán bưng... Đến mùa, thóc lúa rủng rỉnh, tiền bạc leng keng, người ta lại lo mở hội chơi, lo mở phường hát khoe làng, mở sòng sát phạt nhau...
Có một năm tôi không được góp mặt trong dịp hội hè sau vụ mùa. Theo lệ làng, năm ấy đến lượt tôi và anh cu Vận, anh họ tôi phải đi ăn mày chuộc lỗi cho làng. Anh cu Vận lúc ấy chừng hơn ba mươi, tôi lên mười. Hai anh em theo lời bố tôi căn dặn phải xin được nhiều tiền, phải chi tiêu tằn tiện, bóp mồm bóp miệng, đem đủ tiền nộp làng xong, bèn đóng giả làm hai bố con, bị gậy lên tỉnh, vốn liếng là bốn nắm cơm và một gói muối...
Anh cu Vận dẫn tôi đến một xóm nhỏ ven bờ sông thuê nhà ở. Chủ nhà nhìn anh, cười hề hề: "Năm nay có thằng nhóc tì mới hả?". Tôi ngớ người. Chờ lúc chủ nhà xuống bếp, anh bảo: "Năm nào mà tao chẳng đi. Muốn phất, không có gan ăn cướp thì đi ăn mày". Khoảng ba giờ sáng, tôi đang rửa mặt, anh cu Vận đứng lù lù sau lưng, bất ngờ thả tung một gói tro bếp vào đầu tôi. Tôi bị tro vào mắt không mở mắt được. Dụi mãi, đỏ cả mắt. Anh bảo: "Được rồi. Đánh bộ này vào là thành ăn mày!". Một bộ quần áo hôi chưa từng thấy. Nó được lôi ra từ một góc phên liếp của nhà trọ. Rách mướp. "Chú mày mà giãy giụa là chim cò thò ra ngoài hết đấy. Nó mổ nhẹ là nát vải ngay". Một lát sau, anh trở vào nhà. Lúc trở ra, trông rất giống một ông lão. Tay đen đúa, chống gậy, giọng lại khàn khàn. "Đi", anh giục.
Tới đầu ngõ, anh dắt tôi vào một tiệm phở. Tôi len lén không dám bước vào thì anh véo cho một cái: "Ngu. Vào ăn trả tiền chứ đâu thèm xin mà sợ. Vào!". Chủ quán đon đả: "Ông mới ra? Mở hàng thế này hôm nay đắt phải biết!". Nói rồi không chờ anh cu Vận gọi, chủ quán băm băm, thái thái cành cạch trên quầy. Nước dùng điếc cả mũi. Hai tô đặc biệt. "Anh đãi chú mày đấy. Anh có hào đây...". Lần đầu tiên tôi biết phở. Gắp hết bánh và thịt bò, tôi bê cả bát lên ngang mặt húp xùm xụp. Ngon quá! Xong phí quá! Những năm hào một bát. Năm hào là một cân gạo. Cả nhà tôi mỗi ngày cũng chỉ có một bơ rưỡi, tính ra là một cân hai gạo, còn thì khoai, dong độn vào ăn cho chắc bụng. Vậy là tôi đã ăn một cân gạo...
Hai anh em ra bến xe ô tô. Bến còn vắng tanh. Anh bảo: "Trải cái chăn xuống đây nằm. Ta mua vé đi Hà Nội". Đi mãi Hà Nội ăn mày, tối lại về? Lạ thật! Nghĩ vậy chứ tôi chẳng dám ho he. Gần sáng, sau anh em tôi lố nhố người xếp hàng. Rồi hai anh em mua được hai vé, mỗi vé hai đồng. Có khối người không mua được vé. Bỗng anh ngã khuợu xuống, ôm lấy bụng. Người cho cao xoa, người hỏi đi đâu... Anh cu Vận khàn khàn kêu không được, bụng đau quá. Ai cần thì để lại vé cho. Dĩ nhiên có người mua lại. Giá vé chợ đen ba đồng, người ta thương, cho một đồng nữa là bốn. Tôi dìu anh xiêu vẹo đi bên cạnh. Xe chạy. Anh ngồi bệt xuống đất, cười: "Lãi bốn đồng. Trừ một đồng phở, còn ba. Số chú mày thế mà tốt đáo để. Thôi vào đây anh hút điếu thuốc lào rồi anh em mình ra ga". Anh dắt tôi vào quán nước. Anh gọi một chén trà Thái, mua cho tôi một cái kẹo lạc năm xu. Vị chi mất một hào. Anh rít sòng sọc, lơ mơ nhả khói...
Cuối năm ấy mãn hạn ăn mày, tính ra tôi và anh kiếm được dư ra gần một ngàn bạc. Anh bảo nếu gom mua vàng cũng được mười mấy đồng cân thừa sức mua hai cái nhà của lão chủ trọ. Không về làng nữa. Cái làng ăn mày!Anh đưa cho tôi hơn ba trăm: "Về làng, chú em bảo bị mất trộm hết. Anh Cu sợ quá, bỏ làng đi rồi...". Tôi van anh thế nào anh cũng không nghe. Thế là tôi bảo: "Anh em sống chết có nhau một năm. Anh cầm lấy mà đi...". Bịn rịn mãi, cu Vận ép tôi lấy mười đồng tiền đi xe. Tôi đã mười một. Đi ăn mày về làng với hai bàn tay trắng. Theo lời cu Vận, tôi nói anh chết rồi. Làng đưa đám giả, đắp một cái mộ giả bên đường. Ai đi qua cũng ném vào một hòn đất, hòn gạch... Mả cu Vận dần dần to như một đụn rạ...
Nhờ hưởng lộc sáu đời ăn mày tôi được ăn học và hành nghề ở thành phố. Lại mua được nhà. Người chủ nhà ủy quyền cho người môi giới cùng tôi lo giấy tờ chu tất. Giá có vẻ rẻ, vợ tôi rất lấy làm hài lòng.
Một lần, thụ lý một vụ lừa đảo lớn, tôi đã vào nhà giam gặp phạm nhân. Bao nhiêu năm tháng đã qua, song khi vừa bước vào cửa, tôi giật thót người: Lão cu Vận. Lão co dúm người lại, mặt cụp xuống. Rồi lấy lại bình tĩnh rất nhanh, cười cười: "Đất hẹp. Đi đâu rồi cũng gặp chú!". Rồi thản nhiên, bảo: "Chú bào chữa cho anh chứ. Anh sẽ trả lại chú số tiền mượn ngày xưa. Lãi ròng tính ra cũng đến mấy chục cây vàng..."
Tôi hỏi làm sao đến nông nỗi này, cu Vận không giấu giếm kể rằng sau giải phóng, với số tiền ăn mày để ở góc vườn nhà, cu Vận đã vào Nam tậu rất nhiều đất cát. Gặp thời, lão giàu lên như diều gặp gió. Mai danh ẩn tích đã lâu, lão hứng chí lập một công ty trách nhiệm hữu hạn, mua vàng bạc của các công ty khác rồi quịt luôn. Số tiền lên đến bạc tỉ...
Cu Vận bất ngờ nắm lấy tay tôi và bảo: "Nói vậy thôi. Tôi chả phiền chú. Chú cứ để tòa luận tội. Tội ăn cướp là cùng. Hơn sáu mươi rồi! Tôi chả thiết gì nữa..."
Lúc tôi ra về, lão cu Vận lại nắm lấy tay: "Chú đừng lo. Tiền bạc, nhà cửa, tôi đứng tên cả. Ai làm người ấy chịu... Aà, còn món nợ chú, tôi đã bảo thằng Cả mang đến tận nhà"
Về sau, lão cu Vận chết trong nhà tù. Con cái lão theo di chúc xây cho lão một cái mộ rất to. Mộ xây bằng đá, cao hơn nhiều lần cái mộ anh cu Vận ở làng Danh.
Riêng về lời hứa của lão chưa có ai thực hiện. Tôi hầu như cũng đã quên...
Cách đây hai tháng, tôi đào móng làm lại nhà. Cả nhà lấy làm ngạc nhiên khi đào được một số vàng đúng bằng số lượng tiền tôi đã mua căn nhà này. Số vàng ấy gói trong một mảnh vải mục mà tôi nhớ đã trông thấy ở đâu đó lâu lắm rồi...

Truyện Mùa hoa điệp vàng Sới vật Chị Mơ xóm Ruối Lão ăn mày Bà cháu Lễ vật máu Câu cá mùa hè Xuất xứ tập thơ "Gà gáy" Phiên chợ tuổi thơ Em gái một nhà văn Cậu Còng đơm đó tép Bắc và Tân Chén tình Đậu xanh đậu đỏ Người làng hoa Di chúc Dao sắc Bông gạo Bức tranh Thằng người trời Mùa hoa điệp vàng Thuật câu cá !!!4036_30.htm!!! Đã xem 104056 lần. --!!tach_noi_dung!!--


Thần làng muà lũ

--!!tach_noi_dung!!--
Đã thành thông lệ, tôi không nhớ rõ từ bao giờ, nhà tôi thường gói bánh vào sáng ba mươi. Sau bữa cúng tất niên, bố tôi xếp ba chồng gạch thay cho ông đầu rau rồi đặt thùng bánh chưng lên, chất củi gộc vào, lấy lửa từ cái đèn dầu trên bàn thờ châm bếp luộc bánh. Đêm ấy, cả nhà tôi thức canh bánh, đón giao thừa. Sang canh thì bánh đã rền, được vớt ra, xếp đều lên một cánh cửa sổ thành nhiều chồng và đặt lên trên một cách cửa nữa, xếp các cối đá, gạch cho đủ độ nặng ép bánh...
Trong khi chờ bánh, ai có chuyện gì đều đem ra kể. Câu chuyện bố tôi kể cả nhà đều thuộc lòng. Riêng tôi, tôi chép vào trang giấy này, để lỡ về sau đến tuổi thất thập, nếu có phải kể lại cho con cháu, cũng khỏi sợ nhầm lẫn.
"...Năm ấy, mưa to gió lớn nhiều. Đê sông Hồng, sông Đáy, sông Luộc và nhiều con sông khác nữa bị nước cuốn trôi đi từng mảng. Lúc ấy bố mới chừng năm tuổi, tên là Hạ. Năm tuổi, việc nhớ chỉ lõm bõm. Duy cái ăn thì nhớ rõ mồn một. Đói thì nhớ lâu, vậy thôi.
Khi nước rút, nhà cửa xiêu vẹo hoặc trôi mất. Riêng nhà ta ở nhà thờ họ, gọi là từ đường, xây bằng gạch ong, cột bằng gỗ lim đặt trên thớt đá, nước không làm gì được, phù sa mịn như mỡ phủ dầy đến hai tấc. Ngoài vườn, cam quít thối rễ, thân cứ đen lại. Góc vườn, những bụi lá dong rũ xuống, từ gốc bật mầm, gặp phù sa lớn nhanh trở lại, xanh mỡ màng. Phía ngõ ra vào, mấy khóm tre, hóm trúc cũng đứng thẳng lại, ngọn như những cây nêu cong lên, đung đưa.
Thóc giống quí hơn vàng đã vãi ngoài diệc mạ. Cả làng hầu như chẳng còn nhà nào có cơm ăn. May thay, ngoài đồng, trong các mương rạch, ao chuôm... cá nhiều vô kể. Đúng là trời sinh voi trời sinh cỏ. Cứ thò tay xuống vũng nước là bắt được cá. Cá nướng,cá luộc, cá nấu canh, cá om trấu, cá kho... Trông thấy cá, bụng thì đói, nhưng vẫn sợ...
Khoảng giữa tháng Chạp, lúa đã cấy xong, xanh lạ lùng. Năm ấy lập xuân sớm.Ông nội dẫn bố và bác Trung ra cồn Tròn. Bố mang cuốc, bác Trung mang xẻng cho ông. Tưởng ông dẫn đi be đắp bờ ruộng ai ngờ ông dẫn đi thăm mộ tổ. Bố hỏi ông: "Thầy ơi! Cái đụn to kia là mộ tổ nhà ta phải không?". "Không. Đó là mả con mẹ Mìn ăn mày. Mỗi người một nắm đất mà to thế đấy." Bác Trung chỉ một cái mộ xây ở hai đầu có hai cái cột, trên đỉnh cột có tạc hình hai cái búp hoa đại, hỏi: "Có lẽ là cái này, hả thầy?". Ông nội bảo: "Đấy là sinh phần của cụ tiến sĩ họ Phan. Chả biết ông cụ đỗ tiến sĩ hồi nào, chỉ nghe gia phả họ Phan kể thế..." Đến một chỗ bằng phẳng ở giữa cồn, ông nội tự dưng bảo: "Các con thử tìm mộ tổ mình xem". Bố và bác Trung nhìn quanh chẳng thấy gì, cùng nói là không biết. "Vậy thì thầy chỉ cho. Nhớ lấy, nhá". Ông lấy cái xẻng bác Trung đang vác trên vai, cắm phập xuống giữa cồn, bước về phía Bắc ba bước rưỡi, bảo bố đánh dấu bằng một nhát cuốc. Rồi, trở lại chỗ xẻng, bước về phía nam ba bước rưỡi. Cũng vậy, ông bước về phía Đông và phía Tây, đánh dấu thành một cái dấu thập, mỗi nét dài bảy bước. Cuối cùng, ông nối đầu dấu thập ấy bằng các vạch ngang tạo ra một hình vuông, mỗi cạnh cũng bảy bước. Ông nói: "Mộ tổ ta đấy"... Mãi sau này bố mới hiểu ý ông nội. Mộ tổ họ Trần ở đâu không ai rõ. Ơở cồn Tròn, cái cồn tượng Trời, cái khoảng vuông tượng Đất. Điền trang thái ấp... ở đấy cả.
Về nhà, lúc ấy ông mới cho xúc phù sa ở gầm các bàn thờ dọn ra sân. Ông tự nhào luyện đất cho nhuyễn, đóng được mấy chục viên gạch thất loại nhỏ. Ông nói qua Tết gởi vào lò gạch ông lý Sâm nung thành gạch, lấy gạch đó đánh dấu khu mộ tổ tiên cho dễ nhớ.
Làng ta từ xưa có lệ cúng thành hoàng ở miếu. Lệ ấy bây giờ vẫn còn nên các con đều biết cả. Lễ vật cũng đơn giản,gồm chín cái bánh chưng, chín bát nước trong và một cút rượu trắng. Cúng xong, lý trưởng làng -đồng thời cũng là chủ tế -tự tay ném tất cả lễ vật xuống sông, cầu xin đấng linh thiêng cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, dân làng được bình yên...
Suốt mấy ngày liền ông nội các con hết lên Đặng lại xuống Oản kiếm gạo, lúc về cứ thở dài thườn thượt. Năm nay đến phiên họ Trần lo dâng lễ vật cho làng ông nội các con là trưởng tộc, làm sao không lo lắng!
Chừng hai mươi Tết, ông nội sai bác Trung và bố ra vườn hái lá dong, rửa thật sạch, xếp vào rổ để ở góc bếp. Ông chặt một cây tre bánh tẻ, chẻ bao nhiêu là lạt. Quái lạ, ông lo được gạo nếp rồi sao? Giấu kiị quá...
Hôm sau, bố và bác Trung đi chăn trâu, bà nội đi chợ. Đến trưa về, lạ chưa, ông nội đã gói xong chín cái bánh chưng. Vẻ mặt ông trầm ngâm. Ông khẽ bảo: "Năm nay gạo hiếm. Chỉ đủ gạo gói bánh dâng làng"
Tối, ông xếp ba chồng gạch thất thành ba ông đầu rau, lấy củi gộc đốt rồi đặt thùng bánh lên. Ông bảo cả nhà đi ngủ. Sáng, bánh đã ép xong, đều chằn chặn, vuông vưng vức. Bác Trung hít hít. Ông bảo: "Năm nay lụt, gạo cũng chả thơm nổi nữa". Đúng như thế. Y có mùi lá dong thì vẫn muôn thuở như vậy. Bố nhìn hau háu, nuốt nước bọt. Bác Trung nhìn bố thương hại.
Cả ngày hai ba tháng Chạp, dân làng xì xụp vái lạy trước bục thờ ở miếu thành hoàng... Nhìn những tấm bánh vuông vức ông lý trưởng ném xuống sông, nhiều đứa trẻ con khóc òa lên...
Nửa đêm, bác Trung từ đâu về không rõ, ướt như chuột lột, người cứ run bắn lên, răng đập vào nhau lập cập. Bác thì thào bảo bố:" Tao liều mạng lặn xuống sông mò bánh...". "Chết, sao anh lại làm thế? Miếu làng mình thiêng lắm. Rồi các ngài vật hộc máu mồm ra...". Bác Trung càng run hơn, nói không ra tiếng: "Tao biết rồi. Giờ thì tao tin... Tao mò được một cái bánh. Lên bờ, mở ra xem thì...". Bố im lặng, lo lắng nắm lấy tay bác, có ý bảo bác nói khe khẽ, kẻo ông biết thì chết. Bác Trung hiểu ý, thì thào vào tai bố: "Lạ quá em ạ! Các ngài Xuất xứ tập thơ "Gà gáy" Phiên chợ tuổi thơ Em gái một nhà văn Cậu Còng đơm đó tép Bắc và Tân Chén tình Đậu xanh đậu đỏ Người làng hoa Di chúc Dao sắc Bông gạo Bức tranh Thằng người trời Mùa hoa điệp vàng Thuật câu cá Pho tượng Phật Huyền thoại cà phê Ông hạ hỏa Gà trống Cây cao su cụt ngọn nhiều cành Ngôi nhà năm cửa Tên trộm kỳ lạ Chuyện từ bầy kiến Thần làng muà lũ