---~~~mucluc~~~---


Hoa quỳnh

5/1985
Tôi miễn cưỡng gõ cửa. Chỉ có một mình ông cậu tôi trong phòng. Tình thế đó càng xúi tôi nên rút lui, mặc dù đã đội mưa đi trong đêm thứ bảy, bỏ buổi xi nê với bạn gái lại phải leo ngót chín từng lầu để tới đây.
Nói chung, từ lâu tôi rất sợ đối diện với cậu Năm tôi, tôi sợ bị rầy về tác phong, về nhân sinh quan, nhất là từ ngày cậu tôi về hưu lần thứ chín này. Cậu là sĩ quan cấp tá, đã từng là sư trưởng và rất nhiều chiến công, thế mà về hưu lại ở nhà của mợ, cán bộ công ty cơ khí. Từ khi tôi lớn lên cậu cũng là mẹ gần gũi tôi, thay cho cha mẹ tôi ở quê.
- Ngồi xuống đó, chờ cậu một lát nghen - Cậu không bắt tay tôi như lệ thường vì tay đang dơ - một chút nữa là xong ngay? Cháu thấy có gì lạ không? Thấy chưa nè?
Đối với tôi, sau một năm không về thăm cậu, bây giờ trông cái gì cũng lạ. Gian phòng lộng gió bỗng nhiên trang trọng lạ thường. Trên tường, sáng khuôn mặt ba người anh tôi đã hy sinh (cậu tôi có ba người con trai, thì cả ba đều hy sinh). Bộ salon tiếp khách được lau chùi sạch bóc bàn con với bộ đồ trà kỳ cọ sáng trưng. Và tôi vừa kịp nhận ra điều lạ nhất: chậu hoa quỳnh đặt trên mặt đôn sành hình trụ, màu à. Ba đóa hoa quỳnh bụ bẫm cỡ búp sen đang hé nở.
- Cậu đang chuẩn bị để đón hoa quỳnh nở đợt đầu tiên trong năm, cuối tháng năm - cậu tôi nói trong khi đang lui cui cắt tỉa những lá quỳnh đèo hoặc đã cỗi, phun nước rửa sạch bụi trên lá và lau sạch bụi nước rơi - cháu có dịp nào xem quỳnh nở chưa? Rồi cháu sẽ được thấy lẽ sống tuyệt vời của một loài hoa.
ổng lại lắc đầu "lên lớp" một bài học về lẽ sống. Tôi trộm nghĩ và bụng bảo dạ, đừng có quên mà nói ra -nhưng chẳng lẽ không góp chút gì vào niềm vui tuổi già của cậu tôi?
- Thưa cậu, cháu có đọc tin được biết các chiến sĩ phía Bắc tặng ca sĩ miền Nam ra phục vụ một đóa hoa quỳnh, chắc là thứ quỳnh này?
Mái tóc bạc phơ, chân mày cũng bạc cậu nhìn tôi qua cặp kính lấp lánh, ánh mắt long lanh, rồi cậu bước tới xoa đầu tôi như thuở tôi còn bé. Tôi chờ đợi để nghe những lời giáo huấn. Nhưng tuyệt nhiên không có, đây là điều làm tôi ngạc nhiên
- Chính là cái thứ quỳnh mà cháu đang ngắm đây - Cậu Năm chỉ vào những đóa hoa quỳnh đang chúm chím nở - Rồi cháu sẽ biết đây là thứ quỳnh nào. Quỳnh cũng có nhiều loại, có loại hoa dại như bông súng, với vẻ đẹp đồng nội, có loại thanh cao như hoa sen. Cậu đã loại bỏ nhiều loại, chỉ giữ lại một loại quý giá nhất mà cháu đang thấy đây. Đêm nay cháu ngủ đây với cậu sẽ thấy quỳnh này quý ra sao. Hãy ngủ lại đây với cậu. Đêm nay, sau khi xong xuôi, chỉ còn lại cậu cháu mình.
Có tiếng gõ cửa, cậu tôi xăng xóm mặc áo, mở cửa rước mấy người bạn già, khách của đêm hoa quỳnh nở. Tôi đoán thế, vì nghe được những câu chào đầy nhiệt tình: "Đêm nay, quỳnh tôi cũng có một bông". "Tôi cũng vậy, đáng lẽ là bảy bông, nhưng chẳng biết sao, nó vừa nhú ra đã đỏ úa và rụng". "Nè, trong khi hoa nở, cấm các "đạo sĩ hoa quỳnh" hút thuốc trong phòng, sợ làm ô uế mùi hương tinh khiết". "Ôi trời ơi tuyệt. Ba bông kia à. Mới hé nở mà đã thơm rồi"
Mọi người nhanh chóng ngồi vào bộ salon một cách trang trọng như đã có quy ước sẵn. Trong khi đó, cậuNăm tôi pha trà, mở đúng cái hộp đựng trà móc câu, cho đúng ba muỗng nhựa trà vào cái ấm gan gà - mà cậu tôi vẫn dùng từ ngày còn ở trong rừng. Trà được rót ra, đổ vào mấy lượt, cho thật "tới chữ" rồi mới được rót chia đều trong năm cái chung mắt trâu. Tôi tự biết rằng, mình cũng đã được cậu tôi dành phần bình đẳng với các vị khách cao niên.
- Bữa nay có thằng cháu ruột đến chơi - Cậu Năm chỉ tay về phía tôi - còn đây là các bác trong chung  cư - Cậu hướng mặt về phía các ông khách - Tôi có thằng cháu trai độc nhất đang học quay phim, lại trúng nghĩa vụ quân sự, chưa biết nó tính sao đây.
Cậu Năm nói, giống như vừa chợt nghĩ ra cái chuyện tôi trúng nghĩa vụ quân sự, cái chuyện hơi khó xử về phía gia đình, cơ quan và cả tôi nữa. Chẳng qua là vì cái vai trò độc nhất của đứa con trai là tôi trong nhà và cả trong họ, lại là đứa đang mê nghề quay phim. Cả nhà đang bán tán, còn cơ quan thì đề nghị lên Hội đồng tuyển quân xét miễn. Chỉ riêng cậu Năm thì dứt khoát bảo tôi phải xác định thái độ là đi. Vậy mà bây giờ, cậu nói tỉnh như không: chưa biết nó tính sao đây.
Tôi biết rằng, câu chuyện về tôi chỉ có thể tạm dừng lại đây. Vào thời điểm này, chủ đề chính đang là ba cái bông quỳnh đang nở vô số cánh trắng như tuyến, nõn nà trinh bạch và thánh thiện hơn tất cả những cánh hoa trắng khác trên đời. Nhụy hoa màu hoàng kim, mang dáng hình chiếc thuyền rồng đang lướt tới. Nhưng, có lẽ đặc biệt nhất là mùi hương hoa quỳnh. Nó dìu dịu, đằm thắm, như kết tinh của tất cả những gì mộc mạc nhất của hương hoa đồng nội, trong đó có thoảng mùi bông bưởi bông cau, bông lúa, bông dừa, cả mùi của gió và trăng.
Mọi người lặng đi, chỉ ừ-à, xuýt xoa, hít hà cho đến hết hai tuần trà đầu tiên, khi đóa hoa đã xoè tròn, phô hết sắc hương làm mê đắm giác quan con người, những câu bình luận mới bắt đầu.
- Một loài hoa tuyệt vời như thế này mà lại nở về đêm, thật là một thiệt thòi cho nhân loại - Vị khách thứ nhất hào hứng tuyên bố: Nếu tôi là nhà khoa học, tôi sẽ cải tạo nó nở đúng vào buổi bình minh.
- Này cháu - Vị khách thứ hai quay sang tôi - có thể chụp ảnh hoa quỳnh được không? Chú muốn nói đến một kiểu ảnh naturel, thật như thiên nhiên, như đoá hoa quỳny trong ánh trăng thanh.
Cậu Năm đưa mắt khuyến khích tôi cứ mạnh dạn trả lời
- Cháu chưa từng chụp hình hoa quỳnh - Tôi cố gắng nói thật nhỏ nhẹ - nhưng chám - ít ra cũng phải còn được một người lương thiện".
- Ông thứ mấy. Ông Năm hỏi
- Dạ, ông Năm cứ kêu tui là Ba Thợ, tui nhỏ tuổi hơn...
- Được rồi, tôi sẽ kêu là chú Ba. Nè, chú Ba là chủ tiệm hớt tóc này hả?
Ông Ba Thợ giật mình, kéo theo một dúm tóc mà lưỡi tông đơ chưa kịp ăn đứt, làm cho ông Năm Cải tạo nhăn mặt.
- Dạ, dạ. Xin lỗi ông Năm, tôi làm ông đau.
- Không sao. Vậy ông không phải là chủ tiệm à? Tiệm này giàu dữ hè?
Ông thợ nghe khen giàu, sợ xanh mặt, vội vã thanh minh:
- Dạ không. Tôi là người làm công
- Làm công? Cái trố mắt của ông Năm trong gương làm cho ông Ba Thợ thêm một phen hết vía
- Dạ tui làm công thiệt mà ông Năm
- Những người thợ kia, ai là chủ? Ông Năm liếc mắt về cả hai phía, nơi đặt hai dãy ghế đang xoay đủ kiểu
- Dạ, họ cũng là thợ như tui vậy mà
- Được rồi. Thợ, nhưng họ chắc không phải người giai cấp. Vậy ai là chủ?
- Dạ, ông Năm nói ai là người của giai cấp. Bà chủ không có ở đây mà. Thím xẩm Hon, dọn nhà vô Kinh Phèn cải tạo rồi.
- Được rồi. Hóa ra, bà xẩm Hon còn kinh doanh cả cắt tóc nữa. Vậy mà tôi không biết. Bây giờ chú nói coi, chú bị bóc lột ra sao. ái da!
Ông Ba thợ lại giật mình, mũi kéo bập một chéo tai phải của ông Năm Cải tạo, vết kéo màu đỏ mọng. Ba Thợ hốt hoảng chạy quanh ghế, va chạm làm nó xoay tròn. Người ta tiếp cứu Ba Thợ bằng cách đưa cho ông miếng bông gòn để thấm vết máu.
Còn ông Năm thì tỉnh khô như không có chuyện gì xảy ra. Đợi cho mọi người hết lính quýnh, ông nói tiếp:
- Lương của chú bao nhiêu, công sức bị bóc lột cỡ nào?
- Dạ, chia tứ lục, bả bỏ vốn bả được sáu
- Chà, không được, vậy là bóc lột nhân công, là tư sản hớt tóc
Ông Ba Thợ đang cầm con dao cạo, liếc liếc vào lòng bàn tay, bỗng khựng lại như cái máy:
- ờ ờ... dạ tui biết rồi, thím Hon là tư sản hớt tóc
- Được rồi
- Dạ, chưa được, còn cạo râu nữa
- Không. Tôi nói cái chuyện thím Hon kìa
- Vậy mà tôi tưởng...
Ông Ba Thợ mừng ra mặt, thận trọng thấm nước vào hàm râu thưa thớt
- Chú tưởng gì. Tưởng đi kinh tế mới vậy là xong à? Cần phải cải tạo bà Hon và giải phóng cho chú
- Hả? Giải phóng cho tui à?
Ông Ba Thợ chỉ nói được có mấy tiếng nghe thảm thiết rồi mắt hoa, tay run không thể nào dám đưa lưỡi dao cạo bén ngót trở lại hàm râu được nữa. Vì vậy mà việc hớt tóc phải ngưng tại đây. Trước khi ra về, ông Năm kéo ông Ba Thợ ra riêng một góc nhà và nói:
- Chuyện cải tạo bà Hon sẽ làm sau. Tôi đang nghĩ cách giải phóng chú khỏi bị áp bức bóc lột. Chú cứ yên tâm
Ông Năm đã nói là làm. Việc đầu tiên là tìm thăm gia cảnh của ông Ba Thợ. Đúng y như ông nhận định, vợ chồng con cái của ông cả thảy năm người sống chui trong cái toa xe cũ bên cạnh bãi đổ rác. Bà vợ bán hàng rong, đứa con lớn đạp xe lôi, mấy đứa nhỏ rách rưới. Nhà nghèo nhưng có lộng hình Bác Hồ trong khung kính treo nơi trang trọng. Đây chính là người cần phải được giải phóng. Ông Năm phác ra ngay một ý định trước khi họp thị trấn ủy để bàn. Và giờ đây, trước mặt đông đủ bảy vị trong cấp ủy, ông Năm mới trịnh trọng đặt vấn đề:
- Cấp trên chưa có chủ trương cải tạo tiệm hớt tóc. Chúng ta phải chờ đợi. Nhưng không thể để một người nghèo bị bóc lột ở thị trấn. Giải phóng người thợ hớt tóc này dễ lắm. Chỉ cần một cái bàn con, cái thế tu-nê, cái tông đơ, con dao cái kéo là đủ, tất cả không quá năm trăm đồng tiền mới đổi. Chúng ta cần ủng hộ chú Ba Thợ, các đồng chí thấy thế nào?
- Tôi thấy tùy đồng chí Trưởng ban cải tạo thôi - một chi ủy viên nói - theo tôi không nên cải tạo từng người một. Cần có kế hoạch cải tạo để giải phóng cho tất cả mọi người lao động trong thị trấn
- Tôi đồng ý với ý kiến vừa rồi. Một giọng nữ cất lên. Chúng ta làm cách mạng chớ đâu phải đi làm từ thiện. Cách mạng cao hơn từ thiện một cái đầu.
- Còn tôi thì đồng ý với anh Năm. Một giọng khàn đặc run run của người già. Nhưng tôi đề nghị cách này: cả thị trấn ủy của mình gồm bảy vị hãy thử một lần làm công tác quần chúng. Chúng ta hùn tiền nhau giúp đỡ ông Ba một phen. Ông Ba mà được chúng ta giúp đỡ sống được thì cũng được nhiều ý nghĩa...
ý kiến đơn giản nhưng có sức thuyết phục, hòa giải được mọi người. Và cuối cùng, người ta lên đợc một danh sách ủng hộ mỗi người năm chục đồng. Riêng ông Năm và ông già nhất trong cấp ủy thì người thêm được tấm kiếng, người kia cái ghế dựa.
Một xe lôi đủ chở tất cả, kể cả hai ông già thay mặt cho cấp ủy đến túp lều bằng toa xe của ông Ba Thợ. Trời mới xế, bởi vậy, sau khi nói ý kiến ngắn về sự cần thiết phải giải phóng cho ông Ba Thợ khỏi bóc lột  của chủ và trao quà tặng của thị trấn ủy, ông Ba Thợ còn kịp đáp lễ bằng một xị rượu thuốc, nhậu nghèo với khô cá khoai và khai trương luôn cái tiệm hớt tóc dã chiến đặt ngay bên hông toa xe. Bà con nghe chuyện lạ bu đến xem được hớt tóc quảng cáo không lấy tiền. Nhiều người lớn tuổi cảm động cảm ơn cách mạng quan tâm đến người nghèo. Người ta nhao nhao lên trình bày hoàn cảnh của mình cũng không hơn gì ông Ba Thợ và trông cậy vào sự giúp đỡ của thị trấn ủy. Người ta vây quanh hai nhà cách mạng đông đến nổi làm cho hai ông nháy nhau tìm lối thoát
Sau cái buổi "công tác quần chúng" đầy ý nghĩa đó, ông Năm được triệu tập lên tỉnh để tập huấn về công tác cải tạo công - thương nghiệp tư bản tư doanh đợt tiếp theo. Ông phải ở tỉnh ngót một tháng để nhận sự bồi bổ về nhận thức và kinh nghiệm. Bản thân ông cũng có báo cáo kinh nghiệm cải tạo ở thTrời chuyển mưa, và cơn mưa đột ngột ập xuống. Cả dãy hành lang ướt đẫm nước mưa. Mọi người buôn bán đều nép sát chân tường, lấy vải nhựa quấn kín. Bà già với tay đóng cửa kiếng lại không cho mưa tạt vô nhà. Bà thu mình trong chiếc ghế mây kê nép sát tường, đầu hơi tựa vào thành ghế và ngủ thiếp.
Mấy bữa sau tôi quyết định đi tìm bí ẩn dấu kín của bà. Tôi phải đi lén theo chân bà. Mỗi lần bà ngó ngoái tôi lại phải lẫn tránh. Cuối cùng tôi đi sâu vào trong hẻm. Cũng là lần đầu tiên tôi vào ngõ hẻm sâu hun hút này. Con đường đi tráng xi măng cũng là con đường thoát nước. Mùi tanh tưởi bốc ra từ dòng nước tái xanh ấy. Con đường không có ánh sáng và bóng cây. Chỉ có căn phố tối om om hoặc nhợt nhạt ánh đèn nêông giữa ban ngày, nhiều trẻ em xanh xao, khẳng khiu như bóng đen cây cột điện. Con trai tóc dài cũng ở đây, lấp ló trong cái hẻm nhỏ rộng vừa một người đi. Một cảm giác rờn rợn chạy dọc xương sống tôi: ở đây có vẻ bí mật đến đáng sợ.
Theo bà lão quanh qua quẹo lại mấy con đường càng ngày càng ngập nước và hôi hám. Đến một đoạn nữa người ta bắc những tấm ván làm cầu. Rồi cuối cùng tôi đến một xóm nhà không thể gọi gì khác hơn là: "ổ chuột". Những cây chống xiêu vẹo đỡ không nổi cả một đống "ổ chuột" ken dày, chen lấn xô đẩy nhau trên dòng sông Thị Nghè nước đen như màu mực. Không ngờ, giữa trung tâm thành phố con người "văn minh" bao nhiêu thì ở đây cuộc sống thấp kém bấy nhiêu, gần như đã lùi về thời trung cổ. Không có điện, nước, những bộ xương chưa khô này đã sống ra sao với vũng nước ô nhiễm cực kỳ dơ bẩn kia?
Tôi lần từng bước, cố bám theo bóng dáng bà lão. Buổi chiều, cái nắng xiên khoai soi qua kẽ hở của những mảnh giấy thùng sữa, những tấm thiếc sét rỉ màu đen sì, những tấm bao bố rách che cửa, che nắng làm phơi bày ra nhiều sự thật đau lòng. Lũ trẻ lóc nhóc bò lê sàn, đứa tong teo như con chàng hiu, đứa bụng to như bụng ễnh ương, nhiều cặp mắt trẻ con thau láu như mắt cú ló ra từ một lỗ chiếu rách. Vài đứa trẻ bộ xương khô đét không cất cái đầu to đầy bướu như đầu một con trâu nghé. Hai ống chân xanh dờn của ai thò ra ngay lối đi như người đã chết...
Một nhóm "trẻ" tóc dài tua tủa xuống tận vai đang nằm sóng soài, mắt lim dim, nước dãi thò ra khóe miệng. Chúng đã say ma túy đang thả hồn phiêu diêu. Mấy cái ống chích còn còn vương vãi dưới chân. Một đứa đang trong cao điểm ghiền nói làm xàm, bò lê cái nhìn ghẻ chóc, càu nhàu, gầm gừ, như một con chó dại.
Vẫn chưa phải là tận cùng của địa ngục, tôi đến kịp khi bà vừa chui vào một ống cống xi măng nằm tênh hênh mí bờ sông và sàn nhà. Trời sẫm tối, trong ống cống leo két một ngọn đèn dầu chao nghiêng trước gió. Ngoài bà lão ra, một chú mèo mun ốm tong teo đang uể oải vươn vai đón chủ về. Ba tấm sạp tre kê khít nhau vừa đủ ba người nằm co quắp, tôi đoán thế song không thấy hai người kia đâu...
Bà lão đã thấy tôi khi quay ra. Bà hơi lúng túng nhưng lấy lại được giọng từ tốn như cũ:
- à anh vô tới tận đây sao? Anh ngồi chơi
Tôi khom ngồi bên mép cống, ngay đầu tấm vạt tre. Bà lão tủm tỉm cười vệ sự có mặt đột ngột nầy của tôi.
- Chắc anh đi công tác vùng nầy?
- Dạ cũng đi qua vậy thôi. Tôi đáp cho có.
- Bác ở đây lâu mau rồi?
- Cũng mới đây, trước khi cách mạng về ít lâu
- Còn trước nữa?
- Trước nữa bạ đâu ở đó anh ạ cũng toàn là gầm cầu với vỉa hè kể từ ngày thằng con cả tôi vô lính năm 1969 tới bây giờ.
- Bác ở đây với ai?
- Hai thằng cháu ghiền ma tuý
- Chúng đi đâu rồi?
Bà lão vừa nói chuyện vừa vo một nắm gạo bắc lên chiếc cà ràng đã bể mất phân nửa, rồi xắt rau muống cho vào như nấu cám heo. Tôi không thấy bà nấu thức ăn ở đâu ngoài xâu khô cá bổi treo cạnh nồi "cơm". Bà vẫn không trả lời câu hỏi sau cùng của tôi.
Lát sau khi vừa nhắc cơm xuống, hai thằng cháu của bà cũng vừa về. Đứa lớn tên là Cần còn đứa nhỏ tên là Mẫn. Đứa lớn kè đứa nhỏ. Cả hai thằng đều ướt như chuột lột tóc dài dán sát ót, từ chúng bốc ra mùi hôi hám của nước đường mương - Không kịp khom lưng chui vào ống cống đã bị vấp ngã, hai đứa đè lên nhau. Không đứa nào trách móc đứa nào, cả hai lồm cồm bò dậy. Tuồng như chúng đã té nhào như vậy nhiều lần lắm rồi. Đứa lớn, thằng anh mở mắt thau lau nhìn tôi. Nó đã gặp tôi lúc nãy. Nhưng nó chỉ thều thào trong họng, không rõ nó nói gì.
Nét mặt bà lão trở nên cằn cỗi hơn hơn nhiều so với khi bà ngồi bán xăng. Bà không còn thư thả nữa. Bà nhìn thằng lớn lắp bắp: "Nó tới cơn rồi đó anh ạ, ôi thật là khốn nạn...!" Chỉ nói được vậy với giọng từ tốn một cách gắng gượng. Rồi bà không kềm được nữa, hai bàn tay bưng mặt, bà nấc lên, đôi vai khẳng khiu run rẩy.
Thằng cháu nhỏ như không thấy việc đó, nó bổ tới vồ lấy nồi "cơm" và lánh sang một góc, lấy tay quào được một búng, đưa vô họng nhai ngồm ngoàm. Nó làm tôi nhớ tới nhiều đứa trẻ khác, húp ngon lành chỗ cơm thừa canh cặn trong các quán ăn.
Còn thằng lớn, mắt vẫn thau láu nhưng hình như không còn thấy gì nữa nằm bất động.
Tôi thấy hai tai lùng bùng, đầu nhức như búa bổ. Tôi quay gót trở ra như chạy trốn.
Bà và chúng tôi đã có mối quan hệ gần guĩ hơn mặc dù tấm cửa kiếng vô tình vẫn ngăn chúng tôi ra làm hai. Càng gần tới ngày chấm dứt bán xăng chợ đen, tự nhiên anh em trong nhà ai cũng cảm thấy thương bà. Mấy bữa nay, ít ra, sự quenthân với những ngườn ngay trước cửa cũng làm chúng tối yên lòng rằng: ở ngôi nhà này, chúng tôi đã có chỗ dựa nhân tâm. Cái nhân tâm đã lọt được vào nhà và sống với chúng tôi. Điều đó khác xa với các sanh hoạt thường nhật của Sài Gòn: "Đèn nhà ai nấy rạng", hai nhà sát vách nhau nhà này khóc đám ma, nhà kia thản nhiên cười vui như ngày hội.
Có một cán bộ cấp trên khó tính đến thăm nhà của chúng tôi, ông không chịu được khi thấy trước cơ quan có cả một cái chợ nhỏ và có khi ngu nghĩ là rất khó, nếu như chụp thật tự nhiện, không dùng đèn flash, nghĩa là chụp dưới trăng hoặc ánh sáng thường.
- Chính vì vậy mà cần lai tạo sao cho hoa quỳnh nở ban ngày, dưới ánh sáng mặt trời.
- Tôi nghĩ là không nên lai tạo, nên giữ bản quyền này của thiên nhiên, nhưng hãy để tới lúc nó nở đẹp nhất, rồi cho đông lạnh, đến sáng hôm sau ta có thể chụp hình đóa hoa bằng ánh sáng trời. ý kiến của vị khách thứ ba có lẽ là ông giám đốc nhà máy đông lạnh làm mọi người cùng cười, trừ một người thôi, đó là cậu Năm tôi.
- Người ta có thể lai tạo bất cứ sinh vật nào có gien di truyền. Nhưng tôi e rằng không thể lai tạo được hoa quỳnh. Tôi quý loài hoa này ở chỗ nó chỉ nở vào những đêm thanh, thí dụ như đêm nay, một đêm hạ tuần tháng năm, cho nên, đúng là cần phải giữ mãi cái bản quyền của thiên nhiên tạo ra. Biến cải bông hoa quỳnh, tôi e rằng, chỉ là sự nhại lại hình thức của nó, chớ làm gì tái tạo được mùi hương?  Và quan trọng hơn là làm sao có thể tái tạo được - dưới ánh sáng mặt trời - linh hồn của nó, lẽ sống của một loài hoa thanh khiết, của gió và trăng?
Không gian hẹp sực nức mùi hương như minh họa ý nghĩ của cậu tôi. Mọi người đều trầm tư, câu chuyện đang sôi nổi bỗng lắng lại, làm cho không gian thu hẹp, mùi hương hoa thêm quyến rũ, mê đắm.
- Anh Năm nói đúng - người khách thứ nhứt chống tay đỡ cằm, mắt lim dim ngắm hoa, đầu gật nhẹ - không nên lai tạo, cải biến gì cả, cứ để nó mãi mãi là hoa quỳny nở về đêm cho đời thêm phong phú. Chỉ có điều, xin anh Năm chỉ dùm cái linh hồn, cái lẽ sống của nó chẳng lẽ cũng là cái ta đáng quan tâm hơn cả hương sắc của nó hay sao?
Hầu như cả những người đang thưởng thức hương vị đặc sắc của hoa quỳnh, trong đó có tôi, đều có chung một dấu hỏi như vị khách thứ nhứt vừa nêu ra. Và tất cả đều hướng về tác giả của ba bông hoa tuyệt vời đêm nay.
- Cái này nói ra hơi trừu tượng, chẳng qua cũng là liên tưởng nhưng sự liên tưởng không phản lôgich - theo thói quen, cậu Năm vuốt mái tóc bạc rồi kéo ghế đến ngồi sát bên chậu quỳnh - các vị và cháu, hãy nhìn hai tiếng đồng hồ, nó sẽ còn một tiếng đồng hồ nữa mới nỡ hết. Thời gian ba tiếng đồng hồ không quá ngắn như bông mười giờ, nhưng cũng không quá dài như hoa giấy nhưng rất có ý nghĩa. Chính đây mới là chỗ đáng nói: sống một năm ròng trong mưa nắng ể góp nhặt tinh hoa và dốc hết cho đời trong vòng ba tiếng đồng hồ, không để lại cho mình một chút hương thừa nào. Lẽ sống, nhân sinh quan của hoa quỳnh là ở chỗ này đây. Nếu không tin tôi, các vị cứ ngồi lại đây đến mười hai giờ đêm, lúc đó cuống hoa không còn nghếch lên như bây giờ, nó rũ xuống sau khi đã làm xong phận sự.
Cậu Năm tôi ngừng nói, bước vào phòng trong một giấy, bưng ra khay rượu, trong đó có một  cái nhạo và bốn cái chung nhỏ, rót rượu đưa tận tay từng người (lẽ tất nhiên là không có tôi)
- Bây giờ thì mời các vị nâng cốc chúc mừng lẽ sống hoa quỳnh, chúc mừng đêm nay. Cái gì có được, các đóa hoa này đã trao hết cho chúng ta. Hương lúa, hương dừa, hương bưởi, hương cau... có đủ tất cả, chúng ta đã nhận được tất cả trong những giấy phút chúng ta nâng cốc, hút thuốc mà không còn sợ xúc phạm đến sự tinh khiết của loài hoa.
Bốn ông già chạm cốc vui vẻ, thanh thản như bốn người thoát tục. Khi các "ông tiên" ấy từ giã nhau ra về, cũng là lúc những đóa hoa quỳnh bắt đầu xếp cánh và rũ xuống
- Tôi phải về đây, anh Năm ạ. Tôi chịu thôi, không thể nào nhìn đóa hoa tàn tạ mà không mủi lòng. Vị khách thứ nhất đứng dậy.
Vị khách thứ hai thở dài:
- Giống cái chết của con thiên nga, phủ phục sau khi đã hát lời cuối cùng. Chỉ có âm nhạc và hội họa mới biểu hiện nổi.
Còn vị khách thứ ba - người chủ trương đông lạnh - thì im lặng.
Khách về rồi, cậu tôi vẫn ngồi ngắm hoa một hồi lâu, cho tới khi ba đóa hoa hoàn toàn trở thành một cái xác không hồn. Lúc bấy giờ, sau khi đưa chậu hoa ra hành lang - khu vườn nhỏ đang tràn ngập ánh trăng - cậu tôi trở vào đốt ba nén nhang, cắm tạm trong chiếc bình hoa nhỏ đặt dưới ba bức chân dung các anh tôi.
hoài mà hương vị nhạt phèo.
Cho tới khi tôi thiếp đi, cậu Năm không nói thêm gì nữa, không hề dặn dò, "lên lớp" tôi như mọi lần,  cũng không đá động gì đến chuyện tôi có nên đi nghĩa vụ quân sự hay không.

Xem Tiếp: ----