Chương 5

Từ tờ mờ sáng ngày 11 tháng 11 năm 1960, người dân Sài Gòn ngơ ngác phân vân vì ngoài đường phố ngập tràn lính dù và thủy quân lục chiến. Vào quá nửa đêm qua, người ta đã nghe nhiều tiếng súng nổ từ hướng sở thú ở cuối đường Thống Nhứt. Có tin đồn đảo chánh và một sĩ quan tư lệnh lữ đoàn lính dù đang chỉ huy bao vây dinh Độc Lập. Mọi liên lạc từ bên trong phủ tổng thống với các cơ quan của chính phủ đều bị cắt đứt và bị cơ quan mật vụ của nước ngoài theo dõi để báo lại cho quân đảo chánh.
Vào khoản gần trưa, người ta nghe giọng của ông D đọc lời kêu gọi trên làn sóng phát thanh riêng của mình, ông D yêu cầu các đoàn quân trung thành với chính phủ mau về để giai tỏa Sài Gòn. Lời kêu gọi nầy trên làn sóng phát thanh đã bị người ngoại quốc phá hoại cho nên không tới tai người nghe ở xa thành phố Sài Gòn.
Vào buổi trưa, một bác sĩ họ P qua đài phát thanh đã hô hào dân chúng Sài Gòn hưởng ứng "Cách Mạng". Kế đến, người ta lại nghe phát thanh nhật lệnh của tướng LVT tổng tham mưu trưởng quân đội chính phủ cho biết là ông D đã chịu thua, trao quyền cho các tướng lãnh lập chánh phủ mới.
Từ lầu 3 phòng trọ của Hầu ở đường Pasteur ngang với rạp chiếu bóng Casino, Thiện đứng trên lan can nhìn những cụm khói đen bóc lên từ hướng dinh Độc Lập. Hầu đưa cho Thiện ly cà phê rồi hỏi:
"Thấy gì không?"
"Lính đông lắm! Toàn là lính nhảy dù mủ đỏ."
Hầu chán nản:
"Không biết có làm nên trò trống gì không hay chỉ làm lợi cho phía bên kia, nhóm nào đây?"
Thiện trở vào bên trong:
"Chuyện nầy moi đã biết hơn tuần nay..."
Hầu ngạc nhiên:
"Thôi đi ông nội, đừng có giởn... Ông là cái nước mẹ gì mà biết trước được chuyện nầy?"
Thiện chỉ cười, không giải thích nhưng lại đốt một điếu thuốc kéo một hơi dài rồi trường người nằm ngửa lên giường nệm, mắt nhìn trần nhà rồi hỏi:
"Toi đi với moi một chút được không?"
"Đi đâu? Tới sở làm của toi? Lộn xộn như vầy đi tới đi lui làm gì? Chờ xem sao cái đã..."
"Moi muốn đi gặp Lê Đức...."
"Chi vậy?"
"Lê Đức biết vụ nầy!...."
Hầu sửng sốt:
"Lê Đức cũng có chân trong nhóm chủ chốt đảo chánh hay sao?"
"Không phải vậy. Lê Đức yểm trợ ngầm cho anh em ông D. Moi không thích ông N, nhưng moi thương ông D, moi không đồng ý cung cách làm ăn của Lê Đức nhưng trong những giờ phút như thế nầy, moi biết chắc rằng chỉ có Lê Đức và Ca Tê là những người còn trung thành với ông D."
Hầu nóng nảy:
"Một mình Lê Đức với Ca Tê thì làm gì được với đoàn tinh binh chuyên nghiệp kia?"
"Chuyện phản loạn nầy Ca Tê và Lê Đức đã biết từ lâu nhưng anh em ông D chỉ thị cho Ca Tê phải án binh bất động, âm thầm theo dõi, chờ giờ hành động của nhóm 'Cách Mạng' làm loạn để có đầy đủ chứng cớ mà tóm gọn trọn ổ....Moi ngạc nhiên và sốt ruột vì gần hết một ngày binh biến rồi mà chẳng thấy phía chính phủ của ông D có một hành động phản công nào cả..."
Thiện đứng lên khoác vội chiếc áo lạnh vào người rồi đi về phía cửa:
"Thôi, toi ở nhà, để moi đi một mình..."
"Khoan đã, sao kỳ vậy? Toi chờ moi một chút không được sao? Tưởng moi sợ à? Bấy lâu nay hang cùn ngõ hẹp nào thì cũng có hai đứa với nhau, không lẽ lần nầy moi để toi đi một mình?"
°
Thiện và Hầu đứng trước cổng đi vào một bến cảng ở vùng Khánh Hôi. Chiếc cửa cổng bằng song sắt nặng nề đã đuợc đóng khóa bằng những vòng xích sắt chắc chắn. Bên trong cổng sắt, đông đảo phu phen bến tàu ngồi đứng khắp nơi, ngườ nào cũng trang bị súng tiểu liên Do Thái ngắn nòng và lựu đạn cận chiến loại nhỏ bằng quả chanh. Không khí nặng nề và căng thẳng bao trùm trên nét mặt mọi người. Thiện và Hầu còn đang lóng ngóng thì có hai bàn tay chụp mạnh vào vai của 2 người từ phía sau lưng kèm theo giọng hỏi đầy hăm dọa:
"Hai ông nầy làm gì mà đứng đây, rình rập cái gi? Đưa hai tay lên khỏi đầu rồi quay mặt lại... Lẹ lên..."
Hai họng súng ngắn nòng thúc mạnh vào sườn của Thiện và Hầu. Mắt họ long lên thật hung tợn. Một người phu thứ 3 vừa lục soát khắp người của Thiện vừ hò hét:
"Tụi bây là ai lại đi đâu lộn xộn vào chốn nầy, nói mau? Bộ đui hay sao mà không nhìn thấy dâu hiệu cấm nguời lạ mặt treo ở ngoài kia? Nói mau..."
Giọng Thiện ngắn gọn:
"Tụi tôi muốn gặp anh Chín..."
"Anh Chín nào ở đây?"
Hầu nhăn mặt khó chịu:
"Là xếp của mấy anh chứ ai nữa?"
Thiện đưa tay ra hiệu cho Hầu đừng nói tiếp rồi chẫm rãi nhìn 3 tay súng:
"Nhờ các anh vào nói với anh Lê Đức biết là có 2 người tên Thiện và Hầu muốn gặp..."
Ba phút sau đó, Thiện và Hầu ngồi trong phòng làm việc của Lê Đức:
"Hai chú kiếm anh có chuyện gì vậy?"
Thiện hỏi lại ngay:
"Anh Chín có biết chuyện gì đang xảy ra chung quanh dinh Độc Lập hay không?"
Lê Đức vừa tiếp tục viết vừa trả lời:
"Không lý cả Sài Gòn biết chuyện đó mà anh của chú lại không biết?"
"Anh và anh Ca Tê biết nhưng sao cứ êm rơ? Gần hết ngày và Ông D cũng sắp đầu hàng rồi! Các anh chờ tới bao giờ?"
Lê Đức bỏ viết xuống bàn ngước nhìn h!!!5604_2.htm!!! Đã xem 24375 lần.


Nguồn: Dac Trung
Được bạn: CT.LY đưa lên
vào ngày: 14 tháng 6 năm 2005

"Theo chỉ thị của bà cố vấn TLX thì tất cả nữ viên chức của ngoại giao đoàn cũng như kiều bào Việt Nam thuộc phái nữ ở Paris phải được tổ chức thành đoàn thể Thanh nữ Cộng Hòa hoặc làm hội viên của Phong trào Phụ Nữ Liên Đới của bà N. Nhiệm vụ của chị là lôi keó kiều bào nữ giới theo về với phe ta. Người Pháp đang cay cú vì bị ông D hất ra khỏi Việt Nam cho nên họ luôn luôn có chiều hướng thọc gậy bánh xe, ưu đãi những thành phần người Việt Nam trên đất Pháp đối nghịch với ông D, để cho họ tự do tuyên truyền bôi nhọ chính thể miền Nam...."
Tôi cầm tập tài liệu viết về việc tổ chức và điều hành Phong Trào Phụ Nữ Liên Đới và tổ chức đoàn Thanh Nữ Cộng Hòa ở hải ngoại mà lòng ngổn ngang trăm mối.
Trong buổi cơm tối gia đình, tôi nhìn sững Hồng Ngọc mà quên ăn. Nét khờ dại của đứa con làm tôi lo âu. Một năm, hai năm, ba năm nữa, nếu cuộc chiến giữa hai miền đất nước vẫn cứ tiếp diễn thì con gái tôi sẽ ra sao? Hình ảnh của đoàn Thanh Nữ Cộng Hòa đang chịu sự huấn luyện quân sự với những cảnh tượng bò, lết, trường mình dưới những hàng kẽm gai nhọn bén chằn chịch kèm theo những tràng súng liên thanh bắn phủ đầu đạn bay vi vút khiến cho tôi như bị đóng thành băng giá trên vùng Bắc cực. Rồi đây Hồng Ngọc cũng phải nếm mùi học tập quân sự như thế. Những chiếc áo dài tha thướt, những bộ quần Jean bó sát trẻ trung sẽ được thay thế một cách bó buộc bằng những bộ đồng phục nam nhân vãi ka ki màu xanh dương dày cọm và nóng nực. Bên nầy tố cáo bên kia đưa trẻ con ra trận để hứng đạn, còn bên kia tố cáo bên nầy là tập cho thanh niên thiếu nữ cầm súng để bắn giết đồng bào ruột thịt. Khẩu hiệu "Giặc tới nhà đàn bà phải đánh" ngày xưa được dùng để khích động tinh thần giới phụ nữ theo gương đàn ông chống giặc ngoại xăm. Ngày nay cũng khẩu hiệu đó được dùng để thúc hối giới phụ nữ phải hưởng ứng các phong trào phụ nữ do người thân trong chính quyền của ông D tổ chức.. Có một điều là chỉ có lớp người phụ nữ hạ tầng mới được chiếu cố thi hành huấn luyện học tập quân sự còn những thành phần con ông cháu bà thì chỉ cần khoát bộ đồng phục màu xanh một cách tượng trưng, khỏi phải thụ huấn khổ cực và chống giặc bằng miệng là đủ rồi!
Bộ đồng phục Ka ki màu xanh xuất hiện khắp nơi tại các công sở. Nó là biểu tượng của tinh thần chống đối quyền lực miền Bắc, là bằng chứng của sự trung thành với chế độ mới của miền Nam Việt Nam. Nhưng cũng có những lời bàn tán xì xầm về lực lượng Thanh Niên, Thanh Nữ Cộng Hòa, và đảng Cần Lao Nhân Vị: người ta cho rằng người em của ông D là ông N đã tạo dựng các lực lượng nầy như là đoàn vệ binh riêng để làm hậu thuẫn cho ông bước lên ngôi vị nắm quyền cai trị miền Nam Việt Nam trong tương lai. Người ta lại xì xầm rằng mọi đường lối chinh sách của ông D là do ông N đề nghị và cố vấn: chính sách khu trù mật của ông N dùng để tách người dân ở nông thôn ra khỏi ảnh hưởng của "du kích nằm vùng". Trên mặt lý thuyết mới nghe qua thì rất hay nhưng lý thuyết đó đã bỏ qua yếu tố tâm lý "xóm làng" của người dân quê đồng ruộng: bắt ép họ phải rời bỏ ruộng vườn, làng mạc, mồ mả tổ tiên để vào ở bên trong những khu rào kẽm gai tù túng thì cũng chẳng khác gì quân phát xích Đức ngày xưa đã lùa hàng triệu người Do Thái giam nhốt vào những trại tập trung. Những kẻ thừa sai có nhiệm vụ thi hành quốc sách mới mẻ của chính phủ thì chỉ làm để lấy điểm với cấp trên mà không lý gì tới lòng dân đang óan than. Họ lùa dân vào các nơi đó rồi đối xử như là những kẻ bị tù đày; trợ cấp mưu sinh cho dân ở khu trù mật, bị cắt xén, thâm lạm, ăn chận và ngay cả an ninh mạng sống của họ cũng không được bảo đảm vì các khu nầy là mục tiêu đánh phá thường xuyên của du kích nằm vùng. Những nơi dân chúng đã bỏ trống vì phải vào bên trong khu trù mật thì đối phương lại ào tơi chiếm cứ và rồi máy bay và pháo binh của chính phủ sẽ bắn phá tiêu diệt khiến cho làng mạc, thôn xóm, ruộng vườn, tang hoang và người ta thấy rằng chỉ có chính phủ của chế độ mới là chủ trương đốt phá nhà cửa ruộng vườn của dân. Chỉ cần một lá cờ nhỏ của quân du kích đối phương treo trên ngọn tre thì có khi cả một thôn, hay một ấp bị phi cơ oanh tạc của chính phủ vội bom thành bình địa. Như vậy, đối phương đâu cần gì phải tập trung nhiều quân để phá phách. Họ chỉ cần nhử mồi để cho chính phủ đốt phá xóm làng dùm cho họ!
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: dactrung
Được bạn: CT.LY đưa lên
vào ngày: 14 tháng 6 năm 2005

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--