CHUYệN CHú PHụNG

Nguyễn Viết Phụng nhà nghèo, học hết cấp hai thì thôi học. Phụng làm nhiều nghề: thợ cày, thợ xây, thợ mộc, đánh xe bò...Năm 20 tuổi Phụng đi bộ đội. Ba năm sau về làng lấy vợ. Vợ hơn Phụng bốn tuổi, đẻ liền ba năm bốn đứa con gái (lần thứ ba sinh đôi). Phụng qưyết chí làm giàu, bán đồ đạc ở nhà lấy hai đồng cân vàng dắt lưng vào miền trong đào vàng. Bặt đi hơn nàm chẳng có tin tức gì, một hôm lù lù lrở về, người ngợm gay như xác ve, mặt phù như cái lệnh. Phụng năm liệt giường, vợ tần tảo thuốc thang nửa năm trời, nhà nghèo lại nghèo thêm. Sau trận ốm, Phụng tính nết đổi khác, có lần chém người bị thương dân làng ai cũng sợ. Cũng có khi Phụng bỗng khóc hu hu, cứ chắp tay lạy vợ lạy con. Về sau may bố mẹ vợ chuyển ra thành phố với người con trai ở nước ngoài về, cho không ngôi nhà với ba sào vườn nên đời thay đổi. Vợ Phụng là người tháo vát, chăn nuôi giỏi, lại có nghề làm đậu phụ. Bốn đứa con gái đứa nào cũng chịu khó giúp mẹ. Phụng ở nhà, dọn cho mình một mình một buồng, cấm vợ con vào. Thỉnh thoảng, Phụng vẫn đi lại với thím Nhung và mấy bà góa nạ dòng. Vợ con Phụng hỏi: “Sao anh cử xa lánh chúng tôi”. Phụng bảo: “Báu gì mà ở gần tao. Thịt của tao rất độc. Cắn vào tao là cắn phải bả chó. Tao thương mẹ con mày, muốn mẹ con mày trong sạch đấy thôi”.
Tôi và Quyên đi qua đấu đất giữa đồng. ở dưới đấu đất, những bụi thầu dầu, rau dền gai mọc đầy. Có cả những cây ngô đồng hoa đỏ lá xanh. Quyên hỏi: “Sao gọi là đấu đất?” Tôi bảo: “Ngày xưa, vua Ba Vành đào nơi này để đong quân, như ta đong thóc”. Quyên hỏi: “Khoảng bao nhiêu người?” Tôi bảo: “Hai mươi người một ngũ, hai trăm người một cơ”. Tôi và Quyên đến khoảnh ruộng mẹ tôi và chị Ngữ đang dỡ lạc. Nước xăm xắp luống, nhấc cây lạc lên là bật gốc. Quyên xắn quần, cũng lội xuống bứt lạc. Quyên bảo: “Nhàn thật”. Mẹ tôi bảo: “Cô ơi đấy là cô mới chỉ cưỡi ngựa xem hoa đấy thôi. Cô thử tính xem từ khi hạt lạc gieo xuống luống này, đến khi kết hạt mẹ con tôi vất vả lấm láp thế nào! “ Chị Ngữ ví von: “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần “.
Tôi đạp phải ổ dế. Lấy cuốc bới ra, hàng nghìn con dế đất béo núc ních bò nhung nhúc. Mẹ tôi, chị Ngữ bỏ dỡ lạc bắt dế. Mẹ tôi xuýt xoa: “Ôi chao, phúc đức đầy nhà rồi các con ơi! “ Chị Ngữ mừng: “Cả nhà tôi rồi giàu nhất làng!” Khoảng gần trưa, thấy ở đường Năm có đám đông kêu la khóc lóc đang chạy. Mẹ tôi tự dưng ngã chúi xuống ruộng, thất thanh gọi tôi: “Nhâm ơi Nhâm”. Tôi và chị Ngữ sợ hãi, tưởng mẹ tôi trúng gió. Mẹ tôi mặt tái đi, tay giơ tới trước mặt như sờ nắn ai. Mẹ tôi gọi: “Nhâm ơi Nhâm. Sao em Minh con máu me đầy người thế này?” Chị Ngữ lay mẹ tôi: “U ơi u, sao u nói gở thế?”
Có mấy người từ đám đông trên đường Năm bỗng chạy tách ra, băng qua đồng. Có ai gào to thảm thiết: “Bà Hùng ơi (Hùng là tên bố tôi), mau ra mà nhận xác con đây này”. Anh Ngọc tóc dựng ngược, cái anh nhà thơ mà tôi đã gặp ở ga chiều qua, chạy ở phía trước. Anh nói không ra hơi, tôi nghe loáng thoáng, chỉ biết rằng cái Minh em tôi và cái Mị con dì Lưu đèo nhau đi học về, qua ngã ba thì bị chiếc ô tô chở cột điện cán chết. Mẹ tôi lăn lộn giữa ruộng lạc đang dỡ nham nhở. Nhùng con dế đất bay quanh, bay một quãng lại bò, lại rúc đầu xuống bùn. Chị Ngừ đứng lặng, mắt ngơ ngẩn thất thần nhìn về dãy núi xa phía vòng cung Đông Sơn, tựa như không hiểu sao bỗng dưng trời cao phũ phàng đến thế?
Anh Ngọc, tôi và Quyên chạy ra đường. Nước mắt tôi giàn giụa. Cái Minh mới 13 tuổi. Cài Mị mới 13 tuổi. Tôi còn chưa kịp làm cho cái Mị cái lồng lấy ổi. Còn cái Minh em tôi, con bé rất thảo, nó suốt đời mặc quần áo vá, nó bao giờ cũng dành cho tôi những quà ngon nhất. Chiếc xe tải chở ba cây cột điện đổ nghiêng ở bên vệ đường. Người ra dùng kích để nâng bánh xe, tìm cách kéo xác cái Minh và cái Mị ra. Cái Minh nằm nghiêng, cái Mị nằm sấp, đè lên nhau.
Chiếc xe đạp rúm ró bên cạnh.
Tôi đưa tay lên miệng để bịt âm thanh thổn thức trong cổ cứ thế bật ra. Tôi thương các em tôi quá. Rất đông những con ruồi bu quanh hai lỗ mũi cái Minh, cái Mị. Anh Ngọc nhà thơ không biết lấy ở đâu ra nắm hương đốt huơ huơ trước mặt hai đứa, khói hương quẩn lại một chỗ không bay lên được. Tôi sẽ không kể gì về cái chết của cái Minh, cái Mị nữa. Chiều hôm ấy phải làm đám ma cho hai em tôi. Cũng giống như mọi đám ma ở làng, ở đây có rất nhiều nước mắt, nhiều lời than vãn. Tôi và một thanh niên trong làng cáng dì Lưu ra tận ngoài đồng rồi lại cáng về. Quyên cũng đi theo. Anh Ngọc có làm bài thơ về sự việc này. Tôi không hiểu sao anh làm thơ được ở trong hoàn cảnh nhẫn tâm như thế.
BàI THơ “ĐáM MA TRINH Nữ TRêN ĐồNG
CủA NHà THơ Bùi VăN NGọC
Tôi đi đưa đám ma trinh nữ trên đồng
Cái chết trắng, cái chết trắng xóa
Những con bướm trắng, những bông hoa ttrắng
Nhũng tâm hồn trắng, những cuộc đời trắng.
ơi hời, tôi đưa đám ma trinh nữ trên đồng
Tôi đào huyệt, dài một mét tám, ngang
bảy mươi phân
Tôi đào huyệt, sâu một mét rưỡi
ơi hời, tôi chôn vào đây tinh thần sơ nguyên
ơi hời, này là vật hiến tế cho đất đai
Trinh nữ vẹn tuyền, cái chết trắng xoá
Những con bướm trắng, những
bông hoa trắng.
Những tâm hồn trắng, những cuộc đời trắng
ơi hời, tôi lót vào ngực bài thơ trắng tinh
Bẻ một cành xanh mà che mắt nhìn
Gió phơ phất, hồn bay phơ phất
Hồn bay lên, trên cánh đồng người
Tôi đi đưa đám ma trinh nữ trên đồng
Trong ngày như thế, trong một ngày dưng
Trong ngày như thế, trong một ngày thường.
ơi hời, lôi đi lẫn trong đám đông, trong số đông trong lòng người, trong nỗi đau thương, trong thê lương, trên quê hương...
Chiều hôm sau tôi đưa Quyên ra ga. Dì Lưu nói mãi nhưng Quyên cứ nằng nặc đòi về. Chúng tôi đi theo con đường đất men bên rìa làng qua đầm sen rồi dọc bờ mương ngược về huyện lỵ. Qua đầm sen chúng tôi ngồi nghỉ. Quyên bảo: Tôi ở đây ba ngày mà sao dài quá. Ga chiều huyện lẻ vắng vẻ. Vẫn chỉ có khoảng hơn chục người đứng ở sân ga đợi tàu. Vẳng lại tiếng cát xét nhà nào đang mở. Tàu vào ga. Hành khách lần lượt lên tàu. Mấy thầy cô giáo cấp ba trường huyện. Bộ đội. Mấy người buôn chuyến. Một thanh niên đeo kính trắng, tay xách va li. Hai cặp vợ chồng già. Quyên.
Quyên bảo: Anh gì ơi! Tôi đi nhé! Cám ơn anh đã đi tiễn tôi.
Tôi đứng ở sân ga rất lâu. Tàu đi khuất. Tôi linh cảm thấy không bao giờ còn gặp Quyên nữa. Tôi qua cửa soát vé về làng. Nhìn phía trước chỉ thấy một vệt xanh nhô trên đồng vàng, xa mờ là vòng cung Đông Sơn. ở đấy tôi có rất nhiều thương nhớ.
Ngày mai trời nắng hay mưa? Thực ra bây giờ với tôi trời nắng hay mưa thảy đều vô nghĩa. Tôi là Nhâm. Ngày mai tôi mưòi bảy tuổi rồi. Có phải đấy là tuổi đẹp nhất đời người ta không?

Xem Tiếp: ----