Chương 15
Quyển thứ IV - Đường Ngay Nẻo Vạy

Ông Thiên-Hộ không tính ra thọ tội nữa, ông sai ông sáu Thới đi chuộc con Thu-Vân rồi, thì ông cứ xẩn-bẩn dưới nhà dưỡng bịnh mà nhắc chừng lương-y Sanh cho Ánh-Nguyệt uống thuốc.
Buổi chiều ông qua nhà mồ-côi mà thăm sắp nhỏ, ông hỏi chuyện đứa nầy, ông vuốt-ve đứa nọ.
Ông lại đi thẳng qua trường học mà hỏi thăm thầy giáo coi học trò học có tấn phát hay không.
Ông thăm con nít rồi ông đi thăm tới mấy ông già, gặp người nào ông cũng lấy lời nhơn-từ mà an-ủi.
Ông lại đi luôn ra xóm tá-điền, đi tới đâu ông cũng dạy cách làm ăn, hoặc ông khuyên đừng tham lạm.
Ông đi cho đến tối mò ông mới chịu trở về nhà.
Ông ăn cơm rồi ông còn xuống thăm Ánh-Nguyệt một lần nữa.
Ông đi đứng lăng-xăng, ông nói chuyện lộn-xộn, thì ông quên hết việc riêng của ông.
Mà đến tối ông vô buồn nằm một mình, thì trí ông bắt nhớ người vì ông phải chịu án oan đó hoài, bởi vậy ông nhắm mắt mà ngủ không được. Ðã biết ông đã nhứt định để hại một người mà cứu cả ngàn người, bởi vậy ông không còn ăn-năn nữa. Nhưng mà chẳng hiểu vì cớ nào trong trí ông cứ ái-ngại hoài, dường như ông làm việc quấy nên lương tâm trách ông vậy. Ông nghĩ chắc là tại ông không thấy mặt người chịu án thế cho ông đó, nên ông không yên lòng.
Ông mới tính ông đi lên tỉnh hỏi thăm coi quan kết án người ấy thế nào, và nếu có thế gặp mặt được thì ông sẽ coi người ấy hình dạng ra làm sao mà đến nỗi người ta nhận là ông. Ông lại tính nếu quan lầm mà kêu án người ấy, thì ông sẽ hỏi thăm cha mẹ hoặc vợ con ở đâu, rồi ông rước hết về ông nuôi, đặng đền bồi cái ơn thọ khổ hình thế cho ông đó.
Mới tảng sáng ông kêu Bạch-Thị mà phú thác các việc nhà. Ông lại kêu lương-y Sanh mà căn dặn phải cần cho Ánh-Nguyệt uống thuốc. Ông nói rằng ông lên tỉnh thăm quan Án chừng một bữa thì ông về, như có trễ lắm là 2 bữa, chớ không ở lâu hơn nữa.
Ông cho kêu hai đứa tá-điền mạnh dạn, một đứa tên là hai Hí, còn một đứa tên là sáu Tâm, đặng chèo ghe cho ông đi. Ông nghĩ Phạm-Kỳ đã đi trước ông đã hai đêm một ngày rồi, nếu ông trì huỡn sợ e không kịp coi quan xử vụ Lê-văn-Ðó. Ông bèn dạy hai Hí với sáu Tâm kiếm một chiếc ghe lường nhỏ, mà nhẹ chèo đặng đưa ông đi cho mau.
Hai người kiếm ghe thì mấy chiếc ghe tốt đều lớn hết thảy, duy có một chiếc ghe nhỏ nhẹ chèo, ngặt chiếc ghe ấy cũ quá, nên có nước. Ông Thiên-Hộ muốn đi cho mau, nên biểu lấy chiếc ghe nhỏ mà đi.
Ghe đi được vài khúc sông thì nước vô lung quá, chèo không nổi.
Ông Thiên-Hộ phải cởi áo mà tác nước, đặng để cho hai Hí với sáu Tâm chèo cho mau.
Ông tát một hồi cái gào rách tét, không thế tát được nữa.
Ông không biết liệu làm sao, vì ghe đã khỏi chợ Thủ-Bô rồi, nếu trở về đổi ghe khác thì xa quá.
Ông nóng-nảy trong lòng như lửa đốt, ông quyết thế nào chiều bữa ấy ông cũng phải lên cho tới tỉnh.
Ông mới dạy ghé lại xóm dựa mé sông đặng kiếm ghe khác ông mướn. Hai người chèo vưng lời, ghé vô xóm ở dựa mé sông. Ông liền mướn một chiếc xuồng rồi biểu sáu Tâm bơi cho ông đi, còn hai Hí thì ở lại đó kiếm giẻ [29] xăm mấy lỗ rồi chờ ông trở về mà rước ông.
Ông Thiên-Hộ đi thiệt là mau; trời mới xế qua một lát thì ông đã lên tới tỉnh.
Ông bận áo bịt khăn, rồi dặn sáu Tâm ở dưới xuồng mà chờ ông.
Ông vô thành, hỏi thăm lần lần, đi lại trước dinh quan Án.
Ông dòm, thấy trong dinh náo-nức, kẻ vô người ra không ngớt.
Ông đó một người đi ra mà hỏi thăm, thì họ mới nói quan Án đương xử vụ Lê-văn-Ðó.
Ông nghe nói như vậy thì biến sắc, chơn thối lui hai ba bước, đứng lại chau mày mà ngó sững vô dinh.
Ông ngó một hồi rồi hăm hở đi thẳng vô. Ông đứng nép dựa cánh cửa mà dòm.
Ông thấy quan Án ngồi tại bộ ván giữa, một tay chống một cái gối dựa, còn một tay thì cầm vòi bình điếu mà hút thuốc. Trước mặt ngài thì có người cao lớn, cổ mang gông, tay bị trói, đứng day lưng ra ngoài cửa, nên ông không thấy mặt được. Bên tay mặt thì Phạm-Kỳ với 10 tên lính đứng khoanh tay mà hầu.
Bên tay trái thì có 3 tội nhơn, ông biết mặt biết tên hết thảy, vì 3 người ấy bị án đày chung thân, ngày trước ở chung một khám với ông, một người tên Tánh, một người tên Lãnh, còn một người tên Thà.
Phía trong có hơn 10 người, ngồi hai bộ ván hai bên, hết thảy đều mặc áo dài khăn đen, song ông không biết người nào hết.
Quan Án hút thuốc một hồi rồi hỏi người mang gông đứng giữa đó rằng:
- Bữa nay ta có đòi đủ chứng lên đây đặng nhìn mặt mi. Mi còn dám chối rằng mi không phải là Lê-văn-Ðó nữa thôi?
Người ấy đứng lặng thinh. Quan Án nạt rằng:
- Mi câm rồi hay sao? Ta hỏi sao không thưa? Mi chờ ta khảo rồi mới chịu nói hả?
Người ấy ngó qua ngó lại rồi nói rằng:
- Dạ, bẩm quan lớn, tôi là tư Hoành, tôi họ Nguyễn chớ.
Quan Án cười gằn rồi nói rằng:
- Mi còn chối nữa há? Ðể ta hỏi chứng rồi mi sẽ hay. Ðội Kỳ đâu? Ra nhìn thử coi thằng nầy có quả là Lê-văn-Ðó hay không.
Phạm-Kỳ bước ra chỉ mặt người mang gông mà nói rằng:
- Lê-văn-Ðó là mi chớ ai! Còn chối gì nữa?
Phạm-Kỳ vừa nói mấy lời, bỗng thấy ông Thiên-HKhoa nghỉ dạy bốn năm bữa, đặng ông đi Nhựt-Tảo mà thăm bà con.
Các môn đệ ai ở xa thì về thăm nhà, ai ở gần thì ở nhà mà học ôn.
Chừng học-trò nghe ông nhiêu trở về, thì mới tới mà học lại.
Ông nhiêu giảng sách đến chiều, ông bèn cho học trò nghỉ. Vương-thể-Phụng ôm sách đi về. Ông nhiêu đi theo. Thể-Phụng thấy thầy đi một đường với mình, bèn đứng nép một bên, nhường cho thầy đi trước.
Từ nhà ông nhiêu Khoa lại nhà Thể-Phụng, có đấp một cái bờ đất dựa theo mé sông để cho người trong xóm đi cho tiện. Hai bên mé bờ cỏ mọc rậm-rạp, nhưng mà chính giữa bờ có một đường mòn trống trơn, lại người ta đi thường, nên đất láng-lẫy. Dọc theo mé sông chủ đất lại có trồng một hàng dừa, cây cao tàn rậm mà buồng lại sai nữa.
Ông nhiêu và đi và nói chuyện lơ là với Thể-Phụng.
Khi đến khoảng trống, không nhà cửa ai, một bên thì thì sông, một bên thì ruộng, mà phía bên sông lại có một cây dừa gốc cong vòng, de trên mặt nước, ông nhiêu mới đứng lại rồi chăm-chỉ ngó Thể-Phụng mà nói rằng:
- Cháu học với thầy đã gần 10 năm nay, cháu có chuyện gì cháu cũng đều nói với thầy hết thảy. Thầy lấy làm lạ một đều[2] nầy, là thuở nay thầy chẳng hề nghe cháu nhắc chuyện cha mẹ cháu. Tại sao vậy? Cháu học văn mà cũng có học lễ, phụ hề sanh ngã, mẫu hề túc ngã, ai ai phụ mẫu sanh ngã cù lao, dục báo thâm ân biếu nhiên võng cực, cháu nhờ ai mà có hình-hài, cháu nhờ ai mà nên vai nên vóc, sao không nghe cháu nhắc đến cha mẹ vậy?
- Thưa thầy, cha mẹ cháu khuất hết, còn nhắc đến làm chi?
- Ai nói với cháu rằng cha mẹ cháu khuất hết?
- Thưa cha cháu khuất hồi nào cháu thiệt không biết, chớ mẹ cháu khuất hồi cháu được 8 tuổi, việc ấy cháu còn nhớ.
- Mà ai nói với cháu rằng cha cháu khuất kìa?
- Thưa ai cũng nói hết thảy -- ông ngoại cháu, dì cháu, nội nhà ai lại không nói.
- Họ nói gạt cháu.
- Thưa gạt làm chi? Cha cháu chết thì nói chết chớ.
- Không có chết đâu. Còn sống.
- Thưa thầy, sao thầy biết?
- Thầy mới giáp mặt với cha cháu mấy bữa rày đây.
Thể-Phụng chưng-hửng đứng ngó ông nhiêu Khoa trân trân. Ông nhiêu cười và hỏi rằng:
- Thầy nói như vậy cháu không tin hay sao?
Thể-Phụng đứng lặng thinh. Ông nhiêu nói nghiêm chỉnh rằng:
- Thầy nói thiệt, chớ không phải nói chơi với cháu đâu. Thầy có một người anh là nhiêu Toại mới đến ở dạy học bên Nhựt-Tảo từ hồi năm ngoái. Mấy bữa rày thầy qua bển thăm ảnh. Tình cờ cha cháu lại nhà ảnh chơi nên mới gặp thầy. Thầy hỏi thăm tông tích vợ con, mới hay là cha của cháu chớ hồi mới gặp thầy cũng không dè. Cha cháu gương mặt giống hịt gương mặt cháu, song mặt có thẹo cùng hết, còn chơn trái có tật. Ông năm nay tuổi chừng bốn lăm năm mươi rồi đó. Người cao lớn vạm vỡ, song coi bộ có bịnh.
- Thầy nói cháu phải tin, nhưng mà chuyện nầy cháu nghe kỳ quá.
- Thuở nay cháu không dè cha cháu còn sống chút nào hết hay sao?
- Thưa không dè chút nào hết.
- Nếu vậy thì ông ngoại cháu với dì cháu có ý gì đó nên mới dấu cháu nói cha cháu chết chớ gì!
- Thưa, cháu không hiểu. Mà ông ngoại cháu với dì thương cháu lắm, có lý nào gạt cháu làm chi?
- Có lẽ tại việc nhà sao đó thầy có biết đâu.
Thể-Phụng đứng suy nghĩ một hồi rồi mặt biến sắc và nói rằng:
- Ờ, ờ, thưa thầy, cháu hiểu rồi.
- Hiểu sao đó?
- Cháu nhớ lại thuở nay ai nói tới cha cháu thì ông ngoại cháu giận lắm, ông ngoại cháu mắng là quân phản-thần tặc-tử, vô đạo bất lương. Thưa thầy, thầy cũng như cha cháu, nên không lẽ cháu không nói hết ý cho thầy rõ. Có lẽ tại ông ngoại cháu là người giàu có, còn cha cháu tánh tình không tốt, ông ngoại cháu sợ mang lây tiếng xấu nên mới nói cha cháu chết chớ gì.
- Chuyện nhà của cháu, thầy không rõ. Còn hôm gặp cha cháu đó thầy hỏi thăm sơ qua rồi đàm luận việc đời mà thôi, chớ không lẽ thầy móc moi tới việc riêng của người. Song mấy lời cháu mới nói đó, thầy nghĩ chắc là không trúng. Cháu nói có lẽ cha cháu tánh tình không tốt. Thầy xem tướng mạo của cha cháu, thầy nghe cha cháu nghị luận việc đời, thì thầy biết cha cháu là người đúng-đắn lắm, chớ không phải người quấy đâu.
- Nếu cha cháu là người đúng-đắn, sao sanh cháu ra rồi bỏ cháu đi, không nhìn cháu, không nuôi dưỡng dạy dỗ cháu.
- Chuyện đó thầy không hiểu. Song thầy biết chắc cha cháu thương cháu lắm, vì ông hỏi thăm sự học của cháu, mà ông ứa nước mắt.
Thể-Phụng đứng ngẩn-ngơ coi bộ lộn-xộn trong trí lắm.
Ông nhiêu thấy vậy ông muốn khuyên giải cho Thể-Phụng bớt lo nên nói rằng:
- Tại thầy thấy việc kỳ nên thầy nói riêng cho cháu nghe. Vậy cháu phải kín miệng, về nhà cũng chẳng nên nói đi nói lại cho ông ngoại hoặc dì cháu hay làm chi. Việc đâu thôi bỏ đó. Còn không mấy tháng nữa tới thi. Vậy cháu phải để trí bình-tịnh mà ôn nhuần kinh sử, chừng lập được công danh rồi sẽ hay.
Thể-Phụng thở dài và thưa rằng:
- Cháu nghe thầy nói nãy giờ trong lòng cháu bức-rức lắm. Nếu cháu không tìm cho ra mối bối-rối nầy, thì cháu không thế nào mà học được. Thưa thầy, xin thầy nghĩ lại mà coi, làm con chẳng trọng ai hơn là trọng cha. Thuở nay con tưởng cha cháu chết rồi, nên cháu không để ý tới. Bây giờ cháu biết cha cháu còn sống, mà cháu không thấy mặt, thì làm sao cháu yên lòng được.
- Việc đâu còn đó, cháu thi đậu rồi cháu sẽ tìm mối manh mà nhìn cha, lại muộn gì hay sao?
- Thưa thầy, cháu buồn quá.
- Ậy! sao mà buồn? Cháu đừng có buồn chớ. Theo như lời cháu nói đó, thì cha cháu với cháu không gặp nhau là tạ
- Ðừng nói bậy! Tên Ðó là mầy đây nè!
Phạm-nhơn cứ cười ngỏn-ngoẻn, mà cũng không chối cãi.
Quan Án tằng-hắng rồi phán rằng:
- Thôi, đủ bằng cớ rồi, nó chối mặc kệ nó. Ta cứ chiếu luật triều-đình mà lên án. Lê-văn-Ðó, ta nói cho mi biết, vì mi phạm tội ăn trộm đã bị án 20 năm, khi mãn tù mi tái phạm, ăn cắp của chùa, giựt của ăn mày thì tội mi phải đày chung thân. Nay mi còn ăn trộm một trái mãn-cầu của người ta mà ăn nữa, vậy ta xử tội mi phải bị an trảm giam hậu. Lính đâu, bây dẫn nó xuống khám đi, đợi triều đình phê án rồi sẽ đày nó vô Hà-Tiên.
Hơn mười tên lính dạ rân rồi áp ra dẫn phạm-nhơn đi.
Ông Thiên-Hộ đi lên tỉnh dọ coi quan kêu án người thế tội cho mình đó thế nào, chớ không phải quyết lên coi xử; chẳng dè lên đến tỉnh lại gặp quan đương xử, muốn bỏ đi ra, lại đi không đành, muốn lén mà coi, lại bị quan mời vô.
Ông ngồi coi xử, ông thấy phạm-nhơn khùng-khịu, lòng thì ngay, mà trí thì tối, nên không biết lời lẽ mà đối đáp với người ta, thì ông lấy làm cảm xúc bồi hồi.
Khi ở nhà ông đã quyết liều một người để cứu ngàn người, mà đến đây ông thấy mặt kẻ chịu oan thì ông thương tâm, nên ngồi coi mà mặt mày tái lét, cứ hỏi trong trí rằng -- "có nên để cho người khùng nầy chịu án oan, đặng mình an hưởng phú quí hay không?"
Ðến chừng ông nghe quan Án định án trảm giam hậu người khùng ấy, rồi lính áp lại dẫn đi, thì ông cảm động quá, dằn trí không được nữa, nên ông đứng dậy đưa tay mà nói lớn lên rằng:
- Khoan! lính khoan dẫn người đó. Oan cho người ta lắm. Thiệt Lê-văn-Ðó là tôi đây, chớ không phải người ấy đâu.
Ông lại day vô mà bẩm với quan Án rằng:
- Bẩm quan lớn, Phạm-Kỳ với mấy tội nhơn đều nhìn lầm hết thảy. Xin quan lớn làm án lại mà tha người ấy, chớ xử như vậy thì oan ức cho người ta, tội nghiệp lắm.
Quan Án, Phạm-Kỳ cùng quân lính ai nấy đều chưng hửng, cứ nhìn nhau trân-trân.
Còn ông Thiên-Hộ nói dứt lời rồi, ông liền xá quan Án mà đi ra.
Ông ra khỏi dinh quan Án, thì mặt trời đã lặn mất rồi.
Ông xăm-xăm đi riết xuống mé sông, xăn áo nhảy xuống xuồng rồi hối sáu Tâm bơi đi về cho mau.
Khi ông Thiên-Hộ đi rồi, quan Án mới tỉnh ngộ.
Ngài dạy Phạm-Kỳ phải giữ phạm-nhơn là Tư Hoành lại đó, để ngài qua báo sự nầy cho quan Tổng-Ðốc hay coi quan Tổng-Ðốc định đạt lẽ nào. Ngài đi một hồi lâu rồi ngài trở về, dạy quan Kinh-Lịch làm án Tư Hoành một năm tù.
Người lại viết tờ sai lính đi đòi Tri-Huyện Bình-Dương là Từ-hải-Yến đến hầu lập tức.
Từ-hải-Yến thi đậu cử nhơn hồi năm Tân-Mão, mà đến năm Đinh-Dậu mới được bổ đi ngồi Tri-Huyện Bình-Dương.
Khi được tờ của quan Án đòi thì Hải-Yến tức tốc đến hầu liền.
Quan Án dạy Tri-Huyện Từ-hải-Yến với xuất đội Phạm-Kỳ phải hiệp nhau đi xuống Cần-Ðước bắt cho được Lê-văn-Ðó mà giải nạp.
oOo
Trời mưa rỉ-rả gió thổi lao-rao. Ông Thiên-Hộ ngồi trong xuồng cho sáu Tâm bơi về, trong trí ông mắc lo tính nên quên che dù, bởi vậy đầu cổ áo quần đều bị mưa ướt loi ngoi lót ngót.
Gần hết canh một, xuồng về tới xóm ghé hồi trưa.
Sáu Tâm vừa muốn bơi vô đặng trả xuồng cho người ta rồi sang qua ghe mình mà về, ông Thiên-Hộ cản không cho ghé, biểu bơi riết đưa ông về tới nhà rồi sẽ trở lên trả xuồng vả đổi ghe.
Mưa đã dứt hột, trăng đã ló mọc nhưng vì bị mây áng nên không tỏ.
Ông Thiên-Hộ ngồi cứ ngó ngay trước mũi xuồng không nói chuyện vãn chi hết, chỉ lâu lâu ông thôi thúc sáu Tâm bơi cho mau mà thôi.
Vừa bước qua đầu canh ba, thì xuồng ông đã về tới bến.
Trong mấy tòa nhà của ông, đâu đó đều im-lìm ngủ hết. Ông bước lên bờ rồi lầm lũi đi vô nhà.
Khi ông bước tới cửa, Bạch-Thị nghe động đất thì lên tiếng hỏi coi ai đó.
Ông đánh tiếng lên, Bạch-Thị biết tiếng ông, nên lật đật bước ra mở cửa.
Bạch-Thị thấy quần áo ông ướt loi-ngoi, thì lấy làm kỳ, nên trở vô lấy một bộ áo quần khô cho ông thay.
Ông không kể áo quần, lại hỏi Bạch-Thị rằng:
- Ngày nay con Ánh-Nguyệt ở nhà bịnh nó có bớt được chút đỉnh gì hay không?
- Thưa, coi bộ nó không bớt. Từ hồi trưa cho đến tối, nó mê sảng nằm nói xàm hoài.
Nó cứ theo hỏi ông đi đâu, rồi một lát nó năn nỉ xin đi rước dùm con nó, tôi với ông thầy thuốc không biết làm sao mà trả lời, nên phải nói dối rằng ông đã đi rước con nó rồi, mai mốt ông mới về. Nó nghe nói như vậy thì bộ nó mừng lắm, nó theo căn dặn hễ ông rước con nó về tới thì dắt liền con nó xuống nhà nuôi bịnh đặng nó thấy mặt con nó cho mau. Nó nói hễ nó thấy mặt con nó thì nó mạnh liền.
- Vậy chớ ông sáu Thới chưa về hay sao?
- Thưa, chưa.
- Ổng đi từ hồi trưa hôm qua ….
Ông Thiên-Hộ nói có nửa câu, rồi ông chau mày ủ mặt, ông đứng suy nghĩ một dây lâu rồi mới nói tiếp rằng:
- Thôi, thím đi nghỉ đi. Ðể cửa đó cho tôi.
Bạch-Thị vưng lời vào buồng riêng ngủ.
Ông Thiên-Hộ chong đèn, ngồi trên ván ngó ra cửa, không nói chi hết, mà nước mắt chảy ròng ròng.
Công phu mười năm nay gầy nên sự nghiệp nầy, té ra không ích chi hết!
Thân mình trở vô chốn lao tù, dầu cực khổ chẳng sá chi, ngặt vì bầy con nít mồ-côi đây, từ rày còn ai mà dưỡng nuôi dạy dỗ chúng nó? Những người già cả bịnh hoạn có chỗ đâu nữa mà nương nhờ? Sắp tá-điền thiệt thà còn ở đây được nữa mà cày cấy nuôi cha mẹ vợ con, hay là phải bị đuổi đi tứ tán rồi chịu nghèo nàn đói rách?
- Áo của ông phải hôn?
Lê-văn-Ðó cười và đáp rằng:
- Áo của ông. Cháu có lạnh thì để mà quấn cho ấm.
- Không lạnh. Tôi ở trần quen rồi.
- Cháu còn buồn ngủ nữa hôn?
- Không. Ông làm giống gì mà ngồi đây?
- Ông ngồi coi chừng ma cho cháu ngủ. Cháu sợ ma hôn?
- Sợ.
- Có ông đây, cháu còn sợ hôn?
- Không.
- Ừ, cháu đừng có sợ. Hễ có ông thì ma nó không dám lại gần đâu.
- Ma nó sợ ông phải hôn?
- Ừ.
- Vậy ông làm phước dắt dùm cho tôi đi kiếm con heo được hôn?
- Cháu biết nó đi đâu mà kiếm?
- Hồi chiều tôi kiếm cùng trong xóm mà không có. Chắc nó ăn nội đồng nầy chớ đâu.
- Ðồng rộng minh-mông biết nó ăn chỗ nào. Thôi, bỏ nó cho rảnh, đừng thèm kiếm.
- Không kiếm nó đây, về bà tôi đánh chết.
- Ông thường [1] cho.
- Ông đâu có heo mà thường.
- Ông thường tiền.
Thu-Vân ngó Lê-văn-Ðó rồi chúm-chím cười, trong trí nó tưởng Lê-văn-Ðó ăn mặc lèn-xèn, tiền đâu có mà thường con heo cho nổi. Lê-văn-Ðó hiểu ý nó, nên nói tiếp rằng:
- Ông thiếu gì tiền. Cháu chịu đi theo về nhà ông mà ở hôn? Cháu về, ông may áo quần tốt cho cháu bận, ông mua bánh trái cho cháu ăn, cháu muốn vật chi ông mua cho hết thảy, cháu chịu hôn?
- Không dám.
- Sao vậy?
- Ông bà tôi đánh chết.
- Ông nói với vợ chồng Ðỗ-Cẩm rồi ông mới đem cháu đi chớ.
Thu-Vân ngồi chim-bỉm, không trả lời nữa. Cách một hồi lầu, Lê-văn-Ðó mới hỏi nữa rằng:
- Sao? Cháu chịu đi với ông hay không?
- Không.
- Cháu ở với Ðỗ-Cẩm nó đánh đập chưởi bới tối ngày, còn ở với ông cháu sung-sướng lắm, sao cháu không chịu đi với ông?
- Tôi đi với ông rồi, chừng má tôi trở lên đây, biết tôi đâu mà kiếm.
Lê-văn-Ðó nghe con nhỏ nói mấy lời như vậy thì biến sắc, hết biết lời chi mà dỗ nó nữa.
Anh ta ngồi suy nghĩ, vừa muốn nói thiệt cho con Thu-Vân nó biết mẹ nó đã chết rồi, mà rồi anh ta lại hồi tâm, nghĩ rằng con nhỏ còn khờ dại quá, nó chịu lao khổ phần xác đã nhiều rồi, mình không nên làm cho nó đau-đớn phần trí nữa.
Chi bằng mình dùng lời giả dối mà dụ nó, chừng nào mình nói hết sức mà không được thì mình sẽ nói thiệt, gẫm cũng không muộn gì. Anh ta mới nói với Thu-Vân rằng:
- Ông biết cha mẹ cháu hết thảy. Nhơn vì có việc riêng nên cha mẹ cháu không thế nào gặp cháu nữa đâu. Cháu hãy đi với ông ; ông thề với cháu rằng ông thương cháu, ông cưng cháu còn hơn cha mẹ cháu nữa.
- Tôi không biết cha tôi. Má tôi có nói cha tôi bạc lắm, vậy tôi không cần cha tôi. Còn má tôi thương tôi lắm, lẽ nào má tôi bỏ tôi. Vì như má tôi không kiếm tôi đi nữa, thì trong ít năm nữa, tôi khôn lớn rồi, tôi cũng xuống Cần-Ðước mà tìm mẹ tôi.
- Cháu nhỏ mà có lòng thương mẹ như vậy thì tốt lắm, phải lắm. Như cháu đi với ông, ông nói cho Ðỗ-Cẩm nó biết ông ở chỗ nào, đặng mẹ cháu có trở lên Ðỗ-Cẩm nó chỉ cho mẹ cháu để tìm. Mà ở đây cháu cũng chờ, về với ông cháu cũng chờ. Chi bằng về nhà ông chờ mà khỏi bị đòn bị chửi, chừng cháu khôn lớn rồi ông sẽ dắt cháu đi tìm cha mẹ cháu, cháu nghĩ thử coi có phải đi với ông tốt hơn là ở đây hay không.
Thu-Vân ngồi suy nghĩ một giây lâu rồi ngước mặt ngó Lê-văn-Ðó và hỏi rằng:
- Nhà ông ở đâu?
- Ở dưới vàm Cần-Ðước.
- Họ nói má tôi về đâu dưới Cần-Ðước. Vậy chớ xưa nay ông có gặp má tôi hay không?
- Không.
- Kỳ dữ hôn! Vậy chớ má tôi đi đâu kia. Má tôi lén tôi mà đi, tôi không hay. Chớ hồi đó tôi hay thì tôi đi theo.
- Nếu má cháu đi xuống phía Cần-Ðước thì cháu nên đi với ông, đặng rồi sau cháu tìm má cháu cho dễ.
Thu-Vân ngồi lặng thinh một hồi nữa, không biết trong trí nó tính lẽ nào mà nó vùng đứng dậy và nói rằng:
- Tôi chịu đi, mà ông phải nói với ông bà tôi hay rồi tôi mới dám đi.
Lê-văn-Ðó nghe con Thu-Vân chịu đi thì mừng rở hết sức.
Anh ta liền đứng dậy bận áo vô. Hướng đông mây đã giăng ngàng mấy vừng, yến mặt trời đã lố rạng đỏ-đỏ.
Xóm Ðỗ-Cẩm ở đã thấy lúp-xúp nóc nhà dạng-dạng, dàn bần mọc theo mé sông đã thấy lúm-khúm đen-đen.
Lê-văn-Ðó vói tay ẳm con Thu-Vân rồi nhắm xóm mà trở về.
Ði dọc đường Lê-văn-Ðó nói rằng:
- Chừng về gần tới nhà ông thả cháu xuống đặng cháu về trước, rồi thủng thẳng ông vô sau. Ông nói thế nào tự nơi ông, cháu đừng có nói gì hết, miễn là Ðỗ-Cẩm nó hỏi cháu thì cháu cứ nói chịu đi với ông. Có ông nó không dám đánh cháu đâu, cháu đừng sợ.
Thu-Vân nói rằng:
- Mất con heo đây tôi bị đòn chết.
- Ậy, không sao đâu. Như nó bắt thường thì ông thường cho. Ông thiếu gì tiền mà cháu lo.
Thu-Vân nghe nói như vậy thì nó bớt buồn song trong lòng cũng còn bưng-khuâng hoài.
Bước vô tới xóm thì trời đã sáng thiệt mặt rồi.
Lê-văn-Ðó thả con Thu-Vân đứng xuống đất rồi biểu nó đi trước về nhà.
Anh ta đứng ngó cho nó đi khuất rồi lội xuống mé sông, dòm thấy chắc ctrở lại cái chõng mà ngồi, thấy Vương-thể-Phụng ngài sân xăm-xăm đi vô, sau lưng lại có một đứa tùy tùng nhỏ, Thể-Hùng lấy làm kỳ, không hiểu con tìm đến nhà có việc chi nên ngồi ngó trân trân.
Thể-Hùng ngồi trên chõng thì ngó sững, Thể-Phụng cúi đầu chun vô nhà, và hỏi trổng rằng:
- Không biết nhà nầy của ai vậy há?
Thể-Hùng dụ dự một chút rồi cúi mặt đáp nhỏ nhỏ rằng:
- Nhà của cha, con đến đây chi vậy?
Thể-Phụng ngó cha không nháy mắt và nói rằng:
- Nếu vậy thì tôi đi trúng rồi.
Chàng liền day lại thấy thằng Son còn đứng ngoài cửa bèn nói với nó rằng:
- Thôi, mầy xuống dưới ghe mà chơi, biểu hai người chèo họ nấu cơm ăn đi.
Thằng Son đi rồi, Thể-Phụng mới bước tới đứng dựa đầu cái chõng rồi ngó ngay Thể-Hùng mà hỏi rằng:
- Té ra cha tôi đây hay sao?
- Phải. Ai biểu con qua đây?
- Không có ai biểu hết, con lén con đi.
Thể-Hùng nghe nói như vậy thì chau mày ngó Thể-Phụng mà lặng thinh không nói nữa.
Cách một hồi rồi chàng tằng hắng mà hỏi dịu dàng rằng:
- Con lén đi tìm cha chi vậy?
- Thưa, con có một việc riêng con muốn hỏi cha, nên con mới đi tìm đến đây.
- Sao xưa nay con không tìm, bây giờ con tìm làm chi?
- Thưa cha, xưa nay con không dè cha còn sống; từ nhỏ chí lớn con tưởng con mồ côi cha mẹ hết thảy. Cách mấy bữa rày con nhờ thầy của con, là ông nhiêu Khoa, nói cha còn sống, ổng có gặp cha, ổng chỉ chỗ cha ở, nên con mới biết mà tìm đến đây.
- Ông nhiêu thèo-lẻo quá!
- Thưa cha, cha trách thầy con như vậy sao phải. Thầy con nói cho con biết đó là làm ơn cho con chớ.
- Báo hại con, chớ làm ơn nỗi gì!
- Thiệt đó chớ! Ông nói rồi mấy bữa rày con ăn học không được nữa. Tuy vậy mà con mang ơn ổng lắm, nhờ có ổng nói con mới hay con còn một ông cha, bằng không thì con cứ tưởng cha mẹ đều chết hết, con có cha mà không chịu nhìn, thì con mang lỗi với trời đất lắm.
- Con nhìn cha thì hại cho con chớ có ích chi đâu mà nhìn.
- Con nhìn cha mà sao lại gọi rằng hại?
- Con không cần gạn hỏi làm chi. Cha muốn cho con đừng có nhìn biết cha. Con làm như vậy là con trọn hiếu đa.
- Thưa cha, sao vậy? Con không nhìn cha mà sao gọi rằng trọn hiếu?
- Con đừng có hỏi nữa. Con nghe lời cha, con đi về đi, rồi cứ tưởng cha đã chết như xưa nay đó vậy, ấy là có hiếu với cha lắm.
- Thưa, không được. Cha nói như vậy thì con không về được đâu. Nay con đã khôn lớn rồi, còn cha thì đã già yếu mà tật nguyền nữa. Theo phận làm con của con, thì con phải nuôi dưỡng cha, nếu con không làm như vậy, dầu con học thi đậu tới trạng-nguyên, dầu con giàu có như Thạch-Sùng đi nữa, con cũng không đáng làm người. Ðã vậy mà con còn nhiều việc ức nữa, con muốn hỏi cha, nên con phải tới đây.
- Con còn muốn hỏi việc chi?
- Thưa, con muốn hỏi coi vì cớ nào cha còn sống mà nội nhà ông ngoại con thuở nay đều nói với con rằng cha đã chết rồi? Tại sao vậy?
- Ðó cũng có duyên cớ, song con không cần phải biết làm chi.
- Con cần phải biết lắm chớ. Thuở nay thiên hạ nói cha đã chết rồi mà cha còn sống nhăn đây, nếu vậy thì họ nói mẹ của con chết con chắc mẹ của con cũng còn sống nữa, phải vậy hay không cha?
Thể-Hùng nãy giờ buồn lắm, bây giờ lại nghe con hỏi tới mẹ nó nữa, thì càng thêm buồn, bởi vậy chàng ứa nước mắt và đáp rằng:
- Mẹ của con đã chết thiệt.
- Nếu mẹ con chết thiệt thì thôi, con không dám hỏi tới việc đó nữa. Bây giờ cha còn sống, con may mắn được gặp cha, vậy con xin hỏi cha một đều nầy nữa -- cha có công sanh con ra, mà sao cha không thương con, cha không dưỡng-nuôi dạy-dỗ con, cha lại bỏ cho ông ngoại, rồi thuở nay cha không thèm lui tới mà thăm con, đến bây giờ cha còn biểu con đừng nhìn cha nữa? Thưa cha, xin cho con biết coi hồi nhỏ con làm đều chi lỗi với cha, hoặc tại con mà cha khốn khổ lắm hay sao nên cha phiền, đến nỗi cha bỏ con như vậy?
Thể-Hùng nãy giờ tuy buồn, song còn nói đi nói lại được. Ðến chừng chàng nghe con hỏi tới sự đó, chàng nghẹn cứng cổ, không có lời chi mà đáp, nên chàng đứng dậy bỏ đi ra ngoài cửa.
Trời mưa ào tới, giọt đổ lộp-bộp trên mái nhà, sân cỏ nổi bùn, nước đọng lấp xấp mấy khoảng thấp.
Thể-Phụng liếc dòm, thì thấy Thể-Hùng đứng ngó trời mưa mà hai hàng nước mắt chảy dọc xuống dưới hai gò má.
Chàng lén bước sụt lại vài bước đặng nhìn xem mặt cha cho tường tận. Người cao lớn, miệng rộng môi dầy, vai ngang, mày rậm, cặp mắt có tinh thần, mà gò má bên tả lại có một cái thẹo rất lớn, bởi vậy gương mặt thì coi không thấy vẻ ác, mà vì mang cái thẹo nên dễ tưởng là người hung. Chàng nhìn cha rồi ngó khắp trong chòi, nửa buồn về tình, nửa buồn về cảnh, nên cảm xúc trong lòng, chàng đứng khoanh tay mà thở ra.
Thể-Hùng đứng ngó trời mưa mà suy nghĩ một hồi lâu rồi trở vô ngồi trên cái chõng, không thèm lau nước mắt, lại ngó ngay Thể-Phụng mà đáp rằng:
- Bình sanh cha không quen thói có lỗi rồi đổ cho người khác. Nhưng mà trong việc nầy cha khuyên con đừng có hỏi chi hết, con cứ tin chắc rằng cha là một người ngay thẳng, con kêu cha bằng cha chẳng hổ thẹn chi đâu. Tình của cha đối với con thế nào, có lẽ ngày sau cha chết rồi con sẽ biết. Mà năm nay trong mình cha yếu lắm, cha liệu chắc không còn sống bao lâu nữa đâu, nên con chẳng vội cho mà hỏi.
Thể-Phụng cũng ngó ngay cha mà nói rằng:
- Dầu cha là người phải hay là người quấy, cha cũng là đứng tạo-hoá của con, con cũng phải kính trọng cha, nên con không cần hỏi tới việc đó. Con quyết muốn biết một đều nầy là muốn biết coi vì cớ nào cha sanh con ra mà cha không thương, đã bỏ cho ông ngoại nuôi, rồi thuở nay lại không thèm lui tới mà hỏi thăm.
Thể-Hùng chau mày ngó xuống, nước mắt đổ từ trên vạt áo từ hột. Chàng nói nhỏ-nhỏ rằng:
- Con chớ nên tưởng rằng cha không thương con. Cha thương con lắm, cái tình của cha thương con cha dám chắc không thua ai đâu. Con nên biết rằng vì cha thương con nên cha phải xa lánh con, vì cha thương con nên cha thăm con mà cha phải dấu, không dám cho con biết. Thuở nay cha đi thăm con hoài, chừng vài ba tháng cha đi thăm một lần, mà mỗi lần thăm thì cha đậu xuồng dựa bên đường con đi học, rồi ngồi dưới xuồng lén ngó con mà thôi, chớ không dám nói tiếng chi, hoặc làm đều chi cho con biết. Vậy con đừng có tưởng cha không thương con.
Thể-Phụng nghe cha nói như vậy thì chưng-hửng, đứng ngó cha trân trân và suy nghĩ riêng một hồi rồi nói rằng:
- Té ra người ở dưới chiếc xuồng hay đậu dựa gốc cây dừa quằn ra ngoài sông đó là cha hay sao?
- Phải.
- Cha có nói con mới nhớ. Lâu lâu con có thấy một chiếc xuồng đậu chỗ đó một lần, mà người ngồi dưới xuồng thường đội cái nón xụp-xụp che khuất hết nửa cái mặt, bởi vậy con không thấy cho rõ mà nhớ được.
- Cha không muốn cho con thấy rõ mặt cha.
- Thưa cha, tại sao vậy? Tại sao cha thương nhớ con, cha đi thăm con, mà không dám thăm chán chường, lại thăm núp lén như vậy?
- Tại cha thương con quá, nên phải làm như vậy đó.
Thể-Phụng đứng ngẫm-nghĩ, sắc mặt coi còn buồn hơn hồi mới bước vô nữa, chàng đi lại đứng dựa cây cột, gần một bên Thể-Hùng và nói rằng:
- Thưa cha, cha không chịu nói rõ cho con hiểu, cha cứ nói mí-mí [6] hoài, con càng buồn bực khó chịu hơn nữa. Xin cha nói việc nhà cho con hiểu. Con đã khôn lớn rồi, con đã đủ trí mà phân quấy phải, chớ phải con còn nhỏ dại chi hay sao mà cha ngại. Có phải là tại ông ngoại với cha không thuận với nhau, nên cha giận cha không chịu tới lui nữa hay không?
- Chuyện đó con không nên biết làm chi. Con phải thương ông ngoại con cho nhiều, vì con nhờ ông ngoại nuôi con mới nên vai nên vóc, con mới học thi đậu Tú-Tài. Con phải kính trọng ông ngoại, chớ đừng có nghi-ngại [7] rồi bạc ông mà mang lỗi. Cha nói con phải nghe lời. Cha xin con một đều nầy, là con đừng tưởng cha là người quấy, bấy nhiêu đó thì đủ rồi.
- Thưa cha, không được. Con muốn hiểu cho rõ việc nhà, nên cha không chịu nói thì con ở luôn theo đây với cha, con không rời cha nữa.
- Cha nghe nói qua sang năm con đi thi, vậy con phải để trí thong-thả mà học, chẳng nên lo việc chi khác hơn là việc đèn sách.
- Nếu cha không chịu nói thì con không thế nào học nữa được.
- Con muốn biết thì chờ chừng nào cha chết rồi con sẽ biết, không muộn gì đâu.
- Nếu cha chết rồi con mới biết thì muộn lắm chớ, chừng đó mới biết thì có ích chi đâu. Chẳng dấu gì cha làm chi, từ ngày con nghe thầy con nói gặp cha thì con lờ-đờ lững-đững như đứa không hồn, ngày như đêm con tự quyết phải đi tìm cho được cha mà hỏi coi vì cớ nào cha sanh con được, mà không dưỡng nuôi dạy dỗ được. Nãy giờ con nói chuyện với cha thì con đã biết không phải cha không thương con, con đã hiểu cha không phải là người quấy. Con tuy còn nhỏ tuổi, nhưng mà con có đọc sách ít nhiều. Ví dầu việc xưa mà có cái chi buồn thảm cho mấy đi nữa, hễ cha tỏ thiệt với con thì con chẳng nao núng chi đâu mà cha ngại, chớ con đã biết một phần rồi, mà cha còn dấu nữa, thì con làm sao được yên lòng mà học.
Thể-Hùng day qua ngó con, rồi ngó ra ngoài sân.
Mưa đã tạnh rồi mà trời đã gần tối. Dưới rạch bìm-bịp kêu inh-ỏi, trước cửa cặp sóc nhảy lom-xom. Thể-Hùng bần-dùng [8] một hồi rồi nói rằng:
- Ðến nước nầy còn dấu-diếm mà chi nữa. Trước hay sau cũng phải nói. Thôi thà nói phứt cho rồi chớ biết ngày chết có được gặp nhau nữa hay không. Con muốn hiểu việc xưa, thì con ngồi đó, cha nói hết cho con nghe.
Thể-Hùng vấn một điếu thuốc rồi đi lại bếp lửa đốt mà hút.
Chừng chàng trở lại thấy con đứng xẩn-bẩn dựa cây cột, bèn biểu con lên cái chõng mà ngồi, còn chàng thì đi thẳng lại võng rồi ngồi lên võng nhún mình mà đưa.
Chừng thấy Thể-Phụng ngồi rồi. Thể-Hùng mới nói rằng:
- Hồi cha còn nhỏ, ông nội bà nội con khuất sớm, cha buồn rầu nên bỏ đi xứ nầy xứ kia mà kết bạn với những tay nghĩa sĩ anh hùng. Nhờ cha biết võ-nghệ chút đỉnh nên đi đến đâu cũng có người trọng hậu.
Năm nọ mẹ của con đi cúng chùa về dọc đường bị ăn cướp bắt. Cha đi tình cờ may cha gặp, nên cứu mẹ của con khỏi tay kẻ quấy rồi đưa về tới nhà. Mẹ của con cảm nghĩa cha cứu nguy, nên thầm nguyện kết tóc trăm năm với cha, song không tỏ tình riêng cho ai biết. Vì ôm ấp tình ấy trong lòng lâu ngày nên sanh bịnh.
Dì hai của con lo nuôi đau, chị em nói chuyện với nhau, rồi mẹ con mới tỏ thiệt tâm sự. Dì của con hay việc ấy mới khuyên ông ngoại con gả mẹ con cho cha. Ông ngoại con ban đầu nói cha là quân bình-bồng nên không chịu gả, đến chừng thấy mẹ của con bịnh một ngày một nặng, sợ làm bức mẹ của con rầu buồn mà chết đi, nên mới cho người tìm cha mời đến nhà mà nói chuyện hôn nhơn.
Cha vẫn biết, chí của cha đễ chết với việc nghĩa, chớ không phải để vui thú thê-noa [9], bởi vậy cha cố từ hoài, sợ có vợ rồi làm buồn cho vợ nên cha không dám chịu.
Ông ngoại con nói thiệt rằng mẹ của con vì cha mà nhuốm bịnh, nếu cha không ưng thì mẹ của con rầu chắc phải chết, vậy hễ cha ưng, ấy là cứu dùm mạng của mẹ con. Cha nghe nói như vậy cha động lòng, nên bất đắc dĩ cha phải ưng đặng mà cứu mẹ của con.
Nhắc tới việc xưa cha buồn lắm. Mẹ của con thiệt là một người hiền đức, đáng kính đáng trọng lắm. Nhưng mà cha tiếc vì tánh của cha hồ hải đã quen rồi, chừng cưới mẹ của con rồi, mẹ con vui vẻ hết bịnh, thì cha không ở nhà với ông ngoại con, cha cứ đi giao du vớng Hiển theo cật hỏi ổng đi đâu, ổng cứ nói đi buôn bán, không chịu nói thiệt.
Nước vừa lớn, Lê-văn-Ðó với ông sáu Thới dắt Thu-Vân xuống ghe.
Nhổ sào xô ghe ra rồi, Ðó gay chèo lái, Thới gay chèo mũi mà chèo ra vàm.
Con Thu-Vân ngồi trong mui ngó ra, mặt tươi rói, miệng chúm chím cười bộ nó hân-hoan, chớ không phải ưu sầu như hồi ở nhà Ðỗ-Cẩm nữa.
Chú thích:
[1] đền bù

Xem Tiếp: Chương 17

Truyện Ngọn Cỏ Gió Đùa Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 dẫn đi.
Hải-Yến ở lại đó với 5 tên lính và dạy lính phải coi chừng chung quanh nhà, đừng cho ai vô ra và đừng cho ai chuyển vận vật gì.
Quan Án-Sát đã làm án Lê-văn-Ðó trảm giam hậu, còn sự sản hết thảy đều nhập kho.
Khi Phạm-Kỳ giải Lê-văn-Ðó lên tới tỉnh thì quan Án liền hạ ngục, chờ triều-đình phê án rồi mới giải vô Hà-Tiên.
Cách vài năm sau, ông Ðội Phạm-Kỳ đi lên tỉnh về, ông nói lại với các nhà thân hào trong xứ Cần-Ðước rằng có tờ của quan Tổng-Ðốc An-Hòa chạy lên nói Lê-văn-Ðó bị đày ở Hà-Tiên, hôm tháng trước có một chiếc ghe bị sóng to gió lớn nên chìm ở ngoài khơi, anh ta ngồi ghe nhẹ ra mà cứu vớt. Ghe của anh ta bị sóng nhận chìm luôn, nên anh ta cũng chết.
Ai nghe tin ấy cũng đều thương tiếc.
Chú thích:
[29] miếng vải vụn
[30] đồ đựng bằng sành, sứ, thân tròn giữa phình to, miệng loe và có nắp đậy
[31] động tác lái ghe, xuồng để thay hướng
[32] loại cây mọc ven biển hay ven sông gần biển, giống như cây đước
[33] chỗ đất bồi trên sông rạch
[34] cây nhỏ, lá cứng, dài, mép lượn sóng có gai nhọn, thường mọc ở các bãi nước lợ
[35] loại dây leo thuộc họ đậu mọc ở mé sông rạch, trái tròn dẹp quảng 3 cm, mỗi trái chỉ có một hột
Hết quyển thứ tư
--!!tach_noi_dung!!--

Hiệu đính: NHDT
Nguồn: Hobieuchanh.com
Được bạn: NHDT đưa lên
vào ngày: 6 tháng 3 năm 2006

--!!tach_noi_dung!!--
Chương 14
--!!tach_noi_dung!!--
Chương 16
--!!tach_noi_dung!!--
Truyện Cùng Tác Giả Ai Làm được ÁI TÌNH MIẾU Bỏ Chồng Bỏ vợ BỨC THƯ HỐI HẬN Cay đắng mùi đời Cha Con Nghĩa Nặng CHỊ ĐÀO, CHỊ LÝ Chúa tàu kim quy Chút Phận Linh Đinh

Xem Tiếp »