Phần 15

1. Dàn hoa thiên lý nhà tôi cũng sắp đổ
2. Kẻ trộm, gái đĩ và thầy thuốc
3. Chuyện muỗi
4. Xa lắm
5. Thân hình hấp dẫn
6. Cười thầm
7. Hiểu lầm hay đùa dai
8. Ðông và Tây
9. Không thể được
1. Dàn hoa lý nhà tôi cũng sắp đổ
Một thầy đề chẳng biết làm sao bị vợ cào cấu sứt cả mặt. Khi đến công đường, quan huyện thấy, mới hỏi:
- Sao mặt thầy lại xây xát ra thế kia?
Thầy đề thưa:
- Bẩm chiều hôm qua, con ngồi chơi hóng mát, cái giàn hoa lý nó dổ xuống, xuýt nữa thì khốn!
Quan không tin, hỏi lại:
- Thầy dối tôi. Chắc hôm qua vợ thầy lại cào cho thầy đấy chứ gì? Thầy cứ nói thật đi rồi tôi sai mấy tên lính lệ lôi cổ ra đây trị thẳng tay. Nếu không thì được đằng chân lấn đằng đầu cho mà xem!
Quan bà đứng trong tư thất, nghe quan ông nói vậy, giận lắm, hầm hầm bước ra. Quan ông thấy bóng quan bà, líu cả lưỡi, bảo thầy đề:
- Thôi... thôi... thầy tạm lui. Giàn hoa lý nhà tôi cũng sắp đổ!
2. Kẻ trộm, gái đĩ và thầy thuốc
Quỷ sứ bắt ba hồn trê ndương thế về nộp Diêm Vương. Diêm Vương phán hỏi:
- Chúng bây khi sống làm nghề gì?
Hồn tên ăn trộm thưa:
- Con nghèo lắm, không có của cải mà bố thí, nên phải thí công, đêm nào cũng đi xem nhà ai bỏ quên cái gì thì con đem về cất giấu cho họ.
Diêm Vương khen:
-Nguơi chịu khó với đời, cho ngườii đầu thai làm quan lớn!
Hồn gái đĩ tâu:
- Con từ nhỏ đến lớn không có chồng, nhưng tính lại hay thương người, nhất là những người đàn ông góa bụa. Ai đến, con cũng tiếp đãi như chồng!
Diêm Vương khen:
- Ngươi thật có lòng nhân đức, cho ngươi đầu thai làm bà lớn!
Hỏi đến thầy thuốc thì hồn nói:
- Con không có lòng nhân đức như hai người kia. Chỉ biết rằng ở dương thế, con cứu chữa được nhiều người khỏi bệnh tật.
Diêm Vương nổi giận đùng đùng, mắt:
- Thì ra những khi ta sai quỷ sứ lên dương thế bắt hồn về, chính mi đã làm cản trở lệnh ta! Ðem bỏ vạc dầu!
Hồn thầy thuốc quỳ lậy, vừa khóc vừa nói:
- Xin Ðại Vương đình cho một đêm, để con về bảo con trai đi ăn trộm, con gái con đi làm đĩ, chớ làm chuyện phúc đức mà bị bỏ vạc dầu!
3. Chuyện muỗi
Một anh muỗi đi xa vè tìm thăm anh bạn thân. Gặp anh ta đang ba hoa đấu láo với mọi người, lấy làm lạ hỏi:
- Này anh... Trước đây anh ít nói lắm mà sao bây giờ đổi tính vậy?
- Chẳng hiểu nữa... Từ khi tôi đốt nhằm một chánh khứa!
4. Xa lắm
Một người cụt tay bước vào quán nước:
- Ông bán cho một ly cam tươi.
Người bán hàng vào trong một lát rồi trở ra với ly cam tươi đầy ấp. Ông khách tàn phế nói:
- Tôi bị cụt cả hai tay, phiền ông cầm giúp ly cam cho tôi uống được không?
Người bán hàng hớn hở:
- Ðược! Ðược! Ông để tôi giúp ông mà! Trời bắt ông tội nghiệp!
Khi uống hết ly nước, ông khách nói thêm:
- Bây giờ phiền ông lấy khăn tay trong túi quần tôi lau hộ cái miệng tí nhé!
Người bán hàng làm theo lời khách. Ông khách tỏ vẻ hài lòng thở phào một cái rồi nói tiếp:
- Bây giờ xin ông vui lòng móc hộ cái bóp ở túi sau ông mở ra và tính tiền giùm.
Sau khi lấy đủ tiền người bán hàng bỏ trả lại vào túi quần ông khách, ông khách cảm ơn chủ quán:
- Què cụt như tôi nghĩ lắm lúc thật khổ. Ði đâu làm việc gì cũng phải nhờ người khác. Gặp người dễ tính như ông thật là may mắn. Tôi cám ơn nhiều lắm. À, xin lỗi ông nhà có cầu tiểu không nhỉ?
Người bán hàng trợn mắt lên trả lời vội vã:
- Thưa, nhà này chật chội quá nên tôi không có xây cầu tiểu. Phiền ông đi theo con đường này bỏ qua độ hai dẫy nhà thì tới cầu tiểu công cộng.
5. Thân hình hấp dẫn
Một thiếu phụ đang làm cơm trong bép. Có tiếng gõ cửa. Bà bỏ dở nồi cơm chạy ra. Một người đàn ông gật đầu chào lễ phép rồi hỏi:
- Thưa bà, bà có nghĩ rằng bà có một thân hình rất đẹp và khêu gợi hay không?
Bị hỏi một câu quá bất ngờ, người đàn bà sững sờ trong giây lát. Khi đã bình tĩnh trở lại bà liền đóng xập cửa lại không thèm trả lời. Chiều hôm sau lại có tiếng gõ cửa. Vẫn người đàn ông hôm trước, vẫn câu hỏi cũ. Thiếu phụ lại trả lời bằng thái độ lặng thinh. Câu chuyện đó diễn ra suốt một tuần lễ liền. Người đàn bà không chịu nổi nữa bèn kể đầu đuôi với chồng để tìm cách đối phó. Người chồng hôm sau èn nấp sau cánh cửa khi nghe tiếng gõ cửa. Người vợ mở cửa:
- Chào bà, bà có nghĩ rằng bà có một thân hình rất đẹp và khêu gợi hay không?
Yên chí có chồng đứng sau cánh cửa, người đàn bà trả lời mạnh bạo:
- Ðứng, như vậy thì có sao không?
- Thưa, nếu vậy xin bà nói giùm với ông nhà là hãy xài đồ nhà chớ đừng sang ve vãn vợ tôi nữa.
6. Cười thầm
Một hành khất chìa nón trước cửa nhà một bà nhà giàu:
- Thưa bà, nhà cháu mất một chân.
Bà nhà giàu đáp:
- Có thể lắm, nhưng tại sao anh lại tưởng chân anh mất ở đây?
7. Hiểu lầm hay đùa dai
Một ông khách gọi điện thoại đặt mua một vòng hoa phúng đám tang với hàng chữ như sau: "Hãy yên nghĩ, sẽ gặp nhau."
Một lát sau, ông ta lại gọi điện thoại cho chủ tiệm hoa và dặn thêm:
- Làm ơn viết thêm chữ "trên trời" nếu còn chỗ.
Ngày hôm sau, ông khách nhận được vòng hoa và đọc thấy hàng chữ sau: "Hãy yên nghỉ, sẽ gặp nhau trên trời, nếu còn chỗ."
8. Ðông và Tây
Một nhà văn hào tây phương có nói: "Ðông là Ðông, Tây là Tây. Ðông và Tây không bao giờ gặp nhau."
Nhà văn Phùng Tất Ðắc của Việt Nam cũng đã viết một câu chuyện vô lý về Ðông và Tây. Người phương Tây khi gặp nhau thì bắt tay nhau, người phương Ðông thì tay mình lại bắt tay mình. Tây ăn súp trước, ta ăn canh sau. Ta cắt trái cây hay gọt khoai, quay lưỡi dao ra, Tây quay trở vào... Ôi! Còn một ngàn lẻ một thứ mà Ðông và Tây chẳng có thể bao giờ lại gặp nhau.
Nhưng nói về cái cười thì Ðông và Tây ưa gặp nhau lắm. Cái cười đã đi và chuyện quốc tế, trừ những chuyện cười mà người ta thích dùng lối chơi chữ... "Tiên sinh dã tả ra trong một bài văn"... ấn công sắp lầm chữ t thành chữ i, có thể thành một chuyện cười, nhưng nếu dịnh sang tiếng ngoại quốc thì bất khả tiếu.
Nhưng cũng có nhiều chuyện cười mà Ðông Tây gặp nhau một cách bất ngờ. Cái hóm hỉnh của phương Ðông và cái láu cá của phương Tây, hai cái như hai răng cưa, ăn khớp với nhau lắm.
Sau đây là hia chuyện:
Trong một bệnh xá, một phòng có ba người. Ba giường nằm song song với nhau, có ba anh bệnh nân nằm. Mỗi ngày bác sĩ đi khám bệnh một lần.
Ba ngày trôi qua... Tới ngày thứ tư, bác sĩ vừa đến thì anh nằm giưòng thứ ba năn nỉ với bác sĩ đỏi ra nằm giường ngoài cùng. Bác sĩ lấy làm lạ, hỏi:
- Nằm giừờng nào mà không được. Tôi khám bịnh thì ai cũng vậy, đâu có phải là khám giưưòng thứ nhất kỹ hơn giưòng thứ ba đâu.
Bệnh nhân mếu máo:
- Dạ, thưa bác sĩ, không phải như vậy. Anh nằm giường thứ nhất mắc bệnh lậu, anh nằm giường thứ hai mắc bệnh trĩ. Còn tôi thì đau cổ họng... Mỗi lần bác sĩ khám bệnh anh đau lậu, nắm bóp hậu môn anh mắc bệnh trĩ rồi khám tôi, Bác sĩ sờ vào mồm tôi, tôi cứ ghê ghê... Xin Bác sĩ cho tôi được đổi ra giường ngoài cùng để tôi được khám đầu tiên.
Ðó là chuyện bên Tây. Còn chuyện phương Ðông là chuyện Ðông Phương Sóc:
Trong triều đình bá quan văn võ và hoàng đến đang bàn về chuyện tướng số... Tất cả xem cho nhau. Tất nhiên là tướng của Hoàng Ðế phải là tướng trùm thiên hạ. Rồi đến quan Thừa Tướng... Bao nhiêu những tướng bần cùng đều chia cho những thằng lính thị vệ...
Ðấy chỉ là tướng về vinh hoa phú quí. Còn về tướng sống lâu, tất cả chỉ mù mờ... Có những thằng cùng đinh áo rách thì sống đến già khọm. Có những kẻ đứng trên đầu thrên cổ thiên hạ thì vừa quá thập tam đã vội chết đi. Ðông Phương Sóc là một tên quan nhỏ, nhưng tài sỏ lá thì không ai bằng. Ông góp ý kiến:
- Tôi được đọc một cuốn sách tướng số, thấy rằng ai có cái xương sống lưng dài, thò ra ngoài và cong cong về phía hậu môn thì người đó sống lâu.
Ui cha! Nghe như vậy, ai cũng vội kiểm soát lại con người. Từ Hoàng Ðế cho tới lính thị vệ, ai cũng đưa tay ra phía sau lưng, cho bàn tay vào trong quần để xem cái xương sống của mình. Cứ cố móc, móc mãi xem nó có cong cong vào không... Triều đình thật là vui. Vua, quan, lính đều làm cái công việc móc này.
Ðợi khi vua quan đã làm xong công việc kiểm soát xương sống lưng, Ðông Phương Sóc lại nói tiếp:
- Trong sách lại còn nói về cái tướng răng. Thường thường thì người ta có ba mươi cái răng. Những người sống lâu thì số răng nhiều hơn. Người nào có ba mươi sáu cái răng thì kể như kẻ đó sông đủ trăm tuổi...
Cả triều đinh lại thò tay vào mồm đếm răng. Ðếm thật kỹ, ở tận thật sâu trong cùng xem có quên cái răng nào không. Ðếm đi, đếm lại mãi.
Dĩ nhiên, những việc trên, Ðông Phương Sóc không tham dự.
9. Không thể được
Một cặp vợ chồng mới cưới nọ đưa nhau đi hưởng tuần trăng mật. Ðể thêm phần hứng thú trong đêm tân hôn, nàng e thẹn đề nghị là họ sẽ "làm lại" mỗi khi mà ông lão giữ chuông dồng hồ kéo một hồi chuông điểm giờ. Chàng ưng thuận.
Nhưng sau hồi chuông thứ tư, thì chàng kiếm cớ ra ngoài lấy thuốc lá, rồi lảo đảo đi tìm ông lão:
- Ông ơi! chàng nói hổn hển, ông có thể giúp tôi một việc không? Ông làm ơn kéo chuông sau mỗi hai tiếng đồng hồ thay vì một tiếng được không?
Ông lão mỉm cười trả lời:
- À, tôi cũng muốn làm theo lời ông lắm! Nhưng hiện thời thì không thể được.
- Tại sao vậy. Tôi sẽ cho ông tiền nếu ông thấy việc đó làm phiền ông.
- Không phải vậy. Nhưng có một cô đã mướn tôi kéo chuông sau mỗi ba mươi phút đồng hồ rồi.
(--HẾT--)
 

Xem Tiếp: ----