Mùa gặt

(Không phải kịch, không phải truyện, không phải văn, gồm 4 phần, viết tháng 2 năm 2006)
Phần 1:
Sếp tôi không giống các sếp khác. Ông tử tế. Ông không vòi vĩnh.
Có sếp khác, đi họp về nói lửng lơ với nhân viên:
- Hồi này thấy các anh trên Thành phố toàn xài O2.
Vào cuộc họp, ông nào cũng có cái O2 to như hai cái bánh dầy kẹp chả đeo ở thắt lưng, thỉnh thoảng quay video, chụp ảnh mấy em thư ký, còn chủ yếu là để gọi di động.
Ấy thế là có đứa phải mua tặng ông cái O2 trên ngàn đô. Ở đời ngoài khí O2, người ta còn cần nhiều cái 02 khác để bảnh chọe.
Nhưng thôi, đó là chuyện mấy sếp không tốt. Còn sếp tôi thuộc loại tốt thực sự. Trước Tết ông dặn kỹ các phòng ban là năm nay không phong bao phong bì gì hết, chống tham nhũng phải làm từ cơ sở, phải làm ngay, không nói suông.
Phần 2:
Con Bống mới xin được vào cơ quan, nó cứ kỳ kèo với mẹ:
- Mẹ phải có quà tết gì cho sếp chứ, chẳng lẽ để sếp nghĩ mình vô ơn?
Con Bang đến kỳ lên lương, thủ thủ với chồng:
- Tranh thủ Tết, mình biếu sếp tý gì cho phải phép?
Thằng Tèo muốn đi học cao học, nói khó với bố:
- Bố phải đến thăm sếp tết nay đấy nhá!
Thằng Tịt bị bắt quả tang ăn cắp vật tư, đang chờ kỷ luật, van xin chị:
- Chị cứu em, Tết em phải đến thăm sếp để sếp còn thông cảm…
v.v.
Phần 3:
Con mẹ bán rượu ngoại trên phố Hàng Buồm có thâm niên hành nghề mấy chục năm. Người ta đi nước ngoài, ngại xách nặng, về hàng mụ mua bánh kẹo ngoại để làm quà. Thuốc lá ngoại các loại mụ cũng có, nhưng chủ yếu là rượu, đủ các tên tuổi danh tiếng và không danh tiếng trên thế giới.
Chai rượu giá trên một triệu đồng, không thể để người mua lừa gạt bằng cách quay lại chê rượu giả, bắt đền. Do đó mụ có cách đánh dấu bí mật chai rượu do mình bán ra, khi cần mụ sẽ chỉ ra cái ám hiệu đó.
Nhờ đó, mụ biết một chai rượu của mụ chạy đi chạy lại trong “một cõi đi về” dịp Tết ra sao. Ai đến tặng rượu, vợ sếp gom lại, vài ngày ra hàng Buồm “đổi chai” một lần, nghiã là bán rượu lại cho cửa hàng, mang tiền ra Quỹ Tiết kiệm ngay gần đấy gửi. (Nói đến “đổi chai”, tôi chợt nhớ thời sinh viên, lâu lâu mang một túi nặng vỏ chai đi đổi, mua được chút ít thực phẩm vào những lúc cháy túi, nhưng thôi, không đi lạc đề!).
Mụ bán rượu cười bả lả với vợ sếp:
- Vẫn chai đấy bà chị ạ, lần thứ mấy mươi rồi?
Phần 4:
Ở nhà quê bây giờ có chỗ người ta cấy xong rồi, có chỗ chưa. Qua tháng 3 âm lịch mới là mùa gặt, mà có gặt thì mỗi người lao động nông nghiêp được mấy chai rượu?
Dù sao sếp tôi vẫn là sếp tốt. Và vẫn gặt.

Truyện Cỏ may Người đàn bà xa lạ Phượng Chuyện lão Hâm lãng đãng mùa thu Hà nội Chuyện cây cầu làng lão Hâm Chuyện lão Hâm tham gia đào tạo tài năng trẻ Phạm Ngọc Cảnh
người viết bài thơ tình hay nhất
Chuyện nhà lão Hâm x chồng anh cũng tuân theo một lịch biểu nghiêm ngặt. Vào những ngày có “chuyện ấy”, anh cạo râu, chà răng, xức nước thơm cẩn thận, bật một bản nhạc du dương và dịu dàng làm chuyện chăn gối.
Nàng tôn trọng anh và nàng chưa một lần có ý nghĩ gì về một người đàn ông nào khác. Anh biết điều đó và cũng rất tôn trọng, thậm chí tôn thờ nàng.
Chỉ có một điều không giống nhau giữa hai người, đó là nàng rất yêu thơ, còn anh thì không. Đối với anh, mọi việc phải trật tự và rõ ràng ngăn nắp. Công việc của anh là những công thức chặt chẽ, logic và anh sống theo một kỷ luật cứng nhắc. Nhạc thì anh chỉ nghe nhạc cổ điển. Và khi làm tình, anh làm theo một công thức có sẵn, không biến hoá và hình như không rung động.
Còn nàng, nàng rất thích đọc những vần thơ của Xuân Quỳnh, thích nghe nhạc Trịnh Công Sơn. Thỉnh thoảng nàng cũng làm thơ, chép vào một quyển sổ xinh xinh nhưng không cho ai đọc cả.
Trăng đã lên khá cao và nàng đã ra đến chân đê. Tìm một chỗ cỏ dày và sạch, nàng từ từ nằm xuống, ngửa đầu nhìn lên bầu trời mùa hè trong vắt. Trăng thanh khiết và dịu dàng. Những vì sao lấp lánh, như ngày xưa khi nàng còn bé và có thể sau này, khi không còn có nàng trên cõi đời này, thì những ngôi sao vẫn lấp lánh như vậy?
Gió mát từ sông thổi lên. Nàng cảm thấy dễ chịu và bỗng bật cười vì hai ống quần nàng bám đầy cỏ may. Đã lâu lắm, nàng không bị cỏ may xiên vào quần. Thay vì nhặt rút cỏ may, nàng thò tay vào túi, lôi điện thoại di động ra xem. Tin nhắn: “Anh yeu em. Anh ko the song thieu em. Hen gap em 7g o cho hom truoc nhe!.”
Nàng mỉm cười với cái điện thoại di động. Tin nhắn này nàng nhận được cách đây 5 năm, có ai đó nhầm số. Tất nhiên là không phải nhắn cho nàng. Nhưng không hiểu vì sao nàng không xoá tin nhắn đó, để nó lại như một kỷ niệm vu vơ về một cái gì đó huyễn hoặc. Thỉnh thoảng nàng lại mở ra xem một mình…
Trên đường về, hai ống quần nàng lại găm thêm nhiều cỏ may nữa.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: PCT
Nguồn: Phan Chí Thắng
VNthuquan - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 3 tháng 8 năm 2006

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--