Người đàn bà xa lạ

Đó là tên bức tranh nổi tiếng của hoạ sỹ Kramskoi, trên đó có hình người đàn bà trẻ với cặp mắt to huyền bí dường như nhìn xuyên qua kẻ ngắm tranh, đến một nơi xa xăm nào đó. Tôi xin mượn tên bức tranh để đặt tên cho bài viết mà tôi muốn tặng một người bạn từng du học ở Leningrad nhân ngày kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại.
Một tối mùa đông cuối thập kỷ 80, tôi lặng lẽ rời khách sạn, đi dạo dọc bờ sông Neva, con sông đang ngầm chảy dưới làn băng tuyết trắng. Khoan khoái hít sâu cái không khí trong lành và dễ chịu của mùa đông nước Nga, tôi muốn tìm một chút thư giãn sau mấy ngày làm việc căng thẳng, đồng thời tranh thủ ngắm thành phố xinh đẹp do Pie Đại đế xây dựng nên với nhiều cung điện và tượng đài nổi tiếng mà tôi đã một lần ghé qua mười mấy năm trước đó.
Trên con đường vắng, tôi chỉ còn nghe thấy tiếng bước chân mình lạo xạo trên tuyết. Tiếng lạo xạo đó đã trở thành kỷ niệm của những năm du học, trở thành một phần tuổi trẻ của tôi. Thỉnh thoảng một chiếc taxi lao vội, phá tan trong chốc lát sự yên tĩnh của con đường ven sông, xẹt lên vỉa hè những vệt tuyết bẩn. (Người ta phải rải cát vàng ra đường để chống trơn vào mùa băng giá).
Trong cái tĩnh lặng ấy, tôi dễ dàng nhận ra một người phụ nữ đã lớn tuổi, vai hơi nghiêng vì phải xách một túi đồ khá nặng, lầm lũi bước những bước chân đều đặn cùng một hướng đi với tôi. Tôi rảo bước đến gần bà, đề nghị:
- Cho phép tôi được xách giúp bà một đoạn?
- Cảm ơn ông, tôi tự lo được. Bà già ngước cặp mắt to nhìn tôi, thoáng một chút nghi ngại.
Tôi hiểu được sự ái ngại của bà. Thời gian gần đây tình hình trật tự trị an của Liên xô xấu đi, người dân phải cảnh giác hơn với người lạ, đặc biệt là những người vùng Trung Á, nơi trình độ dân trí thấp hơn phần châu Âu của Liên xô.
- Thưa bà, tôi là người Việt nam. Hơn nữa tôi đoán túi đồ của bà không đáng để kẻ cướp quan tâm.
- Vậy xin phiền ông, ông tốt quá. Bà già bật cười trước cách diễn đạt của tôi, trao cho tôi túi đồ khá nặng, chắc là toàn những lọ mứt trái cây, dưa chuột muối và táo. Người đàn bà Nga nào chả hay xách những thứ đó?
- Ông mới ở Việt nam sang hay làm việc ở đây?
- Tôi mới đến Leningrad được ba ngày, tôi là phiên dịch.
- Đúng rồi, ông nói tiếng Nga hay lắm.
- Cảm ơn bà có lời khen, tôi chỉ cố gắng làm tốt công việc của mình.
- Thế ông lưu lại khách sạn nào?
- Khách sạn Tháng Mười, thưa bà.
- Ồ, thế thì đoàn các ông là đoàn cấp cao rồi. (Tôi không tìm thấy một chút mỉa mai nào trong giong nói của bà).
Chỗ này tôi phải nói thêm với bạn đọc là ở Liên xô cũ thành phố nào, tỉnh nào cũng có khách sạn Tháng Mười, đó chính là nhà khách của Đảng CSLX, nơi người khách nhiều khi chỉ phải ký “bông” chứ không phải trả tiền cho mọi dịch vụ hảo hạng.
- Vâng, theo một nghiã nào đó. Tên tôi là Th., bà có thể gọi là Victo cho dễ phát âm.
- Tôi là Liubov Petrovna, tôi là giáo sư trường Múa Lenningrad đã về hưu. Ở Việt nam ông có biết hai học trò của tôi là Thuỷ và Cường không?
- Thật là một bất ngờ thú vị: tôi cùng học dự bị với hai người này, hiện họ là cán bộ chủ chốt của Trường Múa Việt nam.
- Họ chẳng hề thư từ gì cho tôi cả, giọng bà lộ ra một chút xíu trách móc mà có lẽ bà đã cố dấu đi.
- Mong bà thứ lỗi và thông cảm. Đất nước chúng tôi trải qua hết cuộc chiến tranh này đến cuộc chiến tranh khác, việc liên hệ với người nước ngoài đôi khi mang lại ít nhiều bất lợi.
- Tôi cũng đoán thế, chứ không bao giờ chúng nó có thể quên tôi. Giọng bà ấm trở lại. Thôi chết, ông có đi cùng đường với tôi không, có thể tôi đã làm phiền ông nhiều quá?
- Không sao, tôi chỉ đi dạo, đường nào cũng là đi dạo. Vả lại rất vui được nói chuyện với bà, bà làm tôi nhớ đến bà giáo kính mến của tôi.
Cứ thế, chúng tôi một già một trẻ vừa đi vừa trò chuyện. Tôi lấy làm tiếc vì mình ít hiểu biết về lĩnh vực Ba lê, ít biết những tên tuổi nổi tiếng trên sàn múa nước Nga và thế giới. Biết đâu bà Liubov Petrovna từng là một solist nổi tiếng hay là một nhà giáo đã đào tạo nhiều tài năng cho các sân khấu của châu Âu?
Tôi nói với bà về Việt nam, về công cuộc đổi mới vừa bắt đầu. Bà nói về “cải tổ” mà theo bà không rõ sẽ đưa đất nước Nga đi về đâu. Tôi kín đáo quan sát khuôn mặt nhẹ nhõm, dáng đi khoan thai và thanh thoát của người vũ công về già. Tôi không dám hỏi bà đi đâu một mình và trở về khuya khoắt trong cô đơn. Đó là phép lịch sự. Bà hỏi thăm tôi về gia đình, về các con tôi, không hẳn là vì phép lịch sự.
Không hiểu do đâu tôi bỗng nhắc đến bức tranh Người đàn bà xa lạ, nhắc đến những tiểu thuyết có nhiều diễn biến gắn với Xanh Peterburg, rồi chúng tôi nói về danh hài Raikin của Leningrad. Bà tỏ ra là một người trò chuyện thú vị.
Bà bất ngờ dừng lại trước cửa một nhà chung cư:
- Tôi đã về đến nhà rồi, cảm ơn ông đã giúp đỡ. Chân thành chúc ông luôn hạnh phúc!
Tôi hiểu lời chúc của bà, chỉ những người ở tuổi bà mới ngộ rằng hạnh phúc là cái quan trọng nhường nào cho một đời người.
- Thay mặt tất cả những học trò Việt nam của bà và tự đáy lòng xin chúc bà mạnh khoẻ và mọi điều tốt đẹp nhất.
Bà chìa tay cho tôi bắt, bàn tay mảnh mai nhưng rắn chắc.
Theo con đlàng ngoại thành Huế. Người đàn bà này bị một kẻ lừa gạt buông lời ngon ngọt sao đó mà sinh với hắn một đứa con gái rồi hắn ù té:
- Nhà tôi không có con trai, tưởng cô sinh cho tôi con trai, chớ con gái tôi đâu cần?
Mẹ kiếp, giả sử có đẻ ra con trai cho mày mà bùng thì mày vẫn cứ bùng?
Cô ta một mình nuôi con, sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng và làng xóm.
Không biết cậu Toại quen người đàn bà này vào dịp nào, ở đâu, hình như cũng đã mấy năm. Tháng rồi, nhân dịp giỗ ông ngoại tôi, bà dì về quê ra kể chuyên cậu Toại sinh sự tôi mới biết. Cậu xin đưa cô người yêu về ra mắt họ tộc nhân dịp cả đại gia đình có mặt đông đủ, cả họ nhảy đựng lên:
- Gần 80 tuổi rồi, mổ tiền liệt tuyến, thay thuỷ tinh thể cả hai mắt rồi mà còn yêu với đương!
- Ông chấm dứt cái trò này đi kẻo con cháu nó cười cho không có lỗ mà chui xuống đất đâu!
- …
Dì tôi kể: “Cậu mày ngang như cua, dám công bố với mọi người rằng đó chính là tình yêu của cuộc đời cậu, rằng bây giờ cậu mới biết thế nào là yêu, rằng muốn ra sao thì ra, cậu không bao giờ bỏ người đàn bà đó”.
Tình yêu là cái mà ta không bao giờ có thể lý giải, nhưng chuyện một ông già gần kề miệng lỗ mà lại bắt đầu yêu và yêu say đắm thì quả là người tân tiến như tôi cũng không hiểu nổi. Càng không thể hiểu cái người đàn bà trẻ kia, cô ta có được những rung động gì bên cạnh một ông già nghèo kiết xác, tài sản duy nhất là một tập thơ mà không nhà xuất bản nào thèm đọc lướt qua?
Nhưng sự thực là họ yêu nhau. Có lẽ người đàn bà kia cần một tấm lòng đàn ông yêu thương hơn là cần một tấm thân đàn ông tình ái? Cậu Toại dành dụm tiền, mấy tháng lại mua vé tàu hoả (khổ thân, cậu mua vé ngồi thôi, tiền đâu mua vé nằm?) về thăm cô người yêu, bỏ ngoài tai những lời đàm tiếu của bà con làng xóm.
X
X x
Lâu lắm rồi cậu Toại mới lại ghé nhà tôi, ở chơi ba ngày như những năm tháng trước đây. Trông cậu khoẻ khoắn, nhanh nhẹn hơn trước, giọng nói cũng sang sảng hơn. Có phải tình yêu làm cho người ta tăng thêm sinh lực?
Chúng tôi chả đả động gì đến câu chuyện tình của cậu. Tôi vai cháu, không được hỗn. Cậu là bề trên, cậu nghĩ là có nói ra tôi cũng sẽ không thông cảm, chỉ rách việc.
Chúng tôi lại ngồi đọc thơ của cậu mới sáng tác, cậu đọc ngân nga và tôi nghe với vẻ chăm chú giả tạo. Vẫn là những bài thơ tuy mới viết nhưng không có gì khác những bài thơ trước, sáo mòn và công thức!
Không hiểu vì sao tôi bỗng đứng bật dậy:
- Cậu vứt những bài thơ rỗng tuếch này đi!
Cậu Toại bị bất ngờ, há hốc mồm nhìn thằng cháu từ xưa đến nay vẫn một mực lễ phép với cậu mà nay dám đỏ mặt tía tai quát vào mặt cậu:
- Tại sao cậu không làm thơ về tình yêu của cậu, về những gì cậu thực sự rung động, về những khoảnh khắc chờ đợi, về niềm vui gặp gỡ, về …tất cả những gì đang cháy trong tim cậu? Không nhất thiết phải là thơ Đường, mà thể loại nào cũng được, thậm chí không cần cả vần nữa, miễn đó đúng là những xúc cảm thơ chân thực nhất mà ta không thể nào không ghi lại?
Tôi tại sao, tại sao một hồi, mệt quá ngồi phệt xuống. Cậu Toại lặng lẽ cho quyển sổ thơ vào túi ni lông, buộc mấy sợi dây chun, cất vào túi xách.
Hôm sau cậu ra về, chả thèm chào tôi lấy một tiếng.
Tuần sau, tôi nhận được lá thư từ cậu, trong đó không có gì ngoài một bài thơ cậu mới viết:
Em cho tôi bốn mùa
Em cho tôi mùa xuân
Tim tôi tràn nhựa sống
Một nhành hoa lay động
Một cánh chim cuối trời
Em cho tôi mùa hè
Phượng đỏ reo trong lá
Tôi thấy mình trẻ quá
Nắng tràn dâng lên môi
Em cho tôi mùa thu
Tôi lặng yên suy nghĩ
Cuộc đời ta bình dị
Như những cánh cúc vàng
Em cho tôi mùa đông
Gió heo may se lạnh
Tôi biết mình cô quạnh
Vì em xa - xa xăm
Em cho tôi ngàn năm
Để được yêu em mãi…
Đó là bài thơ hay nhất của cậu mà tôi được biết.
8/2006

Truyện Cỏ may Người đàn bà xa lạ Phượng Chuyện lão Hâm lãng đãng mùa thu Hà nội Chuyện cây cầu làng lão Hâm Chuyện lão Hâm tham gia đào tạo tài năng trẻ Phạm Ngọc Cảnh
người viết bài thơ tình hay nhất
Chuyện nhà lão Hâm xem đá bóng hay Nồi cháo gà vào đêm sinh nhật Ba cái lá ngón Cây đa thôn Vĩ Hậu Chuyện ở Phố Huyện Mùa gặt Ảo giác i nhắc vở? Lý do là không biết làm sao mà các diễn viên của chúng ta hễ cứ tập trung hát đúng điệu thì lại quên mất lời, mà hát đúng lời thì lại sai mất điệu!
Lão Hâm chả dại gì chui vào cái hốc của người nhắc vở, lão dùng power point chiếu lên màn hình LCD để ngay trước cái hốc đó những dòng thọai to đùng đi kèm luôn cả lời nhắc đã được ghi âm từ trước. Vậy là các diễn viên có thể nghe hoặc xem lời thọai một cách dễ dàng, từ bất kỳ góc nào của sân khấu. Sếp rất khoái cái sáng kỉến áp dụng công nghệ hiện đại này, riêng một khoản đó đã chứng tỏ tính ưu việt của Tổng Công ty do sếp lãnh đạo.
Đêm biểu diễn đã đến. Bây giờ tôi mới nói đến cái mục chi năm phết ở trên tôi đã hứa kể và bạn đọc cũng đã hứa là sẽ không kể lại với ai.
Vào trước giờ biểu diễn của Tổng công ty chúng tôi, sếp trịnh trọng đến bắt tay các vị trong Ban giám khảo, hình như sếp có quen biết một số vị trong đó. Sếp gửi cho mỗi vị một phong bì dán kín, nói lớn để cho những người ngồi ở xa cũng có thể nghe thấy:
- Sắp tới Tổng Công ty chúng tôi kỷ niệm 10 năm thành lập, xin gửi giấy mời các vị đến dự, rất hân hạnh được đón tiếp!
Ha ha, trong mỗi phong bao tất nhiên là có giấy mời và một lượng nhất định hàng hóa, ấy chết, tôi nói nhịu, đó là tiền, bao nhiêu tiền thì chỉ có sếp và kế toán mới biết. Sở dĩ tôi nói nhịu là vì trong đầu chợt hiện lên câu định nghĩa: “Tiền là hàng hóa” mà ai cũng được học từ hồi sinh viên.
Tiết mục văn nghệ quần chúng duy nhất hát tuồng bắt đầu, mọi con mắt tò mò đổ dồn lên sân khấu. Ai cũng biết là tuồng có nhiều ước lệ, nhìn màu mặt, trang phục, ta biết ngay nhân vật là chính hay tà, nhìn diễn viên đang tưng tưng quất roi là đang phi ngựa, đang ngúc ngắc cái đầu là chán nản v.v. Nhưng tuồng của sếp là câu chuyện hiện đại, tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất, làm sao cho nhân vật đội mũ mãng, đeo cân đai, đi hia như tuồng cổ được? Nói vậy là để khen sếp lão Hâm rất sáng tạo, ông cho anh công nhân đội mũ bảo hiểm, mặc bộ đồ lao động, thắt lưng da to bản, chân đi giày chống cháy, mức độ nào đó trông cũng có vẻ rất tuồng.
Anh chàng admin xuất hiện, chân đi chữ bát, vừa vuốt râu vừa hát:
- Như ta đây là công nhân phân xưởng gò hàn
Ta luôn biết an toàn
là bạn
Tai nạn
là thù
Trong phong trào phấn khởi thi đua
Lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn
Ta càng phải quan tâm đến chuyện
Sản xuất phải an toàn, an toàn cho sản xuất
Không thể nào sơ suất
Bớ anh em!
Chàng admin quay một vòng rất điệu, làm khán giả cuời rộ lên thích thú.
Đến lúc này cô bí thư thanh niên trong vai cô gái điệu đàng xuất hiện, ăn mặc cũng như admin, chỉ tội không đội mũ bảo hiểm, môi son má phấn, tóc bay theo gió (bên trong cánh gà có bố trí một cái quạt công nghiệp, thổi gió vù vù). Chàng admin gáy lên ngay tức thì:
- Cha chả, cha chả!
Tạo sao lại có một cô nàng kỳ quá
Vào nhà máy mà như đi dạo chơi
Này này cô em ơi,
Mái tóc kia mà bị quấn vào máy tiện
Thì đời em cầm bằng như mất điện,
Tóc gió thôi bay!
Bạn đọc thấy tuồng hay đấy chứ? Khán giả vỗ tay rào rào, ban giám khảo cũng cười vui vẻ. Tôi chả kể tiếp vở tuồng sẽ tiếp tục như thế nào, để cho bạn còn tò mò mà tìm cách đi xem cho bằng được, tất nhiên, nếu nó còn được diễn lại một lần nữa.
Và cũng chả cần phải nói, bạn đọc cũng đoán ra là tiết mục tuồng của đơn vị lão Hâm đã được nhận huy chương vàng Hội diễn.
Hai năm nữa mới lại có Hội diễn, khi đó nếu có chuyện gì hay tôi sẽ xin chép lại hầu các bạn!
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Phan Chí Thắng
Nguồn: Vietnamthuquan-TVonline
Được bạn: TTL đưa lên
vào ngày: 3 tháng 9 năm 2006

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--